Cố vấn Nhà Trắng Navarrro (ảnh: Từ video của CNBC)
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho biết, nếu tái đắc cử, Tổng thống Trump sẽ tiếp tục các hành động cứng rắn để chống lại các mối đe dọa từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo Epoch Times.
Ông Navarro cho biết, chưa có tổng thống Mỹ nào đứng lên chống lại chính quyền Trung Quốc như Tổng thống Trump, cố vấn Nhà Trắng dẫn chứng một loạt các hành động mà chính quyền Trump đã thực hiện như chính sách thuế với hàng hóa Trung Quốc, chế tài Huawei, cũng như các biện pháp trừng phạt nhắm vào Bắc Kinh vì làm xói mòn tự do của Hồng Kông và gây hấn quân sự trên Biển Đông.
“Đây là một tổng thống đã có quan điểm rất kiên quyết với [chính quyền] Trung Quốc và sẽ tiếp tục làm như vậy”, cố vấn của Tòa Bạch Ốc nói thêm.
Navarro nói rằng ông có một điều “hối tiếc” trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump vừa qua, đó là “chúng tôi đã không thể thông qua các phương tiện truyền thông chính thống để nâng cao nhận thức của người dân Mỹ rằng loại virus này [virus Vũ Hán] thực sự đến từ Đảng Cộng sản Trung Quốc và chúng đang giết người Mỹ”.
“Nên bày tỏ quan điểm mạnh mẽ hơn [về vấn đề virus Vũ Hán] so những gì đã làm. Vấn đề này nên gắn kết nhiều hơn với thùng phiếu”, ông nói thêm.
Chính quyền Trump đã nhiều lần chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc vì tổ chức này che đậy sự bùng phát dịch ở thành phố Vũ Hán, khiến Covid lây lan ra toàn cầu.
Ông Navarro cho biết chính quyền Trump cũng đang làm việc để ngăn chặn dòng vốn đầu tư từ một số thực thể Mỹ giúp ĐCSTQ hưởng lợi, đặc biệt là quân đội của tổ chức này. Vào tháng Năm, Washington đã chặn các khoản đầu tư của Kế hoạch Tiết kiệm (TSP) – quỹ lương hưu chính cho nhân viên chính phủ liên bang, bao gồm cả quân nhân Hoa Kỳ – vào cổ phiếu Trung Quốc.
Khi nhận được yêu cầu bình luận về việc Phố Wall tiếp tục tăng cường đầu tư vào Trung Quốc, ông Navarro nói rằng “Họ không có đạo đức hay lòng yêu nước. Tất cả đều là vì tiền”.
Con người chỉ tồn tại trong một kiếp nhân sinh hay có sự luân hồi chuyển kiếp? Câu hỏi này đã được các nhà khoa học chứng thực qua trường hợp luân hồi chuyển kiếp nổi tiếng lịch sử thế giới của cô bé 4 tuổi đến từ Ấn Độ. Câu chuyện không chỉ gây chấn động giới khoa học mà còn đặt ra câu hỏi lớn về nguồn gốc thật sự của con người.
Shanti Devi sinh năm 1926 tại Delhi, Ấn Độ, mất năm 1987, cả đời không kết hôn. Trong suốt 62 năm, cuộc đời của bà luôn trở thành chủ đề nghiên cứu về luân hồi chuyển kiếp.
Vào lúc Shanti 60 tuổi và trước lúc bà qua đời 40 ngày, tiến sĩ K.S. Rawat đã phỏng vấn Shanti và những người sống tại Delhi, Mathura và Jaipur có liên quan đến trường hợp này, bao gồm những người họ hàng và bạn bè tiền kiếp của bà. Ông nói rằng “đây có lẽ là trường hợp luân hồi nổi tiếng nhất từ trước đến nay trong lịch sử”.
Ký ức tiền kiếp hiện lên
Trước lúc bốn tuổi, Shanti Devi chỉ nói được một số từ, nhưng đến khi lên bốn, Shanti bắt đầu thao thao bất tuyệt nói ra một số chuyện không thể tượng tưởng nổi. Cô bé lặp đi lặp lại nhiều lần với cha mẹ về rất nhiều câu chuyện của chồng và con trai tiền kiếp của mình.
“Con là Chaubine (tức là vợ của Chaube), chồng con sống ở Mathura (được gọi là “thành phố thánh thần”, cách Delhi khoảng 145km về hướng Đông Nam), vợ chồng con có một đứa con trai. Chồng con rất đẹp trai, có một mụn cóc lớn ở má bên trái gần tai, anh ấy thường đeo kính lúc đọc sách báo. Chồng con có một tiệm vải ở trước đền thờ Dwarkadhish tại Mathura. Con đã ăn rất nhiều loại bánh kẹo khác nhau trong ngôi nhà ở Mathura”.
Lúc đó, khi mẹ của Shanti mặc quần áo cho cô bé, cô bé luôn kể về trước đây mình đã từng mặc những kiểu quần áo gì. Lúc đầu, cha mẹ cô bé cho rằng những gì Shanti nói đều là do hoang tưởng, nhưng đến khi cô bé lên 6 tuổi, vẫn tiếp tục kể về những chi tiết và các câu chuyện giống như vậy, thậm chí còn kể chi tiết về ca phẫu thuật sinh con và cái chết của mình ở tiền kiếp. Cha mẹ của Shanti bắt đầu cảm thấy khó hiểu và lo lắng, họ đã tìm đến bác sĩ tư vấn gia đình. Bác sĩ cảm thấy vô cùng kinh ngạc trước lời kể chi tiết về một ca phẫu thuật rất phức tạp của một đứa bé. Những bí ẩn do Shanti mang đến càng lúc càng lớn, cha mẹ cô bé bắt đầu cho rằng những điều này có thể là ký ức tiền kiếp của con gái mình.
Có một người họ hàng xa nói với Shanti rằng, chỉ cần cô bé nói ra tên của người chồng tiền kiếp thì sẽ sắp xếp đưa cô bé đi Mathura. Thế là Shanti ghé sát vào tai của người đó, dùng tiếng địa phương của Mathura nói một cách nhẹ nhàng: “Pandit Kedarnath Chaube”. Người họ hàng xa này viết thư cho Chaube và mời anh đến Delhi một chuyến, Chaube viết thư trả lời chứng thực rất nhiều chuyện liên quan đến người vợ quá cố của mình, và sắp xếp cho một người họ hàng sống tại Delhi là Pandit Kanjimal đến gặp Shanti trước.
Lúc gặp mặt, Shanti nhận ra ngay người đó chính là người anh họ của chồng mình. Trong lần gặp mặt này, Shanti nói ra một số chi tiết trong căn nhà ở Mathura, còn nói ra vị trí mà mình đã giấu tiền. Kanjimal cảm thấy thật không thể tin nổi, trong lòng nghĩ thầm bé gái này có thể là Lugdi, vợ của Chaube đầu thai chuyển kiếp, nên đã đích thân đến Mathura khuyên em họ mình đến Delhi gặp Shanti.
Tiền kiếp của Shanti là Lugdi
Ngày 18 tháng 1 năm 1902, gia đình của Chaturbhuji sống tại thành phố Mathura sinh được một cô con gái, đặt tên là Lugdi Bai. Lugdi từ nhỏ đã thành tâm tín Phật, chưa đến 10 tuổi đã từng đi qua rất nhiều thánh địa. Có một lần khi đi hành hương, Lugdi bị thương ở chân, cô chữa trị tại Mathura, sau đó lại chuyển đến Agra để chữa trị tiếp, nhưng sau lần này căn bệnh viêm khớp đã xuất hiện tiềm ẩn trong cơ thể cô.
Tại Ấn Độ có tập tục tảo hôn, năm Lugdi 10 tuổi đã được gả cho Pandit Kedarnath Chaube lớn hơn Lugdi 10 tuổi. Vợ trước của Chaube đã qua đời, Lugdi chính là người vợ thứ hai của Chaube. Chaube có một cửa tiệm vải tại thành phố Mathura và một cửa tiệm chi nhánh ở Hardwar.
Sau khi kết hôn, Lugdi sinh mổ đứa con đầu lòng, nhưng đứa bé không may qua đời. Đến năm 13 tuổi Lugdi mang thai một lần nữa, vào ngày 25 tháng 9 năm 1925 cô sinh mổ thành công cậu con trai tên Navneet tại bệnh viện công lập Agra. Nhưng 9 ngày sau, tức vào ngày 4 tháng 10 năm 1925, Lugdi đã qua đời vì tình trạng sức khỏe trở nên xấu đi.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?guci=2.2.0.0.2.2.0.0&client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=5344817570&adk=1359787238&adf=4083209426&pi=t.ma~as.5344817570&w=300&lmt=1604106306&psa=1&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fkhoa-hoc-cong-nghe%2Ftruong-hop-luan-hoi-chuyen-kiep-noi-tieng-the-gioi-be-gai-4-tuoi-kho-quen-tinh-duyen-tien-kiep-chong-con-den-nhan-nhau.html&flash=0&wgl=1&adsid=ChEI8PPu_AUQzI6Zz6Pu6K2zARJIADQRHsts0PjIFszvUWvNliJEBUNIZS2IqBQ9yypM6s1ePsZipU5O2-rLJhxVaRVOVoSFzlcjTrNLicDQ-oZ06T6J2ru-VKoL&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hZHNlcnZpY2UuZ29vZ2xlLmNvbSIsInN0YXRlIjowfSx7Imlzc3Vlck9yaWdpbiI6Imh0dHBzOi8vYXR0ZXN0YXRpb24uYW5kcm9pZC5jb20iLCJzdGF0ZSI6MH1d&dt=1604117385904&bpp=6&bdt=7108&idt=2600&shv=r20201029&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&prev_fmts=300×250%2C0x0%2C300x250&nras=1&correlator=8718144208175&frm=20&pv=1&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1604117386&ga_hid=1947911103&ga_fc=0&iag=0&icsg=1048544&dssz=100&mdo=0&mso=0&u_tz=-420&u_his=5&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=188&ady=3678&biw=675&bih=329&scr_x=0&scr_y=2400&eid=42530672%2C21067555%2C21068084&oid=3&psts=AGkb-H9rJAKtytluXoGRDswF9BHGHS_BrdxlprvqQmGTDdd8Rhr1oYblWfkxwVCuQkXTIQ%2CAGkb-H_P3AN3xAIGVq1HHUijqcnqGOnwsrZuCNHM-0RYVvfdagFC2pG_eEUXLUJJ19WpPw&pvsid=1925983025110818&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C683%2C328&vis=1&rsz=%7Co%7CoeEbr%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&jar=2020-10-31-04&ifi=3&uci=a!3&btvi=3&fsb=1&xpc=s0qCYf8qr7&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=M
Sau khi Lugdi chết, trải qua một năm và 68 ngày, vào ngày 11 tháng 12 năm 1926, gia đình Babu Rang Bahadur Mathur sống tại địa phương Chirawala Mohulla của Delhi sinh hạ một cô con gái, họ đặt tên cho bé là Shanti Devi.
Sự gặp gỡ của kiếp trước và kiếp này
Ngày 12 tháng 11 năm 1935, sau khi Lugdi qua đời được 10 năm, Chaube đưa con trai Navneet, người vợ hiện tại cùng người anh họ Kanjimal, họ cùng nhau đi đến Delhi gặp cô bé Shanti tự xưng mình là Lugdi. Hôm sau, họ đi đến nhà của Shanti, vì muốn thử Shanti nên anh họ Kanjimal giới thiệu Chaube thành anh trai của Chaube. Cô bé Shanti 9 tuổi liền đỏ mặt, im lặng đứng ở một góc. Có người hỏi cô bé tại sao lại đỏ mặt trước anh trai của chồng mình? Shanti nói một cách kiên định: “Anh ấy không phải là anh chồng của con, anh ấy là chồng của con”. Sau đó cô bé nói với mẹ mình: “Chẳng phải con từng nói với mẹ, anh ấy rất đẹp trai, có một mụn cóc ở má trái gần tai hay sao?”
Sau đó, Shanti nhờ mẹ chuẩn bị đồ ăn để đãi khách. Khi bà mẹ hỏi Shanti nên chuẩn bị những món ăn gì, cô bé nói chồng mình thích ăn khoai tây nghiền và bí đỏ. Những món ăn này đúng là món ăn mà Chaube thích nhất. Sau đó, Chaube hỏi cô bé Shanti có thể nói về một số chuyện đặc biệt để chứng minh không. Shanti trả lời: “Dạ được, trong sân vườn của nhà chúng ta có một cái giếng, ngày trước em thường hay ở đó tắm rửa”.
Khi nhìn thấy Navneet, Shanti xúc động một cách kỳ lạ, lúc đó Shanti còn nhỏ hơn con trai mình một tuổi. Shanti ôm lấy Navneet, hai mắt đẫm lệ. Chaube hỏi Shanti, trước khi qua đời em chỉ nhìn qua con trai một lần, làm sao em nhận ra được nó chính là con trai của em? Shanti nói con trai là một phần linh hồn của cô bé, linh hồn có thể dễ dàng nhận biết sự thật. Shanti đem hết toàn bộ đồ chơi của mình tặng cho Navneet.
Sau bữa cơm tối ngày hôm đó, Shanti hỏi Chaube: “Tại sao anh lại cưới thêm vợ mới? Phải chăng chúng ta (trước đây) không kịp ước hẹn cả hai sẽ không tái hôn?”https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?guci=2.2.0.0.2.2.0.0&client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=8505263573&adk=2904022356&adf=4044597235&pi=t.ma~as.8505263573&w=300&lmt=1604106306&psa=1&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fkhoa-hoc-cong-nghe%2Ftruong-hop-luan-hoi-chuyen-kiep-noi-tieng-the-gioi-be-gai-4-tuoi-kho-quen-tinh-duyen-tien-kiep-chong-con-den-nhan-nhau.html&flash=0&wgl=1&adsid=ChEI8PPu_AUQzI6Zz6Pu6K2zARJIADQRHsts0PjIFszvUWvNliJEBUNIZS2IqBQ9yypM6s1ePsZipU5O2-rLJhxVaRVOVoSFzlcjTrNLicDQ-oZ06T6J2ru-VKoL&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hZHNlcnZpY2UuZ29vZ2xlLmNvbSIsInN0YXRlIjowfSx7Imlzc3Vlck9yaWdpbiI6Imh0dHBzOi8vYXR0ZXN0YXRpb24uYW5kcm9pZC5jb20iLCJzdGF0ZSI6MH1d&dt=1604117385910&bpp=65&bdt=7113&idt=3031&shv=r20201029&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&prev_fmts=300×250%2C0x0%2C300x250%2C300x250&nras=1&correlator=8718144208175&frm=20&pv=1&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1604117386&ga_hid=1947911103&ga_fc=0&iag=0&icsg=1048544&dssz=100&mdo=0&mso=0&u_tz=-420&u_his=5&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=188&ady=4705&biw=675&bih=329&scr_x=0&scr_y=3405&eid=42530672%2C21067555%2C21068084&oid=3&psts=AGkb-H9rJAKtytluXoGRDswF9BHGHS_BrdxlprvqQmGTDdd8Rhr1oYblWfkxwVCuQkXTIQ%2CAGkb-H_P3AN3xAIGVq1HHUijqcnqGOnwsrZuCNHM-0RYVvfdagFC2pG_eEUXLUJJ19WpPw%2CAGkb-H81hCgElmg0l1aJSOssK0gzVTSt_FwDU8GUlPkMRvQqPn-8ZtvS9FHR8olIWo1v&pvsid=1925983025110818&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C683%2C328&vis=1&rsz=%7Co%7CoeEbr%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&jar=2020-10-31-04&ifi=4&uci=a!4&btvi=4&fsb=1&xpc=dTpwyt8Qgb&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=M
Trong những ngày Chaube ở lại Delhi, phát hiện những cử chỉ của Shanti có rất nhiều điểm giống với Lugdi. Chaube được cho phép hỏi Shanti về những chuyện riêng tư, Chaube hỏi Shanti lúc đó em bị mắc bệnh viêm khớp và không thể bước xuống giường, làm thế nào mang thai được? Shanti miêu tả lại hết toàn bộ quá trình, điều này khiến Chaube khẳng định 100% Shanti chính là Lugdi chuyển sinh. Ngày 15 tháng 11, cả nhà Chaube quay trở về Mathura, Shanti trở nên buồn bực không vui, cô bé muốn được đi cùng nhưng cha mẹ cô bé không đồng ý.
Lần đầu tiên đến quê hương Mathura
Câu chuyện của Shanti lúc đó làm chấn động cả đất nước Ấn Độ, Mahatma Gandhi cũng biết được câu chuyện này, ông đã gặp Shanti, và chỉ định một nhóm nghiên cứu (do 15 người xuất sắc hợp thành, trong đó bao gồm nghị viên, các nhân vật nổi tiếng cả nước và thành viên giới truyền thông)tiến hành nghiên cứu trường hợp của cô bé. Nhóm nghiên cứu thuyết phục cha mẹ của Shanti cho phép họ đưa Shanti đến Mathura. Ngày 24 tháng 11 năm 1935, mọi người bắt đầu khởi hành. Báo cáo của nhóm nghiên cứu đã miêu tả chi tiết về việc tìm kiếm và so sánh bằng chứng có được:
Đền thờ Dwarkadhish ở Ấn Độ (Ảnh: Pixabay)
Shanti vô cùng vui mừng khi xe lửa sắp đến nơi, cô dùng tiếng địa phương của Mathura nói rằng cổng đền thờ Dwarkadhish đã đóng khi xe lửa đến. Cả nhóm bước xuống xe lửa, đi đến một sân ga đông đúc, có một người đàn ông mặc trang phục truyền thống của Mathura đi về phía họ nhưng vì đám đông chen lấn nên đi chậm lại.
Một thành viên trong nhóm nghiên cứu nhân cơ hội này thử Shanti: “Em có nhận ra người này là ai không?”, Shanti nói: “Anh ấy là anh trai của chồng em!”, sau khi điều tra chứng thực người này đúng là anh trai của Chaube.
Shanti lần đầu tiên đến Mathura nhưng lại nhận ra rất nhiều địa điểm ở đây. Khi sắp đến nhà của Chaube, Shanti bước ra khỏi chiếc xe hai bánh, cô bé nhìn thấy một người đàn ông lớn tuổi trong đám đông và lập tức chạy qua đó cúi chào. Cô bé nói với người của nhóm nghiên cứu rằng người này chính là bố chồng của mình. Người đàn ông đó đích thực là bố của Chaube.
Khi đến nhà của Chaube, Shanti ngay lập tức đi thẳng vào phòng của Lugdi, và chỉ ra rất nhiều vật dụng mà Lugdi từng sử dụng. Nhóm nghiên cứu dùng tiếng địa phương để thử Shanti: “Jajroo (phòng vệ sinh) ở đâu?” Shanti lập tức chỉ ra được. Rồi họ lại hỏi: “Katora (một loại bánh rán) là thứ gì?”, Shanti cũng trả lời chính xác. Mà hai từ này vốn chỉ có người bản địa dùng, người nơi khác thông thường đều không biết.
Lugdi và chồng mình còn có một căn nhà khác, họ từng sống ở đó vài năm. Shanti yêu cầu đi đến đó xem thử, cô bé chỉ đường cho người lái xe đi đến nơi đó. Một nhân viên điều tra trong nhóm hỏi Shanti, cái giếng mà cô bé đã từng nhắc tới trước đây ở đâu? Shanti chạy thẳng đến một chỗ, nhưng không tìm thấy cái giếng nào ở đó cả, tuy rằng Shanti cảm thấy rất khó hiểu nhưng vẫn cương quyết tin rằng nơi đó phải có một cái giếng. Sau đó, Chaube di chuyển một tảng đá to ở chỗ đó ra chỗ khác, quả nhiên, có một cái giếng xuất hiện trước mắt mọi người. Khi được hỏi đến nơi cất giấu tiền, Shanti đưa mọi người lên tầng hai, tìm ra một cái hộp đưa cho mọi người xem, nhưng bên trong không có tiền. Sau đó, Chaube thừa nhận là sau khi Lugdi qua đời, anh ta đã lấy hết số tiền trong hộp.
Khi Shanti được đưa đến nhà của cha mẹ Lugdi, cô bé nhận ra người cha tiền kiếp của mình. Lúc đầu cô bé nhận nhầm cô mình là người mẹ tiền kiếp của mình, nhưng sau đó đã nhanh chóng đính chính lại. Khi họ gặp mặt nhau đã không kìm được nước mắt, tình cảm gia đình tự nhiên tuôn trào khiến cho những người có mặt đều cảm thấy rất xúc động.
Sau cùng, Shanti được đưa đến đền thờ Dwarkadhish và một số địa điểm mà trước đó cô bé từng nhắc đến, tất cả những ký ức tiền kiếp mà Shanti kể lại đều được chứng thực toàn bộ. Cuối cùng, trước khi rời khỏi Mathura, nhóm nghiên cứu đành phải chia cách Shanti và cha mẹ tiền kiếp của cô bé. Trong báo cáo của nhóm nghiên cứu có nhắc đến “quên đi chuyện kiếp trước là một điều may mắn”.
Điệp khúc cuộc đời, dư âm không dứt
Tiến sĩ Ian Stevenson, người đứng đầu nhóm nghiên cứu chuyển kiếp nói rằng: “Tôi đã phỏng vấn Shanti Devi, cha của cô bé và những nhân chứng có liên quan khác, bao gồm Chaube, người được gọi là chồng tiền kiếp của cô bé. Nghiên cứu của tôi cho thấy, ít nhất thì 24 điều miêu tả trong ký ức của cô bé phù hợp với sự thật được điều tra kiểm chứng”.
Tiến sĩ K.S.Rawat phỏng vấn Shanti vào tháng 2 năm 1986, lúc đó Shanti đã 60 tuổi, tìm hiểu chi tiết về ký ức tiền kiếp của bà và những ký ức tại Mathura trong kiếp này. Vào tháng 12 năm 1987, cách một năm sau tiến sĩ K.S.Rawat lại đến phỏng vấn bà, 40 ngày sau đó Shanti qua đời. Tiến sĩ K.S.Rawat cũng đi đến Mathura phỏng vấn anh em và họ hàng của Lugdi. Những thông tin thu thập được từ họ và những gì mà bản thân Shanti đã kể lại đều hoàn toàn trùng khớp.
Tiến sĩ Chu Tường Quang (1919-1963, là người Hoàng Nham, Triết Giang) từng dạy học tại Ấn Độ. Vào năm 1960 ông đã từng gặp Shanti, lúc đó Shanti 35 tuổi, là một cô gái có phong cách phóng khoáng. Lúc đó tiến sĩ Chu hỏi Shanti có còn nhớ được chuyện của kiếp trước không, cô ấy nói là còn nhớ được, chỉ là không rõ ràng như lúc còn nhỏ thôi, khi nhớ lại chuyện của tiền kiếp, giống như một bộ phim trên màn ảnh, hiện lên rồi vụt mất. Shanti còn nói, nếu không phải như vậy, tiền kiếp cứ tương phản với kiếp này trong thời gian dài, chắc là không thể nào sống tiếp được nữa.
Chẳng trách thành viên trong nhóm nghiên cứu lại nói rằng “quên đi chuyện kiếp trước là một điều may mắn”. Kiếp này nhìn lại kiếp trước, đời người vô thường như giấc mộng, tất cả chỉ như ảo ảnh. Nguyên thần trong luân hồi chuyển thế của nhiều đời nhiều kiếp, nếu cứ vô minh bám lấy tình nghĩa trước đây không buông, thì khi nào mới có thể chấm dứt?
Theo Epoch Times
Châu Yến biên dịch
Video xem thêm: Tại sao người đàn ông Duy Ngô Nhĩ phải đau khổ thốt lên- Tôi thà bắn mẹ và vợ mình còn hơn
Các vụ sạt lở đất xảy ra liên tiếp trong ngày 28/10 ở huyện Nam Trà My khiến 53 người chết mất tích.
Báo VnExpress đưa tin tối 28/10, lãnh đạo huyện Nam Trà My cho hay, một vụ sạt lở đất xảy ra chiều cùng ngày ở thôn 1 (xã Trà Leng) khiến 45 người mất tích. Đường từ trung tâm huyện Nam Trà My đến xã Trà Leng khoảng 25km, đang bị chia cắt do ảnh hưởng bão Molave, nhiều điểm sạt lở trong khi trời tiếp tục mưa to, gây khó khăn cho công tác cứu hộ.
Trà Leng là xã nằm phía Bắc huyện Nam Trà My, cách trung tâm hành chính huyện gần 32km có địa hình khá phức tạp, nhất là những đợt mưa lũ. Hiện tại xã chỉ có 2 trên tổng số 4 thôn có đường ôtô vào đến trung tâm xã.
Thiếu tướng Nguyễn Đình Tiến, phó tư lệnh Quân khu 5, yêu cầu huy động đầy đủ phương tiện, máy phát điện, khi lên tới hiện trường tập kết lực lượng xong huy động các máy móc san ủi đường trước để mở đường.
Trong đêm 28/10 tại trụ sở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng cho hay “Đây là sự cố hết sức nghiêm trọng, đã vùi lấp nhiều người”, Phó thủ tướng nói.
Tính sơn bộ đến tối 28/10, cơn bão Molave đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho người dân, trong đó hơn 56.000 căn nhà bị tốc mái, 10 người tử vong, 46 người mất tích và hơn 1,7 triệu hộ bị mất điện.
Giải mã thất bại của Trung Quốc khi che giấu sự thật về Pháp Luân Công
Mục Điểm tin trong nước tối thứ sáu (30/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Quảng Bình: Trả lại 413 triệu đã thu của Thủy Tiên tặng cho người dân vùng lũ
Theo Báo Doanh nhân Việt Nam, trưa 30/10, chính quyền thôn Ngọa Cương, xã Cảnh Hóa huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã trả lại 413 triệu đồng cho 69 hộ dân.
Sau đó 1 ngày, một Facebooker đã đăng dòng trạng thái: “Nhà mình ngập lụt được Thuỷ Tiên về ủng hộ tiền nhưng đã bị thôn thu lại. Thật sự mình không đồng ý. Chuyện này mình sẽ đi hỏi tận nơi”.
Thông tin sau khi đăng tải đã thu hút rất nhiều người bình luận, chia sẻ và thể hiện thái độ bất bình, không đồng tình với cách làm của chính quyền địa phương.
Giải thích về chuyện này, trưởng thôn Ngọa Cương cho biết, đây là chủ trương riêng của thôn nhằm cân đối trong việc phân chia bởi những hộ bị thiệt hại nặng sẽ cần tiền nhiều hơn nhưng hộ thiệt hại ít.
Chủ tịch huyện hầu tòa vì tham ô tiền xây nghĩa trang liệt sĩ
Báo Người Lao Động đưa tin, Tòa án tỉnh Gia Lai sáng 30/10 đã đưa ra xét xử vụ chủ tịch huyện Đức Cơ Nguyễn Hồng Lam và đồng phạm tham ô hơn nửa tỷ đồng. Đây là số tiền dùng để xây nghĩa trang liệt sĩ cho huyện.
Do vắng mặt nhiều người liên quan nên toà án tỉnh Gia Lai sáng nay đã không thể tuyên án.
230 người chết vì bão lũ
Số người chết vì mưa lũ ở Việt Nam đã lên đến hàng trăm và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng khi vẫn còn rất nhiều người mất tích.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, tính đến sáng 30/10 đã có tổng cộng 230 người chết trong đợt mưa lũ vừa qua. Trong khi đó số người mất tích ở trên biển và đất liền là hơn 50 người.
Cũng trong sáng nay, trong lúc lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm những nạn nhân còn lại trong vụ sạt lở kinh hoàng ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam thì địa phương này lại xảy ra thêm một vụ sạt lở nữa ở xã Trà Mai khiến 1 người bị thương và 1 mất tích.
Bão Goni gia tăng sức mạnh, rầm rập tiến về Philippines
Theo cơ quan dự báo khí tượng của Philippines, đang cách đảo chính Luzon khoảng 1.000 km và di chuyển về phía Tây với vận tốc 15km/giờ. Cơn bão sẽ mạnh thêm trong những ngày tới khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi trước khi đổ bộ đất liền.
Goni là cơn bão thứ 18 tấn công Philippines trong năm nay và là cơn bão thứ 5 đổ bộ trong tháng 10. Nước này hứng chịu trung bình 20 cơn bão mỗi năm.
Nguồn ảnh: Esther Schaarhüls, Deutscher Fachjournalisten-Verband
Đối với bạn đọc Diễn Đàn, cái tên Nguyễn Kim Mai Thi không còn xa lạ sau khi cô được giải thưởng truyền hình Hanns-Joachim Friedrichs về phổ biến khoa học năm 2019. Chỉ ít ngày sau tin vui này, nhà nghiên cứu Tôn Thất Thông, cộng tác viên thân thiết của Diễn Đàn đã giới thiệu cô qua bản dịch hai bài viết:
1/ Bài viết của Viện Hanns-Joachim-Friedrichs về giải thưởng kèm theo tiểu sử ngắn của người đoạt giải ;
2/ Bài phỏng vấn Mai Thi: Báo chí khoa học chống lại Tin Dỏm của nhà báo Ulrich Bremm trên cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Ký giả Chuyên ngành Đức
Từ đầu năm nay, cũng như đối với tất cả các phương tiện truyền thông, đại dịch Covid-19 là một chủ đề lớn cho các buổi phát sóng về khoa học của Mai Thi trên đài truyền hình. Và, với cách trình bày hấp dẫn, sáng tạo, cùng với tính khoa học nghiêm túc của mình, cô lại đã nhận được một phần thưởng cao quý mới: Huân Công Bội Tinh (Bundesverdienstkreuz), một huân chương cao nhất của Cộng Hòa Liên Bang Đức, dành để vinh danh cho các cá nhân có những thành tựu đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, trí tuệ, hoặc xã hội. Hàng năm, khoảng 15-20 người nhận được huân chương này vào dịp lễ Quốc khánh (3.10), cũng là ngày kỷ niệm Thống nhất nước Đức.
Năm nay, năm thứ 30 nước Đức thống nhất, lễ trao Huân công bội tinh được tổ chức vào ngày 01.10.2020, tại cung điện Bellevue, dinh tổng thống Cộng hòa Liên Bang Đức. Tổng thống Frank-Walter Steinmeier đã trao Bội Tinh cho 15 công dân Đức, trong đó có Giáo sư Christian Drosten, nhà vi trùng học hàng đầu của Đức và thế giới, và Tiến sĩ, nhà báo khoa học Nguyễn Kim Mai Thi. Trong diễn từ trao giải, tổng thống Steinmeier nhấn mạnh : Tất cả những người được giải đều “xứng đáng về những đóng góp cho sự gắn kết của xã hội chúng ta”. Về phần Mai Thi, trang chính thức của Phủ tổng thống Đức viết, khi nêu thành tích của từng người được Huân công bội tinh :
Truyền bá khoa học một cách dễ hiểu là điều mà Nguyễn Kim Mai Thi chuyên tâm – và ngày nay điều đó quan trọng hơn bao giờ hết. Nhà hoá học và nhà báo khoa học giải thích thế giới cho chúng ta theo một cách sáng tạo, cập nhật và sử dụng tất cả các phương tiện truyền thông từ podcast đến truyền hình và sách. Cô có một công chúng hàng triệu người. Các chủ đề của cô ấy cũng đa dạng như hóa học, như cô ấy nói, cho phép bạn giải thích hầu hết mọi thứ, dù là hậu quả của việc uống rượu hay sự lây lan của coronavirus. Khách quan là ưu tiên hàng đầu của cô. Ngay cả những người trẻ nhất cũng học được từ Nguyễn Kim Mai Thi : Khoa học có thể rất hứng thú – và hành động một cách hợp lý, như một tập thể, sẽ thúc đẩy xã hội nói chung (bản dịch của Google Translation, D.Đ. chỉnh sửa vài chỗ).
Một tuần sau, trang Facebook của tổng thống Frank-Walter Steinmeier đã có nhắc đến những đóng góp của TS Nguyễn Thị Mai Thi và cho đăng tải một clip Video về buổi trò chuyện giữa hai người sau buổi lễ trao Bội tinh. Một cuộc chuyện trò hiếm có, giữa một nguyên thủ quốc gia với một công dân trẻ, cởi mở và bình đẳng như chưa bao giờ thấy được ở Việt Nam !
Bạn đọc không hiểu tiếng Đức có thể bấm vào đường dẫn dưới đây để xem clip với phụ đề tiếng Việt do TMK thực hiện.
Diễn Đàn
Nếu mà vi-rút Corona biết nghĩ…
Huân công bội tinh và buổi tiếp kiến mà tổng thống Frank-Walter Steinmeier dành cho TS Nguyễn Kim Mai Thi cho ta thấy tầm ảnh hưởng mà cô đã có được qua hoạt động truyền bá khoa học của mình (dù cho tới nay, thông tin này chưa được một tờ báo nào ở Việt Nam đưa lại!). Buổi điều trần trước Quốc hội của chính phủ Liên bang Đức về tình hình đại dịch và chính sách ứng phó của chính phủ, sáng nay 29/10/2020, một lần nữa nói lên tầm ảnh hưởng quan trọng đó. Thủ tướng Angela Merkel đã trích dẫn rất chi tiết ý kiến của một nhà khoa học, không phải GS Christian Drosten mà là nhà báo Nguyễn Kim Mai Thi khi nói lên tinh thần của chính sách ứng phó của Chính phủ Liên bang Đức với đại dịch:
Nhà báo khoa học Mai Thi Nguyen-Kim trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình gần đây đã nói lên một điều mà cá nhân tôi không bao giờ có thể diễn đạt được một cách sống động như cô ấy và đồng thời mô tả niềm tin sâu sắc của tôi, đó là lý do tại sao tôi muốn dẫn lại những lời của cô ở đây:
“Nếu mà vi rút Corona biết suy nghĩ, hẳn nó sẽ nói rằng: ‘Tôi đang có một vật chủ hoàn hảo. Loài người sống trên khắp hành tinh. Họ được kết nối mạnh mẽ trên toàn cầu, họ là những sinh vật xã hội. Họ không thể sống mà thiếu đi các mối quan hệ xã hội. Họ là những môn đệ của chủ nghĩa khoái lạc. Họ thích tiệc tùng. Vâng, tôi không thể nào có một vật chủ tuyệt vời hơn”.
Bà Merkel dẫn tiếp lời của Mai Thi, lần này từ giác độ của con người:
“Không, vi rút. Bạn đã không học được gì từ quá trình tiến hoá hay sao? Loài người chúng tôi đã nhiều lần chứng tỏ rằng chúng tôi rất giỏi trong việc thích nghi với những tình huống khó khăn. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn thấy rằng bạn đã chọn sai vật chủ!
Nguồn: FB của dịch giả Trương Hồng Quang
Video về buổi trò chuyện giữa hai người sau buổi lễ trao Bội tinh
LTS : Tiếp theo bài Tiến sĩ Nguyễn Kim Mai Thi được giải thưởng Hanns-Joachim Friedrichs về phổ biến khoa học, dịch giả Tôn Thất Thông đã có nhã ý gửi thêm cho Diễn Đàn bài phỏng vấn sau đây đã được đăng trên cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Ký giả Chuyên ngành Đức, trong đó cô nói lên quan niệm của mình về vai trò của nhà báo khoa học trong thế giới ngày nay. Diễn Đàn xin trân trọng cảm ơn anh Tôn Thất Thông, và xin mời bạn đọc.
Người dịch: Nhà khoa học trẻ, TS hóa học Mai Thi vừa đoạt giải thưởng cao quí của Đài Truyền hình Đức ARD (còn gọi là Đài 1). Ngay sau đó có nhiều cuộc phỏng vấn trên các báo liên bang Đức, mỗi cuộc phỏng vấn đề cập một khía cạnh khác nhau. Chúng tôi chọn một bài tiêu biểu trước đây, tương đối súc tích và thể hiện được tinh thần trách nhiệm và nhân cách của nhà khoa học trẻ trong thế giới Internet có đầy rẫy những tin dỏm (fake news), và viễn kiến của Mai Thi khi từ chối đường công danh rộng mở trong nghiên cứu khoa học, để lao vào lĩnh vực truyền thông đại chúng đầy rủi ro và vô cùng gian nan trong giai đoạn khởi nghiệp. Lành thay, lựa chọn của Mai Thi đã được đền bù xứng đáng, làm vẻ vang cho bản thân, gia đình và cộng đồng gốc Việt. Những câu trả lời của Mai Thi cũng rất ích lợi cho những ai muốn sử dụng mạng để làm truyền thông.
Mai Thi là một ngôi sao YouTube và được trao giải thưởng Hanns-Joachim-Friedrichs cho công việc truyền thông đa phương tiện của mình. Trong cuộc phỏng vấn với “Ký giả chuyên ngành” (Fachjournalisten), nhà báo khoa học tự do Mai Thi Nguyen-Kim (32 tuổi) giải thích lý do tại sao cô rời phòng thí nghiệm, tại sao báo chí khoa học ngày càng trở nên quan trọng và tại sao Internet là “chiến trường” quan trọng nhất trong mắt cô.
Ulrike Bremm (U.B.): Bạn tự nhận là một mọt sách khoa học. Cha, anh trai cũng giống như bạn đều là nhà hóa học. Điều đó có phải là vườn ươm phòng thí nghiệm đầu tiên hay không? Bạn đã làm những thí nghiệm hóa học nào khi còn là một cô gái?
Mai Thi (M.T.) : Tôi không có bộ dụng cụ hóa học nào hết. Ở nhà tôi cũng chưa xảy ra một vụ nổ, không có áo choàng trắng hay bất kỳ một lọ dung dịch nào. Nhờ cha, tôi đã tiếp cận hàng ngày với hóa học. Dù trong lúc nấu ăn, mua sắm hay chọn nước làm sạch mặt, cha tôi thường giải thích những điều liên hệ đến các hiện tượng vật lý hoặc hóa học.
U.B. : Bạn đã tốt nghiệp tiến sĩ hóa học, nhưng sau đó từ bỏ nghiên cứu, với mong muốn mang kiến thức đến mọi người trên tư cách một nhà báo. Tại sao truyền thông khoa học lại quan trọng đến thế trong mắt bạn?
M.T. : Tầm quan trọng của khoa học không ngừng tăng lên, ngay cả khi hiện nay, phương tiện truyền thông đang chuyển biến. Chưa bao giờ việc tiếp cận thông tin lại dễ dàng như bây giờ: Ngày nay, mọi người đều có điện thoại thông minh trong túi, họ có thể google mọi thứ bất cứ lúc nào. Nhưng điều nghịch lý là, chúng ta càng trở nên bối rối khi có quá nhiều thông tin. Vì một mặt, có nhiều thông tin hơn là cần thiết, mặt khác, nguyên tắc “Gởi – Nhận” trong truyền thông cổ điển đã lỗi thời. Trước đây người ta nhận thông tin từ TV, radio, báo chí – đó là người gác cổng của chúng ta. Ngày nay, mỗi người đều “phát sóng” được. Điều này nâng cao tính dân chủ, nhưng cũng tạo ra nhiều người dân túy với những quan điểm chính trị nguy hiểm, cũng như những kẻ lừa đảo muốn lợi dụng người khác bằng sân khấu hoặc diễn đàn. Đồng thời, điều này dẫn đến sự suy giảm chất lượng cũng như nhiều thông tin mâu thuẫn nhau. Bất kể chủ đề nào: Bạn chỉ cần google khá lâu là bạn sẽ nhận được nhiều phán đoán trái ngược nhau. Càng ngày càng khó hơn để tìm đúng hướng đi cho mình trong mớ hỗn độn tin tức. Và đó là lý do tại sao truyền thông khoa học ngày càng trở nên quan trọng – Bạn thấy đó: khoa học rất phức tạp và thậm chí giải thích ngắn gọn cũng không đi đến đâu.
U.B. : Bạn muốn đóng vai trò gì trong hoạt cảnh đó?
M.T. : Những thách thức lớn của xã hội liên kết toàn cầu của chúng ta – như chuyển đổi năng lượng, biến đổi khí hậu, trí tuệ nhân tạo trong xe tự lái, kỹ thuật di truyền – là đa ngành, tức là vượt lên trên mọi ngành. Có quá ít sự trao đổi giữa các chính trị gia, các nhà lập pháp – tức những người đưa ra các quyết định quan trọng – và chuyên gia vốn đã nghiên cứu các vấn đề khoa học phức tạp suốt hàng nhiều thập kỷ. Một mặt, nhà báo chúng tôi có vai trò của một người phiên dịch, chuyển các thuật ngữ chuyên môn thành ngôn ngữ thường nhật dễ hiểu. Tôi luôn luôn tạo đường dẫn đến các nguồn – nhưng đối với những người không chuyên thì rất khó, nếu không muốn nói là không thể hiểu những gì tác giả muốn nói, khi tác giả chủ ý chỉ trình bày cho giới chuyên môn. Mặt khác, chúng tôi là một loại trọng tài. Bởi vì trong các cuộc tranh luận đầy ý kiến trái nghịch nhau, chúng ta cũng cần một tiếng nói cụ thể khách quan: Khoa học là độc lập; nó không cần phải được bầu lại bởi người dân [như các nhà lập pháp ở trên – ND].
U.B. : Vào tháng 11, bạn nhận được (cùng với đồng nghiệp Harald Lesch) Giải thưởng Hanns-Joachim-Friedrichs.
M.T. : Đối với tôi, đây là một sự đánh giá cao đáng kinh ngạc về công việc của tôi – nó đặc biệt tốt đẹp, vì lần đầu tiên các nhà báo khoa học được vinh danh. Tôi nghĩ đó là một thông điệp rất mạnh mẽ: chúng ta đang sống trong một thời đại mà con người phải thừa nhận sự thật – và không có gì liên quan đến sự thật mạnh hơn là khoa học, vốn dĩ đại diện cho sự trung thực. Vì hầu hết các thông tin sai lệch đều được lan truyền trên mạng, nên điều đặc biệt cấp bách trên Internet là phải có lập trường và cung cấp sự thật để phân loại thông tin sai lệch. Là một nhà báo, bạn phải tham gia vào… chiến trường.
U.B. : Theo bạn, điều gì là quan trọng trong việc truyền bá kiến thức?
M.T. : Ban đầu, nó thậm chí liên quan đến việc giải thích khoa học là gì. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng rõ ràng rằng, việc thu thập sự kiện là không đủ để giải thích cách thức hoạt động của một cái gì đó. Một xu hướng rất quan trọng là phân loại và sắp xếp kiến thức vào đâu: Điều gì chính xác có ý nghĩa đối với xã hội? Chúng ta nên xử lý như thế nào?
U.B. : Bạn là giảng viên tại Viện truyền thông khoa học quốc gia (NaWik). Bạn dạy gì cho các nghiên cứu sinh tiến sĩ ở đó?
NaWik được thành lập để khuyến khích và làm cho các nhà nghiên cứu có thêm năng lực để tham gia vào các diễn đàn khoa học. Theo tôi, trách nhiệm của nhà khoa học là dấn thân vào việc khai sáng cộng đồng, có lập trường và sẵn sàng can thiệp vào các cuộc tranh luận chính trị và xã hội. Chúng tôi tiếp sức cho các nhà nghiên cứu để họ học về truyền thông khoa học – đấy không chỉ là vấn đề tài năng. Có các chiến lược truyền thông, có các công cụ như blog, video hoặc science slam [tạm dịch: màn diễn khoa học], và chúng tôi có thể đào tạo để họ xuất hiện thành công trong mắt công chúng. Tôi còn cần nhiều sự hỗ trợ hơn nữa trong việc giải thích về khoa học. Và vì thế, trên hết chúng ta cần thêm nhiều nhà khoa học, bởi vì tính chính trực cũng thực sự là một tài sản, một giá trị trong thế giới hôm nay.
U.B. : Bạn có lời khuyên gì cho những người trẻ tuổi muốn có chỗ đứng tốt với tư cách là nhà báo khoa học?
M.T. : Luôn luôn chủ động, giữ cho đôi mắt và đôi tai rộng mở. Không có một con đường nào duy nhất mà người ta phải theo để đạt đến đích trong ngành này. Có nhiều người đi tắt [và thành công]. Cụ thể là: tích cực tìm kiếm các diễn đàn có thể cho phép bạn bắt đầu. Bởi vì làm một chiến sĩ đơn độc thì thật là khó. Thí dụ trang mạng wissenschaftskommunikation.de cống hiến khả năng xuất bản các bài viết trên blog và đưa chúng tiếp cận đến mọi người. Nếu bạn quan tâm đến science slam, nhưng chưa dám tham gia trực tiếp: cứ việc đến đó và trao đổi với mọi người. Có rất nhiều mạng xã hội thú vị. Kinh nghiệm của tôi là: Mọi người làm việc trong lĩnh vực truyền thông khoa học đều rất hứng thú, sẵn sàng hỗ trợ và luôn luôn vui vẻ khi có thêm người tham gia. Vậy thì, bạn chỉ cần đi kiếm cơ hội tiếp xúc. Những điểm gặp gỡ tốt: Đối thoại khoa học (Wissenschaft im Dialog), ở đó thường có các buổi thực nghiệm hoặc đào tạo bổ túc. Hoặc theo một khóa thực tập. Có một điều mà nhiều người thậm chí không biết: Các đại học thường có một ngân khoản nhỏ cho những nỗ lực mang việc nghiên cứu đến công chúng hoặc tổ chức xê-mi-ne để đào tạo bổ sung cho học viên. Và sau đó, bạn chỉ cần mạnh dạn nói về việc nghiên cứu của mình trên Twitter, chia sẻ hình ảnh của phòng thí nghiệm trên Instagram hoặc thậm chí tải vài video lên YouTube. Có đủ mọi diễn đàn trên mạng, chắc chắn là bạn nên sử dụng chúng.
U.B. : Bạn đã bắt đầu như thế nào?
Tôi cũng bắt đầu bằng cách vừa làm vừa học. Trong thời gian làm luận án tiến sĩ, tôi đã sử dụng kênh YouTube của mình. Điều đó rất thú vị, bởi vì ban đầu tôi sống trong một sự bùng nổ học thuật và nhận được rất nhiều phản hồi có giá trị. Trong thời gian đó, tôi nhận được hàng ngàn bình luận cho mỗi video, và lúc đầu thì tôi có thì giờ để đọc hết tất cả. Các phản hồi đã cho tôi cảm nhận được về những gì mọi người mong đợi, những gì bạn nên có khi bắt đầu, những gì đặc biệt ích lợi nhiều hoặc ít.
U.B. : Bạn hiểu rõ, làm thế nào để truyền đạt nội dung phức tạp theo cách phong cách dễ hiểu và thích thú. Lời khuyên của bạn là gì: Làm thế nào để khiến mọi người say mê?
M.T. : Nếu tôi hào hứng về chuyện gì, điều đó sẽ lây sang mọi người –tất nhiên là khi đứng trước ống kính cũng thế. Trên mọi chương trình truyền hình, trong mọi chương sách, ở mọi video trên YouTube: Tôi luôn cố gắng tạo những điểm tựa đến chuyện hàng ngày. Không chỉ để nói vũ trụ của chúng ta tuyệt vời như thế nào, mà còn cho thấy rằng, khoa học hoàn toàn quan trọng đối với đời sống thực. Hóa học không phải là kiếnthức quái đản mà những người mọt sách thông minh phải đối phó – đó là chuyện liên quan đến mọi người và bất cứ ai cũng hiểu được.
U.B. : Trong cuốn sách khoa học đại chúng “Thật buồn cười, tất cả đều là hóa học!” (Kommisch, alles chemisch), bạn giải thích một cách dễ hiểu và dí dỏm, khi nào là thời điểm thích hợp cho tách cà phê đầu ngày, tại sao chất Fluor cần phải có trong kem đánh răng và những gì đang diễn ra trong từng phân tử, khi tính chất hóa học giữa hai người hòa hợp nhau. Bạn dẫn một chương trình khoa học trên truyền hình và là một ngôi sao YouTube. Những kênh truyền thông nào có hiệu quả nhất cho ký giả chuyên ngành để chuyển tải thông điệp của mình đến công chúng?
M.T. : Tiếp cận được càng nhiều người thì càng tốt. YouTube, TV, sách – với mỗi phương tiện tôi tiếp cận một loại người khác nhau. Nói chung, tôi thấy tương lai khá lạc quan, đặc biệt là lĩnh vực online hoàn toàn phù hợp cho báo chí khoa học. Bạn có thể nghĩ rằng, kênh trực tuyến tất cả là nông cạn, hời hợt và mang tính giải trí nhiều hơn – nhưng điều đó không đúng. Nội dung trực tuyến đơn giản là cá nhân hóa, phân mảnh và thích hợp trong một luồng hẹp. Lợi thế lớn mà chúng tôi có trên kênh YouTube “MaiLab” (do cô làm ra – ND) so với “Quarks” (một chương trình truyền hình Đức) là: Người ta chủ động nhấp chuột để vào xem video, trong khi ở truyền hình, chúng tôi phải kéo mọi người để họ tiếp tục xem. Bạn không thể chờ đợi rằng, người ta xem một chương trình TV từ đầu đến cuối. Đó là lý do tại sao tôi có thể đưa các khái niệm khoa học chuyên sâu trên kênh trực tuyến, và chi tiết hơn nhiều so chương trình TV. Với các video của tôi trên YouTube, đôi khi dài tới 20 phút, bạn phải xem từ đầu để có thể theo dõi được nội dung.
U.B. : Điều gì cần làm và điều gì không nên làm trên Internet?
M.T. : Cần làm: Điều cực kỳ quan trọng là vài giây đầu tiên của mỗi bài. Điều này áp dụng cho các bài báo cũng như video hoặc podcast. Sẽ không mất nhiều thời gian để ai đó tự quyết định, là họ quan tâm đến bài của bạn hay không. Bạn phải làm rõ rất nhanh: Tại sao người ta nên xem video này ngay bây giờ? Thực tế là có hàng triệu bài khác để người ta có thể theo dõi. Từ điều này tôi có thể học được cho mọi thứ khác tôi thực hiện, cả các bài giảng cũng thế. Bạn phải thu hút sự chú ý của khán giả. Nhưng điều đó cũng không có gì phiền hà, vì khi đó cách truyền thông của bạn sẽ tốt hơn và mang tính giải trí hơn.
Đừng làm: Bạn không nên dùng quá nhiều con số để gây ảnh hưởng – với các chương trình trực tuyến, có nhiều đánh giá chi tiết hơn so với số lượng ấn bản báo chí hoặc số lượng khán giả xem chương trình truyền hình. Điều này thật quyến rũ, nhưng nó làm bạn mất tập trung và không kiên trì, khi bạn tối ưu hóa nội dung theo xu hướng của thị hiếu khán giả. Bởi vì xu hướng nhấp chuột và thuật toán của các trang mạng thường xuyên thay đổi. Có một ưu tiên rất sai lầm, khi bạn tự hỏi làm thế nào để tôi xây dựng tầm ảnh hưởng trước khi nội dung của tôi chưa hoàn hảo.
U.B. : Các mạng xã hội khác đóng vai trò gì?
M.T. : Phải nói thật rõ ràng: Với các mạng xã hội hời hợt như Instagram – về tranh ảnh – tất nhiên tôi chưa thể làm báo chí khoa học. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn có thể sử dụng mạng đó một cách khôn khéo bằng cách đăng bức ảnh của mình với một ly rượu, và qua đó dẫn khán giả đến kênh YouTube, trong đó tôi báo cáo về cái gọi là sự xáo trộn về thể chất trong con người châu Á dưới tác dụng của rượu. Và trong video đó, tôi cho đường dẫn đến các tiểu luận khoa học với cùng chủ đề. Tôi muốn làm rõ vai trò của các mạng xã hội với hình ảnh của một củ hành: lớp ngoài cùng, bề mặt, thì ai cũng xem được. Tận bên trong là sự sâu sắc khoa học của chủ đề, nhưng đến đó thì không thể có nhiều người muốn quan tâm. Nếu bạn bắt đầu với tầng trong cùng, bạn sẽ chỉ nói chuyện được với những người liên quan đến khoa học. Vì vậy, bạn phải bắt đầu từ bên ngoài để truyền cảm hứng cho khán giả về báo chí khoa học và từ từ “kéo họ vào”. Mỗi lớp hành này đều có mức độ hợp lý của nó. Và khi bạn biết càng nhiều, bạn càng trở nên thích thú hơn sau này về một chủ đề nào đó.
U.B. : Bạn dự báo thế nào về báo chí khoa học?
M.T. : Nhìn đến Hoa Kỳ, nơi luôn đi trước một vài bước so với truyền thông chúng ta, tôi tiên đoán là ranh giới giữa phương tiện truyền thông cổ điển và các phương tiện mới sẽ ngày càng biến mất. Tôi tin chắc rằng, ít nhất là trong báo chí khoa học, người ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến chiều sâu, đến nhiều chi tiết hơn và mức độ khai sáng tường tận hơn. Đặc biệt đối với các chủ đề khoa học, tôi thấy rất nhiều cơ hội tiềm ẩn trong các phương tiện truyền thông mới.
Bài phỏng vấn đăng trên Tạp chí chuyên ngành Fachjournalist, là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Ký giả Chuyên ngành Đức:
Tiến sĩ Nguyễn-Kim Mai Thi (32 tuổi) là một nhà hóa học và nhà báo khoa học.
Trong lúc viết luận án tiến sĩ tại Đại học Harvard, Mai Thi đã tải các video đầu tiên lên YouTube để truyền bá khoa học như một “nạn dịch” ở nước này. Mục đích đó theo Mai Thi trên tất cả các kênh truyền thông: Là người kế thừa Ranga Yogeshwar, Mai Thi đang điều khiển chương trình tri thức “Quarks” trên WDR, là tác giả của cuốn sách bestseller của nhà phát hành Spiegel “Thật buồn cười, tất cả đều là hóa học!”. Và với “Funk”, chương trình trực tuyến của ARD và ZDF, Mai Thi sản xuất kênh YouTube “MaiLab”, có gần 500.000 người đăng ký và đã giành được nhiều giải thưởng, bao gồm Giải thưởng Grimme Online 2018. Trong cùng năm đó, Mai Thi là tác giả YouTube đầu tiên được trao Giải thưởng Georg von Holtzbrinck cho Báo chí Khoa học; 2019 là giải thưởng Hanns-Joachim-Friedrichs.
Tại Viện Truyền thông Khoa học Quốc gia (NaWik), Mai Thi tổ chức các xê-mi-ne về viết bài khoa học và đào tạo truyền thông, phương tiện truyền thông mạng xã hội, phương pháp thuyết trình, xê-mi-ne về video và phỏng vấn.
Thuy Tien 30.10.200 Facebook Twitter Google+Tối nay Ngoại trưởng Pompeo tới Hà Nội, điều gì sẽ xảy ra? Chuyến thăm được thiết kế để củng cố những lợi ích chiến lược gần đây, khi cả hai quốc gia đều nhìn nhận rằng Trung Quốc đang trở nên ngày càng hiếu chiến. Liệu Việt Nam sẽ tham dự ‘trận địa Châu Á’ cùng Bộ Tứ do Mỹ dẫn đầu?
Tối nay Ngoại trưởng Pompeo tới Hà Nội: Liệu Việt Nam sẽ tham dự ‘trận địa Châu Á’ cùng Bộ Tứ do Mỹ dẫn đầu?
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo sẽ đến Việt Nam tối nay trong chuyến thăm chính thức kéo dài đến chiều ngày 30/10.
Chuyến thăm ngắn, được thực hiện theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, dường như là kết quả của một quyết định vào phút chót.
Quyết định vào phút chót
Hà Nội ban đầu không nằm trong chuyến công du châu Á của ông Pompeo, vốn bao gồm các điểm dừng chân ở Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia. Tuy nhiên, chuyến thăm là một biểu hiện khác của mối quan hệ tăng cường giữa hai nước, trong bối cảnh căng thẳng chiến lược gia tăng giữa Trung Quốc với Mỹ, các đồng minh và Việt Nam.
Theo chính phủ Việt Nam, lý do chính thức chuyến thăm của ông Pompeo là để kỷ niệm 25 năm bình thường hóa ngoại giao vào năm 1995.
Tuy nhiên, với chủ đề phổ biến của chuyến công du khu vực của ông Pompeo cũng như lợi ích chung của cả hai nước, các bên sẽ thảo luận về các biện pháp củng cố quan hệ kinh tế và chiến lược, cũng như thúc đẩy hợp tác song phương phù hợp với tầm nhìn chung về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Về kinh tế, bất chấp việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương vào năm 2017, hai nước ngày càng trở thành đối tác quan trọng trong 4 năm qua, đặc biệt là về thương mại.
Theo số liệu thống kê chính thức của Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương đạt 75,7 tỷ USD vào năm 2019, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ lên tới 61,3 tỷ USD. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; chiếm 23,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Điểm mấu chốt chính trong quan hệ kinh tế song phương là thặng dư thương mại lớn của Việt Nam với Mỹ, khiến Washington áp thuế trừng phạt đối với một số sản phẩm của Việt Nam và mở cuộc điều tra về khả năng Việt Nam thao túng tiền tệ. Trong chuyến thăm của ông Pompeo, hai bên chắc chắn sẽ thảo luận về vấn đề này.
Ông Phạm Bình Minh dự kiến sẽ đưa ra lời giải thích rằng Việt Nam không tham gia thao túng tiền tệ, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói hồi đầu tuần, đồng thời hứa sẽ nhập khẩu nhiều hơn từ Mỹ để cải thiện cán cân thương mại song phương.
Về mặt chiến lược, nhận thức chung của hai nước về mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông, đã thúc đẩy hai bên “xích lại gần nhau hơn” trong những năm gần đây.
Hành trình chuyến công du của ông Pompeo cũng cho thấy Mỹ đang cố gắng xây dựng mạng lưới các đồng minh và đối tác trong khu vực để hỗ trợ Washington thực hiện chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (FOIP).
Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives, Indonesia và Việt Nam đều là những quốc gia quan trọng trong khu vực về mặt chiến lược. Việc củng cố liên minh sẽ cho phép Mỹ duy trì ưu thế chiến lược của mình trong khu vực và kiềm chế ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc.
Ở Jakarta, ông Pompeo được cho là “khẳng định tầm nhìn của hai nước về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Nhiều khả năng ông sẽ làm điều tương tự với người đồng cấp Việt Nam.
Việt Nam tham dự ‘trận địa Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương’ cùng ‘Bộ Tứ’ do Mỹ dẫn đầu?
Với vị trí chiến lược của mình, Việt Nam có khả năng ngày càng tăng về mối quan hệ “đối đầu lâu dài” với Trung Quốc ở Biển Đông.
Mỹ rõ ràng coi Việt Nam là đối tác phù hợp trong mạng lưới các đồng minh và đối tác trong khu vực.
Washington và các thành viên khác trong Bộ tứ (Nhật Bản, Úc và Ấn Độ) có thể mong muốn tăng cường quan hệ chiến lược với Việt Nam và các nước “cùng chí hướng” khác để xây dựng nhóm “Bộ tứ +”, trong đó Bộ tứ đóng vai trò chính trong việc kiểm soát các tham vọng chiến lược của Trung Quốc trong khi “các thành viên “cộng thêm” sẽ hỗ trợ mọi lúc và mọi nơi có thể.
Tuần trước, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã chọn Việt Nam là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình. Khi ở Hà Nội, ông Suga nói rằng Việt Nam “đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được tầm nhìn về ‘Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Mở rộng’ và là đối tác quý giá của chúng tôi”.
Trong chuyến thăm, hai bên cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, an ninh và đạt được thỏa thuận cơ bản cho phép Nhật Bản xuất khẩu thiết bị và công nghệ quốc phòng sang Việt Nam.
Điều này cho thấy Hoa Kỳ và Nhật Bản có thể đang phối hợp cách tiếp cận của họ với Việt Nam nhằm đưa Hà Nội vào thế trận “Bộ Tứ +”.
Mặc dù Việt Nam cảnh giác với phản ứng của Trung Quốc, nhưng việc gia nhập không chính thức “Bộ tứ +” và tham gia vào các nỗ lực hợp tác (được lựa chọn) với các thành viên trên cơ sở song phương như thế, sẽ rất quan trọng đối với nỗ lực của Hà Nội nhằm cân bằng trước sức ép của Trung Quốc ở Biển Đông.
Sự nhất trí của lưỡng đảng Hoa Kỳ rằng Trung Quốc gây ra mối đe dọa toàn cầu nghiêm trọng nhất đối với Mỹ, sẽ đảm bảo rằng các nỗ lực của Mỹ nhằm xây dựng Bộ tứ và một mạng lưới liên kết (gồm các đồng minh và đối tác), rất có thể sẽ được duy trì.
Tương tự, quan hệ Việt-Mỹ nhiều khả năng sẽ tiếp tục được cải thiện dù ai thắng cử ở Nhà Trắng đi nữa.
Điều đó nói lên rằng, việc cùng nhau thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương và “chốt” những tiến triển trong quan hệ chiến lược của hai bên vẫn sẽ là điều quan trọng đối với hai chính phủ, để phòng ngừa trước những bất ổn trong tương lai.
Chuyến thăm của ông Pompeo tới Hà Nội hôm nay là một bước đi đúng lúc, và theo đúng hướng
Đại đa số người Đài Loan mong muốn chung sống hòa bình với Trung Quốc đại lục, nhưng cũng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Đài Loan nếu bị tấn công. Đó có vẻ là một mâu thuẫn lớn, Vì sao vậy?
Xu hướng thân Mỹ của người Đài Loan rất rõ. Kết quả thăm dò cho thấy đa số dân chúng Đài Loan tin rằng Mỹ sẽ đưa quân giúp bảo vệ nếu họ bị tấn công.
Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều (Dwnews) ngày 29/10 đã đăng bài của Tiến sĩ La Khánh Sinh, Giám đốc điều hành Hiệp hội Chiến lược Quốc tế Đài Loan phân tích về sự mâu thuẫn này.
Trong bài báo nhan đề “Gần 80% người Đài Loan nguyện chiến đấu vì Đài Loan; mâu thuẫn trong số liệu điều tra nói lên điều gì”, ông La Khánh Sinh viết: Hiệp hội Chiến lược Quốc tế Đài Loan và Viện Nghiên cứu Quốc tế Đài Loan mới đây cùng công bố dữ liệu thăm dò về “An ninh eo biển Đài Loan”. Điểm nổi bật là có tới 90,4% số người được hỏi lựa chọn “chung sống hòa bình” là nguyện vọng đối với quan hệ hai bờ eo biển, cao hơn nhiều so với mức 4,4% “ngừng giao lưu”, 2,6% “đối kháng” và 2,6% “không có ý kiến”.
Điều này phản ánh người dân Đài Loan rất kỳ vọng vào hòa bình xuyên eo biển. Nhưng khi được hỏi về trường hợp xảy ra chiến tranh vì Đài Loan độc lập, 66,0% số người được phỏng vấn bày tỏ họ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Đài Loan; còn nếu Trung Quốc chủ động tấn công Đài Loan, tỷ lệ này tăng lên 77,6%.
Dân chúng Đài Loan mong đợi hòa bình nhưng cũng muốn chiến tranh? Dữ liệu cuộc thăm dò cho thấy mức độ mâu thuẫn rất đáng kể. Không chỉ vậy, về điều chỉnh chính sách hai bên bờ eo biển, chỉ có 23,8% ủng hộ việc “sửa đổi quan hệ với Trung Quốc đại lục”, tuy cao hơn con số 13,5% tán thành “tuyên bố độc lập”, nhưng thấp hơn 56,5% “giữ nguyên hiện trạng”.
Tuy nhiên, khi được hỏi “liệu có tán thành việc trao đổi nhiều hơn giữa người dân hai bên eo biển hay không”, 81,4% bày tỏ đồng ý; thậm chí khi được hỏi “liệu bản thân hoặc các thành viên trong gia đình có sẵn sàng tới Trung Quốc đại lục phát triển hay không?”, 36,6% người dân bày tỏ “có muốn”. Nếu so sánh số liệu đơn giản, điều này có nghĩa là 12,8% số người được hỏi sẵn sàng phát triển ở Trung Quốc đại lục, nhưng không muốn sửa đổi quan hệ với Trung Quốc đại lục. Những mâu thuẫn tương tự khá phổ biến trong cuộc khảo sát này, thể hiện đầy đủ những phức tạp và mâu thuẫn của người Đài Loan đối với Trung Quốc đại lục.
Mâu thuẫn là vẻ bề ngoài, cần có sự thống nhất bên trong. Những mâu thuẫn này có thể có nghĩa là người dân Đài Loan đang lo lắng và hoang mang về tương lai khó nắm bắt trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ – Trung và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tác giả muốn làm rõ những vấn đề này thông qua phân tích các vấn đề.
Người được phỏng vấn thể hiện sự lo lắng và bối rối
Có thể thấy được sự lo lắng của những người được phỏng vấn, đặc biệt là những người trẻ tuổi từ cuộc khảo sát về mức độ sẵn sàng tham chiến. Khi được hỏi về thái độ nếu Trung Quốc chủ động xuất quân, 79,8% số người trong độ tuổi từ 20 đến 29 bày tỏ sẵn sàng tham gia chiến đấu; nhưng khi được hỏi liệu họ có muốn chiến đấu cho độc lập của Đài Loan hay không, mức độ sẵn sàng tham chiến cao hơn các nhóm tuổi khác, lên tới 84,7%. Điều này có nghĩa là 4,9% thanh niên được hỏi không có ý định tham chiến khi Trung Quốc chủ động đưa quân tấn công, nhưng lại sẵn sàng chiến đấu cho độc lập của Đài Loan. Khi mà mức độ dân chúng các độ tuổi sẵn sàng tham gia vào hai cuộc chiến nói chung có độ lệch âm là 11,6%, thì điều khá thú vị là giới trẻ lại có độ lệch dương là 4,9%.
Rất nhiều thanh niên sẵn sàng chiến đấu cho độc lập của Đài Loan? Nếu đúng như vậy, tỷ lệ người từ 20 đến 29 tuổi ủng hộ Đài Loan độc lập sẽ rất cao. Tuy nhiên, khi được hỏi về hướng điều chỉnh chính sách xuyên eo biển, chỉ có 17,6% nhóm tuổi này ủng hộ Đài Loan độc lập, con số này thậm chí còn thấp hơn 19,9% ủng hộ việc sửa đổi quan hệ với Trung Quốc đại lục. Điều này là không hợp lý. Không thể loại trừ rằng sự sẵn sàng cao tham chiến là một phản ứng cảm tính khi lo lắng rằng Đài Loan độc lập có thể gây nên chiến tranh và không muốn bị cho là “hèn nhát” và bị coi thường.
Sự bối rối về tương lai chủ yếu được thể hiện trong sự phát triển tương tác của mối quan hệ ba bên Mỹ-Trung Quốc-Đài Loan và vai trò của Đài Loan. Sự xấu đi của quan hệ xuyên eo biển và nguy cơ chiến tranh gia tăng có liên quan đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc ở hai bờ Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy mặc dù sự lựa chọn Mỹ được đa số người được hỏi ủng hộ nhưng đa số những người chọn “không biết hoặc không có ý kiến” về các chủ đề chung là dưới 8%, trong khi các chủ đề liên quan đến Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan đều trên 12%.
Về câu hỏi “ai phải chịu trách nhiệm cho căng thẳng trong quan hệ hai bờ eo biển”, 51,9% người được hỏi trả lời là “Trung Quốc đại lục”, 17,3% đổ lỗi cho chính quyền đảng DPP, 14,6% đổ lỗi cho Mỹ, 1,6% cho rằng không ai có lỗi và 14,7% “không biết”.
Về vấn đề “Nếu chiến tranh nổ ra giữa hai bên eo biển, liệu Mỹ có sẵn sàng gửi quân đến giúp bảo vệ Đài Loan không?”, 55,1% cho rằng “có”, 32,8% nói “không” và 12,1% không có chính kiến rõ ràng. Về câu hỏi “Nếu Trung Quốc và Mỹ xung đột, có sẵn sàng sát cánh chiến đấu cùng với Mỹ không?” 58,7% trả lời “sẵn sàng”, 24,6% nói “không muốn” và 16,7% không có chính kiến rõ ràng.
Ba vấn đề này thực sự có liên quan ở các cấp độ khác nhau. Quy trách nhiệm khiến mối quan hệ xuyên eo biển xấu đi là nhận thức; Mỹ có gửi quân đến hỗ trợ phòng thủ hay không là phán đoán; liệu có sẵn sàng sát cánh chiến đấu với Mỹ hay không là ý muốn. Về mặt logic, nhận thức và phán đoán bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố chủ quan và khách quan, tính không chắc chắn cao; còn ý muốn do bản thân quyết định một cách chủ quan, mức độ không chắc chắn sẽ thấp; tuy nhiên, có tới 16,7% người được hỏi không chắc liệu họ có sát cánh cùng Mỹ chiến đấu hay không, cho thấy họ bối rối về vai trò của Đài Loan trong cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ.
Mặc dù vậy, gần 60% những người được hỏi sẵn sàng đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến Trung-Mỹ cao hơn con số 55,1% cho rằng Mỹ sẽ gửi quân đến trong cuộc chiến xuyên eo biển, cũng cao hơn 51,9% người tin rằng sự xấu đi của quan hệ hai bờ eo biển là do Trung Quốc đại lục. Điều này có nghĩa là một số người được phỏng vấn cho rằng ngay cả khi Mỹ không giúp đỡ bảo vệ Đài Loan trong cuộc chiến ở eo biển Đài Loan, hoặc sự xấu đi của quan hệ hai bờ eo biển không thể đổ lỗi cho Trung Quốc đại lục, thì cũng cần đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh Trung-Mỹ. Điều này cho thấy bên cạnh lợi ích thực tế, sự chọn lựa người Mỹ còn do thiên hướng đặc thù “thân Mỹ”. Có sự khác biệt rõ ràng trong khuynh hướng đảng phái: chỉ có 38,9% những người ủng hộ Quốc Dân Đảng chọn Mỹ, trong khi phe ủng hộ DPP cao tới 85,7%.
Tuy nhiên, phải giải thích như thế nào khi có tới 81,4% số người được phỏng vấn ủng hộ việc giao lưu nhiều hơn giữa dân chúng hai bên eo biển? Ngay cả những người ủng hộ DPP cũng có tỷ lệ tán thành cao tới 74,2%. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là tỷ lệ người trong độ tuổi từ 20 đến 29 tán thành việc giao lưu xuyên eo biển thực sự là cao nhất trong các độ tuổi chứ không phải thấp nhất, tới 86,9%. Điều này trái ngược với suy nghĩ chung rằng hầu hết thanh niên Đài Loan đều “phản đối Trung Quốc” hoặc “chống Trung Quốc”.
Không chỉ vậy, mặc dù về tổng thể, tỷ lệ người sẵn sàng tới Trung Quốc đại lục phát triển chỉ là 36,6%, nhưng điều này ngoài sở thích chính trị, còn liên quan đến kế hoạch mưu sinh cá nhân, ngay cả những người ủng hộ Quốc Dân Đảng cũng chỉ chiếm 40,1%. Tuy nhiên, từ quan điểm của các nhóm tuổi, 8,5% trong số 20 đến 29 tuổi “rất muốn” đến Đại Lục để phát triển và 35,4% “muốn”, tổng cộng chiếm 43,9%, cũng là cao nhất trong tất cả các nhóm tuổi. Điều này cũng trái ngược với ấn tượng chung.
Người dân không thực sự hài lòng với chính sách xuyên eo biển của DPP
Ông La Khánh Sinh viết, đi sâu phân tích về cuộc thăm dò dân ý này có thể thấy dân chúng Đài Loan mong muốn hòa bình, thân Mỹ nhưng không có ý định chống Trung Quốc, thậm chí muốn tăng cường giao lưu với Trung Quốc đại lục hoặc tới Đại Lục phát triển. Mặc dù số liệu cho thấy tỷ lệ người ủng hộ việc hàn gắn quan hệ với Trung Quốc đại lục là thấp, nhưng điều này có thể được giải thích là do họ không muốn cúi đầu hoặc quỳ gối trước sức ép của “văn công vũ hách” (tấn công văn hóa và đe dọa quân sự) từ Trung Quốc, hơn là thực sự đi con đường ngược hướng với Đại Lục. Cũng như thái độ sẵn sàng tham chiến chỉ là không muốn thể hiện “hèn nhát, khiếp sợ chiến tranh”, chứ không hẳn là họ muốn lựa chọn chiến tranh.
Tuy nhiên, những dư luận có thể hiểu nhầm này đã đi ngược lại với một số động thái của đảng DPP cầm quyền như thông qua các biện pháp cách ly chống dịch COVID-19 để ngày càng xa rời Đại Lục. Do đó, mặc dù những người được phỏng vấn thể hiện sự sẵn sàng tham chiến nhưng mức độ hài lòng của họ với các chính sách xuyên eo biển của DPP chỉ là 48,9%. Nhìn bề ngoài, con số này cao hơn tỷ lệ 38,0% không hài lòng, nhưng phân tích sâu hơn cho thấy có 36,8% “khá hài lòng” và chỉ 11,9% “rất hài lòng”, con số này thấp hơn 19,0% “rất không hài lòng” và cũng thấp hơn 13,3% “không biết/không có ý kiến”. Một tỷ lệ hai con số những người được phỏng vấn không sẵn sàng bình luận về các chính sách xuyên eo biển của DPP và không loại trừ yếu tố “bảo lưu”.
Ồng La Khánh Sinh kết luận: 90,4% số người được hỏi chọn chung sống hòa bình giữa hai bên eo biển và 81,4% tán thành việc trao đổi nhiều hơn giữa hai bên eo biển, điều đáng được quan tâm hơn là họ sẵn sàng tham gia chiến tranh. Có lẽ quan hệ xuyên eo biển không quá bi quan như biểu hiện bề ngoài. Nếu tình trạng xấu đi hiện nay trong quan hệ hai bờ eo biển đang xấu đi chỉ là sản phẩm của một vòng luẩn quẩn trong bối cảnh “không ai chịu ai”, nếu loại trừ yếu tố Mỹ và hai bên eo biển cần lấy “tiểu sự đại dĩ trí, đại sự tiểu dĩ nhân” (người yếu đối với kẻ mạnh phải xử trí bằng trí tuệ, người mạnh đối với kẻ yếu phải dùng lòng nhân từ) làm tiêu chuẩn trong quan hệ, có thể sẽ đưa quan hệ hai bờ eo biển phát triển theo hướng lành mạnh. Đó là điều đáng mong đợi.
Chuyên gia Trung Quốc nhận định cuộc huấn luyện mới nhất cho thấy tàu sân bay Sơn Đông của nước này đã đạt khả năng cơ bản và sẵn sàng hoạt động ở Biển Đông, theo Hoàn Cầu thời báo.
Chiến đấu cơ J-15 cất cánh từ tàu sân bay Sơn Đông, trong đoạn video CCTV công bố trên Weibo ngày 27.10
Hôm 27.10, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin tàu sân bay Sơn Đông gần đây hoàn tất cuộc thử nghiệm và huấn luyện trên biển nhằm tập trung vào khả năng tác chiến thật sự và kiểm tra vũ khí trên tàu. Đoạn video do CCTV phát cho thấy chiến đấu cơ J-15 cất/hạ cánh trên tàu sân bay Sơn Đông và cảnh tàu khai hỏa.
Chuyên gia quân sự Lý Kiệt ở Bắc Kinh hôm 27.10 nhận định với Hoàn Cầu thời báo rằng tàu Sơn Đông đã đạt được khả năng tác chiến cơ bản ít nhất trong gần một năm sau khi tàu này được đưa vào biên chế. Ông Lý còn nói rằng với việc bắn đạn thật được tiến hành trên tàu Sơn Đông, nhóm tác chiến tàu sân bay kép của Trung Quốc không còn chỉ có trong khái niệm. Tàu sân bay thứ nhất của Trung Quốc là tàu Liêu Ninh đã được đưa vào biên chế từ năm 2012.
Cũng theo ông Lý, một tàu sân bay mới thường mất khoảng 1-2 năm mới có thể hình thành khả năng tác chiến cơ bản, nhưng tàu Sơn Đông đạt khả năng này trong vòng chưa đầy một năm, dù Trung Quốc khi đó chỉ có một tàu sân bay đang hoạt động và bị hạn chế về kinh nghiệm. “Điều này cho thấy chất lượng của cuộc huấn luyện khá tốt”, ông Lý nhận định.
Ông Lý còn cho rằng việc công bố video về hoạt động huấn luyện khi ngày đánh dấu một năm tàu Sơn Đông được đưa vào biên chế là sự thể hiện với thế giới rằng tàu này sẵn đến các vùng biển rộng lớn hơn. Được đưa vào biên chế ở thành phố Tam Á ở đảo Hải Nam vào ngày 17.12.2019 có nghĩa tàu Sơn Đông sẽ phục vụ cho Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc ở Chiến khu Nam bộ, vốn tập trung hoạt động ở Biển Đông.
Ông Lý đưa ra nhận định trên trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động gây quan ngại ở Biển Đông trong khi Bắc Kinh tố Mỹ liên tục có “hoạt động khiêu khích”, như điều máy bay trinh sát và tập trận ở khu vực.
Nhẫn nhịn và bao dung là cái gốc trong đối nhân xử thế; là cốt lõi trong hành trình tu dưỡng đạo đức của con người…
Nhẫn nhịn mang lại nhiều điều tốt lành
Người xưa nói “Không nhẫn nhịn được việc nhỏ sẽ làm hỏng việc lớn”. Ai làm nên việc lớn xưa nay đều có phẩm chất nhẫn nại. Trong đời sống thường nhật, các bậc hiền nhân minh triết thời xưa đều xem trọng chữ “nhẫn”. Những người tài đức đời sau cũng thường đặt chữ nhẫn lên hàng đầu trong triết lý sống của mình.
Trong đối nhân xử thế, nhẫn nhịn có thể hoá giải mọi mâu thuẫn, xung đột. Nhưng nếu chỉ nhẫn trên bề mặt mà trong tâm còn uất hận, uỷ khuất thì vẫn chưa phải là cái nhẫn đích thực. Có thể làm được nhẫn chính là dựa vào tấm lòng bao dung, nhân ái vị tha. Người bao dung không so đo thiệt hơn, có thể đạt tới cảnh giới vô tư, vô ngã.
Trong nhân gian rất khó có thể tìm được người mà trong thiên hạ không có kẻ thù; nhất là với những người giữ trọng trách lớn. Một người có phẩm chất cao thượng, không hẹp hòi mà luôn bao dung thì có thể đạt được sự nghiệp lẫy lừng.
Có những câu chuyện người thật việc thật nhờ có sự nhẫn nhịn mà làm nên việc lớn từng được lưu truyền. Ví dụ như câu chuyện về vị tổng thống vĩ đại của nước Mỹ – Abraham Lincoln.
Thời bấy giờ, xã hội Mỹ rất coi trọng yếu tố danh gia vọng tộc. Phần lớn Thượng nghị sĩ Mỹ xuất thân trong những gia đình quyền quý, thuộc giới thượng lưu. Còn Abraham Lincoln lại xuất thân trong một gia đình thợ giày. Chính vì điều này mà khiến nhiều người dân Mỹ cảm thấy không hài lòng, thậm chí là khó chấp nhận về thân thế của vị Tổng thống mới đắc cử.
Một chuyện đã xảy ra trong lễ nhậm chức Tổng thống của Abraham Lincoln. Một nghị sĩ đã chen vào giữa bài diễn văn, nói: “Thưa ông Lincoln, đừng quên rằng cha ngài thường đóng giày cho gia đình tôi”. Các nghị sĩ cười ầm lên vì nghĩ rằng họ đã biến Lincoln thành trò hề.
Tuy nhiên, khi tiếng cười vừa dứt, Tổng thống Lincoln không cao ngạo, cũng không tự ti mà chân thành nói: “Thưa ngài, tôi biết rằng cha tôi đã đóng giày cho gia đình ngài, cũng như nhiều gia đình các nghị sĩ khác… bởi vì không người thợ nào có thể làm được như ông. Ông là một người sáng tạo. Giày của ông không chỉ là giày, ông đã đặt cả tâm hồn vào nó”.
“Tôi muốn hỏi các ngài rằng, các ngài đã từng phàn nàn về giày của ông chưa? Bản thân tôi cũng biết cách đóng giày; nếu các ngài có phàn nàn gì, thì tôi có thể đóng cho các ngài một đôi giày khác. Nhưng theo tôi thấy thì chưa có ai phàn nàn về những đôi giày mà cha tôi đóng. Ông là một thiên tài, một nhà sáng tạo, và tôi tự hào vì cha tôi!”.
Cả khán phòng lúc đó trùm trong một không gian tĩnh lặng bất ngờ. Các nghị sĩ nhận ra họ chưa hiểu gì về vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ. Lincoln tự hào về người cha đóng giày, vì chưa ai từng phàn nàn về những “tác phẩm” của ông. Và mặc dù đã đắc cử Tổng thống, Lincoln vẫn sẵn sàng tự tay đóng một đôi giày.
Abraham Lincoln và gia đình những năm 1860. (Ảnh: shutterstock)
***
Người xưa quan niệm rằng tài phú, danh dự, địa vị… là những thứ bên ngoài, đức hạnh mới là căn bản, là cái gốc của một con người.
Đức dày có thể nâng đỡ vạn vật; nói cách khác, người có tài phú thường do đức dày. Tạo hóa ban cho một người hay một quốc gia bao nhiêu lợi ích là dựa vào việc họ có bao nhiêu đức hạnh. Một trong những nhân tố tạo nên sự đức hạnh cho con người, đó chính là lòng nhẫn nhịn, sự bao dung.
Trong những ngày qua người dân cả nước đang đồng lòng hướng về miền Trung với các hoạt động ủng hộ quần áo, lương thực, hỗ trợ tiền… Ngoài ra chúng ta còn thấy những hình ảnh đẹp và nhân văn của các Sao Việt. Họ không đẹp bởi khoác lên những bộ quần áo đắt tiền hay trang điểm; mà để lại ấn tượng về những khoảnh khắc giản dị, cùng chung tay giúp đỡ đồng bào miền Trung.
Nổi bật nhất trong đợt hỗ trợ lũ lần này phải kể đến vợ chồng Thủy Tiên – Công Vinh. Cô không chỉ huy động được số tiền lớn (tính đến ngày 24/10, cô đã kêu gọi được số tiền quyên góp lên tới 150 tỉ đồng) để hỗ trợ đồng bào mà còn đi nhiều tỉnh miền Trung như: Thừa Thiên – Huế, Quảng Bình, Quảng Trị… để cứu trợ cho bà con gặp lũ lụt.
Trong những ngày qua, vợ chồng Lương Thế Thành – Thuý Diễm đã trực tiếp đứng ra vận động, kêu gọi quyên góp cứu trợ cho người dân miền Trung.
(ảnh Facebook: Lương Thế Thành & Thuý Diễm).Thúy Diễm trao quà cho người dân bị ảnh hưởng (ảnh Facebook: Lương Thế Thành & Thuý Diễm).
Ngày 19/10, cặp đôi đã cùng nhau đi tới miền Trung để tặng áo phao và trao tiền cứu trợ tận tay bà con. Đến ngày 25/10, Thúy Diễm đã tổng kết các khoản chi tiêu trong chuyến đi miền Trung và thông báo với mọi người.
Sau khi trực tiếp đến miền Trung, thấu hiểu sự thống khổ mất mát của người dân, Thúy Diễm quyết định kêu gọi tiếp đợt 2 huy động quỹ giúp bà con miền Trung gây dựng lại cuộc sống.
Sáng 19/10, vợ chồng Lý Hải – Minh Hà cũng đã bắt chuyến bay tới miền Trung để đi cứu trợ cho bà con bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Lý Hải – Minh Hà đến miền Trung giúp đỡ đồng bào khó khăn (ảnh: Facebook Lý Hải Minh Hà).
Mỹ Tâm trong chuyến đi cứu trợ cho đồng bào miền Trung tại xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam (ảnh: Facebook Mỹ Tâm). Phi Nhung cũng đã có mặt ở tỉnh Thừa Thiên – Huế để tặng các nhu yếu phẩm cần thiết, cứu trợ cho người dân (ảnh chụp màn hình: Báo Lao Động)Ca sĩ Thái Thùy Linh trao quà cho các hộ dân ngập lụt (ảnh: Facebook Thái Thùy Linh).
Hy vọng sẽ có nhiều hơn những những tấm lòng vàng, chung tay hướng về miền Trung ruột thịt, giúp đỡ những đồng bào đang chịu thiệt hại nặng nề do lũ.
Ngọc Mai (tổng hợp)
Video xem thêm: Sao người miền trung khổ vậy? Đâu là lối thoát?