Vụ nổ Beirut: Người biểu tình giận dữ xuống đường

Vụ nổ Beirut: Người biểu tình giận dữ xuống đường

blast aftermath, 5 Aug

Chụp lại hình ảnh,Vụ nổ tàn phá khu vực cảng của Beirut

Nhiều người biểu tình giận dữ ở Beirut đã xông vào bộ ngoại giao, trong cuộc biểu tình phản ứng về vụ nổ hôm thứ Ba làm ít nhất 158 người chết.

Trong khi đó, hàng ngàn người cũng xuống đường, và xảy ra bạo lực.

Thủ tướng Hassan Diab nói ông sẽ yêu cầu bầu cử sớm để giải quyết khủng hoảng.

Vụ nổ hôm thứ Ba tại khu vực cảng phá hủy nhiều nơi ở thành phố Beirut và bùng lại nỗi tức giận đã có từ lâu trong người dân về tầng lớp chính trị bất tài và tham nhũng.

Khối lượng lớn ammonium nitrate, được đưa xuống chứa ở cảng từ một tàu biển nhưng chưa được chuyển đi, là nguyên nhân gây ra vụ nổ này.

Nhưng ở Lebanon người dân đã mất lòng tin cao độ, và phong trào biểu tình chống chính phủ bùng lên hồi tháng Mười năm ngoái, được tiếp lửa thêm bởi khủng hoảng kinh tế và đồng tiền mất giá.

Hai bộ trưởng tìm cách đi thăm hai khu dân cư bị phá hủy nghiêm trọng trong những ngày gần đây đã bị đuổi đi.

“Sau ba ngày dọn dẹp, bỏ những mảnh vỡ vụn và thấm thía nỗi mất mát…đã đến lúc chúng tôi để cho nỗi tức giận nổ tung và trừng phạt họ,” Fares Halabi, nhà hoạt động 28 tuổi, nói với hãng tin AFP trước khi các cuộc biểu tình bắt đầu.

Người biểu tình sẽ bắt đầu diễu hành ở khu vực bị tàn phá nặng nhất gần cảng và đi tới Quảng trường Các liệt sỹ, tâm điểm của cuộc nổi dậy chống chính phủ năm ngoái.

Ngoài việc thể hiện sự giận dữ, cuộc biểu tình cũng còn có ý nghĩa tưởng nhớ các nạn nhân của vụ nổ, làm hơn 5000 người bị thương và hơn 300.000 người mất chỗ ở.

Tổng thống Lebanon Michel Aoun bác bỏ yêu cầu có cuộc điều tra quốc tế về vụ nổ. Ông nói giới chức địa phương có thể điều tra liệu vụ nổ này có phải được gây ra bởi “can thiệp từ bên ngoài” như một trái bom hay không.

Rima Zahed stands near a damaged car at the entrance of the port of Beirut as she awaits for news of her missing brother Mohammed, a port employee, on August 8, 2020.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo thế giới dự kiến sẽ tham gia một hội nghị cứu trợ trên mạng vào Chủ Nhật. Hội nghị do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tổ chức.

Ông Macron được người dân xúm quanh khi ông đi thăm Beirut hồi đầu tuần ngay sau khi có vụ nổ.

Pháp, nước cai trước đây cai trị thuộc địa Lebanon, giữ quan hệ kinh tế gần gũi với nước này. Pháp đã hoãn nợ quốc gia cho Lebanon hồi tháng Ba nhưng không đạt được sự nhất trí với các tổ chức cho vay quốc tế để cứu nền kinh tế.

Tổng thống Donald Trump là một trong số các lãnh đạo thế giới dự kiến sẽ tham gia hội nghị cứu trợ ảo này.

Hôm thứ Sáu, các cơ quan của LHQ cảnh báo về một khủng hoảng nhân đạo ở Lebanon, trong đó có thể có tình hình thiếu thực phẩm và không đủ khả năng chống dịch Covid-19.

Nhiều quốc gia đã tuyên bố sẽ viện trợ, với Hoa Kỳ tuyên bố hôm thứ Sáu nước này dự định sẽ gửi ngay thực phẩm và thuốc men trị giá 15 triệu USD.

Anh Quốc đã gửi 5 triệu bảng Anh viện trợ khẩn cấp và cử một tàu Hải quân Hoàng gia tới Lebanon.

Chuyện gì đang xảy ra với cuộc điều tra?

Tổng thống và thủ tướng Lebanon nói 2.750 tấn ammonium nitrate – hóa chất được dùng phổ biến để làm phân bón nhưng cũng có thể làm chất nổ – được chứa trong một nhà kho ở cảng mà không có đảm bảo về an toàn từ năm 2014, khi nó được chuyển lên bờ từ một tàu chở hàng bị kẹt, tàu MV Rhosus.

Nhiều người dân Lebanon đã không thể tin nổi chính quyền lại có quyết định cất trữ khối lượng lớn hóa chất gây nổ trong một nhà kho rất gần trung tâm thành phố.

Hôm thứ Ba, ông Aoun hứa hẹn một cuộc điều tra minh bạch sẽ được các nhà chức trách Lebanon tiến hành, và sẽ “quy trách nhiệm cho những ai lơ là và áp dụng sự trừng phạt nặng nề nhất cho họ”.

Tuy vậy, có lời kêu gọi điều tra quốc tế ngày một lớn.

Vị tổng thống loại trừ khả năng này hôm thứ Sáu. Ông nói: “Mục tiêu đằng sau lời kêu gọi mở điều tra quốc tế về vụ nổ ở cảng là để làm loãng sự thật.”

Map showing location of blast in Beirut
Transparent line

Tổng thống cũng nói cuộc điều tra của chính phủ sẽ xem xét ba khả năng: lơ là, tai nạn và cái mà ông gọi là “can thiệp từ bên ngoài qua một tên lửa hay trái bom hay các hành động khác”.

Các quan chức nói vụ nổ dường như được gây ra bởi một ngọn lửa và hiện không có bằng chứng cho thấy có khả năng thứ ba mà ông Aoun đề cập đến.

Hai mốt người đã bị bắt giữ – trong đó có Badri Daher, tổng giám đốc của Cục Hải quan Lebanon.

INTERACTIVESee extent of damage at Beirut blast site

5 August 2020

Beirut port in August 2020 after explosion

25 January 2020

Beirut port in January 2020

Phong trào Hezbolla do Iran hậu thuẫn, một phong trào ủng hộ chính phủ chia sẻ quyền lực, phủ nhận có bất kỳ sự liên quan nào tới vụ nổ.

Lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah tuyên bố trong một bài phát biểu:

“Không một vỏ đạn, không một nhà máy tên lửa, không một khẩu súng, không một trái bom, không một viên đạn, không có nitrates. Không có gì hết. Không phải lúc này, cũng không phải trong quá khứ.”

Advertisement
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Post navigation

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Create a free website or blog at WordPress.com.

%d bloggers like this: