Covid-19 vẫn lây lan mạnh tại Sydney tuy đã phong tỏa gần 2 tuần

3 giờ trước

People in Sydney queuing for vaccines during the city's lockdown
Chụp lại hình ảnh,Các ca nhiễm ở Sydney tiếp tục tăng tuy cư dân thành phố đã trải qua gần hai tuần phong tỏa

Thành phố Sydney của Australia ghi nhận số ca lây nhiễm Covid-19 hàng ngày ở mức cao nhất kể từ nhiều tháng qua, bất chấp việc đã áp dụng lệnh phong tỏa được gần hai tuần.

Chính quyền bang New South Wales báo cáo có 38 ca tại bệnh viện bang hôm thứ Năm, đẩy số ca trong đợt bùng phát biến thể Delta này lên trên 370 trường hợp.

Chống dịch kiểu Việt Nam – Chỉ thương cho người dân!

Covid: Bị người nhà bệnh nhân hành hung, bác sĩ Ấn Độ lên tiếngQUẢNG CÁOhttps://89188ec5515c317b81f2ad725a8f701f.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Covid-19: Người nghèo Malaysia vẫy cờ trắng ‘xin cứu trợ’

Giới chức nói mọi người đang vi phạm lệnh phong tỏa với việc vẫn qua lại, gặp gỡ giữa các hộ gia đình.

Người dân được kêu gọi hãy tuân thủ yêu cầu không ra khỏi nhà.

“Chúng ta chỉ cần mọi người dừng việc qua lại gặp gỡ nhau để kỳ phong tỏa này có tác dụng,” Thủ hiến bang New South Wales Gladys Berejiklian nói.

“Xin hãy dừng việc gặp gỡ nhau ở trong nhà đối với những người không cùng gia đình, hộ gia đình của quý vị. Gia đình trong trường hợp này nghĩa là những người mà quý vị sống cùng, chứ không bao gồm người thân, họ hàng bà con trong đại gia đình hoặc bạn bè,” bà nói.https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-57725591/p09nkvf0/viChụp lại video,

Indonesia đối mặt với cuộc khủng hoảng nguồn cung oxy

Bà nói thêm rằng những người có triệu chứng khi đi lại trong cộng đồng cũng đang làm bùng phát tình trạng lây lan virus.

Các ca hôm thứ Năm đánh dấu mức lây nhiễm cao kỷ lục trong một ngày đơn lẻ kể từ 14 tháng qua.

Sài Gòn thành ổ dịch và chuyện ‘cây táo nở hoa’

Bắc Hàn chìm trong ‘khủng hoảng nghiêm trọng’ sau thất bại trong dịch Covid

Moderna thành vaccine thứ 5 được phê duyệt ở Việt Nam

Thành phố lớn nhất nước Úc, nơi có 5 triệu dân, hiện đang yêu cầu mọi người ở nhà cho tới ngày 17/7.

Các khu vực lân cận, gồm Blue Mountains, Central Coast, Wollongong và Shoalhaven cũng bị ảnh hưởng.

Theo quy định, mọi người được phép ra khỏi nhà khi có nhu cầu thiết yếu, chẳng hạn như đi mua sắm, tập thể dục hoặc để chăm sóc người khác. Các cơ sở kinh doanh như nhà hàng bán đồ ăn mang đi và các cửa hàng bán lẻ chuyên dụng vẫn được phép mở cửa.

‘Chúng ta cần tăng cường phòng chống’

Trước đó, hồi đầu tuần, giới chức đã buộc phải gia hạn lệnh phong tỏa thêm một tuần nữa do các ca lây nhiễm không giảm – đã có từ 18 đến 35 ca lây nhiễm mới mỗi ngày trong tuần qua.

Tuy đa số những người được xác định là sống cùng nhà với những người nhiễm bệnh đã được cách ly, nhưng vẫn có một lượng lớn lây nhiễm trong cộng đồng.

“Những con số này là quá cao. Chúng ta cần phải làm giảm xuống,” bà Berejiklian nói.

Tình trạng bùng phát tại Sydney bắt đầu từ khu ngoại ô, vùng bãi biển Bondi và các vùng giàu có lân cận kể từ giữa tháng Sáu. Nhưng điểm nóng nay đã chuyển vào các khu vực ngoại ô phía tây nam thành phố.

Những người chỉ trích nói rằng thông điệp của cơ quan y tế công đã không hiệu quả trong do không đến được với những cộng đồng không nói tiếng Anh tại đó, và đây là nơi mà nhiều người phải đi làm các công việc không chính thức, là những việc không thể làm được từ nhà.

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Úc đã hạn chế khách quốc tế nhập cảnh xuống mức còn một nửa so với trước và thử nghiệm cách ly tại nhà để đối phó với biến thể Delta

Bà Berejiklian cảnh báo rằng những khu vực đó có thể sẽ phải chịu những lệnh hạn chế nghiêm ngặt hơn.

“Chúng tôi không muốn kéo dài thời gian phong tỏa. Chúng tôi không muốn chứng kiến cảnh Sydney phải rơi vào cảnh bị phong tỏa lặp đi lặp lại cho tới khi khi đa số dân được tiêm phòng vaccine. Mức độ đẩy nhanh tiến trình này cũng như những khó khăn trong việc triển khai hoàn toàn phụ thuộc vào tất cả chúng ta.”

Cảnh sát New South Wales nói sẽ cử thêm 100 nhân viên cảnh sát tới các điểm nóng, bắt đầu từ thứ Sáu, để đảm bảo mọi người tuân thủ quy định.

Áp lực triển khai tiêm vaccine

Staff are seen inside the Melbourne Exhibition Centre COVID-19 Vaccination Centre on 28 May 2021 in Melbourne, Australia

Đợt bùng phát biến thể Delta tại Sydney và sự hoang mang tại các thành phố khác hồi tuần trước đã làm nổ bùng lên cơn giận dữ của dân chúng về việc chính quyền liên bang chậm trễ triển khai tiêm vaccine.

Nhiều nước mong có vaccine, dân Úc ‘tẩy chay AstraZeneca, số lượng tiêm cũng ít’

Covid-19: Vaccine đang cạn kiệt ở các quốc gia nghèo

Hiện có chưa tới 10% người dân Úc đã được tiêm vaccine. Việc thiếu vaccine, đặc biệt là hàng Pfizer, khiến cho nhiều người, nhất là những người dưới 40 tuổi, không thể được tiêm chủng ngừa cho tới những tháng cuối năm.

Hôm thứ Năm, Thủ tướng Scott Morrison nói ông sẽ gửi thêm 300.000 liều vaccine Pfizer và AstraZeneca nữa tới Sydney để chống lại “tình hình rất nghiêm trọng” tại đó.

Úc đã bắt đầu tiêm phòng vaccine từ tháng 2, khi nước này mới chỉ có rất ít các ca bệnh.

Tốc độ triển khai đã bị chậm lại do có những vấn đề về nguồn cung ứng và tâm lý ngần ngại của mọi người về tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca.

Advertisement
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Post navigation

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Blog at WordPress.com.

%d bloggers like this: