Monthly Archives: July 2021

Trung Quốc cảnh báo Anh khi đội tác chiến tàu sân bay tiến vào Biển Đông

  • Frank Gardner
  • Phóng viên An ninh Quốc phòng

30 tháng 7 2021

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth
Chụp lại hình ảnh,Đội tác chiến tàu sân bay tiến vào Biển Đông của Anh có sự hiện diện của Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth

Trung Quốc đã cảnh báo đội tác chiến tàu sân bay của Anh, do tàu HMS Queen Elizabeth dẫn đầu, không được tiến hành bất kỳ “hành động không thích hợp nào” khi tiến vào vùng lãnh hải tranh chấp trên Biển Đông.

‘Hải quân thuộc Lực lượng Quân đội giải phóng Trung Quốc đang trong tình trạng cao độ sẵn sàng tác chiến’, theo một tuyên bố trên Thời báo Hoàn Cầu, vốn được xem là cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP).

Trung Quốc đã theo dõi sát sao hành trình về phía đông của đội tác chiến tàu sân bay, hiện đang tiến vào Biển Đông trên đường đến Nhật Bản, đồng thời cáo buộc Anh “vẫn còn sống trong thời kỳ thực dân”.

Hải quân Hoàng gia Anh đã tiến hành tập trận với Hải quân Singapore và Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nêu rõ ý định thực hiện cuộc tập trận “Tự do hàng hải” trên Biển Đông.QUẢNG CÁOhttps://fe29a5ac93e88badbbca04f15e130d5a.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Trái ngược với phán quyết của Toà án Quốc tế năm 2016, Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với phần lớn lãnh hải trong vùng biển tranh chấp và tiếp tục tích cực xây dựng các bãi đá và đường băng nhân tạo, một trong số này nằm gần các vùng biển của những quốc gia lân cận.

Các tàu chiến của Hải quân Mỹ và Anh gần đây đã thách thức những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông thông qua việc di chuyển qua khu vực một cách có chủ đích.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy việc xây dựng của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập
Chụp lại hình ảnh,Trung Quốc đang tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông

Vì thế câu hỏi lúc bây giờ là: Liệu rằng chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc đụng độ tương tự như đã từng xảy ra trên Biển Đen vào tháng 6 vừa qua? Khi đó tàu khu trục HMS Defender của Anh, lớp tàu chiến Type 45 đã bị máy bay chiến đấu của Nga cảnh báo khi đi ngang qua bán đảo Crimea, vùng lãnh thổ bị tranh chấp.

“Trung Quốc đang không tìm kiếm sự đối đầu trực diện với một đồng minh quan trọng của Mỹ trên Biển Đông”, Veerle Nouwens, thành viên nghiên cứu cấp cao tại Viện Royal United Services (Rusi) có trụ sở tại London cho biết. “Thế nhưng chắc chắn Trung Quốc sẽ cho thấy rõ ý định của mình.”

Nếu Anh tiến hành cuộc tập trận tự do hàng hải qua vùng biển đó, thì bà Nouwens tin rằng chúng ta có thể chứng kiến sự lặp lại của những gì đã diễn ra với tàu HMS Albion khi đi qua vùng biển này vào năm 2018. Khi đó tàu chiến này đã bị bám sát bởi một tàu chiến Trung Quốc với cự ly chỉ cách khoảng 200m, cùng lời cảnh báo Albion phải rời khỏi vùng biển, đồng thời một máy bay chiến đấu của Trung Quốc lượn lờ bên trên.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan (Mỹ) tiến vào Biển Đông
Chụp lại hình ảnh,Tàu sân bay USS Ronald Reagan (Mỹ) tiến vào Biển Đông

Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trong khu vực hồi tuần này, như diễn tập tấn công trên bãi biển, đây là động thái đã khiến một số nhà phân tích lo ngại là Trung Quốc đang chuẩn bị để xâm lược Đài Loan.

Hải quân Quân đội Giải phóng Trung Quốc sẽ sử dụng sự hiện diện của đội tác chiến tàu sân bay ở Biển đông “là cơ hội để tập dợt và có cái nhìn cận cảnh về các tàu chiến mới nhất của Anh”, theo tờ báo Hoàn Cầu.

Báo này cũng trích dẫn lời của người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại London rằng: “Mối đe dọa đối với nền tự do hàng hải chỉ có thể đến từ quốc gia cách nửa vòng trái đất sử dụng nhóm tác chiến tàu sân bay ở Biển Đông và phô diễn sức mạnh quân sự nhằm làm gia tăng căng thẳng quân sự trong khu vực đó.”

Biển Đông: Cuộc chiến nơi bãi cạn Scarborough

Ý nghĩa của chiến thắng Philippines

Các nhà khoa học nói Trung Quốc mở rộng năng lực hạt nhân

Thế nhưng trong khi việc xuất hiện của nhóm tác chiến tàu sân bay trong khu vực đã khiến Bắc Kinh giận dữ, thì Sidharth Kaushal, một thành viên nghiên cứu của Viện Rusi chuyên về sức mạnh hải quân chỉ ra rằng khi xảy ra việc đối đầu hải quân thì “Các hành động của Trung Quốc đã được kiểm nghiệm thấp hơn ngưỡng có thể bắt đầu khơi màu một cuộc chiến tranh”.https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-58023151/p09nxfm8/viChụp lại video,

Biển Đông: Cuộc chiến nơi bãi cạn Scarborough

Việc sử dụng Tàu HMS Queen Elizabeth cùng những tàu hộ vệ đến Đông Á được xem là một phần trong nỗ lực của chính phủ Anh nhằm đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nền an ninh toàn cầu, đã được đưa ra trong ‘Báo cáo Tổng quan chính sách an ninh, quốc phòng, phát triển và đối ngoại’ hôm 16/03/2021 của chính phủ Anh.

Pháp, cũng như các quốc gia Châu Âu khác đã chuyển hướng quan tâm sang Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục gia tăng sức mạnh kinh tế và quân sự của mình.

Trung Quốc gần đây cũng đã mở rộng kho tên lửa đạn đạo hạt nhân của mình, xây dựng hầm silo mới ở vùng Tân Cương xa xôi. Trung Quốc cũng đang phát triển Tên lửa bội âm (Hypersonic Glide Vehicles), có thể đạt vận tốc gấp 8 lần vận tốc âm thanh và được gọi là “vũ khí hành trình có sức hủy diệt”.

Advertisement
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Mỹ đánh giá biến thể Delta: Cực nguy, nhưng người tiêm vaccine sẽ an toàn hơn

7 giờ trước

Chuyên gia nói người tiêm vaccine vẫn an toàn hơn trước biến thể Delta dù có thể làm lây người khác
Chụp lại hình ảnh,Chuyên gia nói người tiêm vaccine vẫn an toàn hơn trước biến thể Delta dù có thể làm lây người khác

Tài liệu nội bộ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nói biến thể Delta đang công phá Hoa Kỳ dường như gây ra bệnh nặng hơn và lây lan dễ dàng như bệnh thủy đậu.

Tiêm vaccine gì, một số ít vẫn dính Covid-19: Số liệu các nước

Pfizer lại nhấn mạnh ‘nên tiêm thêm liều bổ trợ thứ ba’

AstraZeneca: ‘Liều một rủi ro ít, nhưng yên tâm tiêm liều hai’QUẢNG CÁOhttps://20872c476ab79ac206cf26608259469d.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Văn bản nội bộ này được báo Washington Post đưa tin đầu tiên và sau đó CDC xác nhận là văn bản có thật.

Tài liệu này nói những người được tiêm chủng đầy đủ vẫn có thể làm lây biến thể Delta theo tốc độ tương tự như những người chưa được tiêm chủng.

Giám đốc CDC, Tiến sĩ Rochelle Walensky, đã xác nhận tính xác thực của tài liệu và nói với kênh CNN:

“Điều này là nghiêm trọng. Đó là một trong những loại virus dễ lây truyền nhất mà chúng tôi biết.”

Tuy nhiên, tài liệu của CDC đánh giá những người được tiêm chủng an toàn hơn, với nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong giảm 10 lần và nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng giảm tới ba lần.

“Vaccine ngăn ngừa hơn 90% bệnh nặng, nhưng có thể kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc lây truyền,” tài liệu nói.

Biểu đồ cho thấy các trường hợp nhiễm và tử vong ở Hoa Kỳ kể từ khi bắt đầu đại dịch. Cập nhật ngày 23 tháng 7
Chụp lại hình ảnh,Biểu đồ cho thấy các trường hợp nhiễm và tử vong ở Hoa Kỳ kể từ khi bắt đầu đại dịch. Cập nhật ngày 23 tháng 7

Bài thuyết trình chưa công bố của CDC cho biết biến thể Delta có khả năng lây truyền tương tự như bệnh thủy đậu, trung bình mỗi người bị nhiễm sẽ lây nhiễm cho tám hoặc chín người khác.

CDC dự kiến sẽ công bố dữ liệu vào thứ Sáu nhằm ủng hộ quyết định gây tranh cãi của bà Walensky trong việc thay đổi hướng dẫn cho những người được tiêm chủng đầy đủ.

Hôm thứ Ba, bà cho biết CDC đã khuyến cáo rằng ngay cả những người được tiêm chủng đầy đủ cũng phải đeo khẩu trang trong nhà ở những nơi có khả năng lây truyền virus.

Bà nói rằng tất cả mọi người trong trường học – học sinh, nhân viên và khách – nên đeo khẩu trang mọi lúc.

Biến thể Delta đang công phá Hoa Kỳ, giống như nhiều nơi khác.

Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ ghi nhận trung bình hơn 61.300 trường hợp mới hàng ngày trong tuần trước.

Biến thể Delta cũng là biến chủng của virus SARS-CoV-2 (Corona) được phát hiện phổ biến trong các ca dương tính Covid-19 tại TP.HCM, Việt Nam.

4 chủng virus Corona mới được phát hiện lần đầu tiên tại Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ.

WHO đã gọi 4 biến chủng mới này theo các ký hiệu bao gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta.

Delta (còn được gọi là B.1.617.2) là tên của biến thể virus Corona chủng mới được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ.

Theo báo chí, biến chủng Delta được phát hiện lần đầu tại TP.HCM vào ngày 18/05/2021 với 2 ca nhiễm tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (quận 3), ngày 18/5.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Việt Nam ‘càng quan trọng’, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ thăm tháng Tám

2 giờ trước

Kamala Harris
Chụp lại hình ảnh,Kamala Harris

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Singapore và Việt Nam vào tháng Tám.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ ‘ủng hộ Việt Nam hùng cường, độc lập’

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến Hà Nội, khẳng định Mỹ ‘là đối tác tin cậy’

Nhà Trắng thông báo vào thứ Sáu (30/7), đồng thời cho biết thêm rằng chuyến đi nhằm tăng cường quan hệ với “hai đối tác quan trọng vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.QUẢNG CÁOhttps://47d6eeb249fd1721a1b1104a1a7864d8.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Chuyến thăm của bà Harris tới Singapore theo lời mời của Thủ tướng Lý Hiển Long.

Bà Harris sẽ gặp các nhà lãnh đạo Singapore và thảo luận về các cách thức để tăng cường hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực, bao gồm quốc phòng, an ninh mạng, thương mại kỹ thuật số, biến đổi khí hậu và ứng phó toàn cầu với đại dịch Covid-19.

Ông Lý Hiển Long nói: “Tôi mong đợi các cuộc thảo luận của chúng tôi về việc tăng cường hợp tác song phương và cùng nhau giải quyết các thách thức toàn cầu như đại dịch và biến đổi khí hậu.”

Nhà Trắng thông báo: “Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Harris đã đặt ưu tiên hàng đầu là xây dựng lại quan hệ đối tác toàn cầu và giữ an ninh cho quốc gia, và chuyến thăm sắp tới này tiếp tục công việc đó – làm sâu sắc thêm cam kết ở Đông Nam Á.”

“Phó tổng thống cũng sẽ khẳng định và ca ngợi mối quan hệ văn hóa và giao lưu nhân dân bền chặt giữa Hoa Kỳ và các quốc gia này.”

Chuyến thăm Singapore gần đây nhất của phó tổng thống Hoa Kỳ là vào tháng 11 năm 2018, của người giữ chức vụ lúc bấy giờ là Mike Pence.

Đây sẽ là lần đầu tiên một phó tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam.

Chuyến thăm của bà Harris diễn ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thực hiện chuyến công du đầu tiên tới Singapore, Việt Nam và Philippines tuần này.

Đây sẽ là chuyến công du nước ngoài thứ hai của bà Harris trên cương vị phó tổng thống.

Lần công du đầu tiên của bà, đến Guatemala và Mexico, tập trung vào giải quyết tình trạng nhập cư bất hợp pháp tại biên giới phía nam của Hoa Kỳ.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

BBC News, Tiếng Việt – Tin chính

Tin chính

Việt Nam

Nghe/XemXem tất cả

Dịch Covid-19

Thế giới

Kinh tế

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Triết lý nhân sinh: Trí tuệ của ‘một nửa’

Triết lý nhân sinh: Trí tuệ của ‘một nửa’

Người xưa dùng hương liệu để phòng chống dịch như thế nào?

Người xưa dùng hương liệu để phòng chống dịch như thế nào?

Hãy hoàn thiện chính mình, thành công sẽ tự đến

Hãy hoàn thiện chính mình, thành công sẽ tự đến

Chết có phải là hết? Có một ‘con mắt’ trên Thiên đường?

Chết có phải là hết? Có một ‘con mắt’ trên Thiên đường?

Thơ: Chuyện Ngộ Không diệt trừ lục tặc

Thơ: Chuyện Ngộ Không diệt trừ lục tặc

Bí ẩn hiện tượng rối loạn thời-không: Không gian khác có thực sự tồn tại? (P.1)

Bí ẩn hiện tượng rối loạn thời-không: Không gian khác có thực sự tồn tại? (P.1)

Triết lý nhân sinh: Trí tuệ của ‘một nửa’

Triết lý nhân sinh: Trí tuệ của ‘một nửa’

Người xưa dùng hương liệu để phòng chống dịch như thế nào?

Người xưa dùng hương liệu để phòng chống dịch như thế nào?

 BẢN TIN VIDEO MỚI

Tin thế giới tối 25/7: Mỹ gỡ bỏ tội cho 5 nhà nghiên cứu TQ; Vương Nghị: TQ sẽ ‘dạy’ Mỹ cách hành xử

Tin thế giới tối 25/7: Mỹ gỡ bỏ tội cho 5 nhà nghiên cứu TQ; Vương Nghị: TQ sẽ ‘dạy’ Mỹ cách hành xử

Tin Tức5 giờ tới

Tin thế giới tối 25/7: Mỹ gỡ bỏ tội cho 5 nhà nghiên cứu TQ; Vương Nghị: TQ sẽ ‘dạy’ Mỹ cách hành xử

– Nhà máy ở Thái Lan bùng phát COVID-19 dù tỷ lệ tiêm chủng cao
– Tổng số ca mắc COVID-19 tại Malaysia vượt ngưỡng 1 triệu
– Ông Trump mỉa mai về “tác phẩm nghệ thuật” của Hunter Biden
– Mỹ chi tiền phát triển tàu ngầm hạt nhân “săn mồi đỉnh cao”
– Bộ Tư pháp Mỹ gỡ tội che giấu thân phận quân nhân cho 5 nhà nghiên cứu Trung Quốc
– Vương Nghị lớn tiếng nói Trung Quốc sẽ ‘dạy’ Mỹ cách đối xử với nước khác
– Bão In-Fa đổ bộ, trút thêm mưa xuống Trung Quốc
– Trịnh Châu thiệt hại vì lũ nhưng ĐCSTQ chỉ muốn “đưa tin tích cực”

Tin trong nước tối 25/7: Đồng Nai thêm 218 người mắc Covid-19 mới, khó kiểm soát nguồn lây

Tin tổng hợp tối 25/7: Hướng đi ‘lạ’ của siêu bão In-Fa: Quay đầu 90 độ tránh Đài Loan để vào TQ

Bộ Y tế 'chỉ định thầu' thuốc y học cổ truyền hỗ trợ điều trị COVID-19?

Cập nhật danh sách các địa phương yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính trước khi vào tỉnh

TP HCM sẽ hạn chế thời gian người dân được ra đường

Những hành vi vi phạm phòng chống dịch COVID-19 sẽ bị xử phạt tại Hà Nội

Tin kinh tế xã hội 25/7: Trung Quốc đã thắng trong chiến tranh tiền ảo với Mỹ như thế nào?

Tin Thế giới trưa 25/7: Bắc Kinh khoe 30 lãnh đạo thế giới tiêm vắc-xin TQ, nhưng không có ông Tập

Biển Đông - Đài Loan 25/7: Chuyên gia: Tấn công Đài Loan, Trung Quốc phải trả cái giá rất đắt

Tin tổng hợp trưa 25/7: Học giả nêu 4 lý do Tập Cận Bình không dám đến thị sát thảm hoạ ở Hà Nam

Tin trong nước trưa 25/7: Thêm gần 4000 ca Covid-19; Trưng dụng KTX 16 trường để cách ly, điều trị

  • Tin trong nước tối 25/7: Đồng Nai thêm 218 người mắc Covid-19 mới, khó kiểm soát nguồn lâyTin trong nước tối 25/7: Đồng Nai thêm 218 người mắc Covid-19 mới, khó kiểm soát nguồn lây
  • Tin tổng hợp tối 25/7: Hướng đi ‘lạ’ của siêu bão In-Fa: Quay đầu 90 độ tránh Đài Loan để vào TQTin tổng hợp tối 25/7: Hướng đi ‘lạ’ của siêu bão In-Fa: Quay đầu 90 độ tránh Đài Loan để vào TQ
  • Bộ Y tế 'chỉ định thầu' thuốc y học cổ truyền hỗ trợ điều trị COVID-19?Bộ Y tế ‘chỉ định thầu’ thuốc y học cổ truyền hỗ trợ điều trị COVID-19?
  • Cập nhật danh sách các địa phương yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính trước khi vào tỉnhCập nhật danh sách các địa phương yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính trước khi vào tỉnh
  • TP HCM sẽ hạn chế thời gian người dân được ra đườngTP HCM sẽ hạn chế thời gian người dân được ra đường
  • Những hành vi vi phạm phòng chống dịch COVID-19 sẽ bị xử phạt tại Hà NộiNhững hành vi vi phạm phòng chống dịch COVID-19 sẽ bị xử phạt tại Hà Nội
  • Tin kinh tế xã hội 25/7: Trung Quốc đã thắng trong chiến tranh tiền ảo với Mỹ như thế nào?Tin kinh tế xã hội 25/7: Trung Quốc đã thắng trong chiến tranh tiền ảo với Mỹ như thế nào?
  • Tin Thế giới trưa 25/7: Bắc Kinh khoe 30 lãnh đạo thế giới tiêm vắc-xin TQ, nhưng không có ông TậpTin Thế giới trưa 25/7: Bắc Kinh khoe 30 lãnh đạo thế giới tiêm vắc-xin TQ, nhưng không có ông Tập
  • Biển Đông - Đài Loan 25/7: Chuyên gia: Tấn công Đài Loan, Trung Quốc phải trả cái giá rất đắtBiển Đông – Đài Loan 25/7: Chuyên gia: Tấn công Đài Loan, Trung Quốc phải trả cái giá rất đắt
  • Tin tổng hợp trưa 25/7: Học giả nêu 4 lý do Tập Cận Bình không dám đến thị sát thảm hoạ ở Hà NamTin tổng hợp trưa 25/7: Học giả nêu 4 lý do Tập Cận Bình không dám đến thị sát thảm hoạ ở Hà Nam
  • Tin trong nước trưa 25/7: Thêm gần 4000 ca Covid-19; Trưng dụng KTX 16 trường để cách ly, điều trịTin trong nước trưa 25/7: Thêm gần 4000 ca Covid-19; Trưng dụng KTX 16 trường để cách ly, điều trị
  • Tin thế giới sáng 25/7: Chuyên gia phân tích 4 yếu tố chính phía sau trận lũ kinh hoàng ở Trịnh ChâuTin thế giới sáng 25/7: Chuyên gia phân tích 4 yếu tố chính phía sau trận lũ kinh hoàng ở Trịnh Châu
  • Tin tổng hợp sáng 25/7: Ca nhiễm tăng cao, Việt Nam vượt mốc 90.000 ca COVID-19Tin tổng hợp sáng 25/7: Ca nhiễm tăng cao, Việt Nam vượt mốc 90.000 ca COVID-19
  • Tin trong nước sáng 25/7: Hà Nội khẩn trương thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực 500 giường bệnhTin trong nước sáng 25/7: Hà Nội khẩn trương thiết lập Trung tâm Hồi sức tích cực 500 giường bệnh
  • Tin thế giới tối 24/7: Lượng lớn người kêu cứu sau trận ‘đại hồng thủy’ ở Trịnh ChâuTin thế giới tối 24/7: Lượng lớn người kêu cứu sau trận ‘đại hồng thủy’ ở Trịnh Châu
  • Tin trong nước tối 24/7: Ngập lụt ở huyện cao nhất Nghệ An; Sơ tán 1.400 dân ở Thanh Hoá vì mưa lũTin trong nước tối 24/7: Ngập lụt ở huyện cao nhất Nghệ An; Sơ tán 1.400 dân ở Thanh Hoá vì mưa lũ
  • Dòng xe ùn ứ ở cửa ngõ Hà Nội ngày đầu giãn cáchDòng xe ùn ứ ở cửa ngõ Hà Nội ngày đầu giãn cách
  • Tin tổng hợp tối 24/7: Thêm 1 cửa hàng Bách Hóa Xanh bị lập biên bản vì gian lận trong mùa dịchTin tổng hợp tối 24/7: Thêm 1 cửa hàng Bách Hóa Xanh bị lập biên bản vì gian lận trong mùa dịch
  • BV Tây Ninh ngừng tiếp nhận bệnh nhân, Ninh Thuận lập BV dã chiếnBV Tây Ninh ngừng tiếp nhận bệnh nhân, Ninh Thuận lập BV dã chiến

Xem Thêm

Người xưa dùng hương liệu để phòng chống dịch như thế nào?

Người xưa dùng hương liệu để phòng chống dịch như thế nào? 

Đời sống14 giờ tới

Trung Quốc cổ đại từng là nơi mà ôn dịch bùng phát nhiều lần, do đó lịch sử cũng lưu lại một số phương thuốc thần kỳ, ví như “huân hương” (mùi thơm của hoa cỏ)… Ngoài huân hương, người xưa còn mang theo túi thơm bên mình. Có thể …Tiêu điểm

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

Categories: Uncategorized | Leave a comment

PGHH

Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương KimÐức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)Phần I:HÀNH TRẠNG Thiên thứ nhứtGiai đoạn ra đời mở đạo Chương I: Bối cảnh xã hộiChương II:Thân thếChương III: Ra Tế độChương IV: Đăng SơnChương V: Sứ MạngChương VI: Lưu CưChương VII: Vận Ðộng Ðộc LậpChương VIII: Tổ Chức Hàng NgũChương IX: Chuẩn Bị Ðấu Tranh Thiên thứ haiGiai đoạn hoạt động đấu tranh Chương X: Dấn Thân Thiên thứ baGiai Ðoạn Vắng Mặt Chương XI: Lý Do Thọ NạnChương XII: Còn Hay Mất Phần II:SỰ NGHIỆP Thiên thứ tưSự Nghiệp Về Mặt ÐạoTôn Phái Phật Giáo Hòa Hảo Chương XIII: Học PhậtChương XIV: Tu Nhân Thiên thứ nămSự Nghiệp Về Mặt Ðời:Công nghiệp cách mạng Chương XV: Quân Sự.Bộ Ðội Nguyễn Trung Trực Chương XVI: Chánh TrịViệt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng Cùng một tác giả: Long Hoa xuất bản-         Tận Thế và Hội Long Hoa (1952)-         Đức Phật Thầy Tây An (1953) (hiệp với Đào Hưng)-         Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo (1954) (hiệp với Thanh Sĩ)-         Ðời Hạ Ngươn (1960)-         Đời người dướI ánh sáng Đạo Phật (1960)-         Bửu Sơn Kỳ Hương (1966)-         Hành sử Đạo Nhân (1970)-         Tu Hiền (1972)-         Đời Thượng Ngươn (1973)-         Pháp Môn Tịnh Độ (1973)-         Tại Sao Ta Phải Tu (1974)Dân Xã Tùng Thư-         Chánh trị thường thức (1956)-         Tinh thần cán bộ (1971)-         Lập trường Dân Xã Đảng (1971) MUC LUC CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7 | | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 || CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|  [TV. PGHH]Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương KimÐức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)Phần I:HÀNH TRẠNG Thiên thứ nhứtGiai đoạn ra đời mở đạo Chương I: Bối cảnh xã hộiChương II:Thân thếChương III: Ra Tế độChương IV: Đăng SơnChương V: Sứ MạngChương VI: Lưu CưChương VII: Vận Ðộng Ðộc LậpChương VIII: Tổ Chức Hàng NgũChương IX: Chuẩn Bị Ðấu Tranh Thiên thứ haiGiai đoạn hoạt động đấu tranh Chương X: Dấn Thân Thiên thứ baGiai Ðoạn Vắng Mặt Chương XI: Lý Do Thọ NạnChương XII: Còn Hay Mất Phần II:SỰ NGHIỆP Thiên thứ tưSự Nghiệp Về Mặt ÐạoTôn Phái Phật Giáo Hòa Hảo Chương XIII: Học PhậtChương XIV: Tu Nhân Thiên thứ nămSự Nghiệp Về Mặt Ðời:Công nghiệp cách mạng Chương XV: Quân Sự.Bộ Ðội Nguyễn Trung Trực Chương XVI: Chánh TrịViệt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng Cùng một tác giả: Long Hoa xuất bản-         Tận Thế và Hội Long Hoa (1952)-         Đức Phật Thầy Tây An (1953) (hiệp với Đào Hưng)-         Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo (1954) (hiệp với Thanh Sĩ)-         Ðời Hạ Ngươn (1960)-         Đời người dướI ánh sáng Đạo Phật (1960)-         Bửu Sơn Kỳ Hương (1966)-         Hành sử Đạo Nhân (1970)-         Tu Hiền (1972)-         Đời Thượng Ngươn (1973)-         Pháp Môn Tịnh Độ (1973)-         Tại Sao Ta Phải Tu (1974)Dân Xã Tùng Thư-         Chánh trị thường thức (1956)-         Tinh thần cán bộ (1971)-         Lập trường Dân Xã Đảng (1971) MUC LUC CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7 | | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 || CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|  [TV. PGHH]
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

PGHH

…… …. .. . .Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời ÐạiLê Hiếu Liêm Chương một: Dẫn nhập Việt Nam và Phật Giáo đầu thế kỷ hai mươi. Đầu thế kỷ 20, tư tưởng Nho Giáo, thống trị độc tôn đất nước từ Thời Hồ Quý Ly, nhà Lê và nhà Nguyễn suốt 400 năm, hoàn toàn sụp đổ. Tư tưởng Phật Giáo, ngự trị vinh quang trong thời đại Lý Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ 14, suy đồi tận gốc. Tư tưởng Tây Phương và tôn giáo của nó, Thiên Chúa Giáo La Mã, bị đại đa số trí thức và nhân dân coi như sản phẩm và công cụ của chế độ Thuộc Địa và thực dân Pháp nên vẫn không được chấp nhận. Ý thức hệ Cộng Sản cũng như các tư tưởng mới khác chưa ra đời. Cả một khoảng trống tư tưởng, cũng có nghĩa là một khoảng trống tôn giáo và chính trị, to lớn bao trùm trên một nước Việt Nam bị nô lệ, bóc lột, áp bức, lạc hậu và nghèo đói. Nhưng đây cũng là môi trường lý tưởng cho sự ra đời của những tư tưởng mới, những tôn giáo mới, những chính đảng mới và những phong trào mới: Phong trào Đông Du và Việt Nam Duy Tân Hội của Phan Bội Châu từ năm 1904, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can và các nhà Nho tiến bộ năm 1907, tư tưởng dân quyền và dân chủ của Phan Chu Trinh suốt hai mươi năm (1905-1925), phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội cùng năm, Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912, cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ và ở Huế năm 1916 của Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, vua Duy Tân…, phong trào Hội Kín ở miền Nam năm 1913-1916 lan rộng khắp Lục Tỉnh và cuộc tấn công Sài Gòn năm 1916. Các hoạt động này đã liên tục diễn ra từ đầu thế kỷ 20 đến cuối đệ nhất thế chiến.Tuy nhiên mãi đến đầu thập njiên 20 Việt Nam mới thật sự thức dậy với sự ra đời Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội và Tân Việt Cách Mạng Đảng năm 1925, Đạo Cao Đài năm 1926, Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 và phong trào Sô Viết Nghệ Tỉnh 1930-1931. Trong thời gian sôi động này, từ 1925 trở đi, Phật Giáo cũng đã thức dậy. Từ năm 1923, thiền sư Khánh Hòa và thiền sư Thiện Chiếu đã thành lập, tại chùa Long Hòa ở Trà Vinh, Hội Lục Hòa Liên Hiệp với mục đích vận động thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc để chấn hưng Phật Giáo. Thiền sư Thiện Chiếu, khác hẳn tất cả tăng sĩ Phật Giáo đương thời, là một tăng sĩ có tân học. Ông đã đi ra Trung và Bắc vận động thống nhất Phật Giáo năm 1927 nhưng bất thành.Năm 1928 thiền sư Khánh Hòa xây dựng Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại Chùa Linh Sơn, Sài Gòn và năm 1929 Ông cho ấn hành tạp chí Viên Âm, tập san Phật Học đầu tiên bằng quốc ngữ tại Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Xoài Hột, Mỹ Tho. Cùng thời, thiền sư Thiện Chiếu xuất bản một tạp chí Phật Học nhắm vào giới thanh niên trí thức lấy tên là Phật Hòa Tân Thanh Niên, đặt tòa soạn tại chùa Chúc Thọ ở Gia Định. Năm 1931 thiền sư Khánh Hòa cùng nhiều tăng sĩ và cư sĩ thành lập Hội Phật Học đầu tiên tại Việt Nam, lấy tên là Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học và thiền sư Từ Phong được mời làm Chánh Hội Trưởng. Hội ra tờ Từ Bi Âm năm 1932. Thiền sư Khánh Hòa, cùng người cộng sự thân tín là thiền sư Thiện Chiếu đã đóng vai trò tiền phong khai mở phong trào chấn hưng Phật Giáo và hiện đại hóa Phật Giáo, chuyển động sâu rộng lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam trong suốt 65 năm qua.Tại miền Trung, thiền sư Giác Tiên mở Phật Học Đường  tại chùa Trúc Lâm năm 1929 và ủy thác cho đệ tử là bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội An Nam Phật Học năm 1932. Hội quy tụ đông đảo những danh tăng và cư sĩ trí thức tại miền Trung. Cư sĩ Lê Đình Thám được bầu làm Hội Trưởng và vua Bảo Đại được mời làm Hội Trưởng Danh Dự. Hội ra tạp chí Phật Học Viên Âm năm 1933. Năm 1934, thiền sư Giác Tiên, cư sĩ Lê Đình Thám… đã thành lập Trường An Nam Phật Học, trong đó có mở cấp Đại Học Phật Giáo. Đặc biệt hơn nữa là Hội đã phát động phong trào “Chỉnh Lý Tăng Già” rất quyết liệt để loại trừ ra khỏi tăng già những thành phần phạm giới, bất xứng. Chính nhờ những nổ lực cấp tiến này mà Phật Giáo miền Trung đã đóng được một vai trò quan trọng trong những thập niên sau đó.Năm 1934 các thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo cùng với giới cư sĩ trí thức tên tuổi tại Hà Nội như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Trần Văn Giáp, Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Hữu Kha, Bùi Kỷ, Lê Dư… thành lập Bắc Kỳ Phật Giáo Hội, bầu cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng và suy tôn thiền sư Thanh Hanh làm Thiền Gia Pháp Chủ. Đặc biệt là trong buổi lễ suy tôn Pháp Chủ này, cư sĩ Trần Trọng Kim đã thuyết pháp về đề tài; “Thập Nhị Nhân Duyên”. Hội ra tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935 và phát triển mạnh mẽ khắp miền Bắc (Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, q 3, t 51-173).Đặc tính của cả ba Hội Phật Học tại ba miền là vai trò nổi bật của giới trí thức cư sĩ, là thuần túy Phật học và sinh hoạt Phật sự. Thời điểm 1925-1945 là thời điểm chuẩn bị trong kiên nhẫn và thầm lặng. Các hội Phật Học đã làm đúng chức năng và vai trò lịch của mình, một cách khiêm tốn, từ đống gạch vụn đổ nát của nền Phật học và Phật Giáo Việt nam trong thời Thực Dân Pháp thống trị.Trong thời kỳ này xuất hiện những con người đặc biệt, xuất sắc và những tư tưởng mạnh mẽ, quyết liệt, trong Phật Giáo cũng như ngoài Phật Giáo. Từ đầu thập niên 30, tư tưởng Phật Hộc của Thích Thiện Chiếu đã là những quả bom chấn động. Và năm 1939 Huỳnh Phú Sổ xuất hiện làm một cuộc cách mạng tôn giáo, cải cách toàn bộ và triệt để Phật Giáo chưa từng có trong hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Miền Nam, một vùng đất lạ lùng và kỳ diệu… An Hòa TựPhan Chu Trinh từ Pháp trở về Sài Gòn năm 1925, đất nước bùng lên những làn sóng tư tưởng dân quyền và dân chủ. Ông khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong sự mất đạo đức, mất luân lý, trong bài diễn thuyết Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây, và ông cũng khẳng định chế độ quân chủ chuyên chế là nguyên nhân chính làm mất nước trong bài thuyết giảng Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa tại Sài Gòn năm 1925. Ông mất năm sau đó và đám tang ông cùng với cuộc vận động ân xá nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã khơi bùng phong trào yêu nước và yêu tự do dân chủ trên toàn quốc, đặc biệt là trong giới thanh niên.Nhưng dữ dội, bốc lửa và sấm sét trong tư tưởng yêu nước chống thực dân cũng như tư tưởng tự do dân chủ, trong thời này, chỉ có Nguyễn An Ninh là đi xa nhất, quyết liệt nhất. Là một thanh niên miền Nam, Ông đi du học ở Pháp và trở về nước với bằng cử nhân Luật. Lợi dụng quy chế thuộc địa của Nam Kỳ, nơi mà báo chí bằng tiếng Pháp được tự do, không bị kiểm duyệt, Ông ra tờ La Cloche fèlèe (Tiếng Chuông Rè) từ năm 1923 đến năm 1926. Ông tự xưng tờ báo của Ông là “cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp”, lấy tư tưởng của kẻ xâm lăng để đập những nhát búa tạ vào chế độ Thực Dân, đồng thời tờ báo cũng tự nhận là “cơ quan chuẩn bị cho tương lai dân tộc”. Thật là độc đáo và tuyệt vời.Ngoài việc phê bình kịch liệt, thẳng tay chính sách và chế độ thực dân, Ông cổ võ cho việc đào tạo một tầng lớp thanh niên Việt Nam tân học, có văn hóa, có lý tưởng, có chí khí, có năng lực và có tổ chức và Ông tuyệt đối tin vào sức mạnh và vào tương lai của nhân dân Việt Nam. Ông chủ trương một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc và trở về lịch sử dân tộc để tìm niềm tin và sức mạnh. Ông hô hào, khi chỉ mới ngoài 20 tuổi, “Chẳng những phải duy trì những giấc mộng vĩ đại, mà còn phải tổ chức thành một nhóm quan trọng để chuẩn bị cho tương lai”. Không những tư tưởng táo bạo, độc đáo, mới lạ, kiến thức của Ông cũng rất uyên bác. Khi Thống Đốc Nam Kỳ tuyên bố: “Xứ này không cần trí thức”. Ông đã viết bài trả lời bốc lửa: “… Những thảm khổ của chúng ta ngày nay, còn gì nữa, đúng là do tổ tiên của chúng ta đã sờ mó vào cây kiến thức. Hạng trí thức đã làm đảo lộn thế giới, làm hư hỏng hạnh phúc của thế giới. Hãy nguyền rủa tên tuổi của Prométhé, kẻ đã lấy trộm chút lửa của Trời. Hãy nguyền rủa con người đã bày ra cái ná cao su cho trẻ con bắn đá vào trán ông khổng lồ… Trí Tuệ, đó là cái tai hại. Trí tuệ, đó là con rắn cuốn quanh thân cây đã làm cho chúng ta vĩnh viễn mất cõi thiên đường… Nói đến vai trò giáo dục, vai trò văn minh của các ông chủ xứ Đông Dương này, thưa các ông, điều ấy làm ta mỉm cười… Người ta đã quỳ lụy bái phục những vị “đem ánh sáng tới”, những vị “làm điều kỳ diệu ở Ấu Châu”… Cái gì kỳ diệu? Thực ra cái kỳ diệu đó là, chỉ trong một thời gian ngắn thôi, người ta đã có thể làm cho trình độ trí thức của người Nam đã thấp đi lại càng rơi vào chỗ cực kỳ dốt nát. Cái kỳ diệu đó là người ta đã có thể, trong một thời gian ngắn như thế, xô đẩy một dân tộc có tư tưởng dân chủ, ngã nhào vào tình trạng nô lệ hoàn toàn“. (Trần Văn Giàu, Sự Phát Triển Của Tư Tưởng ở Việt Nam Từ Thế Kỷ 19 đến Cách Mạng Tháng Tám, q2, t 311).Nguyễn An Ninh cũng là một trong những nhà trí thức tân học đầu tiên nghiên cứu Phật Học và hoàn thành một tác phẩm Phật Học quan trọng, cuốn “Phê Bình Phật Giáo”. Sau thời kỳ hoạt động sôi nổi từ 1923 đến 1926, Nguyễn An Ninh bị ở tù trong thời gian 1926-1927, sau đó Ông về nghiên cứu Phật Giáo. Trên bàn làm việc của Ông, có một cái chuông, một cái mõ, Ông cạo trọc đầu và đi chân không. Ông nghiên cứu Phật Giáo qua tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và các hoạt động Phật Giáo trong nước. Cuốn Phê Bình Phật Giáo xuất bản năm 1937 là kết quả của sự nghiên cứu này. Tựa đề của cuốn sách, 70 năm sau cũng không có ai dám viết một cuốn sách Phật Học có tựa đề thách thức và can đảm như vậy. Mục đích và phương pháp luận còn mới lạ, táo bạo hơn, đó là “so sánh Phật Giáo với thời đại của nó để chỉ chỗ hay, chỗ đúng hơn của nó đối với các thuyết khác và so sánh Phật Giáo với thời đại này để chỉ sai lầm của Phật Giáo“. Tác phẩm này được giới trí thức, giới chính trị cũng như giới Phật Giáo chú ý đặc biệt.Nhưng không gây sóng gió và tranh luận suốt nhiều năm trời như những tác phẩm của Thích Thiện Chiếu. Đối với Tăng, Ni, Phật Tử thập niên 30, những tư tưởng Phật Học của Thích Thiện Chiếu là những tiếng sét ngang tai. Ngày nay đọc lại, chắc chắn quý vị tăng sĩ, cư sĩ và Phật Tử cũng không khỏi giựt mình, chấn động và suy nghĩ. Những tư tưởng này, được viết từ thập niên 30, ngày nay, cuối thập niên 90, vẫn còn mới, còn táo bạo, còn chứa đầy sức nặng của đá tảng và sức nổ của sấm sét. Thích Thiện Chiếu là tinh hoa sáng chói của Phật Giáo trong thập niên 20, 30. Ông đã đi tiền phong trong mọi lãnh vực chấn hưng và hiện đại hóa Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ 20 này.Ta phải đứng trên một đỉnh núi cao, mới hy vọng nhìn thấy những cái gì chưa ai nhìn thấy, những cái gì nằm khuất sau dãy núi cao. đó có thể là những dãy núi cao hơn, hay là một đại dương mênh mông hay là một bình nguyên rực rỡ. Thích Thiện Chiếu là một ngọn núi cao của Phật học và Phật Giáo Việt Nam trước đệ nhị thế chiến. Ta hãy đứng trên đỉnh núi cao ngất, hùng tráng này để nhìn rõ một đỉnh núi cao ngất, hùng vĩ khác, là Cư sĩ, Bồ Tát, Giáo Chủ Huỳnh Phù Sổ.   |Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]
…… …. .. . .Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời ÐạiLê Hiếu Liêm Chương một: Dẫn nhập Việt Nam và Phật Giáo đầu thế kỷ hai mươi. Đầu thế kỷ 20, tư tưởng Nho Giáo, thống trị độc tôn đất nước từ Thời Hồ Quý Ly, nhà Lê và nhà Nguyễn suốt 400 năm, hoàn toàn sụp đổ. Tư tưởng Phật Giáo, ngự trị vinh quang trong thời đại Lý Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ 14, suy đồi tận gốc. Tư tưởng Tây Phương và tôn giáo của nó, Thiên Chúa Giáo La Mã, bị đại đa số trí thức và nhân dân coi như sản phẩm và công cụ của chế độ Thuộc Địa và thực dân Pháp nên vẫn không được chấp nhận. Ý thức hệ Cộng Sản cũng như các tư tưởng mới khác chưa ra đời. Cả một khoảng trống tư tưởng, cũng có nghĩa là một khoảng trống tôn giáo và chính trị, to lớn bao trùm trên một nước Việt Nam bị nô lệ, bóc lột, áp bức, lạc hậu và nghèo đói. Nhưng đây cũng là môi trường lý tưởng cho sự ra đời của những tư tưởng mới, những tôn giáo mới, những chính đảng mới và những phong trào mới: Phong trào Đông Du và Việt Nam Duy Tân Hội của Phan Bội Châu từ năm 1904, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can và các nhà Nho tiến bộ năm 1907, tư tưởng dân quyền và dân chủ của Phan Chu Trinh suốt hai mươi năm (1905-1925), phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội cùng năm, Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912, cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ và ở Huế năm 1916 của Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, vua Duy Tân…, phong trào Hội Kín ở miền Nam năm 1913-1916 lan rộng khắp Lục Tỉnh và cuộc tấn công Sài Gòn năm 1916. Các hoạt động này đã liên tục diễn ra từ đầu thế kỷ 20 đến cuối đệ nhất thế chiến.Tuy nhiên mãi đến đầu thập njiên 20 Việt Nam mới thật sự thức dậy với sự ra đời Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội và Tân Việt Cách Mạng Đảng năm 1925, Đạo Cao Đài năm 1926, Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 và phong trào Sô Viết Nghệ Tỉnh 1930-1931. Trong thời gian sôi động này, từ 1925 trở đi, Phật Giáo cũng đã thức dậy. Từ năm 1923, thiền sư Khánh Hòa và thiền sư Thiện Chiếu đã thành lập, tại chùa Long Hòa ở Trà Vinh, Hội Lục Hòa Liên Hiệp với mục đích vận động thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc để chấn hưng Phật Giáo. Thiền sư Thiện Chiếu, khác hẳn tất cả tăng sĩ Phật Giáo đương thời, là một tăng sĩ có tân học. Ông đã đi ra Trung và Bắc vận động thống nhất Phật Giáo năm 1927 nhưng bất thành.Năm 1928 thiền sư Khánh Hòa xây dựng Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại Chùa Linh Sơn, Sài Gòn và năm 1929 Ông cho ấn hành tạp chí Viên Âm, tập san Phật Học đầu tiên bằng quốc ngữ tại Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Xoài Hột, Mỹ Tho. Cùng thời, thiền sư Thiện Chiếu xuất bản một tạp chí Phật Học nhắm vào giới thanh niên trí thức lấy tên là Phật Hòa Tân Thanh Niên, đặt tòa soạn tại chùa Chúc Thọ ở Gia Định. Năm 1931 thiền sư Khánh Hòa cùng nhiều tăng sĩ và cư sĩ thành lập Hội Phật Học đầu tiên tại Việt Nam, lấy tên là Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học và thiền sư Từ Phong được mời làm Chánh Hội Trưởng. Hội ra tờ Từ Bi Âm năm 1932. Thiền sư Khánh Hòa, cùng người cộng sự thân tín là thiền sư Thiện Chiếu đã đóng vai trò tiền phong khai mở phong trào chấn hưng Phật Giáo và hiện đại hóa Phật Giáo, chuyển động sâu rộng lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam trong suốt 65 năm qua.Tại miền Trung, thiền sư Giác Tiên mở Phật Học Đường  tại chùa Trúc Lâm năm 1929 và ủy thác cho đệ tử là bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội An Nam Phật Học năm 1932. Hội quy tụ đông đảo những danh tăng và cư sĩ trí thức tại miền Trung. Cư sĩ Lê Đình Thám được bầu làm Hội Trưởng và vua Bảo Đại được mời làm Hội Trưởng Danh Dự. Hội ra tạp chí Phật Học Viên Âm năm 1933. Năm 1934, thiền sư Giác Tiên, cư sĩ Lê Đình Thám… đã thành lập Trường An Nam Phật Học, trong đó có mở cấp Đại Học Phật Giáo. Đặc biệt hơn nữa là Hội đã phát động phong trào “Chỉnh Lý Tăng Già” rất quyết liệt để loại trừ ra khỏi tăng già những thành phần phạm giới, bất xứng. Chính nhờ những nổ lực cấp tiến này mà Phật Giáo miền Trung đã đóng được một vai trò quan trọng trong những thập niên sau đó.Năm 1934 các thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo cùng với giới cư sĩ trí thức tên tuổi tại Hà Nội như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Trần Văn Giáp, Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Hữu Kha, Bùi Kỷ, Lê Dư… thành lập Bắc Kỳ Phật Giáo Hội, bầu cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng và suy tôn thiền sư Thanh Hanh làm Thiền Gia Pháp Chủ. Đặc biệt là trong buổi lễ suy tôn Pháp Chủ này, cư sĩ Trần Trọng Kim đã thuyết pháp về đề tài; “Thập Nhị Nhân Duyên”. Hội ra tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935 và phát triển mạnh mẽ khắp miền Bắc (Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, q 3, t 51-173).Đặc tính của cả ba Hội Phật Học tại ba miền là vai trò nổi bật của giới trí thức cư sĩ, là thuần túy Phật học và sinh hoạt Phật sự. Thời điểm 1925-1945 là thời điểm chuẩn bị trong kiên nhẫn và thầm lặng. Các hội Phật Học đã làm đúng chức năng và vai trò lịch của mình, một cách khiêm tốn, từ đống gạch vụn đổ nát của nền Phật học và Phật Giáo Việt nam trong thời Thực Dân Pháp thống trị.Trong thời kỳ này xuất hiện những con người đặc biệt, xuất sắc và những tư tưởng mạnh mẽ, quyết liệt, trong Phật Giáo cũng như ngoài Phật Giáo. Từ đầu thập niên 30, tư tưởng Phật Hộc của Thích Thiện Chiếu đã là những quả bom chấn động. Và năm 1939 Huỳnh Phú Sổ xuất hiện làm một cuộc cách mạng tôn giáo, cải cách toàn bộ và triệt để Phật Giáo chưa từng có trong hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Miền Nam, một vùng đất lạ lùng và kỳ diệu… An Hòa TựPhan Chu Trinh từ Pháp trở về Sài Gòn năm 1925, đất nước bùng lên những làn sóng tư tưởng dân quyền và dân chủ. Ông khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong sự mất đạo đức, mất luân lý, trong bài diễn thuyết Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây, và ông cũng khẳng định chế độ quân chủ chuyên chế là nguyên nhân chính làm mất nước trong bài thuyết giảng Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa tại Sài Gòn năm 1925. Ông mất năm sau đó và đám tang ông cùng với cuộc vận động ân xá nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã khơi bùng phong trào yêu nước và yêu tự do dân chủ trên toàn quốc, đặc biệt là trong giới thanh niên.Nhưng dữ dội, bốc lửa và sấm sét trong tư tưởng yêu nước chống thực dân cũng như tư tưởng tự do dân chủ, trong thời này, chỉ có Nguyễn An Ninh là đi xa nhất, quyết liệt nhất. Là một thanh niên miền Nam, Ông đi du học ở Pháp và trở về nước với bằng cử nhân Luật. Lợi dụng quy chế thuộc địa của Nam Kỳ, nơi mà báo chí bằng tiếng Pháp được tự do, không bị kiểm duyệt, Ông ra tờ La Cloche fèlèe (Tiếng Chuông Rè) từ năm 1923 đến năm 1926. Ông tự xưng tờ báo của Ông là “cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp”, lấy tư tưởng của kẻ xâm lăng để đập những nhát búa tạ vào chế độ Thực Dân, đồng thời tờ báo cũng tự nhận là “cơ quan chuẩn bị cho tương lai dân tộc”. Thật là độc đáo và tuyệt vời.Ngoài việc phê bình kịch liệt, thẳng tay chính sách và chế độ thực dân, Ông cổ võ cho việc đào tạo một tầng lớp thanh niên Việt Nam tân học, có văn hóa, có lý tưởng, có chí khí, có năng lực và có tổ chức và Ông tuyệt đối tin vào sức mạnh và vào tương lai của nhân dân Việt Nam. Ông chủ trương một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc và trở về lịch sử dân tộc để tìm niềm tin và sức mạnh. Ông hô hào, khi chỉ mới ngoài 20 tuổi, “Chẳng những phải duy trì những giấc mộng vĩ đại, mà còn phải tổ chức thành một nhóm quan trọng để chuẩn bị cho tương lai”. Không những tư tưởng táo bạo, độc đáo, mới lạ, kiến thức của Ông cũng rất uyên bác. Khi Thống Đốc Nam Kỳ tuyên bố: “Xứ này không cần trí thức”. Ông đã viết bài trả lời bốc lửa: “… Những thảm khổ của chúng ta ngày nay, còn gì nữa, đúng là do tổ tiên của chúng ta đã sờ mó vào cây kiến thức. Hạng trí thức đã làm đảo lộn thế giới, làm hư hỏng hạnh phúc của thế giới. Hãy nguyền rủa tên tuổi của Prométhé, kẻ đã lấy trộm chút lửa của Trời. Hãy nguyền rủa con người đã bày ra cái ná cao su cho trẻ con bắn đá vào trán ông khổng lồ… Trí Tuệ, đó là cái tai hại. Trí tuệ, đó là con rắn cuốn quanh thân cây đã làm cho chúng ta vĩnh viễn mất cõi thiên đường… Nói đến vai trò giáo dục, vai trò văn minh của các ông chủ xứ Đông Dương này, thưa các ông, điều ấy làm ta mỉm cười… Người ta đã quỳ lụy bái phục những vị “đem ánh sáng tới”, những vị “làm điều kỳ diệu ở Ấu Châu”… Cái gì kỳ diệu? Thực ra cái kỳ diệu đó là, chỉ trong một thời gian ngắn thôi, người ta đã có thể làm cho trình độ trí thức của người Nam đã thấp đi lại càng rơi vào chỗ cực kỳ dốt nát. Cái kỳ diệu đó là người ta đã có thể, trong một thời gian ngắn như thế, xô đẩy một dân tộc có tư tưởng dân chủ, ngã nhào vào tình trạng nô lệ hoàn toàn“. (Trần Văn Giàu, Sự Phát Triển Của Tư Tưởng ở Việt Nam Từ Thế Kỷ 19 đến Cách Mạng Tháng Tám, q2, t 311).Nguyễn An Ninh cũng là một trong những nhà trí thức tân học đầu tiên nghiên cứu Phật Học và hoàn thành một tác phẩm Phật Học quan trọng, cuốn “Phê Bình Phật Giáo”. Sau thời kỳ hoạt động sôi nổi từ 1923 đến 1926, Nguyễn An Ninh bị ở tù trong thời gian 1926-1927, sau đó Ông về nghiên cứu Phật Giáo. Trên bàn làm việc của Ông, có một cái chuông, một cái mõ, Ông cạo trọc đầu và đi chân không. Ông nghiên cứu Phật Giáo qua tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và các hoạt động Phật Giáo trong nước. Cuốn Phê Bình Phật Giáo xuất bản năm 1937 là kết quả của sự nghiên cứu này. Tựa đề của cuốn sách, 70 năm sau cũng không có ai dám viết một cuốn sách Phật Học có tựa đề thách thức và can đảm như vậy. Mục đích và phương pháp luận còn mới lạ, táo bạo hơn, đó là “so sánh Phật Giáo với thời đại của nó để chỉ chỗ hay, chỗ đúng hơn của nó đối với các thuyết khác và so sánh Phật Giáo với thời đại này để chỉ sai lầm của Phật Giáo“. Tác phẩm này được giới trí thức, giới chính trị cũng như giới Phật Giáo chú ý đặc biệt.Nhưng không gây sóng gió và tranh luận suốt nhiều năm trời như những tác phẩm của Thích Thiện Chiếu. Đối với Tăng, Ni, Phật Tử thập niên 30, những tư tưởng Phật Học của Thích Thiện Chiếu là những tiếng sét ngang tai. Ngày nay đọc lại, chắc chắn quý vị tăng sĩ, cư sĩ và Phật Tử cũng không khỏi giựt mình, chấn động và suy nghĩ. Những tư tưởng này, được viết từ thập niên 30, ngày nay, cuối thập niên 90, vẫn còn mới, còn táo bạo, còn chứa đầy sức nặng của đá tảng và sức nổ của sấm sét. Thích Thiện Chiếu là tinh hoa sáng chói của Phật Giáo trong thập niên 20, 30. Ông đã đi tiền phong trong mọi lãnh vực chấn hưng và hiện đại hóa Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ 20 này.Ta phải đứng trên một đỉnh núi cao, mới hy vọng nhìn thấy những cái gì chưa ai nhìn thấy, những cái gì nằm khuất sau dãy núi cao. đó có thể là những dãy núi cao hơn, hay là một đại dương mênh mông hay là một bình nguyên rực rỡ. Thích Thiện Chiếu là một ngọn núi cao của Phật học và Phật Giáo Việt Nam trước đệ nhị thế chiến. Ta hãy đứng trên đỉnh núi cao ngất, hùng tráng này để nhìn rõ một đỉnh núi cao ngất, hùng vĩ khác, là Cư sĩ, Bồ Tát, Giáo Chủ Huỳnh Phù Sổ.   |Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Đạo trị nước anh minh của vua Lê Thánh Tông: ‘Lễ nghĩa là để sửa tốt lòng dân’

Thanh Ngọc | DKN 22/03/2021

Ảnh ghép minh họa.

Mục lục bài viết

“Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng”… (Trích Luận Ngữ – Khổng Tử).

Trong xã hội hiện đại, pháp luật ngày càng kiện toàn, nhưng hành vi của con người vẫn phóng túng, tội phạm và các tệ nạn xã hội xuất hiện ngày càng nhiều: đồ ăn có độc, thuốc giả, mại dâm, ma tuý, tham ô, trộm cắp, giết người, v.v.., thậm chí độ tuổi đối tượng phạm pháp ngày càng trẻ hoá. Điều này cho thấy luật pháp kiện toàn không phải là điều kiện đủ để có một xã hội hài hoà, an định.

Lịch sử từng ghi nhận có rất nhiều triều đại thái bình thịnh trị mà ở đó “Người mua kẻ bán đi lại tự do mà không sợ giặc cướp, nhà tù bỏ không và dân chúng không cần khóa cửa”. Nếu như Trung Hoa có “Trinh Quán chi trị” thì Việt Nam cũng có “Hồng Đức thịnh thế” – thời kỳ rực rỡ huy hoàng dưới sự trị vì của vua Lê Thánh Tông. Bên cạnh hệ thống pháp luật nghiêm minh, những thời đại này đều có một điểm chung: Đề cao đạo đức, dùng đạo đức để giáo hoá người dân.

Vua Lê Thánh Tông: Một tấm gương sáng về đạo đức

“Lòng vì thiên hạ lo âu
Thay việc Trời dám trễ đâu
Trống rời canh còn đọc sách
Chiêng xế bóng chửa thôi chầu…”

Mấy vần thơ tự bạch của Lê Thánh Tông (1442 – 1497) phần nào đã nói lên đức độ của một trong những vị vua hiền minh bậc nhất lịch sử Việt Nam. Vua Lê Thánh Tông đăng cơ lúc 18 tuổi, trị vì 38 năm với hai niên hiệu là Quang Thuận (1460 – 1469) và Hồng Đức (1470 – 1497).

Sử thần Vũ Quỳnh ghi: “Vua tự Trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược, võ giỏi, văn hay, mà thánh học rất chăm, tay không lúc nào rời quyển sách. Các sách kinh sử, các sách lịch toán, các việc Thánh thần, cái gì cũng tinh thông”.

Không chỉ tài năng xuất chúng, vua Lê Thánh Tông còn là một tấm gương sáng về đức hạnh: “Sửa tam đức để thiện lòng người, coi học hành để chấn hưng văn hóa… Kính tôn bậc nho cố cựu, lễ phép với bậc đại thần. Thưởng phạt thì rõ ràng. Chính lệnh thì nghiêm minh… Siêng cần dân sự thì lấy việc làm ruộng, trồng dâu làm gốc… Không chuộng châu báu lạ kỳ, không ưa xa xỉ… Biết các quan là nguồn gốc trị loạn, nên đem liêm giới khuyên răn. Hết lòng hiếu kính triều trước, mà bỏ luôn thú vui phóng túng”.

Tượng đồng vua Lê Thánh Tông ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội (ảnh: Wikipedia).

Đạo trị nước của vua Lê Thánh Tông: Đề cao lễ nghĩa

Vua Lê Thánh Tông nhiều lần nhấn mạnh về tầm quan trọng của lễ nghĩa trong đạo trị nước an dân. Ông nói: “Lấy chữ lễ, nghĩa, liêm, sỉ mà dạy dân, khiến cho dân hướng về chữ nhân, chữ nhường, bỏ hết lòng gian phi, để cho dân được an cư, lạc nghiệp, giàu có và đông đúc”.

Khi đổi niên hiệu từ Quang Thuận sang Hồng Đức, nhà vua nói: “Người ta sở dĩ khác với loài cầm thú là vì có Lễ để làm khuôn phép giữ gìn”.

Năm 1485, vua dụ các quan phủ, huyện, châu trong nước rằng: “Lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân, nông tang để có đủ cơm áo, hai việc cần kíp đó của chính sự là chức trách của các thú mục”.

Thời Hồng Đức, hệ thống pháp luật rất kiện toàn, tuy nhiên pháp luật chỉ là biện pháp bổ trợ cho đường lối giáo hoá bằng lễ (đức chủ – hình bổ). Tư tưởng “Đức trị” được vua Lê Thánh Tông kế thừa từ Nho gia. Sách “Luận Ngữ” của Khổng Tử viết: “Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng”.

Dưới sự trị vì anh minh sáng suốt của vua Lê Thánh Tông, Đại Việt đã trở thành một cường quốc ở Đông Nam Á, bờ cõi mở mang, kinh tế phồn thịnh, xã hội thái bình.

Đề cao đạo đức nhân nghĩa – lời giải cho các vấn đề xã hội đương đại

Trong xã hội hiện đại, pháp luật ngày càng hoàn thiện và thắt chặt nhưng quy phạm đạo đức lại ngày càng mai một và buông lỏng. Hệ quả là, khi không bị theo dõi giám sát, người ta lại vẫn thích gì làm nấy, kéo theo một loạt vấn nạn xã hội. Ví dụ như pháp luật có thể cấm và phạt hành vi hối lộ, nhưng không thể làm giảm lòng tham của con người.

Như vậy, muốn giải quyết tận gốc các vấn đề xã hội, cần nhắm thẳng vào cái tâm con người. Nếu như mỗi người đều có tiêu chuẩn đạo đức cao để ước thúc chính mình, thì dù không có luật pháp trừng trị, dù không có người giám sát, họ vẫn sẽ cư xử đúng đắn. Trong lịch sử có chép lại không ít ví dụ.

Dương Chấn là vị quan thanh liêm nổi tiếng thời Đông Hán. Truyện kể rằng: Trên đường Dương Chấn đến nhậm chức Thái Thú Đông Lai có đi qua Xương Ấp. Huyện lệnh của Xương Ấp là Vương Mật – người được Dương Chấn đề bạt khi ông đang làm Thứ Sử Kinh Châu. Vương Mật nghe nói Dương Chấn đi ngang qua địa phương, vì để báo đáp ân tình của Dương Chấn năm xưa đã đề bạt mình nên đã đến gặp Dương Chấn.

Vương Mật có mang theo năm cân bạc trắng, đợi đến nửa đêm lấy ra để biếu tặng Dương Chấn. Dương Chấn nói: “Chúng ta là bạn cũ, ta rất hiểu thái độ làm người của ông, ông cũng hiểu biết ta, vì sao lại làm thế?”.

Vương Mật nói: “Bây giờ là đêm khuya khoắt vắng người, không có ai biết cả”.

Dương Chấn nói: “Trời biết, Thần biết, ta biết, ngươi biết, sao có thể nói là không ai biết được?” Vương Mật nghe xong, hổ thẹn mà rời đi.

Cổ nhân có tiêu chuẩn đạo đức cao thượng, biết kính sợ Thiên – Địa, tin rằng mỗi một hành vi, lời nói, ý niệm đều có Thần minh giám sát. Văn hoá truyền thống của cả Nho gia, Phật gia và Đạo gia đều phổ biến quy luật nhân quả báo ứng, con người làm ra sự việc gì trước sau đều nhận lãnh hậu quả. Bởi thế nên, dầu ở chỗ không người cũng tự biết ước chế cái tâm của mình cho phù hợp đạo nghĩa.

Thiết nghĩ, nếu con người hiện đại có thể quay trở về với những giá trị tốt đẹp của văn hoá truyền thống, thì chuẩn mực đạo đức có thể hồi thăng, các vấn đề xã hội nhức nhối hiện nay cũng sẽ tự có lời giải đáp.

Thanh Ngọc

Tin liên quan:

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tối 18/7: Gần 6000 người nhiễm COVID-19 trong 24 giờ, cao nhất kể từ đầu dịch

Hiểu Minh | DKN 5 giờ tới

Ảnh minh hoạ.

Bộ Y tế tối 18/7 ghi nhận 2.828 ca dương tính COVID-19, gồm 2.807 ca trong nước và 21 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Như vậy, trong ngày 18/7, Việt Nam ghi nhận 5.926 ca.

Theo VnExpress, 2.828 ca mắc mới từ số 51003-53830. Trong đó, 2.807 ca ghi nhận tại: TP.HCM (2.310), Đồng Nai (72), Đồng Tháp (65), Bình Dương (64), Đà Nẵng (46), Long An (41), Phú Yên (39), Bình Thuận (37), Hà Nội (33), Khánh Hòa (31), Cần Thơ (14), Hưng Yên (13), Kiên Giang (9), Bình Phước (7), Nghệ An (5), Quảng Ngãi (4), Ninh Thuận (4), Bắc Ninh (3), Bình Định (2), Hà Nam (2), Lâm Đồng (1), Thừa Thiên Huế (1), Bắc Giang (1), Sóc Trăng (1), Đăk Lăk (1), Hải Phòng (1).

Như vậy, trong ngày 18/7, Việt Nam ghi nhận 5.926 ca, gồm 39 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh và 5.887 ca ghi nhận tại 33 tỉnh thành, chủ yếu ở TP.HCM (4.692). Trong đó, 4.960 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 927 ca đang điều tra dịch tễ (tăng 181 ca so với hôm trước).

Hôm nay đánh dấu ngày ghi nhận số ca nhiễm trong nước cao nhất kể từ đầu dịch (5.887 ca), tăng 2.182 ca so với hôm qua.

Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM 31.391, Bắc Giang 5.732, Bình Dương 2.644, Bắc Ninh 1.690, Đồng Tháp 1.320, Đồng Nai 829, Long An 787, Phú Yên 702, Hà Nội 627, Khánh Hòa 498, Đà Nẵng 440, Hưng Yên 244, Quảng Ngãi 198, Nghệ An 158, Bình Thuận 87, Cần Thơ 83, Bình Phước 74, Hà Nam 59, Sóc Trăng 45, Kiên Giang 45, Ninh Thuận 44, Bình Định 31, Hải Phòng 21, Lâm Đồng 18, Thừa Thiên Huế 11, Đăk Lăk 10.

Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 50.150, ghi nhận ở 58 tỉnh thành.

Có thể bạn quan tâm:

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

VN: Thêm 2.454 ca Covid, F0 tăng nhanh gây áp lực lên hệ thống y tế

18 tháng 7 2021

Covid ở Hà Nội vào ngày 12 tháng 7 năm 2021
Chụp lại hình ảnh,Một cửa hàng đóng cửa để ngăn ngừa Covid ở Hà Nội vào ngày 12 tháng 7 năm 2021

Sáng 18/7, Việt Nam ghi thêm 2.454 ca nhiễm Covid-19 mới, cả nước vượt 50.000 ca.

Số ca mới được ghi nhận tại 21 tỉnh/thành. Một ca dương tính sau 30 ngày cách ly. Riêng TP HCM có 1.756 ca nhiễm.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM, cho biết hiện TP HCM đang điều trị cho 20.800 trường hợp dương tính; trong đó có 306 ca thở máy, 8 trường hợp phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo).

Covid-19: VN thêm hơn 1.400 ca; WHO cảnh bảo biến thể mới ‘nguy hiểm hơn’

Covid-19: VN thay đổi phác đồ điều trị; Thí điểm cách ly F0 tại nhà

Ông Phong cũng nhấn mạnh thành phố đông dân nhất cả nước hiện nay đang ưu tiên điều trị F0 nặng và ngăn chặn, giảm số ca tử vong. Trong thời gian cao điểm, từng xuất hiện tình huống các F0 trở nặng tại khu cách ly tạm thời của quận, huyện chậm được các BV tiếp nhận, gây ra tình trạng trở nặng, thậm chí rất nặng dẫn đến tử vong.

Báo Thanh Niên trích dẫn, trước tình hình đó, ông Phong yêu cầu Sở Y tế xây dựng bản đồ khu cách ly tạm thời tại các BV; BV dã chiến điều trị F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ; BV điều trị F0 nặng và BV hồi sức tích cực.

Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập hệ thống quản lý điều phối F0 trên toàn địa bàn do Trung tâm cấp cứu 115 vận hành, nhằm kịp thời điều phối F0 đến các BV gần nhất và nhanh nhất.

HUU KHOA
Chụp lại hình ảnh,Tinh thần ‘chống dịch như chống giặc’ trên một biển báo ở TP HCM, nơi đang có số ca nhiễm tăng cao

Ông Phong cũng thừa nhận hiện số ca F0 vẫn tăng nhanh, gây áp lực cho hệ thống y tế. Vì vậy, TP HCM đã thiết lập Trung tâm hồi sức Covid-19 để điều trị bệnh nhân nặng với quy mô 1.000 giường, trên cơ sở chuyển đổi công năng một phần BV Ung bướu cơ sở 2 (TP Thủ Đức). Ngoài ra, còn 2 cơ sở điều trị khác tại BV Bệnh nhiệt đới (300 giường) và BV Chợ Rẫy (300 giường). Sáng cùng ngày, Bộ Quốc phòng đã chấp thuận đề xuất thiết lập thêm BV điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 nặng tại BV Quân y 175 (Q.Gò Vấp).

Tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, TP HCM phải tiếp tục siết chặt quản lý, không để lây nhiễm chéo trong khu phong tỏa, cách ly. Ông Đam nhấn mạnh, dù đã phong tỏa nhưng nơi nào để xảy ra lây nhiễm trong khu phong tỏa, khu cách ly thì phải xử lý toàn diện lãnh đạo nơi đó.

Người dân trong các khu phong tỏa ở TP HCM kêu cứu

TP HCM: Thiếu rau quả giữa đại dịch, dân chung sức giúp nhau

Dân Sài Gòn lo âu trước giờ ‘phong thành’

Việt Nam: Đưa mèo đi cấp cứu giữa dịch, công an phạt, ‘đúng hay vô cảm’?

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đồng ý áp dụng giãn cách theo chỉ thị 16 đối với 16 tỉnh thành phía Nam trong vòng 14 ngày kể từ 0h ngày 19/7/2021, để chống dịch.

Theo đó, ngoài 3 tỉnh, thành đang áp dụng chỉ thị 16 là TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai, sẽ có thêm 16 tỉnh, thành giãn cách theo chỉ thị này để chống dịch gồm: Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau và Kiên Giang.

Trang Zing.news trích lời PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho rằng: “Lúc này không bàn mục tiêu kép nữa, nơi nào đang có dịch thì chỉ cần tập trung cho dịch. Chỉ nơi nào thật an toàn mới sản xuất và ưu tiên mặt hàng thiết yếu để nuôi sống người dân.”

Trong ngày 17/7, Việt Nam có thêm 27.360 người được tiêm chủng, tổng cộng đã tiêm trên 4.261.250 liều vaccine phòng Covid-19. Trong đó, số người đã được tiêm 1 mũi là trên 3.956.250 người. Số người đã được tiêm đủ 2 mũi là: gần 305.000 người.

Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 48.964 ca mắc Covid-19 ghi nhận trong nước và 2.038 ca nhập cảnh.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Blog at WordPress.com.