Daily Archives: April 23, 2021

Hãy chấp nhận thay đổi để mọi chuyện tốt đẹp hơn?

  • Lindsay Baker
  • BBC Culture

27 tháng 1 2021

Maria Medem

Heraclitus từng nói: “Cuộc sống là dòng chảy.”

Triết gia Hy Lạp này vào năm 500 trước Công nguyên đã chỉ ra rằng mọi thứ liên tục chuyển động và trở nên khác đi so với nó trước đó.

Nghĩ về cái chết để làm cuộc đời tốt đẹp hơn

Bí ẩn chiếc bình mực trên kiệt tác của danh họa Raphael

Phép ẩn dụ, ví von khiến ta phải suy nghĩ

Giống như một dòng sông, cuộc sống trôi chảy mãi về phía trước, và mặc dù chúng ta có thể bước từ trên bờ xuống sông, dòng nước đang chảy qua chân ta sẽ không bao giờ là dòng nước đã chảy qua trước đó, dù chỉ một khoảnh khắc ngắn ngủi.

Heraclitus kết luận rằng vì bản chất của cuộc sống là biến đổi, nên việc chống lại dòng chảy tự nhiên này là chống lại chính bản chất của sự tồn tại. “Không có gì vĩnh cửu ngoại trừ sự biến đổi,” ông nói.

Hãy chấp nhận thay đổi

Hay như tiểu thuyết gia Elena Ferrante mới đây nói rằng: “Chúng ta không việc gì phải sợ thay đổi, và không nên hoảng sợ trước những điều khác biệt.”

Nếu học được cách xử lý dòng chảy vô tận này, chúng ta có thể xoay sở được chính bản thân cuộc đời – điều mà, sau Heraclitus vài thiên niên kỷ, trong thời đại vốn bất định và thay đổi nhanh chóng của chúng ta lúc này, đang đặc biệt có sức cộng hưởng.

Kể từ khi loài người xuất hiện, nhiều nghệ sĩ, nhà văn và triết gia vĩ đại đã đau đầu với ý niệm về sự thay đổi, và cả với sự bốc đồng của chúng ta trong việc phản kháng lại những thay đổi.

“Có cái gì đó bên trong khiến chúng ta mong muốn mãi là một đứa trẻ… từ chối mọi thứ xa lạ,” Carl Jung, nhà tâm lý học và là tác giả thế kỷ 20 viết trong cuốn ‘Các giai đoạn cuộc đời’, suy ngẫm về lời của Heraclitus.

Đối với các nhà tư tưởng này, việc không chịu chấp nhận rằng thay đổi chính là một phần tất yếu và bình thường của cuộc sống sẽ gây ra rắc rối, đau đớn và thất vọng. Nếu chúng ta chấp nhận rằng mọi thứ liên tục thay đổi và thoáng qua, họ nói, mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ hơn.

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Nhà triết học Heraclitus (ngồi cạnh chiếc bàn) trong kiệt tác The School of Athens của danh họa Raphael

Vậy thì lý thuyết ‘cuộc sống là dòng chảy’ có hàm ý chúng ta phải cam chịu, coi là định mệnh trước tất cả những thách thức, thay đổi và khủng hoảng mà cuộc sống đưa đẩy chúng ta hay không?

Cuộc chiến thành Troy: Huyền thoại hay lịch sử?

Iran: Sức nóng Hỏa giáo thổi vào Phương Tây

Nhân vật cổ bí hiểm làm thay đổi biên niên sử Trung Hoa

Không nhất thiết phải vậy, John Sellars, tác giả cuốn sách mới ‘Những bài học về chủ nghĩa khắc kỷ’ đồng thời là giảng viên triết học tại trường Royal Holloway, Đại học London, nói.

Theo Sellars, lý thuyết của Heraclitus không phải là ‘buông xuôi’ mà là ‘chấp nhận’.

Thay đổi là chủ đề yêu thích của Chủ nghĩa Khắc kỷ, một trường phái triết học Hy Lạp (một phần được khơi nguồn cảm hứng từ Heraclitus) dựa trên một hệ thống lý luận và quan điểm về thế giới tự nhiên.

‘Khắc kỷ’ trong trí tưởng tượng của mọi người là chịu gian khổ mà không phàn nàn, ‘mỉm cười và cam chịu’.

Nhưng triết lý này có nhiều khía cạnh hơn thế. Trong cuốn sách của mình, Sellars kết hợp những suy nghĩ của ba nhà Khắc kỷ – Seneca, Epictetus và Marcus Aurelius – cho thấy ý tưởng của họ có thể giúp ích cho chúng ta ngày nay như thế nào.

Thể hiện trong văn học

“Những người theo thuyết khắc kỷ tin rằng không có gì là ổn định và chúng ta cần đối mặt với điều đó. Thế giới tự nhiên được cấu thành từ một loạt các chu trình luôn biến đổi, nhưng nếu chúng ta muốn sống hạnh phúc với thiên nhiên, chúng ta phải hòa hợp với nó.”

Thật ra, ông nói, khắc kỷ chú trọng vào việc đối mặt chứ không phải là phản kháng những thay đổi. “Tất cả mọi thứ đều thay đổi, câu hỏi đặt ra là chúng ta có thay đổi theo hay không?” Sellars nói. “Những người khắc kỷ nói rằng chúng ta không có bất kỳ lựa chọn nào, chúng ta không thể chiến đấu chống lại nó.”

Ý tưởng này được hưởng ứng trong nghệ thuật và văn học.

Tác giả người Anh Virginia Woolf, người được biết đến nhiều với phong cách viết độc thoại nội tâm, qua đó lột tả được những biến đổi trong suy nghĩ của nhân vật, viết rằng: “Một bản ngã luôn thay đổi là bản ngã tiếp tục sống.”

Trong một trong những tác phẩm lạ đời nhất của bà, bài văn vần ‘The Waves’, (1931), Woolf lần theo hướng tư duy ý thức của sáu người bạn, bắt đầu từ thời thơ ấu của họ.

Các nhân vật bước vào giai đoạn mới của cuộc đời với đầy những điều mới lạ và bất định. Giọng kể chuyện trôi chảy luân chuyển một cách tinh tế giữa các quan điểm khác nhau của họ, vì tất cả bọn họ đều phải vật vã trong việc xác định bản thân dù bằng cách này hay cách khác.

Ngòi bút của Woolf trình bày tất cả những điều này trong một quá trình thay đổi và biến chuyển vô tận xuyên suốt câu chuyện, giống như tất cả chúng ta trong cuộc sống.

Thay đổi là một trong những ám ảnh của Woolf.

Trong tiểu thuyết vui tươi trước đó, Orlando (1928), bà thuật lại câu chuyện về một nhà quý tộc thời Nữ hoàng Elizabeth ở Anh (từ giữa thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17). Vào giữa truyện, người này tỉnh giấc và phát hiện ra mình đã trở thành phụ nữ.

Woolf viết trong tiểu thuyết: “Thay đổi diễn ra không ngừng, và thay đổi có lẽ không bao giờ chấm dứt. Những tường luỹ bảo vệ cho tư tưởng và thói quen tưởng chừng như vững chắc như bàn thạch hoá ra lại đổ sụp tan tành khi bị tư tưởng khác chạm vào, để lại một khung trời trống không và những ngôi sao mới lấp lánh.”

Woolf là người rất tích cực chép nhật ký và viết ra những suy nghĩ sâu kín nhất trong lòng nhằm để thấu hiểu cảm xúc của mình.

Đây cũng là thói quen của nhiều nhà văn và nhà tư tưởng lớn, trong đó có Susan Sontag, Joan Didion, Oscar Wilde – và nhà văn khắc kỷ Marcus Aurelius.

Trên thực tế, những người thực hành khắc kỷ ngày nay vẫn khuyên là cần phải ghi nhật ký.

Họ cho rằng điều này là để tự rèn luyện trước bất cứ điều gì có thể xảy ra trong tương lai, và để trong ngày có thể kiểm điểm lại hành động bản thân, qua đó tôi luyện bản thân và sẵn sàng tâm thế ở mức tốt nhất để trước những biến chuyển có thể phát sinh trong cuộc sống.

Có lẽ đây là lý do tại sao những người khắc kỷ nổi tiếng là ‘môi trên cứng đơ’ – không nói chuyện nhảm nhí.

“Quả thực là có cơ sở thực tế,” John Sellars thừa nhận. “Một phần đó là nhờ kiên cường tôi luyện, bởi vì học cách ứng phó với nghịch cảnh có nghĩa là làm sao để ta đừng cảm thấy nghịch cảnh đó là quá khắc nghiệt. Nhưng mà đó không phải là kiểm soát hay kìm nén – vấn đề ở đây, đó là khắc kỷ là chuyện cương quyết tiếp tục bỏ qua điều gì đó quan trọng.”

Chân lý vĩnh cửu duy nhất

Vậy thì lý trí lạnh lùng có phải là chìa khóa để nắm bắt thay đổi không?

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,”Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông,” triết gia Heraclitus nói

“Mục tiêu là hướng tới một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc,” Sellars nói, “tận hưởng niềm vui thực sự ở đúng chỗ chứ không phải là để có cảm xúc phẳng lặng.”

Những người khắc kỷ khuyên rằng hãy trân trọng những thứ trong hiện tại nhưng cũng cần nhận thức được rằng chúng không tồn tại vĩnh viễn.

“Đừng sợ bất trắc.” Theo nghĩa này, Sellars nói, chủ nghĩa khắc kỷ có sự tương đồng rộng rãi với Phật giáo. “Mọi thứ đều đổi thay, hãy sống trong giây phút hiện tại, đừng phụ thuộc vào ngoại cảnh.”

Điều này nghe có vẻ vô cảm, thậm chí là lạnh lùng – nhưng nó không phải vậy, Sellars nhấn mạnh. “Bởi vì giống như Phật giáo, chủ nghĩa khắc kỷ cũng khuyên rằng hãy có lòng thương đối với tất cả các loài hữu tình và gắn bó với thiên nhiên chứ không phải vô cảm hay vô tình.”

Trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng mang tính ước đoán ‘Ngụ ngôn về người gieo trồng’ (1993), Octavia E Butler viết về nhân vật chính, Lauren. Nhân vật là người sáng lập ra một tôn giáo mà bà gọi là Earthseed, và là người coi thay đổi là lực khuấy động vũ trụ.

Quan điểm của tác giả được nêu ra dưới dạng những câu nói trào phúng, thông qua Lauren: “Tất cả những gì bạn chạm vào, bạn làm chúng Thay đổi. Tất cả những gì bạn Thay đổi sẽ Thay đổi bạn. Chân lý vĩnh cửu duy nhất là Thay đổi. Thượng đế là Thay đổi.”

Bà cũng chỉ ra mối liên hệ tương tự giữa cuộc sống, thay đổi và tự nhiên như Heraclitus đã làm trong thuyết ‘cuộc sống là dòng chảy’ của ông.

Butler viết: “Hạt thành cây, cây thành rừng; Mưa thành sông, sông ra biển; Ấu trùng thành ong, ong thành đàn. Một thành nhiều; Nhiều thành một; Luôn hợp nhất, phát triển, tan biến – luôn thay đổi. Vũ trụ là bức chân dung tự họa của Thượng Đế.”

Và tầm nhìn của Lauren về thế giới là nơi mà thiện thắng ác và nơi mà lòng tốt chiến thắng sự nhẫn tâm.

Như tác giả và học giả Mỹ Rebecca Raphael ghi nhận trong bài luận về tác phẩm của Butler: “Lauren kết hợp những ý tưởng kiểu Heraclitus này với các mệnh lệnh đạo đức để phụng sự tốt và định hình một cách có ý thức sự thay đổi mà ai đó dính mắc. Không có gì siêu nhiên về quan niệm về thay đổi trong đạo Earthseed, không phải là mệnh trời hay thuyết mạt thế lạ lẫm, đó là lời kêu gọi có trách nhiệm đối với quy luật biến đổi trong thế giới của ai đó.”

Tôn giáo của Lauren, Earthseed, có các khía cạnh của cả chủ nghĩa khắc kỷ và Phật giáo.

Như Raphael chỉ ra: “Các ý tưởng cấu thành của Earthseed không phải là mới. Nó có các yếu tố siêu hình Phật giáo, có sự định hình thế giới của Do Thái giáo thông qua hành động đạo đức, và có sự tập trung của chủ nghĩa khắc kỷ vào những gì chúng ta có thể thực sự làm được ngay lúc này dù nhỏ. Nó không có sự khinh miệt đối với một nhóm xã hội hoặc tôn giáo khác bên ngoài, mà thay vào đó nuôi dưỡng lòng nhân ái trong một thế giới bạo lực, để chuẩn bị con người cho cuộc sống trên các hành tinh khác.”

Vậy trong cuộc khủng hoảng hiện tại của chúng ta, các nhà khắc kỷ sẽ khuyên chúng ta tiếp cận sự thay đổi như thế nào – không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai, điều gì vẫn đúng?

“Chúng ta phải phân biệt giữa những thứ chúng ta kiểm soát và những thứ không kiểm soát được,” Sellars nói. “Bạn có thể tự cách ly, giãn cách xã hội và làm những việc này một cách thận trọng, bình tĩnh, có lý trí, không bị thúc đẩy bởi sự hoảng loạn, sợ hãi hoặc lo lắng.”

Phong trào Khắc kỷ Hiện đại tổ chức Tuần lễ Khắc kỷ hàng năm.

Trong thời gian đó, những người tham gia được thử thách về khả năng tập trung vào quá trình chứ không phải kết quả, và đối mặt với thực tế rằng nghịch cảnh là một phần của cuộc sống bình thường; rằng chúng ta có thể học hỏi từ nghịch cảnh và học hỏi từ thất bại. Nói cách khác, nghịch cảnh là một trải nghiệm để học hỏi.

“Điều này rồi cũng qua đi”

Một nhà tiên tri thời Trung Cổ hỏi một nhà thông thái về thông điệp để giữ thân an toàn.

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,’Hãy sống trong thời hiện tại giữa thế giới không ngừng thay đổi’ cũng là triết lý trong Phật giáo

Câu trả lời là gì? “Điều này rồi cũng qua đi.”

Đó là cụm từ được nam tài tử Tom Hanks dùng trong những tháng gần đây để nói về đại dịch virus corona, và đó cũng là tên một cuốn sách được xuất bản gần đây của nhà trị liệu tâm lý Julia Samuel.

Trong cuốn ‘Điều này rồi cũng qua đi: Những câu chuyện về thay đổi, khủng hoảng và khởi đầu hy vọng’, Samuel kể lại câu chuyện của một số khách hàng của bà.

“Mỗi người bước qua cánh cửa của tôi đều có nỗi khổ với sự thay đổi,” bà nói với BBC Culture. “Thay đổi là điều chắc chắn của cuộc sống, và nỗi đau là tác nhân tạo ra thay đổi, nó buộc bạn phải thức tỉnh và nhìn thế giới một cách khác, và nỗi đau của sự thay đổi buộc bạn phải nhìn ra thực tế của nó. Chính nhờ nỗi đau chúng ta mới học được, ở cấp độ cá nhân và cũng như phổ quát.”

Samuel nói rằng khi đại dịch hiện tại bùng nổ vào lúc đầu, rất nhiều người trong chúng ta trở nên “tê liệt, sốc và lo lắng. Nó giống như âm nhạc đáng sợ của phim ‘Hàm cá mập’ đang đến gần, bạn có thể chặn nó lại nhưng cuối cùng bạn phải để ý, bạn phải biến chuyển và thay đổi”.

Bà chọn cụm từ ‘Điều này rồi cũng qua đi’ cho tựa đề cuốn sách của bà bởi vì “chúng ta phải đi cùng sự thay đổi và những cuộc khủng hoảng để thoát ra được sang phía bên kia”. Bạn có thể không tin rằng nó sẽ kết thúc. “Vào mùa đông, bạn có thể không tin rằng hè sẽ đến, nhưng nó sẽ đến.”

Chấp nhận thay đổi cũng giúp bạn đối phó thay đổi tốt hơn, bà nói. “Có một nghịch lý là càng cho phép bản thân chấp nhận rằng thay đổi là không thể tránh khỏi, thì ta càng có khả năng thay đổi có chủ đích và thích ứng.” Thay đổi có thể là động lực để tiến bộ.

Samuel hoàn toàn chấp nhận dòng chảy của cuộc sống và tự nhiên, cũng như chấp nhận đối mặt với thay đổi lớn lao nhất mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng sẽ trải qua: cái chết của chính mình.

“Tôi nghĩ những gì chúng ta không nhìn thấy sẽ lớn dần bên trong chúng ta, vì vậy chúng ta cần nói chuyện với nhau về cái chết. Những điều bạn không nói có thể gây ám ảnh và khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn. Cuộc sống là quý giá nhưng cần chấp nhận rằng nó có giới hạn.”

Đã hơn nửa thế kỷ kể từ khi ca sỹ, nhà hoạt động nhân quyền Sam Cooke đưa ra khẩu hiệu nhân quyền đầy sức mạnh và lạc quan: Sự Thay Đổi Sẽ Xảy Ra. Ca khúc có tựa đề A Change is Gonna Come vẫn còn nguyên tính hợp thời như ngày nào.

Và đã gần 40 năm kể từ khi nghệ sỹ Mỹ theo trường phái nghệ thuật khái niệm Jenny Holzer tạo ra những bản poster tính biểu tượng – Inflammatory Essays (Những bài luận đầy thôi thúc) – trong đó in những tuyên bố được lấy cảm hứng từ các lãnh tụ chính trị nổi tiếng như Lenin và Mao Trạch Đông, đem dán đầy khắp nơi ở New York trong thời 1979-1982. Một trong các thông điệp trên đó viết rằng: “Thay đổi là nền tảng căn bản của toàn bộ lịch sử, là bằng chứng cho thấy sức mạnh”.

Cuộc khủng hoảng hiện tại – và cuộc chiến vì bình đẳng xã hội và sắc tộc – khiến lời của Holzer càng trở nên có tiếng vang.

Và với nhiều cộng đồng bày tỏ đoàn kết và ủng hộ, có vẻ như những phẩm chất như lòng dũng cảm, sự kiên cường, lòng trắc ẩn, sự thấu cảm – và ý thức công bằng và công lý – vẫn tồn tại.

Chúng ta sẽ nhìn lại quãng thời gian đầy xáo trộn, thay đổi và biến động này như thế nào? Liệu chúng ta có ra khỏi tình trạng này với hiểu biết sâu sắc hơn và cái nhìn sâu hơn về nhân loại, các ưu tiên và giá trị của chúng ta? ‘Sức sống’ của chúng ta liệu đã được chứng minh?

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.

Advertisement
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Nga điều binh khiển tướng không chỉ để ‘diễn tập’ ở biên giới Ukraine

23 tháng 4 2021, 16:49 +07

A woman holds a flag depicting Russian President Vladimir Putin and Russian Prime Minister Dmitriy Medvedev during a rally in Sevastopol on 17 March 2014.
Chụp lại hình ảnh,Người dân Sevastopol cầm cờ Nga tháng 3/2014

Bảy năm sau khi sáp nhập Crimea (03/2014), Nga đã tập trung 100 nghìn quân ở biên giới phía Tây của họ rồi tuyên bố rút đi, sau các cuộc “diễn tập”.

Theo Liên hiệp châu Âu hôm 19/04/2021 thì Nga đã có các sư đoàn cơ giới, pháo binh hạng nặng, tàu chiến, phi cơ tập kết ở vùng biên giới Ukraine.

Tuy Nga nói tập trận là để đối phó với hành động “mang tính đe dọa” từ Nato, nhưng vẫn có lo ngại Nga đang lên kế hoạch phong tỏa khu vực Biển Đen.

Hiện Ukraine lo sợ rằng các cảng biển của họ sẽ bị ảnh hưởng.

Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm 21/04, Tổng thống Putin cảnh báo phương Tây “chớ có vượt quá làn ranh đỏ”.

Có ý kiến nói Nga tập trận để “nắn gân” Tổng thống Joe Biden của Hoa Kỳ, đồng thời công khai ủng hộ nhà lãnh đạo Belarus, Alexander Lukashenko, đồng minh thân cận còn lại của Nga ở vùng hậu Liên Xô.

Bức tranh to: ba điểm nóng

Thế nhưng, việc tập trận gần Ukraine chỉ là một trong hai mũi triển khai sức mạnh quân sự của Nga.

Cùng thời gian, theo trang phân tích thời sự Geopolitical Futures (16/04), Nga đang triển khai quân lên cả vùng Bắc Cực.

Dùng 44 tàu chiến và 42 tàu ngầm và nhiều căn cứ, từ Severodvinsk, Rogachevo, đảo Sredny, Wrangel tới Providenya, Nga đang xây dựng một phòng tuyến đối đầu với Hoa Kỳ và Nato.

Cùng Biển Đông và Đông Ukraine, đây là các điểm nóng đang được quốc tế quan tâm.

Tuy thế, Nga và Trung Quốc có thể chia sẻ tham vọng nhưng với mục đích rất khác nhau.

Trang Financial Times ra ở Anh hôm 19/04 cho rằng sau Afghanistan, Trung Quốc và Nga sẽ cùng “nắn gân” xem Joe Biden dám tiến tới đâu trong các hồ sơ an ninh khu vực.

Nhưng với Trung Quốc, việc giành thế thượng phong ở Tây Thái Bình Dương là điều mới mẻ – hải quân đế chế Trung Hoa thời cổ, và CHND Trung Hoa chưa bao giờ vươn ra vùng này – còn với Nga, việc giành lại không gian trước 1917 và trước 1991 có ý nghĩa lớn.

Cựu thủ tướng Thụy Điển, Carl Bildt, viết hồi 2017, nhân dịp 100 năm Cách mạng Tháng 10/1917, rằng tư duy của Vladimir Putin là phục hồi vị thế Đế chế Nga (Imperial Russia) và chống lại mọi dàn xếp an ninh châu Âu không có Nga.

Ngày nay, Nga kiểm soát diện tích nhỏ hơn cả năm 1917 và nhỏ hơn nhiều so với khi còn Liên Xô.

Trong bàn cờ chiến lược mà Carl Bildt gọi là “mang tính phục thù” (revanchist agenda) đó của Nga, Ukraine luôn đóng vai trò trọng yếu.

Với ông Putin, việc đánh Georgia (2008) và chiếm Crimea (2014) là “những rủi ro chấp nhận được”, dù cho tham vọng phục hồi lãnh thổ của Đế chế Nga và Liên Xô là bất khả thi, theo Carl Bildt.

Putin ‘cam kết hỗ trợ’ cho tổng thống Belarus

Nga bỏ phiếu cải cách hiến pháp của Putin

Putin khoe vũ khí ‘bất khả chiến bại’

Nga-Ukraine: Chính thống giáo hoàn toàn chia rẽ

“Putin có thể không có một kế hoạch cụ thể, toàn diện để phục hồi Đế chế, nhưng chắc chắn là ông ta có xu hướng tạo các nước đi mang màu sắc đế quốc khi rủi ro ở trong tầm chịu được, như tại Georgia năm 2008 và ở Ukraine năm 2014.”

Dù vậy, mọi việc điều động quân sự – nay đã tạm rút – của Nga có thể gây ra hệ quả mà chính Kremlin không tính trước được, theo Shlomo Ben-Ami trong bài “What will Russia do with forces massed on Ukraine’s borders?” (The Strategist 20/04/2021).

Russian tank used by rebels near Donetsk, 2 Feb 15
Chụp lại hình ảnh,Xe tăng của phiến quân thân Nga gần Donetsk, tháng 2/2015. Nay, Ukraine đã có hỏa tiễn chống tăng mua của Hoa Kỳ để tiêu diệt các đơn vị như thế này

Nếu đánh trên bộ Nga sẽ khó thắng?

Trong tương lai, không loại trừ có thêm một cuộc xung đột công khai của Nga với Ukraine, buộc Nato vào cuộc.

Tuy thế, theo phân tích của trang Geopolitical Futures, việc đánh chiếm toàn bộ Ukraine không chỉ khó đạt được mà còn khó kiểm soát cho Nga.

George Friedman viết trên Geographical Futures (14/04/2021):

“Vấn đề chính với một chiến dịch quân sự từ Nga là diện tích quá rộng của Ukraine. Giả sử không gặp chống cự thì Nga sẽ mất vài tuần để chiếm đóng toàn bộ Ukraine nhưng việc không có chống cự là rất thấp. Chưa kể, trong vài tuần đó, vũ khí, cung ứng hậu cần, và có thể cả các đơn vị Phương Tây sẽ đổ vào Ukraine. Một chiến dịch kéo dài sẽ gây tốn kém quá mức cho Nga. Vị thế của Belarus (đang thân Nga) có thể bị thách thức, cũng như vị trí của Nga ở vùng Caucasus.

“Một nước Nga giáp mặt với các thành viên Nato, từ Baltic tới Slovakia, Hungary, Romania và Bulgaria, chắc chắn sẽ làm sống dậy sức mạnh Nato, và khiến châu Âu hết tự mãn, thậm chí sẽ hoảng loạn.”

Theo một số đánh giá thì để đánh xuyên qua lãnh thổ Ukraine, Nga sẽ gặp phải vấn đề hệt như chiến dịch Đầm lầy Pripet của Đức năm 1941, vấp vào tam giác Đông Ba Lan-Tây Ukraine- Nam Belarus.

Địa hình nhiều sông ngòi, đầm lầy đó đã giúp Liên Xô cần chân sư đoàn thiết giáp của tướng Heinz Guderian thuộc Tập đoàn quân phía Nam của Đế chế III, và nay, cũng địa hình đó sẽ chặn xe tăng Nga.

Chưa kể, thời Donald Trump, Hoa Kỳ đã bán cho Ukraine, nước không thuộc Nato nhưng là đối tác quan trọng, loại vũ khí chống tăng tốt nhất thế giới: hỏa tiễn Javelin.

Javelin có khả năng định vị và xuyên phá vỏ thép của mọi loại xe tăng hiện nay trên thế giới ở cự ly ba dặm.

Một số trang quốc phòng tin rằng chính loại vũ khí này đã khiến cho Nga không dám triển khai thêm quân, xe thiết giáp sang Donbas những tháng qua mà đẩy mạnh hơn sức ép lên Ukraine ở Biển Đen.

Lara Seligman và Natasha Bertrand viết trên Foreign Policy (12/04/2021) rằng hợp đồng ghi là Ukraine chỉ được dùng vũ khí chống tăng để phòng vệ, “không có điều khoản nào cấm Ukraine di chuyển các giàn hỏa tiễn trong lãnh thổ của họ”.

“Nếu Nga vượt qua lằn ranh đỏ, cho xe tăng tràn vào đất Ukraine, thì các vũ khí mới này sẽ được sử dụng.”

Hoa Kỳ cũng hủy kế hoạch “bàn giao” ba căn cứ tại Đức cho chính phủ Angela Merkel để triển khai đơn vị chiến tranh đa diện: Multi-Domain Task Force (MDTF) sang châu Âu.

Nếu như trên bộ, vũ khí chống tăng và phòng không của Mỹ đang giúp Ukraine có vị trí vững chắc hơn, việc triển khai quá mạnh ở Biển Đen sẽ không dễ với Nga.

Mũi tiến công ở Biển Đen?

Giả sử Nga tấn công Ukraine ở Biển Đen thì phản ứng của các quốc gia trong vùng, hoặc các nước từng dính líu vào các trận chiến ở đây sẽ không nhẹ nhàng.

HMS Dauntless
Chụp lại hình ảnh,Chiến hạm HMS Dauntless của Anh – hình minh họa. Tháng 5/2021 Anh sẽ cử một khu trục hạm tương tự tới Biển Đen để ủng hộ Ukraine

Không chỉ Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, mà Đức, Anh, Pháp từng can dự vào các cuộc chiến Biển Đen trong nhiều thế kỷ qua.

Hiện nay, vùng biển này đang tạm ở trong thế cân bằng về vùng ảnh hưởng.

Trước tin Nga triển khai quân sát Ukraine, Anh cử khu trục hạm mang tên lửa chống ngầm và các phi cơ của Hải quân tới Biển Đen vào tháng 5.

Tuy vậy, theo công ước Montreux 1936, tàu chiến nước ngoài chỉ được lưu lại ở Biển Đen 21 ngày, hạn chế khả năng tác chiến của Nato.

Hiện nay, Nga đã có trong tay khá nhiều lá bài, kể cả việc hạn chế ảnh hưởng từ Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên Nato, ở Biển Đen.

Nhưng Nga không thể làm quá vì Thổ Nhĩ Kỳ tuy đặc biệt “thân hữu” với Nga nhưng cũng sẵn sàng đánh Nga, như đã làm với cú hạ phi cơ Nga tại Syria.

Theo Friedman, Thổ Nhĩ Kỳ “nếu thấy cơ hội mở ra, sẽ sẵn sàng đọ sức với Nga ở Caucasus (vùng dân Hồi giáo mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn bảo trợ), và nếu Nga đánh Ukraine thì “Ba Lan có thể tiến quân vào Belarus”.

Tóm lại, mục tiêu tối hậu của Nga rất có thể không phải là đánh chiếm Ukraine, mà nhằm xoay chuyển định hướng của chính phủ ở Kiev và tác động tới các nước EU thuộc Đông Âu.

Sau cuộc chiến 2014, Nga giữ Crimea, giành được vị trí chiến lược ở phía Bắc của Biển Đen.

Trên bộ, Nga dừng lại ở việc dùng các nhóm phiến quân nói tiếng Nga ở Đông Ukraine để tác động vào chính trị Kiev, nhưng đến nay không đạt kết quả gì.

Một trong nhiều lý do khiến dân Ukraine không tin tưởng vào Moscow là thời Liên Xô Kremlin đã hết sức tàn bạo với dân tộc Ukraine, theo Friedman.

Nạn đói năm 1932-33 (Holodomor) làm chết ít nhất 4 triệu người Ukraine trong tổng số 5 triệu công dân Liên Xô.

Do vậy, ý tưởng “phục hồi không gian Xô Viết” sẽ khó được ủng hộ ở quốc gia 44 triệu dân.

Nhưng Shlomo Ben-Ami nêu ý kiến rằng nếu nghị trình “phục thù” của Nga thành công, thì cuộc chiến lớn Nga muốn thắng lợi không phải là chiếm Kiev.

“Nghị trình đó là phá tan cục diện an ninh hậu Chiến tranh Lạnh ở châu Âu.”

Đây là hệ quả có thể gây nguy hiểm…cho chính nước Nga, theo ý kiến này.

Lễ tại Kiev
Chụp lại hình ảnh,Kỷ niệm Ngày Rửa tội cho xứ Kievan Rus năm 988, đánh dấu kỷ nguyên Ky Tô giáo đến với tổ tiên của người Slavơ phía Đông mà sau chia thành các dân tộc Nga, Ukraine và Belarus. Ngày nay, Giáo hội Ukraine đã tách khỏi Moscow sau cuộc chiến của Nga ở miền Đông Ukraine năm 2014

Trong bài sau, chúng tôi sẽ tổng hợp các tin và bài phân tích quốc tế về khả năng có hay không của việc Trung Quốc đổ bộ chiếm Đài Loan.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Nghị sĩ Anh tuyên bố diệt chủng người Uighur đang diễn ra ở Trung Quốc

23 tháng 4 2021

Protest against Uyghur genocide in Parliament Square
Chụp lại hình ảnh,Người biểu tình tụ tập bên ngoài Quốc hội trong suốt cuộc tranh luận

Hạ viện Anh lần đầu tiên tuyên bố rằng tội ác diệt chủng đang diễn ra nhằm vào người Uighurs và nhóm khác ở tây bắc Trung Quốc.

Ước tính hơn một triệu người đã bị giam giữ tại các trại ở khu vực Tân Cương.

Bản kiến nghị được các nghị sĩ thông qua không buộc Anh Quốc phải hành động, nhưng là một dấu hiệu cho thấy sự bất bình ngày càng tăng đối với chính phủ Trung Quốc trong Quốc hội Anh.

Đáp lại, Trung Quốc cho rằng Anh Quốc nên “sửa ngay những động thái sai lầm của mình”.

Nghị sỹ Iain Duncan Smith báo trước cuộc bỏ phiếu như là “một thời khắc lịch sử”, khi Quốc hội Anh trở nên có cùng quan điểm với Hà Lan, Canada và Hoa Kỳ.

Ông Iain là một trong năm nghị sĩ Anh Quốc bị Trung Quốc trừng phạt vì truyền bá cái mà nước này gọi là “dối trá và thông tin sai lệch”.

‘Trung Quốc rõ ràng diệt chủng người Uighur’

Mỹ: Trung Quốc ‘phạm tội diệt chủng người Uighurs’

Phát biểu trong cuộc tranh luận, Nus Ghani – một nghị sĩ khác bị Trung Quốc nhắm tới – nói tội diệt chủng với ý định “diệt trừ toàn bộ hoặc một phần” một nhóm quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo.

Bà nói: “Tất cả năm tiêu chuẩn của tội diệt chủng đều diễn ra ở Tân Cương.

Bà Ghani cho biết những người bị giam giữ phải chịu “các cách thức tra tấn dã man, bao gồm đánh đập bằng kim loại, giật điện và roi”.

Bà cũng nói thêm rằng phụ nữ ở vùng Uighur đang được lắp các thiết bị kiểm soát sinh sản, rằng: “Câu chuyện về người hầu gái là một chuyện cổ tích khi so với quyền sinh sản của phụ nữ Uighur”.

Anh cáo buộc TQ đối xử ‘quá đáng’ với người Uighurs

Ngoại trưởng TQ nói cáo buộc diệt chủng người Uighur là ‘lố bịch’

“Sự ngược đãi này được chứng minh bằng dữ liệu của chính phủ Trung Quốc – năm 2014, hơn 200.000 thiết bị ngừa thai đã được đeo vào phụ nữ ở Tân Cương. Đến năm 2018, con số này đã tăng lên 60%”, bà nói.

Trong một tuyên bố, đại sứ quán Trung Quốc tại Vương quốc Anh lên tiếng: “Lời cáo buộc không có cơ sở của một số nghị sĩ Anh rằng có ‘nạn diệt chủng’ ở Tân Cương là lời dối trá lố bịch nhất cả thế kỷ, một sự xúc phạm quá quắt và làm mất thể diện người dân Trung Quốc và vi phạm triệt để luật pháp quốc tế lẫn các chuẩn mực cơ bản chi phối các quan hệ quốc tế.

“Trung Quốc cực lực phản đối việc Anh Quốc can thiệp trắng trợn vào việc nội bộ của Trung Quốc”.

Ông Stephen Kinnock của Đảng Lao động cho biết đảng này ủng hộ phong trào tranh luận rằng “tội ác diệt chủng không bao giờ có thể được tiếp nhận bằng sự thờ ơ hoặc không hành động”.

Chính phủ phản đối bản kiến ​​nghị với lập luận rằng việc xem một sự kiện là tội ác diệt chủng là vấn đề của “các tòa án quốc gia và quốc tế có thẩm quyền sau khi xem xét tất cả các bằng chứng hiện có”.

EU chính thức trừng phạt quan chức Hán của Tân Cương

Mỹ trừng phạt quan chức TQ vụ đàn áp người Uighur ở Tân Cương

Bất chấp sự phản đối của chính phủ, bản kiến nghị đã được thông qua vì các bộ trưởng không bỏ phiếu chống lại nó.

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Nigel Adams khẳng định Anh Quốc đang “gia tăng sức ép” lên Bắc Kinh thông qua Liên hợp quốc.

Trước đó trong năm nay, Canada, Liên minh châu Âu, Anh và Mỹ đã áp các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc để phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền ở nước này.

Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc ngược đãi và lập luận rằng các trại này là công cụ để chống khủng bố.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Mối nguy sông ‘bẩn’ xả nhiều khí thải và gây biến đổi khí hậu

  • Matthew Keegan
  • BBC Future

21 tháng 4 2021

Getty Images

Thoạt nhìn, bạn sẽ cho rằng Tân Giới là một trong những nơi xanh nhất ở Hong Kong – khu vực giáp với Trung Quốc đại lục và chiếm phần lớn lãnh thổ của Hong Kong dường như là một thế giới tách biệt khỏi những phố xá nhộn nhịp và cụm cao ốc chọc trời dày đặc sừng sững ở đa phần trung tâm thành phố.

Trái lại, Tân Giới lại chủ yếu là thôn quê và có những dải đồng ruộng rộng lớn, cây cối trùng điệp, đất ngập nước, đồi núi, công viên và sông ngòi.

Tương lai buồn của những công trình xây trên băng tan

Covid-19 có giúp bầu trời trở nên trong trẻo hơn?

Những con đường làm từ rác thải nhựa

Lá phổi xanh?

Nhìn bề ngoài, Tân Giới dường như là lá phổi xanh của Hong Kong, nhưng thực tế lại là điều hơi khiến chúng ta bất an. Theo một nghiên cứu về 15 tuyến đường thủy trong khu vực, những sông ngòi uốn lượn qua khung cảnh tốt tươi này đang thải ra một lượng lớn khí nhà kính.

“Toàn bộ nước sông đều được bão hòa với ba loại khí nhà kính chính, đó là dioxide carbon, methane và oxide nitrous,” ông Derrick Yuk Fo Lai, giáo sư Khoa Địa lý và Quản lý Tài nguyên tại Đại học Trung Văn Hong Kong, cho biết. Ông Lai nhận thấy rằng nồng độ của những khí này đôi khi cao hơn 4,5 lần so với nồng độ trong khí quyển.

Nghiên cứu này, vốn đánh giá tác động của ô nhiễm nước đối với phát thải khí nhà kính ở Hong Kong, chỉ ra rằng các con sông trong khu vực là nguồn liên tục thải khí nhà kính vào khí quyển và có thể góp phần làm cho khí hậu nóng lên.

“Chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các con sông mà chúng tôi nghiên cứu đều góp phần phát thải khí nhà kính,” ông Lai nói. Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng sông ngòi càng ô nhiễm thì lượng khí thải càng lớn.

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Các nghiên cứu về sông ngòi ở vùng Tân Giới của Hong Kong cho thấy các dòng sông ô nhiễm xả ra lượng khí thải cao gấp nhiều lần so với các dòng sông sạch sẽ

Xả thải từ các trang trại chăn nuôi, hệ thống kết nối sai trong các tòa nhà cũ và những cơ sở không có đường cống là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm.

Quần đảo lá chắn bảo vệ nước Đức khỏi bão Biển Bắc

‘Venice châu Phi’: Thành phố ‘nổi’ giữa ngập lụt

Cách sống chung với lũ của người dân Bangladesh

Trên thực tế, trung điểm bão hòa của CO2, methane và oxide nitrous (N2O) ở những con sông ô nhiễm nhiều hơn lần lượt là gấp 2,2, 1,5 và 4,0 lần so với những con sông ít ô nhiễm.

“Mặc dù quy mô phát thải carbon từ các con sông của chúng ta là nhỏ so với mức độ phát thải từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch trong các hoạt động hàng ngày, nhưng sự góp phần của chúng vào tổng ngân sách khí nhà kính của Hong Kong là không nên bỏ qua và cần được giảm thiểu hết mức có thể để giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong tương lai,” ông Lai phân tích.

Ô nhiễm và phát thải

Về mặt này, sông ngòi ở Tân Giới của Hong Kong không có gì lạ. Đáng ngạc nhiên, các con sông là nguồn thải khí nhà kính đáng kể trên toàn cầu.

Theo ước tính, các con sông và suối thải ra 3,9 tỷ tấn carbon mỗi năm (khoảng gấp 4 lần lượng carbon do ngành hàng không toàn cầu thải ra hàng năm). Khi bạn tính đến diện tích tương đối nhỏ của các con sông trên hành tinh, con số phát thải đó là rất lớn. Ngoài ra, người ta ước tính rằng các hệ thống thủy sinh như sông và hồ góp phần hơn 50% lượng khí methane trong khí quyển và lượng khí thải N2O trên sông ngòi toàn cầu đã vượt quá 10% lượng khí thải của con người.

Lý do là, “các con sông nhận được lượng lớn carbon và nitrogen từ những vùng đất mà chúng vắt kiệt,” Sophie Comer-Warner, nhà sinh hóa học và học giả nghiên cứu tại Đại học Birmingham, cho biết. “Người ta từng nghĩ rằng các con sông chở các chất này ra đại dương, nhưng giờ chúng ta biết rằng sông ngòi có tỷ lệ phản ứng sinh hóa sinh học cao.”

Nói cách khác, các dạng cacbon và nitrogen khác nhau mà vi sinh vật nhận được bị phân hủy thành các dạng khác, thường là thông qua hô hấp kị khí hoặc yếm khí, giải phóng CO2 và cũng có thể là methane và N2O.

“Ở một mức độ nào đó, việc các con sông đóng vai trò là nguồn phát sinh CO2 và các khí thải nhà kính khác vào khí quyển là một phần tự nhiên của hệ sinh thái,” Comer-Warner nói. “Tuy nhiên, lượng khí thải nhiều khả năng sẽ nhiều hơn do tình trạng hoặc sức khỏe của các con sông.”

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Những con sông chảy qua các khu đô thị thường có độ ô nhiễm cao, và do đó xả ra lượng khí thải cao

Nhất là đối với các con sông đô thị, lượng khí thải nhiều hơn đang trở thành vấn đề ngày càng lớn. Trong một số trường hợp, các con sông đô thị được phát hiện phát thải lượng khí nhà kính nhiều gấp 4 lần so với các con sông ở vùng thôn dã.

Cảnh đẹp chết chóc do bàn tay con người tạo nên

Dự án phá đập thủy điện lớn nhất nước Mỹ

Khai thác vàng: Miếng mồi béo bở nhưng khó ăn

Một nghiên cứu gần đây đã đánh giá phát thải CO2, methane và N2O từ hệ thống sông đô thị Cuenca ở Ecuador và phát hiện ra xu hướng rõ ràng giữa chất lượng nước và khí thải nhà kính: hệ thống sông càng ô nhiễm, lượng khí thải của chúng ra càng cao.

Thật ra, nghiên cứu phát hiện rằng khi chất lượng nước sông xấu đi, sự góp phần của chúng làm hâm nóng toàn cầu có thể tăng lên một bậc.

“Theo ước tính của chúng tôi, khi các con sông bị ô nhiễm, tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWP) của chúng có thể tăng từ hai đến 10 lần,” ông Hồ Tuấn Long, nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Đại học Ghent, Bỉ, và là tác giả của nghiên cứu, cho biết. “Khi chất lượng nước sông suy giảm từ mức chấp nhận được đến mức ô nhiễm, nồng độ CO2 và CH4 trong sông tăng lên 10 lần trong khi nồng độ N2O tăng 15 lần.”

Hoạt động của vi sinh vật

Ông Long và nhóm của ông nhận thấy rằng sự gia tăng phát thải khí nhà kính từ các con sông cũng tương quan chặt chẽ với những thay đổi trong việc sử dụng đất và lớp đất phủ xung quanh các con sông.

Đặc biệt, nồng độ CO2 và N2O trung bình của các khu vực đô thị cao hơn khoảng bốn lần so với các khu vực thôn dã, trong khi đối với khí methane tỷ lệ này là 25 lần.

“Những phát hiện này nhấn mạnh tác động của sử dụng đất và lớp đất phủ đối với phát thải khí nhà kính ở các khu vực bị ô nhiễm do nước thải và nước chảy trên bề mặt,” ông nói.

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Hoạt động của các vi sinh vật trong sông ngòi có thể biến các chất ô nhiễm từ các hoạt động khác, chẳng hạn như chăn nuôi, trồng trọt, trở thành các loại khí thải độc hại như CO2, N2O và khí methane

Sau khi hòa vào các dòng nước ngọt đang chảy, các chất ô nhiễm như hợp chất nitrogen và chất ô nhiễm từ hoạt động của con người được vi sinh vật chuyển hóa thành khí nhà kính. Cụ thể, khi oxygen hòa tan trong sông giảm xuống do ô nhiễm, vi khuẩn kị khí sẽ khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra CO2 và methane, trong khi vi khuẩn khử nitrogen chuyển hóa nitrat (NO3) thành nitrous oxide (N2O).

Huỷ hoại môi trường sẽ là tội hình sự quốc tế?

Diệt chuột cứu đảo ở Thái Bình Dương

Đập thủy điện làm thay đổi thế giới ra sao

“Các chu trình này đã được xác minh trong nghiên cứu của chúng tôi bằng cách ứng dụng việc học hỏi của máy móc,” ông Hồ Tuấn Long cho biết. “Đặc biệt, nồng độ hợp chất oxygen và nitrogen hòa tan, và đặc điểm dòng chảy của sông được xác định là những yếu tố ảnh hưởng chính đến lượng khí thải của các con sông.”

Nước sạch hơn, không khí sạch hơn

Vì vậy, thực tế vẫn là các con sông đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người, nhất là ở các khu vực đô thị, vốn cuối cùng dẫn đến lượng khí thải nhà kính nhiều hơn.

Người ta đã nhận thấy rằng hơn một nửa dân số thế giới sống cách một điểm có nước ngọt, trong đó tính cả hệ thống sông ngòi, là chưa tới 3km.

Đô thị hóa gia tăng đã đưa một lượng lớn chất ô nhiễm vào các con sông vì hơn 80% nước thải đô thị vẫn được thải trực tiếp ra môi trường.

Hầu hết các chất ô nhiễm đến từ nước thải không được xử lý, nước thoát ra từ hoạt động nông nghiệp và trầm tích gia tăng tích tụ. Điều này tiếp tục khiến các điểm chứa nước ô nhiễm đô thị trở thành điểm nóng nhức nhối về phát thải khí nhà kính.

Người ta dự đoán rằng lượng phát thải khí nhà kính từ các con sông sẽ tăng lên. “Do đô thị hóa ngày càng tăng và việc thâm dụng nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, sự góp phần của các dòng sông vào biến đổi khí hậu trong tương lai có thể sẽ cao hơn nhiều so với ước tính hiện tại,” ông Ho nói.

Tuy nhiên, có hy vọng rằng việc khôi phục các dòng sông (bao gồm giảm ô nhiễm) sẽ giúp giảm tỷ lệ phát thải.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng khi chất lượng nước của các con sông ô nhiễm được cải thiện thành tốt, nồng độ CH4 ở đó có thể giảm 10 lần,” ông Long nói, “trong khi nồng độ CO2 và N2O có thể giảm 4 lần.”

Vì vậy, kết quả cho thấy cải thiện chất lượng nước thực sự có thể tạo khác biệt đáng kể. Để đạt được điều đó, nhiều chương trình đã được tiến hành để khôi phục các dòng sông bằng cách giảm ô nhiễm, chẳng hạn như Thỏa thuận Xanh của Liên minh Châu Âu, Chỉ thị Khung về Nước của Liên minh Châu Âu và Đạo luật Nước sạch ở Hoa Kỳ.

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Các chương trình ở cấp quốc gia và quốc tế nhằm cải thiện chất lượng nước có thể sẽ giúp ích cho việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu bằng việc cắt giảm lượng xả thải từ các dòng sông

“Những chương trình này đã có những tác động tích cực to lớn đến việc cải thiện chất lượng nước sông ngòi, giảm nguy cơ lũ lụt, khôi phục môi trường sống hoang dã và tăng cường đa dạng sinh học trên toàn cầu,” ông Long cho biết.

Biện pháp phòng ngừa

Trong khi đó, ông Long gợi ý rằng một loạt các biện pháp phòng ngừa đều có thể giúp giảm thiểu ô nhiễm và đến lượt nó giảm tỷ lệ phát thải khí nhà kính từ các con sông.

Xử lý nước thải tốt hơn và tăng số lượng các cơ sở xử lý nước thải, cũng như đưa vào các hành lang đệm xung quanh các con sông để giảm bớt chất ô nhiễm chảy vào, phục hồi hình dáng kênh tự nhiên và chế độ dòng chảy tự nhiên để tránh tích tụ trầm tích, tất cả đều có thể giúp giảm lượng khí thải từ sông ngòi.

Tương tự, trở lại Hong Kong, ông Lai, người đã thực hiện nghiên cứu đo lượng khí thải nhà kính từ 15 con sông ở thành thị, cho thấy rằng ô nhiễm có thể được giảm thiểu bằng cách giảm tối đa việc lạm dụng phân bón trên đồng ruộng và mở rộng mạng lưới thoát nước đến cả vùng nông thôn.

Hiện tại, khoảng 6% dân số Hong Kong vẫn chưa kết nối với hệ thống thoát nước, nhưng chính quyền đang nỗ lực mở rộng mạng lưới này.

Hiện tại, ông Lai và nhóm của ông đang hoàn thiện kết quả nghiên cứu của họ và giống như ông Long, họ có kế hoạch chia sẻ kết quả với các chính phủ và tổ chức phi chính phủ có liên quan để thông báo cho họ về những lợi ích khác của việc cải thiện chất lượng nước các con sông.

“Mặc dù chất lượng nước sông Hong Kong nói chung đã được cải thiện đáng kể trong vài thập kỷ qua nhờ vào các biện pháp khác nhau của chính phủ (ví dụ như làm luật, thiết lập mạng lưới thoát nước), vẫn còn nhiều chỗ để cải thiện, nhất là ở các con sông ở thuộc Tây Bắc Tân Giới,” ông Lai nói.

“Đặc biệt, giảm ô nhiễm dưỡng chất sẽ không chỉ cải thiện chất lượng nước cho hoạt động của các loài động vật mà đồng thời còn giúp giảm phát thải khí nhà kính và giảm thiểu biến đổi khí hậu.”

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Blog at WordPress.com.