Monthly Archives: April 2021

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ

…… …. .. . .Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời ÐạiLê Hiếu Liêm Viện Tư Tưởng Việt Phật Hoa Kỳ 1995tái bản lần thứ hai 2001 Kính tặng những người mang tâm hạnh Bồ Tát tùy thuận phụng sự chúng sanh đã hy sinh tự do và thân mạngcho lý tưởng cứu khổ cứu nạn con dân và đất nước Việt Nam thân yêu. Viện Tư Tưởng Việt PhậtChuyển luân chánh pháp vào thời đại,chính sách quốc gia & đời sống quốc dân.Mục LụcChương Một: Việt Nam và Phật Giáo đầu Thế Kỷ 20.Chương Hai: Tư  Tưởng Phật Học Của Thiền Sư Thích Thiện Chiếu.A/ Cuộc đời và hành trạng của thiền sư Thích Thiện Chiếu.B/ Tư tưởng Phật học của thiền sư Thích Thiện Chiếu và các bạn cùng lý tưởng.a/ Bác bỏ Thượng Đế.b/ Bác bỏ thuyết linh hồn bất tử.c/ Bác bỏ quan niệm thiên đàng, niết bàn.d/ Thuyết vô ngã.1/ Mâu thuẩn của niết bàn.2/ Mâu thuẩn nhân quả. Chương Ba: Cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ.A/ Cuộc đời thanh thiếu niên.B/ Cuộc đời hành đạo.C/ Những năm tháng bị quản thúc, lưu đày.D/ Thời gian sống ở Sài Gòn và đi khuyến nông tại miền Tây.E/ Quê hương bừng dậy trong cách mạng và kháng chiến.F/ Dấn thân hoạt động cách mạng kháng chiến cứu quốc.G/ Những ngày cuối cùng của Huỳnh Phú Sổ.H/ Các tác phẩm của Huỳnh Phú Sổ. Chương Bốn: Nguồn Gốc Lịch Sử, Bối Cảnh Chính Trị Và Truyền Thống Tâm Linh.A/ Công cuộc Nam tiến.B/ Cuộc kháng chiến chống Pháp.C/ Truyền thống Đạo Pháp và Dân Tộc. Chương Năm: Tinh Hoa Tư Tưởng Phật Học Và Phương Thức Chấn Hưng Phật Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.1/ Phương pháp luận của Huỳnh Phú Sổ.2/ Hình thức giảng đạo.3/ Đối tượng hoằng pháp.4/ Phương thức cứu độ.5/ Tinh yếu tư tưởng Huỳnh Phú Sổ. Chương Sáu: Cuộc Cách Mạng Tôn Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.1/ Khuyến khích tu hành theo đạo Phật.2/ Bài trừ mê tín dị đoan.3/ Việt hóa nghi thức thờ phượng.4/ Đề cao vai trò của người Phật tử tại gia.5/ Áp dụng thuyết tứ ân, đưa đạo Phật vào đời.6/ Đưa đạo Phật vào thời đại.7/ Hình thành một tôn giáo dân tộc. Chương Bảy: Con Đường Hành Động Phật Giáo Qua Hành Trạng Của Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ.A/ Tranh đấu cho độc lập, thống nhất, hòa giải và đoàn kết dân tộc.B/ Nổ lực đoàn kết, thống nhất Phật giáo. Chương Tám: Nội Dung Phật Pháp Của Phật Giáo Hòa Hảo.– Đường trung đạo.– Chư Phật có bốn đại đức.– Tam nghiệp và thập ác.1/ Sát sanh.2/ Đạo tặc.3/ Tà dâm.4/ Lưỡng thiệt.5/ Ỷ ngôn.6/ Ác khẩu.7/ Vọng ngữ.8/ Tham lam.9/ Sân nộ.10/ Mê si. – Sơ giải về tứ diệu đế.– Luận về bát chánh.1/ Chánh kiến.2/ Chánh tư duy.3/ Chánh nghiệp.4/ Chánh tinh tấn.5/ Chánh mạng.6/ Chánh ngữ.7/ Chánh niệm.8/ Chánh định. – Cư sĩ Huỳnh Phú Sổ và danh tăng Narada Maha Thera.- Thập nhị nhơn duyên.- Môn hoàn diệt.- Đức Phật đối với chúng sanh.- Lời khuyên bổn đạo.- Trong việc tu thân xử kỷ. Chương chín: Hình Thức Tín Ngưỡng Của Phật Giáo Hòa Hảo.A/ PGHH là một tông phái Phật giáo tu hành tại gia.B/ Hình thức thờ phượng, lễ bái, cầu nguyện.- Thờ phượng.- Hành lễ.- Tang lễ.- Hôn nhân.- Những điều cấm làm.- Đối với các tôn giáo và nhân sanh.- Điều kiện vo đạo.- Sự cúng lay của người cư sĩ tại gia. C/ Tám điều răn cấm.- Lời khuyên bổn đạo. Chương Mười: Thi Kệ Của Huỳnh Phú Sổ.– Thi kệ của Huỳnh Phú Sổ và thi kệ của Nhất Hạnh.- Huỳnh Phú Sổ là một phần mầu nhiệm của chúng ta. Phụ Lục.– Nhận định Tình Hình Tôn Giáo Tại Việt Nam của tác giả.- Đức Huỳnh Giáo Chủ Như Là Một Triết Gia Việt Nam của Học Giả Phạm Công Thiện.- Huỳnh Phú Sổ Và Chúng Ta của Tiến Sĩ Lý Khôi Việt.  Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại là một tác phẩm sử học và Phật học nên tác giả đã không thể viết khác hơn về một số sự thật lịch sử và một số nhận định, phê bình. Lịch sử là lịch sử. Và tự do tư tưởng là quyền tự do căn bản nhất, thiêng liêng nhất của mọi con người trong thế giới văn minh ngày nay.Tác giả hoan nghênh và sẵn sàng thảo luận với bất cứ ai về bất cứ vấn đề gì được nêu lên trong tác phẩm nầy. * Các hình của Huỳnh Phú Sổ được chụp lại từ trong cuốn Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc của Nguyễn Long Thành Nam. Viện Tư Tưởng Việt PhậtP.O Box 915Danville, CA 94526. USA  Tác Giả & Tác Phẩm * Tác giả Lê Hiếu Liêm sinh năm 1952 tại Huế, tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa đại Học Sài Gòn năm 1974 và Tiến Sĩ Luật Khoa, chuyên ngành về Luật Các Tổ Chức Quốc Tế Và Bang Giao Kinh Tế Quốc Tế, đại Học Sorbonne năm 1978, sáng lập Tạp Chí Khai Phóng (1981), báo Thanh Niên Hành động (1984), báo The Berkeley Times (1986), Viện Tư Tưởng Việt Phật (1990), Tạp Chí Bông Sen (1991) và Trường Phật Học Lý Trần (1991).Trong hơn hai thập niên qua, tác giả đã hoàn thành các tác phẩm sau đây:- Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia Đang Phát Triển (1970),- Chiến Tranh Việt Nam Và Luật Quốc Tế (1973),- Hợp Tác Và Hội Nhập Tại Đông Nam Á (1976),- Việt Nam Và Hoa Kỳ Trong Thời đại Mới 1976-2000 (1976),- Bản Điều Trần Nguyễn Trường Tộ Mới (1977),- Khía Cạnh Pháp Lý Và Thực Tế Của Sự Giao Thương Nga-Mỹ (luận án tiến sĩ, 1978),- Việt Nam Tranh Đấu Sử Luận (1980),- Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo (1981). Tác giả đã viết trên 200 bài nghiên cứu, tham luận, bình luận, phóng sự, bút ký… dưới các bút hiệu khác nhau, về các vấn đề Phật Giáo, Phật Học và Đất Nước, được đăng tải trên các tạp chí Phật Giáo Việt Nam, Khai Phóng, Giao Điểm, Hoa Sen, Bông Sen, Bông Sen Âu Châu… và được trích đăng lại trong nhiều tờ báo khác.Tác giả Lê Hiếu Liêm là chủ biên của bộ Phật Học Lý Trần, Khóa Căn Bản (Năm thứ nhất Cao Đẳng Phật học), Khóa Trung Cấp (Năm thứ hai Cao Đẳng Phật học) và Khóa Cao Cấp (năm thứ ba Cử Nhân Phật học) tổng cộng 6.000 trang.Ngay từ tác phẩm đầu tiên “Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia đang Phát Triển”, được viết khi 18 tuổi, tác giả đã đề nghị lấy Phật Giáo để dung hòa, hóa giải các nguồn ý thức hệ đang tàn phá Việt Nam và làm chủ đạo văn hóa-chính trị mới cho Việt Nam.Lời kêu gọi này tiếp tục được đưa ra trong Bản Điều Trần gởi các nhà lãnh đạo Việt Nam, được viết khi 24 tuổi, và được tác giả mang đến trao cho phái đoàn Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đang công du tại Pháp trong năm 1977.Thông điệp giải cứu và quang hưng đất nước trong tinh thần khoan dung, khai phóng, từ bi và trí tuệ của đạo Phật, đồng thời cũng là của truyền thống văn hóa dân tộc và của thời đại, được tác giả tiếp tục khẳng định trong hầu hết các tác phẩm được viết từ suốt 20 năm qua. * Tác phẩm Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại được viết từ cuối năm 1994 và hoàn thành, quyển một, vào tháng tư năm 1995. Đây là quyển đầu tiên của bộ sách ba cuốn viết về Huỳnh Phú Sổ. Quyển một giới thiệu cuộc đời – tư tưởng Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ và nội dung giáo lý – hình thức tín ngưỡng của Phật Giáo Hòa Hảo, như một tông phái Phật giáo được Việt hóa và hiện đại hóa. Quyển hai so sánh Huỳnh Phú Sổ và các vị giáo chủ khác, cùng đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác, đây là một bản tổng kết và đánh giá di sản tôn giáo của dân tộc và nhân loại. Quyển ba trình bày những tiên đoán về tương lai của các tôn giáo và của Phật Giáo Việt Nam, và đưa ra những đề nghị để xây dựng một nền Phật Giáo Thời đại trong Thời đại Phật Giáo, là thế kỷ 21 sắp đến. “Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ đã đưa lịch sử vượt qua tương lại, đã nối liền Đạo Pháp với Dân Tộc, và đã đến hiện đại từ truyền thống. Ý thức  mới trong văn hóa, tôn giáo và chính trị của Ông vẫn còn rực sáng để đánh thức chúng ta, dẫn đường cho thời đại, cho sinh mệnh Việt Nam và tương lai Phật Giáo Việt Nam. Tất cả chúng ta, những ai vẫn còn mang trong trái tim truyền thống văn hóa và tâm linh của dân tộc, chính là hóa thân của Huỳnh Phú Sổ, của Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung, của Khuông Việt, Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn.Huỳnh Phú Sổ bất tử.Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Phật Giáo.Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Việt Nam.Vì Huỳnh Phú Sổ đã trở thành một phần mầu nhiệm của Việt Nam, của Phật Giáo, của mỗi chúng ta…”   |Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH 
Advertisement
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Luật Hải cảnh của Trung Quốc

Thuy Tien 28.4.210 Facebook Twitter Google+> https://www.baoquocdan.org/2021/04/luat-hai-canh-cua-trung-quoc-lam-thay.html” rel=”noreferrer noopener” target=”_blank”>Luật Hải cảnh của Trung Quốc được Quốc Hội nước này thông qua ngày 22/1/2021 và có hiệu lực từ đầu tháng 2. Sang tháng ba vừa qua, Trung Quốc đã đưa hàng trăm tàu đánh cá đến đá Ba Đầu và bãi cạn Scarborough mà giới chuyên gia an ninh cho rằng chúng là tàu dân quân biển. Tuy rằng trên bề mặt, hoạt động đó chưa đưa đến nhiều thay đổi trong tình hình vốn đã căng thẳng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, nhưng Luật hải cảnh Trung Quốc đã làm thay đổi cơ cấu an ninh khu vực. Đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, trong bài viết trên trang mạng của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI). Giang Nguyễn có cuộc nói chuyện với Ts Nguyễn Thành Trung.

8bd72dda-a0fd-4f55-92af-e7311c1edf12
Luật Hải cảnh của Trung Quốc làm thay đổi cấu trúc an ninh khu vực Biển Đông thế nào?

Giang Nguyễn: Thưa ông Trung, trong bài có nhan đề là “Luật Hải cảnh đã thay đổi cơ cấu an ninh khu vực như thế nào” ông cho rằng mặc dù Trung Quốc vẫn còn đang dùng chiến thuật vùng xám nhưng thực trạng đen tối hơn thế. Xin ông giải thích về chiến thuật vùng xám mà Trung Quốc đang thực hiện trên Biển Đông và vì sao ông có nhận định này?

Nguyễn Thành Trung: Theo tôi thì hiện nay Trung Quốc đang muốn giảm nhẹ những căng thẳng ở khu vực Biển Đông để họ chống sự thu hút của cộng đồng quốc tế đối với các hành động được coi là xâm phạm của họ ở khu vực Biển Đông. Thay vì dùng lực lượng Hải quân thì họ sẽ sử dụng một lực lượng khác mà vẫn mang được vũ trang, nhưng ở mức thấp hơn. Các nhà khoa học thì họ gọi đó là lực lượng bán quân sự và có thể được thể hiện dưới một số hình thức khác nhau. Nó có thể là tàu cá nhưng được trang bị một số thiết bị về la bàn, về vũ khí hạng nhẹ. Các nhà khoa học gọi đó là các tàu cá dân quân. Ngoài ra họ dùng từ gọi là tàu ngư chính, có nghĩa là tàu tuần tra ngư nghiệp của Trung Quốc. Nhưng thực sự các tàu này có tầm cỡ lớn và nó dùng để tuần tra và để bảo vệ ngư trường của Trung Quốc ở khu vực mà chúng ta hay gọi là Đường lưỡi bò. 

b1aa3853-57f2-45fd-a065-d0105f6b0866

Ngoài ra họ có dùng thêm các tàu gọi là tàu cảnh sát biển hay gọi là tàu hải cảnh. Những tàu này thậm chí có trọng độ giãn nước lớn hơn các tàu hậu vệ hoặc tàu khu trục của hải quân. Một số tàu có độ giãn nước tới 10.000 tấn. Có nghĩa là trung bình các tàu khu trục hoặc các tàu hộ vệ tên lửa của Hải quân Việt Nam thì chỉ khoảng 3.000 tấn mà thôi, mà cái này chúng ta có thể thấy nó gấp hơn 3 lần tàu hậu vệ tên lửa của Việt Nam. Thậm chí nó tương đương với một tàu tuần duyên hạm của Mỹ với độ giãn nước khoảng 10.000 tấn của Hải quân Mỹ. Chúng ta thấy rằng Trung Quốc đã dùng những vỏ bọc mang màu sắc bán vũ trang để thực thi hành vi quấy rầy các hoạt động đánh, bắt cá hay là các hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực Biển Đông. Đây là chiến thuật vùng xám và chính vì vậy sẽ làm cho các quốc gia khác đặc biệt là các quốc gia ở Châu Âu hay là các quốc gia khác không quan tâm tới những vấn đề đang xảy ra ở Biển Đông.

Giang Nguyễn: Tuy nhiên ông cũng nói là thực trạng thì có lẽ đen tối hơn thế. Yếu tố nào khiến ông nhận định như thế?

TS Nguyễn Thành Trung: Từ những vấn đề đang xảy ra hiện nay, chúng ta thấy rằng Trung Quốc đã thông qua Luật Hải cảnh. Luật này tạo ra một cơ chế pháp lý cho Trung Quốc để họ có thể sử dụng thêm vũ lực trong tương lai. Tôi dựa điều này trên những điều đang xảy ra mà Trung Quốc đã áp dụng đối với Hồng Kông. Họ thông qua dự luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông và sau đó họ áp dụng những biện pháp nặng tay hơn đối những người biểu tình ở Hồng Kông. Chúng ta thấy rằng trong thời qua họ bắt rất nhiều nhà dân chủ hoặc bất đồng chính kiến ở Hồng Kông. Một số các nhà phân tích hoặc các nhà khoa học cho rằng không có sự khác nhau nhiều trước vào sau khi Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh, bởi vì họ cho rằng Trung Quốc vẫn áp dụng những chính sách quấy rầy ngư dân hay những hành động khai thác tài nguyên ở khu vực này.

Nhưng tôi cho rằng nó không phải như vậy và tôi cho rằng mọi thứ nghiêm trọng hơn nhiều. Và đúng như tôi dự đoán là các nhà báo của Philippines thấy rằng Trung Quốc đã sử dụng các tàu hải quân để xua đuổi họ. Khi mà các nhà báo của Philippines dùng thuyền để đi tới khu vực đảo Đá Ba Đầu để quan sát thì họ cho rằng đây là lần đầu tiên họ thấy Trung Quốc đã sử dụng các tàu hải quân để xua đuổi các tàu của nhà báo trong thời gian gần đây.

Nên tôi cũng nghĩ rằng trong thời gian sắp tới họ có thể từ bỏ một phần chính sách, chiến thuật vùng xám của họ và có thể nặng tay hơn sử dụng các lực lượng hải quân của họ.

Giang Nguyễn: Xin hỏi thêm về nhận định đó. Ông có nói về chiến thuật của Bắc Kinh đối với Hồng Kông và những gì chúng ta đang thấy ở Biển Đông với Philippines… Luật Hải cảnh của Trung Quốc đã có hiệu lực từ đầu tháng 2, cho đến nay là gần tròn 3 tháng thì theo ông, quá trình Trung Quốc thực thi Luật Hải cảnh này ngày càng chặt thêm đến một lúc nào đó sẽ dẫn đến xung đột quân sự ở Biển Đông?

TS Nguyễn Thành Trung: Hiện nay Trung Quốc vẫn sử dụng một biện pháp gọi là tằm ăn dâu, có nghĩa là họ sẽ sử dụng chiến thuật chiếm từng đảo một hay là những biện pháp cố gắng tránh sự thu hút của các quốc gia khác nhưng mà vẫn đạt mục đích của họ. Chúng ta cũng biết rằng năm 2012 họ đã làm điều đó với Scarborough Shoal của Philippines và vụ vừa rồi gần đây thì chúng ta cũng thấy rằng họ dùng các cái tàu cá dân quân họ neo lại ở khu vực.

Theo tôi hiện nay Trung Quốc vẫn thành công với chiến thuật vùng xám của họ và chiến thuật giữ xung đột căng thẳng ở mức thấp. Do đó tôi nghĩ rằng họ vẫn chưa nhanh chóng áp dụng sử dụng nhiều vũ lực hơn trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên họ sẽ thêm vũ lực nếu cần thiết. Do đó, chúng ta có thể nghĩ rằng trong tương lai sắp tới nếu không có những biện pháp thay đổi thì có thể có một xung đột nào đó đối với khu vực Biển Đông.

Trong bài viết của chúng tôi trên AMTI tôi cũng cho rằng chính vì vậy đã tạo ra một cấu trúc an ninh mới trong khu vực khi Mỹ đã lên tiếng rằng họ sẽ sát cánh cùng với Philippines và các đồng minh để bảo vệ trật tự quốc tế ở trong khu vực.

Mỹ và các nước đã nhận thức được về biến chuyển quan trọng này và họ đã nhanh chóng có tuyên bố. Tuy nhiên từ lời tuyên bố cho đến hành động thì chúng ta còn phải đợi coi nó có thể biến thành hiện thực hay không?

62efab37-4d7e-459b-9007-aa0f24a41c77

Giang Nguyễn: Ông nhận định rằng các quốc gia có tranh chấp trong khu vực hoặc có yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cần phải hành động hơn nữa và ông đã đưa những ví dụ của các quốc gia lân cận như là Nhật Bản v.v…. Riêng đối với Việt Nam, theo ông Việt Nam cần phải làm gì hơn nữa trước nguy cơ căng thẳng gia tăng?

TS Nguyễn Thành Trung: Theo tôi thì Việt Nam nên chủ động hơn trước những diễn biến ở khu vực. Việt Nam nên tích cực tham gia nhiều hơn các diễn đàn hay các tổ chức đa phương của khu vực để đảm bảo rằng hòa bình ở khu vực cần được duy trì và cần được tôn trọng. Hiện nay tôi nghĩ rằng việc Việt Nam xích gần lại quá với Mỹ theo một cách song phương thì có thể gây ra một số phiền lòng từ Trung Quốc. Tuy nhiên nếu Việt Nam có thể gia nhập sâu hơn vào các tổ chức đa phương trong khu vực thì tôi nghĩ rằng nó sẽ trở nên an toàn hơn và sẽ tạo cho Việt Nam một chính danh trong việc thúc đẩy trật tự ở trong khu vực.

Giang Nguyễn: Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh là có hai lãnh vực Việt Nam phải tiến hành cùng một lúc. Ngoài việc hợp tác trong khu vực Việt Nam cũng phải có một chiến lược riêng trong quan hệ đối với Trung Quốc. Ông có thể giải thích thêm về nhận định này?

TS Nguyễn Thành Trung: Việc Việt Nam cân bằng với Trung Quốc thông qua việc tham gia các tổ chức đa phương ở trong khu vực. Việt Nam cũng nên có một cách cân bằng ở bên trong. Nghĩa là Việt Nam cần phải tăng cường nội lực của mình. Việt Nam phải mạnh mẽ hơn trong thời gian sắp tới và cần phải chủ động đề ra những cách thức để có thể nhanh chóng đưa ra những quyết định khi xảy ra bất kỳ vấn đề nào ở Biển Đông. Hiện nay chúng ta vẫn thấy rằng Việt Nam vẫn còn mang tính thụ động đối với những gì xảy ra ở Biển Đông. Khi Trung Quốc có một số hành động nào đó thì chúng ta mới phản ứng lại và tương đối chậm. Tôi nghĩ là Việt Nam phải nhanh chóng hơn và dự báo tất cả các kịch bản hay là những tình huống có thể xảy ra ở khu vực Biển Đông, như là một cuốn cẩm nang mà Việt Nam cần phải có khi mà xảy ra một tình huống cụ thể, A hay là B gì đó thì Việt Nam phải cần có một đối sách ngay lập tức về chuyện đó và tránh thụ động.

https://www.rfa.org/

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Biển Đông: Bãi Ba Đầu thuộc Việt Nam, Trung Quốc hay Philippines?

  • Bùi Thư
  • BBC News Tiếng Việt

12 tháng 4 2021

Google Maps
Chụp lại hình ảnh,Vị trí Bãi Ba Đầu trong cụm Sinh Tồn

Sự việc TQ cho hàng loạt tàu neo đậu lâu ngày tại Bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa đã làm dấy lên căng thẳng Biển Đông. Một câu hỏi quan trọng được đặt ra: Bãi Ba Đầu thuộc nước nào?

Việt Nam và Philippines, hai trong số các nước có yêu sách chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc cho nhiều tàu cá neo đậu tại Bãi Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa, cũng như các hành động bị cho là đe dọa các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực, của Bắc Kinh.

‘Đội tàu đánh cá’ lớn của Trung Quốc khiến Philippines quan ngại

Biển Đông: Trung Quốc và Philippines khẩu chiến vụ đá Ba ĐầuQUẢNG CÁOhttps://56a994d44122a6749aff7526dd40472a.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Vậy trên thực tế, Bãi Ba Đầu thuộc chủ quyền của nước nào?

BBC News Tiếng Việt đã trao đổi với các chuyên gia Biển Đông tại Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, một dự án nghiên cứu độc lập tại Việt Nam, để tìm hiểu vấn đề này.

Xác định chủ quyền bãi cạn

Ba Đầu là một bãi cạn nằm trong quần đảo Trường Sa, nơi đang có sự tranh chấp toàn phần hoặc một phần giữa các bên Việt Nam, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan và Brunei.

Bãi cạn là cách gọi thường thức của thực thể chìm ở triều cao (low-tide elevation, hay LTE), mà theo Điều 13 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), là một nền đất được hình thành tự nhiên, hoàn toàn chìm dưới mặt nước khi triều cao nhưng lại nổi lên trên mặt nước khi triều thấp.

Do Philippines bất ngờ nổi lên như một bên yêu sách đối với Bãi Ba Đầu nên để xác định chủ quyền của các LTE, tiến sĩ Vân Phạm từ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông dẫn lập trường của Philippines về quy chế pháp lý của thực thể chìm ở triều cao được trình bày trong các phiên điều trần tại Tòa trọng tài Vụ kiện Biển Đông 2016, với các điểm chính như sau:

– Thực thể chìm ở triều cao không phải là một lãnh thổ đất liền, và do đó không có bất kỳ biện pháp chiếm đóng hoặc kiểm soát nào có thể xác lập chủ quyền riêng rẽ với các thực thể này;

– Một thực thể chìm ở triều cao nằm trong phạm vi 12 hải lý của một thực thể nổi ở triều cao thì chủ quyền của thực thể chìm ở triều cao đó sẽ thuộc về quốc gia có chủ quyền với thực thể nổi ở triều cao;

– Khi thực thể chìm ở triều cao nằm hoàn toàn ngoài phạm vi 12 hải lý, nhưng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của một quốc gia, thì quốc gia đó được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán độc quyền đối với thực thể chìm ở triều cao trong phạm vi được quy định ở các Điều 56 (3) và Điều 77 của UNCLOS.

– Khi thực thể chìm ở triều cao nằm ở khoảng cách lớn hơn, vượt ra ngoài các khu vực thuộc quyền tài phán quốc gia, nó sẽ là một phần của đáy biển sâu và là đối tượng của phần XI của Công ước, không quốc gia nào có thể thực hiện chủ quyền hoặc bất kỳ quyền chủ quyền nào đối với hoặc liên quan tới nó.

Google Maps
Chụp lại hình ảnh,Vị trí Bãi Ba Đầu trong cụm Sinh Tồn

Từ các dẫn chứng đó, tiến sĩ Vân Phạm đi đến nhận định:

“Như vậy, đứng trên lập trường của Philippines, nếu áp dụng vào trường hợp cụ thể là Bãi Ba Đầu nằm trong phạm vi 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông, Bãi Ba Đầu sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia có chủ quyền với đảo Sinh Tồn Đông”.

Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông năm 2016 cũng cùng quan điểm với Philippines.

Dẫn án lệ vụ kiện giữa Nicarragua và Columbia năm 2012, Tòa lưu ý rằng thực thể chìm ở triều cao không phải là một phần của lãnh thổ theo khía cạnh pháp lý mà chỉ là một phần đất chìm dưới mặt biển. Do đó thực thể chìm ở triều cao không phải là đối tượng để tuyên bố chủ quyền. Thực thể chìm ở triều cao nằm trong lãnh hải một quốc gia thì sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia đó, thông qua chủ quyền của quốc gia đó với lãnh hải.

Cụ thể hơn, mặc dù Tòa kết luận rằng Bãi Xu Bi (Subi Reef), Bãi Cỏ Mây (Thomas Second Shoal) và Bãi Vành Khăn (Mischief Reef) đều là các thực thể chìm ở triều cao, nhưng chúng thuộc về hai phân loại quy chế pháp lý khác nhau. Tòa kết luận rất cụ thể rằng Bãi Xu Bi nằm trong 12 hải lý của thực thể nổi ở triều cao Sandy Cay ở phía Tây đảo Thị Tứ, và sẽ thuộc chủ quyền quốc gia có chủ quyền với thực thể nổi đó. Tuy nhiên, vì Tòa không có thẩm quyền giải quyết vấn đề chủ quyền, Tòa đã không thể kết luận đó là quốc gia nào, theo tiến sĩ Vân Phạm.

Biển Đông: Trung Quốc định làm gì ở bãi đá Ba Đầu?

Biển Đông: TQ tiếp tục xây dựng tại Đá Vành Khăn

Trong khi đó, Tòa kết luận rằng Bãi Cỏ Mây và Bãi Vành Khăn không nằm trong lãnh hải của thực thể nổi ở triều cao nào, nhưng nằm trong phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Philippines, và do đó tạo thành một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.

Còn một trường hợp khác, nếu LTE nhưng vì những nguyên nhân tự nhiên mà trở thành thực thể nhô lên trên mặt nước khi triều cao, thì việc xác định chủ quyền cũng sẽ thay đổi.

Tiến sĩ Vân Phạm dẫn Phán quyết Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông 2016 ghi nhận trường hợp của Đá Ken Nan, một thực thể nằm cách Đá Tư Nghĩa 1 hải lý.

Vốn lúc đầu Đá Ken Nan là một thực thể chìm ở triều cao. Theo thời gian, đã có một dải cát được bồi đắp tự nhiên do bão và Tòa đã sử dụng dữ liệu khảo sát gần nhất trước khi có sự can thiệp của con người. Điều 121 định nghĩa đảo/đá là các thực thể được tạo thành một cách tự nhiên nổi ở triều cao. Từ đó Tòa kết luận Đá Ken Nan là thực thể nổi ở triều cao, được tạo bởi bão.

Từ đó, quốc gia có chủ quyền với thực thể này có thể tuyên bố lãnh hải 12 hải lý và tất cả các LTE bên trong, bao gồm Đá Tư Nghĩa.

Chủ quyền của Bãi Ba Đầu

Bãi Ba Đầu (Whitsun Reef) là rạn san hô lớn nhất ở cụm Sinh Tồn (Union Banks) và nằm ở cực đông bắc của cụm, có hình dạng giống như một chiếc boomerang.

Về mặt địa lý, cụm Sinh Tồn nằm gần vị trí trung tâm quần đảo Trường Sa, khoảng cách đến các thực thể xa nhất ở quần đảo này theo các hướng khoảng từ 100 đến 150 hải lý. Ngoài ra, cụm Sinh Tồn cũng khá gần đảo Ba Bình (do Đài Loan kiểm soát); đảo Nam Yết (do Việt Nam kiểm soát) và Bãi Én Đất.

Philippines cho phi cơ quân sự theo dõi tàu TQ ở Biển Đông

Mỹ cảnh báo Bắc Kinh về việc sử dụng vũ lực ở Biển Đông

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần toàn bộ Biển Đông, với yêu sách đường chữ U 9 đoạn và các quyết định hành chính, trong đó có quyết định thành lập Tam Sa thị, một cấp hành chính quản lý toàn bộ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều thực thể khác tại Biển Đông. Các động thái mới nhất của nước này tại Bãi Ba Đầu nằm trong chiến lược lâu dài về chủ quyền đó.

Cùng lúc, phía Việt Nam và Philippines có lập trường và cách tiếp cận khác nhau đối với các thực thể tại Trường Sa, nhưng mỗi nước đều coi Bãi Ba Đầu thuộc chủ quyền của mình. Vậy thực tế, nước nào có cơ sở pháp lý mạnh nhất đối với chủ quyền tại Bãi Ba Đầu?

Tiến sĩ Vân Phạm dẫn các khảo sát hàng hải trước đây cũng như khảo sát của Philippines cho biết, Bãi Ba Đầu là một thực thể chìm ở triều cao. Bãi Ba Đầu cách đảo Sinh Tồn Đông khoảng 6 hải lý, một thực thể địa lý nổi ở triều cao theo các tài liệu UKHO và khảo sát của Philippines.

Như phân tích ở trên, Bãi Ba Đầu thuộc về lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông chứ không phải vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước khác.

Getty Images/Chính phủ Philippines
Chụp lại hình ảnh,Hình chụp ngày 24/3 cho thấy tàu Trung Quốc neo đậu tại Bãi Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa

Và do vậy, Bãi Ba Đầu thuộc chủ quyền của quốc gia nào có chủ quyền đối với đảo Sinh Tồn Đông.

Hiện Việt Nam đang đóng quân từ năm 1978 và khẳng định chủ quyền ở đảo Sinh Tồn Đông. Philippines, Trung Quốc, Đài Loan đều có yêu sách chủ quyền.

Theo tiến sĩ Vân Phạm, luật quốc tế coi trọng chiếm hữu thực sự một cách hòa bình. Thực tiễn quốc gia và quá trình giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại một tòa án có thẩm quyền giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ cho thấy tòa sẽ xem xét hồ sơ pháp lý của bên nào mạnh hơn thì sẽ xác định chủ quyền thuộc về bên đó.

Căn cứ luật quốc tế và các bằng chứng pháp lý, lịch sử cùng thực trạng chiếm hữu thực sự một cách hòa bình, Việt Nam là bên có cơ sở pháp lý mạnh nhất để khẳng định chủ quyền đối với đảo Sinh Tồn Đông và các thực thể chìm ở triều cao, các địa vật nằm trong phạm vi 12 hải lý của đảo này, bao gồm cả Bãi Ba Đầu, theo tiến sĩ Vân Phạm.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Covid-19: Ấn Độ lây nhiễm kỷ lục, cạn oxi cho bệnh nhân

Covid-19: Ấn Độ lây nhiễm kỷ lục, cạn oxi cho bệnh nhân

https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/media-56845691/p09ffyq2/viCovid-19: Ấn Độ lây nhiễm kỷ lục, cạn oxi cho bệnh nhân22 tháng 4 2021

Rơi vào làn sóng dịch bệnh lần thứ hai, Ấn Độ trở thành quốc gia bị Covid-19 tàn phá dữ dội nhất thế giới.

Trong tuần rồi, có lúc chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ đã có hơn 2.000 người thiệt mạng và gần 300 ngàn ca lây nhiễm mới được ghi nhận tại nước này.

Video do Yogita Limaye, Fred Scott và Sanjay Ganguly thực hiện.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Ngày 30/4 nên là ngày hướng về tương lai

  • Hoàng Ngọc Anh
  • Gửi cho BBC từ London, Anh Quốc

4 giờ trước

Việt Nam đang thay đổi
Chụp lại hình ảnh,Việt Nam đang thay đổi

Hòa giải dân tộc, hay xây dựng đoàn kết người Việt Nam trong và ngoài nước là những mỹ từ được nhiều người nhắc đến trong những ngày này. Tuy vậy những mỹ từ đó cho đến giờ phút này vẫn chưa thành hiện thực, dù đã có ít nhiều thay đổi trong suốt một chặng đường dài lịch sử.

Có những ngày 30/04 trước 1975 và mãi mãi về sau

Ba tôi, Bùi Văn Tùng: Chuyện chưa kể sau ngày 30/4/1975

Sau năm 1975, không chỉ những quân nhân trong quân đội, nhân viên chính phủ mà cả những lao động trí thức như giảng viên đại học, trưởng phòng các công ty đều được triệu tập yêu cầu đưa vào trại học tập cải tạo – một cái tên thay thế cho nhà tù lao động cưỡng bức.QUẢNG CÁOhttps://b4afd3164c88b7dd1504621ec7e6525d.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Theo chia sẻ của một người hiện đang tỵ nạn ở Anh Quốc mà tôi gặp vốn là một cựu giảng viên đại học thời VNCH, ông cũng như nhiều người tri thức khác lúc đó bị bắt đi cải tạo, đồng thời gia đình ông bị tịch thu tài sản xung công quỹ. Tất nhiên, trong đầu những người lính cầm súng dẫn ông đi lúc đó là suy nghĩ rằng những tài sản ông sở hữu là từ bóc lột mà ra, và ông xứng đáng bị trừng phạt.

Các thành viên gia đình phải trở về quê kiếm sống trong một xã hội bao cấp, ngăn sông, cấm chợ, không hề tạo điều kiện để hòa nhập xã hội mới, chế độ mới.

Cuộc sống lao động trong trại cải tạo giáo dục không chỉ gồm lao động vất vả mà còn thiếu ăn, thiếu mặc và thuốc men.

Tất nhiên chính quyền Việt Nam thống nhất thời hậu chiến có cái lý của họ để biện minh cho những việc đã xảy ra. Các người lính và tri thức phục vụ trong quân đội và chính quyền bắt buộc phải đi cải tạo với mục đích ổn định địa chính trị tại Việt Nam lúc đó. Khi mà chỉ trong 20 năm ngắn ngủi của chế độ Việt Nam Cộng Hòa có đến 7 cuộc đảo chính lớn nhỏ do các tướng lĩnh lãnh đạo.

Đời sống ở Việt Nam
Chụp lại hình ảnh,Đời sống ở Việt Nam

Thêm nữa, các tướng lĩnh và chính quyền VNCH có lẽ nên tự trách chính mình khi không thể tự chủ trong mọi mặt từ chính trị, kinh tế, tài chính hay y tế để thua trận.

Người Việt hướng về tương lai
Chụp lại hình ảnh,Người Việt hướng về tương lai

Trước đó, nước Mỹ dưới sự dẫn dắt bởi Tổng Thống Richard Nixon và sự hỗ trợ từ Ngoại trưởng Henry Kissinger đã thực sự muốn rút chân khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam thảm khốc. Những rối ren trong nước với vụ bê bối Watergate, trong khi đó trong ván cờ lớn Mỹ đối đầu Liên Xô, thật chẳng khó cho chính quyền Mỹ khi đó quyết định thí con tốt VNCH để kéo Trung Quốc về phía mình. Cái giá phảỉ trả là Việt Nam mất quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung Quốc, trong khi thù hằn giữa hai phía gia tăng.

Những khó khăn trong trại cải tạo giáo dục là không tưởng, nhưng để biện minh cho mình lúc đó chính quyền Việt Nam nói thời điểm đó cũng chẳng dễ dàng gì về mặt kinh tế, khi phải gánh trên mình hai cuộc chiến lớn ở mặt trận phía Bắc và Tây Nam.

Mô hình kinh tế tập trung kế hoạch năm năm là cái giá quá rẻ để nhận hỗ trợ từ Liên Xô và các nước anh em xã hội chủ nghĩa khác.

Tuy nhiên không thể phủ nhận những sai lầm về truyền thông, xã hội và những tội lỗi mà chính quyền khi đó đã gây ra cho nhiều người dân miền Nam Việt Nam.

Trong mỗi con người họ là những mặc cảm tội lỗi khi bị cáo buộc là người thuộc chế độ ngụy quân, ngụy quyền. Những đứa trẻ đã gặp khó khăn trong việc đến trường, bị bạn bè kì thị, cuộc sống gia đình có người thân đi cải tạo vô cùng khó khăn khi không đâu nhận làm việc.

Đó là tất cả những gì thôi thúc những gia đình đó vượt biên, họ đã bất chấp nguy hiểm để thoát khỏi sự kìm kẹp vô lý đó và đi tìm tự do.

Khép lại quá khứ hướng đến tương lai

Cuộc sống nơi xứ người không hề dễ dàng với bất kì ai, dù ở Mỹ, Canada, Australia, Pháp hay Anh, với những người phải ra đi là sự bất đắc dĩ, một sự thay đổi lớn để thích nghi với cuộc sống mới.

Đó là cuộc sống vất vả mưu sinh ở những xưởng may tại Mỹ hay Anh, là những đêm còng lưng và mỏi gối tại xứ lạnh Canada, hay những ngày dài vô tận trong những nông trại tại Australia.

Sau khi kinh tế Việt Nam mở cửa trở lại, Việt Nam không ngừng đón nhận nguồn kiều hối đổ về Việt Nam . Theo thống kê của ngân hàng thế giới con số không ngừng tăng từ 1,34 tỷ đô năm 2000 lên đến 17 tỷ năm 2019 chiếm 6.2% tổng GDP của Việt Nam góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó những đứa con của những Việt kiều đó đang trở về quê hương với mong muốn xây dựng và phát triển quê hương những cái tên như Louis Nguyễn Quỹ đầu tư Saigon Asset Management (SAM), Shark Thái Vân Linh, Nguyễn Hữu Thái Hòa….

Tôi nhận thấy, qua tiếp xúc chưa được nhiều của mình khi sống ở nước ngoài là trong lòng mỗi người xa xứ tình yêu quê hương vẫn còn sâu đậm, họ mong muốn sự công bằng dân chủ, giảm bớt tham nhũng để đất nước có thể phát triển đi lên bền vững.

Rõ ràng chính quyền Việt Nam cần nhìn lại cái sai của mình trong một cơ chế còn thủ động và chuyên quyền. Đó mới là sợi xích vô hình trói buộc và ngăn cản sự hòa giải dân tộc.

Cần sự xin lỗi chân thành từ hai phía về những vấn đề quá khứ mới có thể xóa nhòa đi tất cả, như cách ngưởi Mỹ đã làm trong chính cuộc nội chiến của họ. Chỉ có như vậy những khái niệm hòa giải dân tộc, đoàn kết người Việt mới không còn là những mỹ từ viển vông.

Như thế sự thống nhất đất nước mới đúng nghĩa thay cho những chúc tụng, đêm nhạc hay pháo hoa nhưng đầy giằng xé.

Tác giả sinh năm 1993 ra đi từ Hải Phòng. Hiện sống tại London, Anh Quốc.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

30/04: Nhắc lại cuộc đời cố tổng thống VNCH Trần Văn Hương

  • Nguyễn Quang Duy
  • Gửi bài từ Melbourne, Australia

27 tháng 4 2021

HQ504
Chụp lại hình ảnh,Tháng 3/1975: tàu hải quân HQ504 chở 7000 người từ Huế và Đà Nẵng chạy loạn vào Nam sau khi các đô thị phía Bắc của VNCH tan rã trước sức tấn công của Lực lượng VNDCCH

Trong buổi lễ nhậm chức Tổng thống ngày 21/4/1975 ông Trần Văn Hương hứa:

“Tôi xin hứa với anh em trong quân đội là ngày nào anh em còn chiến đấu, tôi luôn luôn đứng bên cạnh anh em và ngày nào, chẳng may, mà đất nước không còn nữa thì cái nắm xương khô của tôi sẽ nằm bên cạnh đống xương của tất cả anh em binh sĩ.”

Ông Hương đã thực hiện lời hứa, từ chối lời mời di tản của người Mỹ và người Pháp, từ chối nhận “quyền công dân” dưới thể chế cộng sản, chết trong nghèo túng sau năm 1975. Nhân dịp 30/4 năm nay xin được kể lại về ông.

Lịch sử có nợ gì Tướng Dương Văn Minh?QUẢNG CÁOhttps://bb530304e3852da33e4cccf9d9d47a52.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Ba tôi, Bùi Văn Tùng: Chuyện chưa kể sau ngày 30/4/1975

Sau 1975 cả nước Việt Nam đói nặng

Nếu mất Huế TT Thiệu ‘đã sụp đổ’ từ 1972

Sinh năm 1902 tại Vĩnh Long, nhờ học giỏi ông Trần Văn Hương được ra Hà Nội học trường Cao đẳng Sư phạm, cùng thời với nhà cách mạng Nguyễn Thái Học.

Sau khi tốt nghiệp ông về Sài Gòn dạy môn văn chương ở Collège Le Myre De Villers, thành lập từ năm 1879, trường xưa nhất tại Việt Nam mà năm 1953 được đổi tên thành trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu nổi tiếng.

Tháng 3/1945, Nhật đảo chánh Pháp, trao trả độc lập cho Việt Nam, vua Bảo Đại giao cho Trần Trọng Kim thành lập Chính phủ, và ông Trần Văn Hương được làm Đốc Học tỉnh Tây Ninh.

Tháng 8/1945, ông Hương tham gia Việt Minh, làm Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Kháng chiến tỉnh Tây Ninh.

Đến năm 1946, ông Hương thấy Việt Minh quy chụp cho nhiều trí thức là Việt gian rồi đem thủ tiêu, ông về quê tuyên bố bất hợp tác, lên Sài Gòn làm tiệm thuốc Tây.

Năm 1953, ông Hương cùng ông Trần Văn Văn và một số nhân sĩ lập đảng Phục Hưng, và ông Hương được cử làm chủ tịch.

Đấu tranh chính trị

Tháng 10/1954, ông Trần Văn Hương được bổ nhiệm làm Đô Trưởng thủ đô Sài Gòn nhưng xin từ chức sau vài tháng.

Ngày 26/4/1960, ông Hương cùng 17 nhân sĩ quốc gia thành lập nhóm Tự Do Tiến Bộ, tổ chức họp báo công bố một bản tuyên cáo tại khách sạn Caravelle.

Nội dung Bản Tuyên Cáo rất ôn hòa chỉ yêu cầu Tổng thống Ngô Ðình Diệm mở rộng chính quyền để các nhà trí thức có thể hợp tác với chính phủ nếu được yêu cầu.

Ngày 11/11/1960, ông Hương ký tên ủng hộ cuộc đảo chánh do Đại tá Nguyễn Chánh Thi khởi xướng, ông bị bắt trong tù ông có viết một tập thơ lấy tên là “Lao trung lãnh vận” (Những vần thơ lạnh lẽo ở trong tù).

Sau cuộc đảo chính ngày 1/11/1963, ông Trần Văn Hương lại được bổ nhiệm làm Đô trưởng Sài Gòn, nhưng chỉ vài tháng ông được Quốc trưởng Phan Khắc Sửu mời ra làm Thủ tướng.

Ông làm thủ tướng được 84 ngày thì Trung tướng Nguyễn Khánh lật đổ Chính phủ dân sự và Quốc trưởng Phan Khắc Sửu bị truất phế.

Nguyễn Văn Thiệu
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (bìa phải) và Phó TT Trần Văn Hương (kiếng đen) thăm nghĩa trang quân đội ở Thủ Đức – ảnh chụp năm 1973

Người con trai đầu của ông Hương tên là Trần Văn Dõi tự là Lưu Vĩnh Châu theo Việt Minh ra Bắc khi biết ông Hương làm Thủ tướng có viết một lá thư nhờ ông Ung Văn Khiêm là Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Bắc Việt trao cho ông Hương.

Ông Hương nhận thư, thảo luận với người con thứ tên là Trần Văn Ðính cả hai đồng ý chuyện quốc gia phải đặt trên chuyện gia đình, bởi thế ông đã từ chối không liên lạc với người con ở miền Bắc.

Năm 1967, ông Hương cùng ông Mai Thọ Truyền lập liên danh Người Gieo Mạ ra tranh cử Tổng thống nhưng chỉ được 10% phiếu cử tri ủng hộ đứng hàng thứ tư.

Cộng tác với ông Thiệu

Tháng 5/1968, Tổng thống Nguyễn văn Thiệu mời ông Hương ra làm Thủ tướng nhưng cũng chỉ được 96 ngày thì ông xin từ chức cũng không cho biết lý do.

Quyết định này làm nhiều người ủng hộ ông Hương thất vọng, vì trước đó liên danh Người Gieo Mạ đã cùng các liên danh thất cử khác họp báo tố cáo có gian lận bầu cử và yêu cầu Quốc hội Lập hiến hủy bỏ kết quả bầu cử để tổ chức một cuộc bầu cử khác.

Giáo sư Sử Địa Lâm Vĩnh Thế hỏi ông Hương vì sao ông đã nhận lời làm Thủ tướng được ông trả lời như sau:

“… Lúc đó chỉ có ông Thiệu là có khả năng chống cộng thật sự, lại nữa vụ Mậu Thân cho thấy Việt cộng đã mạnh lắm rồi, mà Hoà Kỳ thì lại có ý chủ hòa, ông Johnson thì ép mình phải đi hoà hội Paris… nên cần phải ủng hộ ông Thiệu.”

Giáo sư Thế nhận xét ông Hương chống cộng triệt để nhưng ông cũng là một người yêu nước chân chính để vì đại cuộc mà bỏ qua mâu thuẫn cá nhân.

Năm 1971, ông Hương đứng chung liên danh với ông Nguyễn Văn Thiệu ứng cử và đắc cử chức vụ Phó tổng thống.

Ông Hương rất liêm chính nên những kẻ tham nhũng rất sợ ông, miền Trung bị lụt ông tới ngay để thăm dân và cứu trợ, trong chiến dịch Hạ Lào khi Hoa Kỳ thất hứa không trợ giúp không quân cho miền Nam ông họp báo chỉ trích Mỹ…

Báo chí đặt cho ông danh hiệu “Cụ Già Gân” còn dân chúng miền Nam trân quý kêu ông bằng “Cụ Hương” vì là văn viết nên tôi xin phép gọi bằng ông Hương.

Trong việc điều hành đất nước ông Hương rất gắn bó với ông Nguyễn văn Thiệu cho đến khi ông Thiệu từ chức dựa trên Hiến Pháp chính thức trao quyền Tổng thống cho ông.

Từ chức tổng thống…

Trong bài diễn văn trước Lưỡng viện Quốc Hội ngày 26/4/1975, Tổng thống Trần Văn Hương cho biết đã tiếp xúc với Đại tướng Dương Văn Minh để mời ông Minh đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng, nhưng ông Minh không chịu mà đòi phải nhường cho ông Minh chức Tổng thống.

Ông trả lời ông Minh là không thể trao quyền cho ông ấy vì còn có Quốc Hội và phải tuân theo Hiến Pháp vì thế ông cho Quốc Hội biết để mọi người bàn tính và quyết định.

Ngay ngày hôm sau Quốc Hội họp, đồng ý sửa lại Hiến Pháp và trao quyền Tổng thống cho ông Dương Văn Minh để thương thuyết với phía cộng sản.

Sang ngày 28/4/1975, ông Hương chính thức từ chức và trao quyền Tổng thống cho ông Dương Văn Minh.

Từ chối di tản…

Ngày 29/4/1975, Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin có đến nhà gặp ông Hương vừa để từ giã về nước, vừa để gởi lời Chính Phủ Hoa Kỳ mời ông Hương sang Mỹ lánh nạn, ông trả lời:

“Thưa Đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm, đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó.

“Nay ông Đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn ông Đại sứ, nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi.

“Tôi cũng dư biết cộng sản sẽ vào Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam.

Tổng thống Dương Văn Minh (đeo kính, cúi đầu) bị bộ đội cộng sản đưa đi
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Dương Văn Minh (đeo kính, cúi đầu) bị bộ đội cộng sản đưa đi trong ngày 30/04/1075

“Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước.

“Cám ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.”

Trước đó, Tòa Đại sứ Pháp cũng ngỏ lời sẵn sàng đưa ông rời khỏi Việt Nam để đi Pháp.

Nước mất nhà tan

Theo Hồi ký của bà Phan Cẩm Anh vào tối ngày 30/4/1975 hai vợ chồng cháu ông Hương là đại úy Phan Hữu Cương và trung úy Trần Mai Hương (là bạn thân của bà Phan Cẩm Anh) đã uống thuốc ngủ tuẫn tiết ngay tại nhà ông Hương.

Đại úy Phan Hữu Cương là cháu ruột kêu ông Hương bằng cậu và cũng là sĩ quan cận vệ cho ông Hương nên gia đình ở chung với ông Hương.

Họ để lại lời trăn trối: “…xin nhờ lòng tha thứ của cụ Hương và gia đình vì không thể sống khi đất nước rơi vào tay kẻ thù…”, người nhà phát hiện nhưng chỉ cứu được người vợ.

Từ chối quyền công dân

Ngày 28/4/1975 sau khi từ chức tổng thống, ông Hương dọn về ngôi biệt thự nhỏ và cũ nằm ở cuối con hẻm đường Phan Thanh Giản vách tường của ngôi nhà đã có nhiều chỗ nứt nẻ, nền nhà nhiều chỗ gạch vỡ tung lên, màu vôi không được trùng tu sơn quét.

Giáo sư Lâm Vĩnh Thế cho biết sau Hội Nghị Hiệp thương Thống nhất Hai Miền Nam Bắc, chính quyền mới muốn trao trả “quyền công dân” cho ông Hương tại ngôi nhà để tuyên truyền.

Bà Phan Cẩm Anh cho biết khi một cán bộ cộng sản đọc “chính sách khoan hồng và rộng lượng” của nhà nước đối với những “thành phần” như ông Hương, ông trả lời:

“Tôi xin phép từ chối, không nhận cái quyền công dân này vì dù gì tôi cũng là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo.

“Tôi sẽ là người sau cùng nhận cái quyền công dân này, sau khi binh sĩ và nhân viên của chúng tôi đã được thả và nhận lại quyền công dân.”

Những năm tháng cuối đời

Vì từ chối nhận “quyền công dân” ông Hương không được cấp hộ khẩu, không có phiếu mua lương thực, và còn bị quản thúc ba năm tại gia.

Ông Hương phải sống đạm bạc, thiếu thốn, ốm đau và cũng như những người miền Nam khác để có thể sống qua ngày ông phải bán dần đồ vật trong nhà từ bộ áo vest cũ đến những đồ kỷ niệm.

Bà Trần Văn Văn và bạn bè từ Pháp gởi thuốc về giúp ông chữa trị, thuốc không dùng hết cũng được mang ra chợ trời thêm chút gạo bó rau cho gia đình.

Bà Phan Cẩm Anh bạn thân của cháu gái ông Hương có chồng là bác sĩ mới ra trường, khi biết ông Hương bệnh nặng cần người chăm sóc, ông chồng bác sĩ đã tình nguyện thường xuyên đến tận nhà để chăm sóc cho ông.

Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa với tên gọi mới là Nghĩa trang Nhân dân Bình An tọa lạc tại phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Chụp lại hình ảnh,Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa với tên gọi mới là Nghĩa trang Nhân dân Bình An tọa lạc tại phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam

Muốn nằm cạnh anh em binh sĩ

Cựu tổng thống Trần văn Hương mất ngày 27/1/1982, gia đình nghèo đến độ không còn tiền mua hòm, người tài xế cũ của ông xin được phúng điếu chiếc quan tài, người chủ trại hòm ở Chợ Lớn, một người Việt gốc Hoa, nghe nói mua cho ông Tổng thống xin chỉ lấy nửa giá tiền của chiếc quan tài.

Ông Hương có ước nguyện được chôn trong nghĩa trang Quân đội Biên Hòa để được nằm bên anh em binh sĩ nhưng không được chính quyền cộng sản chấp nhận, nên người nhà đã quyết định hỏa táng ông tro cốt được rải trong khu vực.

Hơn 40 năm qua người Việt quốc gia vẫn trân quý công ơn của ông, ở hải ngoại nhiều cộng đồng đến ngày ông mất đã cử hành lễ giỗ để tri ân một người đã một lòng một dạ xây dựng Việt Nam Cộng Hòa.

Ôn lại cuộc đời ông, tôi nhớ lại lời học giả Phạm Quỳnh viết trong bài “Đi tìm một chủ nghĩa Quốc Gia” xuất bản năm 1938:

“Một người theo chủ nghĩa quốc gia là một người hết lòng gắn bó với đất nước và nòi giống mình, có một ý thức cao về tình đoàn kết quốc gia và truyền thống lịch sử; là một người yêu nước, nhưng yêu nước không chỉ bằng tình cảm mà còn bằng lý trí, một người muốn nâng mức độ yêu nước của mình lên thành một chủ thuyết đạo đức và chính trị.”

Ông Hương quả là một mẫu người tiêu biểu theo chủ nghĩa quốc gia, ở miền Nam có không ít những người như ông, nhưng dường như họ đã thất bại xây dựng được một chủ thuyết về đạo đức và chính trị chung cho cả nước, để cuối cùng bị chủ nghĩa cộng sản quốc tế xóa nhòa.

Nay, ở thế kỷ thứ 21, người Việt lại phải đối đầu với chủ nghĩa (quốc tế) toàn cầu mà mục tiêu cũng là xóa bỏ văn hóa, đạo lý, truyền thống dân tộc và xóa nhòa mọi nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội và cả biên giới của mọi quốc gia.

Nhân 30/04, tôi nghĩ chúng ta cần tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, những thành công và thất bại của các thế hệ trước, để cùng nhau gìn giữ và phát triển những điều hay, lẽ phải, đồng thời bảo vệ được bờ cõi ông cha để lại.

Bài thể hiện quan điểm của ông Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Australia.

Nhân 30/4 nghĩ về nghĩa trang quân nhân VNCH

Nếu mất Huế TT Thiệu ‘đã sụp đổ’ từ 1972

30/04: Những xui xẻo định mệnh của VNCH

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Giữa căng thẳng Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng VN và TQ hội đàm

26 tháng 4 2021

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Chụp lại hình ảnh,Bộ trưởng Phan Văn Giang (trái) và Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa duyệt đội danh dự

Việt Nam và Trung Quốc đang có một loạt đối thoại quân sự, giữa lúc tình hình Biển Đông đang căng thẳng.

Theo truyền thông Việt Nam, ngày 25/4, thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã chủ trì lễ đón Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.

Việt-Trung: Chủ tịch Phúc muốn quan hệ ‘bình đẳng, cùng có lợi’

Thấy gì qua điện đàm giữa hai ông Vương Nghị và Bùi Thanh Sơn?QUẢNG CÁOhttps://c099e517e5c5ca1d2229cc27e043efe2.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Tướng Ngụy Phượng Hòa đang cùng đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 đến 27/4.

Trong các cuộc gặp, hai bên đã dùng nhiều mỹ từ để nhấn mạnh “tình hữu nghị” giữa hai nước cũng như mong muốn củng cố hợp tác, xóa bỏ bất đồng. Tuy nhiên, quá khứ thăng trầm và thực tại tranh chấp đã hiển lộ trong thông điệp mà hai bên dành cho nhau.

Báo Thanh Niên dẫn lời Bộ trưởng Phan Văn Giang cho biết kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, hơn 70 năm qua, “mặc dù có lúc thăng trầm, nhưng thực tiễn lịch sử cho thấy hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hai đảng, hai nước”.

Tập Cận Bình dùng ‘viễn kiến quan hệ Trung – Việt’ cho cả thế giới?

Việt Nam, Mỹ nói về nâng cấp quan hệ, phản đối Trung Quốc

Tại cuộc hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khẳng định quan điểm của Việt Nam là giải quyết các bất đồng thông qua biện pháp hòa bình trên tinh thần tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không làm phức tạp tình hình, không có hành động vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Trước đó, vào các ngày 23 và 24/4, bộ quốc phòng hai nước đã triển khai nhiều hoạt động đối thoại, giao lưu tại thành phố Đông Hưng, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc và huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, theo Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc.

Căng thẳng trên Biển Đông

Không khí cuộc gặp giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước, qua những gì truyền thông chính thống loan tin, cho thấy một mối quan hệ êm ái và đầy triển vọng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đang có nhiều bất đồng khó giải tỏa, đặc biệt là vấn đề Biển Đông.

Vấn đề tranh chấp Biển Đông được thể hiện rõ trong Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 7 diễn ra tại thành phố Đông Hưng vào ngày 23/4.

Cuộc đối thoại diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, thượng tướng Hoàng Xuân Chiến và Phó tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc, trung tướng Thiệu Nguyên Minh.

Google Maps
Chụp lại hình ảnh,Vị trí Bãi Ba Đầu trong cụm Sinh Tồn

Tại sự kiện này, báo Quân đội nhân dân dẫn lời Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến khẳng định:

“Biển Đông là tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, không chỉ có giá trị chiến lược về kinh tế thương mại và quốc phòng-an ninh mà còn có giá trị chiến lược về địa chính trị. Do vậy, các nước liên quan cần tích cực hợp tác, giữ gìn hòa bình, ổn định để đem lại lợi ích chung.”

Tướng Chiến nói rằng Việt Nam có quan điểm nhất quán là giải quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa bình, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, “không làm phức tạp tình hình, không có hành động vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”.

Lời của ông Chiến gợi nhắc những tranh chấp và xung đột liên miên trên Biển Đông giữa hai nước.

Trọng tâm của các bất đồng này là tranh chấp chủ quyền liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc mà Việt Nam và nhiều quốc gia khác coi là phi pháp.

Biển Đông: Bãi Ba Đầu thuộc Việt Nam, Trung Quốc hay Philippines?

Trường Sa: Tàu khu trục VN bắn đạn thật để ‘tỏ thái độ’ với TQ?

Hơn một tháng trước, Việt Nam đã tưởng niệm sự kiện xung đột tại bãi đá Gạc Ma vào ngày 14/3/1988, trong đó tàu chiến Trung Quốc đã nổ súng giết chết 64 quân nhân Việt Nam.

Trong diễn biến mới nhất, sự việc khoảng 200 tàu Trung Quốc neo đậu dài ngày, từ tháng 3 đến tháng 4 năm nay, ở Bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa một lần nữa xới lên những xung đột cũ và tiềm tàng những xung đột mới.

Theo các chuyên gia Biển Đông, Bãi Ba Đầu nằm trong phạm vi lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông do Việt Nam kiểm soát, do đó thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trong khi đó, phía Trung Quốc luôn coi tất cả những gì nằm trong phạm vi “đường lưỡi bò” là thuộc về họ.

Biển Đông: Trung Quốc định làm gì ở bãi đá Ba Đầu?

Việt Nam phản ứng chưa đủ mạnh trước hành động của TQ ở Bãi Ba Đầu?

Truyền thông Việt Nam cho rằng các tàu tại Bãi Ba Đầu là “tàu dân binh”, neo đậu tại đây nhằm phục vụ mưu đồ kiểm soát thực địa của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng vào ngày 25/3 đã lên tiếng phản đối bước đi trên, đồng thời nhắc lại lập trường Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trong khi đó, phía Trung Quốc nói tàu cá của họ đậu ở đây để tránh gió, đồng thời tái khẳng định yêu sách “đường lưỡi bò”.

Nối tiếp các mạch căng thẳng, tuần qua, tạp chí Hạm thuyền Kiến thức của Trung Quốc đưa ra cáo buộc Việt Nam đang sử dụng “70.000 dân quân biển” có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng hải quân.

Getty Images/Chính phủ Philippines
Chụp lại hình ảnh,Hình chụp ngày 24/3 cho thấy tàu Trung Quốc neo đậu tại Bãi Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa

“Chiến thuật du kích này có thể gây bối rối cho lực lượng chấp pháp Trung Quốc, vốn có lợi thế về tàu lớn và công nghệ hiện đại… Nếu các tàu này bị bắt giữ, thiệt hại kinh tế không đáng kể nhưng thắng lợi về ngoại giao và chính trị (cho phía Việt Nam) là rất lớn, nên họ không sợ,” tạp chí này viết.

Cũng trong thời gian diễn ra các “hoạt động hữu nghị” giữa giới chức quân sự hai nước, Trung Quốc tiếp tục có các bước đi đáng chú ý trên biển, khi tàu sân bay của họ bị phát hiện đang tiến về Biển Đông.

Hôm thứ Sáu tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã dự lễ biên chế ba tàu chiến mới tại căn cứ hải quân Tam Á ở đảo Hải Nam.

Trong số các tàu mới, đáng chú ý có tàu chiến đổ bộ Type 075 có khả năng mang 30 trực thăng và hàng trăm quân. Các tàu này dự kiến sẽ hoạt động tại Biển Đông trong thời gian tới.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Mối nguy sông ‘bẩn’ xả nhiều khí thải và gây biến đổi khí hậu

  • Matthew Keegan
  • BBC Future

21 tháng 4 2021

Getty Images

Thoạt nhìn, bạn sẽ cho rằng Tân Giới là một trong những nơi xanh nhất ở Hong Kong – khu vực giáp với Trung Quốc đại lục và chiếm phần lớn lãnh thổ của Hong Kong dường như là một thế giới tách biệt khỏi những phố xá nhộn nhịp và cụm cao ốc chọc trời dày đặc sừng sững ở đa phần trung tâm thành phố.

Trái lại, Tân Giới lại chủ yếu là thôn quê và có những dải đồng ruộng rộng lớn, cây cối trùng điệp, đất ngập nước, đồi núi, công viên và sông ngòi.

Tương lai buồn của những công trình xây trên băng tan

Covid-19 có giúp bầu trời trở nên trong trẻo hơn?QUẢNG CÁOhttps://b3f7cfa2cf1d7994cc2230b4f1c9dd83.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Những con đường làm từ rác thải nhựa

Lá phổi xanh?

Nhìn bề ngoài, Tân Giới dường như là lá phổi xanh của Hong Kong, nhưng thực tế lại là điều hơi khiến chúng ta bất an. Theo một nghiên cứu về 15 tuyến đường thủy trong khu vực, những sông ngòi uốn lượn qua khung cảnh tốt tươi này đang thải ra một lượng lớn khí nhà kính.

“Toàn bộ nước sông đều được bão hòa với ba loại khí nhà kính chính, đó là dioxide carbon, methane và oxide nitrous,” ông Derrick Yuk Fo Lai, giáo sư Khoa Địa lý và Quản lý Tài nguyên tại Đại học Trung Văn Hong Kong, cho biết. Ông Lai nhận thấy rằng nồng độ của những khí này đôi khi cao hơn 4,5 lần so với nồng độ trong khí quyển.

Nghiên cứu này, vốn đánh giá tác động của ô nhiễm nước đối với phát thải khí nhà kính ở Hong Kong, chỉ ra rằng các con sông trong khu vực là nguồn liên tục thải khí nhà kính vào khí quyển và có thể góp phần làm cho khí hậu nóng lên.

“Chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các con sông mà chúng tôi nghiên cứu đều góp phần phát thải khí nhà kính,” ông Lai nói. Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng sông ngòi càng ô nhiễm thì lượng khí thải càng lớn.

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Các nghiên cứu về sông ngòi ở vùng Tân Giới của Hong Kong cho thấy các dòng sông ô nhiễm xả ra lượng khí thải cao gấp nhiều lần so với các dòng sông sạch sẽ

Xả thải từ các trang trại chăn nuôi, hệ thống kết nối sai trong các tòa nhà cũ và những cơ sở không có đường cống là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm.

Quần đảo lá chắn bảo vệ nước Đức khỏi bão Biển Bắc

‘Venice châu Phi’: Thành phố ‘nổi’ giữa ngập lụt

Cách sống chung với lũ của người dân Bangladesh

Trên thực tế, trung điểm bão hòa của CO2, methane và oxide nitrous (N2O) ở những con sông ô nhiễm nhiều hơn lần lượt là gấp 2,2, 1,5 và 4,0 lần so với những con sông ít ô nhiễm.

“Mặc dù quy mô phát thải carbon từ các con sông của chúng ta là nhỏ so với mức độ phát thải từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch trong các hoạt động hàng ngày, nhưng sự góp phần của chúng vào tổng ngân sách khí nhà kính của Hong Kong là không nên bỏ qua và cần được giảm thiểu hết mức có thể để giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong tương lai,” ông Lai phân tích.

Ô nhiễm và phát thải

Về mặt này, sông ngòi ở Tân Giới của Hong Kong không có gì lạ. Đáng ngạc nhiên, các con sông là nguồn thải khí nhà kính đáng kể trên toàn cầu.

Theo ước tính, các con sông và suối thải ra 3,9 tỷ tấn carbon mỗi năm (khoảng gấp 4 lần lượng carbon do ngành hàng không toàn cầu thải ra hàng năm). Khi bạn tính đến diện tích tương đối nhỏ của các con sông trên hành tinh, con số phát thải đó là rất lớn. Ngoài ra, người ta ước tính rằng các hệ thống thủy sinh như sông và hồ góp phần hơn 50% lượng khí methane trong khí quyển và lượng khí thải N2O trên sông ngòi toàn cầu đã vượt quá 10% lượng khí thải của con người.

Lý do là, “các con sông nhận được lượng lớn carbon và nitrogen từ những vùng đất mà chúng vắt kiệt,” Sophie Comer-Warner, nhà sinh hóa học và học giả nghiên cứu tại Đại học Birmingham, cho biết. “Người ta từng nghĩ rằng các con sông chở các chất này ra đại dương, nhưng giờ chúng ta biết rằng sông ngòi có tỷ lệ phản ứng sinh hóa sinh học cao.”

Nói cách khác, các dạng cacbon và nitrogen khác nhau mà vi sinh vật nhận được bị phân hủy thành các dạng khác, thường là thông qua hô hấp kị khí hoặc yếm khí, giải phóng CO2 và cũng có thể là methane và N2O.

“Ở một mức độ nào đó, việc các con sông đóng vai trò là nguồn phát sinh CO2 và các khí thải nhà kính khác vào khí quyển là một phần tự nhiên của hệ sinh thái,” Comer-Warner nói. “Tuy nhiên, lượng khí thải nhiều khả năng sẽ nhiều hơn do tình trạng hoặc sức khỏe của các con sông.”

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Những con sông chảy qua các khu đô thị thường có độ ô nhiễm cao, và do đó xả ra lượng khí thải cao

Nhất là đối với các con sông đô thị, lượng khí thải nhiều hơn đang trở thành vấn đề ngày càng lớn. Trong một số trường hợp, các con sông đô thị được phát hiện phát thải lượng khí nhà kính nhiều gấp 4 lần so với các con sông ở vùng thôn dã.

Cảnh đẹp chết chóc do bàn tay con người tạo nên

Dự án phá đập thủy điện lớn nhất nước Mỹ

Khai thác vàng: Miếng mồi béo bở nhưng khó ăn

Một nghiên cứu gần đây đã đánh giá phát thải CO2, methane và N2O từ hệ thống sông đô thị Cuenca ở Ecuador và phát hiện ra xu hướng rõ ràng giữa chất lượng nước và khí thải nhà kính: hệ thống sông càng ô nhiễm, lượng khí thải của chúng ra càng cao.

Thật ra, nghiên cứu phát hiện rằng khi chất lượng nước sông xấu đi, sự góp phần của chúng làm hâm nóng toàn cầu có thể tăng lên một bậc.

“Theo ước tính của chúng tôi, khi các con sông bị ô nhiễm, tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWP) của chúng có thể tăng từ hai đến 10 lần,” ông Hồ Tuấn Long, nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Đại học Ghent, Bỉ, và là tác giả của nghiên cứu, cho biết. “Khi chất lượng nước sông suy giảm từ mức chấp nhận được đến mức ô nhiễm, nồng độ CO2 và CH4 trong sông tăng lên 10 lần trong khi nồng độ N2O tăng 15 lần.”

Hoạt động của vi sinh vật

Ông Long và nhóm của ông nhận thấy rằng sự gia tăng phát thải khí nhà kính từ các con sông cũng tương quan chặt chẽ với những thay đổi trong việc sử dụng đất và lớp đất phủ xung quanh các con sông.

Đặc biệt, nồng độ CO2 và N2O trung bình của các khu vực đô thị cao hơn khoảng bốn lần so với các khu vực thôn dã, trong khi đối với khí methane tỷ lệ này là 25 lần.

“Những phát hiện này nhấn mạnh tác động của sử dụng đất và lớp đất phủ đối với phát thải khí nhà kính ở các khu vực bị ô nhiễm do nước thải và nước chảy trên bề mặt,” ông nói.

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Hoạt động của các vi sinh vật trong sông ngòi có thể biến các chất ô nhiễm từ các hoạt động khác, chẳng hạn như chăn nuôi, trồng trọt, trở thành các loại khí thải độc hại như CO2, N2O và khí methane

Sau khi hòa vào các dòng nước ngọt đang chảy, các chất ô nhiễm như hợp chất nitrogen và chất ô nhiễm từ hoạt động của con người được vi sinh vật chuyển hóa thành khí nhà kính. Cụ thể, khi oxygen hòa tan trong sông giảm xuống do ô nhiễm, vi khuẩn kị khí sẽ khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra CO2 và methane, trong khi vi khuẩn khử nitrogen chuyển hóa nitrat (NO3) thành nitrous oxide (N2O).

Huỷ hoại môi trường sẽ là tội hình sự quốc tế?

Diệt chuột cứu đảo ở Thái Bình Dương

Đập thủy điện làm thay đổi thế giới ra sao

“Các chu trình này đã được xác minh trong nghiên cứu của chúng tôi bằng cách ứng dụng việc học hỏi của máy móc,” ông Hồ Tuấn Long cho biết. “Đặc biệt, nồng độ hợp chất oxygen và nitrogen hòa tan, và đặc điểm dòng chảy của sông được xác định là những yếu tố ảnh hưởng chính đến lượng khí thải của các con sông.”

Nước sạch hơn, không khí sạch hơn

Vì vậy, thực tế vẫn là các con sông đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người, nhất là ở các khu vực đô thị, vốn cuối cùng dẫn đến lượng khí thải nhà kính nhiều hơn.

Người ta đã nhận thấy rằng hơn một nửa dân số thế giới sống cách một điểm có nước ngọt, trong đó tính cả hệ thống sông ngòi, là chưa tới 3km.

Đô thị hóa gia tăng đã đưa một lượng lớn chất ô nhiễm vào các con sông vì hơn 80% nước thải đô thị vẫn được thải trực tiếp ra môi trường.

Hầu hết các chất ô nhiễm đến từ nước thải không được xử lý, nước thoát ra từ hoạt động nông nghiệp và trầm tích gia tăng tích tụ. Điều này tiếp tục khiến các điểm chứa nước ô nhiễm đô thị trở thành điểm nóng nhức nhối về phát thải khí nhà kính.

Người ta dự đoán rằng lượng phát thải khí nhà kính từ các con sông sẽ tăng lên. “Do đô thị hóa ngày càng tăng và việc thâm dụng nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, sự góp phần của các dòng sông vào biến đổi khí hậu trong tương lai có thể sẽ cao hơn nhiều so với ước tính hiện tại,” ông Ho nói.

Tuy nhiên, có hy vọng rằng việc khôi phục các dòng sông (bao gồm giảm ô nhiễm) sẽ giúp giảm tỷ lệ phát thải.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng khi chất lượng nước của các con sông ô nhiễm được cải thiện thành tốt, nồng độ CH4 ở đó có thể giảm 10 lần,” ông Long nói, “trong khi nồng độ CO2 và N2O có thể giảm 4 lần.”

Vì vậy, kết quả cho thấy cải thiện chất lượng nước thực sự có thể tạo khác biệt đáng kể. Để đạt được điều đó, nhiều chương trình đã được tiến hành để khôi phục các dòng sông bằng cách giảm ô nhiễm, chẳng hạn như Thỏa thuận Xanh của Liên minh Châu Âu, Chỉ thị Khung về Nước của Liên minh Châu Âu và Đạo luật Nước sạch ở Hoa Kỳ.

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Các chương trình ở cấp quốc gia và quốc tế nhằm cải thiện chất lượng nước có thể sẽ giúp ích cho việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu bằng việc cắt giảm lượng xả thải từ các dòng sông

“Những chương trình này đã có những tác động tích cực to lớn đến việc cải thiện chất lượng nước sông ngòi, giảm nguy cơ lũ lụt, khôi phục môi trường sống hoang dã và tăng cường đa dạng sinh học trên toàn cầu,” ông Long cho biết.

Biện pháp phòng ngừa

Trong khi đó, ông Long gợi ý rằng một loạt các biện pháp phòng ngừa đều có thể giúp giảm thiểu ô nhiễm và đến lượt nó giảm tỷ lệ phát thải khí nhà kính từ các con sông.

Xử lý nước thải tốt hơn và tăng số lượng các cơ sở xử lý nước thải, cũng như đưa vào các hành lang đệm xung quanh các con sông để giảm bớt chất ô nhiễm chảy vào, phục hồi hình dáng kênh tự nhiên và chế độ dòng chảy tự nhiên để tránh tích tụ trầm tích, tất cả đều có thể giúp giảm lượng khí thải từ sông ngòi.

Tương tự, trở lại Hong Kong, ông Lai, người đã thực hiện nghiên cứu đo lượng khí thải nhà kính từ 15 con sông ở thành thị, cho thấy rằng ô nhiễm có thể được giảm thiểu bằng cách giảm tối đa việc lạm dụng phân bón trên đồng ruộng và mở rộng mạng lưới thoát nước đến cả vùng nông thôn.

Hiện tại, khoảng 6% dân số Hong Kong vẫn chưa kết nối với hệ thống thoát nước, nhưng chính quyền đang nỗ lực mở rộng mạng lưới này.

Hiện tại, ông Lai và nhóm của ông đang hoàn thiện kết quả nghiên cứu của họ và giống như ông Long, họ có kế hoạch chia sẻ kết quả với các chính phủ và tổ chức phi chính phủ có liên quan để thông báo cho họ về những lợi ích khác của việc cải thiện chất lượng nước các con sông.

“Mặc dù chất lượng nước sông Hong Kong nói chung đã được cải thiện đáng kể trong vài thập kỷ qua nhờ vào các biện pháp khác nhau của chính phủ (ví dụ như làm luật, thiết lập mạng lưới thoát nước), vẫn còn nhiều chỗ để cải thiện, nhất là ở các con sông ở thuộc Tây Bắc Tân Giới,” ông Lai nói.

“Đặc biệt, giảm ô nhiễm dưỡng chất sẽ không chỉ cải thiện chất lượng nước cho hoạt động của các loài động vật mà đồng thời còn giúp giảm phát thải khí nhà kính và giảm thiểu biến đổi khí hậu.”

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Vì sao khủng hoảng Covid ở Ấn Độ khiến thế giới lo ngại?

Vì sao khủng hoảng Covid ở Ấn Độ khiến thế giới lo ngại?

https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-56916314/p09g0jgv/viVì sao khủng hoảng Covid ở Ấn Độ khiến thế giới lo ngại?3 giờ trước

Trong khi một số nước trên thế giới bắt đầu nới lỏng hạn chế, dịch Covid-19 ở Ấn Độ vẫn đang bùng mạnh.

Cùng xem video để biết các lý do vì sao khủng hoảng ở Ấn Độ có thể ảnh hưởng cả thế giới.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Hãy chấp nhận thay đổi để mọi chuyện tốt đẹp hơn?

  • Lindsay Baker
  • BBC Culture

27 tháng 1 2021

Maria Medem

Heraclitus từng nói: “Cuộc sống là dòng chảy.”

Triết gia Hy Lạp này vào năm 500 trước Công nguyên đã chỉ ra rằng mọi thứ liên tục chuyển động và trở nên khác đi so với nó trước đó.

Nghĩ về cái chết để làm cuộc đời tốt đẹp hơn

Bí ẩn chiếc bình mực trên kiệt tác của danh họa Raphael

Phép ẩn dụ, ví von khiến ta phải suy nghĩ

Giống như một dòng sông, cuộc sống trôi chảy mãi về phía trước, và mặc dù chúng ta có thể bước từ trên bờ xuống sông, dòng nước đang chảy qua chân ta sẽ không bao giờ là dòng nước đã chảy qua trước đó, dù chỉ một khoảnh khắc ngắn ngủi.

Heraclitus kết luận rằng vì bản chất của cuộc sống là biến đổi, nên việc chống lại dòng chảy tự nhiên này là chống lại chính bản chất của sự tồn tại. “Không có gì vĩnh cửu ngoại trừ sự biến đổi,” ông nói.

Hãy chấp nhận thay đổi

Hay như tiểu thuyết gia Elena Ferrante mới đây nói rằng: “Chúng ta không việc gì phải sợ thay đổi, và không nên hoảng sợ trước những điều khác biệt.”

Nếu học được cách xử lý dòng chảy vô tận này, chúng ta có thể xoay sở được chính bản thân cuộc đời – điều mà, sau Heraclitus vài thiên niên kỷ, trong thời đại vốn bất định và thay đổi nhanh chóng của chúng ta lúc này, đang đặc biệt có sức cộng hưởng.

Kể từ khi loài người xuất hiện, nhiều nghệ sĩ, nhà văn và triết gia vĩ đại đã đau đầu với ý niệm về sự thay đổi, và cả với sự bốc đồng của chúng ta trong việc phản kháng lại những thay đổi.

“Có cái gì đó bên trong khiến chúng ta mong muốn mãi là một đứa trẻ… từ chối mọi thứ xa lạ,” Carl Jung, nhà tâm lý học và là tác giả thế kỷ 20 viết trong cuốn ‘Các giai đoạn cuộc đời’, suy ngẫm về lời của Heraclitus.

Đối với các nhà tư tưởng này, việc không chịu chấp nhận rằng thay đổi chính là một phần tất yếu và bình thường của cuộc sống sẽ gây ra rắc rối, đau đớn và thất vọng. Nếu chúng ta chấp nhận rằng mọi thứ liên tục thay đổi và thoáng qua, họ nói, mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ hơn.

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Nhà triết học Heraclitus (ngồi cạnh chiếc bàn) trong kiệt tác The School of Athens của danh họa Raphael

Vậy thì lý thuyết ‘cuộc sống là dòng chảy’ có hàm ý chúng ta phải cam chịu, coi là định mệnh trước tất cả những thách thức, thay đổi và khủng hoảng mà cuộc sống đưa đẩy chúng ta hay không?

Cuộc chiến thành Troy: Huyền thoại hay lịch sử?

Iran: Sức nóng Hỏa giáo thổi vào Phương Tây

Nhân vật cổ bí hiểm làm thay đổi biên niên sử Trung Hoa

Không nhất thiết phải vậy, John Sellars, tác giả cuốn sách mới ‘Những bài học về chủ nghĩa khắc kỷ’ đồng thời là giảng viên triết học tại trường Royal Holloway, Đại học London, nói.

Theo Sellars, lý thuyết của Heraclitus không phải là ‘buông xuôi’ mà là ‘chấp nhận’.

Thay đổi là chủ đề yêu thích của Chủ nghĩa Khắc kỷ, một trường phái triết học Hy Lạp (một phần được khơi nguồn cảm hứng từ Heraclitus) dựa trên một hệ thống lý luận và quan điểm về thế giới tự nhiên.

‘Khắc kỷ’ trong trí tưởng tượng của mọi người là chịu gian khổ mà không phàn nàn, ‘mỉm cười và cam chịu’.

Nhưng triết lý này có nhiều khía cạnh hơn thế. Trong cuốn sách của mình, Sellars kết hợp những suy nghĩ của ba nhà Khắc kỷ – Seneca, Epictetus và Marcus Aurelius – cho thấy ý tưởng của họ có thể giúp ích cho chúng ta ngày nay như thế nào.

Thể hiện trong văn học

“Những người theo thuyết khắc kỷ tin rằng không có gì là ổn định và chúng ta cần đối mặt với điều đó. Thế giới tự nhiên được cấu thành từ một loạt các chu trình luôn biến đổi, nhưng nếu chúng ta muốn sống hạnh phúc với thiên nhiên, chúng ta phải hòa hợp với nó.”

Thật ra, ông nói, khắc kỷ chú trọng vào việc đối mặt chứ không phải là phản kháng những thay đổi. “Tất cả mọi thứ đều thay đổi, câu hỏi đặt ra là chúng ta có thay đổi theo hay không?” Sellars nói. “Những người khắc kỷ nói rằng chúng ta không có bất kỳ lựa chọn nào, chúng ta không thể chiến đấu chống lại nó.”

Ý tưởng này được hưởng ứng trong nghệ thuật và văn học.

Tác giả người Anh Virginia Woolf, người được biết đến nhiều với phong cách viết độc thoại nội tâm, qua đó lột tả được những biến đổi trong suy nghĩ của nhân vật, viết rằng: “Một bản ngã luôn thay đổi là bản ngã tiếp tục sống.”

Trong một trong những tác phẩm lạ đời nhất của bà, bài văn vần ‘The Waves’, (1931), Woolf lần theo hướng tư duy ý thức của sáu người bạn, bắt đầu từ thời thơ ấu của họ.

Các nhân vật bước vào giai đoạn mới của cuộc đời với đầy những điều mới lạ và bất định. Giọng kể chuyện trôi chảy luân chuyển một cách tinh tế giữa các quan điểm khác nhau của họ, vì tất cả bọn họ đều phải vật vã trong việc xác định bản thân dù bằng cách này hay cách khác.

Ngòi bút của Woolf trình bày tất cả những điều này trong một quá trình thay đổi và biến chuyển vô tận xuyên suốt câu chuyện, giống như tất cả chúng ta trong cuộc sống.

Thay đổi là một trong những ám ảnh của Woolf.

Trong tiểu thuyết vui tươi trước đó, Orlando (1928), bà thuật lại câu chuyện về một nhà quý tộc thời Nữ hoàng Elizabeth ở Anh (từ giữa thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17). Vào giữa truyện, người này tỉnh giấc và phát hiện ra mình đã trở thành phụ nữ.

Woolf viết trong tiểu thuyết: “Thay đổi diễn ra không ngừng, và thay đổi có lẽ không bao giờ chấm dứt. Những tường luỹ bảo vệ cho tư tưởng và thói quen tưởng chừng như vững chắc như bàn thạch hoá ra lại đổ sụp tan tành khi bị tư tưởng khác chạm vào, để lại một khung trời trống không và những ngôi sao mới lấp lánh.”

Woolf là người rất tích cực chép nhật ký và viết ra những suy nghĩ sâu kín nhất trong lòng nhằm để thấu hiểu cảm xúc của mình.

Đây cũng là thói quen của nhiều nhà văn và nhà tư tưởng lớn, trong đó có Susan Sontag, Joan Didion, Oscar Wilde – và nhà văn khắc kỷ Marcus Aurelius.

Trên thực tế, những người thực hành khắc kỷ ngày nay vẫn khuyên là cần phải ghi nhật ký.

Họ cho rằng điều này là để tự rèn luyện trước bất cứ điều gì có thể xảy ra trong tương lai, và để trong ngày có thể kiểm điểm lại hành động bản thân, qua đó tôi luyện bản thân và sẵn sàng tâm thế ở mức tốt nhất để trước những biến chuyển có thể phát sinh trong cuộc sống.

Có lẽ đây là lý do tại sao những người khắc kỷ nổi tiếng là ‘môi trên cứng đơ’ – không nói chuyện nhảm nhí.

“Quả thực là có cơ sở thực tế,” John Sellars thừa nhận. “Một phần đó là nhờ kiên cường tôi luyện, bởi vì học cách ứng phó với nghịch cảnh có nghĩa là làm sao để ta đừng cảm thấy nghịch cảnh đó là quá khắc nghiệt. Nhưng mà đó không phải là kiểm soát hay kìm nén – vấn đề ở đây, đó là khắc kỷ là chuyện cương quyết tiếp tục bỏ qua điều gì đó quan trọng.”

Chân lý vĩnh cửu duy nhất

Vậy thì lý trí lạnh lùng có phải là chìa khóa để nắm bắt thay đổi không?

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,”Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông,” triết gia Heraclitus nói

“Mục tiêu là hướng tới một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc,” Sellars nói, “tận hưởng niềm vui thực sự ở đúng chỗ chứ không phải là để có cảm xúc phẳng lặng.”

Những người khắc kỷ khuyên rằng hãy trân trọng những thứ trong hiện tại nhưng cũng cần nhận thức được rằng chúng không tồn tại vĩnh viễn.

“Đừng sợ bất trắc.” Theo nghĩa này, Sellars nói, chủ nghĩa khắc kỷ có sự tương đồng rộng rãi với Phật giáo. “Mọi thứ đều đổi thay, hãy sống trong giây phút hiện tại, đừng phụ thuộc vào ngoại cảnh.”

Điều này nghe có vẻ vô cảm, thậm chí là lạnh lùng – nhưng nó không phải vậy, Sellars nhấn mạnh. “Bởi vì giống như Phật giáo, chủ nghĩa khắc kỷ cũng khuyên rằng hãy có lòng thương đối với tất cả các loài hữu tình và gắn bó với thiên nhiên chứ không phải vô cảm hay vô tình.”

Trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng mang tính ước đoán ‘Ngụ ngôn về người gieo trồng’ (1993), Octavia E Butler viết về nhân vật chính, Lauren. Nhân vật là người sáng lập ra một tôn giáo mà bà gọi là Earthseed, và là người coi thay đổi là lực khuấy động vũ trụ.

Quan điểm của tác giả được nêu ra dưới dạng những câu nói trào phúng, thông qua Lauren: “Tất cả những gì bạn chạm vào, bạn làm chúng Thay đổi. Tất cả những gì bạn Thay đổi sẽ Thay đổi bạn. Chân lý vĩnh cửu duy nhất là Thay đổi. Thượng đế là Thay đổi.”

Bà cũng chỉ ra mối liên hệ tương tự giữa cuộc sống, thay đổi và tự nhiên như Heraclitus đã làm trong thuyết ‘cuộc sống là dòng chảy’ của ông.

Butler viết: “Hạt thành cây, cây thành rừng; Mưa thành sông, sông ra biển; Ấu trùng thành ong, ong thành đàn. Một thành nhiều; Nhiều thành một; Luôn hợp nhất, phát triển, tan biến – luôn thay đổi. Vũ trụ là bức chân dung tự họa của Thượng Đế.”

Và tầm nhìn của Lauren về thế giới là nơi mà thiện thắng ác và nơi mà lòng tốt chiến thắng sự nhẫn tâm.

Như tác giả và học giả Mỹ Rebecca Raphael ghi nhận trong bài luận về tác phẩm của Butler: “Lauren kết hợp những ý tưởng kiểu Heraclitus này với các mệnh lệnh đạo đức để phụng sự tốt và định hình một cách có ý thức sự thay đổi mà ai đó dính mắc. Không có gì siêu nhiên về quan niệm về thay đổi trong đạo Earthseed, không phải là mệnh trời hay thuyết mạt thế lạ lẫm, đó là lời kêu gọi có trách nhiệm đối với quy luật biến đổi trong thế giới của ai đó.”

Tôn giáo của Lauren, Earthseed, có các khía cạnh của cả chủ nghĩa khắc kỷ và Phật giáo.

Như Raphael chỉ ra: “Các ý tưởng cấu thành của Earthseed không phải là mới. Nó có các yếu tố siêu hình Phật giáo, có sự định hình thế giới của Do Thái giáo thông qua hành động đạo đức, và có sự tập trung của chủ nghĩa khắc kỷ vào những gì chúng ta có thể thực sự làm được ngay lúc này dù nhỏ. Nó không có sự khinh miệt đối với một nhóm xã hội hoặc tôn giáo khác bên ngoài, mà thay vào đó nuôi dưỡng lòng nhân ái trong một thế giới bạo lực, để chuẩn bị con người cho cuộc sống trên các hành tinh khác.”

Vậy trong cuộc khủng hoảng hiện tại của chúng ta, các nhà khắc kỷ sẽ khuyên chúng ta tiếp cận sự thay đổi như thế nào – không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai, điều gì vẫn đúng?

“Chúng ta phải phân biệt giữa những thứ chúng ta kiểm soát và những thứ không kiểm soát được,” Sellars nói. “Bạn có thể tự cách ly, giãn cách xã hội và làm những việc này một cách thận trọng, bình tĩnh, có lý trí, không bị thúc đẩy bởi sự hoảng loạn, sợ hãi hoặc lo lắng.”

Phong trào Khắc kỷ Hiện đại tổ chức Tuần lễ Khắc kỷ hàng năm.

Trong thời gian đó, những người tham gia được thử thách về khả năng tập trung vào quá trình chứ không phải kết quả, và đối mặt với thực tế rằng nghịch cảnh là một phần của cuộc sống bình thường; rằng chúng ta có thể học hỏi từ nghịch cảnh và học hỏi từ thất bại. Nói cách khác, nghịch cảnh là một trải nghiệm để học hỏi.

“Điều này rồi cũng qua đi”

Một nhà tiên tri thời Trung Cổ hỏi một nhà thông thái về thông điệp để giữ thân an toàn.

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,’Hãy sống trong thời hiện tại giữa thế giới không ngừng thay đổi’ cũng là triết lý trong Phật giáo

Câu trả lời là gì? “Điều này rồi cũng qua đi.”

Đó là cụm từ được nam tài tử Tom Hanks dùng trong những tháng gần đây để nói về đại dịch virus corona, và đó cũng là tên một cuốn sách được xuất bản gần đây của nhà trị liệu tâm lý Julia Samuel.

Trong cuốn ‘Điều này rồi cũng qua đi: Những câu chuyện về thay đổi, khủng hoảng và khởi đầu hy vọng’, Samuel kể lại câu chuyện của một số khách hàng của bà.

“Mỗi người bước qua cánh cửa của tôi đều có nỗi khổ với sự thay đổi,” bà nói với BBC Culture. “Thay đổi là điều chắc chắn của cuộc sống, và nỗi đau là tác nhân tạo ra thay đổi, nó buộc bạn phải thức tỉnh và nhìn thế giới một cách khác, và nỗi đau của sự thay đổi buộc bạn phải nhìn ra thực tế của nó. Chính nhờ nỗi đau chúng ta mới học được, ở cấp độ cá nhân và cũng như phổ quát.”

Samuel nói rằng khi đại dịch hiện tại bùng nổ vào lúc đầu, rất nhiều người trong chúng ta trở nên “tê liệt, sốc và lo lắng. Nó giống như âm nhạc đáng sợ của phim ‘Hàm cá mập’ đang đến gần, bạn có thể chặn nó lại nhưng cuối cùng bạn phải để ý, bạn phải biến chuyển và thay đổi”.

Bà chọn cụm từ ‘Điều này rồi cũng qua đi’ cho tựa đề cuốn sách của bà bởi vì “chúng ta phải đi cùng sự thay đổi và những cuộc khủng hoảng để thoát ra được sang phía bên kia”. Bạn có thể không tin rằng nó sẽ kết thúc. “Vào mùa đông, bạn có thể không tin rằng hè sẽ đến, nhưng nó sẽ đến.”

Chấp nhận thay đổi cũng giúp bạn đối phó thay đổi tốt hơn, bà nói. “Có một nghịch lý là càng cho phép bản thân chấp nhận rằng thay đổi là không thể tránh khỏi, thì ta càng có khả năng thay đổi có chủ đích và thích ứng.” Thay đổi có thể là động lực để tiến bộ.

Samuel hoàn toàn chấp nhận dòng chảy của cuộc sống và tự nhiên, cũng như chấp nhận đối mặt với thay đổi lớn lao nhất mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng sẽ trải qua: cái chết của chính mình.

“Tôi nghĩ những gì chúng ta không nhìn thấy sẽ lớn dần bên trong chúng ta, vì vậy chúng ta cần nói chuyện với nhau về cái chết. Những điều bạn không nói có thể gây ám ảnh và khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn. Cuộc sống là quý giá nhưng cần chấp nhận rằng nó có giới hạn.”

Đã hơn nửa thế kỷ kể từ khi ca sỹ, nhà hoạt động nhân quyền Sam Cooke đưa ra khẩu hiệu nhân quyền đầy sức mạnh và lạc quan: Sự Thay Đổi Sẽ Xảy Ra. Ca khúc có tựa đề A Change is Gonna Come vẫn còn nguyên tính hợp thời như ngày nào.

Và đã gần 40 năm kể từ khi nghệ sỹ Mỹ theo trường phái nghệ thuật khái niệm Jenny Holzer tạo ra những bản poster tính biểu tượng – Inflammatory Essays (Những bài luận đầy thôi thúc) – trong đó in những tuyên bố được lấy cảm hứng từ các lãnh tụ chính trị nổi tiếng như Lenin và Mao Trạch Đông, đem dán đầy khắp nơi ở New York trong thời 1979-1982. Một trong các thông điệp trên đó viết rằng: “Thay đổi là nền tảng căn bản của toàn bộ lịch sử, là bằng chứng cho thấy sức mạnh”.

Cuộc khủng hoảng hiện tại – và cuộc chiến vì bình đẳng xã hội và sắc tộc – khiến lời của Holzer càng trở nên có tiếng vang.

Và với nhiều cộng đồng bày tỏ đoàn kết và ủng hộ, có vẻ như những phẩm chất như lòng dũng cảm, sự kiên cường, lòng trắc ẩn, sự thấu cảm – và ý thức công bằng và công lý – vẫn tồn tại.

Chúng ta sẽ nhìn lại quãng thời gian đầy xáo trộn, thay đổi và biến động này như thế nào? Liệu chúng ta có ra khỏi tình trạng này với hiểu biết sâu sắc hơn và cái nhìn sâu hơn về nhân loại, các ưu tiên và giá trị của chúng ta? ‘Sức sống’ của chúng ta liệu đã được chứng minh?

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Blog at WordPress.com.