Daily Archives: April 17, 2021

Vì sao VN cần giáo dục khai phóng và cải cách đại học?

  • Quốc Phương
  • BBC Tiếng Việt

3 tháng 3 2019

Giáo dục Việt Nam
Chụp lại hình ảnh,Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, chắc chắn phải hòa nhập vào dòng chảy chung của giáo dục quốc tế, theo ý kiến chuyên gia

Gần đây, giáo dục Việt Nam xuất hiện thêm nhiều cuộc thảo luận, trong đó có các nội dung về nội hàm của giáo dục khai phóng, đi tìm triết lý giáo dục, minh định vai trò của giáo dục đại học trong một nền giáo dục cải cách.

Để tìm hiểu thêm về ý nghĩa và tính thời sự của những vấn đề này, BBC Tiếng Việt đã có cuộc trao đổi với Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Lâm Quang Thiệp, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, cựu Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Việt Nam.

Sau đây là nội dung của cuộc trao đổi được thực hiện qua bút đàm với nhà nghiên cứu này hôm 03/3/2019.

Từ Mỹ nhìn về giáo dục ở Việt NamQUẢNG CÁOhttps://4c5c217b69878ff90fe3c47c4d53530f.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Tiến sỹ VN ‘đủ số chỉ thiếu chất’

Ông Nhạ ‘không thể không chịu trách nhiệm’

Tiếng Việt thời ‘Công nghệ giáo dục’

BBC: Thưa Giáo sư, vì sao mấy năm trở lại, dư luận Việt Nam đề cập và quan tâm nhiều đến giáo dục khai phóng? Tinh thần chính của nó là gì và nó có thể và nên thích ứng ra sao với giáo dục ở Việt Nam?

Giáo sư Lâm Quang Thiệp: Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Hoa Kỳ (AAC&U) đã đưa ra định nghĩa về Giáo dục khai phóng như sau: “Giáo dục khai phóng là một cách tiếp cận học tập tạo năng lực và chuẩn bị cho từng cá thể người học ứng phó với sự phức tạp, đa dạng và thay đổi. Nó cung cấp cho người học một nền kiến thức bao quát về thế giới rộng lớn (khoa học, văn hóa và xã hội) đồng thời đi sâu nghiên cứu một lĩnh vực quan tâm xác định. Giáo dục khai phóng giúp người học phát triển ý thức về trách nhiệm xã hội cũng như tri thức khả dụng mạnh mẽ và các kỹ năng thực tiễn như giao tiếp, phân tích và giải quyết vấn đề, cũng như thể hiện một năng lực áp dụng kiến thức và kỹ năng vào đời sống thực tế”.

Đối với chương trình đào tạo đại học, có hai xu hướng phổ biến là xu hướng Giáo dục khai phóng như trên, để hình thành những con người toàn diện có tầm nhìn, có năng lực tư duy và tình cảm nhân văn (con người-mục đích); và xu hướng thực dụng đào tạo con người gắn với một nghề nghiệp xác định (con người-công cụ).

Trong lịch sử phát triển của mình, mục tiêu của giáo dục đại học dường như dao động giữa hai trạng thái nêu trên. Cho đến các thập niên đầu của thế kỷ 21, trên toàn cầu xu hướng Giáo dục khai phóng đã trở lại một cách mạnh mẽ. Vì lẽ, một là, công nghệ mới làm cho xã hội biến đổi nhanh chóng, cần một tầm nhìn rộng lớn mới định hướng được cuộc sống, như cần la bàn để đi biển. Hai là, người ta ngày càng nhận ra sự cần thiết của các “kỹ năng mềm” (khả năng giao tiếp, óc phê phán, tổng hợp và phân tích). Ba là, do vòng đời công nghệ quá ngắn, thế kỷ 21 không đảm bảo có một nghề nghiệp ổn định: thị trường nhân lực rất đa dạng và đầy biến động. Chương trình đào tạo chuyên môn hẹp không thích hợp với nền kinh tế tri thức đòi hỏi kiến thức rộng liên ngành và năng lực đổi mới.

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, giáo dục đại học Việt Nam tất yếu phải hòa vào dòng chảy chung của giáo dục đại học thế giới, do đó có dấu hiệu Giáo dục khai phóng phục hồi. Các trường đại học hiện đại nhất ở Việt Nam, như Đại học Fulbright và Đại học Việt – Nhật đã mở đầu tuyên bố áp dụng Giáo dục khai phóng trong chương trình đào tạo của mình. Tôi nghĩ xu hướng này sẽ lan tỏa ra các trường đại học khác, vì không thể nào khác nếu muốn đào tạo sinh viên thành những công dân toàn cầu trong thời đại mới.

Vấn đề đau đầu nhất?

Giáo sư Lâm Quang Thiệp
Chụp lại hình ảnh,Giáo sư Lâm Quang Thiệp từng có nhiều năm làm cố vấn cho các Bộ trưởng Giáo dục Việt Nam, trong đó có lĩnh vực Giáo dục đại học

BBC: Vấn đề ‘đau đầu’ nhất đối với giáo dục của Việt Nam hiện nay là gì? Trong những vấn đề ấy, đi tìm, xác định và xây dựng triết lý giáo dục đúng đắn, phù hợp có phải là một câu hỏi hay không và tại sao, thưa ông?

GS. Lâm Quang Thiệp: Tôi nghĩ, đối với giáo dục phổ thông, có lẽ vấn đề khó nhất là làm sao thực sự thay đổi mục tiêu và phương pháp giáo dục, từ xu hướng nhồi nhét kiến thức biến học sinh thành con người vâng lời thụ động thành con người biết suy nghĩ, chủ động, sáng tạo.

Đối với giáo dục đại học và nghề nghiệp, có lẽ cần quyết tâm xây dựng thành một hệ thống nhất quán, liên thông, phục vụ mục tiêu đào tạo nhân lực trình độ cao, không để tình trạng cát cứ, phân tán như hiện tại.

Triết lý giáo dục cho một nền giáo dục quốc gia là rất cần thiết. Tuy nhiên đối với Việt Nam cho đến nay vấn đề này vẫn còn bị treo lơ lửng. Có lẽ do những định hướng lớn hơn của hệ thống. Trước mắt, tôi nghĩ có thể dựa vào triết lý về học tập chung của UNESCO: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người.

‘Giáo dục VN thất bại vì tư duy tiểu nông, bóc ngắn cắn dài’

Gian lận điểm, nỗi xấu hổ giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Giáo dục ‘thấy tiêu cực cần xử lý ngay’

Giáo dục VN ‘đẽo cày thành tăm’

Từ nhận thức đến giải pháp

BBC: Mới đây truyền thông Việt Nam có giới thiệu một cuốn sách về thiết chế giáo dục Đại học của tác giả Tiến sỹ Nguyễn Xuân Xanh. Từ trước dường như đã có nhiều công trình, sách vở, báo chí về đề tài này ở Việt Nam, có gì mới và đáng nói từ công trình này theo Giáo sư?

GLâm Quang Thiệp: Trong những năm qua đã có nhiều sách về giáo dục đại học đã ra đời ở Việt Nam, đặc biệt từ Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Xanh, một tác giả, dịch giả, chủ biên, đồng chủ biên của một dòng sách, bên cạnh rất nhiều bài Essays, về Lịch sử khoa học, Giáo dục và Khai sáng, trong đó có Nước Đức Thế kỷ XIX (2004), Einstein – Thuyết tương đối hẹp và rộng (2014), 400 Năm Thiên văn học và Galilei (2009), 150 Năm Thuyết tiến hóa và Darwin (2009) v.v…, cũng như nhiều sách về Cải cách Minh Trị nhân kỷ niệm 150 năm (2018), và nhiều trí thức có tiếng cũng đã đóng góp xuất bản cuốn sách kỷ niệm 200 năm Đại học Humboldt (1810-2010).

Sách về giáo dục Đại học
Chụp lại hình ảnh,Giáo dục đại học là một lĩnh vực được quan tâm cao ở quốc tế và Việt Nam

Với mạch suy nghĩ đó về giáo dục đại học, vừa qua TS. Nguyễn Xuân Xanh vừa cho ra đời cuốn “Đại học – Định chế Giáo dục cao thay đổi Thế giới, từ Trung cổ đến Hiện đại“. Theo tôi, đây là một công trình công phu, cho thấy rõ các triết lý về giáo dục đại học, các sứ mạng nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ xã hội của trường đại học. Cuốn sách cung cấp cho người đọc một bức tranh khá đầy đủ, phong phú, nhiều màu sắc của giáo dục đại học đương đại của châu Âu, Hoa Kỳ và cả châu Á.

Qua một số giải bày tâm huyết trong cuốn sách có thể thấy nỗi xót xa của tác giả về sự lạc hậu của giáo dục đại học nước nhà và niềm kỳ vọng cháy bỏng về một nền giáo dục đại học tương lai của đất nước thật sự hội nhập với thế giới, là điệu kiện quan trọng hàng đầu cho sự hưng thịnh của dân tộc.

Tôi nghĩ giáo chức đại học, các nhà quản lý giáo dục đại học và các nhà lãnh đạo và quản lý đất nước nói chung rất nên đọc công trình này.

BBCTheo Giáo sư, ở Việt Nam hiện có cần minh định lại vai trò của giáo dục đại học và nhất là xác định các giải pháp để phát huy hệ thống này một cách hiệu quả, hợp lý nhất trong tổng thể giáo dục và cải cách giáo dục hay không, nếu đây thực sự là một nhu cầu?

GS Lâm Quang Thiệp: Đối với giáo dục đại học, tôi nghĩ, trước hết phải tổ chức lại hệ thống. Theo thông lệ quốc tế, hệ thống giáo dục đại học, với nghĩa là hệ thống giáo dục sau trung học, phải gắn kết thành một khối để tác động hỗ trợ nhau.

Hiện nay hệ thống các trường đại học và các trường cao đẳng tách rời nhau, vì chúng được thiết kế theo kiểu cát cứ, phụ thuộc vào các cơ quan quản lý chúng.

Hơn nữa, tư tưởng giáo dục mở phải được thể hiện trong thiết kế, hệ thống phải được liên thông, có nhiều lối ra và lối vào, thuận lợi cho người học.

Hệ thống học liệu mở phải được tận dụng, phải tranh thủ công nghệ thông tin và truyền thông mới để khắc phục sự lạc hậu, yếu kém của đất nước. Điều quan trọng nhất trong giảng dạy đại học là dạy cách học, muốn thế phải nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên đại học.

Giáo sưLâm Quang Thiệp là chuyên gia về giáo dục đại học và khoa học đo lường trong giáo dục. Ông nhận bằng Tiến sĩ (1968) và Tiến sĩ khoa học (1982) về khoa học tự nhiên (Địa vật lý) tại Đại học Quốc gia Moscow. Ông từng là Vụ trưởng Vụ Đại học tại Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (1988-1997), Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Bang New York (SUNY), Buffalo theo chương trình trao đổi học giả Fulbright.

Advertisement
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Biển Đông: VN tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa để ‘tỏ thái độ’ với TQ?

  • Mỹ Hằng
  • BBC News Tiếng Việt

16 tháng 4 2021, 17:27 +07

Vietnam, south china sea
Chụp lại hình ảnh,Khu trục hạm 016 Quang Trung của Việt Nam trên Biển Đông

Tuần qua, Việt Nam đã đưa tàu khu trục 016 Quang Trung và trực thăng chống tàu ngầm ra gần khu vực đảo Trường Sa để tập trận, thông tin được VnExpress đăng tải ngày 7/4.

Cuộc tập trận của Việt Nam trên Biển Đông diễn ra trong bối cảnh hàng trăm tàu cá Trung Quốc tập trung ở Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

TQ lại lấn át ở Biển Đông, VN còn trông đợi Mỹ được không?

TQ sửa luật hải cảnh gây lo ngại xung đột quân sự trên Biển ĐôngQUẢNG CÁOhttps://2994443b59e4bf263ae04ee9c9f292c5.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Biển Đông: ‘TQ mượn gió bẻ măng’ nhưng ‘thời thế hiện không dễ cho họ’

Đài Truyền hình Việt Nam cho biết thêm: “Trên quần đảo Trường Sa, công tác chuẩn bị chiến đấu đang ở mức cao nhất”.

Trả lời BBC News Tiếng Việt về diễn biến nói trên, TS Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (ISCS) nói: “Chính phủ Việt Nam muốn gửi đi một thông điệp lớn lao hơn nhiều: khẳng định Việt Nam có hoàn toàn chủ quyền đối với khu vực quần đảo Trường Sa”.

Việt Nam ‘tỏ thái độ’ với Trung Quốc?

Khinh hạm 016 Quang Trung, được trang bị tên lửa, được sử dụng để chống tàu ngầm và các tàu chiến khác, hiện đang ở Trường Sa, VnExpress cho biết.

Cùng lúc đó, trực thăng Ka-28 của Việt Nam thực hiện diễn tập hạ cánh khẩn cấp.

Cũng thời điểm này, Trung Quốc tiếp tục điều hơn 200 tàu dân quân biển ra sát khu vực Đá Kennen và Đá Gaven hôm 11/4, trong khi tại Đá Ba Đầu chỉ còn lại 9 thuyền, theo AFP.

Vụ việc đã khiến tình hình vốn đã căng thẳng trên Biển Đông trở nên nóng bỏng hơn.

Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố vụ tàu dân quân Trung Quốc tập trung ở Đá Ba Đầu là hành động ‘xâm phạm nghiêm chủ quyền Việt Nam’. Trong khi Philippines cử máy bay do thám tới khu vực có tàu cá của Trung Quốc, đồng thời cho triệu hồi đại sứ Trung Quốc.

Một số báo quốc tế sau đó đăng thông tin vụ tập trận của Việt Nam kèm câu hỏi có phải Việt Nam đang ‘tỏ thái độ’ với Trung Quốc hay không?

Trang Express của Anh nhận định rằng Việt Nam cử tàu chiến đến khu vực đảo Trường Sa tập trận là để “trả đũa các tuyên bố hung hăng của Bắc Kinh đối với Biển Đông”, và cũng để ” đáp trả” các tàu dân quân của Trung Quốc xâm phạm vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

“Một trong những tàu tuần duyên của Việt Nam đang neo đậu tại Đá Ba Đầu để theo dõi gần 220 tàu “dân quân” của Trung Quốc đang hoạt động trong khu vực,” tờ Express viết thêm.

Trang News của Australia viết rằng Việt Nam “Việt Nam sẵn sàng tác chiến trên Biển Đông khi tàu Trung Quốc tràn vào khu vực”.

“Trung Quốc điều động tàu tên lửa. Philippines đưa máy bay tới. Nhưng một nước khác đang triển khai quân đội để đưa ra yêu sách trên Biển Đông – Việt Nam,” bài báo trên News mô tả.

“Khi “lực lượng tàu cá dân quân” của Bắc Kinh di chuyển trên quần đảo Trường Sa và Manila cử máy bay trinh sát đến quan sát, Hà Nội đã điều một tàu chiến của họ tiến hành “diễn tập chiến đấu” gần đó,” vẫn theo News.

“Khinh hạm chống ngầm hiện đại Quang Trung và máy bay trực thăng đã diễn tập trước mắt Trung Quốc và các nhóm tàu được quân sự hóa tối đa của nước này,” trang News viết.

CNN gần đây mô tả các tàu cá của Trung Quốc ở Biển Đông đang là một ‘lực lượng hải quân’ (Navy) mà thế giới chưa biết tới.

‘Gửi đi thông điệp lớn hơn’

Tuy nhiên ông Nguyễn Thành Trung cho rằng việc Việt Nam tập trận ở khu vực này là một chuyện bình thường, và việc đưa tàu Quang Trung tới Biển Đông vào thời điểm này gửi đi một thông điệp lớn hơn nhiều.

Ông Trung nói với BBC:

“Sự việc tàu hộ vệ tên lửa 016 Quang Trung lớp Gepard tập trận bắn đạn thật ở khu vực quần đảo Trường Sa trong bối cảnh hàng trăm tàu cá Trung Quốc mà nhiều chuyên gia tin là tàu dân quân biển neo đậu không chịu di chuyển ở đá Ba Đầu, và sau đó đá Ken Na thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa dễ dẫn đến một số suy đoán về động cơ của Việt Nam.”

“Mặc dù thời điểm có thể tạo ra suy đoán rằng Việt Nam muốn “tỏ thái độ” với Trung Quốc, nhưng tôi cho rằng thông điệp lớn hơn nhiều. Chính phủ Việt Nam muốn khẳng định Việt Nam có hoàn toàn chủ quyền đối với khu vực quần đảo Trường Sa và việc tập trận ở khu vực này là một chuyện bình thường. Câu chuyện muốn “tỏ thái độ” không hài lòng chỉ với một tàu hộ vệ tên lửa thì nhiều khi lại chuyển sai thông điệp.”

“Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ không quan tâm nhiều tới việc tập trận của tàu hộ vệ tện lửa Quang Trung bởi vì Trung Quốc nhiều lần tập trận ở biển Đông trong thời gian qua.”

“Trong năm 2020, Trung Quốc và Mỹ đã nhiều lần tập trận quy mô lớn ở khu vực biển Đông với sự tham gia của tàu hàng không mẫu hạm để nhằm thị uy sức mạnh trong việc triển khai sức mạnh.”

Biển Đông: Trung Quốc và Philippines khẩu chiến vụ đá Ba Đầu

Mỹ đăng bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa, Trường Sa – sự cố hay có ẩn ý?

Biển Đông: Bãi Ba Đầu thuộc Việt Nam, Trung Quốc hay Philippines?

“Mỹ thậm chí tổ chức nhiều cuộc tập trận ở khu vực biển Đông có sự tham gia của các quốc gia đồng minh như Nhật, Úc và cả đối tác thân thiết như Singapore.”

“Hai bên sử dụng tập trận như là cách để cho bên kia thấy sự vượt trội về sức mạnh hải, không quân của mình, còn việc thao diễn chỉ là phụ.”

“Do đó, nếu nói về tập trận của Việt Nam ở khu vực biển Đông thì tôi không cho rằng Trung Quốc sẽ đẩy căng thẳng với Việt Nam lên cao lần này khi quy mô tập trận của Việt Nam là tương đối nhỏ.”

“Ngoài ra, Trung Quốc cũng không muốn đẩy Việt Nam tham gia vào một liên minh quân sự Mỹ-Philippines được hâm nóng trong vài tuần gần đây với sự kiện Đá Ba Đầu.”

Ảnh chụp từ trên không của đá Ba Đầu, Quần đảo Trường Sa, Biển Đông ngày 19/3/2021
Chụp lại hình ảnh,Ảnh chụp từ trên không của đá Ba Đầu, Quần đảo Trường Sa, Biển Đông ngày 19/3/2021

“Trung Quốc sẽ bị thiệt hại về chiến lược nếu đẩy căng thẳng ở biển Đông lên cao vào thời điểm này, khi một số quốc gia ngoài khu vực như Úc, Pháp, Đức, Anh, Nhật cũng muốn tham gia cùng Mỹ duy trì luật lệ quốc tế ở khu vực biển Đông.”

“Tôi cũng cho rằng Việt Nam vẫn giữ chính sách nhất quán của mình đối với chủ quyền ở khu vực biển Đông, nhưng vẫn áp dụng chính sách mềm dẻo với Trung Quốc hơn là một chính sách đối đầu mang tính cứng rắn trong tương lai.”

Khinh hạm Quang Trung có gì đặc biệt?

016 Quang Trung, khinh hạm lớp Gepard, được đưa vào biên chế năm 2018, mang rất nhiều vũ khí hiện đại của Nga và công nghệ ngụy trang như sơn hấp thụ radar.

Chinese vessels moored at a reef in the disputed South China Sea, 7 March 2021
Chụp lại hình ảnh,Philippines công bố hình ảnh tàu Trung Quốc neo tại một bãi đá ngầm ngày 7/3

Vũ khí chính của khinh hạm này bao gồm tám tên lửa 3M24E với tầm bắn 130 km, một súng AK-176MA và các tổ hợp súng tên lửa khác. Khinh hạm 016 Quang Trung cũng có khả năng chở một máy bay trực thăng Ka-28 cho tác chiến chống tàu ngầm.

Vỏ tàu và cấu trúc thượng tầng được xây dựng chủ yếu bằng thép. Vỏ tàu được chia thành 10 khoang kín nước. Con tàu được thiết kế để có thể nổi ngay cả khi hai khoang cạnh nhau bị ngập nước.

Các tàu này có khả năng sử dụng các hệ thống vũ khí của mình trong điều kiện lên đến Trạng thái Biển 5, theo NavyRecognition.

Các căng thẳng khu vực Biển Đông đang được nhiều quốc gia khác chú ý.

Ngoài Đức, Pháp nay có Anh Quốc cũng muốn có sự hiện diện ở vùng biển này nhằm đề cao nguyên tắc tự do hàng hải như một hình thức “nhắc nhở Trung Quốc”.

Các báo Anh hôm 15/04 trích nguồn Bộ Quốc phòng và Hải quân Hoàng gia cho hay tới đây, hàng không mẫu hạm mới nhất của Anh, chiếc HMS Elizabeth sắp có chuyến hải hành đầu tiên sang châu Á.

TK Pham
Chụp lại hình ảnh,Bộ đội VN trên đảo Sơn Ca, quần đảo Trường Sa

Dự kiến, con tàu sẽ qua Ấn Độ Dương, Singapore, Biển Đông để đi lên Đông Bắc Á và kết thúc chuyến đi bằng cuộc diễn tập với hải quân Nhật Bản.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Blog at WordPress.com.