18 tháng 1 2021, 18:03 +07

Trước ngày ông Joe Biden tuyên thệ lên làm tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, truyền thông Anh nói ông sẽ thăm Anh vào tháng 6 năm nay.
Kurt Campbell – Người sẽ làm Tập Cận Bình phải kiêng dè?
Anh: Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth ‘đã sẵn sàng’
Anh Quốc lên tiếng về vụ xử ông Phạm Chí Dũng và cộng sựADVERTISEMENThttps://cb2eced871fca9844718bf6283571b87.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-37/html/container.html
Mục tiêu chính của chuyến đi đầu tiên sang khu vực châu Âu của ông Biden trong cương vị tân tổng thống là dự hội nghị thượng đỉnh G7 ở khi nghỉ mát Carbis Bay, gần St Ives, Cornwall.
Nhưng thủ tướng nước chủ nhà, ông Boris Johnson cũng muốn nhân đó để đề cao cơ chế D-10, gồm các nước công nghiệp phát triển cao trong nhóm G7 và ba quốc gia dân chủ châu Á-Thái Bình Dương, gồm Ấn Độ, Australia và Hàn Quốc.
Các động thái này nằm trong một chiến lược đang ngày càng rõ với chính quyền Biden là xây dựng các liên minh và đối tác đan cài để kiềm chế Trung Quốc.
Phục hồi tính chính danh cho Hoa Kỳ
Một bài viết gần đây do Kurt Campbell và Rush Doshi tìm lại cảm hứng từ tư tưởng của Henry Kissinger về châu Âu sau Chiến tranh Napoleon (nửa đầu thế kỷ 19) để đề xuất việc phục hồi “trật tự châu Á”.
Đem lịch sử địa chính trị châu Âu mấy thế kỷ trước để áp dụng vào châu Á hiện tại hiển nhiên không phải là ý chính của bài “How America can shore up Asian Order” (Foreign Affairs 12/01).
Xác định nhiệm kỳ Trump là thời đoạn vị thế của Mỹ bị suy yếu đi tại châu Á, Kurt Campbell, quan chức sẽ phụ trách châu Á trong chính quyền Biden, viết cùng đồng tác giả Doshi về nhu cầu kiến thiết một trật tự ở Đông Á, như các nước châu Âu phải làm sau bị mất cân bằng địa chính trị thời Napoleon.
Cụ thể, họ đề xuất phục hồi sự cân bằng (balance) và tính chính danh (legitimacy) trong quan hệ của Hoa Kỳ với các đồng minh, đối tác để ngăn Trung Quốc.
Để chống lại “sức mạnh kinh tế, quân sự đang lên” từ Trung Quốc, Hoa Kỳ cần quyết tâm nhưng uyển chuyển tái thiết các quan hệ đồng minh, đối tác trong toàn vùng châu Á.

Tùy từng vấn đề, tùy chất lượng đã có của các quan hệ mà nước Mỹ sẽ ứng xử linh hoạt, không chỉ trong vấn đề quân sự – duy trì lực lượng tại châu Á nhưng phân tán ra ở các nước đồng minh – mà trong cả kinh tế, công nghệ, chống Covid, thiết kể cơ sở hạ tầng.
Ví dụ đâu có thách thức từ Trung Quốc, như qua sáng kiến Vành đai & Con đường thì Hoa Kỳ phải có mặt, bỏ tiền đầu tư, hỗ trợ cả xây cất cơ sở hạ tầ̉ng, để đối trọng lại.
Việc chính phủ Mỹ bỏ qua các hội nghị thượng đỉnh châu Á thời Trump bị hai tác giả phê phán.
Hai tác giả dùng từ ‘tire’ -đệm khí trong cơ động học – để mô tả hình ảnh các điểm chốt mà Hoa Kỳ cần đầu tư vào để đối phó với Trung Quốc.
Mặt khác, việc loại trừ Trung Quốc hoàn toàn ra khỏi các cơ chế vùng là không hay, theo Kurt Campbell và Rush Doshi.
Nhìn từ góc độ các nước trong vùng, hai tác giả tin rằng “không quốc gia nào muốn phải chọn bên giữa hai cường quốc “, Mỹ và Trung Quốc.
Tuy thế, đây không phải là chiến lược để nước Mỹ “xây dựng đại liên minh và can dự vào tất cả các vấn đề to nhỏ” mà là gây dựng các liên minh khác nhau (forging coalitions).
Nòng cốt của chiến lược quân sự sẽ vẫn là Bộ Tứ (Quad – Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia).
Trong các phát biểu khác, ông Kurt Campbell đã nói đếm khả năng Hoa Kỳ rải quân ra các nước thay cho việc tập trung vào một mũi nhọn.
Nhưng ở vòng ngoài, rộng hơn, Kurt Campbell và Rush Doshi nói rằng sáng kiến D-10 rất đáng được áp dụng như cơ chế cấp thời (ad hoc) cho các câu hỏi gấp (urgen questions) về thương mại, công nghệ, chuỗi sản xuất và tiêu chuẩn.
D-10 là gì?
Hồi tháng 5/2020 Thủ tướng Anh Boris Johnson đề xuất tập hợp các thành viên G7 (Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Ý, Đức và Nhật) cùng Ấn Độ, Australia và Hàn Quốc, vào nhóm 10 nền dân chủ (democracies, D-10) để đối phó với Trung Quốc.
Trước đó, G7 bị cho là cũ kỹ, khiến tổng thống Hoa Kỳ khi đó, Donald Trump muốn mời cả Nga vào họp.
Năm 2020, vì dịch Covid-19, G7 hoãn một năm, nhưng hội nghị năm trước, vào tháng 8/2019 tại Biarritz, Pháp xảy ra trong căng thẳng.

Các lãnh đạo G7 họp đúng vào lúc rừng Amazon cháy to, và nước chủ nhà mời ngoại trưởng Iran Javad Zarif tới để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân với Tehran, bất chấp sự phản đối bực bội của TT Trump.
Sang 2020, thách thức mới ập đến: dịch Covid-19 và nhu cầu bảo vệ công nghệ mới (vụ Huawei), các nước Phương Tây muốn tìm một lối thoát.
Boris Johnson cho rằng chỉ có D-10 chỉ để giải quyết hai vấn đề: Covid, và chuỗi sản xuất hàng hóa & công nghệ toàn cầu.
Vào thời điểm đó, Anh Quốc và EU thiếu khẩu trang, dụng cụ y tế vì chuỗi sản xuất quốc tế đã do Trung Quốc nắm, và riêng Anh phải quyết định về Huawei và mạng 5G.
EU, gồm cả các quốc gia Đông Âu cũng đứng giữa việc chọn phát triển mạng 5G theo công thức và vốn, công nghệ Trung Quốc – điều Hoa Kỳ phản đối, hay làm cách khác.
Do đó D-10 không phải là một ‘liên minh chống Trung Quốc’ như trang Foreign Policy viết trong số tháng 6/2020, mà là diễn đàn để giải quyết các thách thức cụ thể.
Trên thực tế, nhiều viện nghiên cứu Anh và Mỹ đã nhắc đến khái niệm liên minh rộng gồm các nền dân chủ “cùng tư tưởng” từ trước tháng 5/2020.
Ngoài việc chia sẻ các giá trị thể chế, các nước này có trình độ kinh tế cao khá đều nhau, trừ Ấn Độ còn đang phát triển nhưng đã thu hút một số các đại công ty toàn cầu chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang.
Boris Johnson hy vọng D-10 hoàn toàn có thể tạo thế cân bằng về chuỗi giá trị và sản xuất hàng hóa, công nghệ số, năng lượng mới…nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Nay, với ý tưởng nêu ra công khai của Kurt Campbell, việc xây dựng một liên minh 10 nền dân chủ có vẻ khả thi hơn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden.
Anh Quốc cho hay họ sẽ mời lãnh đạo EU, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ tới Cornwall tháng 6 này dự cuộc họp G7 mở rộng.
Như thế, lần đầu tiên D-10 sẽ nhóm họp nhưng vẫn còn quá sớm để biết họ quyết định được những gì