Daily Archives: February 17, 2021

Tinh thần Meiwaku: Bí quyết người Nhật giáo dục trẻ em không làm phiền người khác

Hồng Ân | ĐKN 02/02/2021 3,457 lượt xem

Mục lục bài viết

Tại nơi sơ tán hoàn toàn không hề nghe thấy tiếng nhốn nháo, ồn ào hay tiếng khóc lóc. Mặc dù có rất đông trẻ em nhưng không hề nghe thấy một âm thanh ầm ĩ nào cả.

Điềm tĩnh đối diện khó khăn, mất mát

Trong một đợt lũ lịch sử, một người đàn ông quay trở về nhà lấy đồ quan trọng, sau đó người nhà không liên lạc với ông được nữa. Vậy mà, người vợ của anh ấy vẫn lặng lẽ thức suốt đêm làm công tác tình nguyện phục vụ người dân gặp nạn tại nơi sơ tán. Khi được hỏi về tâm trạng của mình khi không liên lạc được với chồng, cô ấy nói “Ngoài việc làm những thứ có thể làm và chờ đợi, tôi cũng chẳng còn cách nào khác”. Làm sao họ lại có thể điềm tĩnh đến vậy?

Tại nơi sơ tán hoàn toàn không hề nghe thấy tiếng nhốn nháo ồn ào hay tiếng khóc lóc. Mặc dù có rất đông trẻ em nhưng không hề nghe thấy một âm thanh ầm ĩ nào cả.

Đã có rất nhiều người thắc mắc về sự điềm tĩnh này của họ. Phần lớn người Nhật đều cùng một quan niệm đã là thiên tai thì cũng chẳng làm thế nào khác được bởi con người luôn luôn nhỏ bé trước thiên nhiên. Họ còn nói, sống ở một nước có nhiều thiên họa nên ở một mức độ nào đó, họ cũng phải xác định tinh thần nên dù có xảy ra chuyện gì đi nữa thì cũng phải điềm tĩnh. Có thể trong lòng có đau khổ nhưng có gào lên cũng chẳng thay đổi được gì, mà còn làm phiền những người xung quanh.

Nhật Bản là nước có nhiều thiên tai xảy ra như núi lửa phun trào, động đất, sóng thần… Chương trình thời sự trên truyền hình đưa tin những cuộc phỏng vấn những người sống sót ở nơi sơ tán, họ đang trong tình trạng nhà cửa bị cuốn trôi, mất hết tài sản, làng mạc tan hoang. Mặc dù vậy, họ vẫn nói “Vẫn còn sống là may mắn lắm rồi. Tài sản thì cũng đành vậy thôi, chẳng còn cách nào khác”.

Người dân Nhật Bản đã hứng chịu nhiều mất mát do thiên tai gây ra, nhưng phản ứng của người dân gặp nạn luôn điềm tĩnh và đầy lý trí. Những người chỉ sau một đêm mất hết toàn bộ nền tảng cơ bản của cuộc sống mà có thể bình tĩnh trả lời tóm gọn lại bằng một câu “Cũng đành vậy thôi”.

Điềm tĩnh đối diện khó khăn, mất mát
Tại nơi sơ tán hoàn toàn không hề nghe thấy tiếng nhốn nháo, ồn ào hay tiếng khóc lóc. Mặc dù có rất đông trẻ em… (Ảnh: buzzorange.com)

Trật tự nơi công cộng – Phép lịch sự cơ bản

Một người mẹ còn chia sẻ thể này: “Lúc con tôi bảo tôi có tật ngáy khi đang ngủ, tôi đã rất sốc. Lỡ xảy ra động đất rồi phải sống ở nơi sơ tán thì tôi sẽ làm ồn đến mức nào đây? Chắc sẽ làm phiền người xung quanh lắm, vậy nên tôi nghĩ mình phải sửa tật này thôi”.

Ngay cả khi cuộc sống đang bình yên họ cũng biết nghĩ cho người khác, rằng biết đâu một lúc nào đó gặp thiên tai, tật ngáy khi ngủ của mình có thể làm phiền người khác. Riêng việc này cũng đáng ngạc nhiên rồi. Nhưng điều còn khiến chúng ta kinh ngạc hơn nữa là việc họ lo lắng sợ làm phiền người khác hơn bất cứ điều gì khác.

Ngay từ khi còn rất nhỏ, câu cửa miệng mà các bà mẹ Nhật luôn dạy con là “Như thế sẽ làm phiền người khác đấy, vậy nên con trật tự đi”. Dù là khi hai mẹ con cùng đi chợ, hay cùng đi ra ngoài chơi, câu nói mà trẻ luôn được nhắc nhở không quên đó là “Không được làm phiền người khác”. Nghĩa là tinh thần Meiwaku đã bắt rễ rất sâu không chỉ ngoài xã hội mà còn trong các gia đình bình thường ở Nhật.

Có lẽ vì thế mà ở nơi sơ tán, trẻ em Nhật mới có thể im lặng chấp nhận tình hình như vậy. Bọn trẻ đã hình thành sẵn suy nghĩ rằng, dù đột nhiên không còn nhà, không còn đồ chơi, không còn phòng riêng thì cũng không khóc lóc hay giận dỗi nhất là ở nơi đông người. Đặc điểm không để lộ hết cảm xúc của người Nhật có lẽ cũng bắt nguồn từ cách giáo dục này.

Trật tự nơi công cộng - Phép lịch sự cơ bản
Dù đau khổ nhưng họ không hề để lộ cảm xúc, ngay cả với trẻ em (Ảnh: mainichi.jp)

“Văn hóa khẩu trang” – Tránh làm phiền người khác

Nhắc tới Nhật Bản, người ta còn nghĩ ngay tới “văn hóa khẩu trang”. Văn hóa này cũng xuất phát từ ý thức phòng tránh một cách triệt để việc gây hại cho người khác ở nơi công cộng. Vào những ngày có phấn hoa hay bão cát, quá nửa số người đi trên đường sẽ đeo khẩu trang. Họ không chỉ dùng khẩu trang mùa hè mà còn vào mùa đông hay thậm chí dùng quanh năm. Tất nhiên, chúng ta cần loại bỏ yếu tố đeo khẩu trang vì ô nhiễm môi trường bởi vì Nhật Bản rất sạch sẽ, khí hậu ôn hòa.

Khi có dịch cảm cúm hay vào những lúc chuyển mùa, họ dùng khẩu trang để phòng bệnh. Bởi vì trong xã hội Nhật, việc họ ho hay hắt hơi nơi công cộng khi không đeo khẩu trang là một hành vi cực kỳ bất lịch sự.

Tại nhà trẻ, các giáo viên đôi khi cũng đeo khẩu trang khi chăm sóc cho các bạn nhỏ. Tại trường học khi xuất hiện người bị bệnh hoặc thấy có dấu hiệu lây lan bệnh truyền nhiễm, người ta sẽ lập tức đóng cửa lớp học hoặc trường học đó. Dù tình trạng sức khỏe của trẻ có khá lên thì họ cũng yêu cầu phải có giấy chứng nhận là đã khỏi hẳn thì mới có thể quay trở lại lớp học.

Ở nhà có thể thoải mái tự do, nhưng khi ra khỏi nhà người Nhật rất để ý thái độ của người khác. Từ đó họ hạn chế một cách tối đa việc gây ảnh hưởng và làm phiền người khác. Và đương nhiên họ cũng không muốn người khác gây ảnh hưởng đến mình. Vì không muốn người khác làm phiền đến mình nên nhiều người trên tàu hay xe buýt thấy ai lớn tiếng nói chuyện điện thoại, họ sẽ lập tức nhắc nhở ngay.

Chứng kiến những việc như thế này mà lớn lên, trẻ em Nhật đã học được phép lịch sự ở nơi công cộng từ khi còn rất nhỏ. Trật tự nơi công cộng, tránh làm phiền người khác chính là bắt nguồn từ việc giáo dục tiếp nối qua các thế hệ như vậy đó.

Xem thêm:

Advertisement
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Cậu bé 4 tuổi nói với mẹ: ‘Con từng chết một lần rồi, rất đau!’

Châu Yến | DKN một ngày trước 1,147 lượt xem

Ảnh: Shutterstock

Bà Mary là một nhà môi giới bất động sản tại Tampa bờ biển phía tây bang Florida, Mỹ. Cậu con trai Charlie của bà đột nhiên thốt ra một câu: “Con từng chết một lần rồi” vào năm cậu bé mới 4 tuổi, đồng thời cậu bé giống như rơi vào trong ký ức tiền kiếp “đau đớn”, điều này đã khiến Mary sau này phải bắt đầu một hành trình kỳ lạ: đi khám phá tiền kiếp của con trai mình…

Cảnh giới không gian và thời gian mà mắt thường không nhìn thấy được không có nghĩa là nó không tồn tại. Bởi vì vật chất được cấu thành trong không gian và thời gian khác nhau sẽ không giống nhau. Nhưng sự sống lại có thể mang theo ký ức luân hồi xuyên việt không gian, thời gian, nó sẽ hiển thị một cách tự nhiên tại một địa điểm vô tình nào đó. Mặc dù cả phương Đông và phương Tây đều có một số nghi hoặc đối với việc nguyên thần của sinh mệnh là bất tử, tuy nhiên, có một số trường hợp sự việc luân hồi chuyển kiếp được sự xác nhận và chứng thực của người nhà ở kiếp trước. Có người có thể nhớ được sự tái sinh của nhiều kiếp, có người trải qua tiến trình tái sinh vẫn còn mang theo đặc điểm của nhiều kiếp. Sinh mệnh thật sự là có kiếp trước kiếp sau, vậy con người có thể làm chủ được phúc họa của mình ở kiếp sau không?

Hồ sơ tái sinh, trường hợp có thật

Tiến sĩ Frederick Lenz của Mỹ xuất bản cuốn sách “Các kiếp sống: những tường thuật thực tế về luân hồi” (Lifetimes: True Accounts of Reincarnation) năm 1980, trong đó tiết lộ một số ký ức luân hồi chuyển kiếp vô cùng kỳ diệu, chứng minh rằng trong đời sống thật này con người không phải chỉ có một kiếp.

Ký ức tiền kiếp của cậu bé Charlie 4 tuổi

Bà Mary là một nhà môi giới bất động sản tại Tampa bờ biển phía tây bang Florida, Mỹ. Cậu con trai Charlie của bà đột nhiên thốt ra một câu “con từng chết một lần rồi” vào năm cậu bé mới 4 tuổi, đồng thời cậu bé giống như rơi vào trong ký ức tiền kiếp “đau đớn”, điều này đã khiến Mary sau này phải bắt đầu một hành trình kỳ lạ: đi khám phá tiền kiếp của con trai mình.

Trong một kỳ nghỉ, Mary dẫn theo con gái và cậu con trai Charlie 4 tuổi cùng em gái mình đi du lịch khắp các vùng miền trên lãnh thổ Mexico. Họ đi đến Acapulco để xem biểu diễn người bay lặn bên vách đá, Charlie đứng bên cạnh dường như hoàn toàn tập trung xem không nói câu nào, khi họ rời khỏi, Charlie có vẻ hoảng hốt nói rằng: “Con từng chết một lần rồi!”.

Acapulco, Mexico (Ảnh: Shutterstock)

Vì vừa mới xem xong biểu diễn lặn bên vách đá, nên Mary tưởng rằng chắc cậu bé nói là “con từng lặn (dived) một lần rồi”, liền hỏi lại cậu bé: “Charlie, con từng lặn rồi sao?”

Charlie dường như vẫn còn chìm trong cảm xúc đó, cậu lặp lại một lần: “Con từng chết (died) một lần rồi, rất đau đớn!”

Họ vừa nói vừa đi đến chỗ đậu xe, trong quá trình đó Mary cảm nhận được cậu con trai Charlie dường như đang nhìn thấy kiếp trước của mình.

“Vậy con nói xem con chết từ khi nào hả?”, Mary hỏi tiếp.

Charlie trả lời rằng: “Chân của con bị thương, rất đau, đau thể không chịu được!”, đang nói thì cậu bé òa khóc, các cơ thịt trên người cậu bé cũng co thắt lại.

Mary cảm thấy con trai mình không phải đang nói đùa, liền hỏi cậu bé bị thương như thế nào?

Charlie liên tiếp kể ra một số ký ức “tiền kiếp” của mình. Qua câu chuyện, mẹ và dì của Charlie đã chắp ghép lại được một số “tiền kiếp” của cậu bé.

Trong kiếp trước cậu bé tên là James Kellow, cha mẹ cậu sống tại San Francisco, tiểu bang California, cậu là con trai duy nhất trong gia đình, cả đời chỉ muốn làm sĩ quan hải quân. Năm 1942, khi ấy cậu khoảng chừng 20 tuổi, phục vụ trên một tàu chiến lớn của hải quân Mỹ, một lần trên tàu chiến xảy ra một vụ nổ, chết rất nhiều người, trên tàu toàn những tiếng kêu la thảm thiết. James cùng ba người khác ngồi trên một chiếc bè cứu sinh để trốn thoát, trên đường trốn thoát có một đồng đội bị rơi xuống nước, một đồng đội khác chết ở trên bè cứu sinh. Khi bè cập bờ, James kéo người chiến hữu duy nhất còn sống sót lên bờ, sau đó James cũng chết luôn.

Khi phục vụ quân đội James vẫn chưa kết hôn, lúc đó cậu đang hẹn hò với một cô gái. Cậu nói rằng có thể cậu sẽ cưới cô gái đó nếu như cậu còn sống sót sau trận chiến. Cậu cũng nói rằng cha mẹ cậu rất cô đơn, nhưng cậu lại không thể nào ở bên cạnh họ nữa.

Mẹ và dì của Charlie biết được những chuyện kiếp trước đau lòng này của cậu bé từ trong cuộc nói chuyện với Charlie.

Mary cảm thấy vô cùng kinh ngạc trước những gì Charlie kể lại, những chuyện này không liên quan gì đến một cậu bé Charlie mới 4 tuổi, sao cậu bé có thể có những ký ức này chứ? Marry hỏi cậu bé về tên chiếc tàu chiến, nhưng Charlie gặp trở ngại trong việc phát âm tên của chiếc tàu chiến, Mary nghe thành là Alabama.

Sau khi từ Mexico trở về Mỹ, họ đã đi đến cảng Mobile ở bang Alabama để tìm kiếm tiền kiếp của Charlie. Họ tìm thấy chiếc tàu chiến ALABAMA của năm xưa. Khi đó chiếc tàu chiến này đã dừng hoạt động, đậu ở bến cảng làm đài tưởng niệm cho mọi người tham quan. Mary tìm đến thuyền trưởng phụ trách quản lý chiếc tàu chiến, trùng hợp là ông ấy chính là vị thuyền trưởng của thời chiến khi xưa. Vị thuyền trưởng đưa cho Mary tra danh sách binh lính trên con tàu chiến này năm xưa, trong đó có rất nhiều người tên là James, nhưng không có người nào là James Kellow.

Chính vào lúc đó thuyền trưởng già cung cấp cho Mary một manh mối, ông nói rằng rất nhiều người nhầm lẫn tàu chiến ALABAMA với chiếc tàu chiến ARIZONA vì phát âm rất giống nhau. Nhưng chiếc tàu ALABAMA chưa từng bị hỏa lực của kẻ địch bắn trúng trực diện, nhưng ARIZONA thì từng bị bắn trúng rồi. Ông kêu Mary tốt nhất nên đi tìm hiểu chiếc tàu chiến ARIZONA.

Trước khi rời khỏi, họ bước lên chiếc tàu chiến ALABAMA để tham quan, Mary phát hiện ra rằng: “Trước đây Charlie chưa từng đi lên tàu chiến của hải quân, nhưng nó vừa lên tàu, đã có biểu hiện rất quen thuộc, thật sự rất giống một sĩ quan hải quân có kinh nghiệm”. Ngoài ra, cậu bé còn đi qua các cánh cửa và lối đi rất thành thạo và chính xác, đi thẳng đến đích, cứ như cậu là thủy thủ trên chiếc tàu này vậy.

Nhiều tháng sau, cuối cùng Mary cũng tìm được cách để lấy được một phần danh sách binh lính trên chiếc tàu chiến ARIZONA, tên của sĩ quan James Kellow hiện ra rõ ràng trong tờ danh sách. Mary nhớ lại, Charlie nói với bà là “ARIZONA”, nhưng bà lại nghe lầm thành “ALABAMA”.

Thiết giáp hạm USS Arizona (BB-39) vào những năm 1920. (Nguồn: Wikipedia).

James Kellow thực sự là người San Francisco! Trong khoảnh khắc đó, Mary đã rất sốc! Bà từng nghĩ phải lập tức đi đến San Francisco để tìm ông bà Kellow, tức bố mẹ của James để nói chuyện, nhưng Mary lại lo lắng sẽ mất đi đứa con trai yêu quý của mình, lại sợ rằng ông bà Kellow vì quá nhớ con mà gây ra những phiền toái cho Charlie. Cuối cùng bà quyết định đợi Charlie lớn một chút, mới nói cho cậu bé biết địa chỉ của cha mẹ tiền kiếp của cậu, để cho cậu tự quyết định có đi thăm họ hay không.

Sau khi tiến sĩ Lenz nghe Mary kể về ký ức tiền kiếp của Charlie và quá trình tìm kiếm bằng chứng, ông cũng tiến hành xác thực mọi chuyện. Chứng minh được năm xưa sĩ quan James Kellow từng phục vụ trên tàu chiến ARIZONA. Tàu bị bắn chìm, khi đó James cùng với ba sĩ quan khác ngồi trên một chiếc bè cứu sinh để chạy trốn. Sau này xác chết của cậu và người bạn đồng hành được tìm thấy trên bãi biển của một đảo hoang ở gần nơi chìm tàu.

Cậu bé Charlie 4 tuổi làm sao biết được tàu chiến ARIZONA của hải quân bị bắn chìm trong chiến tranh thế giới thứ hai chứ? Gia đình và các nhà nghiên cứu cùng phát hiện ra một đoạn quá khứ của “ARIZONA” và cuộc sống kiếp trước kiếp này của một người luân hồi, sự việc khiến mọi người có sự nhận thức mới hơn về “nguyên thần” (linh hồn) của sinh mệnh là bất tử. Sinh mệnh luân hồi trong sự tái sinh, vậy chắc chắn là còn có những sinh mệnh ở tầng cao hơn an bài và sắp xếp tất cả những chuyện này!

Vậy những sinh mệnh ở tầng cao hơn sắp xếp mọi chuyện như thế nào? Trong khi tìm hiểu và khám phá về luân hồi chuyển kiếp, con người sẽ tiếp tục tìm kiếm ra ý nghĩa cuối cùng về sự tồn tại của sinh mệnh. Nhiều cuốn sách kinh điển của Phật Pháp, trong đó có cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” cũng đã từng đề cập và hé mở về hiện tượng này.

Theo Epoch Times
Châu Yến biên dịch

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Hiểm họa Biển Hoa Đông: Căng thẳng bùng phát khi tàu Trung Quốc có vũ trang tiến vào vùng biển Nhật Bản

Triệu Hằng | DKN 6 giờ tới 568 lượt xem

Ảnh chụp màn hình Youtube/ The Telegraph

Express đưa tin, Trung Quốc đã điều hai tàu tiến vào vùng biển gần quần đảo Senkaku trong bối cảnh Bắc Kinh cố gắng truyền bá các yêu sách lãnh thổ của mình.

Quần đảo Senkaku từ lâu đã là vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản bởi cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo.

Hoạt động này diễn ra khi Trung Quốc ban hành “Luật Hải cảnh” mới, cho phép lực lượng tuần duyên của Trung Quốc sử dụng vũ khí. Luật cũng cho phép các tàu chiến Trung Quốc được hành động nếu phía Bắc Kinh nhìn thấy bất kỳ tàu nào đi vào vùng lãnh hải của mình.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?guci=2.2.0.0.2.2.0.0&client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=2391351179&adk=884465546&adf=696944579&pi=t.ma~as.2391351179&w=300&lmt=1613571822&psa=1&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fthe-gioi%2Fhiem-hoa-bien-hoa-dong-cang-thang-bung-phat-khi-tau-trung-quoc-co-vu-trang-tien-vao-vung-bien-nhat-ban.html&flash=0&wgl=1&adsid=NT&dt=1613602689878&bpp=37&bdt=10158&idt=2787&shv=r20210211&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&prev_fmts=300×250%2C0x0%2C300x250&nras=1&correlator=1958756503096&frm=20&pv=1&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1613602693&ga_hid=874060961&ga_fc=0&u_tz=-480&u_his=3&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=71&ady=1102&biw=442&bih=213&scr_x=0&scr_y=1976&eid=44736624%2C21068084%2C21068496%2C21068769%2C21068893&oid=3&psts=AGkb-H_av8CmpQ3EHRnYKoWtpPTVBBvc7YPn0_mk6GLmrIUTtt-SF1oM4p0gBxIfp_1nO50PnjMQlZyA1YtO%2CAGkb-H8lifHruWHw6bEx67cxn6z8KG6-6OsuEEW-Bs50xH6FwwCZWcc2KfSpNUNAgQ1ycrzXTOlAyVepZacZ&pvsid=4055252344650990&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=10%2C15%2C10%2C15%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C450%2C213&vis=1&rsz=%7Co%7CoeE%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&jar=2021-02-17-22&ifi=1&uci=a!1&fsb=1&xpc=cIrb57Ldyn&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=27688

Truyền thông Nhật Bản tuyên bố rằng những con tàu của Trung Quốc có trang bị một khẩu đại bác.

Theo Nikkei Asia, hai tàu này cũng đã đe dọa một tàu cá Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản ngay sau đó đã gửi khiếu nại về các cuộc xâm nhập của Trung Quốc và yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực ngay tức khắc.

Các bộ trưởng của cả Anh Quốc và Nhật Bản trước đó đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự ở cả Biển Đông và Hoa Đông.

Cuộc xâm nhập hôm 16/3 được cho là lần thứ bảy như vậy trong năm nay. Mặc dù hai tàu Trung Quốc đã rời đi sau khi bị chính phủ Nhật Bản cảnh báo, nhưng động thái tiến vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản được cho là màn phô trương lực lượng mới nhất của Tập Cận Bình.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?guci=2.2.0.0.2.2.0.0&client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=3868084373&adk=2050115159&adf=3750602988&pi=t.ma~as.3868084373&w=300&lmt=1613571822&psa=1&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fthe-gioi%2Fhiem-hoa-bien-hoa-dong-cang-thang-bung-phat-khi-tau-trung-quoc-co-vu-trang-tien-vao-vung-bien-nhat-ban.html&flash=0&wgl=1&adsid=NT&dt=1613602689915&bpp=67&bdt=10195&idt=2822&shv=r20210211&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&prev_fmts=300×250%2C0x0&nras=1&correlator=1958756503096&frm=20&pv=1&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1613602693&ga_hid=874060961&ga_fc=0&u_tz=-480&u_his=3&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=71&ady=1926&biw=442&bih=213&scr_x=0&scr_y=2808&eid=44736624%2C21068084%2C21068496%2C21068769%2C21068893&oid=3&psts=AGkb-H_av8CmpQ3EHRnYKoWtpPTVBBvc7YPn0_mk6GLmrIUTtt-SF1oM4p0gBxIfp_1nO50PnjMQlZyA1YtO&pvsid=4055252344650990&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=10%2C15%2C10%2C15%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C450%2C213&vis=1&rsz=%7Co%7CoeE%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&jar=2021-02-17-22&ifi=2&uci=a!2&fsb=1&xpc=MxXHshg9Vt&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=21797

Trong một tuyên bố hồi đầu tháng này từ Ngoại trưởng Anh Dominic Raab, Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace và phía Nhật gồm Ngoại trưởng Motegi Toshimitsu và Bộ trưởng Quốc phòng Kishi Nobuo, 4 vị này đã nêu ra quan ngại của họ về khu vực.

Họ nói: “Bốn Bộ trưởng bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về tình hình ở Biển Hoa Đông và Biển Đông và phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng”.

“Bốn Bộ trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông và kêu gọi tất cả các bên thực hiện tự kiềm chế và kiềm chế các hoạt động có khả năng làm gia tăng căng thẳng, đặc biệt là quân sự hóa và cưỡng bức”.

“Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), công ước đặt ra khuôn khổ pháp lý trong đó mọi hoạt động trên đại dương và vùng biển phải được thực hiện và tất cả các yêu sách hàng hải phải dựa trên các quy định liên quan của UNCLOS”.

Về phía Mỹ, mặc dù ông Joe Biden chưa hoàn toàn vạch rõ quan điểm của mình về các vấn đề trong khu vực, nhưng ông đã bày tỏ mong muốn duy trì lập trường chống Bắc Kinh của cựu Tổng thống Donald Trump.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?guci=2.2.0.0.2.2.0.0&client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=5344817570&adk=1359787238&adf=3558114581&pi=t.ma~as.5344817570&w=300&lmt=1613571822&psa=1&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fthe-gioi%2Fhiem-hoa-bien-hoa-dong-cang-thang-bung-phat-khi-tau-trung-quoc-co-vu-trang-tien-vao-vung-bien-nhat-ban.html&flash=0&wgl=1&dt=1613602689982&bpp=9&bdt=10262&idt=2779&shv=r20210211&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&correlator=1958756503096&frm=20&pv=2&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1613602693&ga_hid=874060961&ga_fc=0&u_tz=-480&u_his=3&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=71&ady=2948&biw=442&bih=213&scr_x=0&scr_y=3500&eid=44736624%2C21068084%2C21068496%2C21068769%2C21068893&oid=3&pvsid=4055252344650990&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=10%2C15%2C10%2C15%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C450%2C213&vis=1&rsz=%7Co%7CoeE%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&ifi=3&uci=a!3&fsb=1&xpc=qmddV5Kzcd&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=2829

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.