Daily Archives: January 2, 2021

‘Cách mạng Văn hóa’ đang âm thầm diễn ra ở Hoa Kỳ!

Hương Thảo | DKN 12 giờ tới 358 lượt xem

Ảnh: Reuters.

Theo nhận định của Trung tâm Tin tức Hồng Kông của Epoch Times, Antifa và BLM chỉ là bề nổi của các vấn đề xã hội Mỹ, đằng sau đó ẩn chứa những âm mưu thâm độc hơn, chính là bóng ma của ĐCSTQ ẩn đằng sau “Cách mạng Văn hóa” đang diễn ra ở Hoa Kỳ.

Giờ đây ở Hoa Kỳ, dưới chiêu bài dân chủ và chống phân biệt đối xử, thể chế chống phân biệt đối xử kiểu ĐCSTQ đã âm thầm được đưa vào Mỹ.

Một học sinh trung học ở Las Vegas, bang Nevada, là William Clark và mẹ của cậu đã kiện một trường bán công tại địa phương vì nó dựa trên “lý luận phê phán chủng tộc” với khóa học “Huấn luyện hình thái tư tưởng cưỡng chế”.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?guci=2.2.0.0.2.2.0.0&client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=2391351179&adk=884465546&adf=696944579&pi=t.ma~as.2391351179&w=300&lmt=1609584664&psa=1&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fthe-gioi%2Fcach-mang-van-hoa-dang-am-tham-dien-ra-o-hoa-ky.html&flash=0&wgl=1&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hZHNlcnZpY2UuZ29vZ2xlLmNvbSIsInN0YXRlIjowfSx7Imlzc3Vlck9yaWdpbiI6Imh0dHBzOi8vYXR0ZXN0YXRpb24uYW5kcm9pZC5jb20iLCJzdGF0ZSI6MH1d&dt=1609596169711&bpp=58&bdt=8718&idt=497&shv=r20201203&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&correlator=4307156117416&frm=20&pv=2&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1609596170&ga_hid=55556702&ga_fc=0&u_tz=-480&u_his=36&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=71&ady=1030&biw=442&bih=213&scr_x=0&scr_y=567&eid=44731609%2C21068084%2C21068768%2C21068946&oid=3&pvsid=1300115784260473&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=640&brdim=7%2C0%2C7%2C0%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C450%2C213&vis=1&rsz=%7Co%7CoeEbr%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&ifi=1&uci=a!1&btvi=1&fsb=1&xpc=70mybeSjH5&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=619

Mẹ của William Clark là người da đen, nhưng người cha đã mất của cậu là người da trắng. Trong khóa học bắt buộc mang tên “Xã hội học biến cách” kéo dài một năm, và một khóa học bắt buộc khác mang tên “Cải biến thế giới” dành cho sinh viên để thực hành các công tác chính trị xã hội, cậu cảm thấy mình đã bị phân biệt đối xử.

Đơn khiếu nại nói rằng “khóa học công dân” tuy do một giáo viên khác giảng dạy, nhưng cũng tương đồng với các khóa học trước đó. Vì vậy, các bậc cha mẹ như bà Clark, “cho đến khi bắt đầu thấy tác hại đối với con mình, mới ý thức được rằng, nó đã bị chuyển sang một hình thái huấn luyện tư tưởng cưỡng chế”. Chương trình này đã bổ sung các bài tập nâng cao nhận thức và huấn luyện chế ước dưới biểu ngữ “Lý thuyết phê phán chủng tộc”.

Đơn khiếu nại nêu rõ: “Các khóa học này không mang tính mô tả hay cung cấp thông tin, mà mang tính quy phạm và quy định. Chúng yêu cầu học sinh “học tập” và “phản kích” lại cái gọi là “cơ cấu mang tính áp bức”, mà những cơ cấu mang tính áp bức này được ngầm hiểu là các quy tắc thỏa thuận tiềm ẩn trong gia đình, như trật tự của gia đình, các thỏa thuận không chính thức giữa các thành viên thường được sử dụng để phân chia tài sản, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục, chủng tộc, giới tính và nhiều vấn đề khác. Học sinh buộc phải tiết lộ tất cả thông tin này, và phải chấp nhận bị thẩm vấn không công khai”.

William đã được hướng dẫn để “vứt bỏ” những nguyên tắc cơ bản của đạo Judeo-Christian mà mẹ cậu đã dạy cho”, rồi sau đó trường học đã công kích tín ngưỡng của cậu.

Đơn khiếu nại nêu rõ: “Một số bản sắc chủng tộc, tình dục, giới tính và tôn giáo, một khi được tiết lộ, sẽ chính thức được nêu ra trong chương trình giảng dạy và sẽ bị coi là có vấn đề, bị đưa ra giễu cợt”.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?guci=2.2.0.0.2.2.0.0&client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=3868084373&adk=2050115159&adf=3750602988&pi=t.ma~as.3868084373&w=300&lmt=1609584664&psa=1&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fthe-gioi%2Fcach-mang-van-hoa-dang-am-tham-dien-ra-o-hoa-ky.html&flash=0&wgl=1&adsid=ChEIgNDA_wUQot3664blgNGdARJIALF5s5J0itrQ-vnM6uJNdxPifUBRoHHWDgX8RPM0j11za1pg-7wabEdJhId7OCqhIhaYdwQGYGbnsxgTgfDsQsqh1X9TD7k0&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hZHNlcnZpY2UuZ29vZ2xlLmNvbSIsInN0YXRlIjowfSx7Imlzc3Vlck9yaWdpbiI6Imh0dHBzOi8vYXR0ZXN0YXRpb24uYW5kcm9pZC5jb20iLCJzdGF0ZSI6MH1d&dt=1609596169770&bpp=12&bdt=8777&idt=728&shv=r20201203&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&prev_fmts=300×250%2C0x0&nras=1&correlator=4307156117416&frm=20&pv=1&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1609596170&ga_hid=55556702&ga_fc=0&u_tz=-480&u_his=36&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=71&ady=2259&biw=442&bih=213&scr_x=0&scr_y=1412&eid=44731609%2C21068084%2C21068768%2C21068946&oid=3&psts=AGkb-H8eeFHbXtkgxds-p4hG7P3s5XDghduOjgF5Z_yKQyiTg8dkTNVlECaK1yxiuXOA&pvsid=1300115784260473&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=7%2C0%2C7%2C0%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C450%2C213&vis=1&rsz=%7Co%7CoeEbr%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&jar=2021-01-02-14&ifi=2&uci=a!2&btvi=2&fsb=1&xpc=EcNypCFwNk&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=53213

Giáo viên của William khi chào các học sinh, thường nói: “Xin chào, những chiến sĩ chính nghĩa của tôi!”, và yêu cầu học sinh “tiết lộ chủng tộc, giới tính, khuynh hướng tình dục, khuyết tật và bản sắc tôn giáo” của họ.

William được cho biết rằng bước tiếp theo là xác định xem danh tính của cậu là thuộc “giới đặc quyền hay bị áp bức”.

William đã buộc phải “thú nhận về chủng tộc, tính, giới tính và bản sắc tôn giáo của mình trong các bài thuyết trình và bài viết trên lớp. Tất cả đều phải chịu sự kiểm tra, thẩm vấn, và đã bị dán nhãn xúc phạm của học sinh, giáo viên và quản lý trường học”. William đã bị “cưỡng bức phải tiếp thu và khẳng định các nguyên tắc và ngôn luận đầy kỳ thị mà cậu không cách nào tiếp nhận với lương tri của mình”.

Gia đình Clark nói rằng nhà trường liên tục đe dọa William “nếu không tuân thủ các yêu cầu của họ, cậu có thể bị thi trượt và không thể tốt nghiệp”. Họ cũng đã từ chối đáp ứng nhu cầu lưu trú tại ký túc xá của cậu.

Cáo trạng nói, “Buộc học sinh liên kết thân phận của họ với việc “bị áp bức”, điều này có nghĩa là gì? Một số người Hoa có tuổi từ Trung Quốc đại lục có lẽ đã quen thuộc với điều này. Đây là hoàn cảnh của Trung Quốc đại lục trước năm 1979, tức là thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Đảng Cộng sản là người quyết định thành phần của bạn. Bạn có bao nhiêu tiền? Bạn làm nghề gì? Bạn là địa chủ hay tư bản? Bạn có phải là một cựu quan chức chính phủ? Bạn có niềm tin tôn giáo nào không? Bạn là một nhân vật trong một nhóm tôn giáo? ĐCSTQ căn cứ điều này để xác định cái gọi là thành phần cá nhân của bạn. Điều này sẽ được viết trong hồ sơ của bạn, điều này xác định địa vị xã hội của bạn, xác định trình độ học vấn trong tương lai của bạn và bạn sẽ nhận được công việc gì, hoặc nhận lương bao nhiêu.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?guci=2.2.0.0.2.2.0.0&client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=5344817570&adk=1359787238&adf=3558114581&pi=t.ma~as.5344817570&w=300&lmt=1609584664&psa=1&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fthe-gioi%2Fcach-mang-van-hoa-dang-am-tham-dien-ra-o-hoa-ky.html&flash=0&wgl=1&adsid=ChEIgNDA_wUQot3664blgNGdARJIALF5s5J0itrQ-vnM6uJNdxPifUBRoHHWDgX8RPM0j11za1pg-7wabEdJhId7OCqhIhaYdwQGYGbnsxgTgfDsQsqh1X9TD7k0&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hZHNlcnZpY2UuZ29vZ2xlLmNvbSIsInN0YXRlIjowfSx7Imlzc3Vlck9yaWdpbiI6Imh0dHBzOi8vYXR0ZXN0YXRpb24uYW5kcm9pZC5jb20iLCJzdGF0ZSI6MH1d&dt=1609596169782&bpp=57&bdt=8789&idt=720&shv=r20201203&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&prev_fmts=300×250%2C0x0%2C300x250&nras=1&correlator=4307156117416&frm=20&pv=1&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1609596170&ga_hid=55556702&ga_fc=0&u_tz=-480&u_his=36&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=71&ady=3479&biw=442&bih=213&scr_x=0&scr_y=2629&eid=44731609%2C21068084%2C21068768%2C21068946&oid=3&psts=AGkb-H8eeFHbXtkgxds-p4hG7P3s5XDghduOjgF5Z_yKQyiTg8dkTNVlECaK1yxiuXOA%2CAGkb-H-Qzc9PzyNvVgiIpFRVDPFk1VmUQi_WRp71duSFUl_j8cW6itsZee89LR8Zb9gs&pvsid=1300115784260473&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=7%2C0%2C7%2C0%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C450%2C213&vis=1&rsz=%7Co%7CoeEbr%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&jar=2021-01-02-14&ifi=3&uci=a!3&btvi=3&fsb=1&xpc=GutXhs3D5w&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=77455

Và những cái gọi là “thành phần” này sẽ đeo đuổi bạn lâu dài: Ông nội bạn là địa chủ, bạn chưa bao giờ sở hữu ruộng đất thì bạn cũng vẫn là địa chủ. Bạn bị mọi người chỉ trích, giám sát và cả xã hội kỳ thị. Bạn phải vạch rõ ranh giới bằng cách phê bình, chỉ trích cha mẹ, tổ tiên, thì biết đâu bạn sẽ được tha thứ và sống cuộc đời tốt đẹp hơn.

Nhưng tất cả những điều này là vô hiệu lực đối với các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ. Những người như Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đều là địa chủ hoặc tư bản, và tất nhiên họ không bị ảnh hưởng.

Điều này ở xã hội phương Tây được gọi là thể chế phân biệt đối xử

Giờ đây, ở Hoa Kỳ, dưới chiêu bài dân chủ và chống phân biệt đối xử, thể chế phân biệt đối xử kiểu ĐCSTQ đã được âm thầm đưa vào. Các cuộc bạo động cánh tả xảy ra vào giữa năm nay, bao gồm cả Antifa và phong trào BLM, cơ sở tư tưởng của họ chính là cái gọi là ‘lý thuyết phê phán’ này.

Nguồn gốc của “lý thuyết phê phán” đến từ Antonio Francesco Gramsci và Trường phái Frankfurt. Antonio Gramsci là người sáng lập Đảng Cộng sản Ý và được gọi là “nhà lý thuyết Mác-xít”. Gramsci đã thoát khỏi “Kinh tế quyết định luận” của chủ nghĩa Mác cổ điển và đề xuất khái niệm “bá quyền văn hóa”. Ông ta tin rằng giai cấp tư sản đã biến nền văn hóa có lợi cho họ thành các chuẩn mực xã hội và được công chúng chấp nhận, rằng giai cấp vô sản cũng coi nền văn hóa này là lẽ thường, và sẵn sàng phục tùng sự áp bức của giai cấp tư sản. Gramsci gọi đó là “bá quyền văn hóa”. Ông ta chủ trương rằng những người bị áp bức phải tự phát triển nền văn hóa của mình và chống lại sự “bá quyền văn hóa” của giai cấp tư sản. Ý tưởng này được gọi là “chủ nghĩa Mác mới” và “Văn hóa chủ nghĩa Mác”.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?guci=2.2.0.0.2.2.0.0&client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=8505263573&adk=2904022356&adf=4083209426&pi=t.ma~as.8505263573&w=300&lmt=1609584664&psa=1&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fthe-gioi%2Fcach-mang-van-hoa-dang-am-tham-dien-ra-o-hoa-ky.html&flash=0&wgl=1&adsid=ChEIgNDA_wUQot3664blgNGdARJIALF5s5J0itrQ-vnM6uJNdxPifUBRoHHWDgX8RPM0j11za1pg-7wabEdJhId7OCqhIhaYdwQGYGbnsxgTgfDsQsqh1X9TD7k0&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hZHNlcnZpY2UuZ29vZ2xlLmNvbSIsInN0YXRlIjowfSx7Imlzc3Vlck9yaWdpbiI6Imh0dHBzOi8vYXR0ZXN0YXRpb24uYW5kcm9pZC5jb20iLCJzdGF0ZSI6MH1d&dt=1609596169839&bpp=5&bdt=8846&idt=665&shv=r20201203&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&prev_fmts=300×250%2C0x0%2C300x250%2C300x250&nras=1&correlator=4307156117416&frm=20&pv=1&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1609596170&ga_hid=55556702&ga_fc=0&u_tz=-480&u_his=36&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=71&ady=4699&biw=442&bih=213&scr_x=0&scr_y=3866&eid=44731609%2C21068084%2C21068768%2C21068946&oid=3&psts=AGkb-H8eeFHbXtkgxds-p4hG7P3s5XDghduOjgF5Z_yKQyiTg8dkTNVlECaK1yxiuXOA%2CAGkb-H-Qzc9PzyNvVgiIpFRVDPFk1VmUQi_WRp71duSFUl_j8cW6itsZee89LR8Zb9gs%2CAGkb-H8DGokjZOqtVvWUQAWCylU1nWZfBS-XnPaasYaIbwVmx9qulMSX6boiAALeGiEE&pvsid=1300115784260473&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=7%2C0%2C7%2C0%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C450%2C213&vis=1&rsz=%7Co%7CoeEbr%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&jar=2021-01-02-14&ifi=4&uci=a!4&btvi=4&fsb=1&xpc=SRxZrarhEH&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=85592

Năm 1923, ngay khi Gramsci đang đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản ở Ý, Đại học Frankfurt (còn được gọi là Đại học Goethe) ở Đức đã thành lập Viện Nghiên cứu xã hội Mác-xít. Các học giả của viện được gọi là “Trường phái Frankfurt”. Trường phái Frankfurt phần lớn vay mượn hoặc đồng ý với lý thuyết “bá quyền văn hóa” của Gramsci và phát triển một “lý thuyết phê phán”.

Năm 1935, do sự cầm quyền của Hitler ở Đức,Trung tâm Nghiên cứu Xã hội chuyển đến New York, Hoa Kỳ, và gia nhập Đại học Columbia. Năm 1953, Trung tâm Nghiên cứu Xã hội chuyển về Frankfurt, Đức. Nhưng họ đã gieo hạt mầm mống của “chủ nghĩa Mác mới” ở Hoa Kỳ.

Các lý thuyết của Gramsci và Trường phái Frankfurt đã trở thành nguồn gốc tư tưởng cho sự phát triển của “lý thuyết phê phán” ở Hoa Kỳ. Bắt đầu từ những năm 1980, một số trường luật ở Hoa Kỳ đã thêm “lý thuyết phê phán” này vào cốt lõi của các vấn đề chủng tộc độc đáo của quốc gia và biến nó thành một “lý thuyết phê phán chủng tộc”.

Năm 2011, Tổng thống Obama đã ban hành một lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy các chương trình đào tạo “đa dạng và hòa nhập” trong khu vực liên bang. Sau đó, “lý thuyết phê phán chủng tộc” lặng lẽ thâm nhập vào quá trình đào tạo của chính phủ liên bang. Mãi đến tháng 9 năm 2020, tổng thống Trump mới chấm dứt được ngân sách đào tạo này.

Vì lịch sử chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ, vấn đề chủng tộc đã trở thành một trong những trọng tâm của “lý thuyết phê phán”. Không quá khi nói rằng “lý thuyết phê phán chủng tộc” là một kẻ giết người được thiết kế riêng cho Hoa Kỳ bởi chủ nghĩa Mác mới.

“Lý thuyết phê phán” nhìn thế giới qua con mắt của quyền lực và áp bức. Nó chia con người thành kẻ áp bức và kẻ bị áp bức. Danh tính của một người, chẳng hạn như chủng tộc, giới tính, tôn giáo, tình trạng nhập cư, khuynh hướng tình dục., sẽ xác định xem người đó là kẻ áp bức hay bị áp bức.

Vì vậy, Hoa Kỳ được mô tả là một đế chế xấu xa đầy áp bức, chẳng hạn như người da trắng áp bức người da đen, đàn ông áp bức phụ nữ, người dị tính áp bức người đồng tính, người theo đạo Cơ đốc đàn áp người Hồi giáo, và hậu duệ của người Anglo-Saxon đàn áp người bản địa và người gốc Ấn… Tóm lại, trong thế giới quan được xây dựng bởi “lý thuyết phê phán” này, nước Mỹ được sinh ra với tội lỗi nguyên lai là quyền lực tối cao của người da trắng và phân biệt chủng tộc. Những người chấp nhận khái niệm này không tự hào về nước Mỹ, mà đầy thù hận. Đây là lý do tại sao những người biểu tình đã đốt cờ Mỹ trong vụ bạo động đường phố năm nay.

Vì vậy, bạn có thể hiểu tại sao Hội đồng Giáo dục ở Khu vực Vịnh ở California phải đổi tên tất cả các trường đã được đặt tên theo Washington và Lincoln. Đó là bởi vì họ đều là người da trắng, mà mọi người đạo theo Cơ đốc, và mọi nam giới, theo cách nói của ĐCSTQ hồi đó, họ đều là những người “xuất thân bất hảo” và “thành phần bất hảo”, và họ đều là “giai cấp bóc lột”.

Trong “lý thuyết chủng tộc phê phán”, văn hóa Mỹ truyền thống là công cụ để người da trắng duy trì các đặc quyền của họ. Vì vậy, để thực hiện quyền tự do và giải phóng người da đen, việc phá hủy truyền thống lịch sử là một phương pháp cách mạng cần thiết. Tất nhiên, những nhân vật lịch sử như George Washington, Thomas Jefferson và Lincoln, không còn được coi là anh hùng nữa, mà là những kẻ phân biệt chủng tộc đàn áp người da đen. Kết quả là hình tượng của họ phải bị phá bỏ.

Những ngụy biện của “lý thuyết phê phán chủng tộc” thực ra là đi ngược lại lẽ thường. Ví dụ, trước Nội chiến, không phải tất cả chủ nô ở Hoa Kỳ đều là người da trắng, mà còn có cả người da đen. Theo điều tra dân số Hoa Kỳ năm 1830, có hơn 3.000 chủ nô da đen trong cả nước vào thời điểm đó, và họ sở hữu hơn 10.000 nô lệ. Vào thời điểm đó, có hơn 300.000 công dân da đen tự do trong cả nước, và cũng có những nô lệ da trắng. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, hàng triệu người châu u da trắng theo đạo Thiên chúa cũng bị bắt làm tù binh đến Bắc Phi làm nô lệ.

Ngoài ra, những nô lệ da đen bị bán sang Bắc Mỹ đến từ đâu? Ít người đặt câu hỏi này, vì hơn 90% nô lệ da đen bị các vị vua da đen của người Congo ở châu Phi bắt và bán cho người da trắng để kiếm tiền. Congo, vì làm ăn với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ rất sớm, đã mua được vũ khí của châu u và thành lập một lực lượng vũ trang hùng mạnh có thể dễ dàng đánh bại các bộ tộc da đen nội địa. Họ trực tiếp bắt người và bán nô lệ để kiếm tiền. Đây là những vấn đề lịch sử, và chúng tôi sẽ không truy xét các chi tiết.

Sự khác biệt trong thu nhập kinh tế của người dân không nhất thiết là do áp bức. Làm việc nhiều hơn thì nhận được nhiều hơn, làm việc ít hơn thì nhận được ít hơn Đây là lẽ thường và là cơ chế công bằng. Quyền lực không nhất thiết phải là công cụ áp bức mà cần thiết cho sự phân công lao động trong xã hội. Chúng ta không thể phủ nhận rằng có sự áp bức trên thế giới, nhưng sẽ không hợp lý khi diễn giải sự bất bình đẳng về của cải và quyền lực giữa các nhóm người khác nhau là áp bức.

Theo quan điểm của “lý thuyết phê phán chủng tộc”, các nền văn hóa thống trị trong lịch sử đã gây ra áp bức đối với các nhóm thiểu số. Để đạt được sự bình đẳng của con người, văn hóa truyền thống nên nhường chỗ cho văn hóa thiểu số, và quyền lực nên được trao cho những người bị áp bức. Nói cách khác, một khi một người bị áp bức, anh ta có đủ tư cách chính đáng để đạt được quyền lực. Đây là lý do tại sao Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren của Massachusetts, người tranh cử tổng thống, cố gắng chứng minh bà là người gốc Ấn Độ.

“Lý thuyết phê phán” định nghĩa lại các tiêu chuẩn đạo đức. Nó tin rằng những người bị áp bức đã bị phớt lờ trong một thời gian dài, và ý tưởng của họ đã không được thể hiện. Kiến thức của họ về thế giới không thể được khám phá bởi một người có đặc quyền. Vì vậy, chỉ bằng cách lắng nghe câu chuyện của những người bị áp bức, bạn mới có thể biết được sự thật. Chân lý được định nghĩa bởi những người bị áp bức. Nói một cách chính xác hơn, nó coi chính cảm xúc chủ quan của người bị áp bức mới là chân lý. Do đó, việc mời người da đen, người đồng tính và người nhập cư Hồi giáo kể về trải nghiệm chủ quan của họ về sự phân biệt đối xử là một cách quan trọng để mọi người hiểu “sự thật”.

Người da trắng bị liên kết với giới chủ nô chỉ vì màu da của họ, do đó, họ sinh ra mặc cảm và không đủ tư cách để nói ra sự thật và bị phán xét đạo đức. Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng giữa nam và nữ, giữa dị tính và đồng tính. Đây là lý do tại sao trong thời gian Brett Kavanaugh tiếp thụ xác nhận trở thành thẩm phán của Tối cao Pháp viện, một phụ nữ tên Ford cáo buộc bị ông tấn công tình dục từ ba thập kỷ trước, dù ông rõ ràng là vô tội, nhưng bà ta vẫn được nhiều ngôi sao Hollywood ca ngợi. Đó là lý do tại sao khi một người da đen bị thương hoặc chết trong quá trình thực thi pháp luật bởi một cảnh sát da trắng, người ta không quan tâm liệu hành vi của người da đen có tuân thủ luật pháp hay không, mà chỉ vì anh ta là người da đen, họ thậm chí còn biến anh ta thành một anh hùng đạo đức.

Với mục đích này, “Lý thuyết phê phán chủng tộc” đã thúc đẩy một “phong trào thức tỉnh” ở Hoa Kỳ. Nó yêu cầu người da trắng phải ăn năn vì đã được hưởng các đặc quyền của người da trắng, và phải hành động để cho phép người da đen có được quyền và sự giàu có như người da trắng, phá hủy truyền thống và phá hủy cơ chế xã hội mà nhờ đó họ có được của cải. Nói chính xác thì đây là phá hủy hệ thống kinh tế của Hoa Kỳ.

Ai ăn năn và vâng lời là tiến bộ. Những người không ăn năn, đặc biệt là người da trắng, bị coi là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa phát xít, và họ phải bị đánh bại.

Thực ra, nói một cách đơn giản, đây chỉ là thủ đoạn phân biệt giai cấp của đảng cộng sản và chủ nghĩa cộng sản. Trước đây nó phân biệt tư bản và công nhân, sau này biến thành địa chủ và nông dân, phần tử trí thức và dân chúng phổ thông, hiện tại nó hóa thành phân biệt chủng tộc người da trắng và da đen, thành cái gọi là nền văn hóa mạnh và nền văn hóa yếu.

Nói một cách đơn giản, dưới ngọn cờ ‘bình đẳng’, nó thúc đẩy một hệ thống phân biệt đối xử có hệ thống.

Đối với đảng Cộng sản, mấu chốt của nó là phải tìm ra những mâu thuẫn xã hội, rồi lợi dụng, bành trướng, cường điệu hóa, để sinh ra hận thù, bành trướng bạo lực, và cuối cùng là lật đổ trật tự xã hội hiện có trong toàn xã hội. Câu này chính là câu mà Tuyên ngôn Cộng sản đã nói, “Dùng bạo lực lật đổ trật tự hiện có của toàn thế giới”.
Cốt lõi của phong trào này là hận thù và bạo lực, và việc tạo ra sự phân biệt đối xử mới chỉ là một phương tiện.

William Clark và mẹ cậu ở Las Vegas, tuy là người da đen nhưng vì theo đạo Thiên Chúa nên họ cũng bị chỉ trích, kỳ thị và ghét bỏ nên họ đã kiện.

Tổng thống Trump đã ban hành lệnh hành pháp vào tháng 9 năm 2020 để cấm dùng lý thuyết này trong việc đào tạo ở các cơ sở liên quan đến chính phủ liên bang. Tuy nhiên, một thẩm phán ở Khu vực Vịnh San Francisco gần đây đã ra phán quyết rằng, lệnh hành pháp này làm tổn hại đến quyền tự do ngôn luận của các nhóm thiểu số và cần được bãi bỏ. Hoa Kỳ thực sự đang rất nguy hiểm. Một cuộc lật đổ có hệ thống đang được thúc đẩy. Việc thúc đẩy “lý thuyết phê phán chủng tộc” này là một bước quan trọng. Cốt lõi của nó là lòng căm thù. Đằng sau toàn bộ phong trào này là chủ nghĩa cộng sản đã gây ra hàng trăm triệu cái chết trong thế kỷ trước.

Advertisement
Categories: Uncategorized | Leave a comment

2021 – Kịch bản nào cho Biển Đông ?

Đăng ngày: 28/12/2020 – 11:21

Tàu đổ bộ tấn công Mỹ tập trận trên Biển Đông với quân đội Philippines ngày 21/04/ 2015.
Tàu đổ bộ tấn công Mỹ tập trận trên Biển Đông với quân đội Philippines ngày 21/04/ 2015. Reuters

Thùy Dương9 phút

Năm 2021 là năm chính quyền Mỹ có thay đổi lớn, rất nhiều chuyên gia về chính sách đối ngoại đã đưa ra các đề xuất và dự đoán chính sách của chính quyền Biden tới đây, trong đó có một chủ đề nổi bật là chính sách Mỹ-Trung, đặc biệt là ở Biển Đông, nơi căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang gia tăng.QUẢNG CÁO

Nhà phân tích chính sách hàng hải, Mark J Valencia, một nhà bình luận và tư vấn chính trị, trên trang mạng châu Á, Asia Times, ngày 23/12/2020 đưa ra “Một vài kịch bản ở Biển Đông vào năm 2021” từ tệ hại nhất đến tích cực nhất, từ ít khả năng xảy ra nhất đến dễ thành hiện thực nhất.

Liệu có khả năng xảy ra chiến tranh do xung đột ở Biển Đông?

Theo nhà nghiên cứu Mark J Valencia, kịch bản tệ hại nhất nhưng cũng ít có khả năng xảy ra nhất là chiến tranh. Washington và Bắc Kinh đang mắc kẹt trong một cuộc đấu tranh dài hơi để giành quyền thống trị ở châu Á và Biển Đông. Quân đội Trung Quốc và Mỹ đang tham gia vào các cuộc phô trương lực lượng gần như liên tục và đôi khi mang tính cạnh tranh ở khu vực này. Một số người cho rằng những mâu thuẫn đôi bên sẽ sớm dẫn đến chiến tranh.

Xung đột diện rộng chắc chắn có thể xảy ra. Bắc Kinh đã đặt ra một thách thức lớn gần hải phận Trung Quốc ở Biển Đông và đã nhanh chóng đạt tiến bộ trong việc áp dụng công nghệ quân sự ở vùng biển đó. Bill Hayton, cộng tác viên của Chương trình Châu Á – Thái Bình Dương tại Viện Chatham House, tác giả của “Biển Đông : Cuộc đấu tranh giành quyền lực ở châu Á”, cho biết : “Mỹ vẫn có lợi thế về công nghệ, nhưng Trung Quốc càng nghĩ rằng họ có thể sánh với Mỹ thì càng tiến gần đến đối đầu”.

Trong khi đó, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thúc đẩy giới hạn chịu đựng của Trung Quốc với các chiến dịch tự do lưu thông hàng hải (FONOP) nhằm công khai thách thức các yêu sách hàng hải “bất hợp pháp” của Bắc Kinh. Không những vậy, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, Mỹ vẫn duy trì các hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) trong vùng biển và dưới biển khu vực gần bờ của Trung Quốc.

Những hoạt động kiểu này và phản ứng tất yếu của Trung Quốc đã dẫn đến một loạt sự cố quốc tế. Theo nhà nghiên cứu Mark J Valencia, nếu hai bên tiếp tục như vậy thì sẽ dẫn đến những tính toán sai lầm và nhiều tai nạn. Nhưng theo chiến lược mới của Hải Quân Hoa Kỳ, các tàu của họ sẽ “chấp nhận những rủi ro chiến thuật có tính toán và quyết đoán hơn trong các hoạt động thường ngày”.

Nhưng đối đầu và xung đột diện rộng hơn khó có thể xảy ra trong ngắn hạn nếu cả hai bên đều giữ được “cái đầu lạnh”. Hiện tại, Trung Quốc chưa sẵn sàng cho một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn với Mỹ và các đồng minh của Washington, còn Mỹ thì đang phân tâm vì những khó khăn trong nước và các điểm nóng khác ở nước ngoài. Cả hai dường như cũng đã phát triển một mô hình hoạt động để tránh những kịch bản xấu nhất.

Đâu là kịch bản dễ xảy ra nhất ?

Kịch bản sáng sủa hơn một chút là hai bên tránh đối đầu và xung đột ở Biển Đông, nhưng tiếp tục các chính sách và chiến thuật như hiện tại. Trong ngắn hạn, đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất : Mỹ – Trung tiếp tục có những bất đồng, luận điệu hiếu chiến và các hoạt động có tính chiến lược về chính trị và quân sự.

Một phiên bản khác của kịch bản này là môi trường chính trị chung trong khu vực tiếp tục xấu đi, kèm theo đó là những thất bại : Chẳng hạn Việt Nam đệ đơn khiếu nại Trung Quốc dựa theo các điều khoản giải quyết tranh chấp của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh ngày càng xấu đi, kèm theo đó các cuộc đụng độ giữa lực lượng dân quân tự vệ biển của đôi bên; các cuộc đàm phán về Bộ Quy Tắc Ứng Xử Trung Quốc-ASEAN đổ vỡ do sự can thiệp của Hoa Kỳ và thái độ ngoan cố của Trung Quốc …

Nhưng cũng có những kịch bản khác tốt hơn. Cách tiếp cận cởi mở của chính quyền Biden trong tương lai với Bắc Kinh, như Anthony Blinken và Jake Sullivan, hai nhân vật được tổng thống đắc cử Biden đề cử làm ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia từng phát biểu, có thể tạo ra một kịch bản mà ở đó hòa bình và sự ổn định được củng cố. Hai bên tái lập và cải thiện thông tin liên lạc giữa quân đội hai nước để không bên nào bị bất ngờ hoặc bị đe dọa đến mức nổ ra xung đột.

Đây là những bước tiến nhỏ nhưng quan trọng và về lâu dài sẽ tạo ra một cơ hội lớn hơn về chiến thuật : Trung Quốc hạn chế chiếm đóng, xây dựng và “quân sự hóa” các khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền, cam kết không thực hiện bất kỳ hành động khiêu khích nào như chiếm đóng và xây dựng trên bãi cạn Scarborough, không quấy rối các bên có tranh chấp với Bắc Kinh trong khu vực và tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Trường Sa. Bắc Kinh cũng sẽ đồng ý về một Quy Tắc Ứng Xử cho các hoạt động ở Biển Đông – mặc dù quy tắc đó sẽ không mạnh mẽ hoặc có tính ràng buộc như nhiều người mong muốn. Còn Mỹ sẽ giảm hoặc chấm dứt hoàn toàn các hoạt động tự do lưu thông hàng hải FONOP khiêu khích và các hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát (ISR).

Những điều nói trên sẽ tạo ra một không gian ngoại giao cần thiết để giải quyết các vấn đề chiến lược hơn. Mỹ và Trung Quốc dần dần sẽ đàm phán một thỏa thuận mặc nhiên chia sẻ quyền lực trong khu vực và dựa theo mô hình chia sẻ thành công giữa Philippines và Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh chia sẻ tài nguyên Biển Đông và quyền quản lý các nguồn tài nguyên này với các đối thủ có tranh chấp.

Mặc dù sẽ không có chuyện tất cả đều tốt đẹp mãi mãi nhưng các bước tiến nhỏ theo hướng trên có thể giúp ổn định tình hình. Chính quyền Biden sẽ đứng trước những cơ hội và cả thách thức liên quan đến Trung Quốc, Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) và Biển Đông.

Chính quyền Mỹ thời Biden có thể mang lại thay đổi ?

Theo nhà tư vấn Mark J Valencia, các mục tiêu của Hoa Kỳ trong khu vực – làm bá chủ và duy trì “trật tự quốc tế” – sẽ không thay đổi, nhưng Washington có thể thay đổi cách tiếp cận, nhất là đối với các nước Đông Nam Á đang bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc đối đầu Mỹ – Trung. Hầu hết các quốc gia này đều ngưỡng mộ hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế của Hoa Kỳ, muốn trở thành bạn hữu của Washington. Thế nhưng, họ rất cảnh giác vì sợ bị Washington sử dụng như con tốt trong một ván bài lớn với Trung Quốc.

Các nước Đông Nam Á muốn Mỹ tôn trọng lợi ích của họ. Cho dù có thể hợp với hệ tư tưởng của Mỹ hơn, nhưng vì những lý do kinh tế và địa chính trị dài hạn, nếu các nước này có đối đầu với Trung Quốc thì cũng chỉ là miễn cưỡng, kể cả khi có sự hậu thuẫn của Mỹ. Thay vì lựa chọn Trung Quốc hoặc Mỹ, các quốc gia Đông Nam Á muốn cân bằng và hưởng lợi từ cả hai. Họ cũng không muốn đánh mất “vai trò trung tâm” trong việc quản lý an ninh khu vực và sợ là cả chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự Do và Cởi Mở” của Mỹ và nhóm bộ Tứ chống Trung Quốc mới hình thành – Quad – sẽ làm suy yếu vai trò của họ.

Trong một kịch bản tốt hơn nữa, dưới thời tổng thống Biden, Mỹ sẽ ngừng lạm dụng và thôi ép buộc các quốc gia Đông Nam Á lựa chọn giữa Washington và Bắc Kinh. Biden sẽ sớm gặp các nhà lãnh đạo ASEAN, giữ thể diện cho họ, lắng nghe và có phản ứng tích cực, tập trung trở lại vào các chính sách hỗ trợ của Hoa Kỳ về phát triển và thương mại nhưng không đưa ra các ràng buộc. Điều này thể hiện sự tôn trọng vốn rất thiếu dưới thời Donald Trump.

Thêm vào đó, Mỹ có thể đạt đến một kiểu thỏa thuận với Trung Quốc để làm giảm căng thẳng trong khu vực cũng như ở Biển Đông. Điều này cũng có nghĩa là Washington sẽ giảm tần suất các hoạt động tự do lưu thông hàng hải FONOP và các hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) trong vùng biển và dưới biển gần bờ Trung Quốc, những hoạt động vốn dĩ được gia tăng dưới thời Donald Trump. Còn Trung Quốc sẽ giảm bớt những phát ngôn và hành động chống lại các bên có tranh chấp với Bắc Kinh. Điều đó sẽ củng cố lại niềm tin của các nước ASEAN vào việc Mỹ làm “điều tốt” theo “cách đúng đắn”, nhờ đó Trung Quốc, Mỹ và khu vực Đông Nam Á sẽ cùng tiến lên.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

7 hành động để cứu môi trường trên Trái Đất từ 2021

31 tháng 12 2020

Sir David Attenborough

Nhà tự nhiên học, nhà hoạt động truyền thông Anh Quốc, Sir David Attenborough đề xuất bảy hành động cấp thời để các chính phủ và người dân cứu Trái Đất trước thảm họa.

Ngay từ năm 2017, Sir David Attenborough đã nêu ra các quan ngại của ông trước việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu (2015).

Lời cảnh báo từ David Attenborough

Làm sao chống lại một thế giới tràn ngập rác thải nhựa?

Tại sao sinh vật biển ăn đồ nhựa đến chết?

Trong những năm sau đó, ông tiếp tục lên tiếng về nguy cơ môi trường sống của nhân loại bị hủy diệt, cảnh báo về vị trí chông chênh của loài người “như bên bờ vực ‘Chernobyl’ về môi trường.

Năm 2020, Sir David Attenbourough (93 tuổi) chuẩn bị ra cuốn sách ‘A Life On Our Planet‘ (Cuộc sống trên Hành tinh chúng ta), và đề ra Bảy Hành Động để cứu môi trường.

Tree-planting.

Bảy Hành Động để cứu Trái Đất

Các báo Anh giới thiệu bảy hành động này vào dịp cuối năm 2020 như một bản cam kết cho giới đấu tranh vì môi trường trong năm 2021 và những năm sau. BBC News Tiếng Việt xin giới thiệu:

1. Đặt con người và hành tinh lên trên lợi nhuận

Phê phán ‘cơn đói khát tăng trưởng kinh tế không nghỉ (hunger for perpetual economic growth) ông Attenborough chỉ ra rằng bảng xếp hạng Hạnh phúc (Happy Planet Index) cần được áp dụng để đánh giá tác động của môi trường đối với sự an lành của con người, và đó mới là tiêu chuẩn của thành công.

10 điều bạn nên làm trong nhà tắm

Những loài vật bị thói mê tín đe dọa

Bắc Cực bốc cháy: Tai họa đối với khí hậu toàn cầu

Nhân loại đã phá hủy một nửa số rừng rậm nhiệt đới, xóa đi rừng núi, đồng cỏ tự nhiên để làm nông trại, để xây chung cư và gây ra sự hủy hoại triệt phá với thực vật, động vật, côn trùng.

Nguyên tắc số 1 mà Sir David Attenborough nêu ra là nhằm đảo ngược triết lý sống và phương thức ‘phát triển’ của mọi nước, mà đa số đặt lợi nhuận lên trên môi trường và sự bình an, hạnh phục thực thụ của công dân.

2. Thay dầu lửa bằng năng lượng tái tạo

Năm 2019, 85% năng lượng trên toàn thế giới có nguồn gốc hóa thạch (dầu, khí), David Attenborough viết.

Solar panels

Thay đổi nguồn năng lượng không chỉ cứu môi sinh mà còn cải thiện cuộc sống của chúng ta.

Cảnh đẹp chết chóc do bàn tay con người tạo nên

Dự án phá đập thủy điện lớn nhất nước Mỹ

Khai thác vàng: Miếng mồi béo bở nhưng khó ăn

Đập thủy điện làm thay đổi thế giới ra sao

“Khi năng lượng sạch, phi carbon bắt đầu được dùng, con người sẽ cảm nhận được lợi ích ngay. Cuộc sống sẽ bớt ồn ào. Không khí, nước sẽ sạch hơn, số tử vong sớm vì ô nhiễm không khí sẽ giảm.”

3. Chọn lối sống bền vững

Ông Attenborough mong muốn nhân loại quay về với lối sống cân bằng với thiên nhiên, thậm chí cần “trả lại nông trang, các đồn điền trồng cấy cho thiên nhiên… Cần chấm dứt việc dùng quá mức phân hóa học và giảm lượng nước ngọt trong sinh hoạt”.

Ở cấp độ quốc gia và toàn cầu, ông kêu gọi cắt giảm gấp khí thải nhà kính.

Các báo Anh khi giới thiệu Bảy Hành Động mà Sir David Attenborough đề xuất đã nhắc tới những sáng kiến nhỏ, ai cũng thực hiện được như giảm lượng túi ni-lông bạn dùng hàng ngày, dùng cốc, ly cà phê, trà nhiều lần, tăng đi bộ, đi xe đạp.

Bạn cần ý thức được sức mua là một quyền lực mà người tiêu dùng nào cũng có để đóng góp cho thay đổi tích cực, vì môi sinh, ví dụ như giảm mua nông phẩm vận chuyển từ xa tới để góp phần cắt bớt khí CO2, mua thực phẩm từ nông trang địa phương…

4. Lập các vùng cấm đánh bắt ngoài đại dương

Biển và đại dương không chỉ chiếm 2/3 bề mặt Trái Đất mà còn giúp thu nhận CO2, và một môi trường biển có các loài sinh vật biển hồi sinh thì tính đa dạng của hệ sinh thái sẽ tăng, và cuối cùng thì con người lại nhận được nhiều thực phẩm hơn.

Đừng bắt cá nhỏ, hãy để cá lớn, sinh sản và mở rộng phạm vi sinh sống của chúng sang cả các vùng biển khác, nhà tự nhiên học từ Anh Quốc kêu gọi.

5. Nuôi trồng thông minh hơn và ăn ít thịt hơn

Cần giảm lượng thịt tiêu thụ trên toàn cầu, nuôi trồng dùng ít đất hơn và cắt giảm thịt đỏ, nhất là thịt bò, để giảm cả lương thực nuôi bò mà hiện đang chiếm 60% số đất nông nghiệp.

Theo ông Attenborough, “chỉ cần thay đổi thói quen tiêu thụ, nhân loại sẽ có thể nuôi sống mình với một nửa số đất nông trại, đồn điền hiện nay”.

6. Bảo vệ rừng

Sir David Attenborough nói rằng cả thế giới cần ủng hộ các quốc gia đang gặt hái thành công trong việc sử dụng đất rừng mà không làm hại, hoặc là mất đi diện tích rừng.

Lumberjack cutting tree with a chainsaw in the Amazon

Cách làm tốt là “chuyển hướng thương mại và đầu tư”, và cần tìm ra cách biến rừng và đất phủ cây xanh thành môi trường có ích bền vững cho người dân, cùng với việc đảm bảo tính đa dạng của hệ sinh thái (biodiversity).

7. Giúp người dân thoát nghèo nhờ giảm sinh suất

Ông David Attenborough chia sẻ:

“Khi tôi ra đời, trên cả hành tinh này có chưa tới hai tỷ người. Hôm nay chúng ta có số dân tăng gần bốn lần.”

LHQ dự báo dân số thế giới sẽ tăng lên mức 9,4 – 12,7 tỷ vào năm 2100.

Thông điệp của Sir David Attenborough là “Để ai trên Trái Đất cũng có phần sống bình đẳng của mình thì chúng ta cần cùng giảm tiêu dùng và tìm ra các cách ổn định tăng trưởng dân số.”

“Cách công bằng nhất để ổn định dân số thế giới là giúp các nước nghèo phát triển. Khi đó, họ sẽ cải thiện dinh dưỡng, dịch vụ y tế, và tử vong của trẻ sơ sinh sẽ giảm, và hộ gia đình sẽ có ít con hơn.”

Anh Quốc đã và đang làm gì?

Để chuẩn bị cho Hội nghị LHQ về Biến đổi Khí hậu (COP26) ở Glasgow vào tháng 11/2021, chính phủ Anh tung ra nhiều chương trình vì môi trường như cấm bán xe chạy xăng và dầu diesel từ 2030.

cop26 poster

Các xe chạy xăng và diesel đã và đang sử dụng sẽ tiếp tục được dùng nhưng không ai được mua bán và đăng ký mới xe thế hệ cũ nữa, để nhường chỗ cho xe chạy điện.

Các hoạt động của giới bảo vệ môi trường tại Anh những năm qua cũng đem lại kết quả đáng nể về trồng rừng và phủ xanh đất đai.

Theo Ủy ban Lâm nghiệp (Forestry Commission), tính đến đầu 2020, số đất phủ cây xanh (woodland, gồm rừng, rừng tái sinh và thảm thực vật có cây, không phải đồng cỏ) trên toàn lãnh thổ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland đã đạt phần trăm như thế kỷ 1 (năm 43 sau Công nguyên).

Cụ thể là 3,19 triệu ha, bằng 13% diện tích toàn UK hoàn toàn được phủ xanh, phần lớn nhờ công tác trồng rừng.

Tại xứ Anh (England), đất phủ xanh bằng cây rừng nay đạt 10% diện tích, còn ở Wales là 15%, Bắc Ireland 8% và Scotland đạt 19%.

Từ nhiều năm trước, chính phủ Anh đã ước tính nước này cần thêm 1,5 tỷ cây xanh để góp phần chống biến đổi khí hậu và các chiến dịch trồng rừng do nhiều hội cây xanh (woodland trusts) đề ra đã đạt kết quả khá tốt.

Những tên gọi và khẩu hiệu như Time4Tree, Rewilding Britain… trở nên quen thuộc.

Model of the Earth with smoke coming off it

Đặc biệt, một phong trào do quỹ Plantlife tung ra đã yêu cầu các hội đồng địa phương không xén cỏ ở vỉa hè, vệ đường, các điểm công cộng cho đẹp mắt mà để hoa cỏ mọc tự nhiên.

Còn gọi là ‘Road Verge Campaign’ họ đã giúp biến hàng nghìn hectare vỉa hè tại Anh thành môi trường mini cho chim chóc và côn trùng sinh sống.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, phong trào Plant Britain bắt đầu từ 2020 được các kênh truyền hình nội địa như BBC (Countryfile) hỗ trợ đạt ra mục tiêu trồng thêm 750 nghìn cây.

Ngoài việc tổ chức các vườn ươm cây với hạt giống nội địa để bảo tồn các loài cây của đảo Anh, Plant Britain khuyến khích người dân tự trồng cây xanh quy mô nhỏ, thậm chí trong đôn, chậu trên ban-công, bệ cửa sổ nếu không có vườn riêng.

Các chiến dịch của Clean River Campaigns đặt ra mục tiêu biến nước sông tại Anh đạt tiêu chuẩn sạch để người bơi được.

Số người ở Anh có ý muốn ăn ít thịt cá hoặc chuyển sang cách tiêu thụ sản phẩm thịt, sữa có ý thức bảo vệ động vật cũng tăng.

Hồi tháng 4/2020, một nghiên cứu của Georgia Rose-Johnson đăng trên báo Anh cho biết số người ăn chay (không thịt) ở Anh chỉ khoảng 6,7 triệu, bằng 7% dân số.

Tuy thế, số người nêu cam kết đầu năm 2020 rằng họ sẽ chuyển sang ăn các món không thịt hoặc chỉ ăn cá (meat-free diet) tăng lên 12 triệu.

Khép lại năm 2020, các báo Anh chưa có thống kê chính thức bao nhiêu người thực hiện được cam kết nói trên nhưng xu hướng ăn giảm thịt đang trở thành thịnh hành trong xã hội Anh.

Phần lớn các công ty cung cấp thực phẩm, nhà hàng ở những thành phố lớn nay đã có món không thịt trong thực đơn.

Anh Quốc không phải là quốc gia đầu tiên hay duy nhất ở châu Âu muốn đề cao mục tiêu vì môi trường.

Các nước EU năm 2020 cũng lên kế hoạch tái thiết kinh tế sau đại dịch Covid theo hướng phát triển bền vững, xanh và sạch hơn, với khẩu hiệu ‘European Grean Deal’ (Thỏa thuận Xanh cho châu Âu) từ cuối 2021.

Trong năm 2021, BBC News Tiếng Việt sẽ đăng nhiều bài về môi trường và các giải pháp bảo vệ hệ sinh thái cũng như cách phát triển bền vững.

Our Planet Now
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.