Chụp lại hình ảnh,Đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa
Dù mạng lưới sân bay đã dày đặc và nhiều hãng hàng không đang khủng hoảng, một số địa phương ở Việt Nam vẫn đề xuất xin xây sân bay.
‘Quy hoạch sân bay này nên được xem xét một cách hết sức thận trọng, kỹ càng, bởi vì đó là khoản đầu tư rất lớn,’ chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói với BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội.
Trong khi đó, từ TP Hồ Chí Minh, giảng viên luật, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt nói với BBC rằng cần xác định rõ mục đích của việc xây dựng các sân bay này là gì, kinh tế hay chính trị?
Sân bay ở khu vực Biển Đông?
Bản tin ngày 12/5 của tờ Thanh Niên cho hay vào ngày 10/5, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề xuất bổ sung các cảng hàng không tại các huyện đảo quan trọng của quốc gia gồm Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận) và khu vực quần đảo Trường Sa vào một quy hoạch.
Đó là “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Đáng chú ý, chỉ mới hôm 4/5, các báo còn đưa tin theo đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam, ngoài 28 sân bay có trong quy hoạch hiện nay, đến năm 2050 chỉ bổ sung sân bay Cao Bằng vào quy hoạch.
Theo đó, giai đoạn 2021-2030 giữ nguyên quy hoạch 28 sân bay của cả nước gồm: 14 sân bay quốc tế là Nội Bài, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Cần Thơ, Phú Quốc; 14 sân bay nội địa là Lai Châu (chưa xây dựng), Điện Biên, Sa Pa (chưa xây dựng), Nà Sản (tạm dừng khai thác), Đồng Hới, Quảng Trị (chưa xây dựng), Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết (đang triển khai xây dựng), Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo.
Như vậy, chưa rõ vì sao có thêm đề xuất ngày 10/5 của cơ quan hàng không này bao gồm các sân bay trên đảo Lý Sơn ở Quảng Ngãi và Đảo Phú Quý của tỉnh Bình Thuận.
Chụp lại hình ảnh,Phó Tư lệnh Không quân Việt Nam Đỗ Minh Tuấn đứng cạnh các thành viên phi hành đoàn trực thăng MI-171 do Nga sản xuất tại sân bay Phú Quốc
Riêng về sân bay ở đảo Lý Sơn, ông Đặng Văn Minh, chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi nói dự án này không chỉ giúp thúc đẩy kinh tế mà còn ‘đảm bảo an ninh, quốc phòng’, ‘bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam’.
Nhưng chuyên gia về Biển Đông và chuyên gia kinh tế kỳ cựu của Việt Nam lại có những nhận định khác.
‘Không nên xây sân bay ở đảo Lý Sơn’
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 15/5, chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh nói:
“Tôi đã đến đảo Lý Sơn rồi, tôi đồng ý với các ý kiến là cần rất thận trọng với các đề nghị xây sân bay ở đây. Bởi vì đảo Lý Sơn rất nhỏ, nếu xây dựng sân bay sẽ tốn rất nhiều đất trên đảo. Vả lại số người qua lại trên đảo Lý Sơn chỉ là một số lượng nhất định. Hiện nay từ cảng Sa Kỳ sang Lý Sơn có đường biển, đi lại rất thuận tiện.
Chụp lại hình ảnh,Một chiếc máy bay Việt Nam trên đường băng tại một sân bay ở Phú QuốcChụp lại hình ảnh,Sân bay ở Cà Mau
“Về mặt kinh tế, hiện chúng ta đã có nhiều sân bay như Côn Đảo, là một sân bay có thể mở rộng; sân bay Phú Quốc, nếu cần có thể sử dụng vào mục đích quân sự. Những sân bay lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài cũng có hầm trú ẩn cho máy bay quân sự nếu cần.
“Về nguyên tắc, các sân bay ở Việt Nam đều có thể sử dụng cho mục đích quân sự được. Trên quần đảo Trường Sa theo như tôi biết, hiện cũng có đường băng rồi.
“Do đó, tôi nghĩ quy hoạch sân bay cần được xem xét, thảo luận với các cơ quan có trách nhiệm, có chuyên môn. Nên tránh việc đề xuất xây dựng sân bay trong khi mật độ sân bay tại Việt Nam đã khá dày đặc.
“Về mặt kinh tế, theo tôi không nên xây sân bay ở Lý Sơn,” chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói với BBC.
Vì kinh tế hay quốc phòng?
Chụp lại hình ảnh,Các chuyên bay chật kín chỗ nay đã là dĩ vãng
Chuyên gia Biển Đông Hoàng Việt không phản đối việc xây sân bay, nhưng ông đưa ra các cảnh báo ‘nhãn tiền’ từ các sự kiện thực tế trong quá khứ.
Nói với BBC từ TP Hồ Chí Minh, ông Hoàng Việt cho rằng điều quan trọng là phải xác định xem mục đích chính của việc xây dựng các sân bay này là gì.
“Trên thực tế có rất nhiều người dân muốn ra thăm Trường Sa, nhưng phương tiện chủ yếu hiện chỉ có tàu biển, và trực thăng (trong trường hợp khẩn cấp). Đi tàu biển chi phí rất lớn. Năm 2011, tôi đi thăm một cụm đảo ở Trường Sa trong 9 ngày, chi phí bình quân xăng dầu là khoảng 100 triệu/người (chưa tính các chi phí khác).
“Nếu có sân bay người dân sẽ ra thăm đảo nhiều hơn, đáp ứng được mục tiêu du lịch, đồng thời góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Việc xây sân bay cũng giúp Việt Nam đánh giá xem các phản ứng của Trung Quốc ra sao.
“Nhưng lượng khách ra thăm các đảo này không nhiều, đảo nhỏ, trong khi việc xây dựng sân bay chiếm mất một phần đất đáng kể của cư dân trên đảo. Do đó hiệu quả kinh tế đến đâu là điều đáng bàn.
“Nếu là vì mục đích dân sự, thì vì lý do địa hình, chỉ có thể xây được các đường băng nhỏ tại các đảo tương đối lớn tại Trường Sa, trong khi như đã nói, lượng người tới đây không nhiều. Hiện nay trong bối cảnh các hãng hàng không trên thế giới đang khóc ròng vì dịch thì liệu có phát triển được hay không?
“Nếu là vì mục tiêu an ninh quốc phòng, các sân bay này không giải quyết được nhiều, đặc biệt trong tình huống chiến tranh.
“Vì để phòng vệ hay tấn công, cần một cuộc chiến tranh tổng lực. Trong đó có cả tàu ngầm, tàu chiến trên mặt nước và máy bay. Có chăng là các sân bay này chỉ để phục vụ cho việc sơ tán người dân vào đất liền nhanh chóng hơn để tập trung cho chiến sự,” ông Hoàng Việt nói.
‘Mục tiêu cao cả hay cục nợ’?
Ông Hoàng Việt cho rằng thông thường, các dự án như thế này phải đáp ứng cả hai mục đích: chính trị và kinh tế. Nhưng thực sự muốn tồn tại lâu dài thì phải dựa trên mục đích kinh tế, nếu không sẽ lại nhưng giống như nhiều dự án khác “khi thành lập rất lớn, sau này chìm dần vào dĩ vãng rồi biến thành một của nợ”.
Nếu làm vì chính trị là chính, nhưng không dựa trên yếu tố kinh tế thì cũng không tồn tại được lâu.
“Trường Sa lớn đã có đường băng rồi, đã được sửa chữa rồi, vậy khai thác vận hành như thế nào? Xây nhiều những cảng hàng không trên các đảo nhỏ như vậy liệu có lãng phí không? Hay chỉ cần một cảng hàng không như ở Trường Sa lớn là đủ rồi đi tàu từ Trường Sa Lớn tới các đảo khác?
“Ở Việt Nam nhiều khi đặt ra các mục tiêu cao cả nhưng đất nước lại ôm cục nợ rất lớn,” ông Hoàng Việt nói và đưa ra hai ví dụ:
“Có thời gian chúng ta cho phép các ngư dân đóng tàu vỏ thép. Chủ trương hay nhưng thực tế không làm được. Vì họ không được đào tạo, trang bị kiến thức và nghiên cứu về tàu vỏ thép như thế nào, do đó họ không đánh cá được vì nó quá cao và cồng kềnh, trong khi phải vay nợ của ngân hàng.
“Một ví dụ nữa là tập đoàn Vinashin, trước đây có mục đích rất cao cả là phát triển kinh tế biển Việt Nam, đóng tàu để tàu đi tới đâu thực hiện chủ quyền của Việt Nam tới đó. Nhưng cuối cùng để lại một đống nợ khổng lồ.”
Từ các nhận định này, ông Hoàng Việt cho rằng dự án xây sân bay cần có sự đánh giá lại từ các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực, quân sự, quốc phòng, an ninh, kinh tế.
Hiện trạng sân bay và ngành hàng không Việt Nam
Theo quy hoạch đến năm 2030, Việt Nam có tổng cộng 28 cảng hàng không, trong đó 15 cảng hàng không quốc nội và 13 cảng hàng không quốc tế.
Hiện nay, Việt Nam có 22 cảng hàng không đang hoạt động.
Năm sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh.
Do đại dịch Covid-19, ngành hàng không Việt Nam đang rơi vào khó khăn trầm trọng.
Sản lượng đặt chỗ trong quý 1/2021 giảm 80% so với 20219, sản lượng vận tải hành khách năm 2021 giảm trên 50%.
Ước tính năm 2020, các hãng hàng không Việt Nam đã phải gánh khoản lỗ trên 18.000 tỷ đồng từ hoạt động vận tải hàng không và doanh thu giảm khoảng 100.000 tỷ đồng so với năm 2019.
Dự báo năm 2021, doanh thu các hãng hàng không vẫn tiếp tục giảm sâu so với năm 2019, vẫn lỗ trên 15.000 tỷ đồng từ vận tải hàng không và đang đối diện với nguy cơ cạn kiệt dòng tiền hoạt động, theo VOV.
Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời ÐạiLê Hiếu LiêmViện Tư Tưởng Việt Phật Hoa Kỳ 1995tái bản lần thứ hai 2001Kính tặng những người mang tâm hạnh Bồ Tát tùy thuận phụng sự chúng sanh đã hy sinh tự do và thân mạngcho lý tưởng cứu khổ cứu nạn con dân và đất nước Việt Nam thân yêu.Viện Tư Tưởng Việt PhậtChuyển luân chánh pháp vào thời đại,chính sách quốc gia & đời sống quốc dân.Mục LụcChương Một: Việt Nam và Phật Giáo đầu Thế Kỷ 20.Chương Hai: Tư Tưởng Phật Học Của Thiền Sư Thích Thiện Chiếu.A/ Cuộc đời và hành trạng của thiền sư Thích Thiện Chiếu.B/ Tư tưởng Phật học của thiền sư Thích Thiện Chiếu và các bạn cùng lý tưởng.a/ Bác bỏ Thượng Đế.b/ Bác bỏ thuyết linh hồn bất tử.c/ Bác bỏ quan niệm thiên đàng, niết bàn.d/ Thuyết vô ngã.1/ Mâu thuẩn của niết bàn.2/ Mâu thuẩn nhân quả. Chương Ba: Cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ.A/ Cuộc đời thanh thiếu niên.B/ Cuộc đời hành đạo.C/ Những năm tháng bị quản thúc, lưu đày.D/ Thời gian sống ở Sài Gòn và đi khuyến nông tại miền Tây.E/ Quê hương bừng dậy trong cách mạng và kháng chiến.F/ Dấn thân hoạt động cách mạng kháng chiến cứu quốc.G/ Những ngày cuối cùng của Huỳnh Phú Sổ.H/ Các tác phẩm của Huỳnh Phú Sổ. Chương Bốn: Nguồn Gốc Lịch Sử, Bối Cảnh Chính Trị Và Truyền Thống Tâm Linh.A/ Công cuộc Nam tiến.B/ Cuộc kháng chiến chống Pháp.C/ Truyền thống Đạo Pháp và Dân Tộc. Chương Năm: Tinh Hoa Tư Tưởng Phật Học Và Phương Thức Chấn Hưng Phật Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.1/ Phương pháp luận của Huỳnh Phú Sổ.2/ Hình thức giảng đạo.3/ Đối tượng hoằng pháp.4/ Phương thức cứu độ.5/ Tinh yếu tư tưởng Huỳnh Phú Sổ. Chương Sáu: Cuộc Cách Mạng Tôn Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.1/ Khuyến khích tu hành theo đạo Phật.2/ Bài trừ mê tín dị đoan.3/ Việt hóa nghi thức thờ phượng.4/ Đề cao vai trò của người Phật tử tại gia.5/ Áp dụng thuyết tứ ân, đưa đạo Phật vào đời.6/ Đưa đạo Phật vào thời đại.7/ Hình thành một tôn giáo dân tộc. Chương Bảy: Con Đường Hành Động Phật Giáo Qua Hành Trạng Của Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ.A/ Tranh đấu cho độc lập, thống nhất, hòa giải và đoàn kết dân tộc.B/ Nổ lực đoàn kết, thống nhất Phật giáo. Chương Tám: Nội Dung Phật Pháp Của Phật Giáo Hòa Hảo.– Đường trung đạo.– Chư Phật có bốn đại đức.– Tam nghiệp và thập ác.1/ Sát sanh.2/ Đạo tặc.3/ Tà dâm.4/ Lưỡng thiệt.5/ Ỷ ngôn.6/ Ác khẩu.7/ Vọng ngữ.8/ Tham lam.9/ Sân nộ.10/ Mê si. – Sơ giải về tứ diệu đế.– Luận về bát chánh.1/ Chánh kiến.2/ Chánh tư duy.3/ Chánh nghiệp.4/ Chánh tinh tấn.5/ Chánh mạng.6/ Chánh ngữ.7/ Chánh niệm.8/ Chánh định. – Cư sĩ Huỳnh Phú Sổ và danh tăng Narada Maha Thera.- Thập nhị nhơn duyên.- Môn hoàn diệt.- Đức Phật đối với chúng sanh.- Lời khuyên bổn đạo.- Trong việc tu thân xử kỷ. Chương chín: Hình Thức Tín Ngưỡng Của Phật Giáo Hòa Hảo.A/ PGHH là một tông phái Phật giáo tu hành tại gia.B/ Hình thức thờ phượng, lễ bái, cầu nguyện.- Thờ phượng.- Hành lễ.- Tang lễ.- Hôn nhân.- Những điều cấm làm.- Đối với các tôn giáo và nhân sanh.- Điều kiện vo đạo.- Sự cúng lay của người cư sĩ tại gia. C/ Tám điều răn cấm.- Lời khuyên bổn đạo. Chương Mười: Thi Kệ Của Huỳnh Phú Sổ.– Thi kệ của Huỳnh Phú Sổ và thi kệ của Nhất Hạnh.- Huỳnh Phú Sổ là một phần mầu nhiệm của chúng ta. Phụ Lục.– Nhận định Tình Hình Tôn Giáo Tại Việt Nam của tác giả.- Đức Huỳnh Giáo Chủ Như Là Một Triết Gia Việt Nam của Học Giả Phạm Công Thiện.- Huỳnh Phú Sổ Và Chúng Ta của Tiến Sĩ Lý Khôi Việt. Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại là một tác phẩm sử học và Phật học nên tác giả đã không thể viết khác hơn về một số sự thật lịch sử và một số nhận định, phê bình. Lịch sử là lịch sử. Và tự do tư tưởng là quyền tự do căn bản nhất, thiêng liêng nhất của mọi con người trong thế giới văn minh ngày nay.Tác giả hoan nghênh và sẵn sàng thảo luận với bất cứ ai về bất cứ vấn đề gì được nêu lên trong tác phẩm nầy.* Các hình của Huỳnh Phú Sổ được chụp lại từ trong cuốn Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc của Nguyễn Long Thành Nam.Viện Tư Tưởng Việt PhậtP.O Box 915Danville, CA 94526. USATác Giả & Tác Phẩm * Tác giả Lê Hiếu Liêm sinh năm 1952 tại Huế, tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa đại Học Sài Gòn năm 1974 và Tiến Sĩ Luật Khoa, chuyên ngành về Luật Các Tổ Chức Quốc Tế Và Bang Giao Kinh Tế Quốc Tế, đại Học Sorbonne năm 1978, sáng lập Tạp Chí Khai Phóng (1981), báo Thanh Niên Hành động (1984), báo The Berkeley Times (1986), Viện Tư Tưởng Việt Phật (1990), Tạp Chí Bông Sen (1991) và Trường Phật Học Lý Trần (1991).Trong hơn hai thập niên qua, tác giả đã hoàn thành các tác phẩm sau đây:- Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia Đang Phát Triển (1970),- Chiến Tranh Việt Nam Và Luật Quốc Tế (1973),- Hợp Tác Và Hội Nhập Tại Đông Nam Á (1976),- Việt Nam Và Hoa Kỳ Trong Thời đại Mới 1976-2000 (1976),- Bản Điều Trần Nguyễn Trường Tộ Mới (1977),- Khía Cạnh Pháp Lý Và Thực Tế Của Sự Giao Thương Nga-Mỹ (luận án tiến sĩ, 1978),- Việt Nam Tranh Đấu Sử Luận (1980),- Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo (1981). Tác giả đã viết trên 200 bài nghiên cứu, tham luận, bình luận, phóng sự, bút ký… dưới các bút hiệu khác nhau, về các vấn đề Phật Giáo, Phật Học và Đất Nước, được đăng tải trên các tạp chí Phật Giáo Việt Nam, Khai Phóng, Giao Điểm, Hoa Sen, Bông Sen, Bông Sen Âu Châu… và được trích đăng lại trong nhiều tờ báo khác.Tác giả Lê Hiếu Liêm là chủ biên của bộ Phật Học Lý Trần, Khóa Căn Bản (Năm thứ nhất Cao Đẳng Phật học), Khóa Trung Cấp (Năm thứ hai Cao Đẳng Phật học) và Khóa Cao Cấp (năm thứ ba Cử Nhân Phật học) tổng cộng 6.000 trang.Ngay từ tác phẩm đầu tiên “Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia đang Phát Triển”, được viết khi 18 tuổi, tác giả đã đề nghị lấy Phật Giáo để dung hòa, hóa giải các nguồn ý thức hệ đang tàn phá Việt Nam và làm chủ đạo văn hóa-chính trị mới cho Việt Nam.Lời kêu gọi này tiếp tục được đưa ra trong Bản Điều Trần gởi các nhà lãnh đạo Việt Nam, được viết khi 24 tuổi, và được tác giả mang đến trao cho phái đoàn Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đang công du tại Pháp trong năm 1977.Thông điệp giải cứu và quang hưng đất nước trong tinh thần khoan dung, khai phóng, từ bi và trí tuệ của đạo Phật, đồng thời cũng là của truyền thống văn hóa dân tộc và của thời đại, được tác giả tiếp tục khẳng định trong hầu hết các tác phẩm được viết từ suốt 20 năm qua. * Tác phẩm Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại được viết từ cuối năm 1994 và hoàn thành, quyển một, vào tháng tư năm 1995. Đây là quyển đầu tiên của bộ sách ba cuốn viết về Huỳnh Phú Sổ. Quyển một giới thiệu cuộc đời – tư tưởng Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ và nội dung giáo lý – hình thức tín ngưỡng của Phật Giáo Hòa Hảo, như một tông phái Phật giáo được Việt hóa và hiện đại hóa. Quyển hai so sánh Huỳnh Phú Sổ và các vị giáo chủ khác, cùng đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác, đây là một bản tổng kết và đánh giá di sản tôn giáo của dân tộc và nhân loại. Quyển ba trình bày những tiên đoán về tương lai của các tôn giáo và của Phật Giáo Việt Nam, và đưa ra những đề nghị để xây dựng một nền Phật Giáo Thời đại trong Thời đại Phật Giáo, là thế kỷ 21 sắp đến. “Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ đã đưa lịch sử vượt qua tương lại, đã nối liền Đạo Pháp với Dân Tộc, và đã đến hiện đại từ truyền thống. Ý thức mới trong văn hóa, tôn giáo và chính trị của Ông vẫn còn rực sáng để đánh thức chúng ta, dẫn đường cho thời đại, cho sinh mệnh Việt Nam và tương lai Phật Giáo Việt Nam. Tất cả chúng ta, những ai vẫn còn mang trong trái tim truyền thống văn hóa và tâm linh của dân tộc, chính là hóa thân của Huỳnh Phú Sổ, của Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung, của Khuông Việt, Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn.Huỳnh Phú Sổ bất tử.Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Phật Giáo.Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Việt Nam.Vì Huỳnh Phú Sổ đã trở thành một phần mầu nhiệm của Việt Nam, của Phật Giáo, của mỗi chúng ta…”|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10| |TK|[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]
THÔNG ĐIỆP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK LIÊN HIỆP QUỐC 2021
Thông điệp muôn thuở về hòa hợp và phụng sự tha nhân thì quan trọng hơn bao giờ hết. Thông điệp có khả năng nói rằng chúng ta sẽ chấm dứt sự lây lan dịch bệnh con vi rút Corona và bình phục khỏi bệnh.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) António Guterres
“Vesak”, ngày trăng tròn vào tháng năm, là ngày thiêng liêng nhất đối với hàng triệu người Phật tử trên khắp thế giới. Ngày Đại lễ Vesak cách đây hai thiên niên kỷ rưỡi (2500 năm), vào năm 623 trước công nguyên, Đức Phật đản sinh. Ngày Đại lễ Vesak cũng là ngày Đức Phật thành đạo, và là ngày vào năm tám mươi tuổi Đức Phật nhập Niết bàn.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, bằng nghị quyết số 54/115 năm 1999, đã công nhận ngày Đại lễ Vesak quốc tế để tỏ lòng biết ơn sự đóng góp mà Đạo Phật, một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, đã đồng hành hơn hai thiên niên kỷ rưỡi và tiếp tục thích hợp cho tinh thần nhân loại. Ngày Đại lễ này được tổ chức tưởng niệm hằng năm tại trụ sở chính LHQ (New York) và các trụ sở LHQ khác trên thế giới, được tham khảo ý kiến với các trụ sở LHQ các nơi có liên quan và với sứ mệnh thường xuyên cũng muốn được tham khảo.
Bối Cảnh Sự Kiện Vesak
Giáo lý của Đức Phật, và thông điệp từ bi, hòa bình, và thiện chí của ngài đã cảm hóa hàng triệu người. Hàng triệu người trên khắp thế giới đang tu tập theo giáo lý của Đức Phật và vào ngày Đại lễ Vesak tổ chức tưởng niệm Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn của Đức Phật.
Bức thông điệp của cựu tổng thư ký LHQ, Javier Perez de Cuellar, gửi đến quý Phật tử vào ngày Đại lễ Vesak tháng năm, 1986 nói rằng:
“Đối với người Phật tử khắp nơi, ngày Đại lễ Vesak quả thực là một cơ hội hạnh phúc, tưởng niệm ngày Đản sinh, Thành đạo, và Niết bàn của Đức Phật Cồ Đàm, là để tôn vinh bức thông điệp từ bi và hiến dâng phụng sự nhân loại. Bức thông điệp này có lẽ ngày nay thích đáng hơn bao giờ hết trước đây.”
Hòa bình, hiểu biết và tầm nhìn về nhân loại thay thế các sự dị biệt giữa các quốc gia và quốc tế thì cần thiết nếu chúng ta đang đương đầu với các phức tạp của thời kỳ hạt nhân.
Triết lý này nằm ở ngay trung tâm bản hiến chương của LHQ và là nét nổi bật trong suy nghĩ của tất cả chúng ta, đặc biệt trong Năm Hòa Bình quốc tế này”, Javier Perez de Cuellar.
THÔNG ĐIỆP CỦA TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC
Tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nồng nàn đến tất cả quý Phật tử đang cử hành ngày Đại lễ Vesak, một sự kiện thiêng liêng đối với hàng triệu người Phật tử trên thế giới.
Khi chúng ta tôn kính ngày Đản sinh, Thành đạo, và Niết bàn của Đức Thế Tôn, thì giáo lý của ngài có thể truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta.
Và khi từng gia đình con người chịu khổ đau do ảnh hưởng cơn đại dịch COVID-19, thì bài kinh Phật nhắc nhở chúng ta rằng: “Vì muôn loài chúng sinh bị bệnh, nên ta cũng bệnh.”
Bức thông điệp muôn thuở này về hòa hợp và phụng sự tha nhân thì quan trọng hơn bao giờ hết. Thông điệp chỉ có khả năng nói rằng chúng ta sẽ chấm dứt việc lây lan dịch bệnh con vi rút Corona và bình phục khỏi bệnh.
Vào ngày Đại lễ Vesak, chúng ta hãy tôn vinh trí tuệ Đức Thế Tôn bằng hành động vì tha nhân với lòng từ bi và đoàn kết, và làm mới lời cam kết của chúng ta để xây dựng một thế giới bình an.
António Guterres
Thích Phước Hạnh chuyển dịch, May 16, 2021
Mời xem bản tiếng Anh dưới đây:
UNITED NATIONS VESAK DAY 26 May 2021
This timeless message of unity and service to others is more important than ever. It is only together that we will stop the spread of the coronavirus and recover.
UN Secretary-General António Guterres
“Vesak”, the Day of the Full Moon in the month of May, is the most sacred day to millions of Buddhists around the world. It was on the Day of Vesak two and a half millennia ago, in the year 623 B.C., that the Buddha was born. It was also on the Day of Vesak that the Buddha attained enlightenment, and it was on the Day of Vesak that the Buddha in his eightieth year passed away.
The General Assembly, by its resolution 54/115 of 1999, recognized internationally the Day of Vesak to acknowledge the contribution that Buddhism, one of the oldest religions in the world, has made for over two and a half millennia and continues to make to the spirituality of humanity. This day is commemorated annually at the UN Headquarters and other UN offices, in consultation with the relevant UN offices and with permanent missions, which also wish to be consulted.
Background
The teachings of the Buddha, and his message of compassion and peace and goodwill have moved millions. Millions around the world follow the teachings of the Buddha and on the Day of Vesak commemorate the birth, the attainment of enlightenment and the passing away of the Buddha.
A Message from the former Secretary-General, Javier Perez de Cuellar, to Buddhists on the Day of Vesak in May 1986 reads:
“For Buddhists everywhere it is indeed a felicitous opportunity, while commemorating the birth, enlightenment and passing away of Guatama Buddha, to celebrate his message of compassion and devotion to the service of humanity. This message is today perhaps more relevant than ever before.”
Peace, understanding and a vision of humanity that supersedes national and other international differences are essential if we are to cope with the complexities of the nuclear age.
This philosophy lies at the heart of the Charter of the United Nations and should be prominent in all our thinking, especially during this International Year of Peace”–Javier Perez de Cuellar.
Message of the UN Secretary-General
I send warm wishes to all celebrating the Day of Vesak, a sacred occasion to millions of Buddhists around the world.
As we honour the birth, enlightenment and passing of Lord Buddha, we can all be inspired by his teachings.
And as the human family suffers the impacts of the COVID-19 pandemic, we are reminded of the sutra: “Because all living beings are subject to illness, I am ill as well.”
This timeless message of unity and service to others is more important than ever. It is only together that we will stop the spread of the coronavirus and recover.
On the Day of Vesak, let us celebrate Lord Buddha’s wisdom by taking action for others with compassion and solidarity, and by renewing our commitment to build a peaceful world.
Trong thế giới biến động ngày nay, chúng ta đang phải đối mặt với những khủng hoảng vô cùng nghiêm trọng về dịch bệnh, về môi trường, biến đổi khí hậu, và xung đột ở khắp nơi trên thế giới. Hơn bao giờ hết, nhân loại cần đón nhận năng lượng niềm tin nơi kho tàng giáo lý vi diệu của Đức Phật. Chỉ khi đó, chúng ta mới vượt qua những thách thức khủng hoảng này. Dựa trên học thuyết về nguyên lý duyên sinh giúp mọi người nhận ra rằng tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về nguyên nhân của các khủng hoảng và tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào nhau.Đọc thêm
Chúng ta không thù ghét trước một tình thế không may. Chúng ta không nản lòng vì mọi việc không như ý. Năm 2020 và 2021 là hai năm nhiều tang thương của đất nước Hoa Kỳ. Mọi sinh hoạt của Giáo hội cũng chung cùng. Nhưng mùa Đông sẽ đi qua, chỉ còn thời gian và sự kiên nhẫn. Giáo Hội luôn luôn đặt trọn niềm tin vào quí vị. Một niềm tin của hiểu biết và trọn lành.Đọc thêm
Người tử vong là nữ nhân viên y tế 35 tuổi đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu.
Cùng ngày, tại Vương quốc Anh, Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng (JCVI) tại Anh đưa ra lời khuyên cho chính phủ Vương quốc Anh về việc sử dụng vaccine khác thay cho vaccine Oxford-AstraZeneca COVID-19 cho những người dưới 40 tuổi.
Báo Sức khỏe – Đời sống của Bộ Y tế Việt Nam ngày 8/5 hỏi TS.BS. Phạm Quang Thái – Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc về ca tử vong vừa xảy ra.
Ông Phạm Quang Thái nêu quan điểm: “Bất cứ vắc xin nào, không nói riêng vắc xin phòng COVID-19 đều có những tỉ lệ phản ứng bất lợi. Điều này cũng đúng cho các loại thuốc, dược phẩm và thậm chí là thực phẩm. Tuy nhiên, nhưng phản ứng bất lợi này ở tỉ lệ rất thấp và nếu được theo dõi, xử lý kịp thời là sẽ ổn. Không nên vì quá lo ngại mà bỏ qua một vũ khí lợi hại bảo vệ chúng ta trước bệnh COVID-19.”
Ông Thái nói thêm về ca tử vong ở An Giang: “Chúng tôi hết sức buồn khi có sự cố này, đây là trường hợp vô cùng hiếm nhưng chúng ta không dừng ở đây mà phải có sự rút kinh nghiệm để không có những sự cố đáng tiếc như vậy.
Cụ thể là phải tăng độ sẵn sàng trong công tác phòng chống phản vệ tại tất cả các cơ sở tiêm chủng. Thậm chí nếu cần phải chuẩn bị sẵn Adrenalin để khi sự cố xảy ra chỉ việc tiêm ngay thay vì mất công chuẩn bị thuốc chống sốc. Công tác tập huấn và giám sát kiểm tra cũng cần tăng cường để đảm bảo việc nhân viên y tế sẵn sàng trong mọi tình huống.”
Lời khuyên từ Anh
Ngoài ra, BBC ghi nhận những bình luận mới nhất hôm 7/5 của một số chuyên gia tại Anh về khuyến nghị tại Anh sử dụng vaccine thay thế AstraZeneca cho người dưới 40.
Giáo sư Anthony Harnden, Phó Chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng, cho biết:
“Chương trình tiêm chủng của Vương quốc Anh đang tiếp tục diễn ra nhanh – 35 triệu người đã nhận được liều vaccine AstraZeneca, Pfizer hoặc Moderna đầu tiên.
Dữ liệu cho thấy cả ba loại vaccine đều có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa Covid và các biến chứng của nó. Hơn 10.000 sinh mạng đã được cứu cho đến nay.
Vương quốc Anh đang ở vị trí may mắn khi có nguồn cung cấp tốt cả ba loại vaccine.
Bởi vì một tác dụng ngoại ý hiếm gặp của huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu đã được ghi nhận ở khoảng 10-20 trên một triệu người sau khi tiêm vaccine AstraZeneca, với một chút nguy cơ cao hơn về tác dụng phụ này ở những người trẻ tuổi, JCVI đã tiếp cận phòng ngừa hơn nữa và khuyến cáo ưu tiên sử dụng vaccine thay thế AstraZeneca ở người lớn dưới 40 tuổi nếu có thể.
JCVI đã có thể đưa ra lời khuyên này vì tỷ lệ nhiễm trùng vẫn thấp và nguồn cung cấp vaccine đủ hơn.
JCVI vẫn khuyên rằng tốt hơn nên tiêm vaccine AstraZeneca ở tất cả các nhóm tuổi trưởng thành hơn là không tiêm vaccine nào cả, nhưng bất cứ khi nào có thể, một loại vaccine thay thế nên được cung cấp cho những người trưởng thành dưới 40 tuổi.”
Giáo sư Adrian Newland, Giáo sư Huyết học, Đại học Queen Mary, London, cho biết:
“Chương trình tiêm chủng chống lại Covid-19 đã thành công rực rỡ ở Anh, với việc giảm đáng kể sự lây nhiễm và lây truyền, cứu sống nhiều người.
Tuy nhiên, có một số lo lắng gây ra bởi các báo cáo về huyết khối ảnh hưởng đến xoang tĩnh mạch não (CVST) liên quan đến việc giảm mức tiểu cầu ở một số người trong giai đoạn sau tiêm chủng.
Những tình tiết này đặc biệt được chú ý ở nhóm trẻ hơn và ở phụ nữ, mặc dù ở phụ nữ, điều này có thể chỉ là phản ánh nhóm dân số được ưu tiên ban đầu vì khoảng cách rủi ro nam và nữ đã trở nên ít rõ rệt hơn sau khi số lượng tiêm chủng ngày càng tăng.
Con số vẫn còn nhỏ và rõ ràng là rủi ro của CVST lớn hơn nhiều sau khi nhiễm Covid-19 và vẫn tương tự như những gì được báo cáo trong dân số bình thường.
Tuy nhiên, thời điểm cận kề với việc tiêm chủng vaccine AZ vẫn còn là một mối lo ngại và do tổng số ca nhiễm trùng giảm nên rủi ro tiềm ẩn và lợi ích của việc sử dụng vaccine này ở nhóm dân số trẻ là ít rõ ràng hơn.
Do đó, lời khuyên thực tế từ JCVI là đề xuất xem xét thay thế cho nhóm dưới 40 tuổi.
Vaccine AZ vẫn là” con ngựa ô “của chiến dịch tiêm chủng, vì yêu cầu bảo quản ít nghiêm ngặt hơn và đối với những người lớn tuổi, nơi có nguy cơ nhiễm trùng lớn hơn rất nhiều, nó có thể được sử dụng thoải mái.
Các rủi ro từ vaccine AZ dường như chỉ xảy ra sau liều đầu tiên và vì vậy những người đã được tiêm vaccine này có thể sử dụng liều thứ hai mà không cần lo lắng.”
Tiến sĩ Julian Tang, Nhà virus học lâm sàng, Đại học Leicester, cho biết:
“Khuyến nghị này của JCVI là khá hợp lý, với bằng chứng hiện tại chứng minh mối liên hệ giữa vaccine AZ và các biến chứng đông máu nghiêm trọng, cũng như tỷ lệ mắc COVID-19 đã giảm trong dân số và tính an toàn của thuốc thay thế.
“Những người càng trẻ tuổi sẽ ít phải chịu nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do COVID-19, vì vậy cũng hợp lẽ khi giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ của vaccine cho họ.
Khi bệnh đậu mùa cuối cùng đã được diệt trừ ở Anh, vaccine đậu mùa (cũng có tác dụng phụ nghiêm trọng) đã bị loại bỏ dần vào năm 1971.
Tương tự, khi bệnh bại liệt đã bị loại trừ khỏi các quốc gia khác nhau, bao gồm cả Vương quốc Anh, vaccine đã được chuyển sang dạng bất hoạt vào năm 2004 ở Anh, để giảm nguy cơ.”
Giáo sư Adam Finn, Giáo sư Nhi khoa, Đại học Bristol, cho biết:
“Lời khuyên của JCVI được đưa ra phản ánh tình hình hiện tại của Vương quốc Anh và phụ thuộc vào mọi thứ sẽ diễn ra như hy vọng và dự kiến trong 2-3 tháng tới.
Trên thực tế, sự cân bằng lợi ích và rủi ro cho những người ở độ tuổi 30 – dựa trên làn sóng COVID thứ ba dự kiến vào một thời điểm nào đó vào cuối năm nay sau khi các hạn chế đã được dỡ bỏ – rõ ràng có lợi cho việc nhận vaccine AZ nếu được cung cấp.
Tuy nhiên – vì không có tín hiệu huyết khối nào được quan sát thấy đối với hai loại vaccine mRNA – nên hai loại vaccine đó càng tốt hơn.
Với nguồn cung cấp đầy đủ vaccine Pfizer hiện được dự đoán sẽ cho phép chương trình của Vương quốc Anh tiến triển với tốc độ tối đa, logic của việc ưu tiên cung cấp cho mọi người lựa chọn đó bất cứ khi nào có thể, là điều hiển nhiên.
Tuy nhiên, WHO vẫn khuyến nghị sử dụng vaccine AZ cho bất kỳ ai từ 18 tuổi trở lên và vaccine này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đại dịch trên toàn cầu.”
Cảm giác như đã rất nhiều năm trôi qua kể từ khi chúng ta bắt đầu nhận thấy cuộc sống của mình đang diễn ra trong “những thời điểm bất an”.
Trong nhiều tháng, thói quen của chúng ta bị gián đoạn và ta buộc phải thích nghi. Về mặt cá nhân, hệ quả lớn là sự mệt mỏi về tinh thần. Ta cảm thấy khó mà tập trung được trong một khoảng thời gian, như thể ta đang ở trong trạng thái chung của sự xao nhãng gần như liên tục.
“Tôi cảm thấy như thể mình bị bí, không thể tập trung vào trang viết,” nhà văn và người yêu sách Sophie Vershbow nói. Hồi đầu đại dịch, bà mô tả cảm giác, viết trên Twitter về tình trạng “không thể tập trung nổi để đọc một quyển sách”, và nội dung này nhận được hơn 2.000 lượt thích.
Bà không phải người duy nhất bị như vậy. Chỉ cần thử tìm kiếm nhanh là bạn sẽ tìm ra hàng loạt bài viết nói về những người không thể tập trung, tình trạng “mịt mờ tâm trí” phổ biến và “những mẹo giúp bạn tập trung”.
Tất nhiên, đa phần cảm giác chủ quan về sự xao nhãng trong tâm trí thường đến từ thực tế đời sống hiện thời.
Với nhiều người, nổi bật là các bậc cha mẹ đang trong thời gian làm việc, sự thay đổi đột ngột sang trạng thái làm việc từ nhà cũng đồng nghĩa với tình trạng gia tăng xung đột giữa cuộc sống và công việc; ta khó lòng mà tập trung vào một bảng tính được nếu mấy đứa con nhỏ đang giành nhau một chiếc điều khiển TV.
Nhưng cảm giác này còn gì đó xa hơn như vậy. Ngay cả khi công việc trong ngày đã hoàn tất và bọn trẻ con đã đi ngủ, ta vẫn khó mà tập trung để đắm chìm vào một quyển tiểu thuyết hay loạt phim nào đó.
Có một thuyết tâm lý, ban đầu được ứng dụng trong bối cảnh học tập, có thể giúp giải thích vì sao sống trong thời Covid-19 có thể khiến đầu óc ta nhão như chè đậu: Thuyết Tải trọng Nhận thức (CLT – Cognitive Load Theory)
Thuyết này ban đầu được phát triển bởi nhà tâm lý học giáo dục người Úc John Sweller. Nói một cách đơn giản thì thuyết CLT coi tâm trí ta là hệ thống chuyển hóa thông tin.
Khi ta xử lý một vấn đề, đặc biệt là với vấn đề lạ, ta phụ thuộc vào “trí nhớ làm việc”, vốn cực kỳ giới hạn về quy mô và thời gian lưu trữ thông tin. Bạn càng ít quen thuộc với công việc nào thì bạn càng phụ thuộc vào trí nhớ làm việc để giúp tìm ra thông tin liên quan; ngược lại, khi bạn đã thành thục thì hầu hết những gì bạn cần biết đều được lưu trữ trong trí nhớ lâu dài và bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ đó một cách tự động.
Nhiệm vụ mới, mức độ căng thẳng mới
Lý thuyết Trọng tải Nhận thức là mô hình hữu ích để hiểu sự khác biệt mà đại dịch có thể gây tổn hại đến chức năng tâm thần của bạn.
Đầu tiên, bằng cách ép buộc bạn theo đuổi thói quen mới, nó tước bỏ, không cho phép bạn thực hiện công việc ở chế độ tự động.
Ví dụ như trong một cuộc họp ở chỗ làm, trước đây, bạn sẽ chỉ xuất hiện và tham gia thảo luận, nhưng nay thì do làm việc từ xa, bạn sẽ phải bật phần mềm hội nghị video lên, lo lắng về chất lượng kết nối wifi, điều chỉnh các tính năng để có thể dự họp phù hợp với độ trễ thời gian của cuộc gọi video và nhiều thứ khác.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với việc nhà, ví dụ như đặt hàng mua đồ thực phẩm trên mạng thay vì mua sắm trực tiếp.
Những sự thích nghi này buộc bạn không thể làm theo chế độ tự động và vì vậy nó chiếm một phần tài nguyên của “trí nhớ làm việc” vốn có giới hạn của bạn. Bạn phải bỏ công sức nhiều hơn để suy nghĩ một cách có chủ đích và có ý thức, giống như một thợ học việc hơn là một người đã thành thạo công việc, và chỉ riêng điều đó đã khiến bạn cực kỳ mệt mỏi.
Chụp lại hình ảnh,Rất nhiều chúng ta đã điều chỉnh nhanh chóng thích ứng với cách làm việc mới và công nghệ mới
Thứ hai, nghiên cứu dựa trên lý thuyết CLT cho thấy cảm xúc có thể gây ảnh hưởng tới quá trình xử lý thông tin.
Chẳng hạn khi bạn hồi hộp thì điều này sẽ làm giảm khả năng của trí nhớ làm việc, vì vậy khiến bạn khó vượt qua bất cứ vấn đề tâm thần nào đòi hỏi khả năng giải quyết vấn đề có nhận thức (hãy nghĩ đến tình trạng lo lắng trong kỳ thi khiến não bộ bạn vật lộn ra sao, khiến bạn khó mà làm được các câu hỏi về toán hoặc viết một câu đầy đủ ngữ nghĩa, hoặc bằng cách nào sự căng thẳng khi đi thi lái xe khiến bạn khó mà thực hiện nhiều thao tác cùng lúc hơn so với trong quá trình học).
Thứ ba, CLT cũng đề cập đến “tải trọng nhận thức ngoài luồng”- đó là có tình trạng phát sinh những chuyện dễ gây xao nhãng, không liên quan gì tới điều bạn đang định làm, và chúng lại chiếm dụng năng lực hoạt động của “trí nhớ làm việc” của bạn.
Tình trạng này có thể là do những tác vụ ngoài lề, ví dụ như bạn vừa nghe bản tin thờ sự vừa làm việc, hay nghĩ xem làm sao để đón con đi học về khi sếp vừa định lên lịch cuộc họp video cùng thời gian đó.
Vào lúc này, do đại dịch gây ra những gián đoạn trong cuộc sống, cho nên bạn buộc phải dựa nhiều hơn vào việc sử dụng trí nhớ làm việc.
Vấn đề là nếu như thời điểm bạn cần huy động trí nhớ làm việc ở mức cao hơn lại xảy ra đúng vào thời điểm bạn bị căng thẳng quá mức hoặc phải xoay sở làm nhiều việc, nhiều bổn phận cùng lúc, tức là bạn đã sử dụng đến hết công suất của nó rồi, thì đó quả là điều tồi tệ nhất, và là một lý do nữa khiến bạn cảm thấy kiệt quệ về tinh thần.
Thông thường trong thời điểm biến động, ta có thể điều chỉnh nhanh chóng và trọng tải nhận thức trở nên có thể dễ kiểm soát hơn.
Điều nổi bật về cuộc sống trong thời Covid-19, đó là tình hình liên tục thay đổi – chính phủ khắp nơi trên thế giới liên tục đưa ra các quy định cấm mới phức tạp hơn. Luật lệ khi di chuyển, quy định tự cách ly, danh sách các triệu chứng cần theo dõi, ứng dụng điện thoại mới – hiếm có ngày nào mà không có biến đổi mới buộc ta ghi nhận và phản hồi.
“Bất cứ hoàn cảnh mới nào cũng đặt gánh nặng lên trọng tải nhận thức trong não ta, nhưng thực tế là việc Covid-19 gây ra tác động gián đoạn về xã hội đang buộc chúng ta phải tiêu thụ những thông tin mới nhanh hơn khả năng mình có thể tiếp nhận,” Samuli Laato, nhà nghiên cứu từ Đại học Turku, nói.
“Nói chung,” ông giải thích, “sự bất an luôn làm tăng tải trọng nhận thức. Những yếu tố gây căng thẳng như mối đe dọa đến sức khỏe, nỗi sợ thất nghiệp và sợ sự gián đoạn thị trường tiêu dùng đều gây ra tải trọng nhận thức. Hơn nữa, chính sách làm việc từ xa được đưa ra khắp thế giới, việc này đòi hỏi mọi người phải thích nghi với công nghệ mới và cách mới để làm việc cùng nhau.”
Lên kế hoạch và tự sắp xếp quy củ
May mắn là, việc giải thích được sự kiệt quệ về tinh thần trong cuộc sống thời đại dịch từ góc độ của Thuyết Trọng tải Nhận thức giúp chỉ ra một số chiến lược điều chỉnh tuy đơn giản nhưng hiệu quả.
Đầu tiên, hãy cố gắng thiết lập thói quen mới và thực hiện chúng thành thạo, để bạn không phải liên tục buộc phải dùng đến “trí nhớ làm việc” cho những việc linh tinh.
Tôi vừa đầu tư vào một hệ thống mạng wifi tốt, giúp loại bỏ những trục trặc khi kết nối các cuộc gọi video, và tôi dành thời gian xem kỹ các tính năng khác nhau của các dịch vụ gọi điện thoại video khác nhau. Đương nhiên là khi đã nắm được kiến thức căn bản, cần thiết trong thời đại dịch, bạn sẽ không phải tiêu tốn tài nguyên của não bộ khi thực hiện các việc đó nữa.
Chụp lại hình ảnh,Kiểm soát sự căng thẳng – bằng cách nào có lợi cho bạn – sẽ giúp bạn kiểm soát trọng tải nhận thức
Thứ hai, vì ta sống trong thời đại mà sự bất an và căng thẳng tăng cao, điều quan trọng là bạn tăng cường nỗ lực để kiểm soát sự căng thẳng, để trí nhớ làm việc của bạn không phải liên tục bị quá tải vì lo lắng.
Điều này có nghĩa là ăn uống tốt, tập thể thao và thiết lập giờ giấc đi ngủ có thể kiểm soát được, cũng như dành thời gian cho các hoạt động giúp bạn thư giãn.
Nếu có điều kiện, hãy lên các phương án dự phòng để lường trước các tình huống khác nhau có thể xảy đến với bạn – việc chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những điều xấu hơn so với mong muốn có thể sẽ giúp bạn xả bớt đáng kể tâm lý lo lắng, căng thẳng.
Cũng nên để não bộ nghỉ ngơi, không cập nhật tình trạng đại dịch nữa và tránh nhìn màn hình điện thoại liên tục. Nên có những ngày (hoặc ít nhất cả buổi chiều hoặc tối) không nói chuyện thời sự hay đại dịch.
Cuối cùng, điều quan trọng là bạn cần giảm tải sự căng thẳng cho trí nhớ làm việc bằng cách tránh những “trọng tải nhận thức ngoài luồng”.
Điều này có nghĩa là dành nhiều nỗ lực sắp xếp thời gian và có kỷ luật với những việc gây xao nhãng.
Hãy cố gắng dành khoảng thời gian phù hợp trong ngày để làm những việc khác nhau, dù là công việc hay việc nhà.
Chẳng hạn, khi bạn đang làm việc thì đừng bật kênh tin thời sự trong phòng. Khi bạn đang chơi với con, không để điện thoại kế bên để kiểm tra email hay Twitter. Hãy để tâm trí chỉ tập trung vào một việc tại một thời điểm, và bạn sẽ được tưởng thưởng nhờ cảm thấy bớt kiệt quệ hơn về tinh thần.
Có vẻ như chúng ta sẽ sống trong thời đại dịch thêm một thời gian nữa.
Tuy sự căng thẳng và bất thường gây mệt mỏi về tinh thần, nhưng hãy bình tĩnh mà đánh giá rằng bạn không phải là người duy nhất cảm thấy vậy.
Năng lực xử lý của não bộ ta là có giới hạn và nó đã bị buộc phải cố gắng trong thời gian hiện tại. Tuy nhiên, với việc lên kế hoạch cẩn thận một chút và biết tự tuân thủ kỷ luật thì bạn vẫn có cách giúp giảm tải trọng nhận thức và lấy lại được khả năng tập trung làm việc.
Tiến sĩ Christian Jarrett là phó chủ biên Tạp chí Psyche. Quyển sách mới của ông “Be Who You Want: Unlocking The Science of Personality Change”, sẽ được xuất bản năm 2021.
Thủ tướng chính phủ Việt Nam sáng 26/5 triệu tập họp trực tuyến khẩn với Bắc Giang khi số ca nhiễm tại đây tiếp tục tăng cao, trở thành điểm nóng nhất toàn quốc.
Tại cuộc họp khẩn online, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận diễn biến tại Bắc Giang hết sức phức tạp, theo Tuổi Trẻ.
Bắc Giang ghi nhận 375 ca dương tính với Covid-19 ngày 25/5. Tính đến trưa 26/5 Bắc Giang có thêm 82 ca nhiễm.
Ba điểm nóng nhất có nguy cơ lây dịch, phát sinh thêm các ca dương tính được xác định là các thôn Núi Hiểu, Trung Đồng, Tam Tầng (xã Quang Châu, huyện Việt Yên). Các ca dương tính tăng nhanh tại ổ dịch khu công nghiệp Hosiden.
Mới đây, Bắc Giang phải đã test nhanh cho hơn 18.000 người ở tất cả các khu công nghiệp, khu lưu trú của công nhân trên địa bàn huyện Việt Yên.
Bộ Y tế đánh giá số lượng trường hợp F0 tại Bắc Giang tăng cao do tăng tốc xét nghiệm 3 ngày qua.
Đã có 3 cán bộ y tế, quân đội tuyến đầu ở Bắc Giang nhiễm Covid-19.
Trong sáng 26/5, 13 y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã lên đường chi viện cho Bắc Giang. Trước đó hàng trăm bác sỹ, y tá từ Hà Nội đã được cử tới ‘trực chiến’ tại tỉnh này.
Chủ tịch tỉnh Bắc Giang nói tỉnh đã có phương án sẵn sàng cách ly xã hội toàn tỉnh, nhưng chưa áp dụng ở thời điểm này, bởi hàng trăm ca Covid-19 mỗi ngày đều nằm trong dự tính, theo VnExpress.
Cảnh báo virus dễ nhân đôi
Trong buổi sáng 26/5, Bộ Y tế Việt Nam công bố thêm tổng cộng 120 ca nhiễm, theo VnExpress.
Như vậy, hiện tổng số ca nhiễm tại Bắc Giang là 1481, Bắc Ninh 560, Hà Nội 335 ca.
Số ca nhiễm mới từ đợt dịch mới (27/4) đến nay là 2.913, ở 30 tỉnh thành.
Bảy tỉnh Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị đã qua 14 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay chủng virus ghi nhận hiện nay dễ dàng nhân đôi, lây qua không khí nên phát tán và lây mạnh hơn so với các chủng cũ trước đây.
Bà Lê Quỳnh Mai, chuyên gia về xét nghiệm, cho hay, bình thường cấy virus trong phòng thí nghiệm 3-4 ngày mới mọc, nhưng chủng này ngày thứ 2 đã mọc rất nhiều. “Vì thế nếu chậm là sẽ khó ngăn dịch”.
Từ 26/55, Bộ phận Thường trực chống dịch sẽ bắt đầu triển khai lấy mẫu xét nghiệm theo cách mới: lấy mẫu gộp theo nhóm hộ gia đình, tại 3 khu vực dịch nóng nhất tại Bắc Giang là 3 khu nhà trọ công nhân Núi Hiểu, Tam Tầng và Trung Đồn
Kêu gọi lập quỹ vaccine toàn dân đóng góp
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế chủ trì, chịu trách nhiệm việc mua vaccine, cho rằng bộ này cần đẩy nhanh hơn nữa việc tiếp cận, đàm phán mua các loại vaccine từ nhiều nguồn khác nhau, bảo đảm có vaccine sớm nhất, nhiều nhất có thể, theo Vietnamnet.
Ông Chính cũng khuyến khích các doanh nghiệp ư nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.
Thủ tướng yêu cầu ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng tuyến đầu phòng, công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp.
Bộ Y tế khẩn trương phối hợp với Bộ Tài chính được giao thành lập Quỹ vaccine Covid-19 nhằm kêu gọi các nguồn đóng góp theo tinh thần huy động sức mạnh toàn dân.
Trước hiện tượng ‘siêu trăng máu’ sẽ xuất hiện vào ngày 26/5 năm nay, nhà thiên văn học ở thành phố Đài Bắc thuộc Đài Loan cho rằng: theo như sách cổ ghi chép thì “siêu trăng máu” xuất hiện báo hiệu điềm chẳng lành…
Trong truyền thuyết cổ đại của Trung Quốc, “trăng máu” tượng trưng cho hiện tượng thiên thể gặp nguy hiểm, sợ rằng sẽ có thiên tai nhân họa. Trong “Kinh Thánh” ghi lại những lần xuất hiện trăng máu, phần lớn là báo hiệu sự xuất hiện của đại nạn xã hội. Trong lịch sử Trung Quốc cũng ghi lại nhiều lần đại nạn phát sinh đều là sau khi có xuất hiện hiện tượng thiên văn “trăng máu”.
Lần xuất hiện “siêu trăng máu” gần đây nhất là 3 năm trước, lần tiếp theo sẽ là 2 năm sau. Tuy nhiên, có rất nhiều truyền thuyết trong quá khứ về sự xuất hiện của siêu trăng máu mang đến những thảm họa lớn. Khi hiện tượng thiên văn trăng máu xuất hiện, thế giới thường phát sinh những sự vụ vô cùng nghiêm trọng. Ví dụ, cảnh tượng trăng máu xảy ra vào ngày 15/4/2014, hôm sau phà Sewol của Hàn Quốc bị lật dẫn tới cái chết của 304 người, gây chấn động thế giới. Trăng máu xuất hiện năm 2003, sau đó là bùng phát dịch SARS ở Quảng Đông, Trung Quốc. Sự hiện diện của trăng máu vào năm 1949, ngay sau đó nhà nước Israel thành lập. Trăng máu xuất hiện vào năm 1967, tiếp theo là nổ ra cuộc chiến tranh kéo dài 6 ngày giữa Israel và các nước Ả Rập.
Thiên tượng trăng máu được ghi lại trong “Kinh Thánh” chủ yếu là dấu hiệu báo trước của thảm họa. Tại Đài Bắc, sau khi chứng kiến sự hiện diện của trăng máu, 3 ngày sau tàu hỏa của Đài Loan bị trật bánh khiến ít nhất 50 người thiệt mạng.
Hiện tượng “trăng máu” sắp diễn ra vào ngày 26/5 và đây cũng là siêu trăng thứ hai trong năm nay, được gọi là “Siêu trăng máu”. Theo NASA, siêu trăng có nguồn gốc từ chiêm tinh học và dùng để chỉ trăng tròn và trăng non có đường kính nhìn thấy lớn hơn khi đi qua vùng cận nhật. Trăng máu là tên gọi chung của hiện tượng thiên văn “nguyệt thực toàn phần”. Lúc này trăng tròn sẽ đi vào vùng bóng của mặt trời chiếu sáng trái đất khiến cho mặt trời, mặt trăng và trái đất tạo thành một đường thẳng. Ánh sáng của các màu khác trong quang phổ mặt trời bị tán xạ bởi khí quyển và chỉ có ánh sáng đỏ có thể đi xuyên qua khúc xạ chiếu lên mặt trăng, do vậy mặt trăng mới có màu đỏ cam.
Tuy nhiên, quá khứ có rất nhiều truyền thuyết nói về “trăng máu”. Tại Trung Quốc cổ đại, ngoài truyền thuyết “Thiên cẩu thực nhật nguyệt”, người ta tin rằng khi trăng máu xuất hiện là thời khắc âm khí nặng nhất. Vì vậy mà nhiều người nói rằng “nhìn trăng máu thấy yêu nghiệt”. Cũng có sách ghi lại, trăng máu xuất hiện là điềm báo hung hiểm, có thể theo sau sẽ là thiên tại nhân họa, thế giới hỗn loạn.
Đối với văn hóa phương Tây, sách “Kinh Thánh” của Giô-ên cũng có lời tiên tri về sự xuất hiện thiên tượng “trăng máu”. “Trước ngày Đức Giê-hô-va đến là thời điểm vô cùng đáng sợ, mặt trời sẽ biến thành u ám và mặt trăng sẽ biến thành máu”. Điều này cũng được đề cập trong sách Kinh Khải huyền: “Khi phong ấn thứ sáu được mở ra, tôi lại thấy mặt đất rung chuyển, mặt trời biến thành màu đen và mặt trăng tròn chuyển sang màu đỏ như máu”. Trong các tài liệu đều nói đến khi trăng máu xuất hiện là dấu hiệu báo trước “sự biến động của thế giới ”.
Vào tối ngày 29/3, một số người dân ở khu vực Đài Bắc chứng kiến hiện tượng “mặt trăng màu đỏ”, khi đó, nhà khí tượng học Bành Khải Minh cũng đã đưa ra một bài báo giải thích rằng nguyên nhân chính dẫn đến trăng đỏ là do “Mễ thị tán xạ”, vì các chất ô nhiễm trôi về phía Bắc và PM2.5 – hạt bụi trong không khí cùng vật thể như sương mù trôi nổi rất nhiều. Hiện tượng này khiến cho mặt trăng thoạt nhìn có màu đỏ và tối. So với việc ngồi đó lo lắng thì việc cố gắng làm tốt công tác phòng chống quan trọng hơn. Tuy nhiên, ba ngày sau khi trăng máu xuất hiện, tàu Taroko trên đường sắt Đài Loan bị trật bánh gây ra vụ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân vô cùng đau lòng.
Cha con Lang Nghị thông thạo thiên văn khuyên hoàng đế cải tà quy chính
Vào thời nhà Hán, cha của Lang Nghị là Lang Tông, tên hiệu Trọng Tuy, là người giỏi quan sát các hiện tượng thiên văn để dự đoán chuyện tốt xấu trong thiên hạ. Thời Hán An Đế, Lang Tông đảm nhiệm chức vụ huyện lệnh huyện Ngô. Thời điểm đó trời thường xuyên nổi giông bão, Lang Tông dự đoán rằng kinh thành sắp xảy ra hỏa hoạn, vì thế ông đã sai người ghi lại thời điểm và cho người đến nơi xem xét, kết quả đúng như những gì ông đã dự báo. Sau đó sự việc này đến tai hoàng đế, hoàng đế muốn mời ông về kinh phò tá nhưng Lang Tông cho rằng dùng việc dự đoán trước sự tình đổi lấy công danh là điều đáng xấu hổ. Vì vậy, ông đã treo ấn từ quan, nửa đêm rời khỏi huyện nha và từ đó về sau không ra làm quan nữa.
Lang Nghị kế thừa sự nghiệp của cha, ông cũng tinh thông việc xem thiên tượng. Thời Hán Thuận Đế thường xuyên phát sinh thiên tai cùng hiện tượng dị thường, triều đình cho mời Lang Nghị đi xem xét tình hình. Lang Nghị đã dâng tấu nói ra nguyên nhân trời báo dị tượng, đất có tai họa, đây là Thượng Thiên nhắc nhở đế vương, muốn đế vương tu chính lại bản thân, bồi dưỡng đạo đức, thì mọi chuyện lại trở về bình thường. Trong tấu dâng lên hoàng đế, lời lẽ của Lang Nghị hết sức khẩn thiết, ông hy vọng hoàng đế có thể nghe ý kiến của mình, mỗi ngày đều nhìn nhận lại lỗi lầm đã phạm và cố gắng loại bỏ nó… có như vậy thì tai họa cũng được tiêu trừ. Hơn nữa, ông cũng dẫn ra những bằng chứng về việc triều đình chi tiêu hoang phí, không trọng dụng người hiền, thực thi hình phạt quá nặng, quan viên lười nhác phóng túng… Ông còn đưa ra cảnh báo thời điểm lập hạ sẽ phát sinh động đất, đất nứt, nạn hồng thủy tràn lan.
Sau khi đọc tấu chương, Hoàng đế sai quan Thượng thư đến chất vấn Lang Nghị, đồng thời cũng cảnh báo Lang Nghị, nếu còn nói lời ‘lên lớp’ Hoàng đế thì sẽ có nguy cơ bị chặt đầu. Lang Nghị không vì thế mà cúi đầu khuất phục, ông trình bày rõ ràng mối quan hệ giữa chính sự với Trời và tai họa tại thế gian. Hơn nữa ông còn đưa ra phương pháp hóa giải từng phương diện một. Lang Nghị cũng đưa ra bốn việc có ích mà triều đình nên thực thi, ông nói rằng, nếu triều đình có thể lập tức cải thiện thái độ thì thời điểm lập hạ sẽ có mưa thuận gió hòa, nếu không đúng thì bản thân sẽ dùng cái chết để tạ tội. Lần này đọc tấu chương, Hoàng đế phong cho ông chức quan Lang Trung, tuy nhiên Lang Nghị lại cáo bệnh từ chối, ông rời kinh trở về quê nhà sinh sống.
Thế gian phát sinh sự việc vi phạm Thiên Ý thì Thượng Thiên sẽ xuất hiện dị tượng hoặc tai họa để cảnh báo
Đáng tiếc, trước những lời khuyên của Lang Nghị, triều đình không sửa chữa những lỗi lầm của mình, việc cải thiện triều chính cũng không có khởi sắc. Tháng 4 năm đó quả nhiên xuất hiện động đất khiến đất sụt lún, mùa hè không có mưa gây nên hạn hán, tới mùa thu thì tộc Tiên Ti xâm lấn thành ấp. Năm sau, Tây Khương xâm lấn Lũng Tây. Các sự việc này không khác mấy so với những gì Lang Nghị từng tiên đoán từ trước đó. Sau này triều đình lại cho mời Lang Nghị ra diện kiến nhưng ông đã từ chối.
Thiên tượng thay đổi, tương ứng với nó thì ở mặt đất cũng phát sinh biến hóa. Nếu như người thế gian vi phạm Thiên Ý thì Thượng Thiên sẽ dùng thiên tai hoặc xuất hiện dị tượng để cảnh báo. Nếu con người không kịp thời sửa chữa lỗi lầm, Trời sẽ giáng xuống tai họa lớn hơn để trừng phạt.
Người xưa chịu ảnh hưởng của văn hóa Thần truyền, kính Trời biết mệnh, có rất nhiều người biết xem thiên tượng, họ không màng danh lợi, thừa lệnh của Thượng Thiên mà truyền đạt tin tức đến cho con người. Trong triều đình thuở xưa cũng có các ban như “Tư Thiên giám”, “Khâm Thiên giám”… chuyên đảm nhiệm công việc này.
Nhập nhằng về pháp lý, mơ hồ về chức danh, tinh vi về chiến thuật
Thứ năm, 13 Tháng 5 2021
Sơ đồ cơ chế chỉ huy các lực lượng dân binh biển Trung Quốc
Nguồn: Conor M. Kennedy and Andrew S. Erickson, “Hainan’s Maritime Militia: China Builds a Standing Vanguard”
“Núp bóng” dưới tấm bình phong “tàu cá dân sự” hay cái “mác” là “dân thường”, lực lượng dân binh biển của Trung Quốc “tha hồ” quấy rối hoặc đe dọa các tàu dân sự, tàu quân sự của nước ngoài; kết hợp với hải quân, cảnh sát biển để hình thành các thế trận “nhiều lớp” nhằm giúp Trung Quốc thực thi yêu sách trái phép của nước này trên Biển Đông.
Dân binh biển Trung Quốc là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế thời gian gần đây bởi lực lượng này đang hằng ngày “tung hoành” trên Biển Đông, giúp Trung Quốc thực thi trái phép các yêu sách chủ quyền, xong lại được “núp bóng” dưới tấm bình phong “tàu cá dân sự” hay cái “mác” là “dân thường”. Dưới tấm bình phong đó, lực lượng dân binh biển của Trung Quốc “tha hồ” quấy rối hoặc đe dọa các tàu dân sự, tàu quân sự của nước ngoài; kết hợp với hải quân, cảnh sát biển để hình thành các thế trận “nhiều lớp” nhằm giúp Trung Quốc thực thi yêu sách trái phép của nước này trên Biển Đông. Điều đáng lo ngại là, với phạm vi rộng, tính chất hoạt động “biến hóa khôn lường”, song, với cái “mác” là “dân thường”, Trung Quốc sẽ luôn phủ nhận sự “nhúng tay” của chính quyền vào các sự vụ trên thực địa, đồng thời, các nước cũng không thể “xử lý” lực lượng này như lực lượng vũ trang trong các tình huống cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ thử “giải mã” lực lượng này của Trung Quốc dưới góc nhìn từ cả phía Trung Quốc và các nước phương Tây.
Có hay không sự tồn tại lực lượng dân binh biển Trung Quốc?
Trung Quốc từ trước tới nay chưa từng thừa nhận có sự hiện diện của lực lượng dân binh biển (海上民兵) theo cách hiểu của các nước phương Tây. Soi xét lại các văn kiện, tài liệu chính thống của Trung Quốc có thể thấy rõ điều này.
Theo Điều lệ công tác Dân binh định nghĩa, “dân binh Trung Quốc là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo; là một bộ phận của lực lượng vũ trang CHND Trung Hoa và là lực lượng trợ giúp, dự bị của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc”.[1][1]
Theo Điều 22 Chương 3 trong Luật Quốc phòng sửa đổi năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 của Trung Quốc quy định, lực lượng vũ trang của Trung Quốc gồm 3 lực lượng: Quân giải phóng (PLA), lực lượng vũ trang nhân dân và lực lượng dân binh[2][2].
Tương tự như vậy, trong Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc trước năm 2010 cũng chỉ nhắc đến lực lượng dân binh theo nghĩa “dân quân tự vệ” được thành lập và làm nghĩa vụ ở các địa phương. Đến năm 2010, Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc mới lần đầu tiên đặt ra nhiệm vụ “tập trung tăng cường xây dựng lực lượng dân binh phòng thủ biên giới và vùng biển” lên hàng đầu trong Sách trắng Quốc phòng (Chương 5)[3][3]. Đây là mốc mới nhất cho thấy Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng và sử dụng lực lượng mà quốc tế vẫn gọi là “dân binh biển của Trung Quốc”.
Như vậy, có thể thấy, trong các văn kiện chính thức của Trung Quốc không đề cập đến lực lượng mang tên “dân binh biển” mà chỉ có lực lượng “dân binh” nói chung, hay lực lượng “dân binh làm nhiệm vụ phòng thủ biên giới đất liền và biển”. Nói cách khác, lực lượng “dân binh biển” theo cách hiểu của Trung Quốc chỉ là lực lượng “dân thường” (dân quân tự vệ) tham gia vào hoạt động sản xuất, đánh bắt cá, có trách nhiệm bảo vệ chính quyền, bảo vệ tài sản của nhân dân và Nhà nước. Theo đó, ở các tỉnh ven biển của Trung Quốc sẽ đều có các Tiểu đội dân binh hoạt động trên biển với chức năng và nhiệm vụ như được quy định trong Điều lệ Công tác Dân binh Trung Quốc.
Ngược lại với sự phủ nhận của Trung Quốc, các nghiên cứu của phương Tây đa phần đều có chung đánh giá dân binh biển Trung Quốc là một tổ chức vũ trang lớn chủ yếu bao gồm ngư dân và những người đi biển thuộc khu vực kinh tế dân sự, được huấn luyện và được điều động để phòng thủ hoặc nâng cao khả năng bảo vệ “quyền và lợi ích hàng hải” của Trung Quốc, và hỗ trợ cho hải quân trong thời gian có chiến tranh.
Năm 2017, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố một nghiên cứu khá toàn diện về lực lượng này trong Báo cáo thường niên về sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Lầu Năm Góc cho rằng, lực lượng dân binh biển được sử dụng để thực thi các yêu sách hàng hải và thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc với mức độ được tính toán để nằm dưới ngưỡng có thể gây ra xung đột[4][4]. Trong Báo cáo năm 2018, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, lực lượng dân binh biển đóng vai trò chính trong các hoạt động cưỡng chế nhằm đạt được các mục tiêu chính trị của Trung Quốc mà không cần gây ra xung đột vũ trang[5][5].
Theo ông Derek Grossman, nhà phân tích của RAND, khái niệm về lực lượng dân quân biển Trung Quốc khởi nguồn từ ngay sau khi CHND Trung Hoa thành lập và bắt đầu xây dựng lực lượng phòng thủ bờ biển. Từ khi đó, chính phủ Trung Quốc đã tài trợ và đào tạo một lực lượng dân quân hàng hải còn sót lại từ chế độ cũ. Một vài năm sau, việc tập thể hóa nghề cá địa phương đã tạo thêm một lớp kiểm soát mới của nhà nước đối với dân quân biển. Cũng theo ông Derek Grossman, trong những năm 1960, khi Hải quân phát triển, lực lượng này đã huấn luyện dân binh biển Trung Quốc các chiến thuật cũng như hoạt động quân sự và sử dụng lực lượng này trong nhiều nhiệm vụ của Hải quân.[6][6]
Cùng quan điểm trên, trong Báo cáo của Conor Kennedy và Andrew Erickson, hai chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ cũng đánh giá “dân binh biển Trung Quốc là một lực lượng được nhà nước tổ chức, phát triển và kiểm soát, hoạt động theo một chuỗi chỉ huy quân sự trực tiếp để tiến hành các hoạt động do nhà nước Trung Quốc bảo trợ”[7][7]. Ông Carl Schuster, cựu Giám đốc điều hành tại Trung tâm tình báo chung của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cũng cho rằng, “lực lượng dân binh Trung Quốc không đánh cá. Lực lượng này có vũ khí tự động trên tàu và thân tàu được gia cố chắc chắn, nên rất nguy hiểm khi ở cự ly gần. Ngoài ra, tàu của dân binh biển Trung Quốc có tốc độ tối đa khoảng 18-22 hải lý/giờ, nhanh hơn 90% tàu đánh cá trên thế giới”[8][8].
Tóm lại, mặc dù Trung Quốc không chính thức thừa nhận có lực lượng mang tên “dân binh biển” mà chỉ gọi chung là “dân binh phòng thủ biên giới biển và đất liền”, song trên thực tế dân binh biển đã là một bộ phận trực thuộc lực lượng vũ trang và chiến lược quốc phòng Trung Quốc kể từ khi nước CHND Trung Hoa được thành lập năm 1949. Từ năm 2009-2010, với việc Trung Quốc chính thức công khai yêu sách đường lưỡi bò, Mỹ tuyên bố quay trở lại khu vực Châu Á, khi đó, Trung Quốc đẩy mạnh phát triển lực lượng này như một biện pháp thúc đẩy chiến lược biển của Trung Quốc. Nói cách khác, lực lượng dân binh biển Trung Quốc là một phần trong lực lượng dân binh Trung Quốc, với một số đặc thù riêng. Ngoài ra, lực lượng dân binh trên biển của Trung Quốc cũng được ẩn danh dưới nhiều tên gọi khác nhau như tàu cá, lực lượng bảo vệ bờ biển… nhưng tính chất hoạt động cơ bản giống nhau, hoặc đan xen nhiều chức năng trong nhau nhằm mục đích che mắt cộng đồng quốc tế nhưng vẫn đạt được ý đồ của mình.
Nhiệm vụ dân binh biển Trung Quốc: “vô danh hữu thực”
Vì Trung Quốc không chính thức công khai thừa nhận lực lượng dân binh trên biển nên không có văn bản quy định cụ thể nhiệm vụ, chức năng của lực lượng này. Nhiệm vụ của lực lượng này được nằm trong quy định về lực lượng dân binh Trung Quốc nói chung.
Theo Điều 22 Luật Quốc phòng sửa đổi của Trung Quốc năm 2020, có hiệu lực từ năm 2021, dưới sự chỉ huy của cơ quan quân sự, lực lượng dân binh Trung Quốc có nhiệm vụ “sẵn sàng chiến đấu, thực hiện các hoạt động quân sự phi chiến tranh và tác chiến phòng vệ”.[9][9] Theo Sách trắng về Quốc phòng năm 2010, lực lượng dân binh của Trung Quốc hiện có khoảng hơn 8 triệu người, đã tham gia tích cực vào các hoạt động như chống khủng bố, duy trì ổn định, ứng cứu khẩn cấp, cứu trợ thiên tai thảm họa, bảo vệ và kiểm soát biên giới, bảo vệ an ninh công,… và nhiều nhiệm vụ quân sự đa dạng khác. Trong Sách trắng Quốc phòng về Đa dạng hóa các lực lượng vũ trang Trung Quốc năm 2013 cũng ghi nhận, lực lượng dân binh của Trung Quốc đã “tích cực tham gia vào các hoạt động liên hiệp quân đội – công an – dân binh ở vùng biên giới và ven biển […] quanh năm làm nhiệm vụ tuần tra ở các vùng biên giới và ven biển Trung Quốc”[10][10].
Liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ của lực lượng dân binh biển, mặc dù không được quy định trong các văn kiện chính thức, song trong trả lời báo chí của Trung tướng Thịnh Bân, Bộ trưởng Bộ Động viên Quốc phòng, Quân ủy Trung ương Trung Quốc ngày 9/3/2016 cho thấy, lực lượng dân binh biển của Trung Quốc được chia ra thành 4 loại có quyền hạn và chức năng từ thấp đến cao gồm: (i) dân binh biển phổ thông; (ii) dân binh phòng vệ biên giới và biển; (iii) dân binh ứng phó tình huống khẩn cấp; và (iv) dân binh dự bị kiểu mới. Trong đó:
(i) lực lượng dân binh biển đầu tiên là lực lượng dân binh phổ thông. Theo Luật Nghĩa vụ quân sự Trung Quốc, dân binh Trung Quốc được chia thành 2 loại chính là dân binh nòng cốt và dân binh phổ thông, trong đó dân binh nòng cốt là những người đã được huấn luyện quân sự; còn dân binh phổ thông là những thanh niên thuộc diện nghĩa vụ quân sự thông thường[11][11]. Lực lượng này tập trung làm các nhiệm vụ sản xuất thường thấy ở các tỉnh ven biển như ra khơi đánh cá và tham gia theo dõi an ninh cảng biển, khi cần có thể được huy động vào các nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn…
(ii) lực lượng dân binh phòng vệ biên giới và biển: lực lượng này đã có sự tuyển chọn kỹ lưỡng hơn, là những cá nhân bên cạnh nhiệm vụ sản xuất đánh bắt thông thường còn bước đầu được huấn luyện và tham gia vào các nhiệm vụ như tuần tra, theo dõi giám sát, vận chuyển hoặc một số nhiệm vụ nhạy cảm hơn như hậu cần trong các chiến dịch của quân đội hay xây dựng đảo.
(iii) và (iv) lực lượng thứ ba và thứ tư là lực lượng ứng phó trong các tình huống khẩn cấp và lực lượng dự bị kiểu mới, đây là 2 lực lượng với chức năng và nhiệm vụ linh hoạt và biến hóa khôn lường hơn.
Theo học giả Trung Quốc phân tích, lực lượng dân binh biển của Trung Quốc sẽ phát huy vai trò quan trọng trong các tình huống khẩn cấp trên biển đặc biệt là trong giai đoạn mới xảy ra sự vụ cần vận động lực lượng khẩn cấp trên biển; ngoài ra, trong một số sự vụ khác, lực lượng dân binh sẽ được huy động để làm nhiệm vụ “câu giờ” trong khi chờ chính quyền Trung Quốc huy động lực lượng.[12][12]
Còn theo các nghiên cứu của phương Tây, lực lượng dân binh biển Trung Quốc đóng vai trò chèn ép, cưỡng bức các nước láng giềng để đạt được các mục tiêu chính trị của Trung Quốc mà không cần chiến tranh, là một trong những công cụ quan trọng trong chiến lược cải bắp (cabbage strategy) của Bắc Kinh, trong đó, khi có một vụ việc trên biển xảy ra, dân binh biển và ngư dân sẽ được triển khai ở vòng trong cùng và là lớp thứ nhất, cảnh sát biển là lớp thứ hai, hải quân là lớp ngoài cùng.
Các nghiên cứu phương Tây chỉ ra rằng, rất nhiều vụ việc đã cho thấy sự tham gia một cách có hệ thống của lực lượng dân binh biển Trung Quốc vào nhiều sự cố trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, như việc Trung Quốc chiếm giữ phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng Hoà năm 1974; năm 1978 tràn vào lãnh hải của Quần đảo Senkaku; năm 1995 lấy cớ xây chòi trú ngụ cho ngư dân để chiếm đóng bãi Vành Khăn mà Philippines đang chiếm đóng (trái phép); quấy rối, ngăn cản tàu USNS Impeccable (2009) và tàu USNS Howard O. Lorenzen (2014) của Mỹ; năm 2012, 2013 quấy rối các tàu khảo sát địa chấn Bình Minh và Viking của Việt Nam; năm 2012 tham gia vào việc tạo cớ để hải quân Trung Quốc chiếm giữ bãi Scarborough từ Philippines; năm 2014, hàng trăm tàu dân binh đã phong tỏa bãi cạn Cỏ Mây mà Philippines đang chiếm đóng; cũng năm 2014, dân binh Trung Quốc tham gia ngăn cản các tàu Cảnh sát biển và Ngư chính của Việt Nam cản phá Giàn khoan HD981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, và gần đây nhất là sự hiện diện của hàng trăm tàu dân binh Trung Quốc ở khu vực Đá Ba Đầu.[13][13]
Mặc dù không thừa nhận sự hiện diện của lực lượng dân binh biển trong việc thực thi yêu sách chủ quyền trái phép trên Biển Đông, song truyền thông Trung Quốc cũng gián tiếp “để lộ” những thông tin cho thấy sự can dự của lực lượng này vào cơ chế kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc. Khi nêu những tấm gương dân binh biển điển hình, truyền thông Trung Quốc đã ca ngợi ông Vương Thư Mậu, Phó đội trưởng của liên đội dân binh trên biển thuộc huyện Đàm Môn, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Theo bài báo, trong thời gian làm nhiệm vụ, ông Vương đã tham gia xây dựng tại một số thực thể trên Biển Đông như Gạc Ma, Châu Viên,… Ngoài ra, ông Vương còn đảm trách việc điều phối lực lượng tàu vận chuyển nguyên vật liệu ra các thực thể Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông; đưa và chỉ đạo dân binh trong việc “đấu tranh” với các tàu thuyền nhập cảnh “trái phép”. Năm 2012 trong cuộc đối đầu với tàu thuyền nước ngoài, ông này cũng chỉ huy đội dân binh biển cho đến khi các tàu nước ngoài rút hẳn. Năm 2014, khi hoạt động của giàn khoan Trung Quốc bị tàu nước ngoài can thiệp, ông Vương đã dẫn lực lượng dân quân biển ra hiện diện ở khu vực sự cố, tuyên bố chủ quyền đồng thời xua đuổi tàu thuyền nước ngoài.[14][14]
Sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới và cơ chế chỉ đạo kép đối với lực lượng dân binh biển Trung Quốc
Với vai trò là “dân”, dân binh thuộc quản lý hành chính trực tiếp của một địa phương nào đó, như Hải Nam đối với dân binh biển hoạt động ở Biển Đông. Với vai trò là “binh”, dân binh thuộc quản lý gián tiếp của Quân uỷ Trung ương thông qua hệ thống các Ban điều động quốc phòng Quốc gia Trung Quốc và hệ thống Ban này ở các Tỉnh. Ban điều động quốc phòng Quốc gia và hệ thống ban này tại các tỉnh là cơ chế mới được Quân uỷ trung ương Trung Quốc thiết lập sau đợt cải tổ quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc năm 2016 nhằm theo dõi và quản lý việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng tại các địa phương, bao gồm cả việc điều động.
Sơ đồ dưới đây làm rõ cơ chế chỉ huy các lực lượng dân binh trên biển của Trung Quốc
Có thể thấy, các đơn vị dân binh của Trung Quốc chịu sự quản lý trực tiếp của địa phương và gián tiếp của Quân ủy trung ương mà người đứng đầu là Chủ tịch Tập Cận Bình. Ở cấp tỉnh, huyện, xã Trung Quốc đều thành lập các Ban điều động phối hợp với Quân khu các cấp và chính quyền địa phương các cấp để điều phối hoạt động của dân binh. Ngoài ra, trong các sự vụ cụ thể, lực lượng dân binh sẽ hoạt động dưới sự chỉ huy tạm thời của lực lượng quân cảnh, hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc. Điều này cho thấy sự thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương trong cách thức chỉ huy lực lượng dân binh; đồng thời cũng có thấy cơ chế kép vừa chịu sự chỉ đạo của lực lượng hải quân, vừa dưới sự chỉ huy của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc trong các sự vụ và tình huống phát sinh trên biển. Nhờ vậy mà lực lượng dân binh biển của Trung Quốc sẽ phát huy hết vai trò và tác dụng trong các sự vụ và là cánh tay nối dài của chính quyền trung ương trong nhiều trường hợp cụ thể trên Biển Đông.
Sự nhập nhằng, ngụy biện, thiếu minh bạch và những tác động tiêu cực tới tình hình Biển Đông
Với những điểm đặc thù trong chức năng, nhiệm vụ và địa vị pháp lý như trên mà lực lượng dân binh trên biển của Trung Quốc đã phát huy vai trò trong chiến lược tằm ăn dâu hay chiến thuật vùng xám trên Biển Đông của Trung Quốc.
Với lực lượng này, Trung Quốc đã có thêm công cụ mở rộng bành trướng, thực thi yêu sách trái phép ở Biển Đông. Trung Quốc có thể sử dụng dân binh để kiểm soát thêm các thực thể có giá trị chiến lược ở Biển Đông mà không cần phải chiếm đóng; quấy rối hoạt động của tàu bè các nước; ngăn cản hoặc phá hoại hoạt động kinh tế trên biển của ngư dân các nước. Những hoạt động này làm tăng tính chất phức tạp của cạnh tranh, xung đột ở trên biển; gia tăng nguy cơ đụng độ, đối đầu cũng như các va chạm không mong muốn, nhất là khi Trung Quốc huy động lực lượng này với số lượng lớn và có mặt gần như “thường trực” ở rộng khắp Biển Đông. Do lực lượng dân binh không có tính chuyên nghiệp, không có hiểu biết chính trị, cơ chế chỉ huy lỏng lẻo hơn nên được cho là dễ gây ra xung đột không mong muốn trên biển hơn.
Để đối phó với chiến thuật vùng xám, các nước trong khu vực cũng sẽ phải có các bước đi mới, chiến thuật mới, có khả năng tiếp tục làm phức tạp hoá tranh chấp Biển Đông. Ví dụ, Philippines mới đây đang kêu gọi phải xây dựng các tiền đồn ở Biển Đông để bảo vệ chủ quyền, nhất là sau vụ Đá Ba Đầu.[15][15] Mỹ tuyên bố sẽ đối xử với tàu dân binh Trung Quốc như tàu hải quân trong các tình huống xung đột.[16][16] Các nước như Mỹ, Nhật… sẽ gia tăng các hoạt động hợp tác tay đôi, tay ba hoặc nhiều bên để đối phó với dân binh Trung Quốc ở cả Hoa Đông và Biển Đông.
Nhóm NCTQ, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, Bài viết thể hiện quan điểm của riêng của nhóm tác giả
Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời ÐạiChương một: Dẫn nhập Việt Nam và Phật Giáo đầu thế kỷ hai mươi.Đầu thế kỷ 20, tư tưởng Nho Giáo, thống trị độc tôn đất nước từ Thời Hồ Quý Ly, nhà Lê và nhà Nguyễn suốt 400 năm, hoàn toàn sụp đổ. Tư tưởng Phật Giáo, ngự trị vinh quang trong thời đại Lý Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ 14, suy đồi tận gốc. Tư tưởng Tây Phương và tôn giáo của nó, Thiên Chúa Giáo La Mã, bị đại đa số trí thức và nhân dân coi như sản phẩm và công cụ của chế độ Thuộc Địa và thực dân Pháp nên vẫn không được chấp nhận. Ý thức hệ Cộng Sản cũng như các tư tưởng mới khác chưa ra đời. Cả một khoảng trống tư tưởng, cũng có nghĩa là một khoảng trống tôn giáo và chính trị, to lớn bao trùm trên một nước Việt Nam bị nô lệ, bóc lột, áp bức, lạc hậu và nghèo đói. Nhưng đây cũng là môi trường lý tưởng cho sự ra đời của những tư tưởng mới, những tôn giáo mới, những chính đảng mới và những phong trào mới: Phong trào Đông Du và Việt Nam Duy Tân Hội của Phan Bội Châu từ năm 1904, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can và các nhà Nho tiến bộ năm 1907, tư tưởng dân quyền và dân chủ của Phan Chu Trinh suốt hai mươi năm (1905-1925), phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội cùng năm, Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912, cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ và ở Huế năm 1916 của Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, vua Duy Tân…, phong trào Hội Kín ở miền Nam năm 1913-1916 lan rộng khắp Lục Tỉnh và cuộc tấn công Sài Gòn năm 1916. Các hoạt động này đã liên tục diễn ra từ đầu thế kỷ 20 đến cuối đệ nhất thế chiến.Tuy nhiên mãi đến đầu thập njiên 20 Việt Nam mới thật sự thức dậy với sự ra đời Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội và Tân Việt Cách Mạng Đảng năm 1925, Đạo Cao Đài năm 1926, Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 và phong trào Sô Viết Nghệ Tỉnh 1930-1931. Trong thời gian sôi động này, từ 1925 trở đi, Phật Giáo cũng đã thức dậy. Từ năm 1923, thiền sư Khánh Hòa và thiền sư Thiện Chiếu đã thành lập, tại chùa Long Hòa ở Trà Vinh, Hội Lục Hòa Liên Hiệp với mục đích vận động thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc để chấn hưng Phật Giáo. Thiền sư Thiện Chiếu, khác hẳn tất cả tăng sĩ Phật Giáo đương thời, là một tăng sĩ có tân học. Ông đã đi ra Trung và Bắc vận động thống nhất Phật Giáo năm 1927 nhưng bất thành.Năm 1928 thiền sư Khánh Hòa xây dựng Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại Chùa Linh Sơn, Sài Gòn và năm 1929 Ông cho ấn hành tạp chí Viên Âm, tập san Phật Học đầu tiên bằng quốc ngữ tại Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Xoài Hột, Mỹ Tho. Cùng thời, thiền sư Thiện Chiếu xuất bản một tạp chí Phật Học nhắm vào giới thanh niên trí thức lấy tên là Phật Hòa Tân Thanh Niên, đặt tòa soạn tại chùa Chúc Thọ ở Gia Định. Năm 1931 thiền sư Khánh Hòa cùng nhiều tăng sĩ và cư sĩ thành lập Hội Phật Học đầu tiên tại Việt Nam, lấy tên là Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học và thiền sư Từ Phong được mời làm Chánh Hội Trưởng. Hội ra tờ Từ Bi Âm năm 1932. Thiền sư Khánh Hòa, cùng người cộng sự thân tín là thiền sư Thiện Chiếu đã đóng vai trò tiền phong khai mở phong trào chấn hưng Phật Giáo và hiện đại hóa Phật Giáo, chuyển động sâu rộng lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam trong suốt 65 năm qua.Tại miền Trung, thiền sư Giác Tiên mở Phật Học Đường tại chùa Trúc Lâm năm 1929 và ủy thác cho đệ tử là bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội An Nam Phật Học năm 1932. Hội quy tụ đông đảo những danh tăng và cư sĩ trí thức tại miền Trung. Cư sĩ Lê Đình Thám được bầu làm Hội Trưởng và vua Bảo Đại được mời làm Hội Trưởng Danh Dự. Hội ra tạp chí Phật Học Viên Âm năm 1933. Năm 1934, thiền sư Giác Tiên, cư sĩ Lê Đình Thám… đã thành lập Trường An Nam Phật Học, trong đó có mở cấp Đại Học Phật Giáo. Đặc biệt hơn nữa là Hội đã phát động phong trào “Chỉnh Lý Tăng Già” rất quyết liệt để loại trừ ra khỏi tăng già những thành phần phạm giới, bất xứng. Chính nhờ những nổ lực cấp tiến này mà Phật Giáo miền Trung đã đóng được một vai trò quan trọng trong những thập niên sau đó.Năm 1934 các thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo cùng với giới cư sĩ trí thức tên tuổi tại Hà Nội như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Trần Văn Giáp, Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Hữu Kha, Bùi Kỷ, Lê Dư… thành lập Bắc Kỳ Phật Giáo Hội, bầu cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng và suy tôn thiền sư Thanh Hanh làm Thiền Gia Pháp Chủ. Đặc biệt là trong buổi lễ suy tôn Pháp Chủ này, cư sĩ Trần Trọng Kim đã thuyết pháp về đề tài; “Thập Nhị Nhân Duyên”. Hội ra tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935 và phát triển mạnh mẽ khắp miền Bắc (Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, q 3, t 51-173).Đặc tính của cả ba Hội Phật Học tại ba miền là vai trò nổi bật của giới trí thức cư sĩ, là thuần túy Phật học và sinh hoạt Phật sự. Thời điểm 1925-1945 là thời điểm chuẩn bị trong kiên nhẫn và thầm lặng. Các hội Phật Học đã làm đúng chức năng và vai trò lịch của mình, một cách khiêm tốn, từ đống gạch vụn đổ nát của nền Phật học và Phật Giáo Việt nam trong thời Thực Dân Pháp thống trị.Trong thời kỳ này xuất hiện những con người đặc biệt, xuất sắc và những tư tưởng mạnh mẽ, quyết liệt, trong Phật Giáo cũng như ngoài Phật Giáo. Từ đầu thập niên 30, tư tưởng Phật Hộc của Thích Thiện Chiếu đã là những quả bom chấn động. Và năm 1939 Huỳnh Phú Sổ xuất hiện làm một cuộc cách mạng tôn giáo, cải cách toàn bộ và triệt để Phật Giáo chưa từng có trong hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Miền Nam, một vùng đất lạ lùng và kỳ diệu… An Hòa TựPhan Chu Trinh từ Pháp trở về Sài Gòn năm 1925, đất nước bùng lên những làn sóng tư tưởng dân quyền và dân chủ. Ông khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong sự mất đạo đức, mất luân lý, trong bài diễn thuyết Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây, và ông cũng khẳng định chế độ quân chủ chuyên chế là nguyên nhân chính làm mất nước trong bài thuyết giảng Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa tại Sài Gòn năm 1925. Ông mất năm sau đó và đám tang ông cùng với cuộc vận động ân xá nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã khơi bùng phong trào yêu nước và yêu tự do dân chủ trên toàn quốc, đặc biệt là trong giới thanh niên.Nhưng dữ dội, bốc lửa và sấm sét trong tư tưởng yêu nước chống thực dân cũng như tư tưởng tự do dân chủ, trong thời này, chỉ có Nguyễn An Ninh là đi xa nhất, quyết liệt nhất. Là một thanh niên miền Nam, Ông đi du học ở Pháp và trở về nước với bằng cử nhân Luật. Lợi dụng quy chế thuộc địa của Nam Kỳ, nơi mà báo chí bằng tiếng Pháp được tự do, không bị kiểm duyệt, Ông ra tờ La Cloche fèlèe (Tiếng Chuông Rè) từ năm 1923 đến năm 1926. Ông tự xưng tờ báo của Ông là “cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp”, lấy tư tưởng của kẻ xâm lăng để đập những nhát búa tạ vào chế độ Thực Dân, đồng thời tờ báo cũng tự nhận là “cơ quan chuẩn bị cho tương lai dân tộc”. Thật là độc đáo và tuyệt vời.Ngoài việc phê bình kịch liệt, thẳng tay chính sách và chế độ thực dân, Ông cổ võ cho việc đào tạo một tầng lớp thanh niên Việt Nam tân học, có văn hóa, có lý tưởng, có chí khí, có năng lực và có tổ chức và Ông tuyệt đối tin vào sức mạnh và vào tương lai của nhân dân Việt Nam. Ông chủ trương một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc và trở về lịch sử dân tộc để tìm niềm tin và sức mạnh. Ông hô hào, khi chỉ mới ngoài 20 tuổi, “Chẳng những phải duy trì những giấc mộng vĩ đại, mà còn phải tổ chức thành một nhóm quan trọng để chuẩn bị cho tương lai”. Không những tư tưởng táo bạo, độc đáo, mới lạ, kiến thức của Ông cũng rất uyên bác. Khi Thống Đốc Nam Kỳ tuyên bố: “Xứ này không cần trí thức”. Ông đã viết bài trả lời bốc lửa: “… Những thảm khổ của chúng ta ngày nay, còn gì nữa, đúng là do tổ tiên của chúng ta đã sờ mó vào cây kiến thức. Hạng trí thức đã làm đảo lộn thế giới, làm hư hỏng hạnh phúc của thế giới. Hãy nguyền rủa tên tuổi của Prométhé, kẻ đã lấy trộm chút lửa của Trời. Hãy nguyền rủa con người đã bày ra cái ná cao su cho trẻ con bắn đá vào trán ông khổng lồ… Trí Tuệ, đó là cái tai hại. Trí tuệ, đó là con rắn cuốn quanh thân cây đã làm cho chúng ta vĩnh viễn mất cõi thiên đường… Nói đến vai trò giáo dục, vai trò văn minh của các ông chủ xứ Đông Dương này, thưa các ông, điều ấy làm ta mỉm cười… Người ta đã quỳ lụy bái phục những vị “đem ánh sáng tới”, những vị “làm điều kỳ diệu ở Ấu Châu”… Cái gì kỳ diệu? Thực ra cái kỳ diệu đó là, chỉ trong một thời gian ngắn thôi, người ta đã có thể làm cho trình độ trí thức của người Nam đã thấp đi lại càng rơi vào chỗ cực kỳ dốt nát. Cái kỳ diệu đó là người ta đã có thể, trong một thời gian ngắn như thế, xô đẩy một dân tộc có tư tưởng dân chủ, ngã nhào vào tình trạng nô lệ hoàn toàn“. (Trần Văn Giàu, Sự Phát Triển Của Tư Tưởng ở Việt Nam Từ Thế Kỷ 19 đến Cách Mạng Tháng Tám, q2, t 311).Nguyễn An Ninh cũng là một trong những nhà trí thức tân học đầu tiên nghiên cứu Phật Học và hoàn thành một tác phẩm Phật Học quan trọng, cuốn “Phê Bình Phật Giáo”. Sau thời kỳ hoạt động sôi nổi từ 1923 đến 1926, Nguyễn An Ninh bị ở tù trong thời gian 1926-1927, sau đó Ông về nghiên cứu Phật Giáo. Trên bàn làm việc của Ông, có một cái chuông, một cái mõ, Ông cạo trọc đầu và đi chân không. Ông nghiên cứu Phật Giáo qua tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và các hoạt động Phật Giáo trong nước. Cuốn Phê Bình Phật Giáo xuất bản năm 1937 là kết quả của sự nghiên cứu này. Tựa đề của cuốn sách, 70 năm sau cũng không có ai dám viết một cuốn sách Phật Học có tựa đề thách thức và can đảm như vậy. Mục đích và phương pháp luận còn mới lạ, táo bạo hơn, đó là “so sánh Phật Giáo với thời đại của nó để chỉ chỗ hay, chỗ đúng hơn của nó đối với các thuyết khác và so sánh Phật Giáo với thời đại này để chỉ sai lầm của Phật Giáo“. Tác phẩm này được giới trí thức, giới chính trị cũng như giới Phật Giáo chú ý đặc biệt.Nhưng không gây sóng gió và tranh luận suốt nhiều năm trời như những tác phẩm của Thích Thiện Chiếu. Đối với Tăng, Ni, Phật Tử thập niên 30, những tư tưởng Phật Học của Thích Thiện Chiếu là những tiếng sét ngang tai. Ngày nay đọc lại, chắc chắn quý vị tăng sĩ, cư sĩ và Phật Tử cũng không khỏi giựt mình, chấn động và suy nghĩ. Những tư tưởng này, được viết từ thập niên 30, ngày nay, cuối thập niên 90, vẫn còn mới, còn táo bạo, còn chứa đầy sức nặng của đá tảng và sức nổ của sấm sét. Thích Thiện Chiếu là tinh hoa sáng chói của Phật Giáo trong thập niên 20, 30. Ông đã đi tiền phong trong mọi lãnh vực chấn hưng và hiện đại hóa Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ 20 này.Ta phải đứng trên một đỉnh núi cao, mới hy vọng nhìn thấy những cái gì chưa ai nhìn thấy, những cái gì nằm khuất sau dãy núi cao. đó có thể là những dãy núi cao hơn, hay là một đại dương mênh mông hay là một bình nguyên rực rỡ. Thích Thiện Chiếu là một ngọn núi cao của Phật học và Phật Giáo Việt Nam trước đệ nhị thế chiến. Ta hãy đứng trên đỉnh núi cao ngất, hùng tráng này để nhìn rõ một đỉnh núi cao ngất, hùng vĩ khác, là Cư sĩ, Bồ Tát, Giáo Chủ Huỳnh Phù Sổ.|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10| |TK|[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]