Nhẫn nhịn và bao dung là cái gốc trong đối nhân xử thế; là cốt lõi trong hành trình tu dưỡng đạo đức của con người…
Nhẫn nhịn mang lại nhiều điều tốt lành
Người xưa nói “Không nhẫn nhịn được việc nhỏ sẽ làm hỏng việc lớn”. Ai làm nên việc lớn xưa nay đều có phẩm chất nhẫn nại. Trong đời sống thường nhật, các bậc hiền nhân minh triết thời xưa đều xem trọng chữ “nhẫn”. Những người tài đức đời sau cũng thường đặt chữ nhẫn lên hàng đầu trong triết lý sống của mình.
Trong đối nhân xử thế, nhẫn nhịn có thể hoá giải mọi mâu thuẫn, xung đột. Nhưng nếu chỉ nhẫn trên bề mặt mà trong tâm còn uất hận, uỷ khuất thì vẫn chưa phải là cái nhẫn đích thực. Có thể làm được nhẫn chính là dựa vào tấm lòng bao dung, nhân ái vị tha. Người bao dung không so đo thiệt hơn, có thể đạt tới cảnh giới vô tư, vô ngã.
Trong nhân gian rất khó có thể tìm được người mà trong thiên hạ không có kẻ thù; nhất là với những người giữ trọng trách lớn. Một người có phẩm chất cao thượng, không hẹp hòi mà luôn bao dung thì có thể đạt được sự nghiệp lẫy lừng.
Có những câu chuyện người thật việc thật nhờ có sự nhẫn nhịn mà làm nên việc lớn từng được lưu truyền. Ví dụ như câu chuyện về vị tổng thống vĩ đại của nước Mỹ – Abraham Lincoln.
Thời bấy giờ, xã hội Mỹ rất coi trọng yếu tố danh gia vọng tộc. Phần lớn Thượng nghị sĩ Mỹ xuất thân trong những gia đình quyền quý, thuộc giới thượng lưu. Còn Abraham Lincoln lại xuất thân trong một gia đình thợ giày. Chính vì điều này mà khiến nhiều người dân Mỹ cảm thấy không hài lòng, thậm chí là khó chấp nhận về thân thế của vị Tổng thống mới đắc cử.
Một chuyện đã xảy ra trong lễ nhậm chức Tổng thống của Abraham Lincoln. Một nghị sĩ đã chen vào giữa bài diễn văn, nói: “Thưa ông Lincoln, đừng quên rằng cha ngài thường đóng giày cho gia đình tôi”. Các nghị sĩ cười ầm lên vì nghĩ rằng họ đã biến Lincoln thành trò hề.
Tuy nhiên, khi tiếng cười vừa dứt, Tổng thống Lincoln không cao ngạo, cũng không tự ti mà chân thành nói: “Thưa ngài, tôi biết rằng cha tôi đã đóng giày cho gia đình ngài, cũng như nhiều gia đình các nghị sĩ khác… bởi vì không người thợ nào có thể làm được như ông. Ông là một người sáng tạo. Giày của ông không chỉ là giày, ông đã đặt cả tâm hồn vào nó”.
“Tôi muốn hỏi các ngài rằng, các ngài đã từng phàn nàn về giày của ông chưa? Bản thân tôi cũng biết cách đóng giày; nếu các ngài có phàn nàn gì, thì tôi có thể đóng cho các ngài một đôi giày khác. Nhưng theo tôi thấy thì chưa có ai phàn nàn về những đôi giày mà cha tôi đóng. Ông là một thiên tài, một nhà sáng tạo, và tôi tự hào vì cha tôi!”.
Cả khán phòng lúc đó trùm trong một không gian tĩnh lặng bất ngờ. Các nghị sĩ nhận ra họ chưa hiểu gì về vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ. Lincoln tự hào về người cha đóng giày, vì chưa ai từng phàn nàn về những “tác phẩm” của ông. Và mặc dù đã đắc cử Tổng thống, Lincoln vẫn sẵn sàng tự tay đóng một đôi giày.
Abraham Lincoln và gia đình những năm 1860. (Ảnh: shutterstock)
***
Người xưa quan niệm rằng tài phú, danh dự, địa vị… là những thứ bên ngoài, đức hạnh mới là căn bản, là cái gốc của một con người.
Đức dày có thể nâng đỡ vạn vật; nói cách khác, người có tài phú thường do đức dày. Tạo hóa ban cho một người hay một quốc gia bao nhiêu lợi ích là dựa vào việc họ có bao nhiêu đức hạnh. Một trong những nhân tố tạo nên sự đức hạnh cho con người, đó chính là lòng nhẫn nhịn, sự bao dung.
Trong những ngày qua người dân cả nước đang đồng lòng hướng về miền Trung với các hoạt động ủng hộ quần áo, lương thực, hỗ trợ tiền… Ngoài ra chúng ta còn thấy những hình ảnh đẹp và nhân văn của các Sao Việt. Họ không đẹp bởi khoác lên những bộ quần áo đắt tiền hay trang điểm; mà để lại ấn tượng về những khoảnh khắc giản dị, cùng chung tay giúp đỡ đồng bào miền Trung.
Nổi bật nhất trong đợt hỗ trợ lũ lần này phải kể đến vợ chồng Thủy Tiên – Công Vinh. Cô không chỉ huy động được số tiền lớn (tính đến ngày 24/10, cô đã kêu gọi được số tiền quyên góp lên tới 150 tỉ đồng) để hỗ trợ đồng bào mà còn đi nhiều tỉnh miền Trung như: Thừa Thiên – Huế, Quảng Bình, Quảng Trị… để cứu trợ cho bà con gặp lũ lụt.
Trong những ngày qua, vợ chồng Lương Thế Thành – Thuý Diễm đã trực tiếp đứng ra vận động, kêu gọi quyên góp cứu trợ cho người dân miền Trung.
(ảnh Facebook: Lương Thế Thành & Thuý Diễm).Thúy Diễm trao quà cho người dân bị ảnh hưởng (ảnh Facebook: Lương Thế Thành & Thuý Diễm).
Ngày 19/10, cặp đôi đã cùng nhau đi tới miền Trung để tặng áo phao và trao tiền cứu trợ tận tay bà con. Đến ngày 25/10, Thúy Diễm đã tổng kết các khoản chi tiêu trong chuyến đi miền Trung và thông báo với mọi người.
Sau khi trực tiếp đến miền Trung, thấu hiểu sự thống khổ mất mát của người dân, Thúy Diễm quyết định kêu gọi tiếp đợt 2 huy động quỹ giúp bà con miền Trung gây dựng lại cuộc sống.
Sáng 19/10, vợ chồng Lý Hải – Minh Hà cũng đã bắt chuyến bay tới miền Trung để đi cứu trợ cho bà con bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Lý Hải – Minh Hà đến miền Trung giúp đỡ đồng bào khó khăn (ảnh: Facebook Lý Hải Minh Hà).
Mỹ Tâm trong chuyến đi cứu trợ cho đồng bào miền Trung tại xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam (ảnh: Facebook Mỹ Tâm). Phi Nhung cũng đã có mặt ở tỉnh Thừa Thiên – Huế để tặng các nhu yếu phẩm cần thiết, cứu trợ cho người dân (ảnh chụp màn hình: Báo Lao Động)Ca sĩ Thái Thùy Linh trao quà cho các hộ dân ngập lụt (ảnh: Facebook Thái Thùy Linh).
Hy vọng sẽ có nhiều hơn những những tấm lòng vàng, chung tay hướng về miền Trung ruột thịt, giúp đỡ những đồng bào đang chịu thiệt hại nặng nề do lũ.
Ngọc Mai (tổng hợp)
Video xem thêm: Sao người miền trung khổ vậy? Đâu là lối thoát?
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink… chứng kiến ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại quan trọng giữa Việt Nam và Mỹ, trong đó có thỏa thuận về các điều khoản chính của hợp đồng liên doanh dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ giữa PVGas và Tập đoàn AES của Mỹ (ảnh: VGP).
Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPBF 2020) trong nằm trong khuôn khổ Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở đã chính thức được khai mạc tại TP. Hà Nội. Diễn đàn được đánh giá là mở ra cơ hội cho các nước khu vực đặc biệt là Việt Nam trong bối cảnh mà chính quyền Bắc Kinh đang có những chiến lược được coi là “Ngân hàng thế giới” và “Quỹ tiền tệ quốc tế” phiên bản Trung Quốc do Bắc Kinh thành lập.
Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở
Diễn đàn Kinh doanh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nằm trong khuôn khổ Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở được Tổng thống Trump đưa ra cuối năm 2017 khi tham gia Hội nghị APEC tại Việt Nam.
Dẫn thông tin từ tờ Biendong, vào ngày 2/6/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định: “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở là một bộ phận trong Chiến lược An ninh quốc gia của Mỹ”. Trong Chiến lược này, Mỹ coi việc làm sâu sắc hơn quan hệ với đồng minh đối tác là một ưu tiên hàng đầu; vai trò trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có ý nghĩa sống còn và hoan nghênh sự hợp tác với Trung Quốc bất cứ khi nào có thể.
Trong khi tìm kiếm các cơ hội mới để thúc đẩy hợp tác đa phương thực chất, Mỹ sẽ đẩy mạnh can dự với các cơ chế khu vực hiện có. Chính quyền Mỹ coi khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là địa bàn ưu tiên chiến lược.
Về chính trị, Mỹ ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia, bất kể lớn, nhỏ; ủng hộ tự do cho mọi quốc gia, tiếp cận không hạn chế đối với các vùng biển, không gian quốc tế, giải quyết hòa bình các tranh chấp và không sử dụng sức mạnh chèn ép các nước láng giềng, tuân thủ luật pháp và các chuẩn mực quốc tế – vốn tồn tại từ lâu và là nền tảng cho hòa bình, thịnh vượng từ nhiều thập niên qua…
Về kinh tế, Mỹ khẳng định sẽ cạnh tranh công bằng với tất cả các bên; theo đuổi chính sách thương mại công bằng, đầu tư tự do, bình đẳng và “có đi có lại”. Để thực hiện các nguyên tắc trên, Mỹ công bố các nhóm giải pháp cơ bản, bao gồm: Mở rộng sự quan tâm đối với không gian biển. Mỹ sẽ duy trì các không gian chung trên biển bằng cách trợ giúp các đối tác xây dựng những lực lượng hải quân và các lực lượng thực thi pháp luật mạnh, hỗ trợ các đối tác xây dựng năng lực nhằm tăng khả năng giám sát và bảo vệ lợi ích và trật tự trên biển.
Tăng cường thượng tôn pháp luật, thúc đẩy pháp quyền và quản trị minh bạch. Mỹ cho rằng điều này sẽ giúp hạn chế những tác động xấu có thể ảnh hưởng tới phát triển kinh tế. Sự can dự về quốc phòng của Mỹ sẽ hỗ trợ, bổ sung thêm cho vấn đề này.
Thúc đẩy phát triển kinh tế do khu vực tư nhân dẫn dắt. Mỹ công nhận khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có nhu cầu rất lớn về đầu tư, bao gồm cả kết cấu hạ tầng.
Về các đối tác và các cơ chế khu vực, Mỹ sẽ tiếp tục tham gia sâu rộng vào các thiết chế khu vực hiện hành. Trong số đó, Mỹ sẽ ủng hộ và trợ giúp để ASEAN đóng vai trò trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Một ASEAN đoàn kết và chung tiếng nói có thể giúp duy trì một khu vực tự do và tôn trọng luật pháp quốc tế. Mỹ sẽ tiếp tục tham gia các cơ chế do ASEAN thành lập, như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Cấp cao Đông Á (EAS), APEC và các cơ chế hợp tác ba bên, nhiều bên với các đối tác khác.
Kiềm chế sự ảnh hưởng của sáng kiến “Vành đai và Con đường”
Sáng kiến “Vành đai và Con đường” nhằm kết nối Trung Quốc với các nước châu Á, châu Phi và châu Âu. Nó được hình thành từ “Vành đai kinh tế, Con đường tơ lụa” – được xây dựng dọc theo hành lang Âu – Á, từ biển Thái Bình Dương tới biển Ban tích, và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”.
Thông qua sáng kiến “Vành đai con đường” và các sáng kiến khác, Trung Quốc đang mở rộng việc sử dụng các tiêu chuẩn công nghiệp của mình trong nhiều lĩnh vực công nghệ quan trọng, đây là một phần trong nỗ lực củng cố vị thế các công ty của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu, gây tổn hại cho các công ty không phải của Trung Quốc và dần đưa các nước phụ thuộc vào nước này.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=5344817570&adk=1359787238&adf=4083209426&pi=t.ma~as.5344817570&w=300&lmt=1603969297&psa=1&guci=2.2.0.0.2.2.0.0&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fthoi-su%2Fdien-dan-doanh-nghiep-an-do-duong-thai-binh-duong-cua-my-co-hoi-cho-viet-nam-bac-kinh-co-gian-giu.html&flash=0&wgl=1&adsid=ChEI8PPu_AUQzI6Zz6Pu6K2zARJIADQRHssldJAcUzYSrC5J33gweDwEW5ecM_1HfQ8RreI7z6f5A2jmNApzSCrgmdu0GezarA2tH48YlZtSKCY5MdCi8KGIFJFl&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hZHNlcnZpY2UuZ29vZ2xlLmNvbSIsInN0YXRlIjowfSx7Imlzc3Vlck9yaWdpbiI6Imh0dHBzOi8vYXR0ZXN0YXRpb24uYW5kcm9pZC5jb20iLCJzdGF0ZSI6MH1d&dt=1604045137622&bpp=8&bdt=6473&idt=1526&shv=r20201027&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&prev_fmts=300×250%2C0x0%2C300x250&nras=1&correlator=2777334898272&frm=20&pv=1&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1604045140&ga_hid=2013116847&ga_fc=0&iag=0&icsg=1048544&dssz=99&mdo=0&mso=0&u_tz=-420&u_his=5&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=188&ady=3383&biw=675&bih=329&scr_x=0&scr_y=2086&eid=21067584%2C21065725&oid=3&psts=AGkb-H-dktIFcID1UW-vLzPBOsL7uk7EUOK4-cCKwOwbNPzgJ4Xl3P-h0e_W7EkkDIVC6g%2CAGkb-H-pCDDeVzsHThRUdd3HtaQW6dCZq2hK56tidVGyrn5K-L6T8909uRgYGTtttw3LrQ&pvsid=3661893991802608&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C683%2C328&vis=1&rsz=%7Co%7CoeEbr%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&jar=2020-10-30-08&ifi=3&uci=a!3&btvi=3&fsb=1&xpc=CNDL8WucDV&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=40300
Cụ thể, một là vấn đề quân sự hóa. Cùng với việc liên tục thúc đẩy xây dựng “Vành đai và Con đường”, lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài nhanh chóng tăng lên, cần Trung Quốc đầu tư sức mạnh quân sự để tăng cường bảo vệ. Trung Quốc có kế hoạch thúc đẩy dự án “chuỗi ngọc trai” ở Ấn Độ Dương, đó là thông qua xây dựng cảng biển và bến tàu lưỡng dụng quân sự và dân sự ở ven Con đường tơ lụa trên biển, để hỗ trợ cho Trung Quốc điều động lực lượng quân sự ra nước ngoài. Hành động của Hải quân Trung Quốc như triển khai hàng loạt cuộc tuần tra ở Ấn Độ Dương và thành lập căn cứ hậu cần ở Djibouti… đã phản ánh xu hướng này.
Hai là vấn đề “sức mạnh sắc bén”. Những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng có xu hướng sử dụng “cây gậy” kinh tế để đạt được mục tiêu chính sách đối ngoại, trừng phạt các quốc gia chống lại yêu cầu mục tiêu của Bắc Kinh. Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines đều từng trở thành mục tiêu trừng phạt của Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc còn dựa vào ảnh hưởng lớn của mình để can dự vào chính trị và xã hội của các nước có liên quan.
Ba là vấn đề trật tự thế giới trong tương lai. Trung Quốc coi sáng kiến “Vành đai và Con đường” là vũ đài, đã thiết lập các cơ chế tài chính như Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Quỹ con đường tơ lụa…, đây được coi là “Ngân hàng thế giới” và “Quỹ tiền tệ quốc tế” phiên bản Trung Quốc và do Bắc Kinh thành lập. Mục đích cuối cùng để Trung Quốc đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường” là thiết lập một trật tự thế giới với trung tâm là Trung Quốc. Ở góc độ kinh tế, việc làm này có nghĩa là Trung Quốc sẽ có tư cách kiểm soát chuỗi giá trị và chuỗi sản xuất; ở góc độ chính trị, Trung Quốc sẽ lợi dụng địa vị của mình để kiểm soát chuỗi sản xuất của họ, ép buộc các quốc gia láng giềng phục vụ cho mục tiêu chính sách ngoại giao của Bắc Kinh.
Về ý đồ chiến lược toàn cầu của Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng cho rằng kế hoạch của Trung Quốc đã thay đổi từ 5 năm trước, thậm chí 2-3 năm trước, từ năng lực của Trung Quốc khi đầu tư ra thế giới có thể nhận thấy điều này thông qua biện pháp “đế quốc thu mua” sử dụng tiền để gây tổn thất cho các quốc gia có liên quan, đồng thời cũng đe dọa lợi ích của Mỹ, “Washington sẵn sàng làm mọi thứ để ứng phó với Trung Quốc”. Từ đó có thể thấy, để gây tác động và làm suy yếu ảnh hưởng quốc tế và sức hấp dẫn từ phát triển của “Vành đai và Con đường”, Mỹ đã thể hiện thái độ sẵn sàng cạnh tranh quyết liệt.
Ông Pompeo cho biết tại Sri Lanka hôm thứ Tư (28/10) rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang hoạt động như một “kẻ săn mồi”. Tháng trước, ông kêu gọi các nước Đông Nam Á đứng lên chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc và đánh giá lại các giao dịch kinh doanh với các công ty nhà nước Trung Quốc.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=8505263573&adk=2904022356&adf=4044597235&pi=t.ma~as.8505263573&w=300&lmt=1603969297&psa=1&guci=2.2.0.0.2.2.0.0&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fthoi-su%2Fdien-dan-doanh-nghiep-an-do-duong-thai-binh-duong-cua-my-co-hoi-cho-viet-nam-bac-kinh-co-gian-giu.html&flash=0&wgl=1&adsid=ChEI8PPu_AUQzI6Zz6Pu6K2zARJIADQRHssldJAcUzYSrC5J33gweDwEW5ecM_1HfQ8RreI7z6f5A2jmNApzSCrgmdu0GezarA2tH48YlZtSKCY5MdCi8KGIFJFl&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hZHNlcnZpY2UuZ29vZ2xlLmNvbSIsInN0YXRlIjowfSx7Imlzc3Vlck9yaWdpbiI6Imh0dHBzOi8vYXR0ZXN0YXRpb24uYW5kcm9pZC5jb20iLCJzdGF0ZSI6MH1d&dt=1604045137630&bpp=9&bdt=6481&idt=1664&shv=r20201027&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&prev_fmts=300×250%2C0x0%2C300x250%2C300x250&nras=1&correlator=2777334898272&frm=20&pv=1&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1604045140&ga_hid=2013116847&ga_fc=0&iag=0&icsg=1048544&dssz=99&mdo=0&mso=0&u_tz=-420&u_his=5&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=188&ady=4624&biw=675&bih=329&scr_x=0&scr_y=3322&eid=21067584%2C21065725&oid=3&psts=AGkb-H-dktIFcID1UW-vLzPBOsL7uk7EUOK4-cCKwOwbNPzgJ4Xl3P-h0e_W7EkkDIVC6g%2CAGkb-H-pCDDeVzsHThRUdd3HtaQW6dCZq2hK56tidVGyrn5K-L6T8909uRgYGTtttw3LrQ%2CAGkb-H8vaZEwefLNf2PF9ctie_-lkTnlC0oXhQJDixTp94zD90kMts4Xic7XncZaWCbrQQ&pvsid=3661893991802608&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C683%2C328&vis=1&rsz=%7Co%7CoeEbr%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&jar=2020-10-30-08&ifi=4&uci=a!4&btvi=4&fsb=1&xpc=QTTe6M2Ykt&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=59378
Cơ hội cho Việt Nam
Truyền thông trong nước đồng loạt dẫn tin, sáng 28/10/2020, Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPBF 2020) trong nằm trong khuôn khổ Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở được đã chính thức được khai mạc tại TP. Hà Nội, tạo điều kiện cho các bên tiếp xúc, trao đổi và thúc đẩy các sáng kiến vì khu vực.
Diễn đàn do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Hoa Kỳ cùng cơ quan Chính phủ và Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tổ chức IPBF từ ngày 28-29/10.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho hay, Diễn đàn là cơ hội để tăng cường hợp tác theo hướng thắt chặt và sâu rộng hơn nữa để hồi phục kinh tế sau dịch bệnh.
Phó Chủ tịch kiêm Trưởng bộ phận các vấn đề quốc tế của Phòng Thương mại Mỹ, Myron Brilliant kêu gọi Bắc Kinh hãy cam kết tuân thủ luật quốc tế, tăng cường sự minh bạch nhằm hướng đến một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương an ninh và thịnh vượng cho tất cả các bên.
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, khu vực châu Á – Thái Bình Dương là nơi hội tụ của những nền kinh tế lớn nhất và phát triển năng động nhất trên thế giới với những tuyến đường biển thông thương huyết mạch vô cùng quan trọng, là động lực của tăng trưởng và liên kết trên toàn cầu. Đây cũng là khu vực có hơn một nửa trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới và dự báo sẽ chiếm tỷ trọng gần 70% GDP toàn cầu vào năm 2050.
Trong những năm qua, các nước trong khu vực này là đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ với tổng kim ngạch thương mại đạt mức hơn 1.400 tỷ USD mỗi năm. Hợp tác giữa Hoa Kỳ và các nước trong khu vực diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực kinh tế số, công nghệ, năng lượng và cơ sở hạ tầng hứa hẹn nhiều tiềm năng.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng của nhau. Trong 4 năm qua, quan hệ thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển. Nhiều vấn đề tiếp cận thị trường đã được giải quyết kịp thời và hiệu quả, các hợp đồng thương mại trị giá hàng chục tỷ USD đã được ký kết.
Tới nay, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã tham gia vào khoảng 20 ngành nghề tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đứng thứ 11 trong số các nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, với những dự án lớn của các tập đoàn có tên tuổi như Murphy Oil, Chevron, Intel, Nike, Coca Cola, Procter and Gamble…
Phó Thủ tướng khẳng định, Việt Nam coi trọng vai trò của Hoa Kỳ với sự phát triển kinh tế của khu vực và đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, đầu tư các nước khu vực.
Với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Phó Thủ tướng đề nghị Hoa Kỳ đồng hành, tích cực tham gia các sáng kiến hợp tác, liên kết ASEAN, xây dựng một cộng đồng kinh tế mang tính hội nhập và có sức cạnh tranh cao. Một ASEAN mạnh, đoàn kết, phát triển năng động sẽ có lợi cho cả các nước ASEAN và Hoa Kỳ, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ tại khu vực.
Tại Diễn đàn, chia sẻ về quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo đã khẳng định, Hoa Kỳ cam kết hợp tác sâu rộng hơn nữa với Việt Nam, theo Tapchicongthuong.
“Năm 2018, chúng ta đã đặt ra mục tiêu và chính sách rất cụ thể nhằm cùng hỗ trợ tăng trưởng để tạo ra thương mại và công bằng. Chúng ta đang cùng khai phá tiềm năng của chúng ta. Hoa Kỳ toàn tâm toàn ý cam kết thực hiện cam kết với các đối tác và đưa quan hệ đối tác lên tầm cao mới.
Chúng ta cũng đã có mối quan hệ hợp tác trên nhiều mặt, lĩnh vực tư nhân cùng nhau phát triển thịnh vượng có sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân Hoa Kỳ. Chúng ta đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ với Việt Nam, ví như dự án kho cảng khí thiên nhiên hóa lỏng Sơn Mỹ giữa đối tác Hoa Kỳ với Việt Nam.
Chúng tôi mong muốn cùng với các bạn có những thành công như vậy, những người tham gia diễn đàn này cũng nhau tham gia vào diễn đàn đó với cam kết mạnh mẽ hơn bao giờ hết để có những mối quan hệ có lợi cho cả hai bên”, Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo nhấn mạnh.
Tại Diễn đàn, 7 thoả thuận hợp tác kinh tế thương mại quan trọng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trị giá nhiều tỷ USD được ký kết và công bố, bao gồm: Thỏa thuận các điều khoản chính của hợp đồng liên doanh dự án kho cảng LNG có tên LNG Sơn Mỹ giữa AES và PV Gas
Biên bản ghi nhớ giữa Công ty Delta Offshore Energy và GE Việt Nam; doanh nghiệp Bechel, McDermott cung cấp thiết bị cho Nhà máy điện khí hoá lỏng LNG Bạc Liêu.
Thỏa thuận hợp tác về Ethanol giữa Bộ Công Thương và Hiệp hội hạt cốc Hoa Kỳ.
Thỏa thuận hợp tác cung cấp tuốc bin cho dự án điện khí LNG Long An.
Biên bản ghi nhớ giữa Exxon Mobil-JERA Co Inc – UBND Hải Phòng phát triển dự án điện khí LNG tích hợp tại thành phố Hải Phòng.
Thỏa thuận nhập khẩu thịt lợn Hoa Kỳ giữa Việt Nam Trade Alliance avà Công ty Masan.
Sáng nay 30/10, lực lượng chức năng tiếp tục tiếp cận hiện trường vụ sạt lở ở xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), hiện vẫn còn 23 người mất tích, đã tìm thấy 22 thi thể, trời mưa trở lại.
Chia sẻ với báo Người Lao Động, lúc 10 giờ 10 phút sáng 30/10, ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đã tìm được thêm 1 thi thể trong vụ sạt lở đất tại xã Trà Leng (huyện Nam Trà My). Lực lượng cứu hộ đã điều đội chó nghiệp vụ của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng vào tìm kiếm.
Những nan nhân sống sót được đưa khỏi hiện trường – ảnh: An Bằng
Hiện tại mưa rất to nên lực lượng chức năng tạm dừng tìm kiếm. Riêng ở xã Trà Vân (huyện Nam Trà My) 8 người bị vùi lấp đã tìm được ngày hôm qua (29/10). Như vậy, tại Quảng Nam vẫn còn 23 người mất tích, đã tìm thấy 22 thi thể, trời mưa trở lại
Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Nam, tới chiều tối qua, lực lượng cứu hộ đã thông được đường bộ từ huyện Bắc Trà My sang điểm sạt lở tại xã Trà Leng (huyện Nam Trà My).
Tìm kiếm những người mất tích – ảnh: An Bằng.
Sáng 30/10, các lực lượng cứu hộ khẩn trương tổ chức tìm kiếm nạn nhân đang bị chôn vùi dưới nhiều lớp đất đá.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Bắc Trà My, Nam Trà My có mưa trở lại nên việc tìm kiếm phức tạp hơn.
Sáng nay 30/10, lực lượng chức năng tiếp tục tiếp cận hiện trường vụ sạt lở ở xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), hiện vẫn còn 23 người mất tích, đã tìm thấy 22 thi thể, trời mưa trở lại.
Chia sẻ với báo Người Lao Động, lúc 10 giờ 10 phút sáng 30/10, ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đã tìm được thêm 1 thi thể trong vụ sạt lở đất tại xã Trà Leng (huyện Nam Trà My). Lực lượng cứu hộ đã điều đội chó nghiệp vụ của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng vào tìm kiếm.
Những nan nhân sống sót được đưa khỏi hiện trường – ảnh: An Bằng
Hiện tại mưa rất to nên lực lượng chức năng tạm dừng tìm kiếm. Riêng ở xã Trà Vân (huyện Nam Trà My) 8 người bị vùi lấp đã tìm được ngày hôm qua (29/10). Như vậy, tại Quảng Nam vẫn còn 23 người mất tích, đã tìm thấy 22 thi thể, trời mưa trở lại
Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Nam, tới chiều tối qua, lực lượng cứu hộ đã thông được đường bộ từ huyện Bắc Trà My sang điểm sạt lở tại xã Trà Leng (huyện Nam Trà My).
Tìm kiếm những người mất tích – ảnh: An Bằng.
Sáng 30/10, các lực lượng cứu hộ khẩn trương tổ chức tìm kiếm nạn nhân đang bị chôn vùi dưới nhiều lớp đất đá.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Bắc Trà My, Nam Trà My có mưa trở lại nên việc tìm kiếm phức tạp hơn.
Mô hình nhà chống lũ đơn giản, giá rẻ của hai kiến trúc sư Việt Nam hiện đang được dư luận quan tâm như một giải pháp tái thiết cuộc sống cho người dân miền Trung.
Đó là mô hình ‘chòi chống lũ’ của PGS. TS Phạm Hùng Cường, giảng viên Bộ môn Quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội và mô hình ‘nhà lõi’ của kiến trúc sư Ngô Doãn Đức, nguyên Viện trưởng Viện Kiến trúc Việt Nam. Giá giao động cho mỗi nhà chống lũ kiểu này chỉ từ 15 – 30 triệu đồng.
Được biết ca sỹ Thủy Tiên hiện đang tích cực hỗ trợ bà con miền Trung và đang tìm cách xây nhà chống lũ cộng đồng tại nhiều địa phương, hai kiến trúc sư nói với BBC rằng nếu kết hợp được với cô thì hai mô hình này có thể là lựa chọn tối ưu để triển khai nhanh và nhân rộng.
Hai ông cho BBC biết trong đợt mưa lũ này, nhiều người đã gọi điện hỏi thăm, bày tỏ sự quan tâm tới mô hình nhà chống lũ do họ thiết kế.
Một trong những người đã xây chòi chống lũ và hiện đang ở cùng gia đình tại chòi, bà Lê Thị Tuyết, nông dân, 70 tuổi, nói với BBC Tiếng Việt từ Hương Khê, Hà Tĩnh, rằng từ khi có chòi, gia đình bà đưa hết thóc gạo, tài sản lên đó nên yên tâm đón lũ chứ hồi xưa là ‘mất sạch’.
“Do nuôi gà vịt thả vườn chứ không nuôi tập trung, nên khi lũ về không chạy kịp gà vịt thì bị trôi gà vịt thôi, còn lại thóc lúa, đồ đạc để lên chòi đều cứu được cả,” bà Tuyết kể.
Một số các hộ gia đình khác tại Hương Khê và Nghệ An cũng được Bộ Xây dựng hỗ trợ xây chòi và nhà lõi chống lũ cách đây hơn chục năm.
Chòi chống lũ
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, PGS Phạm Hùng Cường cho biết ý tưởng về chòi chống lũ được hình thành vào năm 2013 cho vùng Hương Khê, Hà Tĩnh khi đó đang là nơi hứng lũ liên tiếp gây thiệt hại nặng về người và của.
Với ý tưởng nhà phải đơn giản, dễ làm, giá rẻ, kiến trúc sư Cường đã thiết kế mô hình chòi chống lũ cho người nghèo. Mô hình này đoạt giải A của Hội Kiến trúc sư Việt Nam năm 2014.
Chụp lại hình ảnh,Mô hình chòi chống lũ
“Lũ về rất nhanh, chỉ 3 – 4 tiếng sau khi mưa lớn là nước cuồn cuộn đổ về. Bà con có khi chạy không kịp. Phần lớn những gia đình bị thiệt hại nặng về tài sản, thậm chí về người, là những nhà khó khăn. Họ không xây được nhà hai tầng mà chủ yếu sống trong những căn nhà thấp, sơ sài. Do đó khi có lũ là nghèo lại nghèo thêm vì tài sản bị lũ cuốn sạch. Năm nào cũng như năm nào.
“Do đó, nếu nhà chống lũ không rẻ thì có đưa thiết kế cho dân, họ cũng không làm được, hoặc cũng khó để xin tài trợ,” ông Cường nói.
Kiến trúc chòi chống lũ rất đơn giản. Gồm một khung có bốn cột và sàn bằng bê tông. Chiều cao của cột khoảng 3,5m để chống chọi lại được mức lũ lớn nhất ở Hương Khê vào khoảng 3,5m, diện tích sàn bê tông khoảng 8-9 m2. Trên sàn bê tông này người dân có thể quây khung thép hoặc tường gạch, lợp mái tôn. Mức giá một chòi như vậy từ 15-20 triệu đồng.
“Tùy vào điều kiện kinh tế của người dân mà họ có thể xây chòi làm kho chứa thóc, lúa, tài sản, gia cầm, các vật dụng thiết yếu khi lũ về. Hoặc có thể cải tạo thành nhà để ở luôn. Hiện đã có gia đình ở Hương Khê cải tạo chòi chống lũ thành nhà để ở,” PGS Cường cho biết.
Chòi này được xây dựng gần nhà chính, có cầu thang, để khi lũ về người dân chỉ cần chạy ngay lên chòi.
PGS Cường cho rằng việc người dân có tinh thần chuẩn bị là rất cần thiết. Chẳng hạn thấy có mưa lớn là chủ động mang thóc lúa, gia cầm, nước uống, mì tôm, làm sẵn bè tre để đưa trâu bò gà lợn lên chòi.
Chụp lại hình ảnh,Phối cảnh minh họa chòi chống lũ
Do kết cấu bê tông và diện tích nhỏ, chòi có thể chống chịu được bão số 12 và đảm bảo đững vững trong nước lũ, không bị ngấm nước, mục rã như nhà bằng gạch.
So sánh với mô hình nhà phao, PGS Cường nhận định rẵng mỗi mô hình đều có ưu và nhược điểm riêng. Với mô hình nhà phao, nhược điểm là cần phải nổi nên phải dùng các vật liệu rất nhẹ như vách tôn, mái tôn, như vậy sinh sống trong nhà này sẽ rất nóng nực. Ngoài ra một năm chỉ lũ từ một đến hai lần, trong khi phao không dùng đến trong suốt cả một năm dễ bị hư hỏng, cần thường xuyên duy tu. Đến khi lũ về có khi các dây chằng phao do có khi bị tụt, bị lỏng, v.v…
“Mô hình này là cho các hộ nghèo, rất nghèo. Nên đôi khi 20 triệu với họ cũng không có để xây. Do đó rất cần sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm hiện đang tìm kiếm các cách thức để giúp đỡ bà con vùng bão lụt tái thiết cuộc sống.”
“Bộ Xây dựng trước đây đã hỗ trợ một số hộ ở Hà Tĩnh để làm chòi này. Tôi cũng tự bỏ tiền giúp đỡ một hộ. Nhưng để nhân rộng thì cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng.”
Là hộ gia đình nhận được tiền hỗ trợ của kiến trúc sư Phạm Hùng Cường để làm chòi chống lũ, bà Lê Thị Tuyết cho BBC biết rằng từ cái chòi đơn sơ ban đầu, gia đình bà mới nâng nền chòi cao lên 1,5m, nếu lũ về thì đưa trâu bò lên đó. Căn chòi cũng cải tạo thành nhà ở kiên cố, đủ cho 6 người trong gia đình yên tâm sinh sống kể cả khi lũ về.
Chụp lại hình ảnh,Khung nhà chống lũ của gia đình ông Đinh Công Chính, Hương Khê, Hà Tĩnh
Nhà lõi chống lũ
Cũng với tiêu chí đơn giản, dễ lắp đặt, giá rẻ, kiến trúc sư Ngô Doãn Đức, nguyên Viện trưởng Viện Kiến trúc Việt Nam cho BBC News Tiếng Việt hay ông đã đi khảo sát ở Quảng Ngãi, Nghệ An – nơi liên tiếp trải qua các đợt lũ lớn các năm trước – hỏi người dân chống lũ như thế nào, sau đó trở về hình thành mô hình ‘nhà lõi’. Một nhà lõi cơ bản có giá từ 20 – 30 triệu đồng.
Nhà lõi hiểu đơn giản là cái lõi – phần kết cấu chính của nhà – nhưng chưa phải là một cái nhà hoàn chỉnh. Nhà lõi gồm các thanh bê tông, được lắp ghép và chồng lên nhau như hai hình lập phương (hai tầng).
Các thanh bê tông này có thể được đúc sẵn, khi cần chỉ cần vận chuyển tới nơi mong muốn, sau đó lắp ghép thành khung và làm nền bê tông. Với những vùng trũng, thường có lũ lớn, có thể lắp thêm tầng thứ ba. Sau đó từ lõi này, có thể xây tường gạch bao quanh và lắp mái tôn, có cầu thang lên xuống để bà con vận chuyển lương thực, đồ đạc, gia cầm lên tầng trên tránh lũ.
Có hai dạng cơ bản. Loại một là nhà lõi được xây cạnh nhà chính, với chức năng như nhà kho – là nơi người dân cất đồ đạc, lúa gạo khi mưa bão. Loại hai là làm thành nhà ở kiên cố luôn.
“Điều quan trọng là tính biến hóa của mô hình này. Rất dễ dàng để lắp thêm tầng 2, tầng 3, cải tạo thành nhà kiên cố khi cần.”
“Do giá rẻ, nên dễ dàng đưa người dân vào cuộc. Người dân có thể tự làm lấy, hoặc dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm tài trợ,” kiến trúc sư Ngô Doãn Đức nói với BBC.
‘Mong được phối hợp với Thủy Tiên’
Kiến trúc sư Ngô Doãn Đức bộc bạch: “Tôi rất khâm phục, yêu mến ca sỹ Thủy Tiên vì cô ấy đã một mình đi tận nơi tới các vùng lũ để giúp người dân và quyên góp được rất nhiều tiền.”
“Được biết hiện nay Thủy Tiên đang tìm cách xây nhà cộng đồng chống lũ cho bà con. Nguyện vọng của tôi là có thể kết nối, phối hợp cùng Thủy Tiên để triển khai các mô hình nhà cộng đồng tránh lũ, nhà lõi chống lũ… để giúp bà con. Nếu được như vậy thì sẽ rất tốt. Do chi phí các mô hình nhà chống lũ này rất rẻ, nên có thể triển khai nhanh và rộng cho nhiều hộ dân.”
PGS.TS Phạm Hùng Cường cũng đồng ý rằng nếu Thủy Tiên lựa chọn mô hình chòi chống lũ thì sẽ có nhiều hơn nữa các hộ nghèo ở miền Trung có nơi yên ổn để cứu tài sản, cứu tính mạng khi lũ về.
Về lý do vì sao những mô hình như chòi chống lũ chưa được triển khai rộng ở vùng lũ cho tới nay, PGS Phạm Hùng Cường nhận định:
“Có lẽ chính sách hỗ trợ người nghèo của nhà nước có ‘nhiều việc’ phải lo. Có thể có những việc cần giúp hơn nữa. Trong khi vùng lũ thì năm lũ năm không. Nên sự giúp đỡ cũng bập bõm, chưa trở thành kế hoạch chính thức. Nếu là kế hoạch chính thức thì sẽ toàn diện hơn.”
“Năm nay miền Trung lại lũ lớn. Tôi cho rằng những mô hình như thế này cần được quan tâm hơn. Xây sớm hơn. Không thể để bà con nghèo lại mất sạch thóc lúa, tài sản vốn đã ít ỏi, thậm chí cả tính mạng. Trong khi hoàn toàn có thể tránh được điều này,” ông Cường nói.
Cần xây nhà thích ứng với ngập lụt
Nghiên cứu của một nhóm nhà khoc học thuộc Climate Central, có trụ sở tại New Jersey, Hoa Kỳ, chỉ ra rằng 10% dân số Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng nặng do nước biển dâng. Đặc biệt, miền nam Việt Nam có nguy cơ biến mất hoàn toàn vào năm 2050.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, Tiến sĩ Benjamin Strauss hiện là Giám đốc điều hành và Trướng nhóm nghiên cứu của Climate Central – nơi vừa công bố nghiên cứu gây chấn động, cho hay để đối phó với thảm họa, “có ba chiến lược cơ bản để thích ứng với nước biển dâng, gồm phòng thủ, thích nghi hoặc rút lui.”
Bên cạnh đó, chính phủ cần tính đến một giải pháp nữa là ” xây dựng nhà cửa và các công trình theo cách có thể thích ứng với ngập lụt mà không bị hư hại nhiều”, theo TS Strauss.
Và một cách tiếp cận thứ ba là di dời người dân tại các vùng dễ bị tổn thương lên vùng đất cao hơn.
“Nước biển đang dâng cao mỗi hàng trăm năm. Và cuối cùng thì các thành phố ven biển trên khắp thế giới gần như chắc chắn sẽ bị buộc phải di chuyển vào đất liền và lên các vùng cao hơn, bởi vì có một giới hạn cho việc ‘lòng bát’ sâu mức độ nào thì người ta còn muốn sống ở đó,” TS Strauss nói.
Nghiên cứu của Climate Central chỉ ra rằng miền nam Việt Nam và nơi khác trên thế giới như Thượng Hải của Trung Quốc, Mumbai của Ấn Độ, một số thành phố của Ai Cập, Thái Lan v.v…cũng sẽ bị biển nuốt chửng vào giữa thế kỷ này.
Chụp lại hình ảnh,Chuyến thăm VN được bổ sung vào phút chót, khi ngoại trưởng Mỹ kết thúc lịch trình thăm Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia
Có nhận định rằng ngay trước thềm cuộc tổng tuyển cử Mỹ, chuyến thăm Việt Nam của ông Pompeo ‘bề ngoài’ là để đánh dấu 25 năm quan hệ Mỹ-Việt nhưng thực ra là để củng cố thông điệp chống Trung của chính quyền Trump.
Chuyến thăm Việt Nam được bổ sung vào phút chót, khi ngoại trưởng Mỹ kết thúc lịch trình thăm India, Sri Lanka, Maldives và Indonesia.
Việt Nam thông báo tin chuyến thăm hai ngày 29-30/10 của ông Pompeo vào sát nút, hôm 28/10, khi đó Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa đưa tên Việt Nam vào lịch trình công tác của ông.
Mãi tới hôm 29/10, Bộ Ngoại giao Mỹ mới đăng thông cáo cho hay chuyến thăm Việt Nam của ông Pompeo là nhằm “ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập”. Hai bên sẽ kỷ niệm 25 năm ngoại giao và cùng bàn thảo các vấn đề Biển Đông, Mekong và các mối quan tâm chung khác.
Trên Twitter, Bộ trưởng Ngoại giao Trần Binh Minh tweet trưa 30/10: “Hân hạnh được tiếp Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tại Hà Nội để cùng nhau kỷ niệm 25 năm ngoại giao Việt-Mỹ. Tôi tự tin rằng quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ đạt được những thành tựu lớn hơn nữa trong thời gian tới. Quyết tâm và hành động chung vì lợi ích chung chắc chắn sẽ đưa chúng ta tiến xa.”
Ông Mike Pompeo cũng tweet: “Thật tuyệt vời khi trở lại Hà Nội kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ…”
Vì sao lại có chuyến thăm ‘đường đột’ này?
Sứ mệnh ‘nhấn mạnh ác cảm của chính quyền Trump với TQ’
ABCNews viết rằng trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử Mỹ chỉ còn ba ngày nữa là diễn ra, việc ông Peopeo đến thăm Việt Nam ‘bề ngoài’ là để đánh dấu 25 năm quan hệ Mỹ-Việt.
Nhưng đó là chuyến thăm để gói lại tua công tác ‘chống Trung Quốc’ của ông Pompeo ở châu Á.
“Chúng tôi vô cùng tôn trọng người dân Việt Nam và chủ quyền của đất nước các bạn,” ông Pompeo nói với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Trong các bình luận ngắn gọn mà các phóng viên nghe được, cả ông Pompeo và ông Phúc đều không nhắc đến tên Trung Quốc, nhưng việc Pompeo sử dụng từ “chủ quyền” đã trở thành quy tắc ám chỉ sự phản đối sự xâm lấn của Trung Quốc, đặc biệt là ở châu Á.
Khi thăm Ấn Độ, Sri Lanka, và Maldives và Indonesia, ông Peopeo được kỳ vọng sẽ làm nổi bật sự ác cảm của chính quyền Trump đối với Trung Quốc, cách nước này xử lý đại dịch virus corona, hồ sơ nhân quyền và sự hiếu chiến với các nước láng giềng nhỏ hơn.
Đây là những vấn đề được Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh khi tìm cách đánh bại đối thủ Joe Biden trong cuộc tranh cử ngày 3/11. Trump đã tìm cách chỉ ra Biden yếu thế trước Trung Quốc, và liên tục đặt câu hỏi về mối liên hệ bị cáo buộc giữa con trai của Biden là Hunter với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Là một nước có nhiều lo ngại về các chính sách của Trung Quốc trong khu vực, Việt Nam đã được ‘bổ sung muộn’ trong lộ trình của Pompeo.
South China Morning Post viết rằng chuyến thăm Việt Nam được ‘thêm vào phút chót’ là để củng cố các thông điệp ngoại giao của ông Pompeo tại bốn nước nói trên.
Ngay trước chuyến thăm, ông Pompeo nói “sẽ thảo luận về việc làm thế nào các quốc gia tự do có thể làm việc cùng nhau để ngăn chặn các mối đe dọa từ Trung Quốc”.
“Pompeo hẳn đã nhận thức được rằng Joe Biden có thể sẽ là tổng thống tiếp theo, và ông ấy phải để lại một di sản nào đó, chẳng hạn như Mỹ đã không bỏ rơi ASEAN và đặc biệt là Việt Nam”, Eduardo Araral, chuyên gia về quan hệ Mỹ-Trung và Việt Nam tại Singapore, nhận định trên South China Morning Post.
Xu Liping, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng chuyến công du của ông Pompeo là nhằm “củng cố di sản của Trump trong chính sách đối ngoại” với trọng tâm là chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
“Việt Nam, với tư cách là chủ tịch ASEAN năm nay, rất quan trọng đối với Pompeo và Mỹ sẽ không từ bỏ cơ hội như vậy để nói lên quan điểm của mình trước Hội nghị cấp cao Đông Á và hàng loạt cuộc họp do ASEAN tổ chức vào tháng tới,” ông Xu Lipingnói.
Chuyến công du ‘chống Trung’
Trong một tuyên bố đưa ra trước khi ông Pompeo đến Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công kích Trung Quốc vì đã từ bỏ các cam kết hợp tác với các nước Mekong khác và vì đã tích cực theo đuổi các tuyên bố chủ quyền đáng ngờ ở Biển Đông, ABCNews viết.
“Các hành động ác ý và gây bất ổn của Trung Quốc ở khu vực sông Mekong, bao gồm cả thao túng sông Mekong, ảnh hưởng tiêu cực đến hàng triệu người sống phụ thuộc vào dòng sông để kiếm sống,” theo tuyên bố.
“Hoa Kỳ sát cánh với các đồng minh và đối tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của họ đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở Biển Đông, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế”. Tuyên bố này cũng lưu ý rằng đầu năm nay, Pompeo đã bác bỏ gần như hoàn toàn tất cả các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Ông Pompeo đến Việt Nam từ Indonesia, nơi ông khen ngợi lãnh đạo nước này đã đẩy lùi cái mà ông gọi là ‘tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông’, và phản đối Bắc Kinh đã đối xử thô bạo với người dân tộc thiểu số theo tôn giáo, gọi Trung Quốc là “mối đe dọa lớn nhất cho tương lai của tự do tôn giáo”.
Tại Maldives, Pompeo tuyên bố Hoa Kỳ sẽ lần đầu tiên mở đại sứ quán ở đây, một động thái phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng của Hoa Kỳ về việc gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và cái mà ông gọi là ‘hành vi đe dọa và vô luật’ ở Ấn Độ- Vùng Thái Bình Dương.
Tại Sri Lanka, Pompeo đã cáo buộc Trung Quốc là ‘kẻ săn mồi’ ở các nước nhỏ hơn bằng cách bóc lột họ qua các khoản vay và các dự án phát triển nhằm mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn những người nhận.
Ngay trước khi cuộc họp tại New Delhi bắt đầu, chính quyền Trump báo cho Quốc hội Mỹ kế hoạch bán hệ thống tên lửa Harpoon trị giá 2,37 triệu đôla cho Đài Loan.
Bão Molave tấn công dữ dội miền nam Philippines, giật đổ cột điện và khiến ít nhất 12 ngư dân tỉnh Catanduanes mất tích, giới chức nói.
Tràn vào Philippines từ hôm 25/10, với sức gió 125kmh, giật 150kmh, bão gây lụt lội nghiêm trọng trên diện rộng, buộc hàng chục ngàn dân phải sơ tán.
Dự kiến trong thứ Ba, bão rời Philippines, di chuyển về phía Việt Nam, sẽ là cơn bão số 9 của VN trong năm nay.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm thứ Hai yêu cầu các tỉnh miền Trung chủ động phòng tránh.
Giới chức Việt Nam nói cần có phương án sơ tán khoảng 1,3 triệu dân ở các khu vực có thể bị bão tấn công.
Dự báo thời tiết nói bão số 9 bắt đầu ảnh hưởng tới các vùng ven biển Việt Nam từ tối thứ Ba, 27/10, và sẽ đổ bộ vào đất liền hôm thứ Tư 28/10.
Tin cho hay các tỉnh đang gấp rút lên phương án và triển khai nhằm hoàn tất công tác phòng chống trong chiều thứ Ba.
Trong số các biện pháp ứng phó, có việc chủ động sơ tán người, tàu thuyền trên biển, đảo và trên đất liền ra khỏi nơi nguy hiểm.
“Cứu người là quan trọng nhất, cho nên, tất cả các giải pháp có thể được, kêu gọi tàu bè, di dời dân cũng như khi tàu vào rồi thì cương quyết đưa ngư dân lên bờ, ngư dân trên lồng bè phải lên bờ,” trang tin điện tử của Chính phủ dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Học sinh Đà Nẵng được thông báo nghỉ học chiều 27 và ngày 28/10, còn tại Bình Định, các em được yêu cầu nghỉ từ chiều 27/10.