Daily Archives: March 10, 2021

Toàn cảnh cuộc đấu kinh tế, an ninh quốc gia giữa Mỹ và Trung Quốc

quehuong10.3.210 Facebook Twitter Google+

a1

Economics, National Security, and the Competition with China

George Magnus  – March 3, 2021

Tác giả: George Magnus, trước đây là nhà kinh tế trưởng của UBS, là cộng sự nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford và tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi ở London. Ông là tác giả của “Cờ Đỏ: Tại sao chính quyền Trung Quốc của ông Tập Cận Bình đang trong cảnh hiểm nguy”.

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa siêu cường toàn cầu mới nổi cạnh tranh giành quyền lực tối cao giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, tội phạm mạng, gián điệp công nghiệp, v.v … (Ảnh của Ulrich Baumgarten/ Getty Images)

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa siêu cường toàn cầu mới nổi cạnh tranh giành quyền lực tối cao giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, tội phạm mạng, gián điệp công nghiệp, v.v … (Ảnh của Ulrich Baumgarten/ Getty Images)

Ngoài cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch Covid-19, thế giới hiện còn phải đối mặt với một cú sốc hiện sinh thứ ba, đó là màn kịch lớn trong đầu thế kỷ 21 này: một Trung Quốc gian manh và quyết đoán hơn.

Các nền dân chủ theo khuynh hướng tự do chỉ đơn giản là xem Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh tiêu dùng và hiếu chiến, nhưng trong thập kỷ qua, Bắc Kinh đã phát triển và thay đổi để trở thành một đối thủ về kinh tế và an ninh quốc gia mà Hoa Kỳ phải dè chừng trong cuộc cạnh tranh về ý thức hệ và chiến lược.

Sự cạnh tranh kinh tế và tài chính giữa Bắc Kinh và Washington hiện đang trở nên phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp, đầu tư, hệ thống thông tin và đổi mới; ngoài ra còn có vấn đề về những lỗ hổng bảo mật – làm dấy lên lo ngại về việc củng cố hệ thống kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ. Vở diễn lớn của Trung Quốc – với bản chất độc đoán và cứng nhắc của hệ thống quản trị – vốn không có đối thủ của Chủ tịch Tập Cận Bình – là mối đe dọa lớn nhất đối với trật tự toàn cầu.

Nước Mỹ hiện nay do Tổng thống Biden cầm quyền – cần nhận thức rõ và đáp trả kịp thời – đặt mục tiêu cạnh tranh địa chính trị với Bắc Kinh vào vị trí hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ .

Hai mặt của một đồng xu

Theo cách thức lưỡng đảng, Hoa Kỳ hiện đã chấp nhận mối quan hệ giữa kinh tế và an ninh quốc gia – trong mối quan hệ song phương với Trung Quốc. Ví dụ, chính quyền Biden đã tiếp tục các quy tắc từ thời Trump nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc – vốn được coi là mối đe dọa đối với an ninh chuỗi cung ứng của Mỹ. Chiến lược an ninh quốc gia năm 2017 của chính quyền Trump rất quan trọng, đặc biệt là phần “An ninh kinh tế là an ninh quốc gia”.

Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiết lộ vào cuối năm ngoái rằng Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) của họ – tại Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc bắt đầu từ ngày 5/3/2021 – sẽ không chỉ bao gồm quân sự, mà còn cả kinh tế, tài chính và an ninh công nghệ.

Đối với ĐCSTQ, an ninh quốc gia nghĩa là an ninh dưới sự kiểm soát và cai trị của chính quyền Trung Quốc. Tất cả các hình thức an ninh, bao gồm lương thực, việc làm, công nghệ, khả năng tự lực, nền kinh tế trong nước, sự ổn định xã hội và môi trường… đều gắn liền với các mục tiêu chính trị lớn hơn. Ngoài ra, sự toàn vẹn lãnh thổ – bao gồm Hong Kong, Tây Tạng, Tân Cương và Đài Loan (vốn được ĐCSTQ xem như một “tỉnh nổi loạn” của mình) – là lợi ích cốt lõi của ĐCSTQ.

Sự kết hợp giữa kinh tế và an ninh quốc gia

Quy mô và tầm quan trọng kinh tế của Trung Quốc vượt xa Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh – vốn chỉ bằng 1/4 quy mô của Hoa Kỳ. Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP của Trung Quốc đã vào khoảng 4 nghìn tỷ USD tính theo sức mua tương đương so với của Mỹ.

Về mặt thị trường, GDP của Trung Quốc bằng 2/3 của Hoa Kỳ, và một số nhà kinh tế kỳ vọng nó sẽ vượt qua Hoa Kỳ vào cuối thập kỷ này. Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc chắc chắn là nền tảng cho tham vọng toàn cầu của chính quyền nước này.

Trung Quốc là quốc gia mới nổi duy nhất đã nâng tỷ trọng đáng kể trong sản lượng thế giới – từ khoảng 3,5% năm 2000 lên gần 18% vào năm 2020 (khoảng 14,8 nghìn tỷ đô la

Mỹ). Mức GDP tăng có nghĩa là chi tiêu quân sự hiện tại của Trung Quốc chỉ dưới 2% GDP.

Hiện tại, sức nặng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới – đã thúc đẩy các vấn đề kinh tế trở thành trung tâm của địa chính trị. Nhà tư tưởng người Mỹ Edward Luttwak đã từng ám chỉ các tranh chấp thương mại của Mỹ với châu Âu và Nhật Bản vào những năm 1970 như là “logic của xung đột trong ngôn ngữ thương mại”.

“Ngôn ngữ thương mại” này ngày nay đã quá rộng và bao trùm mọi thứ, từ kiểm soát xuất khẩu và giám sát chặt chẽ đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, đến danh sách thực thể – cấm các công ty mua bán một số sản phẩm nhất định. Hơn nữa, các tranh chấp về các chính sách công nghiệp và quản trị doanh nghiệp; các tiêu chuẩn và giao thức khác nhau cho công nghệ và hệ thống truyền thông tiên tiến; việc truy cập internet; thu thập dữ liệu và an ninh mạng… đều là những vấn đề nổi cộm trong cuộc cạnh tranh kinh tế Mỹ-Trung hiện nay.

Chính phủ Hoa Kỳ đã sử dụng danh sách thực thể hơn 300 tổ chức Trung Quốc – để hạn chế hoặc cấm bán cho các công ty này một số loại chất bán dẫn (nếu không có giấy phép), đặc biệt đối với những công ty có mối liên hệ với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) hoặc liên quan đến vấn đề đàn áp nhân quyền ở Tân Cương. Nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất và tiên tiến nhất của Trung Quốc SMIC, nhà sản xuất máy bay không người lái DJI, và hàng chục công ty và trường đại học khác của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng, bao gồm cả các công ty xây dựng quân sự hóa ở các đảo tranh chấp ở Biển Đông.

Hơn nữa, gần đây có báo cáo rằng Trung Quốc đang xem xét kiểm soát xuất khẩu đối với kim loại đất hiếm – nước này kiểm soát 80% nguồn cung của thế giới. Các quan chức Mỹ đang xem xét liệu các hạn chế như vậy có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ ra sao, đặc biệt đối với việc sản xuất và bảo dưỡng máy bay chiến đấu F-35 và các loại vũ khí tinh vi khác.

Tuy nhiên, Trung Quốc có thể chiếm phần lớn sản lượng kim loại đất hiếm, nhưng nước này chỉ chiếm 37% trữ lượng toàn cầu. Hoa Kỳ có trữ lượng đất hiếm của riêng mình, cũng như Canada, Ấn Độ, Nam Phi, Nhật Bản và Brazil. Nhưng vì chi phí môi trường để xử lý chúng là rất đắt đỏ, do đó nhiều quốc gia thích mua rẻ hơn ở Trung Quốc.

Trung Quốc đã cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản vào năm 2010 vì liên quan đến các đảo tranh chấp, nhưng Tokyo đã có thể nhanh chóng thiết lập lại chuỗi cung ứng mới, vô hiệu hóa lệnh cấm.

Đồng đô la Mỹ ‘quyền lực’

Hệ thống tài chính đô la Mỹ là một vấn đề lớn trong địa chính trị. Thật vậy, quyền lực tài chính và quyền lực chính trị gắn bó với nhau – có ý nghĩa quan trọng đối với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có lợi thế lớn khi có đồng đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ chính trên thế giới, cho phép Washington sử dụng đồng USD như đòn bẩy kinh tế và áp dụng các biện pháp trừng phạt trong các giao dịch tài chính quốc tế.

Nhà kinh tế học người Mỹ gốc Áo Joseph Schumpeter đã từng viết: “Hệ thống tiền tệ của một dân tộc phản ánh tất cả những gì mà dân chúng muốn, làm, chịu đựng và… có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh tế và vận mệnh của một dân tộc nói chung”.

a2

Đồng USD được coi là cốt lõi trong hệ thống lưu chuyển tài chính toàn cầu, việc Mỹ nắm trong tay hệ thống thanh toán USD chính là công cụ trừng phạt khiến nhiều đối thủ phải e sợ. (Getty)

Do do, có thể hiểu tại sao Trung Quốc cũng nhìn nhận nó theo cách này, bởi vì một hệ thống dựa trên đồng nhân dân tệ sẽ mang lại vị thế và ảnh hưởng cho ĐCSTQ. Trung Quốc hiện không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng đồng đô la Mỹ cho phần lớn các giao dịch thương mại và đầu tư của mình, nhưng họ không muốn tuân theo một hệ thống tiền tệ do Mỹ kiểm soát. Vì thế, luận điệu của Bắc Kinh là tránh xa hệ thống lấy đồng đô la Mỹ làm trung tâm.

Dưới sự chỉ đạo của Quốc vụ viện, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, các ngân hàng Trung Quốc đã bắt tay vào một chiến dịch quan trọng để quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ – có nghĩa đen là “tiền của nhân dân”, hay nói một cách thông tục là “đồng bạc đỏ”. Đó là một tham vọng dữ dội nhưng không có nhiều thực chất.

Mặc dù Bắc Kinh đang mở cửa một cách có chọn lọc cho các công ty dịch vụ tài chính của Mỹ – để tiếp cận với đô la Mỹ và đánh cắp bí quyết của Mỹ, sự tách biệt tài chính đang diễn ra theo một số cách, trong khi sự hội nhập của thị trường vốn Mỹ và Trung Quốc đang được giám sát chặt chẽ.

Các biện pháp trừng phạt tài chính đã được Washington thực hiện đối với các quan chức và công ty Trung Quốc, các quỹ hưu trí liên bang bị cấm đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc. Chính quyền Trump đã ký một lệnh hành pháp cấm các nhà đầu tư của Hoa Kỳ bỏ vốn vào 31 công ty Trung Quốc có liên quan đến PLA, và hơn 200 công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch Hoa Kỳ – buộc các công ty này phải tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán của Hoa Kỳ hoặc sẽ bị hủy niêm yết.

Washington thời Trump đã thiết lập một cơ sở hạ tầng để giám sát sự tách rời kinh tế với Bắc Kinh. Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại – cơ quan giám sát công nghệ và kiểm soát xuất khẩu – đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính thực hiện các biện pháp trừng phạt, bao gồm với cả các cá nhân và tổ chức liên quan đến vấn đề đàn áp nhân quyền ở Tân Cương và đàn áp tự do ở Hong Kong.

Giờ đây, theo Đạo luật Hiện đại hóa Rà soát Rủi ro Đầu tư Nước ngoài, Washington sẽ xem xét một loạt các thương vụ, đặc biệt là liên quan đến công nghệ cao. Cuối cùng, Bộ phận An ninh Quốc gia của Bộ Tư pháp cho phép truy tố hình sự trong trường hợp trộm cắp bí mật thương mại và sở hữu trí tuệ.

Chính phủ Trung Quốc vẫn nắm giữ ít nhất 1 nghìn tỷ USD tài sản tài chính của Mỹ, và có thể có nhiều tài sản hơn không được ghi nhận chính thức và được nắm giữ tại các trung tâm tài chính nước ngoài. Rất may, đây sẽ là một vũ khí – mà nếu Bắc Kinh sử dụng thì thật là ngu ngốc. Việc bán các tài sản này ở Mỹ sẽ gây ra những tổn thất đáng kinh ngạc, ảnh hưởng trực tiếp đến Trung Quốc và gây phản cảm với Washington.

Mặc dù đôi khi người ta cho rằng Trung Quốc nắm giữ đòn bẩy đối với Hoa Kỳ nhờ quyền sở hữu chứng khoán của Hoa Kỳ, thực tế là Trung Quốc đã phải tăng việc nắm giữ chứng khoán Kho bạc của mình để có thặng dư cán cân thanh toán – dấu hiệu này sẽ không tồn tại lâu được.

Bắc Kinh không thể quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ một cách nghiêm túc hoặc thúc đẩy việc trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu, bởi vì nó không cho phép hai cơ chế duy nhất có thể mang lại điều này: điều hành thâm hụt cán cân thanh toán, hoặc cho phép dịch chuyển vốn ra bên ngoài một cách cởi mở và tự do.

Hơn nữa, Trung Quốc cũng là một phần của tổ chức tài chính có trụ sở tại Bỉ có tên là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) – với 11.000 công ty tài chính tại hơn 200 quốc gia nhận thanh toán để giải quyết khoảng 5 nghìn tỷ USD giao dịch mỗi ngày. Trong đó, 3/4 các khoản thanh toán được giải quyết bằng đồng đô la Mỹ và euro, trong khi đồng nhân dân tệ chiếm khoảng 1,5% đến 2%.

Hoa Kỳ có quyền loại trừ những người tham gia khỏi hệ thống này, chỉ bằng cách từ chối quyền truy cập vào thanh toán bù trừ đô la Mỹ trong các ngân hàng của Hoa Kỳ. Trung Quốc đang cố gắng phát triển phiên bản riêng của sàn giao dịch này, nhưng ít có hiệu quả.

Họ cũng mong đợi sự tiến bộ trong việc phát triển một loại tiền kỹ thuật số để có thể gạt đồng đô la Mỹ sang một bên, nhưng điều này cũng khó xảy ra, vì các đồng tiền dự trữ không phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ, mà là sự cởi mở, khả năng chuyển đổi, tính minh bạch, pháp quyền và quy định đáng tin cậy.

Hệ thống tài chính toàn cầu dựa trên đồng đô la Mỹ sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong tương lai gần.

Vũ Hán không phải là Chernobyl của Trung Quốc

Cách đây hơn một năm, một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang trải qua thời khắc “Chernobyl” (vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân) – với đại dịch Covid-19 kinh hoàng ở Trung Quốc. Theo ước tính của các nhà dự báo khu vực tư nhân, khi hoạt động kinh tế sụp đổ và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên hơn 20%, ông Tập được cho là đang đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, gây nguy hiểm cho quyền lực của ông, tính hợp pháp và tham vọng dẫn đầu toàn cầu của chính quyền này. Tuy nhiên, Chernobyl Trung Quốc không xảy ra.


Chính quyền Trung Quốc đã cố gắng kiểm soát đại dịch, cho phép nền kinh tế quay trở lại bằng sự “bất đối xứng” – phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng và chi tiêu cơ sở hạ tầng, nhưng chi tiêu tiêu dùng lại rất yếu. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế trở lại đã giúp Trung Quốc “tự hào” trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, và cung cấp một bối cảnh thuận lợi cho lễ kỷ niệm 100 năm của ĐCSTQ.

Năm nay thực sự sẽ là một năm bận rộn đối với ông Tập. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021 đến 2025) của ĐCSTQ sẽ ưu tiên hàng đầu chiến lược về khoa học và công nghệ do nhà nước lãnh đạo – dự kiến sẽ được trao cho 1,4 nghìn tỷ USD – được thiết kế để Trung Quốc tự chủ và dẫn đầu toàn cầu về công nghệ tiên tiến.

Theo các nhà hoạch định Trung Quốc, nước này sẽ trở thành một “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở trình độ cao” vào giữa thế kỷ này, hay nói cách khác là để cạnh tranh hoặc vượt qua Hoa Kỳ với tư cách là cường quốc thống trị toàn cầu.

Các mục tiêu kinh tế và công nghệ của Trung Quốc là đầy tham vọng, nhưng không có nghĩa là tất cả đều có thể thành hiện thực. Như Yogi Berra đã có câu châm biếm nổi tiếng: “Tương lai không như trước đây”. Nói cách khác, những điều đã làm trong quá khứ, như chuyển công nhân từ trang trại đến nhà máy, hoặc việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, sẽ không thể lặp lại.

Dưới thời ông Tập, sự “nhấn mạnh” trở lại đối với các doanh nghiệp nhà nước và vai trò của các tổ chức ĐCSTQ trong nền kinh tế và trong các công ty – đã gạt các doanh nghiệp tư nhân sang một bên – vốn là xương sống của sự bùng nổ kinh tế Trung Quốc.

Như ông Tập đã tuyên bố: “Chính phủ, quân đội, xã hội và trường học, bắc, nam, đông và tây – ĐCSTQ lãnh đạo tất cả”.

Hơn nữa, đã rất lâu Trung Quốc mới phải đối mặt với một môi trường bên ngoài thù địch như bây giờ. Trung Quốc là nước hưởng lợi lớn từ quá trình toàn cầu hóa, nhưng nó sẽ hoạt động như thế nào khi một phần của môi trường này trở nên bất lợi?

Triển vọng kinh tế không sáng như quảng bá

Nhà phân tích Andrew Scobell lập luận rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc giỏi chỉ ra các cuộc khủng hoảng, tuy nhiên ít có khả năng thực sự giải quyết chúng. Ông cho rằng cần phải phân tích rõ ràng về Trung Quốc để tránh bị lôi kéo vào một loại tâm lý “vây hãm một mặt”.


Ví dụ, đằng sau bề mặt “đôi bên cùng có lợi” và “sự trỗi dậy không thể tránh khỏi” của Trung Quốc – những thuật ngữ xuất hiện thường xuyên trong cách nói của các nhà lãnh đạo Trung Quốc – ông nhận thấy sự bất an, bất ổn về chính trị; thậm chí là những câu hỏi quan trọng về tuổi thọ và sự kế vị của ông Tập.

Đại dịch và hành vi của Trung Quốc từ khi phát hiện ra những trường hợp đầu tiên của COVID-19 vào tháng 11 năm 2019 đến thời điểm hiện tại, cho thấy một mâu thuẫn thú vị. Sự kiểm soát độc đoán, yêu cầu tuân thủ và ngăn chặn tranh luận – chắc chắn đã giúp Trung Quốc quản lý một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Nhưng chúng cũng tạo thành những lỗ hổng đáng kể trong bánh răng phát triển kinh tế cho quốc gia này.

Trong vòng một thế kỷ qua, đã có ba trường hợp đáng lưu ý: Đức từ những năm 1930 đến 1941, Liên Xô vào cuối những năm 1950 và 1960, và Nhật Bản vào những năm 1980. Mặc dù hoàn cảnh khác nhau đáng kể, nhưng mỗi quốc gia được đặc trưng bởi một mô hình phát triển kinh tế thiếu sót – với sự kết hợp của một số chính phủ độc tài, sự thống trị của một đảng độc tôn và các thể chế kinh tế, xã hội và luật pháp yếu kém.

Như nhà kinh tế hàng đầu Trung Quốc Michael Pettis đã chỉ ra rằng, các chính phủ độc tài rất giỏi trong việc xây dựng các nhà vô địch quốc gia để ngăn chặn sự cạnh tranh ở nước ngoài, nhưng không thúc đẩy sự cạnh tranh và năng động ở trong nước. Họ rất giỏi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng không chú ý đến chất lượng hoặc hiệu quả kinh tế thương mại. Họ nhấn mạnh đến thành tựu khoa học và công nghệ, nhưng lại bỏ qua điều quan trọng là ứng dụng thương mại, xây dựng thương hiệu và sự lan tỏa của chúng vào nền kinh tế. Điều đó đòi hỏi một hệ thống tài chính hiệu quả và việc phân bổ vốn tốt.

Tất cả những điều này cần các thể chế mạnh mẽ, bao trùm và thích ứng (pháp lý, cạnh tranh, quy định, giáo dục…) cho phép xã hội khai thác giá trị từ đầu tư và người lao động – để hoạt động ở mức hiệu quả và tăng năng suất cao hơn.

Trong khi các mục tiêu của Trung Quốc là tăng trưởng khoảng 5% trong 20 đến 30 năm tới, tôi nghĩ sẽ may mắn nếu đạt được hơn một nửa trong số đó, và điều này gây rủi ro cho nội bộ nền kinh tế cũng như trong việc tạo việc làm – cả hai điều này là quan trọng về mặt chính trị. Ngoài ra, điều này sẽ có tác động rất lớn đến ngân sách quốc phòng và thế trận quân sự của Trung Quốc.


Như Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã chỉ ra, Trung Quốc đặt mục tiêu có một quân đội ngang bằng hoặc tốt hơn Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ này, bất chấp nhiều lỗ hổng và thiếu sót có thể được chỉ ra. Mục tiêu đó trở nên khó đạt được với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn, nhưng cũng dễ hình dung tại sao Trung Quốc đang đấu tranh giành nguồn tài nguyên “một cách tàn nhẫn hơn nhiều” nếu miếng bánh kinh tế tăng trưởng chậm hơn.

Trung Quốc đang phải đối mặt với một núi nợ đáng kể, mà việc phụ thuộc vào tạo tín dụng đang kéo dài và điều này sẽ dẫn đến tăng trưởng thấp hơn trong nhiều năm, trong khi nước này cố gắng thu hồi vốn phân bổ sai. Định nghĩa rộng hơn, nợ/GDP hiện đã hơn 300%, phần lớn do các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương gánh chịu, nhưng nợ hộ gia đình đang tăng lên, hiện đang cao hơn tỷ trọng thu nhập khả dụng so với ở Hoa Kỳ – điều này nhanh chóng cũng trở thành một hạn chế đối với nền kinh tế.

Nợ xấu, đầu tư phi thương mại và đầu tư “vô độ” vào cơ sở hạ tầng, các ngân hàng dễ bị tổn thương – tất cả sẽ không biến mất, và sẽ phải trả bằng cách nào đó trong những năm tới.

Một hạn chế tăng trưởng nữa là tốc độ già hóa nhanh chóng, Trung Quốc là quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới. Theo dữ liệu của Ban Dân số Liên Hợp Quốc, Trung Quốc sẽ phải phụ thuộc nhiều vào công dân lớn tuổi; dân số trong độ tuổi lao động giảm vào năm 2050 và một hệ thống an sinh xã hội sơ sài không đáp ứng được nhiệm vụ chăm sóc dân số già.

Trung Quốc cũng phải đối mặt với viễn cảnh mà các nhà kinh tế gọi là “bẫy thu nhập trung bình”. Điều đó có nghĩa là trong khi GDP vẫn có thể tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người có thể bị mắc kẹt ở mức thấp hơn nhiều so với mức đạt được của một nhóm các nền kinh tế tiên tiến.

Đây là hiện tượng mà đa số các nước mới nổi và đang phát triển phải trải qua kể từ những năm 1960, trong đó tốc độ tăng trưởng nhanh chóng giảm dần khi các nước trở thành “nước có thu nhập trung bình” – phần lớn là do không phát triển được các thể chế mạnh mẽ cần thiết để duy trì sự phát triển, một khi việc khai thác lao động thể chất và vốn đã cạn kiệt. Trung Quốc hiện đang ở thời điểm này.


Không ai biết chắc liệu một nhà nước độc tài – chuyên theo dõi và giám sát dữ liệu – có thể thực hiện các mục tiêu công nghệ của mình hay không, nhưng chúng ta biết Trung Quốc đang tập trung vào công nghệ tiên tiến như thể đó là việc phát triển bom nguyên tử. Điều đó nói lên rằng, kinh nghiệm còn yếu kém của Trung Quốc với chất bán dẫn – trung tâm của công nghệ tiên tiến; và việc nước này tiếp tục phụ thuộc vào nhập khẩu, với giá trị nhập khẩu vượt quá giá trị của dầu thô – những điều này là rất nghiêm trọng.

Hơn 50 tỷ USD trợ cấp cho phát triển công nghệ – vẫn chưa cho phép Trung Quốc có thể sánh ngang với kinh nghiệm, tài năng và bí quyết mà Hoa Kỳ, Đài Loan, Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn vượt trội.

Phần kết luận

Trong nhiều năm, Trung Quốc đã sử dụng kết hợp các chính sách do nhà nước chỉ đạo và các cơ chế thị trường được lựa chọn – để xây dựng một nền tảng kinh tế cho phép nước này củng cố an ninh quốc gia trong nước; và mở rộng địa chính trị ra nước ngoài trong thập kỷ qua. Các quan chức ở Washington ngày càng coi đây là mối đe dọa đối với các lợi ích sống còn của Mỹ.

Các chính sách kinh tế, công nghiệp và công nghệ của Trung Quốc luôn thuộc loại “Trung Quốc trên hết”, được thiết kế để hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên, phát triển kinh tế không phải là một con đường tuyến tính, và cấu trúc quyền lực tập trung cao độ của Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với những cơn bão kinh tế ngày càng gia tăng.

Sự phụ thuộc quá mức vào các cá nhân chủ chốt và việc ra quyết định từ trên xuống, thay vì cấu trúc thể chế và thị trường – đang đe dọa nền kinh tế này. Nói tóm lại, an ninh kinh tế của Trung Quốc không được đảm bảo.

Hơn nữa, như chuyên gia Trung Quốc Rana Mitter đã chỉ ra, sự hiện diện an ninh ngày càng tăng của Trung Quốc ở nước ngoài, được thúc đẩy bởi hoạt động hậu cần kinh tế, thương mại, vận chuyển và chuỗi cung ứng… cũng đang có những tác động tiêu cực. Thật vậy, chủ nghĩa độc tài, chính sách đàn áp và ngoại giao cưỡng bức của Trung Quốc sau đại dịch – đã góp phần gây ra phản ứng dữ dội ngày càng tăng về sự phẫn nộ và nghi ngờ – không chỉ giữa các nền kinh tế thị trường phát triển mà còn cả các quốc gia trong Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Hoa Kỳ nên lưu ý vì nhiều quốc gia sẽ cố gắng lôi kéo chính quyền Biden theo những cách khác nhau – có thể vô tình gây phương hại đến kinh tế hoặc an ninh quốc gia. Tăng cường các thỏa thuận kinh tế và thương mại với các nước khác, đặc biệt là ở châu Á, được coi là một mục tiêu quan trọng.

Washington nên cẩn thận để không làm tổn hại quá nhiều đến các lợi ích kinh tế trong nước, vì về lâu dài, những lợi ích này là cốt lõi của an ninh quốc gia Mỹ và với vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. An ninh kinh tế của Mỹ bắt nguồn từ sức mạnh, cấu trúc của nền kinh tế và hệ thống tài chính của chính nó, cũng như sự năng động của các doanh nghiệp và văn hóa của Mỹ.

Nói một cách khác, về sự cạnh tranh với Trung Quốc, Bộ Quốc phòng, và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cần tập trung vào sức mạnh của Detroit (công nghiệp Mỹ), Disney (văn hóa Mỹ), và đồng Đô la Mỹ (tài chính Mỹ).

Advertisement
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Tập thiền quá mức sẽ gây căng thẳng và hoảng loạn

  • David Robson
  • BBC WorkLife

7 tháng 3 2021

Getty Images

Căng thẳng, lo âu, hiệu suất làm việc: thiền được coi là giải pháp thích hợp cho hầu như mọi thứ.

Nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy bạn thật ra đã kỳ vọng quá nhiều vào thiền.

Có nên đổi tên để khẳng định được bản thân?

Khi cuộc giao lưu với đồng nghiệp trở thành cơn ác mộngQUẢNG CÁOhttps://6bb0ae223df54a05f8f328cf4b412083.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-37/html/container.html

Bốn câu hỏi giúp cải thiện thói trì hoãn

Trong khoảng 20 năm, tôi khổ sở với nhiều giai đoạn lo âu. Tôi chuyển qua tập thiền như một cách để dập tắt những cảm xúc đó.

Lúc thành công nhất thì quả là thiền đem lại tác dụng đúng như lời đồn. Tập trung sự chú ý vào hơi thở hoặc cơ thể giúp trấn tĩnh tiếng nói cằn nhằn trong nội tâm, và tôi có thể trở lại cuộc sống thường nhật với cảm giác tràn đầy năng lượng và sinh lực.

Tuy nhiên, điều xảy ra thường xuyên hơn là sau khi kết thúc buổi tập, tôi cảm thấy tồi tệ hơn trước khi bắt đầu.

Thay vì thư giãn, nhịp tim tôi bắt đầu tăng lên, hoặc tiếng nói trong đầu bắt đầu chuyển thành khó chịu; những ký ức không vui và cảm giác thất bại cũng như tuyệt vọng xâm chiếm tâm trí.

Số lần như vậy xảy ra quá thường xuyên, đến mức giờ đây tôi chỉ có thể thỉnh thoảng mới dám tập thiền.

Tôi từng nghĩ mình chỉ đơn giản là một trường hợp quá dở, không thể kiểm soát tâm trí.

Nhưng ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy những trường hợp như vậy xảy ra nhiều đến kinh ngạc: một nghiên cứu trong năm 2019 nói ít nhất 25% số người tập thiền thường xuyên đã trải qua những tình huống bất lợi, từ các cơn hoảng loạn, trầm cảm đến cảm giác “phân ly” không an ổn.

Từ những báo cáo như thế, một nhà nghiên cứu thậm chí đã sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Cheetah House, nhằm hỗ trợ cho “người khổ sở vì tập thiền”.

“Có khoảng 20.000 người đã liên hệ với chúng tôi trong năm 2020,” Willoughby Britton, phó giáo sư về tâm thần học và hành vi con người từ Đại học Brown, nói. “Đây là chuyện lớn.”

Vì sao một phương thức rõ ràng đem lại ích lợi cho rất nhiều người lại có thể gây ra hệ quả khó chịu cho những người khác?

Liệu có cách nào để có thể lĩnh hội được ích lợi từ thiền mà không gặp phải rủi ro?

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Nghe thì có vẻ ngạc nhiên, nhưng thiền thực ra có thể làm những cảm xúc xấu mà bạn muốn loại bỏ trỗi dậy

“Bạn chỉ có thể kiểm soát sự chú ý đến mức độ nào đó”

Trong bất cứ thảo luận nào về thiền định, điều quan trọng được nêu ra, đó là ta phải nhớ rằng có nhiều kỹ thuật khác nhau nhằm giúp ta tập luyện một số cách suy nghĩ và tồn tại theo cách cụ thể nào đó.

Làm thế nào để tập trung tâm trí giữa thời đại dịch?

Lý do khiến ngày càng nhiều phụ nữ bị lừa tình qua mạng

Khi bạn là người cầu toàn: Lợi bất cập hại

Các chiến lược tốt nhất là thở trong chánh niệm, nghĩa là bạn tập trung vào cảm giác của hệ hô hấp; và quét (scan) toàn bộ cơ thể, nghĩa là bạn dành sự chú ý đến cơ thể từ phần đầu đến ngón chân, chú ý xem có kích thích thể chất nào xảy ra trong suốt thời gian tập luyện không.

Các phương thức hành thiền này nhằm mục đích níu giữ bạn với thực tại. Hiệu ứng của nó có thể nhìn được qua các bản scan não, theo đó cho thấy vùng thùy đảo [insula cortex] – là vùng não có liên quan đến nhận thức và cảm xúc về cơ thể – phát triển to lên nhờ tập thiền.

Kết quả là tập luyện thiền định giúp ta có kết nối nhiều hơn với cảm xúc của mình, và đây là khả năng quan trọng giúp ta có thể ra quyết định tốt.

Nhiều phương thức thiền cũng khuyến khích “sự nhận thức trong quan sát” nói chung, chúng giúp ta chú ý đến cảm xúc và suy nghĩ mà không để phản ứng hay sự phán xét chen vào.

Qua thực hành, điều này có thể giúp bạn tăng cường khả năng kiểm soát cảm xúc, chẳng hạn như khiến bạn không dễ bị tác động bởi những cơn phẫn nộ nữa.

Lý tưởng mà nói, những thay đổi này nên bổ sung cho nhau, từ đó đem lại cảm giác sống lành mạnh hơn.

Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra khi ta có được sự cân bằng và chừng mực. Không may là, một số người tập thiền có thể đã vượt qua điểm tối ưu ở một trong số những yếu tố đó, do đó họ chỉ cảm nhận được sự phiền muộn.

Ví dụ như hiệu quả của bài thực hành quan sát cơ thể cho thấy hoạt động tăng cường trong vùng thùy đảo của não.

“Giống như có người vặn nút tăng âm lượng, thế là tất cả cảm xúc của bạn đều tăng lên, ồn ào hơn,” Britton, người có nghiên cứu gần đây cho thấy một số phương thức khiến thiền trở thành phản tác dụng, nói.

Rốt cuộc thì sự nhạy cảm của bạn trước bất kỳ thay đổi nhỏ nào cũng có thể trở nên quá mức.

Kết quả là nó gây ra tình trạng gây hoảng loạn. Thật vậy, khoảng 14% người tập thiền nói họ bị như vậy, theo một nghiên cứu ở Bồ Đào Nha.

Một số người tập thiền khác có thể rơi vào vấn đề ngược lại.

Các nghiên cứu cho thấy thiền có thể tăng cường hoạt động trong vùng vỏ não trước trán hai bên chẳng hạn, và vùng này sẽ điều chỉnh hệ thống rìa não, và thùy amygdala, một vùng xử lý cảm xúc.

Với hàm lượng phù hợp, sự kiểm soát của thùy trước trán với hệ viền (limbic system) có thể sẽ giúp ta tập trung tốt hơn và giảm phản ứng về cảm xúc, Britton cho biết.

Nhưng khi vượt quá mức độ tối ưu, nó có thể bào mòn tất cả cảm xúc, dù là tích cực hay tiêu cực, vì vậy người ta không thể cảm thấy cực kỳ vui sướng hay hạnh phúc nữa.

Trong một số trường hợp cực đoan, điều này gây ra cảm giác “phân ly” đáng lo ngại với cuộc sống của họ – đây là hệ quả xảy ra với khoảng 8% người tập thiền, theo nghiên cứu ở Bồ Đào Nha.

Thông qua Cheetah House, Britton đã lắng nghe câu chuyện của nhiều người từng trải qua cảm giác đờ đẫn này.

“Chúng tôi đã gặp rất nhiều người, những người liên hệ với phòng thí nghiệm và nói, ‘Tôi không thể cảm thấy gì, tôi không còn cảm thấy yêu gia đình mình nữa. Tôi phải làm gì đây?'”

Ngoài những phản ứng cực đoan hơn, Britton cho thấy thiền quá độ có thể gây ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ.

Trong số những người thực hành khóa thiền tám tuần, thì những người thiền hơn 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần, có xu hướng gặp phải tình trạng khó ngủ hơn so với những người dành ít thời gian thiền hơn.

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Mặt trái lớn của thiền quá độ là giấc ngủ không ngon và ngắt quãng

“Tương tự như các loại chất giúp tăng chú ý như cà phê, Ritalin và cocaine, thiền có thể giúp tăng sự tập trung và tỉnh táo,” Britton nói.

“Nhưng khi dùng quá mức thì dẫn đến tình trạng lo âu, hoảng loạn và mất ngủ, vì sự chồng lấn giữa hóa chất thần kinh và hệ thống thần kinh trong hệ thống chú ý và kích thích trong não. Bạn chỉ có thể kiểm soát sự chú ý đến mức độ nào đó thôi, trước khi bạn bắt đầu cảm thấy lo âu và mất ngủ.”

Bức tranh toàn cảnh hơn

Tuy vậy, thiền vẫn có vẻ như đem lại ích lợi cho nhiều người.

“Có lẽ với người bình thường, nó có thể giúp tăng cường sức khỏe tâm thần,” Julieta Galante từ Đại học Cambridge cho biết.

Gần đây, bà đã tiến hành một phân tích tổng hợp xem xét các bằng chứng cho đến nay. Về tổng quan, bà nhận thấy thiền có tác dụng tích cực, dù có sự khác biệt lớn giữa các nghiên cứu.

Giống như Britton, bà cho rằng chúng ta cần có thêm nhiều giác độ trong hiểu biết về những tình huống đặc thù mà thiền định có thể có tác dụng hoặc không, bên cạnh việc cần điều tra kỹ lưỡng hơn về những tác dụng không mong muốn tiềm ẩn.

“Chúng ta thực sự vẫn chưa bắt đầu mở vấn đề này ra,” Galante nói. Bà lưu ý rằng hầu hết nghiên cứu chỉ nhìn vào hiệu ứng gây ra trong khoảng thời gian khá ngắn, trong khi đó một số hiệu ứng không mong muốn có thể không xuất hiện mãi đến sau này – đây là điều quan trọng mà ta cần phải hiểu, vì bà chỉ ra rằng lời khuyên cơ bản vẫn là tiếp tục tập thiền mỗi ngày suốt cuộc đời.

“Lo ngại của tôi là ngày càng có nhiều người tập thiền mỗi ngày. Và có thể tất cả mọi thứ đều ổn trong khóa tập tám tuần, nhưng sau đó thì sao?”

Nhìn xa hơn?

Ta có thể làm gì nếu như việc tập thiền không còn có tác dụng như ta mong muốn?

Phân tích tổng hợp của Galante cho thấy trong nhiều trường hợp, thiền chỉ có tác dụng tốt cho sức khỏe tâm thần ở mức tương tự những phương thức can thiệp tích cực khác, ví dụ như tập thể dục.

Trong trường hợp này, cách đơn giản nhất có lẽ là chuyển qua các hoạt động lành mạnh khác, vốn cũng tốt cho cơ thể nói chung.

Với những người vẫn thích sự chiêm nghiệm, có thể đã đến lúc ta cân nhắc việc thử dùng nhiều loại kỹ thuật khác nữa.

Một số tôn giáo có truyền thống khuyến khích tín đồ tập trung vào những thứ bên ngoài cơ thể, chẳng hạn như đặt một bó hoa trên bàn làm việc, hoặc thậm chí là đọc một đoạn thơ.

Britton cho biết những thứ này có thể giúp kiềm chế những cảm xúc quá mức như sự lo âu, hay vỗ về bạn thoát khỏi cảm giác phân ly, thay vì bạn phải chú tâm quan sát cơ thể hay tập trung vào hơi thở.

Ngày càng có nhiều người quan tâm đến những kỹ thuật tập thiền khuyến khích bạn nghĩ về quan điểm của người khác và trau dồi sự cảm thông – đây là chiến lược cực kỳ hiệu quả giúp chống lại cảm giác cô đơn.

Hiện thời, một số người có thể cảm thấy họ phải bám lấy một cách duy nhất – ví dụ như thở chánh niệm hay quan sát cơ thể – mà không xem xét các cách khác.

Britton cho biết đây là sai lầm. “Chúng ta nên thực sự tôn vinh sự đa dạng trong các phương thức chiêm nghiệm có sẵn, vì chúng đều đem lại tác dụng khác nhau, và mọi người sẽ dễ dàng tìm được thứ họ cần, nếu họ có nhiều lựa chọn hơn.”

Mỗi người nên chọn cách tập tốt nhất – và với “liều lượng” phù hợp – với hoàn cảnh đặc thù của họ, thay vì kiên trì theo đuổi một cách làm không hiệu quả.

Rốt cuộc, Britton nghĩ rằng những vấn đề này có thể nên được đưa vào tất cả các khóa tập thiền – cũng tương tự như khi người đến tìm hiểu về phòng tập thể thao được chỉ dẫn về nguy cơ bị chấn thương.

“Nghĩa là ta cho người tập thêm một số lời tư vấn.”

Và như tôi tự khám phá về nỗ lực không thành khi tìm kiếm sự chánh niệm của bản thân, điều này đôi khi gồm cả việc quyết định rằng như thế là đủ rồi.

David Robson là tác giả tập sách “Bẫy trí tuệ: Vì sao người thông minh lại làm chuyện ngu ngốc” [The Intelligence Trap: Why Smart People Do Dumb Things]. Nickname trên Twitter của ông là @d_a_robson.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Covid: Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi chủng ngừa khi được mũi tiêm đầu tiên

7 tháng 3 2021

Tibetan spiritual leader the Dalai Lama receives a Covid-19 vaccine in Dharamsala, India, 6 March 2021
Chụp lại hình ảnh,Đức Đạt Lai Lạt Ma nói việc tiêm phòng cần thiết để “ngăn ngừa việc nhiễm bệnh nghiêm trọng”

Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận được liều vaccine chống virus corona đầu tiên, và kêu gọi những người đủ điều kiện “tiêm mũi thuốc này”.

“Điều này rất hữu ích, rất tốt”, ông nói khi được tiêm mũi vaccine Oxford-AstraZeneca tại một cơ sở y tế ở thành phố Dharamsala của Ấn Độ hôm thứ Bảy.

Các quan chức cho biết Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đăng ký để được chích ngừa.

Ấn Độ khởi động đợt tiêm chủng vào ngày 16 tháng 1, nhưng chỉ giới hạn ở các nhân viên y tế và nhân viên tuyến đầu.QUẢNG CÁOhttps://f864cf90d8c268c21edaef729a1bfa57.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-37/html/container.html

Tuy nhiên, kể từ ngày 1 tháng 3, chương trình đã được mở rộng cho những người trên 60 tuổi và những người trong độ tuổi từ 45 đến 59 có bệnh nền.

Được tiêm mũi đầu tiên ở bang miền bắc Himachal Pradesh hôm thứ Bảy, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng mọi người cần được tiêm vaccine để “ngăn ngừa việc nhiễm bệnh nghiêm trọng”.

Covid-19: Vaccine thành chuyện chính trị và tôn giáo trên thế giới?

Anh Quốc: Tất cả người lớn sẽ được tiêm vaccine trước ngày 31/7

Mỹ: Thượng viện thông qua kế hoạch cứu trợ Covid 1,9 ngàn tỷ đôla

Tibetan spiritual leader the Dalai Lama (R) greets the medical staff after receiving a Covid-19 vaccine in Dharmsala, India, 6 March 2021
Chụp lại hình ảnh,Nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng được cho là đã đăng ký để được chủng ngừa

Giám đốc y tế quận Kangra của Himachal Pradesh, Tiến sĩ Gurdarshan Gupta, nói Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề nghị đến trung tâm tiêm chủng” như một người bình thường”, hãng tin Reuters đưa tin.

“Chúng tôi đã sắp xếp buổi chủng ngừa vào buổi sáng, vì những quan ngại về an ninh”, ông nói thêm.

Phát biểu với BBC năm ngoái, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói đại dịch khiến cho con người có được những “cảm giác quan tâm, cảm giác từ bi hơn”.

Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu chủng ngừa cho 300 triệu “người thuộc diện ưu tiên” vào cuối tháng Bảy.

Cơ quan quản lý thuốc của nước này đã bật đèn xanh cho hai loại vaccine – một loại do AstraZeneca hợp tác với Đại học Oxford (Covishield) phát triển và một loại do công ty Ấn Độ Bharat Biotech (Covaxin) phát triển.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, 70 tuổi, là một trong những người đầu tiên được chủng ngừa.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu, Ấn Độ đã xác nhận hơn 11 triệu ca nhiễm và hơn 157.000 ca tử vong.

Ấn Độ đã báo cáo số ca nhiễm giảm mạnh ở nhiều nơi trong nước vào thời gian gần đây – với số ca nhiễm hàng ngày giảm từ mức cao nhất là hơn 90.000 vào tháng Chín xuống còn dưới 20.000.

Nhưng một số ít các bang gần đây đã báo cáo số ca mắc bệnh tăng mạnh.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 vào ngày 8/3

5 tháng 3 2021

Vaccines arriving in VN on 24 Feb
Chụp lại hình ảnh,Lô vaccine đầu tiên về tới TP HCM hôm 24/2. Đây là vaccine của Oxford/AstraZeneca

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết dự kiến những liều vaccine AstraZeneca đầu tiên sẽ được tiêm cho người dân Việt Nam vào ngày 8/3.

Theo thông tin của Bộ Y tế, hơn 117.600 liều vaccine AstraZeneca đã về Việt Nam ngày 24/2 và được xuất xưởng sau các cuộc làm việc với phía nhà sản xuất tại Hàn Quốc.

Theo kế hoạch, ngày 6/3, Bộ Y tế sẽ tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, tập huấn toàn quốc về tiếp nhận, sử dụng, bảo quản vaccine, cũng như xử lý tai biến sau tiêm…

Dự kiến, trong tháng 4 Việt Nam sẽ nhận thêm khoảng 1,3 triệu liều vaccine từ Covax.

Covid-19: Lô vaccine đầu tiên về Việt Nam

Tiêm vaccine Covid ở VN: vì sao quân đội và công an được ưu tiên?

Theo kế hoạch, ngày 8/3, người dân Việt Nam trong đối tượng ưu tiên sẽ được tiêm ngừa. Vaccine được triển khai tại 18 cơ sở đang điều trị bệnh nhân Covid-19, ưu tiên những người trực tiếp tham gia quá trình điều trị bệnh nhân; tập trung cho 13 tỉnh có dịch, trong đó ưu tiên nhất cho Hải Dương…

Những người được tiêm chủng sẽ được quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sức khỏe điện tử, có chứng nhận điện tử đã được tiêm vaccine…

Trước đó, ngày 2/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tiếp tục phòng chống dịch bệnh COVID-19, “với tinh thần vắc xin + 5K, không được chủ quan”. Đặc biệt là tiến hành truy vết, khoanh vùng thần tốc hơn nữa, kiểm soát dịch tốt tại Hải Dương.

Linh Pham/Getty Images

Đặc biệt đã có 8 ca bệnh Covid-19 mới ghi nhận trong các ngày 28/2, 1/3 và 3/3 ở Hải Dương là các ca F1 đã được cách ly từ 1 tháng trước đó. Tình hình dịch bệnh ở đây vẫn được xem còn phức tạp.

Theo thông tin của nhà sản xuất, vaccine của Pfizer có hiệu quả bảo vệ trên 90%, vaccine AstraZeneca là 76% mũi 1, 81% mũi 2.

Về tính hiệu quả trên, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: “Phải khẳng định tiêm vaccine không bảo đảm phòng bệnh 100%. Không để tâm lý vaccine giải quyết được hết các vấn đề mà phải tiếp tục các biện pháp phòng chống dịch”.

Từ ngày 5/3, Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một vaccine Covivac. Cách thức đăng ký là có thể đến trực tiếp Đại học Y Hà Nội, qua điện thoại, thư điện tử hoặc website.

Ai được ưu tiên?

Việt Nam ưu tiên 11 nhóm đối tượng gồm:

  • nhân viên y tế
  • người tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên…)
  • nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh
  • lực lượng công an
  • lực lượng quân đội
  • người trên 65 tuổi
  • nhóm cung cấp các dịch vụ thiết yếu
  • người có nhu cầu lao động, học tập ở nước ngoài
  • người mắc các bệnh mãn tính
  • người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ
  • giáo viên

Ở các nước khác như Anh Quốc, các nhóm ưu tiên được xác định dựa trên nguy cơ tử vong và mắc bệnh nặng phải vào viện. Các nhóm tiếp theo được xếp theo độ tuổi: trên 75; trên 70 và những người có bệnh nền với nguy cơ lâm sàng cao; trên 65; trên 60; trên 55 và trên 50.

Còn xét về ngành nghề, ở Anh, chỉ duy nhất có nhân viên y tế, xã hội và chăm sóc người già được ưu tiên. Trong khi đó ở Việt Nam,quân đội, công an, giáo viên, nhân viên ngoại giao, hải quan… cũng nằm trong danh sách các nhóm ưu tiên.

Về điểm này, BS Hoàng Tú Anh nhận xét với BBC hồi 24/2 rằng Việt Nam chống dịch khác ở nhiều nước khác, lực lượng quân đội và công an tham gia rất nhiều vào công tác phòng chống dịch, cụ thể là ở các điểm cách ly tập trung, điều không có ở các nước châu Âu, .

“Ngoài một số điểm cách ly dân sự, các điểm của quân đội được huy động rất nhiều. Chằng hạn, khi các điểm cách ly dân sự ở Hải Dương vừa rồi có gặp vấn đề, thì lực lượng quân đội lại được huy động tiếp. Tính kỷ luật cũng như công tác quản lý của quân đội rất tốt và chặt chẽ, vì vậy họ giúp được rất tốt cho các điểm cách ly.”, BS Hoàng Tú Anh nhận định.

Các lực lượng này có quân số lên tới hàng triệu người, nhưng những người trực tiếp tham gia chống dịch và ở những địa phương có dịch sẽ được ưu tiên trước, theo Quyết định 1210 của Bộ Y tế Việt Nam.

Vaccine của Việt Nam thế nào?

Theo Bộ trưởng, việc đảm bảo đủ vaccine rất khó khăn. Giới chức y tế cho hay vaccine Covid-19 “made in Việt Nam” ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, tự chủ, làm nền tảng để phát triển vaccine đối phó các chủng virus corona khác trong tương lai.

Các chủ trương của Bộ Y tế trong việc xúc tiến phát triển vaccine cũng cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu vaccine Covid-19 ở Việt Nam.

Hồi 10/12/2020, vaccine Nanocovax do Nanogen sản xuất đã được tiêm thử trên người, hiện đã bước sang thử nghiệm giai đoạn hai.

Việt Nam và các nước ASEAN mua vaccine ở đâu?

Covid-19: Việt Nam có mua vaccine của Trung Quốc và Nga?

Ngoài Công ty Nanogen, Việt Nam còn có 3 đơn vị sản xuất nghiên cứu sản xuất vaccine Covid-19 gồm: Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC), Công ty TNHH một thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) và Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (Polyvac).

Covivac của IVAC hiện là vaccine Covid-19 thứ hai của Việt Nam được thử nghiệm lâm sàng trên người. Dự kiến tiêm mũi thử đầu tiên thực hiện vào giữa tháng 3.

Đơn vị Vabiotech đã chuẩn bị nộp hồ sơ thử nghiệm lâm sàng.

Với đơn vị sản xuất Polyvac, Bộ Y tế cho biết đang yêu cầu đơn vị này tiếp tục hợp tác với Nga và “chủ động liên hệ với Trung Quốc để có thể tiếp cận với vắc xin của quốc gia này”.

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Covid-19: Thượng viện Mỹ thông qua kế hoạch cứu trợ 1,9 ngàn tỷ đôla

7 tháng 3 2021

President Biden delivered remarks on his administration's COVID-19 response, and signed executive orders and other presidential actions
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Biden phát biểu về chương trình đối phó với COVID-19 của chính quyền ông tại Nhà Trắng

Dự luật cứu trợ nhằm giúp người Mỹ đối phó với tác động của đại dịch virus corona của Tổng thống Joe Biden vừa vượt qua được một rào cản lớn.

Kế hoạch cứu trợ trị giá 1,9 ngàn tỷ đôla được thông qua tại Thượng viện hôm thứ Bảy, bất chấp việc tất cả các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa bỏ phiếu chống.

Hạ viện – do đảng viên Đảng Dân chủ của ông Biden kiểm soát – dự kiến sẽ thông kế hoạch qua vào thứ Ba tới.

Ông Biden mô tả cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện là “một bước tiến khổng lồ nữa” trong việc thực hiện được lời hứa giúp đỡ mọi người.QUẢNG CÁOhttps://a8823248d06e39356b0329a8d5576278.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-37/html/container.html

Cuộc khủng hoảng sức khỏe công cộng tồi tệ nhất trong một thế kỷ của Mỹ đã khiến gần 523.000 người chết và 29 triệu người nhiễm bệnh, với tỷ lệ thất nghiệp hiện là 6,2%.

Biden công bố gói cứu trợ kinh tế Mỹ trị giá 1,9 nghìn tỷ đôla

Bất chấp cảnh báo, Texas mở cửa 100%, bỏ lệnh đeo khẩu trang

Mỹ cảnh báo về ‘đợt lây lan thứ tư’ của Covid-19

Gói cứu trợ – gói thứ ba ở Mỹ kể từ khi bắt đầu đại dịch – dự kiến khoản tiền trợ giúp một lần trị giá 1.400 đôla sẽ được gửi đến hầu hết người Mỹ. Ông Biden nói người đủ điều kiện có thể bắt đầu nhận được tiền vào cuối tháng này.

Đảng Cộng hòa nói kế hoạch này quá tốn kém. Một số đảng viên Đảng Dân chủ cũng lên tiếng chỉ trích một số điều khoản và ban lãnh đạo đảng buộc phải đưa ra một số thỏa hiệp, đặc biệt là việc giảm trợ cấp thất nghiệp liên bang từ 400 đôla xuống 300 đôla một tuần. Tiền thất nghiệp sẽ được kéo dài đến ngày 6 tháng 9, theo kế hoạch.

“Rõ ràng điều đó không dễ dàng. Mọi việc không phải lúc nào cũng đẹp. Nhưng [gói cứu trợ] rất cần thiết, rất cần thiết”, Tổng thống Biden nói.

Ông nói thêm rằng ông hy vọng Hạ viện sẽ nhanh chóng thông qua kế hoạch để ông có thể ký thành luật.

Gói cứu trợ gồm những gì?

Kế hoạch Giải cứu Hoa Kỳ phân bổ 350 tỷ đôla cho chính quyền tiểu bang và địa phương, và khoảng 130 tỷ đôla cho các trường học.

Kế hoạch cũng sẽ cung cấp 49 tỷ đôla cho việc mở rộng thử nghiệm và nghiên cứu về Covid-19, cũng như 14 tỷ đôla để phân phối vaccine.

Các chi phiếu trợ giúp trị giá 1.400 đôla sẽ được cấp cho cá nhân có thu nhập thấp hơn 75,000 đôla, và cho các cặp vợ chồng có thu nhập dưới 150.000 đôla một năm.

U.S. Sen. Susan Collins (R-ME) speaks to reporters as (L-R) Rep. Jerry Moran (R-KS), Rep. Todd Young (R-IN), Sen. Lisa Murkwoski (R-AK) and Sen. Shelley Moore Capito (R-WV) after meeting with President Joe Biden and Vice President Kamala Harris in the Oval Office at the White House February 01, 2021 in Washington, DC
Chụp lại hình ảnh,TNS Hoa Kỳ Susan Collins (R-ME) nói chuyện với các phóng viên sau khi các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa thương lượng với Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris trong Phòng Bầu dục tại Nhà Trắng ngày 1/2/2021 về gói cứu trợ Covid

Trong khi đó, việc gia hạn trợ cấp thất nghiệp cho đến tháng 9 sẽ đánh dấu một gia hạn quan trọng với hàng triệu người Mỹ thất nghiệp dài hạn, những người đủ điều kiện nhận trợ cấp hiện sẽ hết hạn vào giữa tháng Ba.

Dự luật cũng bao gồm các khoản trợ cấp cho doanh nghiệp nhỏ và các quỹ có mục tiêu, như 25 tỷ đôla cho các nhà hàng và quán bar; 15 tỷ đôla cho các hãng hàng không và 8 tỷ đôla khác cho các sân bay; 1,5 tỷ đôla cho đường sắt Amtrak v.v…

Tranh cãi về gói cứu trợ

Trong khi đảng Cộng hòa ủng hộ rộng rãi hai kế hoạch cứu trợ trước đó, được thông qua khi họ kiểm soát cả Nhà Trắng và Thượng viện dưới thời ông Donald Trump, họ đã chỉ trích là dự luật của ông Biden quá tốn kém.

Đã có một cuộc họp kéo dài 27 giờ đồng hồ trước cuộc bỏ phiếu cuối cùng hôm thứ Bảy, với kết quả 50-49, được bầu theo hàng ngũ đảng phái, cho thấy dấu hiệu của sự phản đối rộng rãi của Đảng Cộng hòa.

Việc hai đảng có cùng số ghế tại Thượng viện có nghĩa là tất cả mọi thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ cần phải bỏ phiếu ủng hộ kế hoạch của đảng.

Nhưng hôm thứ Sáu, một nghị sĩ đảng Dân chủ ôn hòa, Thượng nghị sĩ Joe Manchin, phản đối kế hoạch với lý do gói cứu trợ khổng lồ có thể làm nền kinh tế bị ảnh hưởng. Phải mất 11 giờ thương lượng suốt đêm để đưa ra một thỏa thuận.

Thỏa hiệp về việc giảm trợ cấp thất nghiệp có nghĩa là kế hoạch này có thể tiến tới cuộc bỏ phiếu cuối cùng tại Hạ viện.

Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer nói kế hoạch này sẽ “giúp đỡ nhiều người hơn bất cứ điều gì mà chính phủ liên bang đã làm trong nhiều thập niên”.

Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, ông nói: “Đã qua một ngày dài, một đêm dài, một năm dài, nhưng một ngày mới đã đến và chúng ta nói với người dân Hoa Kỳ rằng họ sắp nhận được sự giúp đỡ.”

Tuy nhiên, Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell chỉ trích gói viện trợ. Ông nói: “Thượng viện chưa bao giờ chi 2 tỷ đôla một cách lộn xộn như vậy, hoặc thông qua kế hoạch với một quy trình ít nghiêm ngặt hơn.”

Ông Schumer dự đoán Hạ viện sẽ thông qua dự luật và Tổng thống Biden sẽ phê chuẩn dự luật trước khi trợ cấp thất nghiệp hết hạn vào ngày 14 tháng 3.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Myanmar: Quan chức trong đảng của bà Suu Kyi chết khi bị giam giữ

8 tháng 3 2021

A relative of U Khin Maung Latt cries as she receives his dead body from a hospital in Yangon, 7 March
Chụp lại hình ảnh,Thân nhân của U Khin Maung Latt khóc khi nhận xác ông từ bệnh viện ở Yangon

Một quan chức thuộc đảng của bà Aung San Suu Kyi đã chết khi bị giam giữ ở Myanmar sau khi bị bắt trong các cuộc bố ráp của lực lượng an ninh ở Yangon.

Hôm Chủ nhật, thi thể của U Khin Maung Latt được đưa về cho gia đình. Thân nhân được bảo là nạn nhân đã chết sau khi ngất xỉu.

Các bức ảnh cho thấy một mảnh vải dính máu quanh đầu của người đàn ông 58 tuổi.

Các nhà hoạt động nói rằng U Khin Maung Latt đã bị đánh đập trong lúc bị cảnh sát và binh lính giam giữ, và phải chịu một cuộc thẩm vấn khắc nghiệt.

Các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục chống lại cuộc đảo chính vào tháng trước bất chấp sự đàn áp đẫm máu.

Bị bắn chết ở Myanmar: Còn mãi tấm áo tuổi 19

Ngày đẫm máu nhất ở Myanmar: Ít nhất 38 người biểu tình thiệt mạng

Liên Hiêp Quốc nói hơn 50 người đã thiệt mạng kể từ khi quân đội bắt giữ bà Suu Kyi vào ngày 1/2, nhà lãnh đạo được bầu một cách dân chủ của Myanmar, .

Nhà chức trách đã khai quật thi thể của một nạn nhân, Kyal Sin, 19 tuổi, và nói cô không bị cảnh sát giết chết vì bị bắn từ phía sau.

Kyal Sin, known as Angel
Chụp lại hình ảnh,Kyal Sin, còn được gọi là Angel, qua đời khi 19

Hình ảnh từ các cuộc biểu tình cho thấy cô ấy đã quay đầu lại phía cảnh sát.

Trong một diễn biến khác, giới cầm quyền quân sự yêu cầu nước láng giềng Ấn Độ trao trả một số cảnh sát đã vượt biên tìm nơi ẩn náu sau khi từ chối thi hành mệnh lệnh.

U Khin Maung Latt chết như thế nào?

Ông U Khin Maung Latt đã tích cực vận động cho các ứng cử viên của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi trong các cuộc tổng tuyển cử gần đây và cũng được biết đến với những công việc phúc lợi, The Irawaddy đưa tin.

Ông đã bị “đánh đập và đá dữ dội trước khi bị đưa khỏi nhà” vào khoảng 22:00 giờ hôm thứ Bảy, theo các nhân chứng được hãng tin trích dẫn.

Sáng Chủ nhật, gia đình U Khin Maung Latt được thông báo rằng ông đã chết sau khi “ngất xỉu” và họ đến nhận thi thể của ông từ một bệnh viện quân đội.

People flash three-finger salutes as they attend the funeral of U Khin Maung Latt in Yangon, 7 March
Chụp lại hình ảnh,Mọi người giơ ba ngón tay chào ủng hộ dân chủ khi tham dự tang lễ của U Khin Maung Latt
Funeral for U Khin Maung Latt in Yangon, 7 March
Chụp lại hình ảnh,Tang lễ của U Khin Maung Latt diễn ra hôm Chủ nhật

U Tun Kyi, từ Hiệp hội Cựu tù nhân chính trị, nói với hãng tin AFP: “Ông ấy đã bị đánh đập và bị bắt trong một cuộc bố ráp từ đêm qua và có vẻ như đã trải qua một cuộc thẩm vấn khắc nghiệt.”

Hôm thứ Sáu, một quan chức địa phương của NLD tại một ngôi làng ở vùng Magwe, U Htway Naing, đã bị những người ủng hộ quân đội tấn công đến chết.https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-56311265/p0977rlj/viChụp lại video,

Vì sao có đảo chính và biểu tình ở Myanmar?

Tại Yangon, cảnh sát đã có các cuộc đột kích khác vào ban đêm, hôm thứ Bảy.

Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, Tom Andrews, nói với BBC rằng video từ các khu vực khác nhau của Myanmar cho thấy lực lượng an ninh nả súng liên tục vào các tòa nhà khi họ thực hiện các vụ bắt giữ.

Người Myanmar ‘đau buồn nhưng đoàn kết hơn bao giờ hết’

Myanmar yêu cầu Ấn Độ trao trả các cảnh sát trốn qua biên giới

“Và bạn có thể thấy cảnh sát đi trên các con phố ở Yangon, bắn qua cửa sổ khi mọi người kinh hoàng nhìn xuống phố,” ông nói.

“Đây là các băng đảng. Đây là những hoạt động tội phạm. Băng đảng đang khủng bố những khu dân cư này. Vì vậy, có lý do thuyết phục để thế giới hành động và để thế giới hành động ngay bây giờ.”

Các cuộc biểu tình mới nhất đang xảy ra ở đâu?

Hôm Chủ nhật, lực lượng an ninh đã bắn hơi cay tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar, sau khi hàng nghìn người biểu tình xuống đường.

Demonstrators carried shields as they prepared for clashes with Myanmar armed forces during a protest against the military coup in Mandalay, Myanmar, 07 March 2021
Chụp lại hình ảnh,Người biểu tình ở Mandalay dùng khiên để tự bảo vệ hôm Chủ nhật

Các cuộc biểu tình cũng được tổ chức ở khoảng sáu thành phố khác, theo bản tin của Reuters, với cảnh sát sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình ở Yangon, Lashio và Bagan.

Tại thị trấn Dawei, miền nam nước này, một lãnh đạo cuộc biểu tình được Reuters dẫn lời nói: “Họ đang giết người giống như giết chim và gà. Chúng ta sẽ làm gì nếu chúng ta không nổi dậy chống lại họ? Chúng ta phải nổi dậy”.

2px presentational grey line

Sơ lược về Myanmar

  • Myanmar, còn được gọi là Miến Điện, độc lập khỏi Anh quốc năm 1948. Trong phần lớn lịch sử hiện đại của Myanmar, nước này nằm dưới sự cai trị của quân đội
  • Các hạn chế bắt đầu được nới lỏng từ năm 2010, dẫn đến bầu cử tự do vào năm 2015 và việc thành lập chính phủ do nhà lãnh đạo đối lập kỳ cựu Aung San Suu Kyi khởi xướng một năm sau đó
  • Năm 2017, quân lính thuộc nhóm dân tộc Rohingya tấn công các đồn cảnh sát, và quân đội Myanmar cùng các nhóm phật tử địa phương đáp trả bằng một cuộc đàn áp chết người, được cho là đã giết chết hàng nghìn người Rohingya. Hơn nửa triệu người Rohingya chạy trốn qua biên giới sang Bangladesh, và Liên Hiệp Quốc sau đó gọi đây là “ví dụ kinh điển về thanh lọc sắc tộc”
Map of Myanmar showing Mandalay, Nay Pyi Taw and Yangon
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Piers Morgan rời chương trình Good Morning Britain sau tranh cãi về Meghan

Piers Morgan rời chương trình Good Morning Britain sau tranh cãi về Meghan

10 tháng 3 2021

Piers Morgan
Chụp lại hình ảnh,Piers Morgan dẫn chương trình Good Morning Britain từ năm 2015

Người điều phối Piers Morgan rời khỏi chương trình Good Morning Britain của ITV sau một cuộc tranh cãi về những bình luận mà ông đưa ra về Nữ công tước Sussex.

Sự việc này kết thúc sự nghiệp sáu năm của người dẫn chương trình gây tranh cãi với Good Morning Britain.

ITV công bố quyết định trên sau khi Ofcom nói họ đang điều tra bình luận của ông về Meghan Markle sau khi nhận được hơn 41.000 khiếu nại.

Trong chương trình hôm thứ Hai, Morgan nói ông “không tin bất cứ lời nào” nữ công tước nói với Oprah Winfrey về sức khỏe tâm thần của mình trong cuộc phỏng vấn.QUẢNG CÁOhttps://8a3c1910fca4c8fe39a8bf249264fb38.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-37/html/container.html

Một phát ngôn viên của ITV nói: “Sau khi thảo luận với ITV, Piers Morgan quyết định đây là lúc nên rời chương trình Good Morning Britain. ITV đã chấp nhận quyết định này và không có gì để nói thêm.”

ITV cho BBC biết việc Piers Morgan rời chương trình tin tức buổi sáng sẽ có hiệu lực ngay lập tức nhưng không cho biết ai sẽ thay thế ông hôm thứ Tư.

Trong một tweet gửi đi tối thứ Ba, Morgan đăng một bức ảnh của mình cạnh người quản lý quá cố John Ferriter với lời bình luận: “Ông có lẽ cũng bảo tôi làm chính xác như vậy.”

Piers Morgan and Susanna Reid
Chụp lại hình ảnh,Morgan dẫn chương trình Good Morning Britain cùng với Susanna Reid

Sự ra đi của Morgan theo sau cuộc đụng độ trên truyền hình với người dẫn chương trình thời tiết Alex Beresford, người chỉ trích đồng nghiệp của mình hôm thứ Ba vì “tiếp tục tấn công” nữ công tước, khiến Morgan bỏ đi trong lúc đang điều phối. Ông quay lại trong vòng 10 phút.

Cũng hôm thứ Ba, giám đốc điều hành ITV, Dame Carolyn McCall nói bà “hoàn toàn tin tưởng những gì [nữ công tước] nói”, đồng thời nói thêm rằng ITV “hết sức tận tụy” với vấn đề sức khỏe tâm thần.

Tổ chức từ thiện về sức khỏe tâm thần Mind, một đối tác của ITV trong chiến dịch Britain Get Talking, cũng chỉ trích Morgan, nói rằng họ “thất vọng” trước những bình luận của người dẫn chương trình.

Piers Morgan nói gì?

Trong chương trình hôm thứ Hai, Morgan chỉ trích tuyên bố của nữ công tước khi tiết lộ yêu cầu được giúp đỡ của bà với các quan chức cấp cao của Cung điện Buckingham đã bị từ chối, sau khi nói với Oprah rằng bà đã có ý định tự tử.

“Bà ta đi gặp ai?” ông đặt câu hỏi. “Họ đã nói gì với bà? Tôi xin lỗi, tôi không tin lời bà ta nói, Meghan Markle. Tôi sẽ không tin ngay cả khi bà ấy đọc cho tôi một bản tin thời tiết.”

“Việc bà ấy khơi mào cuộc tấn công dữ dội này chống lại Hoàng gia của chúng ta, tôi nghĩ là điều đáng khinh.”

Piers Morgan cũng gọi nữ công tước là “Công chúa Pinocchio” trong một tweet vào cuối buổi sáng hôm đó.

Sau khi bị phản đối kịch liệt, Morgan nói trong chương trình hôm thứ Ba rằng “Tôi vẫn còn rất lo ngại về tính xác thực của rất nhiều điều Meghan nói, nhưng việc đặt câu hỏi liệu bà ấy có trầm cảm đến muốn tự tử hay không, không thuộc thẩm quyền của tôi”.

Ông nói thêm: “Mối quan tâm thực sự của tôi, nói thẳng ra là tôi không tin… rằng bà ấy đã đến gặp một thành viên cấp cao của gia đình Hoàng gia và nói với họ rằng bà muốn tự tử và được thông báo rằng sẽ không thể có được bất kỳ sự giúp đỡ nào vì điều đó sẽ tạo ra ấn tượng xấu cho Hoàng gia.”

Harry và Meghan: Hoàng gia Anh lên tiếng sau phỏng vấn ‘chấn động’

Vợ chồng Harry ‘đau khổ’ trong đời sống Hoàng Gia Anh

Hoàng tử Harry sẽ mất tước vị nếu thành công dân Mỹ?

Tại sao Morgan bị phản đối dữ dội?

Piers Morgan

Tổng cộng có 41.015 khiếu nại được gửi đến cơ quan giám sát truyền thông Ofcom lúc 14:00 GMT hôm thứ Ba.

Đó là số khiếu nại cao thứ hai trong lịch sử 17 năm của Ofcom, sau 44.500 khiếu nại được gửi về trong nhiều ngày về vụ phân biệt chủng tộc liên quan đến Jade Goody và Shilpa Shetty trên chương trình Celebrity Big Brother năm 2007.

“Chúng tôi đã mở một cuộc điều tra về chương trình Good Morning Britain hôm thứ Hai theo các quy định về tác hại và thái độ công kích của chúng tôi,” người phát ngôn của cơ quan quản lý nói.

Trong khi đó, tối thứ Hai, tổ chức Mind tweet: “Chúng tôi rất thất vọng và lo ngại trước những bình luận của Piers Morgan về việc không tin vào trải nghiệm của Meghan về những suy nghĩ muốn tự tử ngày hôm nay.”

“Điều quan trọng là khi nạn nhân tìm cách tiếp cận với người khác để được hỗ trợ hoặc chia sẻ kinh nghiệm về tình trạng sức khỏe tâm thần suy sụp, họ phải được đối xử với phẩm giá, sự tôn trọng và cảm thông. Chúng tôi đang trò chuyện với ITV về điều này vào lúc này.”

Amol Rajan

Một cuộc chiến văn hóa đang diễn ra, và việc làm của Piers Morgan trên Good Morning Britain đã trở thành nạn nhân của cuộc chiến ấy.

Điều đó khác với việc cho rằng bản thân Morgan là nạn nhân cuộc chiến; ở một khía cạnh nào đó, Morgan đã được lợi từ sự kiện này.

Nhưng khi quan điểm công khai của ngôi sao dẫn chương trình và giám đốc điều hành của một đài truyền hình trái ngược với nhau một cách rõ ràng, về một chủ đề nhạy cảm như vậy, vào thời điểm căng thẳng đang gia tăng như vậy, thì một trong hai phải nhượng bộ.

Đêm nay, điều đó đã xảy ra.

Sáng nay Carolyn McCall đã nói rất rõ rằng bà tin vào trọng tâm tuyên bố của Meghan Markle về sức khỏe tâm thần của bà ấy. Carolyn McCall còn đi xa hơn: ITV rất coi trọng vấn đề sức khỏe tinh thần.

Như vậy, công ty phải mong đợi Morgan công khai rút ý kiến hoặc xin lỗi. Morgan không chắc là sẵn sàng làm điều đó. Vì vậy, đây là thời điểm để ông rời khỏi chương trình Good Morning Britain.

2px presentational grey line

Phản ứng gì trước sự ra đi của Morgan

Morgan luôn là người tạo chia rẽ quan điểm – và một số người trên mạng xã hội vui mừng khi thấy ông ra đi, trong khi những người khác lên tiếng ủng hộ.Bỏ qua Twitter tin, 1https://platform.twitter.com/embed/Tweet.html?creatorScreenName=bbcvietnamese&dnt=false&embedId=twitter-widget-0&frame=false&hideCard=false&hideThread=false&id=1369363266191978506&lang=vi&origin=https%3A%2F%2Fwww.bbc.com%2Fvietnamese%2Fculture-social-56342880&siteScreenName=bbcvietnamese&theme=light&widgetsVersion=e1ffbdb%3A1614796141937&width=550px

Cuối Twitter tin, 1Bỏ qua Twitter tin, 2https://platform.twitter.com/embed/Tweet.html?creatorScreenName=bbcvietnamese&dnt=false&embedId=twitter-widget-1&frame=false&hideCard=false&hideThread=false&id=1369358668890832896&lang=vi&origin=https%3A%2F%2Fwww.bbc.com%2Fvietnamese%2Fculture-social-56342880&siteScreenName=bbcvietnamese&theme=light&widgetsVersion=e1ffbdb%3A1614796141937&width=550px

Cuối Twitter tin, 2Bỏ qua Twitter tin, 3https://platform.twitter.com/embed/Tweet.html?creatorScreenName=bbcvietnamese&dnt=false&embedId=twitter-widget-2&frame=false&hideCard=false&hideThread=false&id=1369357795569590280&lang=vi&origin=https%3A%2F%2Fwww.bbc.com%2Fvietnamese%2Fculture-social-56342880&siteScreenName=bbcvietnamese&theme=light&widgetsVersion=e1ffbdb%3A1614796141937&width=550px

Cuối Twitter tin, 3Bỏ qua Twitter tin, 4https://platform.twitter.com/embed/Tweet.html?creatorScreenName=bbcvietnamese&dnt=false&embedId=twitter-widget-4&frame=false&hideCard=false&hideThread=false&id=1369361831354073091&lang=vi&origin=https%3A%2F%2Fwww.bbc.com%2Fvietnamese%2Fculture-social-56342880&siteScreenName=bbcvietnamese&theme=light&widgetsVersion=e1ffbdb%3A1614796141937&width=550px

Cuối Twitter tin, 4

Đồng nghiệp dẫn chương trình ITV, Lorraine Kelly, nói với BBC: “Chắc chắn mọi chuyện sẽ sóng yên biển lặng hơn. Tất cả chúng tôi đều chúc cho anh những điều tốt đẹp nhất. Nhưng chắc chắn tình hình sẽ yên ả hơn.”

Trong khi đó, Dan Walker, đối thủ cũ của Morgan trên chương trình Breakfast của BBC đăng một lời châm biếm đối thủ.Bỏ qua Twitter tin, 5https://platform.twitter.com/embed/Tweet.html?creatorScreenName=bbcvietnamese&dnt=false&embedId=twitter-widget-3&frame=false&hideCard=false&hideThread=false&id=1369362173630251015&lang=vi&origin=https%3A%2F%2Fwww.bbc.com%2Fvietnamese%2Fculture-social-56342880&siteScreenName=bbcvietnamese&theme=light&widgetsVersion=e1ffbdb%3A1614796141937&width=550px

Cuối Twitter tin, 5

Nữ diễn viên Jameela Jamil phản ứng bằng cách tiết lộ rằng “chiến dịch về những lời dối trá và căm thù về tôi không ngừng nghỉ” của Morgan đã khiến bà ấy nghĩ đến việc tự tử.

Nhà phê bình truyền hình Scott Bryant nói với BBC rằng tin Morgan nghỉ việc là “một cú sốc lớn”.

“Câu hỏi lớn mà mọi người đang đặt ra là, Morgan tự quyết định rời khỏi chương trình hay ông ấy bị đẩy ra khỏi chương trình?” Bryant nói.

Nhà bình luận truyền thông Alex DeGroote nói: “Ông ấy đã tự bỏ đi? Hay bị thúc đẩy đi? Ai biết được. Nhưng đó là một diễn tiến đáng kinh ngạc.”

Sự ra đi của Morgan “sẽ là một đòn giáng mạnh cho Good Morning Britain bởi vì ông là gương mặt đại diện cho chương trình đó”, Alex DeGroote nói, và thêm rằng: “Tôi ngờ rằng ITV đã quyết định thương hiệu công cộng và trách nhiệm cộng đồng của họ quan trọng hơn Piers Morgan.”

“Họ phải nhận thức được hậu quả gây ra thiệt hại cho thương hiệu của họ, và cuối cùng không ai quan trọng hơn là chính nhà đài.”

Morgan chắc sẽ không khó khăn để tìm một nơi làm việc mới, ông nói. “Ông ấy sẽ không thiếu người mời cộng tác, và có một lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội. Những người đó sẽ theo ông ấy đến một chương trình mới, vì vậy đây chắc chắn không phải là dấu chấm hết cho sự nghiệp của Piers Morgan.”

Sự nghiệp của Piers Morgan

Sinh năm 1965 tại một ngôi làng ở East Sussex, Piers Stefan Pughe-Morgan là con út trong một gia đình có bốn người con, và là con của một giám đốc điều hành của hãng phân phối thịt.

Sau khi rời trường, ông theo học ngành báo chí – làm việc các tờ báo địa phương trước khi chuyển đến tờ the Sun, nơi ông được giao cho chuyên mục showbiz của riêng mình, Bizarre, bởi biên tập viên Kelvin MacKenzie lúc bấy giờ.

Từ đó, sự nghiệp truyền thông của ông thăng tiến nhanh chóng. Morgan chỉ mới 28 tuổi khi trở thành biên tập viên của News of the World vào tháng 1 năm 1994.

Đến tháng 11 năm sau, ông gia nhập Mirror để trở thành biên tập viên trẻ tuổi nhất của một tờ nhật báo quốc gia.

Danh tiếng của tờ báo ngày càng lớn dưới sự quản lý của Morgan, nhưng thành công đột ngột kết thúc, khi vào năm 2004, Morgan bị sa thải vì phê duyệt cho in trên trang nhất những bức ảnh giả cho thấy binh lính Anh làm nhục các tù nhân chiến tranh Iraq.

Morgan sau đó nói với tờ Times rằng việc bị sa thải đã “giải phóng” ông.

Sau đó, ông chuyển qua ngành truyền hình.

Ông phỏng vấn nhiều nhân vật nổi tiếng nổi tiếng trên Chương trình Life Stories của ITV, đồng thời đảm nhận vai trò giám khảo trên chương trình Britain’s Got Talent trước khi đảm nhận vai chính trên đài truyền hình CNN của Mỹ năm 2010.

Nhưng chương trình đã bị trục trặc vào tháng 3 năm 2014 vì bị sụt thứ hạng, khi lập trường vận động và đấu tranh của Morgan với việc vận động hành lang về súng của Hoa Kỳ củng cố tính cách gây tranh cãi của ông.

Tuy nhiên, cũng như khi rời Mirror, ông không bị thất thế lâu. Năm 2015, Morgan tham gia nhóm dẫn chương trình Good Morning Britain của ITV – mang kinh nghiệm thăng trầm và sự hiện diện trên mạng xã hội của mình đóng góp cho chương trình tin tức bữa sáng, cùng với Susanna Reid.

Cặp đôi đã xây dựng mối quan hệ hợp tác bền chặt, với Morgan đóng vai nhân vật báng bổ, thẳng thắn và hoàn toàn phù hợp với thời đại Twitter.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.