Daily Archives: January 19, 2021

Ðức Huỳnh Giáo Chủ

Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương KimÐức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)Phần I:HÀNH TRẠNG Thiên thứ nhứtGiai đoạn ra đời mở đạo Chương I: Bối cảnh xã hộiChương II:Thân thếChương III: Ra Tế độChương IV: Đăng SơnChương V: Sứ MạngChương VI: Lưu CưChương VII: Vận Ðộng Ðộc LậpChương VIII: Tổ Chức Hàng NgũChương IX: Chuẩn Bị Ðấu Tranh Thiên thứ haiGiai đoạn hoạt động đấu tranh Chương X: Dấn Thân Thiên thứ baGiai Ðoạn Vắng Mặt Chương XI: Lý Do Thọ NạnChương XII: Còn Hay Mất Phần II:SỰ NGHIỆP Thiên thứ tưSự Nghiệp Về Mặt ÐạoTôn Phái Phật Giáo Hòa Hảo Chương XIII: Học PhậtChương XIV: Tu Nhân Thiên thứ nămSự Nghiệp Về Mặt Ðời:Công nghiệp cách mạng Chương XV: Quân Sự.Bộ Ðội Nguyễn Trung Trực Chương XVI: Chánh TrịViệt Nam Dân Chủ Xã Hội đảngCùng một tác giả: Long Hoa xuất bản-         Tận Thế và Hội Long Hoa (1952)-         Đức Phật Thầy Tây An (1953) (hiệp với Đào Hưng)-         Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo (1954) (hiệp với Thanh Sĩ)-         Ðời Hạ Ngươn (1960)-         Đời người dướI ánh sáng Đạo Phật (1960)-         Bửu Sơn Kỳ Hương (1966)-         Hành sử Đạo Nhân (1970)-         Tu Hiền (1972)-         Đời Thượng Ngươn (1973)-         Pháp Môn Tịnh Độ (1973)-         Tại Sao Ta Phải Tu (1974)Dân Xã Tùng Thư-         Chánh trị thường thức (1956)-         Tinh thần cán bộ (1971)-         Lập trường Dân Xã Đảng (1971)MUC LUC CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7 | | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 || CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|[TV. PGHH]
Advertisement
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ

…… …. .. . .Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời ÐạiLê Hiếu Liêm Viện Tư Tưởng Việt Phật Hoa Kỳ 1995tái bản lần thứ hai 2001 Kính tặng những người mang tâm hạnh Bồ Tát tùy thuận phụng sự chúng sanh đã hy sinh tự do và thân mạngcho lý tưởng cứu khổ cứu nạn con dân và đất nước Việt Nam thân yêu. Viện Tư Tưởng Việt PhậtChuyển luân chánh pháp vào thời đại,chính sách quốc gia & đời sống quốc dân.Mục LụcChương Một: Việt Nam và Phật Giáo đầu Thế Kỷ 20.Chương Hai: Tư  Tưởng Phật Học Của Thiền Sư Thích Thiện Chiếu.A/ Cuộc đời và hành trạng của thiền sư Thích Thiện Chiếu.B/ Tư tưởng Phật học của thiền sư Thích Thiện Chiếu và các bạn cùng lý tưởng.a/ Bác bỏ Thượng Đế.b/ Bác bỏ thuyết linh hồn bất tử.c/ Bác bỏ quan niệm thiên đàng, niết bàn.d/ Thuyết vô ngã.1/ Mâu thuẩn của niết bàn.2/ Mâu thuẩn nhân quả. Chương Ba: Cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ.A/ Cuộc đời thanh thiếu niên.B/ Cuộc đời hành đạo.C/ Những năm tháng bị quản thúc, lưu đày.D/ Thời gian sống ở Sài Gòn và đi khuyến nông tại miền Tây.E/ Quê hương bừng dậy trong cách mạng và kháng chiến.F/ Dấn thân hoạt động cách mạng kháng chiến cứu quốc.G/ Những ngày cuối cùng của Huỳnh Phú Sổ.H/ Các tác phẩm của Huỳnh Phú Sổ. Chương Bốn: Nguồn Gốc Lịch Sử, Bối Cảnh Chính Trị Và Truyền Thống Tâm Linh.A/ Công cuộc Nam tiến.B/ Cuộc kháng chiến chống Pháp.C/ Truyền thống Đạo Pháp và Dân Tộc. Chương Năm: Tinh Hoa Tư Tưởng Phật Học Và Phương Thức Chấn Hưng Phật Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.1/ Phương pháp luận của Huỳnh Phú Sổ.2/ Hình thức giảng đạo.3/ Đối tượng hoằng pháp.4/ Phương thức cứu độ.5/ Tinh yếu tư tưởng Huỳnh Phú Sổ. Chương Sáu: Cuộc Cách Mạng Tôn Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.1/ Khuyến khích tu hành theo đạo Phật.2/ Bài trừ mê tín dị đoan.3/ Việt hóa nghi thức thờ phượng.4/ Đề cao vai trò của người Phật tử tại gia.5/ Áp dụng thuyết tứ ân, đưa đạo Phật vào đời.6/ Đưa đạo Phật vào thời đại.7/ Hình thành một tôn giáo dân tộc. Chương Bảy: Con Đường Hành Động Phật Giáo Qua Hành Trạng Của Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ.A/ Tranh đấu cho độc lập, thống nhất, hòa giải và đoàn kết dân tộc.B/ Nổ lực đoàn kết, thống nhất Phật giáo. Chương Tám: Nội Dung Phật Pháp Của Phật Giáo Hòa Hảo.– Đường trung đạo.– Chư Phật có bốn đại đức.– Tam nghiệp và thập ác.1/ Sát sanh.2/ Đạo tặc.3/ Tà dâm.4/ Lưỡng thiệt.5/ Ỷ ngôn.6/ Ác khẩu.7/ Vọng ngữ.8/ Tham lam.9/ Sân nộ.10/ Mê si. – Sơ giải về tứ diệu đế.– Luận về bát chánh.1/ Chánh kiến.2/ Chánh tư duy.3/ Chánh nghiệp.4/ Chánh tinh tấn.5/ Chánh mạng.6/ Chánh ngữ.7/ Chánh niệm.8/ Chánh định. – Cư sĩ Huỳnh Phú Sổ và danh tăng Narada Maha Thera.- Thập nhị nhơn duyên.- Môn hoàn diệt.- Đức Phật đối với chúng sanh.- Lời khuyên bổn đạo.- Trong việc tu thân xử kỷ. Chương chín: Hình Thức Tín Ngưỡng Của Phật Giáo Hòa Hảo.A/ PGHH là một tông phái Phật giáo tu hành tại gia.B/ Hình thức thờ phượng, lễ bái, cầu nguyện.- Thờ phượng.- Hành lễ.- Tang lễ.- Hôn nhân.- Những điều cấm làm.- Đối với các tôn giáo và nhân sanh.- Điều kiện vo đạo.- Sự cúng lay của người cư sĩ tại gia. C/ Tám điều răn cấm.- Lời khuyên bổn đạo. Chương Mười: Thi Kệ Của Huỳnh Phú Sổ.– Thi kệ của Huỳnh Phú Sổ và thi kệ của Nhất Hạnh.- Huỳnh Phú Sổ là một phần mầu nhiệm của chúng ta. Phụ Lục.– Nhận định Tình Hình Tôn Giáo Tại Việt Nam của tác giả.- Đức Huỳnh Giáo Chủ Như Là Một Triết Gia Việt Nam của Học Giả Phạm Công Thiện.- Huỳnh Phú Sổ Và Chúng Ta của Tiến Sĩ Lý Khôi Việt.  Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại là một tác phẩm sử học và Phật học nên tác giả đã không thể viết khác hơn về một số sự thật lịch sử và một số nhận định, phê bình. Lịch sử là lịch sử. Và tự do tư tưởng là quyền tự do căn bản nhất, thiêng liêng nhất của mọi con người trong thế giới văn minh ngày nay.Tác giả hoan nghênh và sẵn sàng thảo luận với bất cứ ai về bất cứ vấn đề gì được nêu lên trong tác phẩm nầy. * Các hình của Huỳnh Phú Sổ được chụp lại từ trong cuốn Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc của Nguyễn Long Thành Nam. Viện Tư Tưởng Việt PhậtP.O Box 915Danville, CA 94526. USA  Tác Giả & Tác Phẩm * Tác giả Lê Hiếu Liêm sinh năm 1952 tại Huế, tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa đại Học Sài Gòn năm 1974 và Tiến Sĩ Luật Khoa, chuyên ngành về Luật Các Tổ Chức Quốc Tế Và Bang Giao Kinh Tế Quốc Tế, đại Học Sorbonne năm 1978, sáng lập Tạp Chí Khai Phóng (1981), báo Thanh Niên Hành động (1984), báo The Berkeley Times (1986), Viện Tư Tưởng Việt Phật (1990), Tạp Chí Bông Sen (1991) và Trường Phật Học Lý Trần (1991).Trong hơn hai thập niên qua, tác giả đã hoàn thành các tác phẩm sau đây:- Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia Đang Phát Triển (1970),- Chiến Tranh Việt Nam Và Luật Quốc Tế (1973),- Hợp Tác Và Hội Nhập Tại Đông Nam Á (1976),- Việt Nam Và Hoa Kỳ Trong Thời đại Mới 1976-2000 (1976),- Bản Điều Trần Nguyễn Trường Tộ Mới (1977),- Khía Cạnh Pháp Lý Và Thực Tế Của Sự Giao Thương Nga-Mỹ (luận án tiến sĩ, 1978),- Việt Nam Tranh Đấu Sử Luận (1980),- Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo (1981). Tác giả đã viết trên 200 bài nghiên cứu, tham luận, bình luận, phóng sự, bút ký… dưới các bút hiệu khác nhau, về các vấn đề Phật Giáo, Phật Học và Đất Nước, được đăng tải trên các tạp chí Phật Giáo Việt Nam, Khai Phóng, Giao Điểm, Hoa Sen, Bông Sen, Bông Sen Âu Châu… và được trích đăng lại trong nhiều tờ báo khác.Tác giả Lê Hiếu Liêm là chủ biên của bộ Phật Học Lý Trần, Khóa Căn Bản (Năm thứ nhất Cao Đẳng Phật học), Khóa Trung Cấp (Năm thứ hai Cao Đẳng Phật học) và Khóa Cao Cấp (năm thứ ba Cử Nhân Phật học) tổng cộng 6.000 trang.Ngay từ tác phẩm đầu tiên “Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia đang Phát Triển”, được viết khi 18 tuổi, tác giả đã đề nghị lấy Phật Giáo để dung hòa, hóa giải các nguồn ý thức hệ đang tàn phá Việt Nam và làm chủ đạo văn hóa-chính trị mới cho Việt Nam.Lời kêu gọi này tiếp tục được đưa ra trong Bản Điều Trần gởi các nhà lãnh đạo Việt Nam, được viết khi 24 tuổi, và được tác giả mang đến trao cho phái đoàn Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đang công du tại Pháp trong năm 1977.Thông điệp giải cứu và quang hưng đất nước trong tinh thần khoan dung, khai phóng, từ bi và trí tuệ của đạo Phật, đồng thời cũng là của truyền thống văn hóa dân tộc và của thời đại, được tác giả tiếp tục khẳng định trong hầu hết các tác phẩm được viết từ suốt 20 năm qua. * Tác phẩm Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại được viết từ cuối năm 1994 và hoàn thành, quyển một, vào tháng tư năm 1995. Đây là quyển đầu tiên của bộ sách ba cuốn viết về Huỳnh Phú Sổ. Quyển một giới thiệu cuộc đời – tư tưởng Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ và nội dung giáo lý – hình thức tín ngưỡng của Phật Giáo Hòa Hảo, như một tông phái Phật giáo được Việt hóa và hiện đại hóa. Quyển hai so sánh Huỳnh Phú Sổ và các vị giáo chủ khác, cùng đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác, đây là một bản tổng kết và đánh giá di sản tôn giáo của dân tộc và nhân loại. Quyển ba trình bày những tiên đoán về tương lai của các tôn giáo và của Phật Giáo Việt Nam, và đưa ra những đề nghị để xây dựng một nền Phật Giáo Thời đại trong Thời đại Phật Giáo, là thế kỷ 21 sắp đến. “Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ đã đưa lịch sử vượt qua tương lại, đã nối liền Đạo Pháp với Dân Tộc, và đã đến hiện đại từ truyền thống. Ý thức  mới trong văn hóa, tôn giáo và chính trị của Ông vẫn còn rực sáng để đánh thức chúng ta, dẫn đường cho thời đại, cho sinh mệnh Việt Nam và tương lai Phật Giáo Việt Nam. Tất cả chúng ta, những ai vẫn còn mang trong trái tim truyền thống văn hóa và tâm linh của dân tộc, chính là hóa thân của Huỳnh Phú Sổ, của Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung, của Khuông Việt, Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn.Huỳnh Phú Sổ bất tử.Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Phật Giáo.Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Việt Nam.Vì Huỳnh Phú Sổ đã trở thành một phần mầu nhiệm của Việt Nam, của Phật Giáo, của mỗi chúng ta…”   |Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH 
HOMEGIỚI THIỆU TỔNG QUÁTHỌC TRÌNHHỘI ÐỒNG GIẢNG HUẤNTHƯ VIỆNSINH VIÊN VỤBẢN TIN PHV
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Ngoại trưởng Mỹ liên tục Tweet để vạch trần bộ mặt của ĐCSTQ

Ngọc Mai | DKN 11 giờ tới 500 lượt xem

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (ảnh: Twitter/ Secretary Pompeo).

Mục lục bài viết

Vào ngày 16 và 17/1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tweet liên tục để lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ngoài ra ông cũng liệt kê những thành tựu ngoại giao của chính quyền TT Trump trong việc chống lại chế độ hà khắc này.

“ĐCSTQ khác với nhân dân Trung Quốc”

Ngày 16/1, ông Pompeo đăng trên Twitter: “ĐCSTQ là mối đe dọa, nhưng người dân Trung Quốc thì không. Trong 50 năm, Hoa Kỳ đã quỳ phục trước Trung Quốc (ĐCSTQ). Dưới sự lãnh đạo của chính quyền TT Trump, điều này không còn xảy ra nữa”.

Trong một Tweet khác cùng ngày, ông nói “ĐCSTQ khác với người dân Trung Quốc. Chúng tôi ủng hộ mong muốn của người dân Trung Quốc thoát khỏi sự cai trị chuyên quyền của ĐCSTQ. Tôi đã nói rõ điều này trong bài phát biểu của mình tại Thư viện Nixon”.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?guci=2.2.0.0.2.2.0.0&client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=2391351179&adk=884465546&adf=3750602988&pi=t.ma~as.2391351179&w=300&lmt=1611014124&psa=1&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fthe-gioi%2Fngoai-truong-my-lien-tuc-tweet-de-vach-tran-bo-mat-cua-dcstq.html&flash=0&wgl=1&dt=1611028428311&bpp=165&bdt=9535&idt=882&shv=r20210112&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&prev_fmts=300×250%2C0x0&nras=1&correlator=5071186934170&frm=20&pv=1&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1611028429&ga_hid=1581196381&ga_fc=0&u_tz=-480&u_his=3&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=71&ady=1472&biw=442&bih=213&scr_x=0&scr_y=733&eid=42530672%2C21067981%2C21068083%2C21068769&oid=3&psts=AGkb-H_CVK52CSl4Qx1Rd-XbxECTpUf29MjCscfOHFI653VOC4lR6R26XSQEo8Hu8EUpaFI4_qjuszzRV6i-5xLyzl9gzZV0cJjA_xba&pvsid=3918244830289110&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=-2%2C2%2C-2%2C2%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C450%2C213&vis=1&rsz=%7Co%7CoeEbr%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&ifi=1&uci=a!1&btvi=1&fsb=1&xpc=ce8kIyDsdF&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=5002https://platform.twitter.com/embed/index.html?dnt=false&embedId=twitter-widget-0&frame=false&hideCard=false&hideThread=false&id=1350450233201860608&lang=vi&origin=https%3A%2F%2Fdb.doctinnhanh.net%2Fthe-gioi%2Fngoai-truong-my-lien-tuc-tweet-de-vach-tran-bo-mat-cua-dcstq.html&theme=light&widgetsVersion=ed20a2b%3A1601588405575&width=550px

Ngoại trưởng cũng trích dẫn việc ĐCSTQ đàn áp quyền tự chủ và tự do của Hồng Kông làm ví dụ cho việc chính quyền này đã không giữ lời hứa. Ông nói: “ĐCSTQ đã không giữ lời hứa với người dân Hồng Kông. Chúng tôi đã khiến những kẻ tước đoạt quyền tự do từ những người dân cao quý phải thực sự trả giá”.

Che đậy dịch bệnh

Hiện tại, đại dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới. Ông Pompeo đã đề cập đến dịch bệnh này trong một dòng Tweet “Trong khi ĐCSTQ nói dối và che giấu sự bùng phát COVID-19 ở Vũ Hán, chính quyền TT Trump đã dẫn đầu thế giới trong việc công khai kêu gọi minh bạch và tố cáo sự che đậy [của ĐCSTQ]”.

Ông tiếp tục lên án rằng ĐCSTQ đã đóng cửa việc đi lại trong Trung Quốc nhưng lại cho phép người Trung Quốc ra nước ngoài, khiến bệnh dịch lây nhiễm trên khuôn khổ toàn cầu. Trong khi đó, Hoa Kỳ phát minh ra vắc-xin cho thế giới, và ai cũng có thể nhìn thấy sự tương phản này. Ngoại trưởng còn nhắc tới các bác sĩ tố giác về bệnh dịch đã bị ĐCSTQ bịt miệng và một lần nữa nhấn mạnh chính quyền Trung Quốc đã nói dối về nguồn gốc bệnh dịch.https://platform.twitter.com/embed/index.html?dnt=false&embedId=twitter-widget-1&frame=false&hideCard=false&hideThread=false&id=1350497521714524160&lang=vi&origin=https%3A%2F%2Fdb.doctinnhanh.net%2Fthe-gioi%2Fngoai-truong-my-lien-tuc-tweet-de-vach-tran-bo-mat-cua-dcstq.html&theme=light&widgetsVersion=ed20a2b%3A1601588405575&width=550px

Chống lại sự xâm nhập và hoạt động gián điệp của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ

Trong một dòng Tweet khác, ngoại trưởng đăng một video ngắn, trong đó ông phát biểu: “Đây không phải là Chiến tranh Lạnh. Đây là một điều gì đó khác biệt. Mối đe dọa từ Trung Quốc [ĐCSTQ] đã ở trong biên giới [đất nước] chúng ta.”

Tiếp theo, ông nói về hoạt động gián điệp của ĐCSTQ và các hình thức xâm nhập khác nhau ở Hoa Kỳ, cũng như các biện pháp đối phó của chính quyền TT Trump với các hành vi xấu xa khác nhau của ĐCSTQ.

“Tôi là quan chức chính phủ Hoa Kỳ đầu tiên tiết lộ chi tiết các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc [ĐCSTQ] trước công chúng. [Tôi] đã chọn bài phát biểu của Hiệp hội Thống đốc Quốc gia vì đây không phải vấn đề đảng phái. Đó là một mối đe dọa cho tất cả người Mỹ”, ông Mike nói.https://platform.twitter.com/embed/index.html?dnt=false&embedId=twitter-widget-2&frame=false&hideCard=false&hideThread=false&id=1350533332342366209&lang=vi&origin=https%3A%2F%2Fdb.doctinnhanh.net%2Fthe-gioi%2Fngoai-truong-my-lien-tuc-tweet-de-vach-tran-bo-mat-cua-dcstq.html&theme=light&widgetsVersion=ed20a2b%3A1601588405575&width=550px

Ông Mike cho biết, chính quyền TT Trump đã chấm dứt các hoạt động của Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ được ngụy trang dưới vỏ bọc trao đổi văn hóa, các nước khác nên học tập theo động thái này. Ví dụ, Hoa Kỳ đã vạch trần bộ mặt thật của các Viện Khổng Tử, vốn là những trung tâm thông tin sai lệch và vũ khí tuyên truyền của ĐCSTQ. Các viện này nhanh chóng bị đóng cửa khắp nước Mỹ bởi vì “bảo vệ các trường đại học Mỹ khỏi ảnh hưởng xấu của ĐCSTQ là điều cần thiết đối với tự do học thuật”.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?guci=2.2.0.0.2.2.0.0&client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=5344817570&adk=1359787238&adf=3558114581&pi=t.ma~as.5344817570&w=300&lmt=1611014124&psa=1&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fthe-gioi%2Fngoai-truong-my-lien-tuc-tweet-de-vach-tran-bo-mat-cua-dcstq.html&flash=0&wgl=1&adsid=ChAIgICVgAYQ28u28_mn3OgSEkgAOLz5lFWR5gJYXDlTWPWd14fF9oE_PXLykeuSZnpWAhG7o5IEIjXSjdVO0qw2c9DKoIMjGNEeTZpc6qROXIOeu7apfo8_JFo&dt=1611028428540&bpp=5&bdt=9764&idt=1170&shv=r20210112&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&prev_fmts=300×250%2C0x0%2C300x250&nras=1&correlator=5071186934170&frm=20&pv=1&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1611028429&ga_hid=1581196381&ga_fc=0&u_tz=-480&u_his=3&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=71&ady=3942&biw=442&bih=213&scr_x=0&scr_y=3104&eid=42530672%2C21067981%2C21068083%2C21068769&oid=3&psts=AGkb-H_CVK52CSl4Qx1Rd-XbxECTpUf29MjCscfOHFI653VOC4lR6R26XSQEo8Hu8EUpaFI4_qjuszzRV6i-5xLyzl9gzZV0cJjA_xba%2CAGkb-H8hz0ktwWVda6NuLHV3HKg9lba4ZS7iJs5x8vdndmRfTOvIVyNGbOl5IshArs7VjktpvuunqJw6qw&pvsid=3918244830289110&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=-2%2C2%2C-2%2C2%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C450%2C213&vis=1&rsz=%7Co%7CoeEbr%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&jar=2021-01-19-03&ifi=3&uci=a!3&btvi=2&fsb=1&xpc=tLaLslJZ1p&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=26266

Khi chính quyền TT Trump bắt đầu chương trình nghị sự “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”, trên toàn quốc có hơn 100 Viện Khổng Tử. Sau 4 năm, số lượng này đã giảm còn ít hơn 60.https://platform.twitter.com/embed/index.html?dnt=false&embedId=twitter-widget-3&frame=false&hideCard=false&hideThread=false&id=1350563510762221568&lang=vi&origin=https%3A%2F%2Fdb.doctinnhanh.net%2Fthe-gioi%2Fngoai-truong-my-lien-tuc-tweet-de-vach-tran-bo-mat-cua-dcstq.html&theme=light&widgetsVersion=ed20a2b%3A1601588405575&width=550px

Trong một Tweet khác hôm 17/1, ông Pompeo nói “Chúng tôi đã kêu gọi ban giám đốc của trường đại học tiết lộ và thoái vốn [khỏi] các công ty độc hại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hiện chúng tôi yêu cầu các nhóm chuyên gia tiết lộ nguồn vốn nước ngoài trước khi tham gia vào các dự án của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và xem xét kỹ lưỡng [việc xét duyệt] visa cho [những người] có mối liên hệ với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc”.

Đối đầu với ĐCSTQ, chính quyền TT Trump giữ lời hứa

Ngoại trưởng Pompeo cũng tóm tắt các hành động khác nhau mà chính quyền TT Trump đã thực hiện để đối đầu với ĐCSTQ.

Ông viết trên Twitter: “Hứa, giữ lời hứa: Chúng tôi đã đảo ngược chính sách không hành động để chống lại sự làm dụng của ĐCSTQ trong nhiều thập kỷ. Chúng tôi đưa các công ty Trung Quốc đồng lõa vào danh sách thực thể của Bộ Thương mại, đóng băng thị thực của những kẻ vi phạm nhân quyền và áp đặt các biện pháp trừng phạt thuộc “Đạo luật Magnitsky toàn cầu” đối với các vi phạm của quan chức cấp cao ĐCSTQ ở Tân Cương và Hồng Kông”.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?guci=2.2.0.0.2.2.0.0&client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=8505263573&adk=2904022356&adf=4083209426&pi=t.ma~as.8505263573&w=300&lmt=1611014124&psa=1&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fthe-gioi%2Fngoai-truong-my-lien-tuc-tweet-de-vach-tran-bo-mat-cua-dcstq.html&flash=0&wgl=1&adsid=ChAIgICVgAYQ28u28_mn3OgSEkgAOLz5lFWR5gJYXDlTWPWd14fF9oE_PXLykeuSZnpWAhG7o5IEIjXSjdVO0qw2c9DKoIMjGNEeTZpc6qROXIOeu7apfo8_JFo&dt=1611028428545&bpp=6&bdt=9769&idt=4050&shv=r20210112&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&prev_fmts=300×250%2C0x0%2C300x250%2C300x250&nras=1&correlator=5071186934170&frm=20&pv=1&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1611028429&ga_hid=1581196381&ga_fc=0&u_tz=-480&u_his=3&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=71&ady=6501&biw=442&bih=213&scr_x=0&scr_y=5686&eid=42530672%2C21067981%2C21068083%2C21068769&oid=3&psts=AGkb-H_CVK52CSl4Qx1Rd-XbxECTpUf29MjCscfOHFI653VOC4lR6R26XSQEo8Hu8EUpaFI4_qjuszzRV6i-5xLyzl9gzZV0cJjA_xba%2CAGkb-H8hz0ktwWVda6NuLHV3HKg9lba4ZS7iJs5x8vdndmRfTOvIVyNGbOl5IshArs7VjktpvuunqJw6qw%2CAGkb-H-YPXK93QbonWTgl0wb3y5z1WFywdxQxqpjO1n3_7Siq4OCh0t5SLnZSGkrthQMMUhEwc4ISzTmU8GU&pvsid=3918244830289110&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=-2%2C2%2C-2%2C2%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C450%2C213&vis=1&rsz=%7Co%7CoeEbr%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&jar=2021-01-19-03&ifi=4&uci=a!4&btvi=3&fsb=1&xpc=qFHhMBM1Aw&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=44115https://platform.twitter.com/embed/index.html?dnt=false&embedId=twitter-widget-4&frame=false&hideCard=false&hideThread=false&id=1350593679455608834&lang=vi&origin=https%3A%2F%2Fdb.doctinnhanh.net%2Fthe-gioi%2Fngoai-truong-my-lien-tuc-tweet-de-vach-tran-bo-mat-cua-dcstq.html&theme=light&widgetsVersion=ed20a2b%3A1601588405575&width=550px

Ông Pompeo cũng nhấn mạnh hành động cứng rắn của chính quyền TT Trump khi trừng phạt ĐCSTQ vì đánh cắp công nghệ.

Trước khi ông Trump nắm quyền, ĐCSTQ và các tổ chức của nó đã đánh cắp công nghệ có giá trị của Mỹ mà không bị trừng phạt. Giờ đây, Hoa Kỳ đã truy tố gián điệp và những kẻ trộm; không cấp visa cho họ khiến họ không thể tiếp tục hành vi trộm cắp.

Trong một Tweet khác, ông Pompeo viết “Lần đầu tiên trong lịch sử, chính phủ Hoa Kỳ công khai tuyên bố rằng các yêu sách của ĐCSTQ ở Biển Đông là ‘hoàn toàn bất hợp pháp’ và trừng phạt hơn 20 công ty Trung Quốc vì hỗ trợ cho các yêu sách hàng hải của ĐCSTQ”.

Ủng hộ tự do tôn giáo và bảo vệ các dân tộc thiểu số

Ông Pompeo cũng nói về việc ủng hộ tự do tôn giáo của các dân tộc thiểu số Trung Quốc. Ông viết: “Chúng tôi sát cánh với người dân Tây Tạng và ủng hộ quyền tự do tôn giáo và bản sắc văn hóa của họ. Chúng tôi đã áp đặt các hạn chế về thị thực chưa từng có đối với các quan chức ngăn cản quyền đi lại ở khu vực Tây Tạng”.

Trong một Tweet khác, ngoại trưởng viết “Chúng tôi đi đầu trong việc phơi bày những lạm dụng khủng khiếp ở Tân Cương [thuộc Trung Quốc] với thế giới. Chúng tôi áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ, ngừng nhập khẩu các sản phẩm lao động cưỡng bức… Khi thế giới nhắm mắt làm ngơ, Hoa Kỳ sẽ lên tiếng và hành động”.https://platform.twitter.com/embed/index.html?dnt=false&embedId=twitter-widget-5&frame=false&hideCard=false&hideThread=false&id=1350623966960955395&lang=vi&origin=https%3A%2F%2Fdb.doctinnhanh.net%2Fthe-gioi%2Fngoai-truong-my-lien-tuc-tweet-de-vach-tran-bo-mat-cua-dcstq.html&theme=light&widgetsVersion=ed20a2b%3A1601588405575&width=550px

Ông Pompeo cũng tiết lộ trên Twitter “Tôi đã nêu ra những lời hứa suông, những vi phạm nhân quyền, các hành vi thương mại không công bằng và đe dọa quân sự của Trung Quốc trong gần như mọi cuộc gặp gỡ với bạn bè và đối tác ở nước ngoài”.

Bảo vệ tự do tôn giáo, nền tảng của Hoa Kỳ

Ngày 16/1 là Ngày Tự do Tôn giáo Quốc gia tại Hoa Kỳ. Một tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, vào ngày này hơn 230 năm trước, Thomas Jefferson đã ký Đạo luật Tự do Tôn giáo Virginia. Đạo luật này truyền cảm hứng cho việc bảo tồn tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng trong Tu chính án đầu tiên và Điều 18 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.

Tuyên bố tái khẳng định Hoa Kỳ sẽ cam kết thúc đẩy tự do tôn giáo trên toàn thế giới, bao gồm việc đảm bảo rằng mọi người đều có quyền thực hành tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo. Ông Pompeo viết, vào Ngày Tự do Tôn giáo Quốc gia, chúng tôi tái khẳng định quyết tâm bảo vệ tự do tôn giáo và coi đó là ưu tiên cao nhất ở Hoa Kỳ về các quyền con người trên toàn thế giới.

Ông Pompeo là Ngoại trưởng Hoa Kỳ đầu tiên lên tiếng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, một môn tu luyện ôn hòa đã bị ĐCSTQ bức hại trong suốt hơn 20 năm qua. Ông đã đưa ra một tuyên bố chính thức vào ngày 20/7/2020, lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công của thể chế này. Tuyên bố đã được đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc. Ngoài ra, ông cũng lo ngại về hoạt động mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Vào ngày 10/12 cùng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã xử phạt 17 quan chức nước ngoài vì vi phạm nhân quyền, trong đó có Hoàng Nguyên Hùng, Giám đốc Sở Cảnh sát Ngô Thôn thuộc Cục Công an thành phố Hạ Môn, Trung Quốc vì vi phạm nghiêm trọng nhân quyền và bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Xem thêm:

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt: Gìn giữ kỷ vật thiêng liêng của Hoàng Sa

19/01/2021 09:07 GMT+7

TTO – Ngày này cách đây 47 năm (19-1-1974), Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng trong trái tim người Việt, quần đảo này vẫn mãi mãi là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.

Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt: Gìn giữ kỷ vật thiêng liêng của Hoàng Sa - Ảnh 1.

Ông Trần Thọ Phi Hổ (trái) tặng những bức ảnh quý chụp ở đảo Hoàng Sa cho ông Lê Tiến Công – phó giám đốc phụ trách Nhà trưng bày Hoàng Sa – Ảnh: B.D.

“Lúc chú về lại Sài Gòn, ảnh chụp ở Hoàng Sa được tráng ra rất nhiều. Khi đó tui còn nhỏ, thấy ảnh lính cầm súng rồi ảnh những con rùa khổng lồ trên đảo thì tui lấy ra chơi chứ không ý thức được nó quý giá như thế nào. Sau đó mới biết là kỷ vật thiêng liêng nên gìn giữ.

Ông Trần Thọ Phi Hổ

Vài ngày trước dịp kỷ niệm 47 năm trận hải chiến Hoàng Sa (19-1-1974), một người đàn ông từ TP.HCM đã tìm tới Nhà trưng bày Hoàng Sa tại Đà Nẵng hiến tặng bộ ảnh quý mà ông đã cất giữ với nặng trĩu nỗi niềm suốt bao năm.

“Lòng tôi lúc này rất xúc động, không biết diễn tả thế nào. Tôi đã đến trễ và đáng lẽ những tấm ảnh tôi đang có đã được nằm trang trọng ở đây, thay vì một mình tôi đau đáu cất giữ” – ông Trần Thọ Phi Hổ (56 tuổi), người tìm tới Nhà trưng bày Hoàng Sa trưa 15-1, nói.

“Giá như tôi đến sớm hơn”

Một ngày gần cuối năm, một người đàn ông bước vào Nhà trưng bày Hoàng Sa, nói với các nhân viên của nhà trưng bày: “Tôi là Hổ, Trần Thọ Phi Hổ! Tôi phải tự mình ra đây để thấy không gian Hoàng Sa và tận tay bàn giao ảnh cho nhà trưng bày chứ không thể tin, không thể nhờ ai khác chuyển tới được”.

Thoáng chút bối rối và choáng ngợp trước khối nhà trang trọng của Nhà trưng bày Hoàng Sa với hình đại quốc kỳ hướng thẳng ra Biển Đông, ông Hổ chậm rãi từng bước lên các nấc thang để đến tầng 3, tầng 4. Ông lặng nhìn từng vỏ ốc, tài liệu cổ đã ố màu thời gian trong Nhà trưng bày Hoàng Sa. 

Khi thấy ảnh các chiến hạm trưng bày trong không gian Hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974, ông Hổ nói như vỡ òa: “Tôi không nghĩ lại có những tư liệu, những câu chuyện sống động được trưng bày ở một nơi thiêng liêng như vậy. Giá như tôi đến nơi đây sớm hơn”.

Ông Hổ cho biết hiện ông sống cùng gia đình tại đường Lê Quang Định (TP.HCM). Ông có người chú Trần Tấn Phú Lâm từng là phóng viên Đài Phát thanh Sài Gòn của Việt Nam Cộng hòa, hiện sống ở Mỹ. Ngoài ông Lâm, một người thân khác của ông Hổ là Nguyễn Văn Vui, năm nay 80 tuổi, cũng đang sống ở Mỹ, từng là hạm phó một tàu vận tải ra Hoàng Sa trước năm 1974.

Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt: Gìn giữ kỷ vật thiêng liêng của Hoàng Sa - Ảnh 3.

Tấm ảnh quý chụp người lính trong quân phục Việt Nam Cộng hòa chuẩn bị ra đảo với băngrôn lớn “Hải quân VN quyết tâm bảo vệ lãnh thổ đến giọt máu cuối cùng”

45 năm giữ những bức ảnh hiếm

Vì gia đình có người thân đi Hoàng Sa như vậy, từ nhỏ ông Hổ đã thấy trong nhà mình có rất nhiều ảnh, tư liệu, các vật dụng được đưa về từ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Khoảng năm 1972-1973, người chú Trần Tấn Phú Lâm được phái ra Hoàng Sa để đưa tin về việc trấn đảo. Những ngày ở đó, ông Lâm đã ghi lại rất nhiều hình ảnh trên đảo. Những kỷ vật thiêng liêng đó được gìn giữ đến hôm nay.

Trưa 15-1, khi tới Nhà trưng bày Hoàng Sa, đứng trước không gian trưng bày những tư liệu về Hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974, ông Hổ tay run run khi lật tấm bao thư được gói ghém hai ba lớp và dán băng keo rất cẩn thận. Trong đó là một loạt ảnh đen trắng mà ông giữ như kho báu suốt 45 năm kể từ ngày người chú của ông qua Mỹ định cư.

Nhiều tấm ảnh ghi lại cảnh người lính đứng bồng súng gác đảo, có tấm lại chụp cảnh rừng bao trùm trên đảo, có tấm chụp cảnh đoàn tàu vận tải đón những người lính đứng trên cầu cảng ở đất liền chuẩn bị ra đảo làm nhiệm vụ mà phía trước là dòng chữ lớn nêu rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền: “Hải quân VN quyết tâm bảo vệ lãnh thổ đến giọt máu cuối cùng”.

Ông Hổ gửi lại những kỷ vật đó cho Nhà trưng bày Hoàng Sa để nhiều người biết nhiều hơn về Hoàng Sa, để luôn nhớ về quần đảo mà những người thân của ông và nhiều binh sĩ Việt khác từng đổ xương máu để bảo vệ, giữ gìn.

Hơn 700 tư liệu, sách ảnh, bản đồ Hoàng Sa gửi về

hoang sa 2

Ông Hổ xúc động xem các tư liệu Hoàng Sa của Tổ quốc – Ảnh: B.D.

Ngày 19-1 này là tròn một năm UBND huyện Hoàng Sa và báo Tuổi Trẻ phát động xây dựng Thư viện Hoàng Sa, đến nay đã tiếp nhận 696 đầu sách, 3 bản đồ, 1 tác phẩm sơn dầu liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.

Mới nhất, ngày 15-1, nhà trưng bày nhận được 5 hình ảnh chụp trước năm 1975 do ông Trần Thọ Phi Hổ từ TP.HCM trao tặng. Trong số này đã xác định chắc chắn 1 ảnh chụp từ Hoàng Sa và những ảnh khác đang được thẩm tra.

Theo ông Võ Ngọc Đồng – chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, những tư liệu, báo chí, bản đồ, hình ảnh nhận được từ đợt phát động rất có ý nghĩa. Sau khi tiếp nhận, nhà trưng bày đã phân loại khoa học, nghiên cứu xử lý thông tin, kết hợp các tư liệu, sách báo của nhà trưng bày phục vụ bạn đọc và những người quan tâm tìm hiểu về quần đảo Hoàng Sa.

Ông Đồng hi vọng sẽ tiếp tục đón nhận thêm các tư liệu mới về Hoàng Sa từ người dân trong và ngoài nước.

Những vỏ ốc vọng về Hoàng Sa

Hàng ngàn chiếc vỏ ốc trong bộ sưu tập độc đáo mà Nhà trưng bày Hoàng Sa sắp ra mắt công chúng đều mang trong mình thanh âm lạ lùng như vậy. Hơn thế, mỗi vỏ ốc mang về từ Hoàng Sa, Trường Sa còn kể một câu chuyện riêng xúc động.

Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt: Gìn giữ kỷ vật thiêng liêng của Hoàng Sa - Ảnh 6.

Ông Phan Thanh Toại lặng nhìn hai vỏ bào ngư tuyệt đẹp trước khi bàn giao cho Nhà trưng bày Hoàng Sa – Ảnh: TẤN LỰC

Lời thì thầm từ đáy nước Biển Đông

Đà Nẵng ngày cuối năm, trên tầng 4 Nhà trưng bày Hoàng Sa, mọi người hì hục sắp đặt cho dự án đặc biệt: bộ sưu tập vỏ ốc biển mang về từ Hoàng Sa, Trường Sa. Bốn nam nữ nhân viên loay hoay lần gỡ mặt kính, cẩn trọng đặt nhẹ từng chiếc vỏ ốc biển vào tủ trưng bày, rồi họ lùi ra đứng ngắm nghía để điều chỉnh từng chút góc cạnh cho chiếc vỏ ốc rực rỡ nhất khi chiếu đèn. 

Cả tháng nay, họ cần mẫn sắp đặt hàng ngàn vỏ ốc của hơn 1.000 loài ốc. Nâng trên tay những sản vật mang về từ vùng biển xa xôi của nước mẹ Việt Nam, ai nấy không khỏi xúc động.

Dừng lại trước năm chiếc vỏ ốc mực giấy, ông Lê Tiến Công, phó giám đốc phụ trách nhà trưng bày, nhắc hai nữ nhân viên hết sức nhẹ nhàng. Con ốc mực giấy được ngư dân lấy về từ vùng biển Hoàng Sa, chỉ vậy thôi nhưng đối với mỗi người Việt đã là báu vật. 

Không như nhiều loài ốc có lớp vỏ cứng chắc, bộ vỏ ốc mực giấy rất mỏng, tựa như giấy, và mang lại vẻ đẹp lạ thường. Ông Công bảo rằng chỉ riêng việc đưa những vỏ ốc này từ lòng biển Hoàng Sa về đến nhà trưng bày đã là một kỳ công, bởi người sưu tập chúng từng bỏ ra ba ngày chỉ để dán lại một con ốc vỡ.

Vỏ ốc to và dày phát ra âm thanh trầm ấm, ốc mỏng vỏ cho âm cao vút, trong trẻo. Đặt chiếc vỏ ốc vào tai và nhắm mắt lại, dường như khách tham quan nhìn thấy trong tâm tưởng mình mở ra mặt biển rộng lớn có sóng gió trùng khơi của Tổ quốc rì rào vẫy gọi. Ai biết được họ hàng nhà ốc đã bao lần chứng kiến mái chèo khua nước của đội dân binh Hoàng Sa, Bắc Hải từ triều đình Đại Việt lướt trên con sóng trong hành trình thực thi chủ quyền lãnh thổ?

Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt: Gìn giữ kỷ vật thiêng liêng của Hoàng Sa - Ảnh 7.

Những vỏ ốc tuyệt đẹp được đưa về Nhà trưng bày Hoàng Sa từ vùng biển xa xôi của Việt Nam – Ảnh: TẤN LỰC

“Nhà trưng bày Hoàng Sa là nơi chúng thuộc về!”

Để có được bộ sưu tập 1.000 loài ốc biển Việt Nam giới thiệu cho công chúng không phải điều dễ dàng. Đó là kết quả hơn 15 năm ròng rã theo đuổi đam mê của một người Đà Nẵng yêu biển tha thiết. 

Ông Phan Thanh Toại (48 tuổi) – trưởng bộ môn bơi lặn Trung tâm Huấn luyện vận động viên Đà Nẵng, chủ nhân bộ sưu tập ốc – ngại ngùng trước sự thán phục mọi người dành cho mình. “Biển Việt Nam mình sản vật giàu có lắm, riêng ốc biển thôi đã mấy ngàn loài, tôi sưu tập mới được 1.000 loài thôi, còn rất khiêm tốn” – ông Toại bảo.

Trở về sau chuyến tu nghiệp ngành bơi lặn năm 2005, ông Toại đặt quyết tâm sưu tập cho kỳ được các loài ốc biển Việt Nam. “Thời gian ở nước ngoài, tôi được người bạn tặng cuốn sách ảnh 500 loài ốc biển đẹp của nước này. Tôi phát hiện nhiều loài trong số này sống ở Việt Nam. Trong đó chỉ riêng vùng biển gần bờ đã có hàng trăm loài, còn ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa số loài ốc còn phong phú hơn nữa” – ông Toại chia sẻ.

Suốt 15 năm qua, ông Toại không nhớ nổi mình đã ngược xuôi bao chuyến sưu tầm loài ốc. Không ít ngư dân từ Cửa Lò, Kỳ Anh, Nhật Lệ, Đà Nẵng, Lý Sơn, Nha Trang đến miệt biển Phú Quốc quen mặt ông rồi trở thành mối ruột, chủ động báo tin mỗi khi đánh bắt được ốc quý. Nhưng không phải chuyến đi nào cũng thành công, hay lần sưu tập nào cũng mang về của báu. Không ít lần người đàn ông ấy hăm hở lên đường rồi quay về trong thất vọng, tiếc nuối.

Kinh nghiệm nhiều năm sưu tập, ông Toại bảo rằng ốc biển đẹp nhất Việt Nam tập trung nhiều ở vùng biển miền Trung từ Cửa Lò tới Nha Trang và vùng khơi Hoàng Sa, Trường Sa, do nơi này có nhiều bãi cát, rạn san hô và thảm thực vật biển phong phú, là môi trường sống thích hợp của ốc. Sự có mặt của mỗi loài ốc tại một vùng biển là “chỉ dấu” địa lý cho nơi đó, như ốc anh vũ, ốc kim khôi, trai tai tượng ở Trường Sa; ốc mực giấy, ốc sò gai, ốc xà cừ xanh ở Hoàng Sa.

Những năm qua, không ít nhà sưu tập, viện bảo tàng trong và ngoài nước đánh tiếng mua lại bộ sưu tập ốc với giá cao nhưng ông Toại nhất quyết không bán. Vậy mà vào một sáng đẹp trời, khi cán bộ Nhà trưng bày Hoàng Sa đến gõ cửa, người đàn ông này gật đầu không chút suy nghĩ. 

“Đó là tâm niệm của tôi. Nhà trưng bày Hoàng Sa là nơi chúng thuộc về! Và hơn hết, tôi muốn mỗi người dân Việt hiểu hơn về vùng biển giàu có của mình để yêu thêm khơi xa, nơi có Hoàng Sa, Trường Sa trong tim mỗi người” – ông Toại trải lòng.

Nâng tay cầm chiếc vỏ ốc biển áp vào tai, khách tham quan từ ngạc nhiên chuyển sang thích thú khi bên trong chiếc vỏ trống rỗng liên hồi rít lên tiếng rào rào như âm thanh sóng gió Hoàng Sa vọng về.

Giàu thêm kho tư liệu chủ quyền biển đảo

Ông Lê Tiến Công, phó giám đốc phụ trách Nhà trưng bày Hoàng Sa, nói việc tiếp nhận trưng bày bộ sưu tập 1.000 loài ốc biển Việt Nam của nhà sưu tập Phan Thanh Toại đã làm giàu thêm kho tư liệu chủ quyền biển đảo.

Không chỉ vậy, sự kiện giới thiệu bộ sưu tập tới công chúng được kỳ vọng sẽ tạo sức hút lớn, thu hút thêm nhiều người dân và du khách đến với nhà trưng bày, đặc biệt là giới trẻ, học sinh – sinh viên. Nhờ đó, những thông tin về chủ quyền của Việt Nam đối với Biển Đông, đặc biệt là với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sẽ dễ dàng truyền tải đến đông đảo mọi người qua cách thức tự nhiên, trực quan nhất.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Hoa Kỳ và Anh muốn xây dựng liên minh D-10 ở châu Á?

18 tháng 1 2021, 18:03 +07

St Ives
Chụp lại hình ảnh,St Ives

Trước ngày ông Joe Biden tuyên thệ lên làm tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, truyền thông Anh nói ông sẽ thăm Anh vào tháng 6 năm nay.

Kurt Campbell – Người sẽ làm Tập Cận Bình phải kiêng dè?

Anh: Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth ‘đã sẵn sàng’

Anh Quốc lên tiếng về vụ xử ông Phạm Chí Dũng và cộng sựADVERTISEMENThttps://cb2eced871fca9844718bf6283571b87.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-37/html/container.html

Mục tiêu chính của chuyến đi đầu tiên sang khu vực châu Âu của ông Biden trong cương vị tân tổng thống là dự hội nghị thượng đỉnh G7 ở khi nghỉ mát Carbis Bay, gần St Ives, Cornwall.

Nhưng thủ tướng nước chủ nhà, ông Boris Johnson cũng muốn nhân đó để đề cao cơ chế D-10, gồm các nước công nghiệp phát triển cao trong nhóm G7 và ba quốc gia dân chủ châu Á-Thái Bình Dương, gồm Ấn Độ, Australia và Hàn Quốc.

Các động thái này nằm trong một chiến lược đang ngày càng rõ với chính quyền Biden là xây dựng các liên minh và đối tác đan cài để kiềm chế Trung Quốc.

Phục hồi tính chính danh cho Hoa Kỳ

Một bài viết gần đây do Kurt Campbell và Rush Doshi tìm lại cảm hứng từ tư tưởng của Henry Kissinger về châu Âu sau Chiến tranh Napoleon (nửa đầu thế kỷ 19) để đề xuất việc phục hồi “trật tự châu Á”.

Đem lịch sử địa chính trị châu Âu mấy thế kỷ trước để áp dụng vào châu Á hiện tại hiển nhiên không phải là ý chính của bài “How America can shore up Asian Order” (Foreign Affairs 12/01).

Xác định nhiệm kỳ Trump là thời đoạn vị thế của Mỹ bị suy yếu đi tại châu Á, Kurt Campbell, quan chức sẽ phụ trách châu Á trong chính quyền Biden, viết cùng đồng tác giả Doshi về nhu cầu kiến thiết một trật tự ở Đông Á, như các nước châu Âu phải làm sau bị mất cân bằng địa chính trị thời Napoleon.

Cụ thể, họ đề xuất phục hồi sự cân bằng (balance) và tính chính danh (legitimacy) trong quan hệ của Hoa Kỳ với các đồng minh, đối tác để ngăn Trung Quốc.

Để chống lại “sức mạnh kinh tế, quân sự đang lên” từ Trung Quốc, Hoa Kỳ cần quyết tâm nhưng uyển chuyển tái thiết các quan hệ đồng minh, đối tác trong toàn vùng châu Á.

Carbis Bay
Chụp lại hình ảnh,Carbis Bay

Tùy từng vấn đề, tùy chất lượng đã có của các quan hệ mà nước Mỹ sẽ ứng xử linh hoạt, không chỉ trong vấn đề quân sự – duy trì lực lượng tại châu Á nhưng phân tán ra ở các nước đồng minh – mà trong cả kinh tế, công nghệ, chống Covid, thiết kể cơ sở hạ tầng.

Ví dụ đâu có thách thức từ Trung Quốc, như qua sáng kiến Vành đai & Con đường thì Hoa Kỳ phải có mặt, bỏ tiền đầu tư, hỗ trợ cả xây cất cơ sở hạ tầ̉ng, để đối trọng lại.

Việc chính phủ Mỹ bỏ qua các hội nghị thượng đỉnh châu Á thời Trump bị hai tác giả phê phán.

Hai tác giả dùng từ ‘tire’ -đệm khí trong cơ động học – để mô tả hình ảnh các điểm chốt mà Hoa Kỳ cần đầu tư vào để đối phó với Trung Quốc.

Mặt khác, việc loại trừ Trung Quốc hoàn toàn ra khỏi các cơ chế vùng là không hay, theo Kurt Campbell và Rush Doshi.

Nhìn từ góc độ các nước trong vùng, hai tác giả tin rằng “không quốc gia nào muốn phải chọn bên giữa hai cường quốc “, Mỹ và Trung Quốc.

Tuy thế, đây không phải là chiến lược để nước Mỹ “xây dựng đại liên minh và can dự vào tất cả các vấn đề to nhỏ” mà là gây dựng các liên minh khác nhau (forging coalitions).

Nòng cốt của chiến lược quân sự sẽ vẫn là Bộ Tứ (Quad – Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia).

Trong các phát biểu khác, ông Kurt Campbell đã nói đếm khả năng Hoa Kỳ rải quân ra các nước thay cho việc tập trung vào một mũi nhọn.

Nhưng ở vòng ngoài, rộng hơn, Kurt Campbell và Rush Doshi nói rằng sáng kiến D-10 rất đáng được áp dụng như cơ chế cấp thời (ad hoc) cho các câu hỏi gấp (urgen questions) về thương mại, công nghệ, chuỗi sản xuất và tiêu chuẩn.

D-10 là gì?

Hồi tháng 5/2020 Thủ tướng Anh Boris Johnson đề xuất tập hợp các thành viên G7 (Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Ý, Đức và Nhật) cùng Ấn Độ, Australia và Hàn Quốc, vào nhóm 10 nền dân chủ (democracies, D-10) để đối phó với Trung Quốc.

Trước đó, G7 bị cho là cũ kỹ, khiến tổng thống Hoa Kỳ khi đó, Donald Trump muốn mời cả Nga vào họp.

Năm 2020, vì dịch Covid-19, G7 hoãn một năm, nhưng hội nghị năm trước, vào tháng 8/2019 tại Biarritz, Pháp xảy ra trong căng thẳng.

joe-biden

Các lãnh đạo G7 họp đúng vào lúc rừng Amazon cháy to, và nước chủ nhà mời ngoại trưởng Iran Javad Zarif tới để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân với Tehran, bất chấp sự phản đối bực bội của TT Trump.

Sang 2020, thách thức mới ập đến: dịch Covid-19 và nhu cầu bảo vệ công nghệ mới (vụ Huawei), các nước Phương Tây muốn tìm một lối thoát.

Boris Johnson cho rằng chỉ có D-10 chỉ để giải quyết hai vấn đề: Covid, và chuỗi sản xuất hàng hóa & công nghệ toàn cầu.

Vào thời điểm đó, Anh Quốc và EU thiếu khẩu trang, dụng cụ y tế vì chuỗi sản xuất quốc tế đã do Trung Quốc nắm, và riêng Anh phải quyết định về Huawei và mạng 5G.

EU, gồm cả các quốc gia Đông Âu cũng đứng giữa việc chọn phát triển mạng 5G theo công thức và vốn, công nghệ Trung Quốc – điều Hoa Kỳ phản đối, hay làm cách khác.

Do đó D-10 không phải là một ‘liên minh chống Trung Quốc’ như trang Foreign Policy viết trong số tháng 6/2020, mà là diễn đàn để giải quyết các thách thức cụ thể.

Trên thực tế, nhiều viện nghiên cứu Anh và Mỹ đã nhắc đến khái niệm liên minh rộng gồm các nền dân chủ “cùng tư tưởng” từ trước tháng 5/2020.

Ngoài việc chia sẻ các giá trị thể chế, các nước này có trình độ kinh tế cao khá đều nhau, trừ Ấn Độ còn đang phát triển nhưng đã thu hút một số các đại công ty toàn cầu chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang.

Boris Johnson hy vọng D-10 hoàn toàn có thể tạo thế cân bằng về chuỗi giá trị và sản xuất hàng hóa, công nghệ số, năng lượng mới…nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nay, với ý tưởng nêu ra công khai của Kurt Campbell, việc xây dựng một liên minh 10 nền dân chủ có vẻ khả thi hơn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden.

Anh Quốc cho hay họ sẽ mời lãnh đạo EU, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ tới Cornwall tháng 6 này dự cuộc họp G7 mở rộng.

Như thế, lần đầu tiên D-10 sẽ nhóm họp nhưng vẫn còn quá sớm để biết họ quyết định được những gì

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Joe Biden: Tân tổng thống Hoa Kỳ là ai?

18 tháng 1 2021, 21:15 +07https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-55706402/p094bpcn/viChụp lại video,

Joe Biden: Tân tổng thống Hoa Kỳ là ai?

Trở thành tân tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden thừa hưởng một quốc gia chia rẽ sau một kỳ bầu cử gây tranh cãi nhất lịch sử đất nước.

Năm câu hỏi cho Joe Biden về nền kinh tế

Joe Biden nhận Huân chương Tự do

Người đàn ông này là ai, đã trải qua những thành công, thất bại gì, đã có những bi kịch đời tư gì trong hàng chục năm hoạt động chính trị vừa qua?ADVERTISEMENThttps://f2eb9fd68c89f25a809b0ba80a149d00.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-37/html/container.html

Biden đã tham gia hoạt động chính trị trong một thời gian dài – rất dài.

Ông lần đầu tiên thắng ghế thượng nghị sỹ hồi năm 1972.

Thế nhưng khi ông chưa kịp chính thức đảm nhận vị trí thì người vợ đầu và con gái nhỏ của ông thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi.

Preparations for Joe Biden's inauguration are under way

Sau này, ông nói vụ tai nạn đó đã khiến ông lao đao.

“Lý do thực sự khiến tôi trở về nhà mỗi tối là vì tôi cần các con tôi nhiều hơn là chúng cần tôi,” ông nói.

Năm 1987, ông ra tranh cử tổng thống, với một niềm tin mình sẽ chiến thắng. “Tôi thành thực tin tưởng rằng tôi sẽ là tổng thống tiếp theo của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.”

Nhưng mọi sự không diễn ra như ông tưởng. Cả lần đó lẫn cuộc đua 2008, ông đều không thành công.

Biden and Harris

Nhưng kinh nghiệm và phong cách đáng tin cậy, dễ chịu của ông khiến Barack Obama chọn ông làm phó tổng thống cho mình.

Cái chết của con trai ông, Beau, khiến ông không chạy đua vào Nhà Trắng khi tám năm làm phó tổng thống của ông kết thúc vào năm 2017.

Việc ông Trump thắng cử thôi thúc ông quay trở lại hoạt động chính trị.

Biden coi cuộc đua này không chỉ là một cuộc đua nữa vào Nhà Trắng, mà nó mang ý nghĩa lớn hơn thế nhiều.

“Đây là một kỳ bầu cử làm thay đổi cuộc đời,” ông nói. “Là kỳ bầu cử quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta.”

Sau một trong những cuộc tranh cử cay đắng nhất lịch sử Hoa Kỳ, và sau những ngày kiểm phiếu, Biden giành chiến thắng trước đương kim tổng thống Donald Trump.

Ông hứa hẹn sẽ là một vị tổng thống hoàn toàn khác với ông Trump.

Nhưng với tỷ lệ tử vong do Covid mỗi tuần một tăng cao và với những thách thức đối ngoại đang âm ỉ, Joe Biden sẽ phải nhanh chóng chứng minh cho lời nói của mình bằng hành động.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.