Daily Archives: August 8, 2021

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời Ðại

…… …. .. . .Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời ÐạiLê Hiếu Liêm Chương một: Dẫn nhập Việt Nam và Phật Giáo đầu thế kỷ hai mươi. Đầu thế kỷ 20, tư tưởng Nho Giáo, thống trị độc tôn đất nước từ Thời Hồ Quý Ly, nhà Lê và nhà Nguyễn suốt 400 năm, hoàn toàn sụp đổ. Tư tưởng Phật Giáo, ngự trị vinh quang trong thời đại Lý Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ 14, suy đồi tận gốc. Tư tưởng Tây Phương và tôn giáo của nó, Thiên Chúa Giáo La Mã, bị đại đa số trí thức và nhân dân coi như sản phẩm và công cụ của chế độ Thuộc Địa và thực dân Pháp nên vẫn không được chấp nhận. Ý thức hệ Cộng Sản cũng như các tư tưởng mới khác chưa ra đời. Cả một khoảng trống tư tưởng, cũng có nghĩa là một khoảng trống tôn giáo và chính trị, to lớn bao trùm trên một nước Việt Nam bị nô lệ, bóc lột, áp bức, lạc hậu và nghèo đói. Nhưng đây cũng là môi trường lý tưởng cho sự ra đời của những tư tưởng mới, những tôn giáo mới, những chính đảng mới và những phong trào mới: Phong trào Đông Du và Việt Nam Duy Tân Hội của Phan Bội Châu từ năm 1904, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can và các nhà Nho tiến bộ năm 1907, tư tưởng dân quyền và dân chủ của Phan Chu Trinh suốt hai mươi năm (1905-1925), phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội cùng năm, Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912, cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ và ở Huế năm 1916 của Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, vua Duy Tân…, phong trào Hội Kín ở miền Nam năm 1913-1916 lan rộng khắp Lục Tỉnh và cuộc tấn công Sài Gòn năm 1916. Các hoạt động này đã liên tục diễn ra từ đầu thế kỷ 20 đến cuối đệ nhất thế chiến.Tuy nhiên mãi đến đầu thập njiên 20 Việt Nam mới thật sự thức dậy với sự ra đời Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội và Tân Việt Cách Mạng Đảng năm 1925, Đạo Cao Đài năm 1926, Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 và phong trào Sô Viết Nghệ Tỉnh 1930-1931. Trong thời gian sôi động này, từ 1925 trở đi, Phật Giáo cũng đã thức dậy. Từ năm 1923, thiền sư Khánh Hòa và thiền sư Thiện Chiếu đã thành lập, tại chùa Long Hòa ở Trà Vinh, Hội Lục Hòa Liên Hiệp với mục đích vận động thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc để chấn hưng Phật Giáo. Thiền sư Thiện Chiếu, khác hẳn tất cả tăng sĩ Phật Giáo đương thời, là một tăng sĩ có tân học. Ông đã đi ra Trung và Bắc vận động thống nhất Phật Giáo năm 1927 nhưng bất thành.Năm 1928 thiền sư Khánh Hòa xây dựng Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại Chùa Linh Sơn, Sài Gòn và năm 1929 Ông cho ấn hành tạp chí Viên Âm, tập san Phật Học đầu tiên bằng quốc ngữ tại Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Xoài Hột, Mỹ Tho. Cùng thời, thiền sư Thiện Chiếu xuất bản một tạp chí Phật Học nhắm vào giới thanh niên trí thức lấy tên là Phật Hòa Tân Thanh Niên, đặt tòa soạn tại chùa Chúc Thọ ở Gia Định. Năm 1931 thiền sư Khánh Hòa cùng nhiều tăng sĩ và cư sĩ thành lập Hội Phật Học đầu tiên tại Việt Nam, lấy tên là Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học và thiền sư Từ Phong được mời làm Chánh Hội Trưởng. Hội ra tờ Từ Bi Âm năm 1932. Thiền sư Khánh Hòa, cùng người cộng sự thân tín là thiền sư Thiện Chiếu đã đóng vai trò tiền phong khai mở phong trào chấn hưng Phật Giáo và hiện đại hóa Phật Giáo, chuyển động sâu rộng lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam trong suốt 65 năm qua.Tại miền Trung, thiền sư Giác Tiên mở Phật Học Đường  tại chùa Trúc Lâm năm 1929 và ủy thác cho đệ tử là bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội An Nam Phật Học năm 1932. Hội quy tụ đông đảo những danh tăng và cư sĩ trí thức tại miền Trung. Cư sĩ Lê Đình Thám được bầu làm Hội Trưởng và vua Bảo Đại được mời làm Hội Trưởng Danh Dự. Hội ra tạp chí Phật Học Viên Âm năm 1933. Năm 1934, thiền sư Giác Tiên, cư sĩ Lê Đình Thám… đã thành lập Trường An Nam Phật Học, trong đó có mở cấp Đại Học Phật Giáo. Đặc biệt hơn nữa là Hội đã phát động phong trào “Chỉnh Lý Tăng Già” rất quyết liệt để loại trừ ra khỏi tăng già những thành phần phạm giới, bất xứng. Chính nhờ những nổ lực cấp tiến này mà Phật Giáo miền Trung đã đóng được một vai trò quan trọng trong những thập niên sau đó.Năm 1934 các thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo cùng với giới cư sĩ trí thức tên tuổi tại Hà Nội như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Trần Văn Giáp, Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Hữu Kha, Bùi Kỷ, Lê Dư… thành lập Bắc Kỳ Phật Giáo Hội, bầu cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng và suy tôn thiền sư Thanh Hanh làm Thiền Gia Pháp Chủ. Đặc biệt là trong buổi lễ suy tôn Pháp Chủ này, cư sĩ Trần Trọng Kim đã thuyết pháp về đề tài; “Thập Nhị Nhân Duyên”. Hội ra tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935 và phát triển mạnh mẽ khắp miền Bắc (Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, q 3, t 51-173).Đặc tính của cả ba Hội Phật Học tại ba miền là vai trò nổi bật của giới trí thức cư sĩ, là thuần túy Phật học và sinh hoạt Phật sự. Thời điểm 1925-1945 là thời điểm chuẩn bị trong kiên nhẫn và thầm lặng. Các hội Phật Học đã làm đúng chức năng và vai trò lịch của mình, một cách khiêm tốn, từ đống gạch vụn đổ nát của nền Phật học và Phật Giáo Việt nam trong thời Thực Dân Pháp thống trị.Trong thời kỳ này xuất hiện những con người đặc biệt, xuất sắc và những tư tưởng mạnh mẽ, quyết liệt, trong Phật Giáo cũng như ngoài Phật Giáo. Từ đầu thập niên 30, tư tưởng Phật Hộc của Thích Thiện Chiếu đã là những quả bom chấn động. Và năm 1939 Huỳnh Phú Sổ xuất hiện làm một cuộc cách mạng tôn giáo, cải cách toàn bộ và triệt để Phật Giáo chưa từng có trong hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Miền Nam, một vùng đất lạ lùng và kỳ diệu… An Hòa TựPhan Chu Trinh từ Pháp trở về Sài Gòn năm 1925, đất nước bùng lên những làn sóng tư tưởng dân quyền và dân chủ. Ông khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong sự mất đạo đức, mất luân lý, trong bài diễn thuyết Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây, và ông cũng khẳng định chế độ quân chủ chuyên chế là nguyên nhân chính làm mất nước trong bài thuyết giảng Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa tại Sài Gòn năm 1925. Ông mất năm sau đó và đám tang ông cùng với cuộc vận động ân xá nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã khơi bùng phong trào yêu nước và yêu tự do dân chủ trên toàn quốc, đặc biệt là trong giới thanh niên.Nhưng dữ dội, bốc lửa và sấm sét trong tư tưởng yêu nước chống thực dân cũng như tư tưởng tự do dân chủ, trong thời này, chỉ có Nguyễn An Ninh là đi xa nhất, quyết liệt nhất. Là một thanh niên miền Nam, Ông đi du học ở Pháp và trở về nước với bằng cử nhân Luật. Lợi dụng quy chế thuộc địa của Nam Kỳ, nơi mà báo chí bằng tiếng Pháp được tự do, không bị kiểm duyệt, Ông ra tờ La Cloche fèlèe (Tiếng Chuông Rè) từ năm 1923 đến năm 1926. Ông tự xưng tờ báo của Ông là “cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp”, lấy tư tưởng của kẻ xâm lăng để đập những nhát búa tạ vào chế độ Thực Dân, đồng thời tờ báo cũng tự nhận là “cơ quan chuẩn bị cho tương lai dân tộc”. Thật là độc đáo và tuyệt vời.Ngoài việc phê bình kịch liệt, thẳng tay chính sách và chế độ thực dân, Ông cổ võ cho việc đào tạo một tầng lớp thanh niên Việt Nam tân học, có văn hóa, có lý tưởng, có chí khí, có năng lực và có tổ chức và Ông tuyệt đối tin vào sức mạnh và vào tương lai của nhân dân Việt Nam. Ông chủ trương một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc và trở về lịch sử dân tộc để tìm niềm tin và sức mạnh. Ông hô hào, khi chỉ mới ngoài 20 tuổi, “Chẳng những phải duy trì những giấc mộng vĩ đại, mà còn phải tổ chức thành một nhóm quan trọng để chuẩn bị cho tương lai”. Không những tư tưởng táo bạo, độc đáo, mới lạ, kiến thức của Ông cũng rất uyên bác. Khi Thống Đốc Nam Kỳ tuyên bố: “Xứ này không cần trí thức”. Ông đã viết bài trả lời bốc lửa: “… Những thảm khổ của chúng ta ngày nay, còn gì nữa, đúng là do tổ tiên của chúng ta đã sờ mó vào cây kiến thức. Hạng trí thức đã làm đảo lộn thế giới, làm hư hỏng hạnh phúc của thế giới. Hãy nguyền rủa tên tuổi của Prométhé, kẻ đã lấy trộm chút lửa của Trời. Hãy nguyền rủa con người đã bày ra cái ná cao su cho trẻ con bắn đá vào trán ông khổng lồ… Trí Tuệ, đó là cái tai hại. Trí tuệ, đó là con rắn cuốn quanh thân cây đã làm cho chúng ta vĩnh viễn mất cõi thiên đường… Nói đến vai trò giáo dục, vai trò văn minh của các ông chủ xứ Đông Dương này, thưa các ông, điều ấy làm ta mỉm cười… Người ta đã quỳ lụy bái phục những vị “đem ánh sáng tới”, những vị “làm điều kỳ diệu ở Ấu Châu”… Cái gì kỳ diệu? Thực ra cái kỳ diệu đó là, chỉ trong một thời gian ngắn thôi, người ta đã có thể làm cho trình độ trí thức của người Nam đã thấp đi lại càng rơi vào chỗ cực kỳ dốt nát. Cái kỳ diệu đó là người ta đã có thể, trong một thời gian ngắn như thế, xô đẩy một dân tộc có tư tưởng dân chủ, ngã nhào vào tình trạng nô lệ hoàn toàn“. (Trần Văn Giàu, Sự Phát Triển Của Tư Tưởng ở Việt Nam Từ Thế Kỷ 19 đến Cách Mạng Tháng Tám, q2, t 311).Nguyễn An Ninh cũng là một trong những nhà trí thức tân học đầu tiên nghiên cứu Phật Học và hoàn thành một tác phẩm Phật Học quan trọng, cuốn “Phê Bình Phật Giáo”. Sau thời kỳ hoạt động sôi nổi từ 1923 đến 1926, Nguyễn An Ninh bị ở tù trong thời gian 1926-1927, sau đó Ông về nghiên cứu Phật Giáo. Trên bàn làm việc của Ông, có một cái chuông, một cái mõ, Ông cạo trọc đầu và đi chân không. Ông nghiên cứu Phật Giáo qua tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và các hoạt động Phật Giáo trong nước. Cuốn Phê Bình Phật Giáo xuất bản năm 1937 là kết quả của sự nghiên cứu này. Tựa đề của cuốn sách, 70 năm sau cũng không có ai dám viết một cuốn sách Phật Học có tựa đề thách thức và can đảm như vậy. Mục đích và phương pháp luận còn mới lạ, táo bạo hơn, đó là “so sánh Phật Giáo với thời đại của nó để chỉ chỗ hay, chỗ đúng hơn của nó đối với các thuyết khác và so sánh Phật Giáo với thời đại này để chỉ sai lầm của Phật Giáo“. Tác phẩm này được giới trí thức, giới chính trị cũng như giới Phật Giáo chú ý đặc biệt.Nhưng không gây sóng gió và tranh luận suốt nhiều năm trời như những tác phẩm của Thích Thiện Chiếu. Đối với Tăng, Ni, Phật Tử thập niên 30, những tư tưởng Phật Học của Thích Thiện Chiếu là những tiếng sét ngang tai. Ngày nay đọc lại, chắc chắn quý vị tăng sĩ, cư sĩ và Phật Tử cũng không khỏi giựt mình, chấn động và suy nghĩ. Những tư tưởng này, được viết từ thập niên 30, ngày nay, cuối thập niên 90, vẫn còn mới, còn táo bạo, còn chứa đầy sức nặng của đá tảng và sức nổ của sấm sét. Thích Thiện Chiếu là tinh hoa sáng chói của Phật Giáo trong thập niên 20, 30. Ông đã đi tiền phong trong mọi lãnh vực chấn hưng và hiện đại hóa Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ 20 này.Ta phải đứng trên một đỉnh núi cao, mới hy vọng nhìn thấy những cái gì chưa ai nhìn thấy, những cái gì nằm khuất sau dãy núi cao. đó có thể là những dãy núi cao hơn, hay là một đại dương mênh mông hay là một bình nguyên rực rỡ. Thích Thiện Chiếu là một ngọn núi cao của Phật học và Phật Giáo Việt Nam trước đệ nhị thế chiến. Ta hãy đứng trên đỉnh núi cao ngất, hùng tráng này để nhìn rõ một đỉnh núi cao ngất, hùng vĩ khác, là Cư sĩ, Bồ Tát, Giáo Chủ Huỳnh Phù Sổ.   |Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]
Advertisement
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Ðức Huỳnh Giáo Chủ

Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương KimÐức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)Phần I:HÀNH TRẠNG Thiên thứ nhứtGiai đoạn ra đời mở đạo Chương I: Bối cảnh xã hộiChương II:Thân thếChương III: Ra Tế độChương IV: Đăng SơnChương V: Sứ MạngChương VI: Lưu CưChương VII: Vận Ðộng Ðộc LậpChương VIII: Tổ Chức Hàng NgũChương IX: Chuẩn Bị Ðấu Tranh Thiên thứ haiGiai đoạn hoạt động đấu tranh Chương X: Dấn Thân Thiên thứ baGiai Ðoạn Vắng Mặt Chương XI: Lý Do Thọ NạnChương XII: Còn Hay Mất Phần II:SỰ NGHIỆP Thiên thứ tưSự Nghiệp Về Mặt ÐạoTôn Phái Phật Giáo Hòa Hảo Chương XIII: Học PhậtChương XIV: Tu Nhân Thiên thứ nămSự Nghiệp Về Mặt Ðời:Công nghiệp cách mạng Chương XV: Quân Sự.Bộ Ðội Nguyễn Trung Trực Chương XVI: Chánh TrịViệt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng Cùng một tác giả: Long Hoa xuất bản-         Tận Thế và Hội Long Hoa (1952)-         Đức Phật Thầy Tây An (1953) (hiệp với Đào Hưng)-         Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo (1954) (hiệp với Thanh Sĩ)-         Ðời Hạ Ngươn (1960)-         Đời người dướI ánh sáng Đạo Phật (1960)-         Bửu Sơn Kỳ Hương (1966)-         Hành sử Đạo Nhân (1970)-         Tu Hiền (1972)-         Đời Thượng Ngươn (1973)-         Pháp Môn Tịnh Độ (1973)-         Tại Sao Ta Phải Tu (1974)Dân Xã Tùng Thư-         Chánh trị thường thức (1956)-         Tinh thần cán bộ (1971)-         Lập trường Dân Xã Đảng (1971) MUC LUC CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7 | | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 || CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|  [TV. PGHH]
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Trung Quốc thận trọng với tàu chiến Đức đến Biển Đông

Việc Trung Quốc yêu cầu Đức làm rõ ý định khi điều tàu chiến tới Biển Đông cho thấy Bắc Kinh đang rất thận trọng trong ứng xử với Berlin.

Lần đầu tiên trong gần hai thập kỷ, một tàu chiến Đức đang hướng về Biển Đông. Hộ vệ hạm Bayern rời cảng phía tây bắc Đức hôm 2/8 trong hành trình dự kiến kéo dài khoảng 6 tháng hướng tới châu Á.

Theo giới chức Đức, tàu Bayern sẽ tham gia chiến dịch chống cướp biển của Liên minh châu Âu (EU) ở vùng biển phía đông châu Phi và giám sát lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc với Triều Tiên. Tàu chỉ di chuyển trên những tuyến hàng hải thương mại thông thường và không đi qua eo biển Đài Loan.

Tuy nhiên, chiến hạm dự kiến đi qua Biển Đông vào giữa tháng 12 trong hành trình trở về nước, đánh dấu lần đầu một chiến hạm Đức xuất hiện tại khu vực này trong gần 20 năm. Động thái này được thực hiện sau khi Mỹ kêu gọi các đồng minh quan tâm nhiều hơn tới châu Á – Thái Bình Dương và tăng cường đi qua Biển Đông.

Hộ vệ hạm Bayern của hải quân Đức tại cảng Wilhelmshaven. Ảnh: AFP.
Hộ vệ hạm Bayern của hải quân Đức tại cảng Wilhelmshaven. Ảnh: AFP.

Berlin đã đề nghị Bắc Kinh cho phép tàu hộ vệ Bayern cập cảng Thượng Hải, đồng thời mời Trung Quốc tham gia “Tuần lễ Kiel”, sự kiện đua thuyền lớn nhất Đức vào tháng 9. Giới quan sát cho rằng đây là một nỗ lực của Đức nhằm thăm dò mối quan hệ hiện tại với Mỹ và Trung Quốc.

Dù Trung Quốc từng tham dự “Tuần lễ Kiel” năm 2016 và 2018, Bắc Kinh đến nay vẫn chưa đưa ra câu trả lời rõ ràng với đề xuất của Berlin, thay vào đó, họ yêu cầu Đức phải làm rõ lý do muốn thăm cảng ở Thượng Hải. Các nhà quan sát ngoại giao cho rằng hành động này của Trung Quốc đang phát đi tín hiệu rằng họ không hứng thú với bất kỳ sự “mập mờ” nào từ phía Đức.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố việc có cho phép tàu Đức thăm cảng Thượng Hải hay không sẽ không được xem xét tới khi nào Berlin làm rõ ý định của mình.

Cui Hongjian, giám đốc ban nghiên cứu châu Âu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, cho biết sự thận trọng của Bắc Kinh trước hải trình của tàu chiến Đức là điều dễ hiểu, khi nhìn nhận bức tranh tổng quát hơn. Việc họ xử lý yêu cầu của Berlin thế nào có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước sau cuộc bầu cử ở Đức vào tháng tới, khi Thủ tướng Angela Merkel dự kiến kết thúc thời gian nắm quyền của mình.

“Hai bên đang kiểm tra lằn ranh của nhau để quyết định cách ứng xử với nhau”, Cui nói.

Một trong những vấn đề khiến Bắc Kinh quan tâm là việc Berlin năm ngoái thông qua chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới, trong đó yêu cầu Berlin tăng cường hợp tác an ninh và đa dạng hóa quan hệ đối tác kinh tế với các quốc gia trong khu vực nhằm “tránh phụ thuộc đơn phương”.

Chiến lược trên mô tả Trung Quốc là một cường quốc khu vực và cường quốc thế giới mới nổi “hoài nghi các quy tắc của trật tự quốc tế”. Giới chức quốc phòng Đức cũng nói rằng các tuyến đường biển ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương “không còn rộng mở và an toàn nữa”.

Ở phạm vi rộng hơn, đề nghị cập cảng của Đức được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và châu Âu đang gia tăng. Hai bên đã áp đặt các biện pháp trừng phạt “ăn miếng trả miếng” liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, khiến châu Âu đóng băng một thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc sau 7 năm đàm phán.

Dù vậy, Trung Quốc và Đức vẫn nỗ lực để ổn định mối quan hệ. Trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gợi ý rằng ba nước nên tăng cường hợp tác.

Cui cho biết cách tiếp cận của Đức với mong muốn “vẹn cả đôi đường”, vừa bảo vệ lợi ích kinh tế với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này, vừa hợp tác chặt chẽ với các đồng minh “cùng chí hướng” về những vấn đề như nhân quyền, không thực sự bền vững.

“Mục tiêu Đức muốn hướng đến làm làm hài lòng cả đôi bên. Nhưng Trung Quốc rất khó chấp nhận điều đó”, Cui đánh giá. “Họ cần nhận ra rằng ứng phó với Trung Quốc không đơn giản như thế”.

“Giống như những viên thuốc bọc đường, Đức muốn thể hiện một thái độ thân thiện bằng cách đề xuất thăm cảng Thượng Hải, trong khi đi qua Biển Đông với danh nghĩa tự do hàng hải”, ông nói thêm.

Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức cho biết việc nước này điều chiến hạm đi qua Biển Đông không đồng nghĩa với việc họ chống lại bất kỳ bên nào. Đức hướng tới “giải quyết các xung đột tiềm tàng một cách hòa bình và hợp pháp”, người phát ngôn nhấn mạnh, và lập trường này đã được trình bày rõ trong cuộc thảo luận trực tuyến giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước ngày 6/7.

Cui nhận định Trung Quốc chưa thẳng thừng bác đề nghị thăm cảng là tín hiệu cho thấy tàu chiến Đức vẫn có thể ghé thăm Thượng Hải và Bắc Kinh nhận thức được rằng việc họ xử lý yêu cầu từ Berlin ra sao sẽ ảnh hưởng tới quan hệ song phương sau cuộc bầu cử ở Đức vào tháng tới.

“Thời điểm tháng 9 có lẽ là một yếu tố đáng cân nhắc cho cả đôi bên. Trung Quốc hy vọng Đức sẽ có một lập trường rõ ràng sau khi chính phủ mới của họ được thành lập”, Cui cho hay. “Cách Trung Quốc phản ứng lúc này sẽ xác định quan điểm cơ bản của họ về phương hướng ứng xử với chính quyền mới ở Đức”.

Nhưng Thorsten Benner, giám đốc Viện Chính sách Công Toàn cầu ở Berlin, lại cho rằng việc Trung Quốc yêu cầu Đức làm rõ ý định của mình khi cử chiến hạm tới Biển Đông là “kỳ lạ”. Theo ông, Berlin rõ ràng đang cố gắng phát đi tín hiệu họ ủng hộ luật pháp quốc tế trong khi vẫn tránh thể hiện sự đối đầu với Bắc Kinh.

“Trung Quốc cho rằng đề nghị thăm cảng Thượng Hải mà Đức đưa ra dường như chỉ nhằm che đậy cho một sứ mệnh không thân thiện. Đó là cách họ nhìn nhận vấn đề”, Benner nói.

Ông cũng thêm rằng nếu thông điệp Trung Quốc muốn truyền đi là Đức cần phải chọn phe thì điều này chắc chắn sẽ chỉ góp phần củng cố thêm lập trường của những người ủng hộ cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

“Nhiều người ở Đức hiện nay ủng hộ sự mơ hồ và không ngả về phe nào, nhưng có rất ít người cho rằng Berlin nên đứng về phía Bắc Kinh và tuân theo mong muốn của Trung Quốc”, Benner cho hay.

Vũ Hoàng (Theo SCMP)  Trở lại Thế giớiLưuChia sẻhttps://020ca43e9d941f0fa602d0cffe3633cd.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Toan tính của Trung Quốc khi định đưa tàu nghiên cứu đến Hoàng Sa

Giới chuyên gia cảnh báo tàu nghiên cứu đóng vai trò lớn trong việc giúp Trung Quốc mở rộng kiểm soát ở Biển Đông.

Tàu nghiên cứu mới nhất và lớn nhất của Trung Quốc mang tên Đại học Tôn Trung Sơn dự kiến thực hiện chuyến đi đầu tiên tới Biển Đông vào tháng 10, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin hồi đầu tháng này.

Yu Weidong, giáo sư thuộc trường khoa học khí quyển của Đại học Tôn Trung Sơn, nói rằng con tàu sẽ tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 10 để nghiên cứu “hơi ẩm ở vùng ranh giới phía tây Biển Đông cùng các vùng biển lân cận nhằm có thể cung cấp hỗ trợ khoa học trong phòng chống thiên tai”.

Biển Đông là khu vực cung cấp hơi ẩm chính cho các trận mưa ở miền nam Trung Quốc, các trận siêu bão xuất phát từ Biển Đông hàng năm phá hủy nghiêm trọng hệ sinh thái tại nước này. Yu cho biết tàu Đại học Tôn Trung Sơn sẽ nghiên cứu các lĩnh vực gồm khí quyển đại dương, đáy biển, sinh vật biển và khảo cổ học.

Tàu Đại học Tôn Trung Sơn chạy thử ngoài khơi Thượng Hải hồi tháng 6. Ảnh: CGTN.
Tàu Đại học Tôn Trung Sơn chạy thử ngoài khơi Thượng Hải hồi tháng 6. Ảnh: CGTN.

Con tàu được đóng tại Nhà máy Đóng tàu Giang Nam Thượng Hải, nơi chế tạo tàu sân bay thứ hai và thứ ba của Trung Quốc. Tàu nghiên cứu sau đó được bàn giao cho Đại học Tôn Trung Sơn tại Quảng Châu và được đặt theo tên trường này trong một buổi lễ ở Thượng Hải hồi tháng 6.

Truyền thông Trung Quốc gọi tàu nghiên cứu Đại học Tôn Trung Sơn là “phòng thí nghiệm di động cỡ lớn trên biển”. Tàu dài 113 m, rộng 19,4 m với lượng giãn nước 6.880 tấn. 760 m2 mặt sàn trên tàu dành cho các phòng thí nghiệm cố định, hơn 610 m2 dành cho 10 phòng thí nghiệm di động kiểu container.

Các chuyên gia có thể thu thập mẫu trên biển và phân tích trên tàu trước khi chuyển dữ liệu về đất liền. Tàu có một sàn đáp trực thăng để chuyển người và thiết bị, đồng thời cho phép vận hành máy bay không người lái (UAV) để mở rộng phạm vi quan sát khoa học trên không, trên mặt biển và đáy biển. Một radar thời tiết dạng mảng sẽ được lắp trên tàu vào năm 2022.

Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu biển với mục tiêu “phục hưng” đất nước. Bắc Kinh luôn nói rằng các nghiên cứu hàng hải sẽ phục vụ lợi ích cộng đồng, song các nước ven Biển Đông nghi ngờ điều này. Trung Quốc đơn phương vẽ ra cái gọi là “đường 9 đoạn” nhằm nêu yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông. Trung Quốc còn chiếm đóng trái phép nhiều thực thể thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Trao đổi với VnExpress, Phó đô đốc Yoji Koda, cựu tư lệnh Hạm đội Phòng vệ thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, nói rằng không thể tin tưởng vào các tuyên bố của Trung Quốc. “Đây là chiến thuật của Trung Quốc đã đánh lừa nhiều quốc gia trong quá khứ“, ông nói.

“Chính phủ và quân đội Trung Quốc có thể tích hợp tất cả hoạt động do các tổ chức của nước này thực hiện. Các hoạt động hàng hải hay hải dương học cũng không phải là ngoại lệ”, phó đô đốc bình luận. “Trung Quốc sẽ sử dụng tất cả dữ liệu tàu Đại học Tôn Trung Sơn thu thập được cho các mục đích khác, bao gồm cả quân sự và khai thác dưới đáy biển”.

Đầu tháng 7/2019, tàu Địa chất Hải dương 8 cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông. Cuối tháng 10/2019, nhóm tàu này mới rời đi.

Tháng 4/2020, Marine Traffic, trang web theo dõi hoạt động của tàu thuyền trên thế giới, cho biết Bắc Kinh lại điều tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 đi vào EEZ của Việt Nam. Sau đó, nó vào EEZ của Malaysia và bám sát tàu khoan Malaysia. Tháng 6/2020, trang tin Benar News của Philippines dẫn dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho biết tàu Hải dương Địa chất 4 của Trung Quốc đi vào EEZ của Việt Nam, có thời điểm cách bờ biển Việt Nam chỉ 200 hải lý và cách đảo Phú Quý của Việt Nam khoảng 182 hải lý.

Nhìn chung các tàu nghiên cứu của Trung Quốc đóng vai trò lớn trong ý đồ mở rộng kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông, bằng cách ngang nhiên hoạt động trong vùng biển của các nước láng giềng”, Greg Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Mỹ, bình luận.

Tuy nhiên, đánh giá về khả năng tàu Đại học Tôn Trung Sơn tạo ra căng thẳng mới trong khu vực, Poling nói: “Tôi không cho rằng một con tàu đơn lẻ sẽ tạo ra khác biệt lớn”.

Khu vực Biển Đông. Đồ họa: CSIS.
Khu vực Biển Đông. Đồ họa: CSIS.

Sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin về kế hoạch triển khai tàu nghiên cứu Đại học Tôn Trung Sơn đến Hoàng Sa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định đây là hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam. “Mọi hoạt động thăm dò, khảo sát và nghiên cứu khoa học tại quần đảo Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam, bất hợp pháp và vô giá trị”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Bình luận về cách Việt Nam có thể phản ứng khi Trung Quốc thực hiện kế hoạch điều tàu, Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales của Australia, cho rằng sự lên tiếng phản đối của Việt Nam là cần thiết. Việt Nam có thể gửi một bản ghi nhớ, công hàm thường hoặc công hàm ngoại giao cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Nếu vấn đề được coi là rất nghiêm trọng, Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh có thể gửi đơn phản đối chính thức với Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

“Nếu Việt Nam im lặng, sau này Trung Quốc có thể lập luận rằng Việt Nam đã chấp nhận các yêu sách của họ ở Biển Đông, bao gồm cả chủ quyền với Hoàng Sa”, ông nói.

Phương Vũ  Trở lại Thế giớiLưuChia sẻhttps://45784aeed36839eed1012627d1ce7faf.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Categories: Uncategorized | Leave a comment

“Thùng thuốc súng” khổng lồ đang hình thành ở Biển Đông

21:2908 THÁNG TÁM 2021TÌM KIẾMCOVID-19Số lượng ca bệnh: 199,913,080Số lượng người hồi phục: 130,825,676Số lượng người chết: 4,254,253JHU CSSEBiển Đông

“Thùng thuốc súng” khổng lồ đang hình thành ở Biển Đông

QUAN ĐIỂM-Ý KIẾN14:10 08.08.2021URL rút ngắnTheo Hoàng Hoa20Theo dõi Sputnik trên

Động thái tăng cường các hoạt động có tính chất quân sự của Trung Quốc cho thấy họ đã chuyển trạng thái “sẵn sàng chiến đấu” cao hơn. Và cùng với sự xuất hiện của hải quân nhiều nước trên Biển Đông – sự xuất hiện của một “thùng thuốc súng” khổng lồ đang hình thành ở khu vực này.

Cục Hải sự Hải Nam (Trung Quốc) ngày 4/8 thông báo về việc cấm tàu bè đi lại tại khu vực tập trận nằm ở phía bắc Biển Đông và có diện tích lên hơn 100.000km2. Khu vực này cũng bao gồm một nửa quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngay ngày hôm sau, 5/8 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức họp báo liên quan tới sự kiện nóng đó. Cuộc họp báo diễn ra theo hình thức trực tuyến, do Hà Nội đang giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19.

Căng thẳng giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước phương Tây đã leo thang thêm một mức

Bình luận về sự kiện trên, các chuyên gia quan hệ quốc tế nhận định: Việc Trung Quốc cấm biển để tiến hành tập trên trên khu vực Bắc Biển Đông, trong đó có vùng biển quần đảo Hoàng Sa, vi phạm chủ quyền của Việt Nam không phải là việc đột xuất. Từ trước tới nay, Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc tập trận vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này và đều bị phía Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác cực lực phản đối.

Tuy nhiên, trong thời gian từ cuối năm 2020 tới nay, Hải quân Trung Quốc đã tăng dày hơn mật độ các cuộc tập trận tại Biển Đông, đặc biệt là khu vực Bắc Biển Đông, trong đó có vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền mà Việt Nam đã tuyên bố phù hợp với Hiến chương Liên Hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

“Đây có thể coi là phản ứng của Trung Quốc trước việc Mỹ và phương Tây gia tăng các hoạt động quân sự trên Biển Đông như các cuộc tập trận của Hải quân Mỹ phối hợp với Hải quân Philippines, các chuyến tuần tra trên Biển Đông của các tàu sân bay Mỹ và tàu chiến các nước Anh, Pháp, Đức và tới đây có thể có cả tàu chiến của Ấn Độ. Bên cạnh đó, việc một phái đoàn nghị sĩ Mỹ thăm Đài Loan (không chính thức) cũng như việc Đô đốc Hải quân Mỹ John Aquilino, Tư lệnh Bộ Chỉ huy liên vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tuyên bố “Chúng tôi tiếp tục hoạt động để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng trong khu vực, đồng thời đảm bảo giữ nguyên hiện trạng với đảo Đài Loan” cũng làm cho Bắc Kinh rất “khó chịu”, – Chuyên gia Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.

Tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam

© AP PHOTO / TRAN VAN MINHMỹ và phương Tây quyết kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Nguyễn Hoàng cũng có bình luận:

“Căng thẳng giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước phương Tây đã leo thang thêm một mức khi Trung Quốc không còn chỉ sử dụng các tuyên bố ngoại giao để phản đối Mỹ và các nước phương Tây mà còn tiến hành các hành động quân sự trên thực tế. Đó là các cuộc tập trận trên biển và thực hành đổ bộ ngày càng dày đặc hơn đã được Trung Quốc coi như một sự “trả đũa tương xứng” trước các hoạt động gia tăng tuần tra Biển Đông của Hải quân Mỹ và một số nước Châu Âu”.

Những động thái nói trên còn là sự răn đe thực tế của Trung Quốc thông qua tuyên cáo của Tân Hoa xã sau cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman và Ngoại trưởng Vương Nghị tại Thiên Tân vừa qua:

“Trung Quốc yêu cầu phía Mỹ ngay lập tức dừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, dừng gây hại cho lợi ích của Trung Quốc, đừng bước qua vạch đỏ, đừng đùa với lửa, và đừng đạo diễn một cuộc đối đầu tập thể dưới chiêu bài giá trị”.

“Động thái tăng cường các hoạt động có tính chất quân sự như mở các cuộc tập trận của Trung Quốc cho thấy họ đã chuyển trạng thái “sẵn sàng chiến đấu” cao hơn. Và cùng với sự xuất hiện của hải quân nhiều nước trên Biển Đông, đó là sự xuất hiện của một “thùng thuốc súng” khổng lồ đang hình thành ở khu vực này. Nhưng nó có bùng nổ hay không thì còn tùy thuộc vào ý chí lành mạnh của con người”, – Đại tá Nguyễn Minh Tâm – nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế đưa ra bình luận của mình với Sputnik.

Biển Đông

© ẢNH : U.S. NAVY/JOE BISHOPBiển Đông

Ấn Độ tham gia vào cuộc đua giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á và Biển Đông

Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam các phóng viên còn quan tâm tới thông tin về việc Ấn Độ sẽ điều 4 tàu chiến tới Đông Nam Á, tới Biển Đông.  Bình luận về thông tin này, chuyên gia Nguyễn Hoàng nói với Sputnik:

“Không phải ngẫu nhiên mà thế giới coi các quốc gia “ASEAN lục địa” nằm trên bán đảo mang tên ghép là “Indochina”. Trong quá khứ, Ấn Độ và Trung Quốc vốn là hai quốc gia từng có những ảnh hưởng to lớn đến khu vực Đông Nam Á cả về chính trị, kinh tế và văn hóa. Còn khu vực Đông Nam Á thì đã từng là nơi cạnh tranh quyết liệt giữa hai thế lực phong kiến lớn nhất Châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ từ đầu Công nguyên cho đến khi người phương Tây đến Đông Nam Á. Và bây giờ, lịch sử lại dường như lặp lại khi Ấn Độ đã “đủ lông đủ cánh” để tham gia vào cuộc đua giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á và Biển Đông, khôi phục lại hình ảnh của Ấn Độ tại khu vực có tầm quan trọng địa chiến lược nhất nhì toàn cầu này cũng như cạnh tranh trực tiếp với “đối thủ truyền kiếp” là Trung Quốc”, – Сhuyên gia Nguyễn Hoàng phân tích vấn đề với Sputnik.

Tàu Trung Quốc ở Biển Đông.

© AFP 2021 / SATELLITE IMAGE ©2021 MAXAR TECHNOLOGIESViệt Nam lên tiếng trước việc Anh, Ấn Độ, Đức điều tàu chiến đến Biển Đông

“Biển Đông ngày càng quan trọng đối với nhiều quốc gia. Tàu Ấn Độ sẽ có mặt ở Biển Đông không có gì là lạ trong bối cảnh khi Trung Quốc ngày càng mạnh hơn và ngày càng hung hăng hơn. Hôm 2-8, Đức, lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ, đã điều tàu chiến đến biển Đông, cùng các quốc gia phương Tây tăng cường sự hiện diện quân sự tại vùng biển này. Các quốc gia như Anh, Pháp, Nhật Bản, Úc và New Zealand cũng đang mở rộng hoạt động ở Thái Bình Dương để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc”, – Tiến sỹ sử học Hoàng Giang nói với Sputnik.

Có thể hiểu rằng, với việc Ấn Độ điều 4 tàu chiến tới Đông Nam Á, “Bộ tứ Kim cương” (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia) tưởng chừng như bị “quên lãng” đã được khởi động trở lại trên thực tế để làm hạt nhân cho việc hình thành một liên minh kiềm chế Trung Quốc. Liên minh này do “Nhóm công tác về Trung Quốc” của Lầu Năm góc đề xuất.

“Vấn đề đầu tiên là tập hợp lực lượng và New Delhi cùng với London, Paris, Tokyo và Berlin đã đáp ứng điều mà Washington mong muốn. Tôi cho rằng Mỹ hài lòng với động thái trên của Ấn Độ”, – Chuyên gia Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.

Trong tình hình như vậy, Trung Quốc chắc chắn không thể ngồi yên nhìn Mỹ và các nước phương Tây cũng như cả Ấn Độ và Nhật Bản siết chặt “vòng kim cô” xung quanh mình, qua đó, có thể làm phá sản mục tiêu xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển”, một trong hai nhánh của “Kế hoạch Vành đai-Con đường” kết nối Trung Quốc với Tây Nam Á, Đông Phi và khu vực Địa Trung Hải thông qua “cái yết hầu” là Biển Đông.

Việt Nam tuân theo chủ trương “4 không, 1 tùy”

Tại cuộc họp báo hôm 5/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lại một lần nữa nêu rõ lập trường của Việt Nam là:

“Chủ trương nhất quán của Việt Nam là hoạt động trên biển của các quốc gia trong và ngoài khu vực cần tuân thủ đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, đóng góp có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, trật tự, thượng tôn pháp luật, hợp tác trên biển vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế”.

Sau khi tiếp tục khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”; người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vạch rõ: “Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Hiệu phát biểu khai mạc.

© ẢNH : TTXVN – TRỊNH THỊ NGỌC ANHThứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam : ‘UNCLOS 1982 như “Hiến pháp” của đại dương’

Việt Nam tuân theo chủ trương “4 không, 1 tùy” đã được nêu rõ trong “Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019”. 4 không là: Việt Nam không tham gia bất kỳ một liên minh quân sự nào, không cho bất cứ bên nào sử dụng lãnh thổ của mình để gây phương hại cho nước thứ ba, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam và không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Còn 1 tùy có nghĩa là: Vì Việt Nam tăng cường quốc phòng chỉ để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên đất liền, vùng trời và biển đảo nên một khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, Việt Nam sẽ tùy theo tình hình thực tế để áp dụng tổng hợp mọi biện pháp nhằm bảo vệ các không gian chủ quyền của mình.

Cổ nhân Việt Nam có câu: “Hòn bấc quăng đi, hòn chì quăng lại”. Câu này có ý nói về nguy cơ các mâu thuẫn sẽ ngày càng sâu sắc do các bên liên tục “nâng tầm” các “đòn trả đũa” lẫn nhau và làm gia tăng nguy cơ xung đột. Do đó, một mặt, Việt Nam hoan nghênh các nước trên thế giới đóng góp vào việc gìn giữ hòa bình và xây dựng Biển Đông thành một vùng biển hòa bình, an toàn, an ninh hàng hải và hàng không đồng thời tôn trọng quyền chủ quyền của các quốc gia có chủ quyền ở Biển Đông trên cơ sở UNCLOS-1982.

“Việt Nam cũng kiên quyết phản đối mọi hoạt động dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế nói chung và trên Biển Đông nói riêng; đồng thời kêu gọi các quốc gia có liên quan hãy sử dụng các biện pháp đối thoại hòa bình, biện pháp đối thoại ngoại giao và đặc biệt là phải căn cứ vào pháp lý quốc tế để giải quyết các mâu thuẫn và bất đồng, không làm phát sinh thêm những tình huống phức tạp, tránh leo thang các hành động thách thức lẫn nhau có thể dẫn tới những sự đột biến nghiêm trọng không thể khắc phục được”, – Đại tá Nguyễn Minh Tâm – nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế phát biểu với Sputnik.

“Tôi cùng quan điểm về việc đang hình thành một “thùng thuốc súng” khổng lồ ở khu vực Biển Đông. Nhưng nó có bùng nổ hay không? Ý chí và tư duy lành mạnh của các bên sẽ là điều quyết định. Quan điểm và lập trường của Việt Nam là sáng suốt”, – Tiến sỹ sử học Hoàng Giang nói với Sputnik.

Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Mỹ – Việt thời Joe Biden: Cần thời gian để gần nhau hơn nữa

3 tháng 8 2021

Bà Kamala Harris, Phó Tổng thống Mỹ
Chụp lại hình ảnh,Bà Kamala Harris, Phó Tổng thống Mỹ, phát biểu tại Vườn Hồng, Nhà Trắng, Washington D.C. Mỹ hôm 26/7/2021

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris dự kiến có mặt tại Singapore vào ngày 22 tháng 8. Bà sẽ đến Việt Nam ngày 24 và chia tay Việt Nam ngày 26/8.

Không lâu sau chuyến công du Đông Nam Á có viếng thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Lloyd Austin vào hạ tuần tháng Bảy 2021, Hoa Kỳ thông báo nhân vật số hai của Nhà Trắng, Phó Tổng thống Kamala Harris cũng sẽ tới khu vực và thăm chính thức Việt Nam trong tháng Tám.

Có thể thấy được dấu hiệu gì từ những động thái bang giao cấp cao này của Hoa Kỳ ở khu vực và riêng với Việt Nam, đâu là kỳ vọng vào chuyến công du châu Á đầu tiên có ghé Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ, hôm 03/8 từ Hà Nội, một số nhà quan sát thời sự chính trị và bang giao Việt – Mỹ chia sẻ góc nhìn của mình từ quan điểm riêng với BBC.

Từ Sài Gòn, Tiến sỹ Nguyễn Thành Trung, giảng viên thỉnh giảng Đại học Fullbright Việt Nam, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế, kiêm trưởng Bộ môn Chính trị Quốc tế thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH-NV), Đại học Quốc gia TPHCM nói với BBC News Tiếng Việt:QUẢNG CÁOhttps://36562b36bbabaaa5186b7996bfa5ef1f.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Việt Nam ‘càng quan trọng’, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ thăm tháng Tám

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ ‘ủng hộ Việt Nam hùng cường, độc lập’

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến Hà Nội, khẳng định Mỹ ‘là đối tác tin cậy’

Biển Đông: Có khả năng tàu chiến Anh ghé thăm Việt Nam?

“Hai quốc gia đã vượt qua nhiều rào cản trước đây về sự khác biệt trong hệ thống chính trị cũng như cách nhìn nhận về vai trò của nhau trong hòa bình, ổn định, và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

“Việt Nam nhìn Mỹ như là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay, một nhà đầu tư quan trọng vào các ngành công nghệ cao, một đối tác đang chân thành hàn gắn vết thương chiến tranh, một quốc gia giúp đỡ vũ khí và tăng cường năng lực quốc phòng Việt Nam cũng như một siêu cường có thể ngăn chặn các hành vi mạnh bạo vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.

“Còn Mỹ nhìn Việt Nam như một quốc gia có vị trí địa chính trị quan trọng ở khu vực, một thị trường đông dân với khoảng 100 triệu người và thu nhập của người dân được cải thiện, có môi trường chính trị ổn định, và có tiếng nói quan trọng trong việc duy trì trật tự và luật pháp quốc tế ở khu vực Đông Nam Á.”

“Mặc dù hai quốc gia hiện nay có nhiều lợi ích chung nhưng mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ vẫn còn nhiều dư địa để thúc đẩy. Chẳng hạn, vấn đề Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào ở Biển Đông hay Việt Nam có đủ năng lực để làm phức tạp tính toán của Trung Quốc trong tương lai ở biển Đông hay không? Vai trò của Việt Nam ở một Đông Nam Á ổn định và thịnh vượng sẽ như thế nào?”

“Đây là những vấn đề tôi nghĩ rằng hai bên cần phải có thời gian để đạt được quan điểm chung. Do đó, tôi cho rằng các chuyến thăm của các quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ tới Việt Nam nhằm để thúc đẩy sự hiểu biết chung, và từng bước xây dựng lòng tin chiến lược.”

Từ Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói với BBC:

“Việt Nam đang là nạn nhân của những hành vi quân sự/phi quân sự của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền tài phán tại Biển Đông.

“Mặt khác lãnh đạo Việt Nam đang phải chịu đựng sức ép không nhỏ về chính trị, kinh tế từ phía Trung Quốc. Do vậy, mỗi bước đi tiếp cận quan hệ quân sự/an ninh với phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ đều được xem xét rất thận trọng.”

“Chuyến thăm mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Lloyd Austin, tới Việt Nam thể hiện sự tự tin của Hoa kỳ trong việc khuyến khích lãnh đạo Việt Nam ủng hộ chính sách liên kết các đồng minh, đối tác khu vực. Việc nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược có thể đã được Bộ trưởng Lloyd Austin đặt ra với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.”

Sẽ thuyết phục hơn?

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin
Chụp lại hình ảnh,Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin duyệt đội danh dự QĐND Việt Nam cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang tại Hà Nội hôm 29/7/2021

Về chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Việt Nam trong khuôn khổ chuyến công du hai nước ở Đông Nam Á dự kiến diễn ra trong tháng Tám này của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ông Hoàng Ngọc Giao nói:

“Được biết, dư luận Việt Nam vui mừng, và có phần ngạc nhiên, khi nhận được thông tin về chuyến thăm chính thức của bà Phó Tổng thống Mỹ tới VN, chỉ chưa đầy một tháng tiếp theo chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

“Tôi tự hỏi phải chăng, sau chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng, với tư cách Phó Tổng thống, bà Kamala Harris, sẽ mang tới những điểm thuyết phục hơn nữa, để Việt Nam vững tin trong việc nâng tầm quan hệ với Hoa Kỳ, trở thành đối tác chiến lược của nhau ?

“Tôi nghĩ rằng cho dù có thể chưa đạt được ngay việc ký kết nâng tầm quan hệ, nhưng chuyến thăm này có thể mang lại những thỏa thuận sơ bộ về lộ trình những bước đi tăng cường quan hệ hơn nữa giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Chuyến thăm này còn là mang tính biểu tượng chính trị quan trọng về cam kết của Hoa Kỳ đối với an ninh và thịnh vượng, độc lập và chủ quyền của các quốc gia trong khu vực.

“Mặt khác, mỗi khi lãnh đạo Việt Nam có những thỏa thuận và/hoặc bước đi cụ thể trong quan hệ với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Ấn độ, v.v. niềm tin của người dân đối với lãnh đạo Việt Nam dường như càng tăng hơn về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.”

Quan hệ Việt - Mỹ
Chụp lại hình ảnh,Nhà nghiên cứu từ VN nhắc lại ý kiến của ông Nguyễn Xuân Phúc, đương kim Chủ tịch nước, cựu Thủ tướng Việt Nam, phát biểu từ trước rằng quan hệ song phương Việt – Mỹ ‘sẽ không xấu đi mà chỉ ngày càng tốt lên’

Còn từ Sài Gòn, ông Nguyễn Thành Trung nói:

“Đối tác chiến lược thể hiện sự hợp tác sâu sắc giữa hai quốc gia để đạt được mục tiêu chiến lược chung, tức những mục tiêu chung lâu dài. Do đó, để trở thành mối quan hệ đối tác chiến lược có thực chất thì theo tôi cần phải nhiều chuyển biến về hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước nhiều hơn.

“Chúng ta biết hiện nay mối quan hệ an ninh-quốc phòng giữa hai nước mặc dù có nhiều cải thiện nhưng vẫn vẫn còn dè dặt trong các mục tiêu chiến lược.

“Sự thận trọng chủ yếu từ phía Việt Nam xuất phát từ yếu tố bên trong cũng như yếu tố bên ngoài, đó là Trung Quốc. Tuy nhiên, hai nước đang phấn đấu vì mục tiêu trở thành đối tác chiến lược của nhau khi lòng tin chiến lược hiện nay đang được xây dựng với các chuyến thăm cấp cao thường xuyên. Tôi hy vọng Việt Nam và Mỹ có thể ký kết sớm nâng cấp quan hệ đối tác ở mức toàn diện hiện nay lên cấp chiến lược.”

Trước đó, hai nhà quan sát thời sự, chính trị khác từ Việt Nam cũng nêu quan điểm với BBC về chuyến thăm Việt Nam tới đây của Phó Tổng thống Mỹ, từ Hà Nội hôm thứ Hai, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói:

“Theo quan điểm của tôi, chủ trương của Việt Nam rất rõ là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước hay khối trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là những nước lớn, kể cả với các nước láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước trong khu vực như Asean, Úc v.v…, với các nước phương Tây, trong đó có Mỹ, Việt Nam cũng sẵn sàng quan hệ tốt.

“Với Hoa Kỳ, nếu có nhu cầu chín muồn của đôi bên để nâng cấp lên thành đối tác chiến lược, tôi nghĩ điều đó không có vấn đề gì, miễn là động cơ của quan hệ đó không gây ra những căng thẳng, bất ổn bất lợi cho hoà bình, ổn định khu vực và ảnh hưởng tới Việt Nam và các nước có liên quan khác.

“Trên tinh thần đó, tôi nghĩ là Việt Nam sẽ hoan nghênh chuyến thăm của bà Phó Tổng thống Harris, tiếp theo chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Austin.”

Cũng từ Hà Nội hôm 02/8, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ̣̣̣(Iseas – Singapore), nói:

“Đối với Hoa Kỳ, hiện nay quan hệ với Mỹ – Việt đang ở mức độ đối tác toàn diện, nhưng chưa có chữ ‘chiến lược’, thế thì các cuộc bàn thảo từ thời chính quyền ông Barack Obama, sang chính quyền Donald Trump và hiện nay là chính quyền Joe Biden đã có những nỗ lực lớn để tiến tới quan hệ đối tác chiến lược.

“Vừa mới đây, chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đại diện cho chính quyền Biden như chúng ta đã biết cũng đã đề cập chuyện này và tới đây, trong chuyến thăm Việt Nam của bà Phó Tổng thống Harris, theo tôi biết cũng sẽ đặt vấn đề về nội dung này.

“Như là Thủ tướng Việt Nam trước đây, ông Nguyễn Xuân Phúc đã nói rất rõ rằng đối với Mỹ, quan hệ Việt Nam với Mỹ chỉ có tốt lên, chứ không có gì để xấu đi, nhân dịp này tôi cũng xin nhắc lại câu đó với kỳ vọng rằng quan hệ Việt – Mỹ, Mỹ – Việt từ nay tới tương lai và qua chuyến thăm của bà Phó Tổng thống Mỹ sẽ tiếp tục là minh chứng cho chiều hướng này.”

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Biển Đông: TQ tập trận quy mô ở Hoàng Sa, VN phản ứng

6 tháng 8 2021

A PLA naval aviation brigade under the PLA Eastern Theater Command takes part in a combat training exercise in east China's Zhejiang Province, Jan 14, 2021.-
Chụp lại hình ảnh,Một cuộc tập trận của quân đội TQ ở Chiết Giang ngày 14/1/2021

Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc tập trận lớn trên Biển Đông từ 6-10/8 để “đáp trả hành động khiêu khích quân sự từ Mỹ và một số quốc gia khác”.

Trước đó, hôm 4/8, Cục hải sự tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) thông báo cấm tàu bè ra vào một khu vực rộng hơn 100.000km2 ở bắc Biển Đông để phục vụ tập trận quân sự.

‘Vùng cấm’ mà Trung Quốc đặt ra trải dài từ vùng biển ngoài khơi phía đông nam đảo Hải Nam đến vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa), có nghĩa là khu vực tập trận còn lớn hơn cả đảo Hải Nam, theo Thời báo Hoàn Cầu.

Trường Sa: Tàu khu trục VN bắn đạn thật để ‘tỏ thái độ’ với TQ?QUẢNG CÁOhttps://12ad3c38532421f4691a52cac9a1c890.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Trung Quốc khoan sâu ở Biển Đông

Trung Quốc cảnh báo Anh khi đội tác chiến tàu sân bay tiến vào Biển Đông

Khu vực này bao phủ đến một nửa quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Thời báo Hoàn Cầu của nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng cuộc tập trận này được đánh giá sẽ giống cuộc năm ngoái, trong đó trong đó Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tiến hành bắn đạn thật với tên lửa đạn đạo chống hạm được mệnh danh là ‘Sát thủ tàu sân bay’.

Động thái này của Trung Quốc là nhằm đáp trả việc Mỹ “đang tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn nhắm vào Trung Quốc, và một số quốc gia bao gồm Anh, Đức và Ấn Độ có kế hoạch gửi hoặc đã gửi tàu chiến đến Biển Đông,”bài báo trên Thời báo Hoàn Cầu viết.

Các chi tiết của cuộc tập trận này chưa được công khai, nhưng cũng là nhằm phản ứng trước những cái mà Trung Quốc gọi là ‘hành động khiêu khích gần đây’, và rằng Trung Quốc đã sẵn sàng “súng săn để chống lại bầy sói” khao khát các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”, Thời báo Hoàn Cầu cho biết thêm.

Phản ứng của Việt Nam

Chiều 5/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng trước thông tin Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy việc xây dựng của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập
Chụp lại hình ảnh,Trung Quốc đang tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông

Bà Hằng nói: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Theo bà Hằng, việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, gây phức tạp tình hình, không có lợi cho việc đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt và không tái diễn hoạt động vi phạm tương tự làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông”.

Về việc Ấn Độ thông báo điều 4 tàu chiến đến Biển Đông tham gia các cuộc tập trận đa phương và song phương, trong đó có Việt Nam, bà Hằng cho biết, chủ trương nhất quán của Việt Nam là các hoạt động trên biển của các quốc gia trong và ngoài khu vực cần tuân thủ đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Đồng thời đóng góp có trách nhiệm cho việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, trật tự, thượng tôn pháp luật, hợp tác trên biển về lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

Hoạt động của Mỹ và các quốc gia khác trên Biển Đông

USS Mount Whitney
Chụp lại hình ảnh,USS Mount Whitney

Hôm thứ Ba, Mỹ đã khởi động cuộc tập trận hải quân và đổ bộ 2021 được coi là lớn nhất từ thời Chiến tranh Lạnh. Động thái này nhằm gửi một thông điệp tới Nga và Trung Quốc, theo hãng truyền thông quân sự Mỹ Stars and Stripes.

Với sự tham gia của các đơn vị tác chiến ở 17 múi giờ khác nhau, Mỹ muốn thông qua cuộc tập trận này cho thấy Mỹ có thể đồng thời giải quyết các thách thức ở Biển Đen, đông Địa Trung Hải, Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời chặn đứng nỗ lực dàn mỏng lực lượng quân sự của mình, và Mỹ có thể ngăn cản Trung Quốc thống nhất Đài Loan hoặc chiếm quần đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản hiện đang kiểm soát, theo James R. Holmes, Chủ tịch J.C. Wylie về Chiến lược Hàng hải tại U.S. Naval War College, Newport, R.I.

Cuộc tập trận cũng nhằm kiểm tra các phương pháp và công nghệ vận hành của Hoa Kỳ, chẳng hạn như giảm các tàu lớn và các hệ thống cao cấp để tạo ra một lực lượng phản ứng nhanh và hiệu quả , được thiết kế để chịu tổn thất và tiếp tục chiến đấu mà không phải chịu các tác động đáng kể nào.

Khoảng 36 tàu sẽ tham gia cuộc tập trận. Sáu đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân và Thủy quân lục chiến, năm đơn vị thuộc Bộ tư lệnh Các lực lượng Hạm đội Hoa Kỳ và ba đơn vị thuộc Lực lượng viễn chinh Thủy quân lục chiến sẽ tham gia.

Trước đó, một nhóm tàu chiến của Anh đã có chuyến thăm các vùng biển ở khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á từ hạ tuần tháng 7/2021.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth
Chụp lại hình ảnh,Đội tác chiến tàu sân bay tiến vào Biển Đông của Anh có sự hiện diện của Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth

Đây là đội tác chiến tàu sân bay của hải quân Anh, do tàu HMS Queen Elizabeth dẫn đầu.

Hải quân Hoàng gia Anh đã tiến hành tập trận với Hải quân Singapore và Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nêu rõ ý định thực hiện cuộc tập trận “Tự do hàng hải” trên Biển Đông.

Các tàu chiến của Hải quân Mỹ và Anh gần đây đã thách thức những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông thông qua việc di chuyển qua khu vực một cách có chủ đích.

Việc sử dụng Tàu HMS Queen Elizabeth cùng những tàu hộ vệ đến Đông Á được xem là một phần trong nỗ lực của chính phủ Anh nhằm đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nền an ninh toàn cầu, đã được đưa ra trong ‘Báo cáo Tổng quan chính sách an ninh, quốc phòng, phát triển và đối ngoại’ hôm 16/03/2021 của chính phủ Anh.https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/vietnam-58111257/p09nxfm8/viChụp lại video,

Biển Đông: Cuộc chiến nơi bãi cạn Scarborough

Đầu tháng này, hôm 2/8, Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông báo nước này sẽ điều một nhóm gồm 4 tàu chiến đến Biển Đông để thực hiện nhiệm vụ kéo dài 2 tháng, bao gồm việc tập trận với các đối tác Bộ Tứ và các quốc gia khu vực, theo Reuters.

Nhóm tàu chiến sẽ rời Ấn Độ từ đầu tháng này.

Nhóm gồm 1 tàu khu trục tên lửa dẫn đường, 1 khinh hạm tên lửa, một tàu chống ngầm và một tàu hộ tống tên lửa, sẽ tham gia nhiều cuộc tập trận trong 2 tháng làm nhiệm vụ, bao gồm cuộc tập trận hải quân Malabar 2021 cùng lực lượng Mỹ, Nhật và Úc.

Đội tàu này cũng sẽ tập trận song phương với các quốc gia ven Biển Đông.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Covid-19 và mối nguy hiểm chết người: Khi cơ thể tự tấn công bản thân

  • Amber Dance
  • Bài đăng trên Knowable Magazine

11 tháng 6 2020

Getty Images

Khi các ca bệnh Covid-19 được đưa vào đầy kín các bệnh viện khắp nơi trên thế giới, những người bị nặng nhất và dễ tử vong nhất là người có cơ thể phản ứng theo cách đặc biệt, gây nguy hiểm tai hại.

Tế bào miễn dịch tràn đầy phổi và thay vì bảo vệ thì chúng lại tấn công phổi. Các mạch máu bị rò rỉ, và bản thân máu bị vón cục. Huyết áp sụt giảm nghiêm trọng và cơ quan nội tạng bắt đầu ngừng hoạt động.

Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống

Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?QUẢNG CÁOhttps://7c673375b672221819346e12cf7e8294.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?

Các bác sĩ và nhà khoa học ngày càng tin rằng những ca bệnh này là do phản ứng miễn dịch đi quá đà – vì vậy nó gây hại thay vì bảo vệ cơ thể.

Thông thường, khi cơ thể người bị nhiễm mầm bệnh, hệ miễn dịch bắt đầu tấn công kẻ xâm nhập và sau đó giảm dần mức độ tấn công.

Nhưng có khi, đội quân tế bào vốn rất trật tự nắm trong tay vũ khí phân tử lại mất kiểm soát, từ những chiến binh ngoan ngoãn hóa thân thành đám đông ngỗ ngược tay đuốc tay đinh ba.

Mặc dù có các thí nghiệm và cách chữa có thể giúp xác định và kiềm chế cuộc nổi dậy này, nhưng vẫn còn quá sớm để chắc chắn đâu là liệu pháp tốt nhất cho những người bị tấn công bởi cơn bão miễn dịch vì Covid-19.

Nhiều phiên bản trong cách phản ứng quá trớn của hệ miễn dịch này xảy ra trong một loạt các điều kiện, thường là bị kích thích do tình trạng nhiễm trùng, các gene bị lỗi hoặc do tình trạng rối loạn tự miễn dịch, khiến cho cơ thể nghĩ chính các mô của nó là kẻ xâm lăng.

Tất cả đều được gọi chung với cái tên chung là “bão cytokine”, được đặt tên như vậy là bởi các chất được gọi là cytokine hoạt động điên rồ trong mạch máu.

Những protein rất nhỏ này – có hàng chục loại như vậy – là người đưa tin cho đội quân tế bào miễn dịch, lưu chuyển giữa các tế bào với hiệu ứng khác nhau. Một số đòi hỏi tăng thêm hoạt động miễn dịch, một số khác yêu cầu giảm hoạt động.

Sau đây là một số điều các nhà khoa học đã biết về bão cytokine và cách chúng vận hành với bệnh Covid-19.

Bão dâng

Khi các cytokine có chức năng tăng cường hoạt động miễn dịch trở nên quá nhiều, hệ miễn dịch sẽ không thể tự ngăn chặn chúng lại.

Các tế bào miễn dịch tỏa ra cả đến các phần cơ thể không bị nhiễm trùng và bắt đầu tấn công các mô mạnh khỏe, ăn ngấu nghiến hồng cầu, bạch cầu và làm tổn hại gan.

Thành mạch máu mở toang cho tế bào miễn dịch đi vào và vây quanh các mô, nhưng mạch máu rò rỉ quá mức đến nỗi khiến phổi tràn đầy dịch, và huyết áp suy giảm.

Máu bị vón cục ở khắp cơ thể, khiến cho dòng chảy của máu bị nghẽn nặng hơn. Khi nội tạng không có đủ máu đến, cơ thể rơi vào tình trạng bị sốc, dẫn đến rủi ro tổn thương nội tạng vĩnh viễn hoặc gây tử vong.

Hầu hết bệnh nhân trải qua tình trạng bị bão cytokine sẽ bị sốt, khoảng một nửa trong số họ bị các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh, như nhức đầu, động kinh hoặc thậm chí rơi vào hôn mê, Randy Cron, bác sĩ thấp khớp nhi khoa, nhà miễn dịch tại Đại học Alabama ở Birmingham và là đồng biên tập cho quyển giáo trình “Hội chứng Bão Cytokine” xuất bản năm 2019, nói.

“Họ có xu hướng bệnh nặng hơn bạn nghĩ,” ông chia sẻ.

Ông cho biết thêm là các bác sĩ nay chỉ mới bắt đầu hiểu về bão cytokine và cách điều trị nó mà thôi.

Mặc dù chưa có xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tình nhưng có các chỉ dấu giúp nhận biết cơn bão đang tràn tới. Chẳng hạn, nồng độ protein ferritin trong máu có thể tăng cao, hoặc có tình trạng tăng cao hàm lượng chỉ số viêm nhiễm CRP (C-reactive protein) trong máu, là chất do gan gây ra.

Các bệnh viện ở Trung Quốc gần trung tâm dịch bệnh là nơi ghi nhận những chỉ dấu đầu tiên cho thấy các ca nhiễm Covid-19 bị bão cytokine.

Các bác sĩ ở Vũ Hán, trong một nghiên cứu được thực hiện trên 29 bệnh nhân, tường trình rằng những ca nhiễm Covid-19 ở tình trạng nghiêm trọng hơn thì có nồng độ cytokine IL-2R và IL-6 cao hơn.

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Virus corona còn quá mới với hệ miễn dịch của con người đến mức nó có thể gây ra phản ứng quá mức

IL-6 cũng là chỉ dấu sớm cho thấy tình trạng tương tự như bị bão cytokine ở bản phân tích trên 11 bệnh nhân do các bác sĩ ở Quảng Đông tiến hành.

Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?

Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?

Đồ uống nóng có tác dụng chống virus corona không?

Một nhóm khác, phân tích 150 ca bệnh ở Vũ Hán, nhận thấy một loạt các chỉ dấu trong tế bào cho thấy có bão cytokine – bao gồm IL-6, CRP và ferritin – với hàm lượng cao hơn ở những người tử vong so với những người khỏi bệnh.

Các nhà nghiên cứu miễn dịch tại Hợp Phì cũng tường trình kết quả tương tự ở các bệnh nhân thiệt mạng, đồng thời ghi nhận rằng trong máu của các bệnh nhân Covid-19 phải đưa vào điều trị trong khu vực hồi sức cấp cứu (ICU) có tỷ lệ cao các tế bào miễn dịch bị tổn hại nhưng tích cực hoạt động, dẫn tới nguy cơ gây bão cytokine.

Bão cytokine cũng xảy ra ồ ạt với bệnh nhân ở Mỹ.

“Tôi thấy rất nhiều trường hợp,” Roberto Caricchio, trưởng khoa thấp khớp tại Đại học Temple ở Philadelphia nói. Dữ liệu chính xác vẫn chưa có, nhưng ông cho biết “một phần đáng kể” – có lẽ khoảng 20-30% bệnh nhân trong các ca nguy kịch và có triệu chứng về phổi có dấu hiệu bị bão cytokine.

Bức tranh vẫn đang dần hình thành. “Covid có lẽ là một cơn bão cytokine độc nhất vô nhị,” Cron nhận định. Tỷ lệ máu vón cục có vẻ như cao hơn hẳn so với những trường hợp khác có các triệu chứng bị bão, nhưng tỷ lệ ferritin không dâng cao quá mức như vậy.

Với Covid-19, các bác sĩ thấy rằng tế bào miễn dịch tấn công phổi quá sớm và quá dữ dội, đến mức các vết sẹo trong mô bị xơ hóa đã hình thành. “Có vẻ với loại virus này, bão cytokine diễn ra quá nhanh.”

Đây không phải là lần đầu tiên bão cytokine được liên hệ với một đại dịch.

Các nhà khoa học nghi rằng bão cytokine cũng gây ra rất nhiều ca tử vong trong đại dịch cúm năm 1918, và trong đợt bùng phát dịch Sars năm 2003 – vốn do một loại virus có liên quan tới virus Covid-19 gây ra.

Gần đây, Cron và đồng nghiệp phân tích 16 ca tử vong, từ năm 2009 đến 2014 trong đại dịch ‘cúm heo’ H1N1 – một virus cúm mới xuất hiện năm 2009 và từ đó thường xảy ra trong mùa cúm.

Có đến 4/5 số bệnh nhân trên có các dấu hiệu cơ bản cho thấy họ bị bão cytokine. Thêm vào đó, một số người có những biến thể gene có thể khiến hệ miễn dịch của họ có xu hướng phản ứng quá mức.

Chẳng hạn, hai bệnh nhân có đột biến trong gene PRF1, là gene tạo ra một loại protein có tên là perforin.

Được tạo thành bởi một số tế bào miễn dịch nhất định, perforin chọc thủng các tế bào bị nhiễm trùng khác để hủy hoại chúng.

Đột biến ở gene perforin ngăn cản quá trình này, nhưng những tế bào miễn dịch đó – được biết đến như các tế bào sát thủ tự nhiên – thì không ngừng nỗ lực quá trình phá huỷ.

“Chúng chỉ liên tục đập đầu vào, tiết ra tất cả những cytokine này, và thế là bạn bị bão cytokine,” người đồng nghiên cứu Grant Schulert, bác sĩ thấp khớp nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Trung tâm Cincinnati, và là đồng tác giả trong bài viết tổng quan về một kiểu cơn bão và cách điều trị tiềm năng trên “Tạp chí Tổng hợp Y học Hàng năm” (Annual Review of Medicine), nói.

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Khi các cytokine gửi báo động quá mức tới hệ miễn dịch, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng không ngừng lại được

Năm trong số các bệnh nhân mà Cron và đồng nghiệp nghiên cứu có biến thể trong gene LYST, là gene gây ra tình trạng khiếm khuyết trong việc vận chuyển chất thải tế bào.

Những đại dịch tàn khốc và bài học thời Covid-19

‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?

Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh

Điều này phá vỡ hoạt động của perforin và ngăn cản tế bào miễn dịch kịp phản ứng với kẻ xâm lược. Một số người khác có các biến thể mà các nhà khoa học nghi ngờ có thể gây ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch.

Cron cho biết có thể những biến thể tương tự giúp giải thích vì sao khoảng 20% bệnh nhân Covid-19 gặp phải tình trạng nguy kịch, trong khi nhiều người khác chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không hề có triệu chứng.

Những người có bộ gene có biến thể như trên có lẽ không biết rằng hệ miễn dịch của họ vượt ra ngoài kiểm soát của cơ thể, điều khiến cho họ bị bệnh nặng hơn những người khác.

“Rất khó chống lại nhiễm trùng nếu hệ miễn dịch của bạn bị hủy hoại,” Cron nói.

Thuần phục cơn bão

Vậy thì, giải pháp có thể áp dụng là làm giảm nhẹ cuộc tấn công của hệ miễn dịch.

Steroids thường là lựa chọn đầu tiên cho việc điều trị. Chúng hoạt động mạnh mẽ làm giảm nhẹ hệ miễn dịch – nhưng tất nhiên, hệ thống vẫn cần thiết phải duy trì sức mạnh ở mức thấp để chống lại kẻ xâm lăng. Trong trường hợp với bệnh Covid-19, người ta vẫn chưa rõ liệu steroids có ích hay có hại, Cron nói.

Cũng có những loại thuốc ngăn cản một số loại cytokine nhất định.

Nếu steroids như một quả bom nguyên tử, thì các loại thuốc này như cuộc đánh chặn tên lửa mục tiêu. Ý tưởng là chúng vẫn sẽ để yên cho những phản ứng miễn dịch tốt vận hành.

Chẳng hạn anakinra (Kineret) là phiên bản có sửa đổi của loại protein tự nhiên trong cơ thể người, loại protein chịu trách nhiệm ngăn cản các cơ quan thụ cảm với cytokine IL-1. Đây là thuốc đã được cơ quản lý dược phẩm Hoa Kỳ FDA cho phép lưu hành, dùng để chữa bệnh viêm khớp và bệnh viêm đa hệ thống ở trẻ sơ sinh.

Emapalumab (Gamifant), một kháng thể ngăn chặn cytokine interferon-gamma, là thuốc đã được cho phép sử dụng với người về mặt di truyền có xu hướng bị bão cytokine tấn công.

Những bằng chứng ban đầu, cũng từ phía Trung Quốc, cho thấy kháng thể tocilizumab (Actemra) có thể có ích trong việc điều trị Covid-19. Kháng thể này cản thụ cảm IL-6, tránh không cho tế bào nhận thông điệp từ IL-6.

Tocilizumab thường được sử dụng trị viêm khớp và để làm giảm nhẹ tác động của bão cytokine ở các bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.

Vào đầu tháng Hai, các bác sĩ từ hai bệnh viện ở tỉnh An Huy, Trung Quốc thử nghiệm trên 21 bệnh nhân đang trong tình trạng nghiêm trọng hoặc nguy cấp do bệnh Covid-19.

Tình trạng sốt và các triệu chứng khác về căn bản giảm xuống chỉ trong vài ngày. Hàm lượng CRP cũng giảm xuống ở đa số bệnh nhân. 19 bệnh nhân được xuất viện trong vòng hai tuần.

Các nhà nghiên cứu đang đề xướng nhiều thử nghiệm lâm sàng với các chất ngăn cản cytokine để điều trị bệnh Covid-19; tocilizumab vẫn đang được nghiên cứu sâu hơn ở Ý và Trung Quốc, tocilizumab và sarilumab (Kevzara), một kháng thể khác chống lại thụ cảm IL-6, vốn được dùng để trị bệnh viêm khớp, đều đang được thử nghiệm tại Đan Mạch, còn emapalumab và anakinra đang được thử nghiệm tại Ý.

Getty Images
Chụp lại hình ảnh,Cách tốt nhất để bác sĩ điều trị bão cytokine là phát hiện ra chúng kịp thời ở giai đoạn đầu

Ở Philadelphia, bệnh viện của Caricchio đang tham gia thử nghiệm với sarilumab. Nếu bệnh nhân không muốn gặp rủi ro vì dùng phải giả dược, thì bác sĩ vẫn kê đơn với tocilizumab, hay thuốc chống cytokine khác, hoặc steroids.

Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?

Covid-19: Kinh nghiệm từ Đại dịch cúm Tây Ban Nha

Cúm Tây Ban Nha 1918 giết hàng triệu người bất kể giàu nghèo

Nhân loại sẽ không tránh khỏi đại dịch cúm chết chóc?

Một bệnh nhân mắc bệnh phổi và bị bão cytokine đã cải thiện khá tốt với tocilizumab, Caricchio nói. Điều quan trọng là bác sĩ phải có phác đồ điều trị để chống lại cả bão cytokine ập đến cuồng nộ, lẫn tình trạng nhiễm virus gây ra cơn bão, ông chia sẻ.

Nhưng để điều trị có hiệu quả, thì bác sĩ phải khống chế được cơn bão xảy ra.

“Khó khăn lớn nhất trong cơn bão cytokine là phải nhận ra nó,” Schulert nói. Ông, Caricchio và Cron đề xuất rằng bất cứ ai nếu bệnh đến mức phải nhập viện vì Covid-19 có thể được xét nghiệm với giá rẻ để xác định nồng độ ferritin trong máu. Cả ba bệnh viện nêu trên đều có xét nghiệm trên, cũng như rất nhiều trung tâm y tế học thuật khác, họ cho biết.

Hướng dẫn tạm thời từ Trung tâm Phòng tránh và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ, cập nhật vào ngày 3/4, cũng đề cập rằng nồng độ CRP và ferritin cao có thể liên quan đến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, hướng dẫn từ tổ chức Y tế Thế giới WHO không đề cập gì đến chỉ dấu cho cơn bão cytokine.

Bác sĩ càng sớm điều trị được cơn bão đang dâng lên, thì kết quả càng có thể tốt hơn, Cron cho biết. “Nếu hệ miễn dịch đang giết bạn, thì bạn cần phải làm gì đó.”

Bài gốc được đăng trên Tạp chí Knowable Magazine, và được đăng lại theo giấy phép Creative Commons.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.