…… … | . | . | . | . | . | Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời ÐạiLê Hiếu Liêm Viện Tư Tưởng Việt Phật Hoa Kỳ 1995tái bản lần thứ hai 2001 Kính tặng những người mang tâm hạnh Bồ Tát tùy thuận phụng sự chúng sanh đã hy sinh tự do và thân mạngcho lý tưởng cứu khổ cứu nạn con dân và đất nước Việt Nam thân yêu. Viện Tư Tưởng Việt PhậtChuyển luân chánh pháp vào thời đại,chính sách quốc gia & đời sống quốc dân.![]() ![]() |
Daily Archives: June 14, 2021
Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời Ðại
For any questions, send Email to: phvpghh@aol.com
Ðức Huỳnh Giáo Chủ Vương Kim ![]() ![]() |
Ðức Huỳnh Giáo Chủ Vương Kim ![]() ![]() |
Ðức Huỳnh Giáo Chủ Vương Kim ![]() ![]() |
Phô diễn sức mạnh, Trung Quốc không dừng tham vọng kiểm soát phần lớn Biển Đông?
TTO – Máy bay vận tải chiến lược – một lực lượng ít được chú ý của không quân Trung Quốc – đã có màn khoa trương sức mạnh ồn ào trên Biển Đông hôm 31-5, dẫn đến cáo buộc xâm phạm không phận từ Kuala Lumpur.
- Trung Quốc kéo giàn khai thác lớn nhất thế giới ra Biển Đông
- ASEAN – Nhật Bản nhất trí đảm bảo an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông
- Việt Nam lên tiếng về hoạt động của Philippines, Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông

Trung Quốc đang phát triển nhiều biến thể cho máy bay Y-20, từ vận tải chiến lược đến tiếp liệu trên không và chỉ huy, cảnh báo sớm trên không – Ảnh: Bộ Quốc phòng Trung Quốc
Y-20, loại máy bay vận tải hạng nặng Trung Quốc tự phát triển, được cho là đã hạ cánh xuống một trong các thực thể nhân tạo bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trước khi áp sát không phận Malaysia. Việc Bắc Kinh điều vận tải cơ đến vùng biển tranh chấp với Kuala Lumpur là tín hiệu đáng lo ngại, cho thấy Trung Quốc sẽ không dừng tham vọng kiểm soát phần lớn Biển Đông.
Né vùng thông báo bay Việt Nam
Theo sơ đồ Không quân Malaysia công bố ngày 1-6, các máy bay Trung Quốc đã đi vào vùng thông báo bay (FIR) Kota Kinabalu của Malaysia trưa 31-5.
Cũng theo sơ đồ này, nhóm máy bay Trung Quốc đã né FIR Hồ Chí Minh do Việt Nam quản lý, đi xuyên qua FIR Singapore trước khi tiến vào FIR Kota Kinabalu.
Sau khi phát hiện sự việc, Không quân Malaysia đã theo dõi nhóm máy bay Trung Quốc bằng radar. Hiện chưa rõ FIR Singapore có phát hiện và liên lạc được với các vận tải cơ Trung Quốc hay không.
Theo báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong, một nguồn tin trong quân đội Trung Quốc và “am hiểu trực tiếp vấn đề” tiết lộ chỉ có 2 máy bay vận tải Il-76 và Y-20 trong sự cố mà Malaysia tố cáo là “xâm phạm không phận và chủ quyền” nước này.
Nguồn tin này cho biết 2 vận tải cơ nói trên làm nhiệm vụ tiếp tế cho các binh sĩ đồn trú ở những thực thể Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp ở Trường Sa.
“Trung Quốc đang đóng quân tại một số thực thể ở Biển Đông nên cần tiếp tế liên tục” – nguồn tin nói với SCMP, cho biết cứ cách 1 hoặc 2 tuần lại có máy bay quân sự tiếp tế.
“Sau khi hoàn tất nhiệm vụ, 2 vận tải cơ của Trung Quốc đã huấn luyện và diễn tập bay thích ứng các điều kiện thời tiết cũng như một số tình huống trên Biển Đông” – nguồn tin nói thêm.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Uông Văn Bân, cùng ngày 2-6 xác nhận có “hoạt động huấn luyện thường lệ” của Không quân Trung Quốc ở phía nam Trường Sa. Ông Uông cũng nói: “Trung Quốc không nhắm vào quốc gia cụ thể nào và đã tuân thủ nghiêm túc luật quốc tế, không xâm phạm không phận nước nào trong suốt thời gian diễn tập”.
Những gì phía Trung Quốc nêu ra trái ngược với thông tin Malaysia công bố. Trước các “hành động đáng ngờ”, bao gồm việc các máy bay Trung Quốc phớt lờ yêu cầu liên lạc của kiểm soát không lưu và tiếp tục đi sâu vào FIR Kota Kinabalu, Malaysia đã điều các chiến đấu cơ lên “quan sát trực tiếp”.
Như vậy trong sự việc ngày 31-5, Không quân Malaysia đã theo dõi nhóm máy bay Trung Quốc bằng cả radar và mắt thường.
Lộ rõ tham vọng mở rộng kiểm soát
Đây không phải là lần đầu tiên Y-20 xuất hiện trên Biển Đông. Ngày Giáng sinh năm ngoái (25-12), một vệ tinh của Mỹ đã chụp được hình ảnh vận tải cơ Y-20 của Trung Quốc ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Với đường băng dài hơn 3.000m được Bắc Kinh cải tạo phi pháp, đá Chữ Thập có thể tiếp nhận các máy bay vận tải cỡ lớn như Y-20.
Một nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc khi đó xác nhận với SCMP việc Y-20 có mặt ở đá Chữ Thập. Theo người này, Không quân Trung Quốc chỉ kiểm tra độ tin cậy của đường băng và không có hoạt động vận chuyển hàng hóa nào.
Nếu các nguồn tin của SCMP đều chính xác, có thể thấy Trung Quốc đã bắt đầu đưa Y-20 đến Trường Sa với tần suất thường xuyên hơn chỉ sau 5 tháng thử nghiệm.
Mặc dù nguồn tin của SCMP nói Y-20 chỉ tiếp tế nhu yếu phẩm nhưng trên thực tế nó có thể đóng nhiều vai trò hơn thế. Với khả năng chở tới 66 tấn hàng, Y-20 có thể bí mật vận chuyển các hệ thống tên lửa, đạn dược và thậm chí xe tăng hạng nhẹ đến Trường Sa nhanh chóng so với tàu đổ bộ.
Hình ảnh vệ tinh chụp cuối tháng 12-2020 cho thấy biến thể tiếp dầu của máy bay Y-20 (tạm gọi là Y-20U) đã hoàn tất việc thử nghiệm và đang chuẩn bị sản xuất hàng loạt.
Thời báo Hoàn cầu tuyên bố Y-20U sẽ giúp Trung Quốc đối phó với “các thách thức” trong khu vực!? Tờ báo của chính quyền Bắc Kinh còn nói những máy bay như Y-20 sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa trên Biển Đông khi quân đội nước này hiện đại hóa lực lượng không quân.
Chiêu bài hỗ trợ nhân đạo
Trong sự kiện ngày 31-5, Thời báo Hoàn cầu nêu lý do biện bạch cho đợt huấn luyện của máy bay vận tải Trung Quốc. Tờ này trích lời một số “chuyên gia quân sự” cho rằng nếu xảy ra thiên tai hoặc khủng hoảng nhân đạo ở Biển Đông, những vận tải cơ như Y-20 của Trung Quốc có thể đóng vai trò hỗ trợ lớn. Do đó, sự phát triển máy bay vận tải Trung Quốc không nên bị coi như mối đe dọa mà cần được ghi nhận là nhân tố “giúp ổn định cho khu vực”.Ra mắt giàn khai thác khổng lồ ở Biển Đông, Trung Quốc muốn phô trương sức mạnh?
TTO – ‘Biển sâu số 1’ của Trung Quốc là giàn khai thác nửa chìm nửa nổi đầu tiên trên thế giới nặng hơn 100.000 tấn, với tuổi thọ 150 năm. Dự kiến nó cung cấp hơn 3 tỉ mét khối khí tự nhiên/năm cho Quảng Đông, Hải Nam, Hong Kong.DUY LINH
Thủ tướng Nhật kêu gọi G7 đối phó hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Văn Khoa





truongvankhoa2001@yahoo.com10:27 – 13/06/2021 4 THANH NIÊN ONLINE
- https://sp.zalo.me/plugins/share?dev=null&color=null&oaid=2431025964363015388&href=https%3A%2F%2Fthanhnien.vn%2Fcontent%2FMTA3NzkwOA%3D%3D.html&layout=icon-text&customize=true&callback=null&id=4f5b0273-7215-4422-91d8-0230067c3842&domain=thanhnien.vn&android=false&ios=false
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vừa bày tỏ quan ngại của ông với các nhà lãnh đạo khác thuộc G7 về những hoạt động của Trung Quốc, trong đó có hành động đơn phương của nước này ở Biển Đông.

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide (thứ 2 từ phải) cùng các nhà lãnh đạo khác tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Anh ngày 12.6REUTERSCụ thể, trong ngày làm việc thứ 2 của hội nghị thượng đỉnh G7, diễn ra ở Anh từ ngày 11-13.6, Thủ tướng Suga nhấn mạnh rằng nhiều vấn đề liên quan Trung Quốc, như hành động đơn phương của nước này ở biển Hoa Đông và Biển Đông và những hoạt động kinh tế không công bằng, không phù hợp với các giá trị của G7, theo Đài NHK.Ông Suga còn nhấn mạnh các nước G7 ( gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Ý và Nhật Bản) nên làm việc cùng nhau để giải quyết những vấn đề liên quan Trung Quốc.
Current Time0:00/Duration0:00Các lãnh đạo G7 cùng yêu cầu điều tra nguồn gốc Covid-19 |
https://api.dable.io/widgets/id/G7ZJbw7W/users/99672104.1623692065636?from=https%3A%2F%2Fthanhnien.vn%2Fthe-gioi%2Fthu-tuong-nhat-keu-goi-g7-doi-pho-hanh-dong-cua-trung-quoc-o-bien-dong-1398099.html&url=https%3A%2F%2Fthanhnien.vn%2Fthe-gioi%2Fthu-tuong-nhat-keu-goi-g7-doi-pho-hanh-dong-cua-trung-quoc-o-bien-dong-1398099.html&ref=https%3A%2F%2Fwww.saigonbao.com%2F&cid=99672104.1623692065636&uid=99672104.1623692065636&site=thanhnien.vn&id=dablewidget_G7ZJbw7W&category1=Th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi&ad_params=%7B%7D&item_id=1077908&pixel_ratio=1&client_width=639&network=non-wifi&lang=en&pre_expose=1&is_top_win=1&top_win_accessible=1&inarticle_init=1Thông tin trên cho thấy Thủ tướng Suga thường bày tỏ quan ngại và sự phản đối của Nhật đối với những hoạt động của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông trong các cuộc họp song phương và đa phương với lãnh đạo của các nước khác.Trong hội nghị trực tuyến ngày 27.5, Thủ tướng Suga Yoshihide cùng Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen khẳng định sự phản đối mạnh mẽ của họ đối với những ý đồ đơn phương của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông và Biển Đông, theo NHK.Trước đó, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào ngày 9.3, Thủ tướng Suga cũng đã bày tỏ quan ngại về những ý đồ đơn phương của Trung Quốc thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông và Biển Đông, theo Kyodo News.Kể từ khi Luật Hải cảnh của Trung Quốc cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng có hiệu lực từ ngày 1.2, Nhật luôn chia sẻ quan ngại của mình với Mỹ và nhiều nước khác về nguy cơ Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng ở biển Hoa Đông và Biển Đông, theo hãng tin Jiji Press.
Tân chính phủ và thay đổi chính trị chưa từng có ở Israel
14 tháng 6 2021

Ông Benjamin Netanyahu đã phải chấm dứt 12 năm cầm quyền của mình tại Israel sau khi quốc hội nước này bỏ phiếu chuẩn thuận tân chính phủ liên minh.
Gương mặt theo chủ nghĩa dân tộc hữu khuynh Naftali Bennett đã tuyên thệ để trở thành thủ tướng, dẫn đầu một “chính phủ của sự thay đổi”.
Bầu cử Israel: Chưa rõ ai thật sự chiến thắng
Xung đột Israel-Palestine: Viện trợ đến Gaza khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực
Thủ tướng Netanyahu nói ‘Hamas bị đẩy lùi nhiều năm’
Gaza nói Chủ nhật là ‘ngày đẫm máu nhất’ cho đến nay
Ông Bennett sẽ dẫn dắt một liên minh chưa từng có, gồm tập hợp nhiều đảng phái, với chiến thắng đa số cực kỳ sít sao, 60 phiếu thuận và 59 phiếu chống.
Ông sẽ làm thủ tướng cho tới tháng 9/2023 như một phần trong thỏa thuận chia sẻ quyền lực.
Sau đó, ông sẽ trao quyền cho ông Yair Lapid, lãnh đạo của đảng trung hữu Yesh Atid, để dẫn dắt trong hai năm tiếp theo.
Ông Netanyahu – lãnh đạo cầm quyền lâu nhất ở Israel, người nắm vai trò áp đảo trong nền chính trị nước này suốt nhiều năm – sẽ tiếp tục đứng đầu đảng Likud hữu khuynh và trở thành lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội.
Trong cuộc tranh luận tại Quốc hội, ông Netanyahu cứng cỏi hứa hẹn: “Chúng tôi sẽ trở lại.”
Sau khi Quốc hội biểu quyết, ông Netanyahu đã đi tới và bắt tay ông Bennett.
Tuy nhiên, đại diện của người Palestine tỏ ra dửng dưng với chính phủ mới của Israel.
“Đây là quan hệ nội bộ của Israel. Quan điểm của chúng tôi luôn rất rõ ràng, điều chúng tôi muốn là một nhà nước Palestine với những đường biên giới và có Jerusalem là thủ đô,” phát ngôn viên của Tổng thống Palestine Mahmud Abbas nói.
“Đây là một thực thể chiếm đóng, thực dân. Chúng tôi cần phải kháng cự bằng vũ lực để giành lại quyền của mình,” phát ngôn viên của Hamas, nhóm Hồi giáo cực đoan đang kiểm soát Dải Gaza, nói.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gửi lời chúc mừng tới ông Bennett và nói mong muốn hợp tác.
Thay đổi chính phủ
Ông Netanyahu đã nắm quyền năm nhiệm kỳ, đầu tiên là từ 1996 đến 1999, rồi sau đó tiếp tục từ 2009 tới 2021.
Ông đã tổ chức một kỳ bầu cử vào 4/2019 nhưng không giành được sự ủng hộ đủ mức để thành lập một chính phủ liên minh mới.
Sau đó, đã có hai kỳ bầu cử nữa được tổ chức nhưng vẫn không bên nào giành được thắng lợi rõ rệt.
Sau kỳ bầu cử thứ ba, ông thành lập một chính phủ thống nhất quốc gia cùng lãnh đạo phe đối lập khi đó là Benny Gantz, nhưng thỏa thuận đã sụp đổ và Israel lại tiến hành bầu cử trong tháng 3.
Đảng Likud nổi lên như đảng phái chính trị lớn nhất nhưng sau khi ông Netanyahu vẫn không thể thành lập được chính phủ, nhiệm vụ này đã được chuyển sang cho ông Lapid, lãnh đạo của đảng phái về nhì trong kỳ bầu cử.

Sự phản đối ông Netanyahu trở lại nắm quyền đã tăng lên, không chỉ trong số các đảng tả khuynh và trung dung mà cả trong các đảng hữu khuynh vốn có ý thức hệ gần với đảngLikud, trong đó có cả Yamina.
Yamina giành vị trí thứ năm, chỉ thắng bảy ghế trong Quốc hội, nhưng sự ủng hộ của đảng này là vô cùng quan trọng.
Sau nhiều tuần đàm phán, ông Lapid đã đưa Yamina vào thành một phần trong tập hợp các đảng phái có chung một mục tiêu duy nhất, đó là đẩy ông Netanyahu ra khỏi vị trí quyền lực.
Thỏa thuận liên quan tới tám phe phái với 61 ghế cần có để tạo thành lực lượng đa số trong Quốc hội đã được ký kết vào hôm 2/6, chỉ nửa giờ đồng hồ trước khi tới hạn chót. Trên thực tế, thỏa thuận này đã khép lại vị thế chính trị của ông Netanyahu.
Nét đặc biệt của tân chính phủ
Về mặt hình thức, chính phủ của ông Bennett sẽ không hề giống với bất kỳ chính phủ nào từng tồn tại trong lịch sử 73 năm của Israel.
Liên minh này gồm các đảng phái theo đuổi những ý thức hệ khác biệt. Có lẽ đáng kể nhất là trong liên minh gồm cả đảng Ả-rập độc lập đầu tiên, đảng Raam.
Liên minh cũng được trông đợi là sẽ có số lượng các nữ bộ trưởng ở mức cao kỷ lục, chín người.
Việc đưa Raam và các đảng phái tả khuynh gồm người Israel không có nguồn gốc Ả-rập vào chung trong liên minh có thể sẽ tạo nên những vấn đề, chẳng hạn như trong chính sách của Israel đối với người Palestine, bởi Yamina và một đảng phái hữu huynh khác là New Hope lại là những ủng hộ viên đáng tin cậy của khu định cư Do Thái tại Tây Ngạn bị chiếm đóng.
Cũng có thể sẽ phát sinh những khó khăn về các chính sách xã hội. Ví dụ như có một số đảng muốn cổ súy cho quyền của người đồng tính, như công nhận hôn nhân đồng giới, trong lúc Raam, một đảng phái Hồi giáo, lại phản đối điều này.
Thêm nữa, một số đảng muốn nới lỏng những hạn chế tôn giáo ở mức nhiều hơn so với Yamina.
Ông Bennett đã ra chỉ dấu rằng chính phủ của ông sẽ tập trung vào các lĩnh vực mà các đảng có thể đạt thỏa thuận, chẳng hạn như các vấn đề kinh tế hoặc đại dịch virus corona, và sẽ tránh những vấn đề có thể gây căng thẳng.
“Không ai sẽ phải từ bỏ lý tưởng của mình,” ông nói trong thời gian gần đây. “Nhưng tất cả sẽ cùng phải hoãn lại việc hiện thực hóa một số ước mơ của mình. Chúng tôi sẽ tập trung vào những gì có thể đạt được thay vì tranh cãi với nhau về những gì không thể đạt được.”
Liên minh quân sự Nato muốn đối phó với ‘các thách thức từ Trung Quốc’
một giờ trước

Người đứng đầu Nato – Liên minh Bắc Đại Tây Dương trước khi khối này có kỳ họp thượng đỉnh đã thúc giục các quốc gia thành viên hãy đáp trả sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Kỳ họp được tổ chức nhằm tăng cường sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với liên minh phương tây.
Thượng đỉnh G7: Thống nhất kế hoạch chi tiêu đối phó TQ
Báo TQ: ‘G7 không còn ra lệnh được cho thế giới’
Anh Quốc theo chân Hoa Kỳ và Nato rút quân khỏi Afghanistan
Các nhà lãnh đạo Nato được trông đợi sẽ ra thông cáo chung theo đó nói Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh trong kỳ họp tại Bỉ vào hôm thứ Hai.
Tổng Thư ký Jens Stoltenberg nói rằng kỳ họp thượng đỉnh là một “khoảnh khắc xoay trục” của liên minh.
Đây là cuộc họp đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Nato kể từ khi ông lên nắm quyền.
Nato là liên minh chính trị và quân sự hùng mạnh giữa 30 quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ, được thành lập sau Thế Chiến II nhằm đáp trả sự mở rộng của Liên bang Xô-viết ra các vùng ngoại vi ở châu Âu.
Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã ở Đông Âu và vùng Baltic, Nato kết nạp một loạt thành viên mới từng nằm trong quỹ đạo của Moscow.
Một số nước từng là thành viên của khối quân sự đối đầu với Nato – khối Hiệp ước Warsaw.
Trong những năm gần đây, liên minh đã rơi vào tình trạng mất phương hướng do các lãnh đạo trong khối tranh cãi về mục đích hoạt động và ngân sách của khối.
Căng thẳng dâng cao trong thời gian cầm quyền của Tổng thống Donald Trump, người phàn nàn rằng nước ông đã phải đóng góp tài chính quá nhiều cho liên minh, và đặt câu hỏi về cam kết của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ các đối tác châu Âu.

Trái ngược với ông Donal Trump, người kế nhiệm ông là Joe Biden đã tìm cách xác quyết sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với liên minh đã tồn tại được 72 năm này.
“Tôi muốn nói rõ rằng: Nato là vô cùng quan trọng đối với các lợi ích của Hoa Kỳ,” ông Biden nói khi tới dự họp thượng đỉnh vào hôm thứ Hai.
Ông nói nước ông có một “nghĩa vụ cao cả” là tuân thủ Điều 5 của hiệp ước thành lập Nato, theo đó các quốc gia thành viên cam kết sẽ bảo vệ lẫn nhau khi bị tấn công.
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Biden, Jake Sullivan nói rằng các cuộc thảo luận của Nato sẽ tập trung vào mối quan tâm an ninh chung, trong đó có việc đối phó với Trung Quốc và sức mạnh quân sự đang dâng của Bắc Kinh.
“Chúng ta sẽ không bước vào một thời kỳ Chiến tranh Lạnh mới và Trung Quốc không phải là đối thủ, cũng không phải là kẻ thù của chúng ta,” ông Stoltenberg nói với các phóng viên tại trụ sở Nato trước khi diễn ra kỳ họp thượng đỉnh.
“Nhưng chúng ta, với tư cách là một liên minh, cần cùng nhau giải quyết vấn đề trước những thách thức mà sự trỗi dậy của Trung Quốc đang gây ra đối với an ninh của chúng ta.”
Biến đổi khí hậu, an ninh mạng, Nga và việc Nato rút quân khỏi Afghanistan – sứ mệnh triển khai quân ở hải ngoại dài nhất của liên minh – cũng sẽ là các chủ đề được bàn đến trong nghị trình của kỳ họp thượng đỉnh.
Vì sao Nato nay chú tâm vào Trung Quốc?
Trung Quốc là một quốc gia hùng cường trên thế giới về kinh tế và quân sự, với đảng Cộng sản cầm quyền theo cách thắt chặt kiểm soát về chính trị, đời sống xã hội hàng ngày.
Nato đã ngày càng trở nên quan ngại trước năng lực quân sự ngày càng mạnh của Trung Quốc, điều mà khối coi là mối đe dọa đối với an ninh và các giá trị dân chủ của các quốc gia thành viên Nato.

Trong những năm gần đây, liên minh đã ngày càng trở nên quan ngại về các hoạt động của Trung Quốc tại châu Phi, nơi Bắc Kinh đã lập các căn cứ quân sự, và về việc Trung Quốc có các cuộc tập trận chung với Nga.
Hôm thứ Hai. ông Stoltenberg nói rằng Trung Quốc đang “bám sát hơn” với Nato về năng lực kinh tế, quân sự và công nghệ.
Đánh giá này cũng được tán đồng từ Thủ tướng Anh Boris Johnson, người nói rằng cần phải kiểm soát những thách thức có thể có từ phía Trung Quốc.
“Khi nói đến Trung Quốc, tôi không nghĩ rằng bất kỳ ai ngồi quanh bàn này lại muốn bước vào một thời Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc,” ông Johnson nói khi tới dự hội nghị thượng đỉnh Nato.
Các nhà ngoại giao nói với hãng tin Reuters rằng thông cáo chung đưa vào vào cuối hội nghị thượng đỉnh Nato sẽ không gọi Trung Quốc là đối thủ.
Tuy nhiên, thông cáo sẽ nhắc tới Trung Quốc như một thách thức “có hệ thống” đối với an ninh của các quốc gia thành viên Nato, Reuters tường thuật.
“Trung Quốc sẽ được nhắc tới trong thông cáo (của Nato) theo một cách thức mạnh mẽ hơn so với những gì chúng ta đã từng thấy trước đây,” ông Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Biden, nói.

Thông điệp cứng rắn của Nato đối với Trung Quốc được đưa ra sau khi G7 trong cuộc họp thượng đỉnh của khối tại Anh hồi tuần trước đã ra những chỉ trích đối với Bắc Kinh.
Trong một thông cáo chung, các lãnh đạo G7 lên án Trung Quốc về tình trạng vi phạm nhân quyền, và đòi phải có một cuộc điều tra minh bạch về nguồn gốc virus gây Covid-19 tại nước này.
Trung Quốc, trong tuyên bố được đưa ra thông qua Đại sứ quán nước này tại Anh, đáp trả bằng việc cáo buộc khối G7 “dối trá, đồn đoán và ra các cáo buộc vô căn cứ”.
Cùng thời gian Tổng thống Biden sang thăm Anh và tới châu Âu dự họp Nato tháng này, Anh cử hàng không mẫu hạm mới, chiếc HMS Queen Elizabeth sang Biển Đông và tới vùng Đông Bắc Á.
Con tàu này mang theo lực lượng hỗn hợp Anh-Mỹ với phi đội ‘Wake Island Avengers’ của Không quân Hoa Kỳ trên khoang cùng một số sĩ quan khối Nato.
Chuyến hải hàng dài và các cuộc tập trận HMS Queen Elizabeth thực hiện với các đồng minh được cho là động thái đáp trả gián tiếp các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông những năm qua.
Xem thêm:
Tổng thống Biden dự G7 ở Anh trước khi tới Geneva gặp Putin