Daily Archives: October 22, 2020

Chuyển họa thành phúc: Làm thế nào để thay đổi vận mệnh của một con người?

San San | DKN 19/10/2020 2,178 lượt xem

Số mệnh là gì và làm sao để thay đổi?
Ảnh: Shutterstock.

Vận mệnh con người có rất nhiều cách biểu hiện, bao gồm: họa và phúc, trắc trở hay suôn sẻ, giàu và nghèo, cát và hung, sống thọ hay chết yểu… Tất cả đều là kết quả của báo ứng thiện ác đối với mỗi hành vi của con người.

“Mệnh” là một khái niệm quan trọng trong văn hóa truyền thống. Người xưa thường rất kính Trời tín mệnh, cho rằng: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên”; “Trong mệnh chỉ được 8 phần đấu gạo thì dù có đi khắp thiên hạ cũng không đầy cả đấu”; “Đại phú dựa vào mệnh, tiểu phú dựa vào cần cù”; “Cái chúng ta có được là do may mắn, cái chúng ta mất là do mệnh”; “Một đời đều là mệnh, một chút cũng không phải do người”, v.v… Vậy nên cổ nhân cho rằng mỗi người sinh ra trên đời đều được an bài một vận mệnh khác nhau. 

Vậy “mệnh” rốt cuộc là gì? Trong “Mạnh Tử – Tẫn tâm thượng”, Mạnh Tử nói: “Mạc chi vi nhi vi giả, thiên dã; mạc chi trí nhi chí giả, mệnh dã”. Ý tứ là: Việc mình không cố ý làm nhưng lại thành công, đó là do ý Trời muốn vậy. Thứ mình không mong muốn mà tự nhiên tới, đó là do mệnh trời.

Trong “Hán thư – Đổng Trọng Thư truyện”, Đổng Trọng Thư nói: “Thiên lệnh chi vị mệnh” – Lệnh của Trời được gọi là mệnh. Vì vậy, mệnh và Trời có mối quan hệ với nhau, cũng gọi là “nhân mệnh quan thiên”, mệnh cũng được gọi là “Thiên mệnh”. Tức là, mệnh hoặc thiên mệnh của mỗi người đều có từ lúc nguyên sơ, mới chào đời đã có, khi sinh mang theo đến, hay cũng nói đó là do là trời chú định vậy. 

Trong thuật đoán mệnh truyền thống, người ta thường dựa vào tiến trình thời gian đời người mà đem sự vận hành của sinh mệnh con người phân chia thành: đại vận, tiểu vận, lưu niên. Vận hành của mệnh được gọi là vận mệnh, cho nên mệnh cũng được gọi là vận mệnh. Tức là vận trình của mệnh khác nhau biểu hiện ra vận mệnh cuộc đời mỗi người khác nhau. Tính mệnh mỗi người khác nhau là do vận trình không giống nhau tạo thành. Nó có thể là vận may, hoặc là vận rủi, hoặc là trước may sau rủi, hoặc là rủi trước may sau.

Trong các vận trình khác nhau của sinh mệnh sẽ biểu hiện ra chất lượng của mệnh khác nhau. Chất lượng thông thường của sinh mệnh là biểu hiện qua sự giàu nghèo, sang hèn, tuổi thọ, hạnh phúc, khổ đau, trắc trở hay suôn sẻ… đo lường. Bởi vậy, mệnh hay vận mệnh, trên thực tế chính là quỹ đạo vận hành của sinh mệnh con người vốn đã được trời định sẵn từ trước.

Văn hóa truyền thống Trung Hoa cho rằng, vận mệnh của con người có thể biết trước được, do đó người xưa rất coi trọng việc đoán mệnh, điều này gọi là hiểu về số mệnh con người. Trong “Luận ngữ – Nghiêu viết”, Khổng Từ giảng: “Bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử dã”, ý là: Người không hiểu biết về số mệnh thì không phải là người quân tử. Trong “Luận ngữ – Vi chính”, Khổng Tử cũng nói: “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh” – Con người khi đến tuổi 50 thì hiểu được mệnh trời.

Vậy, vì sao cần phải hiểu biết về số mệnh con người? Bởi vì người xưa cho rằng, việc gì được chuẩn bị trước thì cũng sẽ thành công, không được chuẩn bị cẩn thận thì thường dở dang. Từ xưa đến nay, cầu lợi tránh hại, cầu may mắn tránh nguy hiểm là bản năng của con người. Biết được vận mệnh của con người thì có thể ứng phó được với những điều nguy hiểm xảy ra trên đường đời phía trước. Vậy nên, người xưa giảng rằng: bằng lòng với mệnh trời thì không lo lắng.

Ảnh: Shutterstock.

“Kinh Dịch” trong “Tứ Thư Ngũ Kinh” được đặt ở vị trí số một trong các kinh thời cổ đại. Hơn nữa, “Kinh Dịch” trên thực tế là một bộ sách về bói toán, trong đó “Hệ Từ” – các quẻ bói toán, lại được viết đầu tiên. Khổng Tử cũng đã dành cả đời để nghiên cứu về bộ “Kinh Dịch” này, cho nên trình độ đã đạt đến “Vi biên tam tuyệt” – Khổng tử đọc Kinh Dịch khiến lề sách đứt ba lần. Cuốn “Dịch truyện” chính là những nhận thức tâm đắc trong nghiên cứu “Kinh Dịch” của ông. 

Đạo gia Trung Quốc có thuật đoán mệnh vô cùng phong phú; bao gồm Lục Hào, Mai Hoa Dịch Số, Tứ Trụ Bát Tự, Kỳ Môn Độn Giáp, Lục Nhâm, Thiết Bản Thần Số, tướng mặt, tướng tay, v.v. Vì sao lại gọi là đoán mệnh? Bởi vì văn hóa truyền thống Trung Hoa cho rằng: hết thảy vạn sự vạn vật đều có định số. Đoán mệnh chính là căn cứ theo dịch số, mệnh số mà suy đoán vận mệnh của con người. Trong sử sách của Trung Quốc có ghi chép rất nhiều cao thủ tinh thông về thuật số đoán mệnh, ví như: Khương Tử Nha, Gia Cát Lượng, Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong, Lưu Bá Ôn, v.v… Trong tu luyện của Phật gia còn xuất hiện một loại công năng kỳ diệu gọi là “túc mệnh thông”. Người có được loại công năng này có thể dùng thiên mục mà trực tiếp nhìn thấy được quá khứ, hiện tại, tương lai, thậm chí đời trước kiếp trước, nhiều kiếp nhiều đời…

Vận mệnh của con người tuy là trời định, là đã được chú định sẵn từ trước, nhưng không phải là không thể thay đổi được. Đạo gia xưa có cách nói: “Ngã mệnh tại ngã bất tại thiên”, ý tứ là mệnh của mình do mình định đoạt chứ không phải do trời, một người có thể thông qua nỗ lực cố gắng thì có thể thay đổi được vận mệnh ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, cũng có câu: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, nếu như con người không ngừng làm việc xấu thì không những không thể khiến cho vận mệnh tốt lên mà còn xấu đi, cuối cùng sẽ gặp bất hạnh. Vậy nên dưới tình huống thông thường, con người chỉ có năng lực tuân theo thiên mệnh, làm hết bổn phận, tùy kỳ tự nhiên, thuận theo số phận. 

Nếu con người muốn thay đổi vận mệnh cho tốt hơn thì chỉ có một cách là hành theo đạo trời, như vậy sẽ được Thần Phật và các sinh mệnh cao cấp trên thiên thượng an bài lại mới. Vậy họ căn cứ vào điều gì để có thể an bài đường đời cho một người? Họ căn cứ vào hành động thiện ác cùng tỷ lệ nghiệp đức đã tạo từ trong những kiếp trước, tùy theo lớn nhỏ mà an bài. Người làm việc thiện sẽ nhận về thiện quả, người hành ác sẽ gặt quả ác báo, đây cũng gọi là “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.

Vận mệnh con người có rất nhiều cách biểu hiện, bao gồm: họa và phúc, trắc trở hay suôn sẻ, giàu và nghèo, cát và hung, sống thọ hay chết yểu… Tất cả đều là kết quả của báo ứng thiện ác đối với mỗi hành vi của con người. Vì vậy, vận mệnh của con người là do Thần Phật chủ trì, dựa theo thiên lý hay quy luật của vũ trụ mà sắp đặt đường đời cho mỗi người. Mệnh là thể hiện của quy luật hoặc phép tắc của vũ trụ trong tiến trình sinh mệnh đời người. 

Đã là như vậy, con người muốn thay đổi đường đời hay vận mệnh của mình từ xấu trở nên tốt cần tuân theo quy luật vũ trụ, trọng đức hành thiện, gắng sức sửa chữa lỗi lầm trước đây và tránh làm điều ác. Bởi vì đạo của Trời là ban thưởng cho cái thiện và trừng phạt cái ác. Đây chính là tu luyện chân chính, chỉ có tu luyện mới có thể thay đổi vận mệnh trở nên tốt hơn. Thông qua tu luyện mà thay đổi vận mệnh được gọi là tu mệnh. Viên Liễu Phàm tác giả của cuốn “Liễu Phàm Tứ Huấn” chính là một tấm gương điển hình của việc tu mệnh thành công. Cái gọi là: “Đoán mệnh không bằng chấp nhận số mệnh, chấp nhận số mệnh không bằng tu mệnh”, đạo lý chính là ở chỗ này.

Căn bản của tu mệnh chính là tu tâm. Tâm là căn nguyên của mọi hành vi mà con người biểu hiện ra. Người có thiện tâm thì hành vi rất thiện, người có ác tâm thì hành vi cũng sẽ ác. Tu tâm chính là dựa vào Phật pháp và Đạo pháp mà thay đổi hết thảy những tư tưởng, quan niệm và hành vi không phù hợp của bản thân. Chỉ có tu tâm mới có thể thay đổi được tận gốc rễ những thứ không tốt trong vận mệnh của con người. Người xưa có câu: “Nhất thiết phúc điền, bất ly phương thốn”, là có ý nói rằng hết thảy ruộng phúc không ở đâu xa mà ở ngay gần lòng người. Nói về mối quan hệ giữa tâm và mệnh, bài “Tâm mệnh ca” viết rằng: “Mệnh tốt tâm cũng tốt, phú quý mãi đến già. Mệnh tốt tâm không tốt thì sẽ thất bại giữa đường. Tâm tốt mệnh không tốt, trời đất cuối cùng cũng bảo hộ cho. Tâm mệnh đều không tốt, nghèo khó cùng phiền não”. Cổ ngữ cũng lại có câu: “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”. Tu tâm có thể bù đắp được hết những thiếu sót trong vận mệnh đã được an bài từ trước, tu tâm có thể triệt để thay đổi và cải biến vận hạn trong đời.

Thực tế thì không phải cứ người có vận mệnh không tốt mới cần tu tâm, mà người người đều cần tu tâm sửa tính. Người dù có vận mệnh tốt cũng không tránh khỏi quy luật “sinh lão bệnh tử”. Phú quý danh lợi khi sinh không mang theo đến, khi tử không mang theo đi. Sau khi hưởng hết phúc phận, con người không tu luyện lại tiếp tục nhập lục đạo, luân hồi trong tam giới không dứt. Vì vậy, đoán mệnh để cải biến vận mệnh mà con người bình thường nói đến, trên thực tế chỉ là thay đổi một chút cho cuộc sống tốt hơn mà thôi. Người muốn triệt để cải biến vận mệnh, bảo trì sinh mệnh vĩnh viễn thì chỉ có phát đại thệ nguyện, khởi tâm tinh tấn, gian khổ tu luyện mới có thể đạt thành chính quả, thoát ly khỏi lục đạo luân hồi trong tam giới. Có thơ rằng:

Nhân sinh như sóng cuộn
Tan giữa biển vô thường
Muốn trở về Cố Hương
Đừng quên: Chân-Thiện-Nhẫn

Sinh mệnh như sóng cuộn
Ngụp lặn kiếp luân hồi
Muốn thăng hoa về Trời
Đồng hóa: Chân-Thiện-Nhẫn…
[Vô danh cư sỹ].

Theo Vision Times
San San biên dịch

Có thể bạn quan tâm:

Advertisement
Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

‘Chúng ta sẽ thắng’: Tổng thống Trump nhiệt huyết tiến hành 5 cuộc vận động mỗi ngày trước bầu cử

Hương Thảo | DKN 12 giờ tới 255 lượt xem

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump giơ nắm tay về phía những người ủng hộ khi ông rời Nhà Trắng ở Washington, Hoa Kỳ, ngày 20/10/2020 (ảnh: Reuters).

“Chúng ta sẽ giành chiến thắng”, Tổng thống Donald Trump nói với các nhân viên chiến dịch của ông và các quan chức khác, khi ông bày tỏ sự tin tưởng vào kết quả của cuộc bầu cử sẽ được tổ chức trong hai tuần tới, vào ngày 3/11, theo The BL.

“Hôm nay tôi phấn khích hơn hai tuần trước. Hai tuần trước, tôi đã ở trong bệnh viện, và mọi người đã rất sốc vì tôi đã xuất viện quá nhanh và quá khỏe mạnh”, Tổng thống Trump cho biết theo New York Post ngày 19/10.

Tổng thống Trump chia sẻ với nhóm tái tranh cử của mình rằng ông sẽ lên lịch mỗi ngày năm cuộc vận động cùng với những người ủng hộ, để khuyến khích cử tri bỏ phiếu cho ông ở lại Nhà Trắng thêm bốn năm nữa.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=2391351179&adk=884465546&adf=696944579&pi=t.ma~as.2391351179&w=300&lmt=1603322275&psa=1&guci=2.2.0.0.2.2.0.0&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fthe-gioi%2Fchung-ta-se-thang-tong-thong-trump-nhiet-huyet-tien-hanh-5-cuoc-van-dong-moi-ngay-truoc-bau-cu.html&flash=0&wgl=1&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hZHNlcnZpY2UuZ29vZ2xlLmNvbSIsInN0YXRlIjowfV0.&dt=1603329652143&bpp=87&bdt=8793&idt=981&shv=r20201014&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&correlator=5602811784185&frm=20&pv=2&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1603329653&ga_hid=1734091992&ga_fc=0&iag=0&icsg=1016&dssz=90&mdo=0&mso=0&u_tz=-420&u_his=4&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=188&ady=1127&biw=675&bih=329&scr_x=0&scr_y=2050&eid=21067598&oid=3&pvsid=209113346142987&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=640&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C683%2C328&vis=1&rsz=%7Co%7CoeE%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&ifi=1&uci=a!1&fsb=1&xpc=fEpm3XLUHL&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=1139

Năng lượng mà Tổng thống đã thể hiện trong các sự kiện tranh cử kể từ khi ông được xuất viện khỏi Walter Reed vì viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) hồi đầu tháng đã khích lệ rất nhiều những người ủng hộ ông.

Hoạt động đầy nhiệt huyết này cùng này sự nhiệt thành của hàng nghìn đảng viên Cộng hòa tham dự các sự kiện tranh cử của ông Trump là tài liệu tham khảo đáng tin cậy nhất về kết quả thuận lợi cho việc tái đắc cử của Tổng thống Trump.

Theo đó, Eric Trump, con trai của Tổng thống Trump, đã công bố danh sách 16 bang mà tổng thống, cùng hai anh trai của ông, và phó tổng thống sẽ đến thăm những người ủng hộ của họ, trong 48 giờ tới kể từ khi đăng tweet của mình, vào ngày 19/10.https://platform.twitter.com/embed/index.html?dnt=false&embedId=twitter-widget-0&frame=false&hideCard=false&hideThread=false&id=1318185187726024706&lang=vi&origin=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fthe-gioi%2Fchung-ta-se-thang-tong-thong-trump-nhiet-huyet-tien-hanh-5-cuoc-van-dong-moi-ngay-truoc-bau-cu.html&theme=light&widgetsVersion=ed20a2b%3A1601588405575&width=550px

Trong khi đó, hiếm có những hoạt động như vậy được quan sát thấy ở ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, người mà các chuyến thăm chiến dịch èo uột đã gây ra chỉ trích trong vài tháng qua, và bị Tổng thống Trump coi là một dấu hiệu yếu kém, bên cạnh những yếu tố khác.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Dự án ODA – cầu nối tin cậy xây dựng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản

Ngày đăng 21-10-2020T.P

Tất cả các dự án của Nhật Bản tại Việt Nam thông qua hình thức hợp tác kỹ thuật, vốn vay ODA hay viện trợ không hoàn lại, đều do một cơ quan điều phối đó là JICA.

Ông Shimizu Akira, Trưởng đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam.

“Mục đích cuối cùng của các dự án ODA là tạo dựng mối quan hệ tin cậy giữa Nhật Bản và Việt Nam”. Đây là khẳng định của ông Shimizu Akira, Trưởng đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam.

Không chỉ là một trong những nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam, kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam năm 1993, Nhật Bản cũng luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Chính phủ Việt Nam, đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Với tư cách là cơ quan triển khai các dự án ODA của Nhật Bản, JICA là đơn vị đã trực tiếp thực hiện nhiều dự án hỗ trợ phát triển của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về lĩnh vực mà JICA ưu tiên triển khai tại Việt Nam trong thời gian tới, Phóng viên VOV phỏng vấn ông Shimizu Akira, Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam.

Phóng viên: Thời gian qua, JICA đã và đang nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam thông qua các hình thức hợp tác như: Hợp tác Kỹ thuật, Vốn vay ODA và Viện trợ không hoàn lại. Ông có thể đánh giá khái quát kết quả sự hợp tác đó của JICA với Việt Nam?

Ông Shimizu Akira: JICA đã nối lại viện trợ ODA cho VN từ năm 1993, tức là đến nay đã gần 30 năm. Tất cả các dự án của Nhật Bản tại Việt Nam thông qua hình thức hợp tác kỹ thuật, vốn vay ODA hay viện trợ không hoàn lại, đều do một cơ quan điều phối đó là JICA.

Đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, cầu cảng, bên cạnh việc cho vay vốn để xây dựng “phần cứng”, chúng tôi cũng chuyển giao các công nghệ về vận hành, đi kèm với việc đào tạo nhân lực để vận hành các công trình này… Nói cách khác, hiện nay chúng tôi kết hợp 3 hình thức hỗ trợ của JICA để tạo ra các dự án có độ sâu về cả “phần cứng” lẫn “phần mềm” trong các dự án. Và đây cũng tiếp tục là xu hướng hỗ trợ của JICA trong thời gian tới.

Đặc điểm nữa là chúng tôi triển khai các dự án hỗ trợ tùy theo mức độ phát triển của Việt Nam. Ví dụ như ở giai đoạn đầu Việt Nam phát triển kinh tế, các bạn cần xây dựng hạ tầng xã hội để phát triển kinh tế, nâng cao uộc sống cho người dân, chúng tôi chú trọng vào các hỗ trợ hạ tầng như xây dựng đường sá giao thông, hệ thống pháp luật….

Và khi Việt Nam có năng lực nhất định trong việc phát triển kinh tế, xã hội rồi thì chúng tôi cũng dần dần thay đổi cách tiếp cận trong các dự án hỗ trợ. Chẳng hạn như lĩnh vực y tế, chúng tôi đã từng triển khai hỗ trợ cho các cơ sở y tế như Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, BV Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện TW Huế trong việc xây dựng hoàn thiện hạ tầng cũng như cử chuyên gia sang để hỗ trợ Việt Nam trong việc vận hành và điều hành các bệnh viện này.

Đó là nền tảng mà chúng tôi cho rằng cần hỗ trợ cho Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển. Năm 2003, lúc xảy ra dịch SARS, chúng tôi cũng tập trung hỗ trợ các cơ sở y tế của Việt Nam xây dựng các phòng thí nghiệm, nghiên cứu để phân tích các yếu tố dịch tễ, đồng thời chuyển giao công nghệ cho Việt Nam trong lĩnh vực này và các dự án vẫn được tiếp tục cho đến thời điểm hiện nay.

Trong dịch bệnh Covid-19 lần này, Việt Nam đã kiểm soát khá thành công dịch bệnh và tôi nghĩ rằng, việc hỗ trợ của JICA từ trước đến nay cũng đã góp phần nào đó vào công cuộc chung của Việt Nam trong việc ngăn ngừa và phòng chống dịch Covid-19.

Phóng viên: Năm 2020 là năm khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Mặc dù Việt Nam đã nỗ lực để kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Theo ông, những ưu tiên Việt Nam cần làm trong việc kích thích nền kinh tế phát triển ở giai đoạn “bình thường mới” là gì?

Ông Shimizu Akira: Hiện nay, thế giới vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh Covid-19. Tôi nghĩ các nước đang cố gắng phát triển vaccine nhưng chưa có loại vaccine nào chứng minh hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh này. Vì vậy, tôi cho rằng, trước mắt, ngoài vấn đề cơ bản là hoạt động thông tin tuyên truyền để phòng bệnh thì làm sao đối phó và đưa ra phương pháp điều trị và đối phó hiệu quả với dịch bệnh này là điều cấp thiết. Nói cách khác, y tế và chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực chúng tôi sẽ ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới.

Bên cạnh phòng và chống dịch bệnh, việc tiếp tục duy trì các hoạt động thúc đẩy kinh tế cũng là yêu cầu rất quan trọng trong giai đoạn “bình thường mới” này. Tôi nghĩ rằng, để phục hồi và phát triền nền kinh tế thì điều Việt Nam nên hướng tới đó là triển khai các dự án đầu tư công ở giai đoạn này. Bởi vì đầu tư công sẽ tập trung nhiều vào xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản- mảng mà Việt Nam còn đang thiếu. Nếu như ta đẩy nhanh tiến độ giải ngân sẽ đảm bảo việc làm cho người lao động cũng như kích thích nền kinh tế phát triển. Ở khía cạnh này,  JICA đã có sự chuẩn bị và sẵn sàng để hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai những dự án như vậy.

Phóng viên: Như ông vừa nói thì JICA sẽ dành ưu tiên vào các dự án ở lĩnh vực y tế và đầu tư công ở Việt Nam trong thời tới. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về các trụ cột trong những lĩnh vực đó?

Ông Shimizu Akira: JICA luôn triển khai các dự án theo 3 trụ cột. Đó là hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế, trợ giúp cho những người yếu thế hơn trong xã hội và quản trị công. Song song với  đó, việc hỗ trợ cho Việt Nam trong phòng chống thiên tai cũng là lĩnh vực chúng tôi quan tâm, đặc biệt khi Việt Nam đang đối phó với mưa lũ ở miền Trung hiện nay.

Còn về hạ tầng, chúng tôi cũng quan tâm đến việc phát triển hạ tầng ở các địa phương để làm sao nâng cao mức sống, sinh kế cho người dân. Đó có thể không phải các dự án hạ tầng quy mô lớn nhưng là hạ tầng phục vụ thiết yếu cho người dân. Đó là những trọng tâm trọng điểm mà JICA sẽ hướng tới.

Phóng viên: Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều đổi mới chính sách trong việc tiếp nhận và sử dụng vốn ODA. Ông đánh giá như thế nào về sự phối hợp của Việt Nam trong việc thực hiện các dự án và liệu còn khó khăn nào đòi hỏi hai bên cùng tháo gỡ hay không?

Ông Shimizu Akira: Khi triển khai các dự án ODA, với cảm nhận của 1 người nước ngoài, tôi thấy rằng các thủ tục vẫn còn nhiều phức tạp. Chẳng hạn như để thực hiện 1 dự án có nhiều hạng mục và mỗi hạng mục đều đòi hỏi phải phê duyệt trong khi đó thủ tục để phê duyệt thì khá phức tạp. Hay như các thủ tục để ký kết hợp đồng cũng khá là mất thời gian.

Tất nhiên, tôi hiểu người Việt Nam phải tuân thủ rất nhiều quy tắc, luật lệ trong việc triển khai, đó là yếu tố để phát triển xã hội nhưng phải chăng chúng ta nên linh hoạt và có độ “mở” để thúc đẩy nhanh cho các bước thủ tục hành chính. Tôi biết rằng, Chính phủ Việt Nam cũng đang nỗ lực để giải quyết những vấn đề đó, như là đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian cho các thủ tục hành chính. Đây là điều tôi kỳ vọng và tôi cũng rất mong chờ từ những sự cải cách này.

Phóng viên: Trong nhiệm kỳ của mình, ông có kỳ vọng gì vào mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản thông qua các dự án của JICA?

Ông Shimizu Akira: Tôi nghĩ rằng, ODA chỉ là một phương thức hỗ trợ các quốc gia phát triển nhưng mục đích cuối cùng là tạo dựng mối quan hệ tin cậy giữa hai nước. Dù là thông qua các hình thức hợp tác nào, tôi nghĩ có lẽ chúng ta cần thúc đẩy hơn nữa các chương trình đối tác phát triển, giao lưu nhân dân chẳng hạn thông qua đào tạo, du học, giao lưu văn hóa từ đó tạo dựng mối quan hệ tin cậy. Đó là mục đích cuối cùng khi chúng tôi triển khai các dự án hỗ trợ của mình tại Việt Nam.

Việt Nam đang có sự phát triển nhanh chóng, trong khi Nhật Bản đã có sự chững lại. Cũng có thể, trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ nhanh chóng bắt kịp với Nhật Bản. Trong quá trình ấy, thông qua các dự án ODA, hai bên có cơ hội cùng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau để cùng phát triển. Có thể nói, Nhật Bản là quốc gia  đi theo mô hình phát triển khác với các nước phương Tây.

Mô hình phát triển của Nhật Bản “theo kiểu châu Á” và có thể được các nước trong khu vực nhìn nhận. Chính vì thế, thông qua các dự án của mình, chúng tôi hy vọng có thể chia sẻ những bài học của Nhật Bản, của mô hình “phát triển kiểu châu Á” của chúng tôi cho Việt Nam để cùng nhau hướng tới một tương lai thịnh vượng hơn.

https://www.facebook.com/plugins/like.php?action=like&app_id=&channel=https%3A%2F%2Fstaticxx.facebook.com%2Fx%2Fconnect%2Fxd_arbiter%2F%3Fversion%3D46%23cb%3Df303ecaebee91b8%26domain%3Dbiendong.net%26origin%3Dhttp%253A%252F%252Fbiendong.net%252Ff6a8af8479ae78%26relation%3Dparent.parent&color_scheme=light&container_width=0&font=arial&href=http%3A%2F%2Fbiendong.net%2Fdiem-tin%2F37633-du-an-oda-cau-noi-tin-cay-xay-dung-quan-he-viet-nam-nhat-ban.html&layout=button_count&locale=vi_VN&sdk=joey&send=true&show_faces=true&width=70https://platform.twitter.com/widgets/tweet_button.96fd96193cc66c3e11d4c5e4c7c7ec97.vi.html#dnt=false&id=twitter-widget-0&lang=vi&original_referer=http%3A%2F%2Fbiendong.net%2Fdiem-tin%2F37633-du-an-oda-cau-noi-tin-cay-xay-dung-quan-he-viet-nam-nhat-ban.html&size=m&text=Biendong.net%20-%20D%E1%BB%B1%20%C3%A1n%20ODA%20-%20c%E1%BA%A7u%20n%E1%BB%91i%20tin%20c%E1%BA%ADy%20x%C3%A2y%20d%E1%BB%B1ng%20quan%20h%E1%BB%87%20Vi%E1%BB%87t%20Nam-Nh%E1%BA%ADt%20B%E1%BA%A3n&time=1603329367494&type=share&url=http%3A%2F%2Fbiendong.net%2Fdiem-tin%2F37633-du-an-oda-cau-noi-tin-cay-xay-dung-quan-he-viet-nam-nhat-ban.html&via=BowThemeshttps://apis.google.com/u/0/se/0/_/+1/sharebutton?plusShare=true&usegapi=1&action=share&annotation=bubble&height=20&hl=vi-VN&origin=http%3A%2F%2Fbiendong.net&url=http%3A%2F%2Fbiendong.net%2Fdiem-tin%2F37633-du-an-oda-cau-noi-tin-cay-xay-dung-quan-he-viet-nam-nhat-ban.html&gsrc=3p&ic=1&jsh=m%3B%2F_%2Fscs%2Fapps-static%2F_%2Fjs%2Fk%3Doz.gapi.en.76xGL2Yny_o.O%2Fam%3DwQE%2Fd%3D1%2Fct%3Dzgms%2Frs%3DAGLTcCPLubAJPE__-DfP0tDIR1-cduAt3Q%2Fm%3D__features__#_methods=onPlusOne%2C_ready%2C_close%2C_open%2C_resizeMe%2C_renderstart%2Concircled%2Cdrefresh%2Cerefresh&id=I0_1603329362760&_gfid=I0_1603329362760&parent=http%3A%2F%2Fbiendong.net&pfname=&rpctoken=37994012https://www.facebook.com/plugins/comments.php?app_id=&channel=https%3A%2F%2Fstaticxx.facebook.com%2Fx%2Fconnect%2Fxd_arbiter%2F%3Fversion%3D46%23cb%3Df31c806a8788b44%26domain%3Dbiendong.net%26origin%3Dhttp%253A%252F%252Fbiendong.net%252Ff6a8af8479ae78%26relation%3Dparent.parent&color_scheme=light&container_width=664&height=100&href=http%3A%2F%2Fbiendong.net%2Fdiem-tin%2F37633-du-an-oda-cau-noi-tin-cay-xay-dung-quan-he-viet-nam-nhat-ban.html&locale=vi_VN&sdk=joey&skin=light&width=

Các tin khác

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển được trao giải Stefanus

quehuong22.10.200 Facebook Twitter Google+

a1

Ông Nguyễn Bắc Truyển, Tp Hồ Chí Minh ngày 10/5/2007.

Reuters

Tổ chức Stefanus Alliance International của Na Uy hôm 20 tháng 10 thông báo trao giải thưởng Stefanus 2020 cho Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Bắc Truyển. Ông Ed Brown, Tổng Thư Ký của Liên Minh Quốc Tế Stefanus (Stefanus Alliance International) chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại rằng Giải thưởng Stefanus được trao cho những cá nhân đã thể hiện lòng dũng cảm và cống hiến thúc đẩy quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, cũng như các quyền con người khác ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Trước đây giải thưởng này từng được trao cho các nhân vật tại các quốc gia như Iraq, Bắc Hàn, Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông cho biết: “Từ một danh sách những ứng viên rất sáng giá, Ủy ban giải thưởng, một bộ phận độc lập với Liên minh Stefanus, đã ghi nhận việc làm lâu năm của ông Nguyễn Bắc Truyển nhằm thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng và bảo vệ những sắc tộc thiểu số tôn giáo. Ông làm như thế không chỉ với cộng đồng của mình mà còn với các cộng đồng tôn giáo khác”.

Ông Nguyễn Bắc Truyển là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, một thành viên của Hội Ái Hữu Tù Nhân Lương Tâm và Hội Anh Em Dân Chủ. Năm 2017 ông Truyển cùng một số nhà hoạt động khác bị bắt và bị đưa ra xét xử. Ngày 5/4/2018 ông bị tuyên án 11 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Bà Ingvill Thorson Plesner, Chủ tịch Uỷ ban trao giải Stefanus, nhận định ông Nguyễn Bắc Truyển xứng đáng nhận giải. Bà nói ông nhiều lần đấu tranh cho quyền lợi của những người có niềm tin khác với ông, bất chấp hiểm nguy đối với cá nhân và gia đình của ông.

Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ của TNLT Nguyễn Bắc Truyển từ Sài Gòn cho biết, giải thưởng Stefanus là một nguồn động viên cho gia đình bà:

“Bản thân tôi thì thật sự rất xúc động không nói nên lời khi được tin vui này, chồng tôi được giải thưởng này. Làm một người vợ, tôi hết sức tự hào về chồng mình. Tôi luôn ủng hộ anh và đồng hành cùng anh trên đường bảo vệ tự do tôn giáo. Cho dù bản thân tôi và các chị của tôi đã phải chịu sự trả thù hết sức là bất nhân của nhà cầm quyền Việt Nam”.

TNLT Nguyễn Bắc Truyển hiện thụ án tại nhà tù An Điềm, tỉnh Quảng Nam. Bà Phượng nói lần cuối bà gặp ông Truyển là vào Tháng 9, đã được ông cho biết ông bị đau nhức cả người do bị viêm xương khớp.

“Anh Truyển cũng đã nhiều thứ bệnh nhưng họ không khám, mà từ hồi bắt đến nay cũng là 3 năm rồi. Anh Truyển cũng làm đơn yêu cầu họ đưa đi khám tổng quát và chuyên khoa. Họ cũng không trả lời. Anh Truyển có hỏi cán bộ của trại giam đó mà họ cũng không trả lời. Gần đây tôi biết là anh Truyển lại bệnh cao huyết áp và bệnh gout. Cái đó là theo chẩn đoán của cán bộ y tế trại giam thôi, nhưng họ không đưa đi khám chuyên nghiệp nên không biết như thế nào”.

Giải thưởng Stefanus được trao mỗi hai năm một lần, kèm theo giải là 10.000 Euro. Ông Ed Brown nói qua việc trao giải thưởng, Liên minh Quốc tế Stefanus không chỉ mong muốn tạo sự chú ý đến trường hợp của riêng ông Truyển, mà cả tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nơi mà những người đứng lên vì quyền lợi của người khác lại bị bắt bớ.

Thế thì làm sao để khuyến khích một chính quyền như Việt Nam làm đúng như những gì họ đã cam kết qua các hiệp ước quốc tế? Ông Brown cho biết, đầu năm 2019 Liên minh Stefanus đã tổ chức một chiến dịch viết thư để động viên Nguyễn Bắc Truyển trong tù. Hàng trăm bức thư đã được gửi đến trại giam An Điềm nhưng cán bộ đã ngăn chặn tất cả các bức thư nên ông Nguyễn Bắc Truyển không nhận được một lá thư nào.

Liên minh Stefanus đã không dừng ở đó. Ông Brown chia sẻ:

“Chúng tôi đã trình trường hợp (của ông Nguyễn Bắc Truyển) lên Quốc hội Na Uy và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở đây. Trong các tương tác của chúng tôi với Bộ Ngoại giao, sau khi chúng tôi cho họ biết về một số tình huống, nếu ho cho rằng cần thiết thì họ sẽ đề cập với chính quyền địa phương. Trong trường hợp này, họ đã nói với tôi rằng họ sẽ nói chuyện với đại sứ quán ở Việt Nam và yêu cầu đại sứ nêu trường hợp này với chính quyền ở đó.

Ngoài ra, chúng tôi là một tổ chức nhỏ của Na Uy, nhưng chúng tôi có tầm hoạt động vượt ra ngoài Na Uy, và chúng tôi đã nêu vấn đề với nhiều cơ quan chức năng khác. Chúng tôi đã nâng nó lên ở cấp EU và với Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng của Liên Hiệp Quốc”.

Ông Brown cho biết thêm tổ chức của ông cũng có liên hệ mật thiết với với Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo và Tín Ngưỡng Hà Lan và ông ấy cũng đã chia sẻ rằng ông sẽ trình bày với chính phủ Hà Lan và yêu cầu đại sứ quán nước này theo dõi tình hình của TNLT Nguyễn Bắc Truyển.

Năm 2011 ông Truyển đã nhận giải thưởng Hellman/Hammett của tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Gần đây Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) cũng đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Truyển. Phó chủ tịch của USCIRF, bà Anurima Bhargava từ năm 2019 đã nhận bảo trợ cho ông qua Dự án Tù Nhân Lương tâm Tôn Giáo của Ủy hội.

Tuần này bà Bùi Thị Kim Phượng lại một lần nữa dự tính lên đường đi thăm chồng tại trại giam An Điềm, như bà đã làm hàng tháng. Nhưng tình hình mưa lũ tại Miền Trung trong những ngày qua khiến các sông ở tỉnh Quảng Nam đã đạt đỉnh làm nhiều người thiệt mạng. Bà Phượng đã phải hủy chuyến thăm nuôi chồng tháng này vì được người địa phương cho biết đường vào trại giam ngập lụt không đi được.

Bà nói: “Ngoài đó thì lũ đang lên, tôi không biết nơi đó, chỗ anh Truyển ở có bị ngập hay không? Còn những vùng phía ngoài, như đường đi vào đã ngập rồi. Thành thử điều này cũng làm cho tôi lo nhiều”.

Tổng thư ký Ed Brown của Liên minh Stefanus nói, ông mong muốn TNLT Nguyễn Bắc Truyển sẽ sớm được tự do, và khi đó ông muốn mời ông Truyển đến thăm Na Uy để cảm ơn ông về những nỗ lực bảo vệ tự do tôn giáo.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Vòng vây biển Đông: Nhật Bản – Indonesia liên kết an ninh quốc phòng, kinh tế

quehuong22.10.200 Facebook Twitter Google+

a1

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (L) và Tổng thống Indonesia Joko Widodo tổ chức một cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm của họ tại dinh tổng thống ở Bogor, phía nam Jakarta, vào ngày 20 tháng 10 năm 2020 (Ảnh của Kyodo News qua Getty Images)

Tiếp theo chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản, hai nước Nhật Bản và Indonesia cũng đã đẩy nhanh các cuộc đàm phán về việc xuất khẩu thiết bị và công nghệ quốc phòng. Có vẻ như một ‘vòng vây Biển Đông’ đang được hình thành, với liên minh ‘ngầm’ 3 nước nhằm tạo thành vòng vây “hãm’ đường hàng hải của Trung Quốc.

Hôm thứ Ba (ngày 21/10), cuộc đàm phán giữa hai nước Nhật Bản và Indonesia đã thể hiện mối quan ngại về sự quyết đoán trong khu vực của Trung Quốc. Các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai bên cũng hứa hẹn sẽ sớm có các cuộc gặp.

Bức tường thành ‘chống Trung’

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đang có chuyến công du 4 ngày tới Việt Nam và Indonesia, chuyến công du đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào tháng trước của ông, và là một phần trong nỗ lực của Tokyo nhằm tăng cường quan hệ với hai quốc gia quan trọng ở Đông Nam Á.

Thủ tướng Nhật Bản Suga và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thỏa thuận về việc xuất khẩu trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam trong chuyến thăm Hà Nội của ông Saga, cho thấy tầm quan trọng của liên kết khu vực sẽ như một “bức tường thành” chống lại Trung Quốc.

Tiếp đó là việc thắt chặt quan hệ với Indonesia.

“Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác an ninh và quốc phòng giữa hai nước trong bối cảnh tình hình khu vực đang thay đổi, chúng tôi đã đồng ý tổ chức cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng vào một ngày sớm, và đẩy nhanh các cuộc đàm phán về việc chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng”, Thủ tướng Suga cho biết sau cuộc thảo luận với Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại cung điện Bogor gần Jakarta.

a2

Theo bản đồ trên có thể hiểu lý do tại sao các chuyến công du đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản lại hướng đến 2 nước láng giềng là Việt Nam và Indonesia. Đó là vì ba nước Nhật- Indo – Việt sẽ tạo ra một “vòng cung”, “kẹp” đường ra của Trung Quốc, theo một chuyên gia địa chính trị nhận định

Nhà lãnh đạo Indonesia Jokowi, cho biết trong một lần xuất hiện chung trên các phương tiện truyền thông rằng, mối quan hệ đối tác bền chặt hơn giữa Tokyo và Jakarta là rất quan trọng; “đặc biệt trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng rõ rệt giữa các cường quốc trên thế giới”, ám chỉ về cuộc đối đầu ngày càng gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Ông Suga và người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý về nguyên tắc một hiệp định xuất khẩu thiết bị quân sự và công nghệ vào thứ Hai này (ngày 19/10).

Thủ tướng Suga phải cân bằng mối quan hệ kinh tế sâu sắc của Nhật Bản với Trung Quốc, kèm theo những lo ngại về an ninh, bao gồm cả việc Bắc Kinh ngày càng thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo tranh chấp ở Biển Đông. Đảng cầm quyền của ông muốn một đường lối cứng rắn hơn, sau khi quan hệ này “ấm lên” dưới thời ông Abe.

Rủi ro giữa 2 làn đạn

Giống như các thành viên khác của ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), Indonesia cảnh giác với việc xa lánh đối tác kinh tế lớn Trung Quốc và vướng vào cuộc đối đầu căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

a3

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đến thăm Nhà sàn Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 10 năm 2020 tại Hà Nội, Việt Nam. (Ảnh của The Asahi Shimbun qua Getty Images)

Mặc dù Indonesia không phải là nước có tuyên bố chủ quyền chính thức ở Biển Đông quan trọng về mặt chiến lược, nước này coi một phần đường thủy là thuộc chủ quyền của mình. Indonesia cũng đã thường xuyên đẩy lùi các tàu tuần duyên và tàu đánh cá của Trung Quốc khỏi khu vực mà Bắc Kinh cho rằng họ có chủ quyền lịch sử.

Nhưng Jakarta năm nay đã từ chối đề nghị của Hoa Kỳ để cho phép máy bay giám sát hàng hải P-8 Poseidon của họ hạ cánh và tiếp nhiên liệu ở đó, một dấu hiệu cho thấy Jakarta không muốn đứng về phía nào trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung.

Chuyến thăm Đông Nam Á của ông Suga diễn ra sau cuộc họp tại Tokyo vào tháng này của “Bộ tứ”, một liên minh không chính thức gồm Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ (nhóm Quad)

Hôm thứ Hai, các thành viên Quad cho biết Úc sẽ tham gia các cuộc tập trận hải quân ở Vịnh Bengal vào tháng tới với sự tham gia của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ, trong một động thái có thể gây lo ngại ở Trung Quốc – quốc gia đã chỉ trích các cuộc tập trận tương tự là gây bất ổn.

Hoa Kỳ đã và đang thúc đẩy sự hợp tác sâu hơn giữa các thành viên Quad như một bức tường thành chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng trong khu vực của Trung Quốc. Trung Quốc đã lên án “nhóm bốn nền dân chủ” này là một nỗ lực để kìm hãm sự phát triển của họ.

Chuyến thăm của ông Suga trùng với nỗ lực của Nhật Bản nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, bằng cách đưa hoạt động sản xuất về nước hoặc đặt trụ sở nhiều hơn ở Đông Nam Á. 

Jokowi cho biết ông đánh giá cao việc các công ty Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Indonesia. 

Ông Suga cũng thông báo rằng Nhật Bản sẽ gia hạn 50 tỷ yên trong khoản vay dài hạn, lãi suất thấp cho Indonesia, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán và có số ca nhiễm trùng và tử vong cao nhất ở Đông Nam Á.

Lê Minh

https://www.ntdvn.com/

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Lũ lụt miền Trung VN: Hội Chữ Thập đỏ lo thảm họa nhân đạo

21 tháng 10 2020, 17:27 +07

A local resident walks through the floodwater to a pick-up point for relief packages in Quang An Commune, Thua Thien Hue, Vietnam
Chụp lại hình ảnh,Nước ngập dâng cao khiến việc phân phối, tiếp nhận hàng cứu trợ tới các gia đình tại Thừa Thiên – Huế cũng gặp khó khăn

Hàng triệu người tại Việt Nam đang phải đối diện với “họa chồng họa chết người”, do nước này vốn phải chịu tác động từ đại dịch Covid-19 nay lại đang phải vật lộn với những trận mưa lũ tồi tệ nhất kể từ hàng thập niên qua, Hội Chữ Thập đỏ nói.

Lũ lụt và lở đất trong tháng này đã giết chết hơn 100 người, trong đó có nhiều quân nhân, và khiến hàng chục người nữa mất tích.

Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật?

Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?

Quảng Trị: Tìm thấy tất cả thi thể vụ núi lở

“Chúng tôi nhìn nơi đâu cũng thấy nhà cửa, đường sá, cơ sở hạ tầng chìm trong nước,” Hội Chữ Thập đỏ nói trong một tuyên bố.

Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lớn trong những tuần qua.

Dự kiến mưa sẽ tiếp tục trút xuống trong những ngày tới, khiến có lo sợ rằng nước lụt có thể sẽ còn dâng cao nữa.

The heavy rainfall has caused some of the worst flooding that Vietnam has suffered in decades

“Đây là những trận lụt tồi tệ nhất kể từ hàng chục năm qua,” Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu nói.

Many people are in need of urgent shelter in Quang Binh province
Chụp lại hình ảnh,Một người dân tại tỉnh Quảng Bình bám dây đi trong làn nước mới tới được chỗ có nhân viên cứu trợ

“Nó ảnh hưởng nặng nề tới đời sống của hàng triệu người, vốn đã gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19.”

Hundreds of thousands of people are in need of urgent shelter, safe drinking water and food, the Red Cross says
Chụp lại hình ảnh,Hàng trăm ngàn người đang khẩn cấp cần có nơi tạm trú, nước sạch và thực phẩm, Hội Chữ Thập đỏ nói

Lũ lụt cho đến nay đã khiến ít nhất 178.000 ngôi nhà chìm trong biển nước, mùa màng bị phá hủy và gần 700.000 gia súc gia cầm chết hoặc bị lũ cuốn trôi.

Red Cross volunteers are using small boats to reach people in need of aid
Chụp lại hình ảnh,Các tình nguyện viên của Hội Chữ Thập đỏ dùng thuyền nhỏ đem đồ cứu trợ tới cho các nạn nhân

“Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để đưa đồ cứu trợ nhanh chóng tới cho người dân bằng thuyền, bằng đường không và đường bộ, gồm thực phẩm, nước sạch, áo mưa ra và các đồ thiết yếu khác,” Tiến sĩ Thu nói thêm.

Local residents and volunteers deliver aid packages to residents affected by heavy flood in Quang An Commune, Thua Thien Hue, Vietnam, 20 October 2020
Chụp lại hình ảnh,Người dân địa phương và các tình nguyện viên phân phát đồ cứu trợ cho những người bị ảnh hưởng ở tỉnh Thừa Thiên – Huế

Liên đoàn Hồng Thập tự Quốc tế (IFRC) nói rằng hàng trăm ngàn người tại Việt Nam đang khẩn cấp cần có nơi tạm trú, nước sạch và thực phẩm để ngăn ngừa nổ ra cuộc khủng hoảng nhân đạo ở quy mô lớn hơn.

“Những trận lụt này là giọt nước tràn ly, và nó sẽ đẩy hàng triệu người tới bờ vực đói nghèo,” quan chức Hội Hồng Thập tự nói.

IFRC nói thêm rằng tổ chức này cho đến nay đã cung cấp khoảng 325 ngàn đô la Mỹ tiền cứu trợ.

Vietnam is experiencing some of its worst flooding in decades, the Red Cross says
Chụp lại hình ảnh,Việt Nam đang trong cảnh phải chịu tai họa kép, do bị lũ lụt và dịch Covid-19 cùng lúc, Hội Chữ Thập đỏ nói

Các hình ảnh đều được bảo vệ bản quyền.

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.