23 tháng 4 2021

Hạ viện Anh lần đầu tiên tuyên bố rằng tội ác diệt chủng đang diễn ra nhằm vào người Uighurs và nhóm khác ở tây bắc Trung Quốc.
Ước tính hơn một triệu người đã bị giam giữ tại các trại ở khu vực Tân Cương.
Bản kiến nghị được các nghị sĩ thông qua không buộc Anh Quốc phải hành động, nhưng là một dấu hiệu cho thấy sự bất bình ngày càng tăng đối với chính phủ Trung Quốc trong Quốc hội Anh.
Đáp lại, Trung Quốc cho rằng Anh Quốc nên “sửa ngay những động thái sai lầm của mình”.
Nghị sỹ Iain Duncan Smith báo trước cuộc bỏ phiếu như là “một thời khắc lịch sử”, khi Quốc hội Anh trở nên có cùng quan điểm với Hà Lan, Canada và Hoa Kỳ.
Ông Iain là một trong năm nghị sĩ Anh Quốc bị Trung Quốc trừng phạt vì truyền bá cái mà nước này gọi là “dối trá và thông tin sai lệch”.
‘Trung Quốc rõ ràng diệt chủng người Uighur’
Mỹ: Trung Quốc ‘phạm tội diệt chủng người Uighurs’
Phát biểu trong cuộc tranh luận, Nus Ghani – một nghị sĩ khác bị Trung Quốc nhắm tới – nói tội diệt chủng với ý định “diệt trừ toàn bộ hoặc một phần” một nhóm quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo.
Bà nói: “Tất cả năm tiêu chuẩn của tội diệt chủng đều diễn ra ở Tân Cương.
Bà Ghani cho biết những người bị giam giữ phải chịu “các cách thức tra tấn dã man, bao gồm đánh đập bằng kim loại, giật điện và roi”.
Bà cũng nói thêm rằng phụ nữ ở vùng Uighur đang được lắp các thiết bị kiểm soát sinh sản, rằng: “Câu chuyện về người hầu gái là một chuyện cổ tích khi so với quyền sinh sản của phụ nữ Uighur”.
Anh cáo buộc TQ đối xử ‘quá đáng’ với người Uighurs
Ngoại trưởng TQ nói cáo buộc diệt chủng người Uighur là ‘lố bịch’
“Sự ngược đãi này được chứng minh bằng dữ liệu của chính phủ Trung Quốc – năm 2014, hơn 200.000 thiết bị ngừa thai đã được đeo vào phụ nữ ở Tân Cương. Đến năm 2018, con số này đã tăng lên 60%”, bà nói.
Trong một tuyên bố, đại sứ quán Trung Quốc tại Vương quốc Anh lên tiếng: “Lời cáo buộc không có cơ sở của một số nghị sĩ Anh rằng có ‘nạn diệt chủng’ ở Tân Cương là lời dối trá lố bịch nhất cả thế kỷ, một sự xúc phạm quá quắt và làm mất thể diện người dân Trung Quốc và vi phạm triệt để luật pháp quốc tế lẫn các chuẩn mực cơ bản chi phối các quan hệ quốc tế.
“Trung Quốc cực lực phản đối việc Anh Quốc can thiệp trắng trợn vào việc nội bộ của Trung Quốc”.
Ông Stephen Kinnock của Đảng Lao động cho biết đảng này ủng hộ phong trào tranh luận rằng “tội ác diệt chủng không bao giờ có thể được tiếp nhận bằng sự thờ ơ hoặc không hành động”.
Chính phủ phản đối bản kiến nghị với lập luận rằng việc xem một sự kiện là tội ác diệt chủng là vấn đề của “các tòa án quốc gia và quốc tế có thẩm quyền sau khi xem xét tất cả các bằng chứng hiện có”.
EU chính thức trừng phạt quan chức Hán của Tân Cương
Mỹ trừng phạt quan chức TQ vụ đàn áp người Uighur ở Tân Cương
Bất chấp sự phản đối của chính phủ, bản kiến nghị đã được thông qua vì các bộ trưởng không bỏ phiếu chống lại nó.
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Nigel Adams khẳng định Anh Quốc đang “gia tăng sức ép” lên Bắc Kinh thông qua Liên hợp quốc.
Trước đó trong năm nay, Canada, Liên minh châu Âu, Anh và Mỹ đã áp các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc để phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền ở nước này.
Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc ngược đãi và lập luận rằng các trại này là công cụ để chống khủng bố.