Esmail chỉ đường cho những người đi cùng mình đi đến một góc trong chuồng ngựa thì dừng lại, nói một cách oán hận rằng: “Tôi chính là bị La Lausanne giết chết ngay tại nơi này”…
Trường hợp tái sinh của cậu bé Thổ Nhĩ Kỳ này vô cùng nổi tiếng vào thập niên 60. Tiến sĩ H.N Banerji là một nhà tâm lý học và là giáo sư tại Đại học Rajasthan, Ấn Độ đã tiến hành phỏng vấn trực tuyến và điều tra nghiên cứu về trường hợp này. Một Tiến sĩ khác kiêm giám đốc Viện Tâm lý tôn giáo ở Nhật Bản là Hiroshi Motoyama, cũng đồng tình với kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Banerji.
Vào tháng 1 năm 1956 đã xảy ra một vụ án giết người tại vùng Adana Thổ Nhĩ Kỳ, chủ nhân vườn rau quả Abby Szirms bị một số công nhân làm vườn tại vườn rau hợp sức lại tấn công tại chuồng ngựa, hung thủ La Lausanne đã đánh mạnh vào trán ông một cách tàn nhẫn, Abby phát ra tiếng kêu thảm thiết, chết ngay tại chỗ. Vợ Abby và hai đứa con trai của ông nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của ông, lần theo tiếng kêu xông thẳng vào chuồng ngựa, kết quả, cũng bị hung thủ giết chết. Một tuần sau, tên hung thủ La Lausanne tàn ác đó đã bị bắt.
Khung cảnh ở Adana, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Pixabay)
Mấy tháng sau, tại gia đình Mayfair Mert cách chỗ Abby sống khoảng một dặm, có một đứa bé trai chào đời, trên đầu đứa bé trai có một vết bớt to màu đen. Đứa bé trai tên là Ismail. Khi Ismail lên một tuổi rưỡi, có một hôm đột nhiên cậu bé nói ra những lời kỳ lạ, giọng điệu nói chuyện cũng trở nên khác thường. Khi đó, cậu và cha mình đang ngủ chung trên một chiếc giường, đột nhiên cậu nói: “Con không muốn tiếp tục sống trong gia đình này nữa, con muốn quay về đoàn tụ với các con của mình”.
Người cha nằm bên cạnh nghe thấy thế vô cùng kinh ngạc, một đứa bé miệng còn hoi mùi sữa thì lấy đâu ra con cái? Lẽ nào là thần kinh có vấn đề? Người cha trả lời: “Ismail, đây là nhà của con mà!”, Ismail không quan tâm những gì cha mình nói, mà liên tục nói ra những lời khiến người khác phải kinh ngạc: “Con chính là Abby Szirms bị giết hại. Lúc 50 tuổi bị người khác đánh vào đầu thiệt mạng”.
Những lời nói kinh hoàng này của cậu con trai nhỏ Ismail đã khiến Mayfair Mert trở nên mơ hồ. Mayfair Mert là tín đồ Hồi giáo, cả gia đình họ đều là tín đồ Hồi giáo, nên không tin vào chuyện luân hồi tái sinh, Mayfair Mert liền đem những lời của cậu con trai kể lại với vợ mình là Nabiha. Nabiha nghe xong, liền liên tưởng đến vết bớt trên đầu của Ismail, bà cho rằng: “Nếu nói như vậy, vết bớt màu đen trên da đầu của Ismail chính là vết thương rồi”.
Tình thân sâu đậm, đến chết không quên
Sau lần đó, Ismail liên tục cầu xin cha mẹ: “Con cần phải quay về bên cạnh các con của con”. Đồng thời, ký ức tiền kiếp cùng với tình cảm sâu đậm của “nỗi nhớ con cái” luôn dâng trào không ngừng trong cậu bé. Ismail tiết lộ, người vợ ban đầu của Abby là Charlottes không thể sinh con, nên ông đã lấy người vợ thứ hai, người vợ này vô cùng xinh đẹp, nhưng sau đó đã bị người ta giết chết. Ông còn có một đứa con gái tên là Hikmat Gorusalin, đứa con trai tên Cheki.
Ismail xin cha mình cho cậu quay về gia đình cũ để đoàn tụ với con cái, nhưng cha mẹ cậu bé cho rằng đây chỉ là những lời nói điên loạn của Ismail, nên đã không đồng ý. Tuy nhiên, từ đó về sau, khi cha mẹ gọi “Ismail”, cậu đều không trả lời, khi cha mẹ thử gọi cậu là “Abby” thì cậu mới lên tiếng.
Có nhiều lúc đang ngủ, Ismail đột nhiên nói như đang nói mớ: “Gorusalin, con đừng khóc!”, giống như đang dỗ dành con mình vậy.
Khi Ismail hơn ba tuổi, có một hôm, người cha mua dưa hấu về. Ismail lấy miếng to nhất, nói rằng: “Miếng dưa hấu này là để dành cho Gorusalin, không ai được ăn cả!”, Ismail có 9 người anh em, trong nhà rất đông thành viên. Người cha liền ngăn cậu lại, kết quả Ismail gào khóc một cách rất đau thương.
Cha của Ismaillà một người bán thịt, khi ông cắt thịt, Ismail ở bên cạnh sẽ cầu xin rằng: “Sau khi nướng xong miếng thịt này, mang đi cho các con của con đi!”
Người cha nói với cậu: “Không được! cái thằng này lại nói lời điên khùng nữa rồi, con là Ismail, con trai của tên bán thịt Mayfair Mert, con không phải là Abby gì cả, nhớ kỹ, lần sau con còn nói những lời điên khùng này, cha sẽ không tha cho con!” Ismail bị cha mình chửi liền khóc ngay tại chỗ, khóc liên tục mấy tiếng đồng hồ.
Gia đình của Ismail rất nghèo, tuy nhiên, cha cậu chia cho cậu những viên kẹo mà cậu chưa từng ăn bao giờ, cậu đều để dành, muốn đem tặng cho các con ở kiếp trước của mình.
Thịt nướng. (Ảnh: Pixabay)
Nói ra bí mật của người khác
Vợ chồngMayfair Mert không tin vào chuyện “tái sinh”, nhưng những lời nói và hành động của Ismail khiến họ luôn cảm thấy lo lắng không yên, họ lo sợ sự việc này lan truyền ra ngoài sẽ khiến những người hiếu kỳ ở khắp nơi chạy đến làm phiền việc làm ăn của họ. Nhưng mà bí mật thấp thỏm không yên trong lòng họ cuối cùng vẫn bị ký ức của Abby phá vỡ.
Bé trai 3 tuổi Ismail thường giấu cha mẹ mình để lén uống rượu Raki (một loại rượu khai vị có vị hoa hồi của Thổ Nhĩ Kỳ), mà lúc Abby còn sống, anh ta chính là một người nghiện rượu thích uống Raki. Có một lần, khi Ismail đang uống trộm rượu Raki thì bị người chú Maha Mert bắt gặp, và bị người chú mắng cho một trận. Ismail liền trả lời rằng: “Bớt lo chuyện người khác đi cậu nhóc! Cậu mắng tôi uống rượu ư? Maha Mert, khi cậu làm công trong vườn rau quả của tôi đã uống trộm rượu Raki của tôi, bị tôi phát hiện, tôi không hề nói gì, bây giờ cậu vong ân phụ nghĩa, còn dám mắng tôi, đánh tôi, cậu còn không bằng súc vật!”
Chủ nhân vườn rau quả Abby đã chết rồi, nhưng đứa bé hai tuổi rưỡi ở trước mặt Maha Mert lại vạch trần chuyện xấu của anh ta, khiến Maha Mert trợn tròn mắt ngơ ngác một hồi lâu. Còn có một chuyện khiến cho tin tức Abby tái sinh được lan truyền rộng rãi, trở thành chủ đề ‘hot’ của công chúng.
Khi Esmail lần đầu tiên gặp người bán kem, liền chạy tới chào hỏi: “Chào chàng trai bán kem, cậu có nhận ra tôi là ai không?” Cậu bé nói với giọng điệu của một ông già.
Người bán kem nhìn cậu bé nói rằng: “Ồ, tôi không quen biết cậu, cậu nhóc àI” Esmail tiếp tục dùng ngón tay chỉ vào mình và hỏi rằng: “Cậu đã quên tôi rồi sao?”, người bán kem nhìn chăm chăm vào đứa bé ‘miệng còn hoi mùi sữa’ đứng trước mặt mình rồi lắc đầu.
“Tôi là Abby! Chẳng phải trước đây cậu bán dưa hấu và rau hay sao? Đổi nghề từ khi nào vậy hả?”, sau đó cậu lại nói ra một chuyện bí mật của đối phương: “Cậu quên là lúc nhỏ là tôi đã cắt bao quy đầu cho cậu sao?”, người bán kém không ngờ rằng một đứa bé chưa từng gặp mặt mà lại có thể nói ra bí mật của anh ta như thế.
Từ khi bí mật của người bán kem bị bại lộ, tin tức về Abby tái sinh lập tức được lan truyền đi khắp nơi. Vợ chồng Mayfair Mert cũng bỏ luôn ý định giữ bí mật về cậu con trai, còn Esmail thì thường xuyên yêu cầu được gặp mặt con cái của mình. Vào năm Esmail 3 tuổi, cha cậu bé lần đầu đưa cậu đến thăm nhà của Abby.
Quay trở về nhà, chỉ ra ngôi mộ của mình
Nhà của Abby Szirms và nhà của Mayfair Mert cách nhau khoảng hơn một dặm đường. Lần đầu tiên Esmail đi đến nơi này, nhưng trên đường đi cậu luôn dẫn đường cho mọi người, cậu đi qua các con hẻm một cách dễ dàng, thi thoảng lại có người cố tình chỉ sai đường, nhưng Esmail không chút quan tâm, tự mình đi thẳng vào nhà của Abby.
Lúc đó trong nhà có một người phụ nữ trung niên, đó là Charlottes, người vợ đã ly hôn với Abby. Esmail liền chạy đến, gọi một tiếng “Charlottes!”, ôm lấy bà trong nước mắt. Khi Abby và Charlottes ly hôn, Abby vẫn tiếp tục cấp dưỡng cho bà, và cho bà một căn nhà để ở. Sau khi Abby và người vợ thứ hai qua đời, Charlottes sống cùng với con cái của Abby.
Đứa con gái Gorusalin yêu quý của Abby cũng đang ở trong nhà, Esmail vừa hôn vừa hàn huyên với con mình một cách thân mật. Sau đó, Esmail chỉ đường cho những người đi cùng mình đi đến một góc trong chuồng ngựa thì dừng lại, nói một cách oán hận rằng: “Tôi chính là bị La Lausanne giết chết ngay tại nơi này”.
Chỗ đó đích thực là nơi mà Abby bị mất mạng, những người đi cùng cậu vô cùng bàng hoàng và kinh ngạc. Sau đó Esmail đi ra khỏi chuồng ngựa, vừa đi vừa nói: “Tôi có hai con bò, một con tên ‘Si-Qiang’ – mang ý nghĩa là “thiếu nữ màu vàng” – Esmail sử dụng ngữ pháp ở thì hiện tại để nói, như cậu đang là Abby, quay trở về thời điểm mà cậu vẫn chưa chết vậy.
Esmail đưa mọi người đến khu nghĩa trang, một mình bước đến trước một ngôi mộ không có đánh dấu, rồi dừng lại, chỉ vào ngôi mộ đó nói: “Đây là nơi trở về cuối cùng khi tôi còn sống”. Khi hạ táng thì Abby đã chết rồi, tại sao sau khi tái sinh có thể nhìn một cái là nhận ra ngay? Lẽ nào là lúc nguyên thần rời khỏi xác, vẫn giống như người còn sống, cái chết chỉ là đối với thể xác mà thôi, nếu không phải vậy thì không thể nào lý giải được tất cả chuyện này.
Tại vườn rau quả của Abby, Esmail còn nói ra được tên của các công nhân làm vườn và quê hương của họ, không sai chệch chút nào. Những người biết chuyện này đều kinh ngạc nói rằng: “Esmail quả thật là tái sinh của Abby!”
Sau đó, con trai Cheki của Abby đích thân đến thăm Esmail. Khi Esmail nhìn thấy Cheki, cậu ngập tràn tình cảm thân thương, nói với Cheki rằng: “Checki! Con có hai người em trai là Eastmart và Choyinfu, cùng với mẹ con và cha đều bị giết hại”. Esmail nói hoàn toàn giống với những gì cảnh sát điều tra được, chỉ có thể nói rằng là nguyên thần của Abby đã nhìn thấy toàn bộ quá trình đó.
Esmail có một thói quen giống với hệt thói quen của Abby khi ông còn sống, đó là thường xuyên quàng một cái khăn trên cổ khi đi ra ngoài, người địa phương nơi đây không có thói quen này, đó chính là kiểu thời trang đặc biệt mà Abby khi còn sống rất yêu thích. Mỗi lần nhìn thấy Charlottes, Esmail luôn nói một cách thương xót: “Người phụ nữ đáng thương!”
Tái bút
Năm 1962, khi Esmail lên 6 tuổi, tiến sĩ H.N Banerji là một nhà tâm lý học và là giáo sư tại Đại học Rajasthan, Ấn Độ đã đi đến Adana, phỏng vấn Esmail – nhân vật chuyển sinh từ Abby. Tiến sĩ Banerji điều tra thực tế về sự việc chuyển sinh gây chấn động này, giải trừ hết toàn bộ nghi hoặc. Khi Banerji phỏng vấn Esmail, phải dỗ ngọt cậu ấy bằng cách gọi cậu ấy là “Abby”, nếu không Esmail sẽ hoàn toàn không trả lời.
Người bạn đồng hành của tiến sĩ Banerji là tiến sĩ Hiroshi Motoyama, người sáng lập Trường Cao học Khoa học Nhân văn Honyama, Nhật Bản cũng đồng ý đây là một trường hợp tái sinh: “Tiến sĩ Banerji là một nhà khoa học, dùng cái nhìn khoa học để cẩn trọng nghiên cứu thật sự của chuyện này, xem có hành vi lừa gạt tiền bạc hay không, đòi hỏi chứng minh toàn bộ nghi vấn giả thiết, kết quả chứng thực Esmail đích thực là Abby tái sinh”.
Một nhà kinh tế học người Đức cảnh báo: “Cuộc khủng hoảng kinh tế sắp tới sẽ còn tồi tệ hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng nào mà thế giới từng thấy, vì tất cả các nước phương Tây sẽ đồng loạt trở nên nghèo khó và không thể giúp đỡ lẫn nhau”, nhưng thế giới có thể vượt qua tương lai u ám này nếu TT Trump tái đắc cử.
Breibart dẫn tin từ Delingpole cho biết, Tiến sĩ người Đức Antony Mueller, Giảng viên Kinh tế tại Đại học Liên bang Sergipe ở Brazil, nói rằng đại dịch Viêm phổi Vũ Hán đang được giới tinh hoa toàn cầu sử dụng làm vỏ bọc để tiêu diệt các doanh nghiệp nhỏ và thúc đẩy một trật tự thế giới mới dựa trên “trình độ chuyên môn, sự tôn sùng khí hậu xanh và việc suy giảm dân số nghiêm trọng”.
“Hầu hết mọi người vẫn chưa nhận ra vì hiện tại các chính phủ có đủ khả năng cung cấp cho họ các khoản trợ cấp và phúc lợi, nhưng vấn đề là: Sẽ như vậy trong bao lâu? Chúng tôi biết số tiền này sắp hết. Tiếp theo, bạn sẽ thấy tình trạng thất nghiệp lan rộng khắp châu Âu, từ quốc gia này sang quốc gia khác”.
Cuộc khủng hoảng kinh tế sắp tới sẽ còn tồi tệ hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng nào mà thế giới từng thấy, vì tất cả các nước phương Tây sẽ đồng loạt trở nên nghèo khó và không thể giúp đỡ lẫn nhau.
“Chúng ta đang chứng kiến sự tàn phá kinh tế – từ Mỹ, Canada đến New Zealand và Tây Âu. Năm 2020 là một năm thảm họa lớn về sản xuất. Nó sẽ tồi tệ hơn nhiều – hơn cả thời [nước] Weimar [chỉ một quốc gia thuộc Đức khoảng thời gian 1918-1933] suy tàn”.
Chính sự suy tàn của Cộng hòa Weimar ở Đức – thời kỳ thất nghiệp cao, thiếu thốn và siêu lạm phát – đã dẫn đến sự trỗi dậy của Hitler. Nhưng dù nó có ảm đạm đến đâu, tình trạng khủng hoảng sắp tới sẽ còn tồi tệ hơn nhiều vì xã hội ngày càng nghiêm khắc hơn và ít hướng về gia đình, tôn giáo hơn.
Một yếu tố khác làm cho sự suy thoái trở nên khủng khiếp là tất cả các doanh nghiệp nhỏ đang bị xóa sổ một cách có chủ đích theo chính sách pháp luật của chính phủ, nên sẽ không có gì khiến một cuộc sống bình thường có thể tồn tại được.
“Ví dụ, chúng tôi biết rằng Argentina đã gặp phải khủng hoảng kinh tế. Nhưng họ tồn tại được vì luôn có những doanh nghiệp nhỏ – bạn có thể sửa xe, đi bán thịt, các quán bar và quán cà phê vẫn mở cửa. Trong thảm họa mới này, tất cả các quán bar và quán cà phê đều bị đóng”.
Giáo sư Mueller nói rằng điều này không liên quan gì đến virus, mọi thứ đều liên quan đến chính sách của chính phủ. “Chúng tôi đã có cảm giác trước vào năm 2008. Bạn có nhớ hình ảnh những dòng người chờ rút tiền từ ngân hàng không? Điều này cũng có thể xảy ra bởi vì tín dụng có nguy cơ sụp đổ … Thất nghiệp sẽ đến. Chính phủ sẽ không có quỹ. Sẽ xảy ra lạm phát lớn. Không phải virus đã làm điều này. Đó là do tình trạng phong tỏa”.
“Mọi người nói: ‘Ồ, tôi có lương hưu.’ Nhưng chính phủ sẽ không thể trả lương hưu cho bạn. ‘Ồ, tôi có một số tiền tiết kiệm.’ Nhưng bạn sẽ không có quyền truy cập vào tài khoản tiết kiệm của mình ”.
Ông nói, hy vọng tốt nhất trước mắt sẽ là nếu Donald Trump tái đắc cử. “Điều này sẽ kết thúc việc đóng cửa. Sẽ có một sự phục hồi mạnh mẽ, nhanh chóng. Và những người châu Âu sẽ làm theo”.
Ông nói thật chẳng vui chút nào khi cảnh báo về thảm họa: “Tôi hy vọng nó sẽ không xảy ra. Tôi không đưa ra lời tiên tri. Tôi chỉ nhìn thấy hệ lụy của những gì đang xảy ra và nếu tình trạng đóng cửa kéo dài, tương lai sẽ như thế nào”.
Thị trưởng thành phố NashvilleJohn Cooper cho biết thủ phạm gây ra vụ nổ vào ngày Giáng sinhở trung tâm thành phố Nashville, tiểu bang Tennessee có thể đã nhắm vào một cơ sở của công ty viễn thông AT&T gần đó.
Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với hãng tin CBS ngày 27/12 (theo giờ Mỹ), ông Cooper nói “căn nhà di động” chứa bomb trong vụ nổ đã đậu cạnh một cơ sở lớn của công ty viễn thông AT&T trên Đại lộ Số 2 ở trung tâm thành phố Nashville. Ông Cooper cho biết “và đối với tất cả những người dân địa phương chúng tôi, có vẻ như có mối liên hệ giữa cơ sở AT&T và địa điểm vụ nổ”.
Vụ nổ đã khiến 3 người bị thương và nhiều cơ sở kinh doanh bị thiệt hại, bao gồm cả trung tâm chuyển mạch AT&T, làm gián đoạn các dịch vụ di động, internet và TV tại khu vực trung tâm Tennessee và ảnh hưởng đến 4 bang khác.
CBS News đưa tin rằng cuộc điều tra về vụ nổ đang tập trung vào Anthony Quinn Warner, 63 tuổi, một cư dân khu vực Nashville.
Theo điều tra của News Channel 5, chỉ vài tuần trước, Warner đã ký giấy chuyển quyền sở hữu ngôi nhà của mình cho một phụ nữ 29 tuổi sống tại thành phố Los Angeles, tiểu bang California. Daily Mail bổ sung thêm thông tin rằng Warner tặng miễn phí ngôi nhà trị giá 160.000 USD cho người phụ nữ tên Michelle Swing.
Trung Quốc gia tăng các hoạt động để độc chiếm Biển Đông
29/12/2020 05:00 GMT+7Hoàng ViệtGiảng viên Hoàng việt (Đại học luật TP.HCM), thành viên Ban nghiên cứu luật biển và Hải đảo, liên đoàn luật sư việt nam.→ Xem các bài viết của tác giả
Các mục tiêu chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông năm 2020 vẫn không thay đổi: Thúc đẩy tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp, đồng thời tiếp tục làm suy yếu tuyên bố chủ quyền của các nước Đông Nam Á thông qua hoạt động trên thực địa cũng như chính sách nội địa cùng hoạt động tuyên truyền.
Gây hấn trên thực địa
Năm 2020, Trung Quốc tiếp tục sử dụng các tiền đồn trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để hỗ trợ các hoạt động của hải quân và cảnh sát biển.
Từ những tháng đầu năm, tàu chấp pháp Trung Quốc hiện diện liên tục ở Biển Đông. Tàu cảnh sát biển 5302 của nước này có mặt ở một số thực thể của Trường Sa trong tháng 3.
Lực lượng hải cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng ở Biển Đông, đe dọa tàu thuyền các nước. Ảnh: SCMP/AP
Lúc 3h sáng 2/4, khi một tàu cá Quảng Ngãi đang hoạt động trên vùng biển Trường Sa thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Hôm sau, Trung Quốc uy hiếp 2 tàu cá Quảng Ngãi khác đến ứng cứu và đưa về đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam, rồi chiều tối mới thả 2 tàu này và 8 ngư dân của tàu cá bị đâm chìm ngày 2/4.
Học giả Derek Grossman, Viện RAND (Mỹ) cho rằng vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam cho thấy “Trung Quốc sẵn sàng sử dụng vũ lực để đảm bảo yêu sách Biển Đông”.
Ngày 23/4, tàu hải quân Philippines tuần tra ở khu vực mỏ dầu Malampaya bị tàu chiến 541 của Trung Quốc chĩa rađa vào. Ngày 5/5, 3 tàu cảnh sát biển Trung Quốc xuất hiện gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Cách đó khoảng 40 hải lý, một tàu của Philippines đang khoan thăm dò. Ngoài ra, lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã tịch thu trái phép thiết bị đánh bắt cá tổng hợp của 1 ngư dân Philippines. Bộ Ngoại giao Philippines đã gửi công hàm ngoại giao phản đối hành động này.
Ở khu vực Bồn trũng Nam Côn Sơn, Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khi sáng 15/7, tàu cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ 4 tiến vào lô 06.01 mà Việt Nam đang tiến hành hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.
Ngoài ra, Trung Quốc còn triển khai các máy bay trinh sát trên đá Chữ Thập (quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Trang tin Jane’s (Anh) ngày 12/5 trích dẫn hình ảnh vệ tinh cho thấy các máy bay của hải quân Trung Quốc hiện diện trên đá Chữ Thập, gồm 1 máy bay chống ngầm KJ-200, 1 máy bay cảnh báo sớm KJ-500 và 1 trực thăng Z-8.
Trong tháng 8, quân đội Trung Quốc triển khai máy bay ném bom H-6J tới đảo Phú Lâm. Tháng 10, họ điều động tàu và máy bay để theo dõi tàu khu trục mang lên lửa dẫn đường John S. McCain của Mỹ, khi tàu này tiến hành hoạt động tự do hàng hải (FONOP) gần Hoàng Sa.
Dùng pháp luật nội địa để củng cố yêu sách trái phép
Thành lập “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa”
Ngày 18/4, Bộ Dân chính Trung Quốc ngang nhiên thông báo Quốc Vụ viện vừa phê chuẩn thành lập cái gọi là “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa” thuộc thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam.
Cũng theo phía Trung Quốc đưa tin, “khu Tây Sa » quản lý các đảo thuộc quần đảo Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và bãi Macclesfield (quần đảo Trung Sa) và vùng nước phụ cận.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: CSIS/AMTI
Trung Quốc đặt cái gọi là “chính quyền khu Tây Sa” đóng tại đảo Phú Lâm – cấu trúc lớn nhất thuộc Hoàng Sa, còn “khu Nam Sa” “quản lý” các đảo thuộc quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và vùng nước phụ cận, cái gọi là “chính quyền khu Nam Sa” đóng tại đá Chữ Thập – một cấu trúc thuộc Trường Sa mà Trung Quốc đã quân sự hoá gần đây.
Đẩy mạnh hoạt động dân sinh trên đảo nhân tạo
Trung Quốc đang xây dựng khả năng tự cung tự cấp cho các thực thể nhân tạo chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông nhằm đưa thêm người, gồm cả binh sĩ và “dân thường” ra đồn trú.
Hải quân nước này bắt tay với Đại học Trùng Khánh để thử nghiệm công nghệ mới trên mảnh đất rộng 300m2 ở Phú Lâm, sau 1 tháng thu hoạch được hơn 750kg rau xanh nhờ công nghệ trồng trên cát. Công nghệ này sẽ được nhân rộng ra các thực thể khác bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Biển Đông.
Công bố danh xưng tiêu chuẩn cho các thực thể
Ngày 19/4, Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Bộ Dân chính Trung Quốc công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn của 25 đảo, đá trên Biển Đông” và “55 thực thể địa lý dưới đáy Biển Đông”.
Các thực thể này tập trung chủ yếu ở phần phía tây Biển Đông, nằm dọc theo cái gọi là “đường lưỡi bò”. Đáng chú ý, trong những thực thể này có những bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lý hoặc đường cơ sở Việt Nam khoảng 50 hải lý.
Danh sách 80 thực thể được đăng trên website của Bộ Dân chính Trung Quốc. Thay đổi khái niệm “vùng biển ven bờ”
Trung Quốc mới đây công bố bản sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1/8) “Quy tắc kỹ thuật để kiểm tra theo luật định tàu biển trong các chuyến đi nội địa” ban hành từ năm 1974.
Trong văn bản này, Trung Quốc đã thành lập cái gọi là “Vùng hàng hải Hải Nam – Tây Sa”. Vùng này nằm giữa 2 điểm trên đảo Hải Nam và 3 điểm trên quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc cũng thay đổi thuật ngữ, gọi khu vực này là “vùng ven biển”, thay cho cụm từ “vùng biển ngoài khơi” trước đây. Trong khi đó, các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa chỉ có lãnh hải 12 hải lý, không có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế để tạo ra “vùng ven biển” như Trung Quốc nhận định.
Công bố luật Cảnh sát vũ trang mới sửa đổi
Ngày 20/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký lệnh công bố luật Cảnh sát vũ trang mới sửa đổi. Luật mới quy định rõ cảnh sát vũ trang chịu trách nhiệm thực thi quyền chấp pháp trên biển thông qua lực lượng Cảnh sát biển.
Theo luật này, cảnh sát biển được tích hợp nhiều hơn nữa vào lực lượng quân sự, tham gia huấn luyện, tập trận và cứu hộ, cứu nạn chung với Hải quân, và trong tình huống khẩn cấp, Quân ủy TƯ sẽ nắm quyền điều hành Cảnh sát biển.
Một tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát tàu hải quân Indonesia đang tuần tra gần quần đảo Natuna
Động thái này nhằm tăng cường sự hợp tác giữa Cảnh sát biển và quân đội, với mục đích tăng cường áp lực lên Biển Đông cũng như các vùng tranh chấp khác. Giới quan sát quốc tế nhận định, với luật sửa đổi, Cảnh sát biển thực sự là “lực lượng hải quân thứ hai của Trung Quốc” trên biển.
Công bố dự thảo luật, trao nhiều đặc quyền cho Hải cảnh
Dự luật Hải cảnh được Bắc Kinh công bố trên trang mạng của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ngày 4/11 để trưng cầu ý dân cho đến ngày 3/12.
Dự luật này trao quyền cho lực lượng Hải cảnh, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí, khi chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán bị các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài xâm phạm trên biển hoặc đối mặt với nguy cơ sắp bị xâm phạm bất hợp pháp.
Hải cảnh được đưa các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi lấp, cải tạo và xây dựng trái phép trên Biển Đông vào trong phạm vi bảo vệ của lực lượng này…
Hải cảnh được dỡ bỏ các công trình do nước ngoài xây dựng tại những vùng biển thuộc “quyền quản lý” của lực lượng này. Ngoài ra, Hải cảnh còn được tịch thu và tiêu hủy tàu nước ngoài nếu họ “xâm phạm trái phép vùng biển” của Trung Quốc.
Có thể thấy, dự luật là bước đi nhằm tăng cường sự hợp tác giữa Hải cảnh và Hải quân Trung Quốc, tạo tiền đề cho phép Hải cảnh tăng cường hiện diện trên các vùng biển.
Cấm đánh bắt cá
Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông bắt đầu từ 12h ngày 1/5 đến 12h ngày 16/8, phạm vi cấm trải dài từ vùng biển phía Bắc Biển Đông đến 12 độ vĩ Bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tuyên truyền về yêu sách chủ quyền sai trái
Trung Quốc tuyên truyền về yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông thông qua rất nhiều cách thức như cài cắm “đường lưỡi bò” trong các tài liệu hội thảo…Tham khảo thêm
Ngày 16/3, trên trang Facebook và Twitter của Đại sứ quán Trung Quốc tại Italy, một bài viết nói về tình đoàn kết giữa hai nước đã đính kèm hình ảnh “đường lưỡi bò”.
Họ lồng ghép tinh vi “đường lưỡi bò” trong phim ảnh, với tốc độ lan truyền nhanh chóng, từ phim “Điệp vụ biển đỏ” (tháng 3/2018), “Everest – Người tuyết bé nhỏ” phát hành tháng 10/2019, cho đến phim “Lấy danh nghĩa người nhà” phát hành năm 2020.
Bác bỏ phán quyết, diễn giải UNCLOS theo hướng có lợi
Từ sau khi Tòa trọng tài ra phán quyết năm 2016, các học giả Trung Quốc đã viết loạt bài bác bỏ thẩm quyền của Tòa cũng như giá trị của phán quyết.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn diễn giải các điều khoản liên quan của Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 theo hướng có lợi cho mình. Họ diễn giải điều 8 trong Lời nói đầu ghi nhận: “Các vấn đề không quy định trong Công ước sẽ tiếp tục được điều chỉnh bằng các quy tắc và nguyên tắc của pháp luật quốc tế chung” để khẳng định rằng “UNCLOS không bao trùm mọi vấn đề trên biển”.
Từ đó, Trung Quốc tự diễn giải và áp dụng tập quán quốc tế theo hướng có lợi cho mình, đưa ra các yêu sách về thiết lập đường cơ sở và lãnh hải của một quốc gia quần đảo áp dụng cho quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, hay đưa ra các tuyên bố chủ quyền với “các vùng nước liền kề” và quyền chủ quyền với “vùng biển liên quan”, là các khái niệm không hề xuất hiện trong luật pháp quốc tế.
Hướng sự chỉ trích vào bên ngoài , đặc biệt là Mỹ
Các bài viết của tác giả Trung Quốc đều đưa đến kết luận rằng Mỹ là nhân tố then chốt “phá hỏng cục diện hòa bình ổn định” và “quân sự hóa” Biển Đông, hay Mỹ mới chính là nước muốn khống chế Biển Đông thông qua chiêu bài thực thi quyền tự do hàng hải ở vùng biển này.
Trung Quốc sử dụng những hình ảnh đẹp đẽ để truyền bá về một đất nước yêu chuộng hòa bình, có trách nhiệm, tuân thủ pháp luật quốc tế.
Nhưng trên thực tế, những hình ảnh đó và hành động của Trung Quốc không hề tương thích với nhau, những nội dung tuyên truyền của Trung Quốc về Biển Đông đa phần là sai trái, nhưng đẩy mạnh tuyên truyền để những quan điểm sai này ăn sâu vào nhận thức của dư luận trong nước và quốc tế.
Kỳ tới – Biển Đông 2020: Mỹ chỉnh chính sách, Đông Nam Á cứng rắn hơn với Trung Quốc
Năm 2021 là năm chính quyền Mỹ có thay đổi lớn, rất nhiều chuyên gia về chính sách đối ngoại đã đưa ra các đề xuất và dự đoán chính sách của chính quyền Biden tới đây, trong đó có một chủ đề nổi bật là chính sách Mỹ-Trung, đặc biệt là ở Biển Đông, nơi căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang gia tăng.
Nhà phân tích chính sách hàng hải, Mark J Valencia, một nhà bình luận và tư vấn chính trị, trên trang mạng châu Á, Asia Times, ngày 23/12/2020 đưa ra “Một vài kịch bản ở Biển Đông vào năm 2021” từ tệ hại nhất đến tích cực nhất, từ ít khả năng xảy ra nhất đến dễ thành hiện thực nhất.
Liệu có khả năng xảy ra chiến tranh do xung đột ở Biển Đông?
Theo nhà nghiên cứu Mark J Valencia, kịch bản tệ hại nhất nhưng cũng ít có khả năng xảy ra nhất là chiến tranh. Washington và Bắc Kinh đang mắc kẹt trong một cuộc đấu tranh dài hơi để giành quyền thống trị ở châu Á và Biển Đông. Quân đội Trung Quốc và Mỹ đang tham gia vào các cuộc phô trương lực lượng gần như liên tục và đôi khi mang tính cạnh tranh ở khu vực này. Một số người cho rằng những mâu thuẫn đôi bên sẽ sớm dẫn đến chiến tranh.
Xung đột diện rộng chắc chắn có thể xảy ra. Bắc Kinh đã đặt ra một thách thức lớn gần hải phận Trung Quốc ở Biển Đông và đã nhanh chóng đạt tiến bộ trong việc áp dụng công nghệ quân sự ở vùng biển đó. Bill Hayton, cộng tác viên của Chương trình Châu Á – Thái Bình Dương tại Viện Chatham House, tác giả của “Biển Đông : Cuộc đấu tranh giành quyền lực ở châu Á”, cho biết : “Mỹ vẫn có lợi thế về công nghệ, nhưng Trung Quốc càng nghĩ rằng họ có thể sánh với Mỹ thì càng tiến gần đến đối đầu”.
Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thúc đẩy giới hạn chịu đựng của Trung Quốc với các chiến dịch tự do lưu thông hàng hải (FONOP) nhằm công khai thách thức các yêu sách hàng hải “bất hợp pháp” của Bắc Kinh. Không những vậy, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, Mỹ vẫn duy trì các hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) trong vùng biển và dưới biển khu vực gần bờ của Trung Quốc.
Những hoạt động kiểu này và phản ứng tất yếu của Trung Quốc đã dẫn đến một loạt sự cố quốc tế. Theo nhà nghiên cứu Mark J Valencia, nếu hai bên tiếp tục như vậy thì sẽ dẫn đến những tính toán sai lầm và nhiều tai nạn. Nhưng theo chiến lược mới của Hải Quân Hoa Kỳ, các tàu của họ sẽ “chấp nhận những rủi ro chiến thuật có tính toán và quyết đoán hơn trong các hoạt động thường ngày”.
Nhưng đối đầu và xung đột diện rộng hơn khó có thể xảy ra trong ngắn hạn nếu cả hai bên đều giữ được “cái đầu lạnh”. Hiện tại, Trung Quốc chưa sẵn sàng cho một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn với Mỹ và các đồng minh của Washington, còn Mỹ thì đang phân tâm vì những khó khăn trong nước và các điểm nóng khác ở nước ngoài. Cả hai dường như cũng đã phát triển một mô hình hoạt động để tránh những kịch bản xấu nhất.
Đâu là kịch bản dễ xảy ra nhất ?
Kịch bản sáng sủa hơn một chút là hai bên tránh đối đầu và xung đột ở Biển Đông, nhưng tiếp tục các chính sách và chiến thuật như hiện tại. Trong ngắn hạn, đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất : Mỹ – Trung tiếp tục có những bất đồng, luận điệu hiếu chiến và các hoạt động có tính chiến lược về chính trị và quân sự.
Một phiên bản khác của kịch bản này là môi trường chính trị chung trong khu vực tiếp tục xấu đi, kèm theo đó là những thất bại : Chẳng hạn Việt Nam đệ đơn khiếu nại Trung Quốc dựa theo các điều khoản giải quyết tranh chấp của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh ngày càng xấu đi, kèm theo đó các cuộc đụng độ giữa lực lượng dân quân tự vệ biển của đôi bên; các cuộc đàm phán về Bộ Quy Tắc Ứng Xử Trung Quốc-ASEAN đổ vỡ do sự can thiệp của Hoa Kỳ và thái độ ngoan cố của Trung Quốc …
Nhưng cũng có những kịch bản khác tốt hơn. Cách tiếp cận cởi mở của chính quyền Biden trong tương lai với Bắc Kinh, như Anthony Blinken và Jake Sullivan, hai nhân vật được tổng thống đắc cử Biden đề cử làm ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia từng phát biểu, có thể tạo ra một kịch bản mà ở đó hòa bình và sự ổn định được củng cố. Hai bên tái lập và cải thiện thông tin liên lạc giữa quân đội hai nước để không bên nào bị bất ngờ hoặc bị đe dọa đến mức nổ ra xung đột.
Đây là những bước tiến nhỏ nhưng quan trọng và về lâu dài sẽ tạo ra một cơ hội lớn hơn về chiến thuật : Trung Quốc hạn chế chiếm đóng, xây dựng và “quân sự hóa” các khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền, cam kết không thực hiện bất kỳ hành động khiêu khích nào như chiếm đóng và xây dựng trên bãi cạn Scarborough, không quấy rối các bên có tranh chấp với Bắc Kinh trong khu vực và tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Trường Sa. Bắc Kinh cũng sẽ đồng ý về một Quy Tắc Ứng Xử cho các hoạt động ở Biển Đông – mặc dù quy tắc đó sẽ không mạnh mẽ hoặc có tính ràng buộc như nhiều người mong muốn. Còn Mỹ sẽ giảm hoặc chấm dứt hoàn toàn các hoạt động tự do lưu thông hàng hải FONOP khiêu khích và các các hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát (ISR).
Những điều nói trên sẽ tạo ra một không gian ngoại giao cần thiết để giải quyết các vấn đề chiến lược hơn. Mỹ và Trung Quốc dần dần sẽ đàm phán một thỏa thuận mặc nhiên chia sẻ quyền lực trong khu vực và dựa theo mô hình chia sẻ thành công giữa Philippines và Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh chia sẻ tài nguyên Biển Đông và quyền quản lý các nguồn tài nguyên này với các đối thủ có tranh chấp.
Mặc dù sẽ không có chuyện tất cả đều tốt đẹp mãi mãi nhưng các bước tiến nhỏ theo hướng trên có thể giúp ổn định tình hình. Chính quyền Biden sẽ đứng trước những cơ hội và cả thách thức liên quan đến Trung Quốc, Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) và Biển Đông.
Chính quyền Mỹ thời Biden có thể mang lại thay đổi ?
Theo nhà tư vấn Mark J Valencia, các mục tiêu của Hoa Kỳ trong khu vực – làm bá chủ và duy trì “trật tự quốc tế” – sẽ không thay đổi, nhưng Washington có thể thay đổi cách tiếp cận, nhất là đối với các nước Đông Nam Á đang bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc đối đầu Mỹ – Trung. Hầu hết các quốc gia này đều ngưỡng mộ hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế của Hoa Kỳ, muốn trở thành bạn hữu của Washington. Thế nhưng, họ rất cảnh giác vì sợ bị Washington sử dụng như con tốt trong một ván bài lớn với Trung Quốc.
Các nước Đông Nam Á muốn Mỹ tôn trọng lợi ích của họ. Cho dù có thể hợp với hệ tư tưởng của Mỹ hơn, nhưng vì những lý do kinh tế và địa chính trị dài hạn, nếu các nước này có đối đầu với Trung Quốc thì cũng chỉ là miễn cưỡng, kể cả khi có sự hậu thuẫn của Mỹ. Thay vì lựa chọn Trung Quốc hoặc Mỹ, các quốc gia Đông Nam Á muốn cân bằng và hưởng lợi từ cả hai. Họ cũng không muốn đánh mất “vai trò trung tâm” trong việc quản lý an ninh khu vực và sợ là cả chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự Do và Cởi Mở” của Mỹ và nhóm bộ Tứ chống Trung Quốc mới hình thành – Quad – sẽ làm suy yếu vai trò của họ.
Trong một kịch bản tốt hơn nữa, dưới thời tổng thống Biden, Mỹ sẽ ngừng lạm dụng và thôi ép buộc các quốc gia Đông Nam Á lựa chọn giữa Washington và Bắc Kinh. Biden sẽ sớm gặp các nhà lãnh đạo ASEAN, giữ thể diện cho họ, lắng nghe và có phản ứng tích cực, tập trung trở lại vào các chính sách hỗ trợ của Hoa Kỳ về phát triển và thương mại nhưng không đưa ra các ràng buộc. Điều này thể hiện sự tôn trọng vốn rất thiếu dưới thời Donald Trump.
Thêm vào đó, Mỹ có thể đạt đến một kiểu thỏa thuận với Trung Quốc để làm giảm căng thẳng trong khu vực cũng như ở Biển Đông. Điều này cũng có nghĩa là Washington sẽ giảm tần suất các hoạt động tự do lưu thông hàng hải FONOP và các hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) trong vùng biển và dưới biển gần bờ Trung Quốc, những hoạt động vốn dĩ được gia tăng dưới thời Donald Trump. Còn Trung Quốc sẽ giảm bớt những phát ngôn và hành động chống lại các bên có tranh chấp với Bắc Kinh. Điều đó sẽ củng cố lại niềm tin của các nước ASEAN vào việc Mỹ làm “điều tốt” theo “cách đúng đắn”, nhờ đó Trung Quốc, Mỹ và khu Đông Nam Á sẽ cùng tiến lên.
Nhìn lại lịch sử thì thấy, Hoàng đế Napoleon khi thiết lập nền cộng hòa cho nước Pháp và mở rộng lãnh thổ xóa bỏ chế độ quân chủ thiết lập nền cộng hòa cho nhiều nước Châu Âu, ông mong muốn di sản của mình sẽ được trường tồn.
Nhưng việc xóa bỏ các triều đình vua chúa phong kiến, thiết lập nền cộng hòa, lại khiến cho nhiều quốc gia theo thể chế quân chủ khi đó lo sợ, cho nên họ đã cùng hợp lại với nhau đánh đổ Napoleon, điển hình là các vị vua của các nước Anh, Áo và Nga.
Mặc dù đế chế nước Pháp do Napoleon gây dựng không được bao lâu, nhưng nhiều thành tựu của ông đã trở lên trường tồn như những phiến đá hoa cương mà ông từng ví von mong ước cho sự bền vững đế chế của mình.
Nhiều cải cách dân sự của ông đã được duy trì dài lâu như bộ luật dân sự hay còn gọi là bộ luật Napoleon đã trở thành cơ sở cho rất nhiều luật của các nước Châu Âu ngày nay, cũng như tinh thần dân quyền có từ trước đó của cách mạng Pháp đã trở thành giá trị phổ quát cho toàn thế giới.
Nhìn về Việt Nam
Nước Việt Nam hiện nay cũng đang trên đà phát triển, biến đổi từ một nước chậm tiến lạc hậu ngày càng trở thành thành viên tích cực có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, vị thế đất nước được nâng cao.
Nhưng điều cần thiết là bên cạnh mong ước phát triển kinh tế Việt Nam cần phải có những hiệu chỉnh để đạt được sự phát triển bền vững, nếu cũng muốn có những tảng đá hoa cương cho mình.
Mới đây phía Mỹ đã cáo buộc Việt Nam là nước thao túng tiền tệ, do không hiểu sâu về lĩnh vực tài chính tiền tệ nên tôi xin không có ý kiến, phía Bộ ngoại giao Việt Nam đã có phản bác về vấn đề này, đây là một chỉ dụ cho thấy sẽ có những ngưỡng chính sách mà quốc tế họ ấn định có nguy cơ cản trở sự phát triển của VN.
Từ lâu nay Việt Nam đã thực hiện một chính sách phát triển kinh tế theo hướng khuyến khích xuất khẩu, để tạo thặng dư thương mại, tìm kiếm tăng trưởng.
Chụp lại hình ảnh,Các nhà quan sát, phân tích kinh tế Việt Nam vẫn nhắc nhở rằng Việt Nam vẫn còn là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp so với tiêu chuẩn quốc tế
Nhiều tập đoàn quốc tế lớn nhận thấy điều đó nên từ lâu cũng đã chọn VN làm nơi đầu tư đặt nhà máy sản xuất hàng hóa để xuất khẩu đi thế giới, nhằm tận dụng các ưu đãi ưu thế từ các chính sách khuyến khích xuất khẩu từ phía nhà nước.
Một thực tế khác là Ngân hàng nhà nước hiện nay vẫn là cơ quan trực thuộc chịu sự quản lý về mặt hành chính của chính phủ, thay vì là một thiết chế độc lập như mô hình ngân hàng quốc gia của các nước có nền kinh tế phát triển.
Trong cuốn sách Hồi ký của nhà lãnh đạo Singapore, ông Lý Quang Diệu từng khuyên phía Trung Quốc nên tạo cho sự độc lập của ngân hàng quốc gia.
Trung Quốc đã đạt được những bước phát triển thần kỳ, từ một nước lạc hậu nghèo đói, trong vòng 50 năm trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và sắp có thể trở thành lớn nhất.
Nhưng thử hỏi xem Trung Quốc sẽ có những tảng đá hoa cương nào giúp cho sự phát triển của họ được vững bền? Đây là vấn đề cần phải suy nghĩ?
Đã có những sự đồn đoán báo ứng về sự sụp đổ hệ thống và phân mảnh của đất nước Trung Quốc, mối lo đó đã được dùng làm động lực cho sự phát triển nhất quán theo một tầm nhìn chung định hướng của chính phủ nước này.
Cảm xúc mâu thuẫn phức tạp giữa mong muốn phát triển và những lo lắng về giữ vững quyền lực chính trị đã khiến cho phía Trung Quốc có những chính sách phát triển quốc gia có tính gây hấn đối đầu.
Thay vì trở thành một điểm tựa vững cậy yên tâm thì họ lại trở thành mối dè chừng cho nhiều nước.
Chụp lại hình ảnh,Tòa ở Việt Nam
Chân lý giá trị
Một điều có thể khẳng định là sự phát triển của VN lâu nay đã có được sự ủng hộ của chính phủ nhiều nước trên thế giới, sự động viên khích lệ của nhiều định chế thiết chế quốc tế như WTO, WB, UNICEF .v.v.
Thế thì ở những giai đoạn nào đấy họ sẽ thông cảm với VN về những lạc hậu và hành xử chưa theo những chuẩn mực tiêu chuẩn chung. Nhưng đến một độ nhất định rồi thì người ta sẽ đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ này kia, mà nếu VN không dự liệu điều đó mà vẫn làm khác thì đó sẽ là điểm nghẽn cho phát triển.
Trung Quốc cũng phát triển với những quan niệm giống với Việt Nam là tranh thủ môi trường quốc tế thuận lợi sau một quãng thời gian dài đi lạc theo mô hình kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa.
Sự tranh thủ này được làm nổi bật lên qua lời khuyên của ông Lý Quang Diệu cho lãnh đạo phía Trung Quốc là “hãy cúi đầu mỉm cười thêm 50 năm nữa”. Ý của ông Diệu là Trung Quốc nên khiêm tốn tranh thủ sự giúp đỡ ủng hộ của quốc tế mà phát triển.
Nhưng xem ra ban lãnh đạo Trung Quốc lại có những kế hoạch khác, sớm muốn trỗi dậy dù là hòa bình, và đòi viết lại quy tắc luật chơi. Chiều hướng đó đúng sai chưa biết thế nào, có thể Trung Quốc sẽ thành công hoặc sẽ thất bại và khi đó liệu sẽ có tảng đá hoa cương nào cho nước họ?
Đối với Việt Nam, khả năng đúng cho 50 năm tới là cần phải sửa đổi bản thân mình, đặt mình dần vào các khuôn khổ tiêu chuẩn chung theo quốc tế.
Điều đó là đòi hỏi đặt ra đối với không chỉ ở lĩnh vực kinh tế tài chính tiền tệ, mà còn cả các lĩnh vực giá trị về quyền con người, về chính quyền duy lý, bảo vệ môi trường, xã hội dân sự, hợp tác đa phương để đẩy lùi các thách thức toàn cầu như dịch bệnh hay sự nóng lên của trái đất ..v.v.
Thể chế cần phải liên tục điều chỉnh hoàn thiện, thiết lập một nền pháp quyền chuẩn mực, tạo lập hệ thống chính quyền hoạt động theo những nguyên tắc duy lý thực dụng, thay vì siêu hình duy ý chí.
Thực hiện chính sách nhân tài công bằng thay vì chỉ dành cơ hội cho những người thuộc bộ máy Đảng hoặc bộ máy Nhà nước, còn người bên ngoài thì rất khó thể tham giao vào guồng máy lãnh đạo điều hành quốc gia.
Thừa nhận quy luật phát triển tất yếu về quyền con người, đó sẽ là nét lớn chủ đạo của tiến trình phát triển dân tộc trong thế kỷ 21, từ đó hiệu chỉnh hoạt động bộ máy sao cho tương thích với sự trân trọng các giá trị con người.
Chấp nhận những ý kiến khác biệt, tiết giảm đi những hành xử bạo lực, để sự phát triển đồng nghĩa với yên tâm thay vì cảm xúc phức tạp éo le giữa niềm vui và mối hoang mang khi hướng mắt vào tương lai.
Có như thế thì những thành tựu phát triển của Việt Nam mới bền vững như những phiến đá hoa cương, và đó chẳng phải là những điều mà mọi người cùng mong muốn?
Bài viết thể hiện ý kiến và lối hành văn riêng của Luật sư Ngô Ngọc Trai, gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội.
Chụp lại hình ảnh,Người đầu tiên được chủng ngừa tại Pháp là cư dân ở một nhà dưỡng lão, cụ Mauricette, 78 tuổi
Liên hiệp Âu châu đang triển khai tiêm vaccine có phối hợp để chống Covid-19 trong chiến dịch mà người đứng đầu khối này nói là “khoảnh khắc cảm động về sự đoàn kết”.
Chủ tịch Ủy hội EU, bà Ursula von der Leyen hôm thứ Bảy nói vaccine của Pfizer-BioNTech đã được phân phối tới toàn bộ 27 quốc gia thành viên.
Một số nước đã bắt đầu việc tiêm vaccine từ hôm thứ Bảy, nói không muốn chờ đợi thêm một ngày nữa.
Cho tới nay, EU đã báo cáo có tổng số hơn 335 ngàn người tử vong liên quan tới Covid-19.
Với hơn 14 triệu người bị lây nhiễm, các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt hiện đang được ban bố ở gần như toàn bộ các thành viên của khối.
Việc triển khai tiêm vaccine diễn ra vào lúc các vụ lây nhiễm biến thể mới virus corona, có khả năng lây lan mạnh hơn, đã được xác nhận tại một số nước châu Âu cũng như tại Canada và Nhật Bản.
Tin tức về biến thể mới đã khiến nhiều nước trên thế giới ra các hạn chế đi lại mới hồi tuần trước.
Chụp lại hình ảnh,Một phi cơ bay theo hình ống kim tiêm trên bầu trời miền nam nước Đức hôm thứ Tư để ăn mừng việc vaccine được đưa tới nơi, theo hình ảnh do trang flightradar24.com ghi được
Việc tiêm chủng hàng loạt trên toàn châu Âu, với tổng dân số 446 triệu người, được bắt đầu từ đầu ngày Chủ Nhật.
Việc triển khai được thực hiện sau khi Cơ quan Y tế Châu Âu (EMA) và Ủy hội châu Âu chuẩn thuận vaccine hợp tác giữa hãng Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức.
EU đã có được các hợp đồng cung ứng hơn hai tỷ liều vaccine từ một loạt các hãng dược phẩm khác nhau.
“Hôm nay, chúng ta bắt đầu sang trang mới của một năm khó khăn. Vaccine #Covid19 đã được giao tới toàn bộ các nước EU. Việc chủng ngừa sẽ bắt đầu từ ngày mai trên toàn EU,” bà von der Leyen viết trên Twitter hôm thứ Bảy.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn nói hôm thứ Bảy: “Đây thực sự là thông điệp Giáng Sinh hạnh phúc. Vào thời điểm này, các xe tải đưa những lô vaccine đầu tiên đang trên đường tới khắp nẻo ở châu Âu, khắp nẻo ở nước Đức, tới mọi bang. Sẽ có thêm các lô hàng nữa được giao nhận vào ngày kia.”
“Vaccine này là chìa khóa vô cùng quan trọng để đánh bại đại dịch. Nó là chìa khóa để chúng ta lấy lại được cuộc sống của mình.”
Các nhân viên y tế tại vùng đông bắc Đức quyết định không chờ tới Chủ Nhật mà bắt đầu tiêm chủng cho những người cao tuổi tại một trại dưỡng lão ở Halberstadt.
Tại Hungary, người đầu tiên được tiêm vaccine là một bác sỹ tại Bệnh viện Trung tâm Del-Pest vào hôm thứ Bảy, hãng thông tấn nhà nước nói.
Giới chức Slovakia cũng nói họ đã bắt đầu chủng ngừa.
Chụp lại hình ảnh,Một nhân viên y tế chuẩn bị chích vaccine tại Bệnh viện Đại học ở Nitra, Slovakia
Theo Taiwan News, sau khi Bắc Kinh tuyên bố họ sẽ phát triển thủy điện ở hạ lưu sông Yarlung Tsangpo như một phần của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, Ấn Độ lo ngại chính phủ Trung Quốc lợi dụng kế hoạch này để thực hiện âm mưu quân sự.
Yarlung Tsangpo là con sông dài nhất ở Tây Tạng chảy vào miền đông Ấn Độ, nơi nó được người Ấn gọi là Brahmaputra, trước khi chảy ra biển Ấn Độ Dương qua Bangladesh.
Hiện Trung Quốc đã xây dựng trên Yarlung Tsangpo đập thủy điện Zangmu, bắt đầu phát điện từ tháng 11/ 2014.
Việc Trung Quốc dự kiến xây thêm đập ở Yarlung Tsangpo làm dấy lên lo ngại của Ấn Độ về tác động đối với môi trường và những thảm họa thiên nhiên. Ấn Độ cũng lo ngại những con đập mới sẽ mang lại cho Trung Quốc nhiều lợi thế hơn trong các cuộc tranh chấp và xung đột biên giới, vốn đã trở nên nghiêm trọng hơn trong những tháng gần đây ở khu vực Ladakh của Ấn Độ.
Ông Ji Rong, một quan chức tại Đại sứ quán Trung Quốc ở New Delhi, đã xoa dịu Ấn Độ bằng một tuyên bố rằng “Bất kỳ dự án nào cũng sẽ được lên kế hoạch và tiến hành một cách khoa học với sự cân nhắc đầy đủ về tác động đối với các khu vực hạ nguồn và lợi ích của cả các nước thượng nguồn và hạ nguồn”.
Tuy nhiên, một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng Trung Quốc đã xây tới 11 con đập trên thượng nguồn sông Mekong, và những con đập này đã giữ lại một lượng nước khổng lồ. Điều này gây ra hạn hán nghiêm trọng ở khu vực hạ lưu đồng thời làm tăng lượng mưa tại các khu vực có đập.
Thời báo Hindustan dẫn nghiên cứu của Viện Lowy cho biết Trung Quốc sở hữu nguồn nước ở Tây Tạng khiến Bắc Kinh trở thành lực lượng kiểm soát thượng nguồn của bảy con sông lớn nhất Nam Á, bao gồm Indus, Ganges, Brahmaputra, Irrawaddy, Salween, Yangtze và Mekong. Gần 48% lượng nước chảy trực tiếp vào Ấn Độ.
Không chỉ liên tục điều tàu sân bay đến Biển Đông để tập trận, Trung Quốc dường như đang hoàn thiện hạ tầng để tàu sân bay cỡ lớn đồn trú ở căn cứ trên đảo Hải Nam.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc vừa xây ụ nổi phục vụ tàu sân bay cỡ lớn ở căn cứ Du Lâm tại Tam Á, Hải NamẢNH: SCMPHôm qua 21.12, tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn thông tin từ lực lượng hải quân Trung Quốc xác nhận nhóm tác chiến tàu sân bay được dẫn đầu bởi tàu sân bay Sơn Đông của nước này vừa vượt qua eo biển Đài Loan rồi tiến vào Biển Đông để tập trận.Trả lời Thanh Niên cùng ngày, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp – Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương thuộc hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) phân tích: “Những năm gần đây, tàu sân bay Trung Quốc thường đi về phía nam vào giai đoạn này để thực hiện các cuộc tập trận, huấn luyện cho thủy thủ đoàn mà trong đó có số binh sĩ nghĩa vụ sắp ra quân. Sẽ có một đợt tập khác vào tháng 3 hoặc tháng 4 sau khi quân đội Trung Quốc tiếp nhận các binh sĩ nghĩa vụ mới”.Ngoài ra, theo cựu đại tá Schuster, vào thời gian này trong năm, so với phía bắc thì thời tiết ở Biển Đông phù hợp hơn cho việc huấn luyện, đặc biệt là huấn luyện cất và hạ cánh máy bay trên hàng không mẫu hạm. Đó là những kỹ năng quan trọng và cũng nhiều thử thách để có thể vận hành hiệu quả tàu sân bay.
Cũng theo bản tin ngày 21.12, tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn lời một số chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định sau khi kết thúc tập trận, tàu Sơn Đông sẽ quay về đồn trú ở Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam.Thực tế, hàng không mẫu hạm Sơn Đông đã được Trung Quốc biên chế cho lực lượng hải quân của Chiến khu Nam bộ, vốn chịu trách nhiệm hoạt động ở khu vực Biển Đông. Và đảo Tam Á cũng nằm trong khu vực của Chiến khu Nam bộ.
Mỹ – Philippines bàn chuyện củng cố phán quyết về Biển Đông
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa thông tin Ngoại trưởng nước này Mike Pompeo và người đồng cấp Philippines Teodoro Locsin Jr. mới đây đã thảo luận về việc củng cố bản chất ràng buộc của phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) về Biển Đông, theo CNN.Viết trên Twitter, ông Pompeo nhấn mạnh rằng cuộc đối thoại là về Philippines và lợi ích chung của Mỹ ở Biển Đông.Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Pompeo và Ngoại trưởng Locsin thảo luận “các cơ hội để củng cố hơn nữa liên minh Mỹ – Philippines và bản chất ràng buộc của phán quyết năm 2016” mà PCA đưa ra cho các bên ở Biển Đông. Bên cạnh đó, 2 nhà ngoại giao còn thảo luận các vấn đề về kinh tế, an ninh, dân chủ và ngoại giao nhân dân giữa 2 nước.Viết trên Twitter, ông Locsin cho hay ông đã có “cuộc hội đàm tuyệt vời” và ông Pompeo cam kết sẽ cố gắng hết sức để giúp Philippines có được vắc xin Covid-19 của Hãng Pfizer (Mỹ).Khánh AnCùng ngày 21.12, tờ South China Morning Post đăng tải bài viết phân tích một số hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc đang xây dựng ụ nổi mới, đủ sức phục vụ tàu sân bay cỡ lớn, ở căn cứ hải quân Du Lâm trên đảo Tam Á.Tờ báo dẫn lời một nguồn tin thân cận với hải quân Trung Quốc cho biết ụ nổi mới này có thể chứa tàu chiến có thân rộng đến 75 m và dài 420 m. Các thông số này đủ để chứa tàu sân bay loại Type-002 như tàu Sơn Đông, phục vụ quá trình bảo trì vốn có vai trò quan trọng để vận hành tàu sân bay.Một nguồn tin quân sự khác cũng khẳng định ụ nổi mới ở căn cứ Du Lâm để phục vụ cho tàu sân bay cỡ lớn, loại Type-002 trở lên. Sau tàu Sơn Đông, Bắc Kinh đang đẩy mạnh quá trình hoàn thiện thêm tàu sân bay nội địa trong thời gian tới.“Trong tương lai, có lẽ Trung Quốc đồn trú ít nhất một tàu sân bay Type-002 ở Biển Đông”, tờ South China Morning Post dẫn nguồn tin quân sự cho biết. Điều này khiến giới quan sát càng lo ngại về nguy cơ Trung Quốc sử dụng tàu sân bay án ngữ ở Biển Đông nhằm tăng cường sức ép quân sự.