Monthly Archives: October 2021

Covid: Người dân chờ đợi vượt đèo Hải Vân về quê trong mưa gió

6 tháng 10 2021

Dân VN
Chụp lại hình ảnh,Chờ qua đèo Hải Vân trong đêm đen

Tối 6/10, đại diện Tập đoàn Đèo Cả cho biết sẽ mở cửa hầm Hải Vân để hỗ trợ người dân từ các tỉnh, thành phía Nam về quê, theo truyền thông nhà nước Việt Nam.

Dòng người bỏ chạy khỏi các khu công nghiệp quanh TP HCM về quê trong đại dịch Covid vẫn tiếp tục những ngày qua, và ảnh của một bạn đọc BBC gửi từ đèo Hải Vân cho thấy cảnh những đoàn xe máy chờ qua đèo, trước khi có quyết định mở cửa hầm.

Dư luận Việt Nam lo ngại chuyện vượt đèo trong cơn mưa do bão từ Biển Đông gây ra có thể nguy hiểm.

Theo báo Giao Thông (06/10), kế hoạch “qua hầm” là vào khoảng 23h đêm, giờ địa phương ở miền Trung Việt Nam trong ngày “đoàn xe máy đầu tiên sẽ đi qua hầm”.QUẢNG CÁOhttps://119810b8af0e7838727282c0658905dd.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

“Đơn vị vận hành hầm Hải Vân sẽ phối hợp với lực lượng chức năng tạm dừng các ô tô qua hầm để người dân đi lại an toàn, nhanh chóng.”

Vẫn trang báo trên nhấn mạnh vai trò của công an Việt Nam trong công tác này:

“Được biết, từ ngày 3/10 đến 5/10, Công an TP Đà Nẵng đã tổ chức lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, dẫn nhiều đoàn xe với hàng ngàn người dân từ các tỉnh, thành phía Nam về ngang qua thành phố. Riêng đêm 5/10, lực lượng CSGT Đà Nẵng đã dẫn đoàn với khoảng 2.000 người qua đèo Hải Vân an toàn.”

“Trước đó, UBND TP Đà Nẵng có văn bản đề nghị Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả hỗ trợ, tạo điều kiện trung chuyển miễn phí các phương tiện xe máy của người dân qua hầm Hải Vân.”

Việt Nam: Dân quỳ lạy xin về quê, lãnh đạo ‘đi lại thoải mái’?

VN: Chính quyền chậm trễ, dân tự chạy xe về quê tránh dịch

Bình Dương: Muốn về quê, xô xát giữa dân và cảnh sát

VN: 13 tỉnh miền Tây đề nghị tạm ngưng đón dân về trong 15 ngày

Thảm họa nhân đạo và sự tan rã của mô hình kinh tế

Người dân
Chụp lại hình ảnh,Trẻ em trong thảm cảnh ‘tháo chạy về quê’

Dù truyền thông nhà nước luôn chủ động đề cập đến các hoạt động hỗ trợ của chính quyền, mạng xã hội Việt Nam lại nhìn vào các góc độ khác của câu chuyện.

Đèo Hải Vân
Chụp lại hình ảnh,Ảnh của một bạn đọc BBC gửi từ đèo Hải Vân cho thấy cảnh những đoàn xe máy chờ qua đèo, trước khi có quyết định mở cửa hầm đêm 06/10

Đầu tiên là việc nhiều người dùng Facebook chia sẻ các cảnh thương tâm của người dân, gồm cả phụ nữ, trẻ em, có cả bé thơ ở tuổi bế ẵm, phải vạ vật trên đèo Hải Vân, nơi không hề có điểm trú chân an toàn, nhà vệ sinh, điểm ăn uống.

Có ý kiến chú ý đến cảnh một phụ nữ mang cả lồng gà từ Nam ra Bắc trên chiếc xe máy bết bùn đất, với bình luận khi sống tại các khu công nghiệp, người lao động bị bóc lột tới mức nào mới phải nâng niu cả đàn gà như vậy.

Viết trên Facebook của BBC News Tiếng Việt, bạn Yến Tuyết Hoàng thương cảm:

“Chặng đường dài và gian nan quá Có mấy đoàn đi từ Bình dương qua Hà nội về Hà giang không biết đi bao ngày đêm khổ thật.”

Quyết định mở cửa hầm được một số ý kiến ở Việt Nam hoan nghênh, đồng tình, nhưng cũng có câu hỏi vì sao rất nhiều hoạt động của chính quyền thường là “chạy theo” để giải quyết hậu quả của thảm họa nhân đạo khiến người dân “tháo chạy về quê”.

Sự rút đi có lúc bị báo chí chính thống lên án là “tự phát” của hàng vạn lao động nghèo ở các khu đô thị giàu có phía Nam nước này đặt ra các câu hỏi khác về chính sách hỗ trợ nạn nhân kinh tế, xã hội của đại dịch Covid.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện đăng trên Facebook cá nhân câu hỏi có phải dòng người “về quê” từ các khu công nghiệp phía Nam là chỉ dấu cả ba chính sách: Chống dịch Covid, kinh tế và an sinh của chính quyền đã thất bại?

Sự quan tâm của dư luận Việt Nam về chủ đề “tháo chạy về quê” hiện là rất lớn.

Chỉ một bài ngắn trên trang Facebook của BBC News Tiếng Việt về đề xuất của Quân đội NDVN muốn hỗ trợ người dân về quê đã có trên 116 nghìn người tiếp cận, 6577 lượt tương tác sau một ngày.

Viết trên trang này, Facebooker Quang Doan nêu ý kiến:

“Chi phí cho nguồn lực để đưa dân về quê thì sao không lấy tiền đó trợ cấp đầy đủ cho dân sống yên ổn tại chỗ. Họ đói khát suốt 4 tháng trời thì về quê là bước đường cùng. Rồi về quê lỡ mang dịch toả ra thì vỡ trận. Làm quản lý mà tầm nhìn kém thì chưa đánh trận đã thua rồi!”

Phonnhu Doan viết:

“Không lẽ đến giờ mới thấy tác hại hậu làn sóng về quê của lao động nhập cư đang xẩy ra?

Nếu như các gói cứu trợ chính phủ đúng đối tượng và kịp thời hẳn không thể xảy ra như dự đoán: “Ước lượng 2,5 triệu/3,5 triệu lao động sẽ rời 4 thành phố về quê trong dịp này”.

Facebooker Luật Nguyễn Đình thì đặt câu hỏi về lãnh đạo:

“Từ 1/10 đến nay dân bỏ tphcm về quê để sống, vì ở tp không có tiền để sống, để trả tiền nhà trọ… Vậy mà không thấy bí thư tp hay chủ tịch tphcm xuất hiện trên báo đài nói về vấn đề này, cũng không trực tiếp gặp gỡ dân để thấu hiểu và giải quyết tình trạng này. Lặn mất tăm..!”

Hiện chưa rõ ngoài việc người lao động bỏ về các vùng quê sẽ có tác động thế nào đến hoạt động sản xuất hoặc tái khởi động dây chuyền cung ứng hàng xuất khẩu tại các đô thị TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai…

Cùng lúc, chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt với yêu cầu của giới đầu tư nước ngoài sớm mở cửa trở lại để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu mà nước này là một mắt xích quan trọng.

Cũng có ý kiến cho rằng khó khăn kinh tế vì đại dịch Covid tác động đến thị trường lao động không chỉ ở Việt Nam.

Trạm kiểm soát số 5 đặt dưới chân đèo Hải Vân, thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) đón hàng trăm người dân vào khai báo y tế lúc 17h ngày 4/10
Chụp lại hình ảnh,Trạm kiểm soát số 5 đặt dưới chân đèo Hải Vân, thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) đón hàng trăm người dân vào khai báo y tế lúc 17h ngày 4/10

Người ta cũng nghi nhận các lãnh đạo nước này đã cố gắng nhiều để giảm thiểu khó khăn chung trên tầm quốc gia, nhất là trong việc xin vaccine để tiêm đại trà cho dân chúng nhằm phục hồi sớm nhất có thể nền kinh tế ở quốc gia 96 triệu dân.

Xem thêm:

Covid-19: Doanh nghiệp VN ‘cầm cự tối đa được 6 tháng’?

Covid và dân sinh: Tháo chạy khỏi TPHCM lần ba

Hàng triệu người thành triệu phú trong đại dịch Covid

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Covid: Có cảnh dân van lạy xin về quê, còn lãnh đạo VN đi lại miễn cách ly?

4 tháng 10 2021

Quân đội cũng được huy động chống dịch
Chụp lại hình ảnh,Quân đội cũng được điều động chống dịch ở VN

Dân bị ngăn không được về quê, cán bộ cấp thứ trưởng trở lên không bị cách ly là hai chuyện được mạng xã hội Việt Nam tuần qua chú ý, với các câu hỏi về cách đối xử theo nhiều đẳng cấp khác nhau cho các nhóm công dân nước này.

Sau nhiều tháng phong tỏa vì Covid, hiện tượng nhiều ngàn người, nhiều lần tháo chạy khỏi TPHCM và luôn bị chính quyền ngăn cản, chắc còn gây nhức nhối.

Tin mới nhất cho hay hôm 04/10, nhà chức trách ở Biên Hòa đang xác minh hình ảnh một nhóm người “mặc áo dân quân, dân phòng đã dùng gậy đánh liên tiếp dã man hai người dân”, trong khi có công an đang ở đó, theo trang PLO.

Cùng lúc, có câu hỏi về quyền đi lại thoải mái của một nhóm thiểu số rất nhỏ là lãnh đạo ở VN.QUẢNG CÁOhttps://dad6799bebd0e54a6bdf01c2f30151d2.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Dư luận đặt câu hỏi có đúng là cán bộ cấp thứ trưởng trở lên không phải cách ly y tế và tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, kể từ khi nhập cảnh và thực hiện 5K.

Bình Dương: Muốn về quê, xô xát giữa dân và cảnh sát

Chơi golf giữa dịch: Bình Định cách chức lãnh đạo Sở du lịch

Covid và dân sinh: Tháo chạy khỏi TPHCM lần ba

Covid-19: Ngày phong thành, người Sài Gòn khốn khó trong vòng vây sợ hãi

Câu hỏi trên trang của một blogger

“…Những ai giữ chức vụ tương đương thứ trưởng trở lên thì không phải cách ly” được nhà báo Trương Huy San tiết lộ trên trang cá nhân, ông viết:

“Đầu tháng 9-2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đi châu Âu, cuối tháng 9-2021, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc đi Cuba và Mỹ. Như chúng ta đã thấy, vừa trở về là các vị ấy họp hành, thăm thú ngay. Trong khi, tùy tùng thì phải đi cách li 7 ngày dù tất cả họ đều phải tiêm hai mũi vaccine ít nhất 14 ngày trước đó.”

“Chế độ cách li này được thiết lập bởi Bộ Y tế, theo đó, những ai giữ chức vụ tương đương thứ trưởng trở lên thì không phải cách ly.”

Ông Trương Huy San bình luận rằng: “Chống dịch như vậy là dựa trên các nguyên tắc của quyền lực chứ không dựa trên các nguyên tắc của dịch tễ.”

Mạng xã hội ghi nhận
Chụp lại hình ảnh,Mạng xã hội ghi nhận cảnh một số người dân quỳ lạy công an, dân phòng để được rời khu đô thị về quê

Hướng dẫn cách ly y tế thí điểm

Tham khảo các nguồn, trong đó có trang tin điện tử của nhà nước, chúng tôi thấy lưu hành văn bản “Hướng dẫn cách ly y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh” nêu là của Bộ Y tế.

Quyết định 3092 này, ban hành 25/6/2021, trong đó quy định các đoàn đi công tác nước ngoài về Việt Nam. Theo đó, cấp thứ trưởng trở lên không phải cách ly y tế như đã nêu trên.

Thậm chí, theo quyết định này, các thành viên khác của các đoàn đi công tác nước ngoài về Việt Nam có thể không phải cách ly y tế và tự theo dõi sức khỏe 14 ngày kể từ khi nhập cảnh.

Văn bản này ghi là triển khai thí điểm tại tỉnh Quảng Ninh. Không rõ việc thí điểm này có được nhân rộng ra các tỉnh, thành phố khác.

Ngoài ra, hiện không rõ các lãnh đạo cao cấp nhất ở VN đã được tiêm vaccine hay chưa và nếu có thì tiêm loại gì, đã tiêm bao nhiêu lần.

Khác với nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực, nơi lãnh đạo thường đăng hình họ tiêm vaccine để khuyến khích người dân làm theo, các hình ảnh tương tự gần như không thấy xuất hiện trên báo chí VN, trừ một vài trường hợp đơn lẻ.

Đó là vào tháng 3/2021, các báo VN đưa tin Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 của Việt Nam và nói sau đó rằng “sức khoẻ của tôi bình thường”.

Cùng thời gian, tại VN vẫn có chuyện cán bộ là đảng viên cộng sản đi chơi golf, một bộ môn thể thao yêu thích của giới có thu nhập cao giữa mùa dịch, gây bức xúc dư luận.

Chính sách bất bình đẳng?

Những ngày qua, video người dân quỳ lạy công an lan truyền trên mạng xã hội. Hình ảnh hàng đoàn người tháo chạy khỏi TPHCM cũng được báo chí nhà nước đăng tải hàng loạt.

Ngoài việc bày tỏ sự thương cảm với “tình cảnh cùng cực” của bà con lao động, nhiều người không khỏi day dứt về những chính sách được cho là quá tương phản giữa dân và quan.

Danh khoản Tung Son phụ họa dưới bài của nhà báo Trương Huy San: “Tất cả các loài vật đều bình đằng, nhưng một số loài vật bình đẳng hơn những loài vật khác.”

Hiến pháp Việt Nam (2013) quy định quyền tự do cư trú, tự do đi lại trong điều 23, theo trang của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).

Người dân đổ về cửa ngõ để tìm đường về quê rạng sớm 1/10 tại TP HCM
Chụp lại hình ảnh,Người dân đổ về cửa ngõ để tìm đường về quê rạng sớm 1/10 tại TP HCM

Trang web này, trong một bài hồi tháng 10/2020, viết rằng: “Bất chấp những khó khăn do dịch bệnh Covid-19, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực đảm bảo tối đa quyền tự do đi lại cho công dân Việt Nam và nước ngoài trên cơ sở pháp luật Việt Nam và quốc tế.”

Tuy thế, VOV cũng giải thích việc hạn chế đi lại vì công tác chống dịch, theo một quyết định cùa thủ tướng chính phủ.

“Chiểu theo luật pháp Việt Nam, khoản 2, điều 14 Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Như vậy, quyền tự do đi lại là thành tố quan trọng trong quyền con người và trong bối cảnh “sức khỏe cộng đồng” bị đe dọa bởi đại dịch Covid-19, quyết định của Thủ tướng Chính phủ là kịp thời và cần thiết, ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.”

Bài của blogger Trương Huy San
Chụp lại hình ảnh,Bài của blogger Trương Huy San

Nhưng việc thi hành các chỉ thị, quyết định hành pháp về chống Covid cũng bị một số ý kiến trên mạng xã hội Việt Nam chỉ trích, đồng thời có ý kiến phê phán việc người dân “tự phát di chuyển”.

Quang Trường Nguyễn viết: “OK anh, đã dám nói ra một phần sự thật. Người dân nghèo thấp cổ bé họng đâu dám nói ra, mà có phản ánh thì đâu cũng được ai nghe… Cái đau khổ của dân lành là chỉ biết nghe tin vui một chiều qua tivi đài báo, mà thực tế thì mong cầu cũng chả được chi.”

Quang Huy cho rằng: “Chống dịch bằng những quyết định duy ý chí đến mức ấu trĩ, ngớ ngẩn. Không thể chấp nhận được. Đất nước này đang gặp hạn không chỉ bởi thiên tai, dịch bệnh.”

Tuy thế, có ý kiến không đồng tình về việc phát tán những hình ảnh người dân lạy công an. Họ cho rằng như thế là kích động lòng dân, thậm chí bị cho là phản động.

Nguyễn Dương viết: “Không nên đăng video này, người dân cả nước nói chung và miền nam ruột thịt nói riêng đều đã và đang cố gắng hết sức chống dịch. Những thông tin gây kích động lòng dân như này sẽ châm ngòi và khơi dậy những hành động túng quá làm liều, vô hình chung đạp đổ mọi nỗ lực chống dịch của nhà nước và nhân dân trong bốn tháng qua.”

“Đã không có ý thức còn điên khùng, sợ chết mà kéo nhau đi vậy mới chết đó” Văn Vĩnh phê phán.

Nhiều doanh nghiệp đối mặt nguy cơ thiếu nhân công
Chụp lại hình ảnh,Nhiều doanh nghiệp đối mặt nguy cơ thiếu nhân công

Chưa có thống kê số lượng người dân rời khỏi TPHCM chiếm tổng số bao nhiêu phần trăm lực lượng lao động nơi đây.

Nhưng đã có những dự đoán rằng phải mất nhiều tháng sau khi không chế được dịch, những người lao động ở các tỉnh mới quay lại.

Chưa rõ chính quyền sẽ làm gì để khuyến khích những người lao động ngoại tỉnh yên tâm quay lại làm việc, sau khi chính sách hỗ trợ được cho là không đến tay nhiều người dân.

Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang đối mặt nhiều thách thức. Nhiều tổ chức và hiệp hội các doanh nghiệp này đã kiến nghị Chính phủ Việt Nam thay đổi cách thức chống dịch.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.

Xem thêm:

Chơi golf giữa dịch: Bình Định cách chức lãnh đạo Sở du lịch

Covid-19: Doanh nghiệp nước ngoài tại VN lên tiếng

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

TP HCM: Quân đội đề xuất giúp đưa dân bỏ đô thị về quê

5 tháng 10 2021

Người dân muốn rời khỏi TPHCM ngày 1/10
Chụp lại hình ảnh,Người dân muốn rời khỏi TPHCM ngày 1/10

Bộ Tư lệnh TP.HCM nói sẽ tham gia đưa người dân tại thành phố có nhu cầu về quê.

Truyền thông trong nước ngày 5/10 cho hay người dân “có nhu cầu” liên hệ với tổ dân phố, UBND phường – xã – thị trấn nơi mình đang tạm trú để đăng ký và cung cấp đường dây nóng để được hướng dẫn thêm.

“TP đã có nhiều đợt hỗ trợ chăm lo cuộc sống, và khi nới lỏng giãn cách, TP đã trân trọng mời người dân ở lại để ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

“Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn về quê vì nhiều lý do khác nhau, vì điều kiện kinh tế, tiền trọ, gánh nặng mưu sinh và cũng có thể là muốn về bên gia đình, chăm sóc con cái, cha mẹ lớn tuổi… Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang TP rất thấu hiểu điều đó. Dù với bất kỳ lý do gì, đó cũng là nguyện vọng chính đáng của người dân,” Tuổi Trẻ đưa tin.QUẢNG CÁOhttps://5b94dded59bfad5891b1ab44fd9961a8.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Báo này cho biết khi có số lượng và địa điểm địa phương nơi về của người dân, Bộ Tư lệnh TP sẽ phối hợp với các địa phương để “tổ chức đón tiếp” và sẽ tổ chức xét nghiệm, khám sức khỏe trước khi đưa người dân lên đường về quê.

Đề xuất của Bộ Tư lệnh TP HCM được đưa ra sau khi truyền thông trong nước liên tục đăng tin, hình ảnh cho thấy hàng chục ngàn người lao động từ TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đã đổ về miền Tây khi các tỉnh, thành này nới lỏng giãn cách từ 1/10.

Hơn hai triệu người muốn về quê

Theo thống kê của Bộ Công an, hiện có 3,5 triệu người các địa phương cả nước làm việc tại 4 tỉnh, thành nói trên, trong đó 2,1 triệu người muốn về quê.

UBND TP Cần Thơ cho biết thành phố sẵn sàng đón và tiếp nhận người dân đi xe máy tự phát về quê. Hiện nay, thành phố đã tiếp nhận trên 4.000 người dân từ TP.HCM, Bình Dương và các tỉnh miền Đông về quê.

Các thông tin trên mạng xã hội phản ánh có cả những đoàn người đi bộ từ Bình Dương đã về tới Đắc Nông và có nhưng người còn đi tiếp ra miền Bắc.

TS Nguyễn Ngọc Chu viết trên Facebook cá nhân, đề nghị chính phủ VN trợ giúp ‘đã ở bước đường cùng’:

“Trong mấy ngày qua đã có hàng vạn người bằng mọi cách kiên quyết về quê. Đến nỗi 500 người đã quyết định đi bộ từ Bình Dương qua Đắk Nông để về Hà Giang xa những 1800 km. Trong đó có cả phụ nữ mang thai. Chứng tỏ người dân đã ở bước đường cùng.

Chính phủ không có cách nào để có đủ tiền hỗ trợ. Các gói hỗ trợ như “muối bỏ biển”, lại triển khai chậm trễ, nhỏ giọt , có lúc không đúng địa chỉ, có nhiều chỗ bỏ sót. Địa phương hỗ trợ nhưng không đủ lực, cũng không kịp thời, cũng bỏ sót. Đóng cửa dài ngày không có việc làm, không có tiền sống, buộc phải về quê là lối thoát duy nhất. Đó là hoàn cảnh thực tế đâu xót phải thừa nhận của hàng chục vạn người.”

Tin chính thống của truyền thông VN cho hay UBND tỉnh An Giang cho hay tỉnh đang khẩn trương sắp xếp, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, khu cách ly để tổ chức đón bà con có nhu cầu về quê trong thời gian sớm nhất, nhưng trước mắt ưu tiên người già, phụ nữ mang thai, trẻ em.

Trong khi đó UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết đã có trên 19.000 người về quê, riêng ngày 4/10 có trên 8.000 người về.

Tin cho hay tính đến trưa 5/10, đã có khoảng 50.000 người dân Sóc Trăng từ các tỉnh, thành phố trở về quê, dẫn đến việc nhiều trường học trên địa bàn tỉnh này được dùng để các khu cách ly tập trung do số lượng quá tải.

Ông Trần Văn Lâu – chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đầu tuần này nói ông cùng lãnh đạo 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kiến nghị tạm ngưng cho người dân tự về quê, theo báo Tuổi trẻ.

Việt Nam: Dân quỳ lạy xin về quê, lãnh đạo ‘đi lại thoải mái’?

Covid và dân sinh: Tháo chạy khỏi TPHCM lần bahttps://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/vietnam-58805955/p09r84v3/viChụp lại video,

Dòng người đổ về quê vì Sài Gòn phong tỏa nghiêm ngặt

Bình Dương: Muốn về quê, xô xát giữa dân và cảnh sát

VN: Chính quyền chậm trễ, dân tự chạy xe về quê tránh dịch

Báo Vnexpress vào ngày 5/11 có phóng sự ảnh “Người dân đội mưa chạy xe máy về quê’ mô tả dưới cơn mưa lớn ở miền Trung, hàng nghìn người dân từ TP HCM và các tỉnh phía Nam vẫn liên tục chạy xe máy về quê.

Báo này cho biết nhiều tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Hà Giang chuẩn bị phương án đón người dân từ các tỉnh phía Nam đi xe máy về quê.

“Chúng tôi chưa thống kê được số lượng, nhưng đã đề nghị Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh bố trí nơi ăn, ở cho hàng trăm người”, ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái được báo này dẫn lời.

Ngoài tổ chức đón dòng người đi xe máy, ông Tuấn cho biết thêm đã lên phương án đưa khoảng 1.300 người dân quê Yên Bái hiện ở TP HCM và các tỉnh phía Nam về bằng máy bay dự kiến triển khai giữa tháng 10.

Người dân muốn rời khỏi TPHCM ngày 30/9
Chụp lại hình ảnh,Người dân muốn rời khỏi TPHCM ngày 30/9

Trong khi Phú Thọ ngày 5/10 phát công văn hỏa tốc yêu cầu các huyện, thị xã chuẩn bị khu cách ly tập trung, sau khi “xác định” được đoàn xe khoảng 500 người đang từ phía Nam di chuyển về tỉnh này thì Lai Châu cho biết tỉnh này chưa nắm được số lượng cụ thể người dân đi xe máy về quê.

Giới chức tỉnh Hà Giang, cho biết đơn vị đang lên phương án đón lao động từ các tỉnh phía Nam về, trình lãnh đạo tỉnh xem xét; tinh thần là “sẽ phân loại và cách ly tập trung”.

Trong khi đó báo Tuổi Trẻ có bài ‘Người dân Nghệ An từ phía Nam tự phát về quê cách ly thế nào?’ mô tả trong ba ngày qua có khoảng 2000 công dân Nghệ An “tự phát trở về”.

Giới chức địa phương nói tại khu vực giữa hai cầu Bến Thủy cần bố trí nơi tiếp đón có mái che, nhà vệ sinh, xử lý rác thải, vì nơi này còn có hàng trăm công dân các tỉnh phía Bắc đổ về mỗi ngày.

“Hiện nay Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An đang quản lý 7 khu cách ly tập trung, cách ly cho 1.800 người.

“Nếu thêm nhiều công dân tiếp tục về, sẽ đưa các bệnh viện dã chiến đã tạm dừng hoạt động làm khu cách ly tập trung, có thể cách ly được khoảng 3.700 người,” Tuổi Trẻ cho biết.

Chính quyền tỉnh Nghệ An cho biết hiện có 329.000 người Nghệ An làm việc ở các tỉnh, thành trong cả nước và dự báo số lượng công dân Nghệ An trở về sẽ tăng cao.

Xem thêm:

Dân Myanmar có nguy cơ bị đói do Covid và bất ổn chính trị

Người lao động VN cần tiền cứu trợ trong và sau đại dịch

Covid-19: Ấn Độ chi 22 tỷ đô la cứu trợ khẩn cấp dân nghèo

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Thuốc viên điều trị Covid đầu tiên giảm một nửa nguy cơ nhập viện

2 tháng 10 2021

Molnupiravir pills
Chụp lại hình ảnh,Molnupiravir là phương pháp điều trị kháng virus Covid đường uống đầu tiên được báo cáo kết quả thử nghiệm lâm sàng.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng tạm thời cho thấy một loại thuốc viên kháng virus có khả năng giúp giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong của người nhiễm Covid-19 khoảng 50%.

Thuốc viên – molnupiravir – được dùng hai lần một ngày cho những bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc bệnh.

Nhà sản xuất thuốc Merck của Mỹ cho biết kết quả khả quan đến mức các giám sát viên bên ngoài đã yêu cầu dừng thử nghiệm sớm.

Công ty này cho biết họ sẽ xin phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc này ở Mỹ trong hai tuần tới.QUẢNG CÁOhttps://cd4ad8e21489c478e1e48bd458d3f6cc.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế chính của Tổng thống Mỹ Joe Biden, cho biết kết quả này là “tin rất tốt”, nhưng khuyến cáo thận trọng cho đến khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xem xét các dữ liệu.

Thuốc điều trị Covid qua đường uống đầu tiên

Nếu được các cơ quan quản lý cho phép, molnupiravir sẽ là thuốc kháng virus Covid-19 đường uống đầu tiên.

Loại thuốc này ban đầu được phát triển để điều trị bệnh cúm, được thiết kế để đưa các lỗi vào mã di truyền của virus, ngăn không cho virus lây lan trong cơ thể.

Một phân tích trên 775 bệnh nhân trong nghiên cứu cho thấy:

  • 7,3% những người được sử dụng molnupiravir phải nhập viện
  • so với 14,1% bệnh nhân được dùng giả dược hoặc viên thuốc giả
  • không có trường hợp tử vong nào trong nhóm dùng molnupiravir, trong khi 8 bệnh nhân dùng giả dược trong thử nghiệm sau đó đã chết vì Covid

Dữ liệu đã được công bố trong một thông cáo báo chí và chưa được giới khoa học đánh giá.

Không giống như hầu hết các vaccine Covid nhắm mục tiêu vào sự tăng đột biến protein bên ngoài virus, thuốc này nhắm mục tiêu vào một loại enzym mà virus sử dụng để tạo ra các bản sao của chính nó.

Merck, được biết đến với cái tên MSD ở Anh, nói rằng điều đó sẽ làm cho thuốc có hiệu quả tương đương đối với các biến thể mới của virus trong tương lai.

Daria Hazuda, phó chủ tịch phát của Merck, nói với BBC: “Một phương pháp điều trị kháng virus cho những người không được tiêm chủng, hoặc những người kém đáp ứng với miễn dịch sau khi tiêm vaccine, là một công cụ rất quan trọng giúp chấm dứt đại dịch này.”

Kết quả thử nghiệm cho thấy molnupiravir cần được dùng sớm sau khi các triệu chứng phát triển để có tác dụng. Một nghiên cứu trước đó trên những bệnh nhân đã từng nhập viện vì Covid nặng đã bị tạm dừng sau kết quả đáng thất vọng.

Phê chuẩn toàn cầu

Merck là công ty đầu tiên báo cáo kết quả thử nghiệm thuốc viên điều trị Covid, nhưng các công ty khác cũng đang nghiên cứu các phương pháp điều trị tương tự.

Đối thủ Pfizer của Mỹ gần đây đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn cuối hai loại thuốc viên kháng virus khác nhau, trong khi công ty Roche của Thụy Sĩ đang nghiên cứu một loại thuốc tương tự.

Merck cho biết họ dự kiến sẽ sản xuất 10 triệu gói molnupiravir vào cuối năm 2021. Chính phủ Hoa Kỳ đã đồng ý mua với số tiền với trị giá 1,2 tỷ đôla nếu thuốc này được quan quản lý, FDA, chấp thuận.

Công ty cho biết họ đang tiếp tục thảo luận với các quốc gia khác, bao gồm cả Vương quốc Anh, và cũng đã đồng ý các thỏa thuận cấp phép với một số nhà sản xuất chung để cung cấp phương pháp điều trị cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-58689174/p09wlqbj/viChụp lại video,

Giáo sư Ivo Mueller: ‘Việt Nam phải mở cửa thận trọng và từ từ’

Giáo sư Penny Ward, từ Đại học King’s College London, người không tham gia vào cuộc thử nghiệm, cho biết: “Rất hy vọng rằng lực lượng đặc nhiệm chống virus, giống như lực lượng đặc nhiệm vaccine, đã đặt hàng trước loại thuốc này.

“[Để mà] Vương quốc Anh, cuối cùng, có thể quản lý tình trạng hiện nay một cách phù hợp, bằng cách điều trị các ca nhiễm Covid dù đã tiêm vaccine, và giảm bớt áp lực cho lược lượng y tế NHS trong mùa đông sắp tới.”

Giáo sư Peter Horby, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Oxford, cho biết: “Một loại thuốc kháng virus đường uống an toàn, giá cả phải chăng và hiệu quả sẽ là một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống lại Covid.

“Molnupiravir trông có vẻ hứa hẹn trong phòng thí nghiệm, nhưng thách thức thực tế là liệu nó có hiệu quả cho bệnh nhân hay không. Nhiều loại thuốc đã thất bại vào thời điểm này, vì vậy những kết quả tạm thời này rất đáng khích lệ.”

Categories: Kien-thuc Y-Khoa | Leave a comment

Scotland: Đức Đạt Lai Lạt Ma giúp gì cho quán cà phê ở Edinburgh?

  • Angie Brown
  • Phóng viên BBC Scotland

27 tháng 9 2021

Reka Gawa
Chụp lại hình ảnh,Reka Gawa quảng bá văn hóa Tây Tạng tại quán cà phê Himalaya Café của mình ở Edinburgh

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ủng hộ những nỗ lực để cứu một quán cà phê ở Scotland vốn ra đời từ lời hứa của một phụ nữ Tây Tạng đối với Ngài hồi gần 20 năm về trước.

Reka Gawa, 39 tuổi, mở quán Himalaya Cafe ở Edinburgh sau cuộc gặp tình cờ với nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng tại Nghị viện Scotland vào năm 2004.

Ngài khi đó đã yêu cầu cô ở lại Scotland để quảng bá văn hóa Tây Tạng.

Ông Tập lần đầu tới Tây Tạng trong cương vị Chủ tịch TQQUẢNG CÁOhttps://aeddd504dc4dd798587e11e8d30e31d1.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

100 giờ thăm Tây Tạng để lại dấu ấn suốt đời

Đài Loan, Tây Tạng và những quốc gia không tồn tại

Người chủ cho thuê địa điểm nay rao bán khối bất động sản, nhưng Reka, người hiện đang thuê quán, hy vọng có thể mua lại được nơi này để tránh việc phải đóng cửa quán.

Phát ngôn viên của Đạt Lai Lạt Ma nói với BBC Scotland rằng Ngài biết về hoạt động của quán và hy vọng nơi này sẽ có thể tiếp tục được duy trì.

Reka được nuôi lớn tại Mussoorie, Ấn Độ và chuyển đến sống ở Đan Mạch khi cô 13 tuổi.

Khi cô 22 tuổi, cô chuyển đến Edinburgh và vào làm nhân viên trong Quốc hội Scotland.

“Tôi đã phục vụ cà phê cho ông Chủ tịch Nghị viện George Reid hàng sáng,” cô nói với BBC Scotland.

“Rồi một hôm, ông ấy nói rằng tôi có biết Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đến vào ngày hôm đó không và tôi có muốn gặp Ngài không, vì ông ấy biết tôi là người Tây Tạng.”

Cô vội vã chạy về nhà mặc bộ váy truyền thống Tây Tạng đẹp nhất của mình, một chiếc chupa màu xanh lam.

Dalai Lama with Reka Gawa
Chụp lại hình ảnh,Reka Gawa gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại trụ sở Quốc hội Scotland vào năm 2004

Cô nói: “Tôi rất hào hứng, hạnh phúc và hồi hộp khi gặp Ngài trực tiếp, vì tôi mới chỉ được nhìn thấy Ngài qua các bức ảnh. Tôi đã gọi cho bố mẹ ở Ấn Độ để khoe.”

“Tôi đợi Ngài ở sảnh và sau đó tôi thấy Ngài tiến về phía tôi. Tim tôi đập rất nhanh, tôi khóc, nước mắt lăn dài trên má.”

Chùa thiêng Tây Tạng chìm trong lửa

Tây Tạng nguyên sơ trên xa lộ ‘hành xác’

“Rồi đột nhiên, Ngài đứng cạnh tôi, nắm tay tôi an ủi vì thấy tôi khóc, đó là những giọt nước mắt vui mừng.”

Vị lãnh đạo tinh thần hỏi cô từ đâu đến và cô đã ở Scotland bao lâu.

Cô nói: “Ngài nói rằng Ngài muốn khuyên tôi đôi điều, đó là việc quảng bá văn hóa Tây Tạng là điều rất quan trọng.”

“Tôi đã hứa với Ngài rằng tôi sẽ ở lại Scotland và đó sẽ là ưu tiên hàng đầu của tôi. Nó giống như một giấc mơ.”

line

Đức Đạt Lai Lạt Ma là ai?

Dalai Lama
  • Đạt Lai Lạt Ma là người đứng đầu Phật giáo Tây Tạng và theo truyền thống là người cai quản Tây Tạng, cho đến khi chính phủ Trung Quốc nắm quyền kiểm soát vào năm 1959. Trước năm 1959, nơi ở chính thức của Ngài là Điện Potala ở Lhasa, thủ phủ Tây Tạng.
  • Theo đức tin của Phật giáo Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại là một hóa thân của một vị lạt ma trong quá khứ, người đã quyết định tái sinh một lần nữa để tiếp tục công việc quan trọng của mình.
  • Tên gọi ‘Đạt Lai Lạt Ma’ có nghĩa là Đại dương Trí tuệ.
  • Sau khi một Đạt Lai Lạt Ma qua đời, theo truyền thống, các vị Cao tăng Lạt Ma Phái Gelugpa và chính quyền Tây Tạng sẽ đi tìm người mà Ngài hóa thân vào.
  • Các Cao tăng Lạt Ma sẽ đi tìm kiếm một cậu bé được sinh ra vào khoảng cùng thời điểm qua đời của Đạt Lai Lạt Ma.
  • Có thể mất khoảng hai hoặc ba năm để tìm đúng được Đạt Lai Lạt Ma, và người ta đã phải mất bốn năm mới tìm thấy vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay.
line
Reka (wearing headband) with her family when she was growing up in the in the Himalaya foothills
Chụp lại hình ảnh,Reka (đeo dải băng đầu) cùng gia đình hồi cô sống tại chân dãy núi Himalaya

Reka quyết định tìm cách mở một quán cà phê Tây Tạng ở Edinburgh, nơi sẽ có một phòng thiền định.

Năm 2006, cô bỏ công việc nhân viên phục vụ tại Quốc hội Scotland và mở Himalaya Café ở phố South Clerk Street vào năm 2007.

Cô nói: “Tôi khi đó đang đi bộ ở Newington thì nhìn thấy biển báo ‘Cho Thuê’ ở cửa sổ. Khi người chủ cho tôi vào xem bên trong, tôi không thể ngờ được là bên trong bừa bộn tới mức nào, nhưng tôi cảm nhận như có một tiếng gọi mãnh liệt bên trong, và tôi biết rằng mình phải tìm cách kiếm được tiền để đặt cọc, để hoàn thành được tâm nguyện của Ngài. “

Với sự giúp đỡ của bạn bè, cô đã cải tạo lại quán cà phê.

Cô nói: “Tất cả họ đã làm giúp, không nhận lại gì trừ việc ăn đồ ăn tôi nấu. Nếu bạn có ý định tốt trong lòng thì những điều tốt đẹp sẽ xảy ra.”

Reka Gawa
Chụp lại hình ảnh,Reka Gawa cũng để một phòng thiền định, mở cửa cho tất cả mọi người, tại tầng hầm của quán cà phê

Reka đã xây dựng một cộng đồng lớn mạnh trong 14 năm qua tại quán cà phê và có một phòng thiền ở tầng dưới, nơi bất cứ ai cũng có thể tới ngồi thiền miễn phí.

Tòa nhà nơi đặt quán cà phê này hiện đang được rao bán vì chủ sở hữu tòa nhà muốn nghỉ hưu.

Reka cho biết ông đã cho cô quyền ưu tiên mua nhà. Cô đã đi vay ngân hàng, vay gia đình và bạn bè, nhưng vẫn cần phải huy động thêm để có đủ chậm nhất là tới ngày 1/12.

Sonam Steering Farsi, đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Bắc Âu, vùng Baltic và Ba Lan, cho biết nhà lãnh đạo tinh thần biết về quán cà phê và về việc Reka nỗ lực quảng bá văn hóa Tây Tạng.

Ông nói: “Tôi đánh giá rất cao việc Reka đã quảng bá văn hóa Tây Tạng ở Scotland trong nhiều năm và mong muốn là công việc kinh doanh quán cà phê của cô không bị gián đoạn, mang đến hương vị ẩm thực Tây Tạng và sự yên bình cho người Scotland ở Edinburgh.”

Reka nói thêm: “Tôi sẽ cảm thấy buồn nếu không thể cứu được quán cà phê. Đó là công việc của cuộc đời tôi và tôi muốn giữ lời hứa của mình với Đức Ngài.”

Xem thêm:

Phật giáo Tây Tạng với sự sống và môi trường

Phật giáo Làng Mai và cơ hội trở lại

Chùa Đại Chiêu là trái tim Phật giáo Tây Tạng

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Nhớ ca sĩ Phi Nhung – Đôi mắt buồn Pleiku

  • Đỗ Vẫn Trọn
  • Gửi từ California, Hoa Kỳ

5 tháng 10 2021

Hình chụp tại Cam Ranh năm 1980 - Mẹ, Phi Nhung và hai em
Chụp lại hình ảnh,Hình chụp tại Cam Ranh năm 1980 – Mẹ, Phi Nhung và hai em

Sau nhiều ngày bước vào cõi sinh/tử chống chọi với Covid, cuối cùng Phi Nhung đã rời xa trần thế lúc 11 giờ 57 phút ngày 28 tháng Chín năm 2021, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, hưởng dương 52 tuổi.

VN: Các nhà làm phim nói gì về ‘kiểm duyệt’ và ‘lạm quyền’?

Việt Nam sẽ ‘xử lý nghiêm’ vi phạm chi phí phòng chống Covid

Phi Nhung ra đi trong sự tiếc nuối của bao người, giữa Sài Gòn tang thương, đẫm lệ chia ly, hàng chục ngàn người chết/ đói vì Covid gây ra .QUẢNG CÁOhttps://43660b9226c54afea8e497dc406fa0b6.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Phi Nhung tên thật là Lê Thị Tuyết Lan, pháp danh Tịnh Bình. Sinh ngày 10 tháng Tư năm 1969, tại Pleiku.

Phi Nhung có một người con gái ruột duy nhất là Wendy Phạm. Wendy không chọn con đường nghệ thuật như mẹ, mà theo học ngành y tá và tốt nghiệp thủ khoa tại một trường nổi tiếng ở Mỹ.

Phi Nhung sinh ra ở miền đất đỏ. Tôi cũng vậy, nơi một thành phố nhỏ tình thân gắn bó. Phố núi đìu hiu: “… đi dăm phút trở về chốn cũ…” Có những buổi sáng se lạnh, sương mù giăng thấp không nhìn thấy nhau.

Nhà của Phi Nhung trong khu Đức An, trước đây là khu Dinh Điền, đa số người Bắc sống ở đây. Họ sống bằng nghề nông, trồng hoa quả và rau rừng. Đó là một khu rất sùng đạo, có một nhà thờ lớn. Nơi đây, là nơi hẹn hò thơ mộng bên đồi thông xanh cao ngát tận bao quanh bờ hồ Đức An, là bóng mát của những đôi tình nhân nguyện thề yêu nhau.

Một lần, tôi đến thăm Dì của Phi Nhung, con đường đất đỏ trơn trợt, đất bám vào còn cao hơn đế giày. Dù đi rất chậm nhưng lúc nào cũng có thể té ngã. Phi Nhung vòng tay chào tôi: “Thưa Chú…” Tôi linh cảm ở cô bé có gì khác thường…

Sau đó, tôi không về lại Pleiku nữa. Tôi bặt tin về gia đình Phi Nhung. Năm 1989, Phi Nhung cùng gia đình đến Mỹ theo diện con lai.

Phi Nhung

Đầu thập niên 90, ca sĩ Trizzie Phương Trinh gửi gắm cô em kết nghĩa Phi Nhung từ Tampa – Florida đến Quận Cam để bước vào sân khấu nghệ thuật. Tôi không mườn tượng Phi Nhung là cô bé ngày nào ở Đức An – Pleiku. Một ngày nọ, tôi gặp Phi Nhung, cô nhí nhảnh nói: “Em gọi anh là chú hay anh đây? Anh là bạn của Dì em và là người đồng hương đó nha! Có chương trình văn nghệ nào anh tổ chức phải mời em đó…” Và tôi đã mời Phi Nhung trình diễn trong nhiều Show.

Phi Nhung thành danh rất nhanh, ngay từ tiếng hát đầu tiên cất lên đã được đón nhận. Tên tuổi của Phi Nhung vang lừng, quả là một giọng hát đặc biệt. Giọng ca Phi Nhung như tiếng chuông ngân nga thánh thót, chạm vào trái tim người nghe. Bất cứ một buổi văn nghệ nào mà không có Phi Nhung, dường như người nghe thấy thiếu vắng một điều gì. Phi Nhung trở thành một hiện tượng, một giọng hát đi vào lòng người và ở lại đến ngày hôm nay.

Gọi Phi Nhung là “Nữ Hoàng” của nhạc tình quê hương, thật đúng với mỹ từ này. Phi Nhung được yêu thích không những từ người hâm mộ mà trong giới nghệ sĩ cũng quý mến Phi Nhung ở tính cách hiền lành, tử tế của cô.

Phi Nhung có một tiếng hát trữ tình/đẹp, một đôi mắt buồn/đẹp, một nhân cách đẹp.

Năm 2005, Phi Nhung về Việt Nam chọn quê nhà cho phần đời còn lại. Phi Nhung trỗi bật hơn nữa trên sân khấu ca nhạc – kịch nghệ – điện ảnh. Tiếng hát và bóng dáng Phi Nhung vang vang, có mặt khắp mọi nẻo đường của đất nước, từ thành phố đến thôn quê, trên những giòng sông Cửu Long, Sông Hương, Sông Hồng… lời ca của Phi Nhung vọng lại một âm hưởng quê hương và trở thành người bạn đời của người nghe nhạc.

Ý nguyện của Phi Nhung được mở ra từ đây. Niềm mơ ước thầm kín của Phi Nhung được khỏa lấp bởi tuổi thơ lạc loài – thiếu thốn tình thương của Phi Nhung được chia sẻ bằng chính tình cảm của Phi Nhung trao gửi bảo bọc những em bé mồ côi. Phi Nhung làm nhiều việc công đức, giúp đỡ người nghèo, người tàn tật, xây dựng một đại gia đình hạnh phúc với 23 người con trong tiếng “Mẹ” nồng nàn tình mẫu tử mà Phi Nhung từng khao khát để luôn nghĩ về mẹ mình. Phi Nhung gọi mẹ bằng “Má”. Một âm thanh êm ả bao la chất chứa mà Phi Nhung không thể nào diễn tả hết bằng tiếng hát của mình. Phi Nhung không bao giờ trách cứ Mẹ, mà còn yêu thương nhiều hơn nữa. Hoàn cảnh và định kiến xã hội khiến người mẹ phải đành lòng xa con trong một thời gian.

Năm 10 tuổi, Phi Nhung rời Pleiku về Cam Ranh sống trong vòng tay yêu thương của mẹ. Nhưng chỉ được vài năm thì mẹ Phi Nhung mất, để lại 5 người con cùng mẹ khác cha. Trách nhiệm nặng nề trên đôi vai tuổi thơ, Phi Nhung trở về lại Pleiku để cùng ông bà ngoại và mấy dì nuôi dưỡng các em.

Phi Nhung kiếm sống bằng nhiều nghề, từ việc bán trà nóng trong khu Chợ Mới, thêu thùa may vá, cơ cực tảo tần sớm hôm.

Cách đây 3 năm, khi xem một chương trình văn nghệ ở Reno có Phi Nhung biểu diễn, tôi thật sự xúc động khi ở tiền trường rực rỡ của sân khấu, Phi Nhung vẫn cất tiếng chào tôi rất thân mật.

Sự ra đi của Phi Nhung mang lại một giá trị lớn về sự hy sinh cao cả mà Phi Nhung chấp nhận đương đầu. Không dễ gì mấy ai làm được. Lòng quả cảm của Phi Nhung như một chiến binh, một anh hùng ngoài trận mạc khi Phi Nhung nhường tiêm liều vaccine trong lúc đang làm công việc chống dịch, như Thầy Thích Nhật Từ – trù trì chùa Giác Ngộ đã nói.

Quả là số mệnh. Dẫu biết có sinh/có tử. Đời người như bóng ngựa hồ qua kẽ cửa, nhưng sự ra đi của Phi Nhung làm nhiều người thương tiếc. Trong tôi rất đỗi bàng hoàng, lệ như thấm vào lồng ngực sâu thẳm.

Nhớ về Phi Nhung, một tiếng hát trữ tình, một “Nữ Hoàng” của nhạc tình quê hương, một mất mát lớn cho sân khấu nghệ thuật, cho người yêu nhạc, nhưng tiếng hát của Phi Nhung sẽ còn và mãi mãi trong lòng mọi người.

Pleiku, một thành phố nhỏ của chúng tôi đầy mộng mơ, nơi sinh sản ra những tâm hồn nghệ thuật. Nhiều tên tuổi vang lừng đã từng ở, từng sống, từng gắn bó và cho ra đời nhiều tác phẩm về Pleiku như: nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Du Tử Lê, nhà thơ Kim Tuấn, nhà thơ Vũ Hữu Định, nhà văn Lê Thao Chuyên, nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Lê Uyên Phương, ca sĩ Ngọc Lan và bây giờ là ca sĩ Phi Nhung đã ra đi, đã yên nghỉ nghìn thu. Pleiku, rừng gió cao nguyên đậm mùi tiễn biệt.

Bài viết của nhà văn Đỗ Vẫn Trọn, sống tại bang California, Hoa Kỳ.

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Kỷ lục 56 máy bay Trung Quốc xâm nhập vùng phòng không của Đài Loan

5 tháng 10 2021

A Xian H-6U in-flight refueling tanker (C) flies in formation with a pair of Chengdu J-10 multirole fighte
Chụp lại hình ảnh,Đây không phải là lần đầu tiên máy bay Trung Quốc bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan

Đài Loan đã thúc giục Bắc Kinh dừng “các hành động khiêu khích vô trách nhiệm” sau khi ghi nhận số chiến đấu cơ kỷ lục của Trung Quốc tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của nước này.

Hôm thứ Hai đánh dấu ngày thứ tư liên tiếp diễn ra sự xâm nhập của các máy bay Trung Quốc, với tổng cộng gần 150 máy bay bay vào khu vực phòng thủ của Đài Loan.

Đài Loan nói hàng chục máy bay quân sự Trung Quốc vào ADIZ

Nhiều phi cơ TQ bay vào vùng phòng không của Đài LoanQUẢNG CÁOhttps://91d50d2c0c36375792334625434ddc79.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Đài Loan: Máy bay TQ xâm nhập không phận lên mức ‘kỷ lục’

Một số nhà phân tích cho rằng các chuyến bay trên có thể được coi là lời cảnh cáo đối với Tổng thống Đài Loan trước ngày quốc khánh của hòn đảo này.

Bắc Kinh xem Đài Loan là một tỉnh ly khai.

Tuy nhiên, Đài Loan dân chủ tự nhận mình là một quốc gia có chủ quyền.

Trong hơn một năm qua, Đài Loan đã đưa tin lực lượng không quân của Trung Quốc liên tục bay áp sát hòn đảo này.

Chuyến xâm nhập mới nhất của Trung Quốc gồm 34 máy bay quân sự J-16 và 12 oanh tạc cơ H-6có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Tất cả đều bay ở khu vực gần quần đảo Pratas do Đài Loan kiểm soát, theo bản đồ do chính phủ Đài Loan cung cấp.

Map

Thêm bốn chiến đấu cơ của Trung Quốc được phát hiện vào cuối ngày thứ Hai, nâng tổng số lên 56 máy bay xâm nhập nội trong một ngày.

Cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Đài Loan, Hội đồng Các vấn đề Đại lục (MAC), cáo buộc Bắc Kinh “gây tổn hại nghiêm trọng đến hiện trạng hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”.

Người phát ngôn Chiu Chui-cheng của MAC nói: “Chúng tôi yêu cầu chính quyền Bắc Kinh chấm dứt ngay lập tức các hành động khiêu khích phi hòa bình và vô trách nhiệm.”

Ông nói thêm: “Trung Quốc là kẻ tạo ra căng thẳng giữa hai bờ eo biển (Đài Loan) và gây đe dọa hơn nữa đến an ninh và trật tự khu vực, đồng thời khẳng định Đài Loan “sẽ không bao giờ thỏa hiệp và nhượng bộ” trước các mối đe dọa.

Đáp lại, Trung Quốc cáo buộc Washington là kẻ kích động, đồng thời cảnh cáo việc ủng hộ một Đài Loan độc lập.

Đài Loan nói Trung Quốc ‘mơ bắt chước Taliban’

Đài Loan xin vào CPTPP nhưng lo bị TQ chặn đường

Trung Quốc: Anh cả chi lớn hay trùm cho vay nặng lãi?

“Tham gia vào vấn đề độc lập của Đài Loan là một ngõ cụt. Trung Quốc sẽ thực hiện tất cả các bước cần thiết và kiên quyết đập tan bất kỳ âm mưu độc lập nào của Đài Loan”, Trung Quốc cho biết và nói thêm rằng, Mỹ nên ngừng việc hỗ trợ và “bơm phồng” lực lượng ly khai Đài Loan.

Các nhà phân tích trước đây đã cảnh báo rằng Bắc Kinh đang ngày càng quan ngại việc chính phủ Đài Loan đang chuyển hòn đảo này theo chiều hướng chính thức tuyên bố độc lập và muốn cảnh báo tổng thống Đài Loan – bà Thái Anh Văn không nên tiến hành các bước đi theo hướng đó.

Tuy nhiên, Tổng thống Thái Anh Văn đã nhiều lần nói rằng Đài Loan đã là một quốc gia độc lập, nên việc tuyên bố chính thức không cần thiết.

Hòn đảo này có hiến pháp riêng, quân đội và các nhà lãnh đạo được dân bầu ra.

Trung Quốc không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để đạt được việc thống nhất Đài Loan.

Presentational grey line

Trung Quốc và Đài Loan: Tóm tắt sơ lược

  • Tại sao mối quan hệ Trung Quốc và Đài Loan ‘cơm không lành, canh không ngọt’?Trung Quốc và Đài Loan bị chia cắt trong một cuộc nội chiến vào những năm 1940, nhưng Bắc Kinh khẳng định sẽ giành lại hòn đảo này vào một thời điểm nào đó, bằng vũ lực nếu cần thiết
  • Đài Loan được vận hành thế nào?Hòn đảo này có hiến pháp riêng, các nhà lãnh đạo được bầu một cách dân chủ và khoảng 300.000 quân đang hoạt động trong các lực lượng vũ trang Đài Loan
  • Ai công nhận Đài Loan?Chỉ một số quốc gia công nhận Đài Loan. Thay vào đó, hầu hết công nhận chính phủ Trung Quốc ở Bắc Kinh. Mỹ không có quan hệ chính thức với Đài Loan nhưng có luật yêu cầu nước này cung cấp cho Đài Loan các phương tiện để tự vệ
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tân nội các Nhật ra tín hiệu cứng rắn trong vấn đề TQ-Đài Loan

6 tháng 10 2021

Ông Fumio Kishida, Thủ tướng Nhật Bản, phát biểu trong một cuộc họp báo tại dinh thự chính thức của thủ tướng hôm 04 /10/2021 tại Tokyo, Nhật Bản.
Chụp lại hình ảnh,Ông Fumio Kishida, Thủ tướng Nhật Bản, phát biểu trong một cuộc họp báo tại dinh thự chính thức của thủ tướng hôm 04 /10/2021 tại Tokyo, Nhật Bản.

Tân nội các Nhật Bản báo hiệu một lập trường quyết đoán hơn trước thái độ lấn lướt của Trung Quốc đối với Đài Loan tự trị, cho thấy Nhật sẽ cân nhắc các lựa chọn và chuẩn bị cho “các kịch bản khác nhau”, đồng thời tái khẳng định mối quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, theo Reuters.

Đài Loan và mối quan hệ với Trung Quốc có khả năng, ngay từ đầu, chi phối các chính sách an ninh và quan hệ đối ngoại của chính quyền mới của Thủ tướng Fumio Kishida.

Căng thẳng đang gia tăng đối với Đài Loan khi Trung Quốc tuyên bố đó là lãnh thổ của mình và sẽ dùng vũ lực để đạt được điều này nếu cần thiết. Đài Loan nói họ là một quốc gia độc lập và sẽ bảo vệ các quyền tự do và dân chủ của mình.

Ông Fumio Kishida chính thức làm thủ tướng Nhật BảnQUẢNG CÁOhttps://f28581876e252d6d5ce9e164a314eee6.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Tân Thủ tướng Nhật sắp tới Fumio Kishida ‘nhiều năm hiểu sâu Việt Nam’

Trong những ngày gần đây, Đài Loan ghi nhận có 148 máy bay của lực lượng không quân Trung Quốc bay vào vùng nhận dạng phòng không của đảo này. Các lãnh đạo chính phủ Đài Loan cho hay họ cần phải cảnh giác trước các hoạt động quân sự “quá mức” của Trung Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi, khi được hỏi về tình hình Đài Loan, nói rằng ông hy vọng “vấn đề này được giải quyết một cách hòa bình giữa hai bên thông qua các cuộc đàm phán trực tiếp”.

Covid: Mỹ và các đồng minh hứa một tỷ liều vaccine cho Đông Nam Á

Covid: Mỹ và các đồng minh hứa một tỷ liều vaccine cho Đông Nam Á

“Ngoài ra, thay vì chỉ theo dõi tình hình, chúng tôi hy vọng sẽ cân nhắc các tình huống khác nhau có thể xảy ra để xem xét những lựa chọn nào chúng tôi có, cũng như những chuẩn bị mà chúng tôi phải thực hiện,” ông Motegi nói.

Trong công bố hôm thứ Hai, ông Motegi, cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi, được giữ lại trong nội các mới. Các nhà phân tích cho rằng điều này cho thấy chính phủ mới của Nhật tập trung vào mối quan hệ an ninh chặt chẽ với Hoa Kỳ.

Bình luận của ông Motegi về Đài Loan đánh dấu quan điểm khác biệt hoàn toàn của nội các mới với nội các cũ, bằng cách nói rõ về khả năng can dự của Nhật Bản, đồng thời cũng nhằm thu hút sự chú ý của quốc tế đến vấn đề này, và gây sức ép lên Trung Quốc, theo giới phân tích.

Ông Yoichiro Sato, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Ritsumeikan Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Vấn đề này đã luôn không được nói ra… nhưng lần này, họ đang có lập trường mạnh mẽ hơn”.

Robert Ward, một nghiên cứu viên cấp cao về An ninh Nhật Bản tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại London, cho biết sự thay đổi trong cách Nhật Bản thể hiện mối quan tâm về Đài Loan là rất quan trọng.

Ông Ward nói: “Nhật Bản đang vạch ra một dạng giới hạn và do đó tạo ra những kỳ vọng.

“Chính phủ mới sẽ tiếp tục đường lối cứng rắn hơn, như ông Motegi đang thể hiện. Điều này phù hợp với nỗ lực của Nhật Bản nhằm cân bằng vị thế cường quốc của Trung Quốc.”

Thông điệp mạnh mẽ

Kishida, một cựu ngoại trưởng, trước đó đã nói với các phóng viên rằng ông đã nói chuyện với Tổng thống Mỹ Joe Biden khoảng 20 phút và họ đã xác nhận hợp tác an ninh khu vực.

Ông nói: “Chúng tôi khẳng định sức mạnh của liên minh Hoa Kỳ-Nhật Bản, cũng như cam kết hợp tác cùng nhau để hiện thực hóa một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Ông Kishida không đề cập đến Đài Loan trong các bình luận của mình với các phóng viên nhưng nói: “Chúng tôi cũng khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ để giải quyết các thách thức mà khu vực này phải đối mặt liên quan đến Trung Quốc và Bắc Hàn.”

Ông Kishida nói rằng ông đã nhận được một thông điệp “mạnh mẽ” từ ông Biden về cam kết của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ quần đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông, nơi Nhật gọi là quần đảo Senkaku. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này, nơi mà họ gọi là Điếu Ngư.

Hôm thứ Hai, ông Kishida đã công bố một nội các mới, bao gồm các đồng minh là cựu Thủ tướng Shinzo Abe và cựu Bộ trưởng Tài chính Taro Aso giữ các chức vụ quan trọng, cùng với những chính trị gia tương đối mới, theo lời hứa trao cơ hội cho các nhà lập pháp trẻ tuổi.

Ông Kishida, 64 tuổi, người Hiroshima, đã gây bất ngờ cho phe đối lập khi kêu gọi một cuộc bầu cử vào ngày 31/10 và tuyên bố sẽ hỗ trợ đối phó với đại dịch virus corona.

Nhưng những cam kết của ông dường như không giúp ông được yêu thích hơn trước cuộc bầu cử. Một cuộc thăm dò hàng ngày của Mainichi cho thấy tỷ lệ tán thành ông Kishida là 49% – so với tỷ lệ 64% ủng hộ trước đây cho chính quyền của thủ tướng cũ khi ông này lên nhậm chức.

Ngả về cánh hữu

Kishida, người theo phái ôn hòa truyền thống của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, đã ngả về cánh hữu khi ông vận động tranh cử để trở thành lãnh đạo đảng này.

Ông Kishida đã nói rằng việc Nhật có được khả năng tấn công các căn cứ của đối phương, một bước đi gây tranh cãi được ông Abe hậu thuẫn, là một lựa chọn khả thi và ông sẽ chỉ định một phụ tá để giám sát việc Trung Quốc đối xử với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ (Uyghur). Trung Quốc phủ nhận việc ngược đãi này.

Nhấn mạnh trọng tâm của nội các mới về Trung Quốc, ông Kishida đã tạo ra vị trí Bộ trưởng An ninh kinh tế, do Takayuki Kobayashi, 46 tuổi đảm nhiệm. Ông Kobayashi từng giúp xây dựng các chính sách nhằm bảo vệ các công nghệ nhạy cảm trong chuỗi cung ứng và an ninh mạng từ Trung Quốc.

Trong cuộc họp báo đầu tiên của mình, ông Kobayashi thể hiện thái độ trung lập, nói rằng các mối quan hệ có tầm quan trọng lớn đối với cả hai nước.

Ông Kobayashi nói: “Điều quan trọng là Trung Quốc, với tư cách là một siêu cường kinh tế, tuân thủ các quy tắc của cộng đồng quốc tế và thực hiện trách nhiệm của mình theo cách phù hợp với một quốc gia lớn để phát triển hơn nữa nền kinh tế toàn cầu”.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Covid: Bỏ đi hay ở lại đều là quyền thiêng liêng của dân VN

  • Trần Tiến Dũng
  • Nhà văn tại Sài Gòn

7 tháng 10 2021

đèo Hải Vân
Chụp lại hình ảnh,Người dân chạy về miền Bắc tạm dừng chân ở đèo Hải Vân tối 06/10

Sống tại Sài Gòn, tôi chia sẻ, đồng cảm với mọi cấp độ cảm xúc của cộng đồng mạng xã hội về hàng trăm ngàn người rời bỏ thành phố bằng mọi phương tiện để về quê sau ngày 1 tháng 10.

Nay tôi mạn phép đưa ra một số nhận định cá nhân về câu chuyện trên như sau:

Một lần nữa hệ thống chống dịch và chính quyền thành phố lại không dự đoán được sự kiện bỏ đi của người lao động.

Đó là bằng chứng cho thấy sự bất tài, bất lực…Nói theo ngôn ngữ của giới cầm quyền là quan liêu, xa rời quần chúng, làm cho có, vô tâm đến nhẫn tâm.QUẢNG CÁOhttps://622577538b915c5ac680857674e4c0d6.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Covid: Người dân chờ vượt đèo Hải Vân trong đêm đen

Thư Sài Gòn: ‘Vaccine tinh thần’ nào thời chống Covid?

Thư Sài Gòn: Thẻ xanh, thẻ vàng, vùng xanh, vùng đỏ

Việt Nam: Huyết mạch của nền kinh tế vỉa hè

TP HCM: Quân đội đề xuất ‘đưa dân về quê’

VN: 13 tỉnh miền Tây đề nghị tạm ngưng đón dân về trong 15 ngày

Vì sao hệ thống tuyên truyền chạy hết công suất với đủ các cảnh lãnh đạo đi thăm, đi trao quà… lại không biết gì về nguyện vọng sinh tồn được thoát ra khỏi vùng dịch.

Với hàng ngàn người, vấn đề không phải chỉ là quà, tiền cứu trợ tạm thời, mà đối với người lao động nhập cư đang cùng khổ thoát khỏi được cửa tử trong các nhà trọ tạm bợ, thiếu thốn, hẻm sâu nhiễm dịch.

Vì sao các quan lại không dự đoán đươc?

Đương nhiên là do họ có mức sống bề trên, cảnh sống an toàn hơn, được phòng dịch tốt hơn… nên không cần phải có nguyện vọng tìm một nơi an toàn như người lao động nhập cư nghèo.

Song May
Chụp lại hình ảnh,Cảnh một phố ở Sài Gòn trong mùa dịch

Nguyện vọng chính đáng của hàng ngàn người bỏ đi còn mở ra, phơi bày khoảng cách giàu và nghèo, khoảng cách an toàn và hiểm họa, khoảng cảnh ổn định và bấp bênh, khoảng cách thừa mứa và đói kém, khoảng cách sung sướng và rầu khổ…mà bấy lâu bị khỏa lấp che dấu trong chiếc mặt nạ đô thị hào nhoáng, phồn vinh.

Điều thứ ba là bây giờ hệ thống cầm quyền lại ngăn cấm nguyện vọng về quê nhà Thiêng Liêng vì sợ lây dịch khắp nước, sợ thành phố thiếu lao động…

Họ có ngăn mãi được điều đó không?

Chắc chắn không, chỉ cần các phương tiện vận tải hành khách công cộng khác phục hồi là các đợt bỏ đi khỏi tp khác sẽ lại diễn ra.

Các địa phương đang ngăn cấm người tỉnh mình quay về dù trưng ra bất cứ lý do gì cũng không dấu được việc chối bỏ, vô ơn, phi nhân là đang ngược đãi công dân, bà con, đồng bào.

Điều có tính người lúc này là hãy đáp ứng nguyện vọng chính đáng tìm về quê nhà, mà theo người dân nhập cư là an toàn để sau thời gian tránh trú và hiểm họa dịch bệnh tạm ổn; họ lại khởi phát nguyện vọng trở lại thành phố làm việc để sinh tồn.

Nguyện vọng bỏ đi và nguyện vọng trở lại đều là quyền con người Thiêng Liêng!

Sài Gòn5/10/2021

Bài đã đăng trên trang Facebook cá nhân của tác giả Trần Tiến Dũng, nhà văn tại TP HCM.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Những bức ảnh ấn tượng trên thế giới tuần qua

9 tháng 10 2021, 17:05 +07

Những hình ảnh gây ấn tượng từ khắp thế giới chụp trong tuần 2-8/10

Lava rises and slides at Cumbre Vieja volcano as seen from the village of El Paso, La Palma, Canary Islands, Spain, on 4 October 2021
Chụp lại hình ảnh,Nham thạch phun từ miệng núi lửa Cumbre Vieja ở La Palma, Canary Islands, Tây Ban Nha. Nham thạch bắt đầu tuôn trào từ hôm 19/9 và đã phá hủy hàng trăm ngôi nhà, buộc hơn 6000 người phải sơ tán.
Residents remove debris of their damaged mud houses following an earthquake in the remote mountainous district of Harnai, Pakistan, on 7 October 2021
Chụp lại hình ảnh,Người dân ở vùng núi Harnai, Pakistan, dọn dẹp quanh những ngôi nhà đổ nát sau động đất. Một trận động đất mạnh 5,9 độ Richter làm ít nhất 20 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương.
Holocaust survivor Leon Schwarzbaum holds a picture in the courtroom during a trial against a 100-year-old former security guard of the Sachsenhausen concentration camp, at the Landgericht Neuruppin court in Brandenburg, Germany, 7 October 2021
Chụp lại hình ảnh,Người sống sót nạn diệt chủng Đức Quốc xã, ông Leon Schwarzbaum, dự phiên tòa xử Josef S, cựu cai ngục trại tập trung ở Brandenburg, Đức hôm 7/10. Ông Josef S, nay 100 tuổi, bị buộc tội hỗ trợ việc sát hại 3518 tù nhân ở Sachsenhausen.
A man practises yoga on a street in Amritsar, India, on 6 October 2021
Chụp lại hình ảnh,Một người đàn ông tập yoga trên đường phố ở Amritsar, India.
Former Facebook employee and whistleblower Frances Haugen testifies during a Senate Committee on Commerce, Science, and Transportation hearing entitled 'Protecting Kids Online: Testimony from a Facebook Whistleblower' on Capitol Hill, 5 October 2021, in Washington, DC.
Chụp lại hình ảnh,Cựu nhân viên Facebook Frances Haugen tố cáo hãng này tại một phiên điều trần về an toàn internet ở Capitol Hill, Washington DC. Bà tiết lộ bà từng phụ trách một loạt các tài liệu bị lộ, mà theo bà đã chứng tỏ Facebook liên tiếp ưu tiên cho “tăng trưởng trên an toàn”. Facebook nói các tài liệu bị lộ gây hiểm lầm.
A Bengal tiger, who gave birth to four cubs, is seen at Guadalajara Zoo, Jalisco state, Mexico, on 5 October 2021
Chụp lại hình ảnh,Một con hổ Bengal, vừa sinh bốn hổ con hồi đầu năm nay, tại Vườn thú Guadalajara , bang Jalisco, Mexico.
Actress Yulia Peresild blows a kiss through a bus window as she leaves for the Baikonur Cosmodrome, Kazakhstan, on 5 October 2021
Chụp lại hình ảnh,Diễn viên người Nga Yulia Peresild ‘gửi nụ hôn’ qua cửa kính xe buýt khi cô lên đường đến Sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. Cô đã bay trên tàu vũ trụ Soyuz MS-19 tới Trạm Vũ trụ Quốc tế, để quay cho một bộ phim truyện
The co-winner of the 2021 Nobel Prize in Chemistry, Germany's Benjamin List, cheers with a bouquet of flowers and is applauded by colleagues at the Max Planck Institute in Muehlheim, Germany, on 6 October 2021
Chụp lại hình ảnh,Benjamin List, người cùng đoạt giải Nobel Hóa học 2021, được các đồng nghiệp vỗ tay chúc mừng tại Viện Max Planck ở Muehlheim, Đức. Ông List, sinh ở Đức, và ông David MacMillan, sinh ở Scotland giành giải Nobel Hóa học nhờ công trình phát triển các phân tử là hình ảnh phản chiếu của nhau.
Newcastle United supporter Ryan Arrowsmith poses with three-month old son Lewis outside the club shop at St James' Park in Newcastle upon Tyne in northeast England on October 8, 2021, after the sale of the football club to a Saudi-led consortium was confirmed the previous day.
Chụp lại hình ảnh,Cổ động viên Newcastle United và con trai ba tháng tuổi Lewis bên ngoài sân St James’ Park, sau khi câu lạc bộ này được bán cho một consortium Ả Rập Saudi. Giải Ngoại hạng Anh duyệt thương vụ trị giá 305 triệu bảng Anh sau khi họ nhận được “sự đảm bảo có tính ràng buộc pháp lý” rằng nhà nước Ả Rập Saudi sẽ không kiểm soát CLB này.
Members of a Chinese opera troupe prepare before performing at a shrine during the annual vegetarian festival in Bangkok, Thailand, 6 October 2021.
Chụp lại hình ảnh,Diễn viên đoàn Kinh kịch Trung Quốc đeo khẩu trang để ngăn Covid lây lan khi tập dượt cho Lễ hội Ăn chay hàng năm ở Bangkok, Thái Lan.
A cosplayer dressed as Batman wearing the Hellbat suit crosses the road during Day 1 of New York Comic Con at Javits Center on 7 October 2021 in New York City.
Chụp lại hình ảnh,Một người mặc trang phục cosplay Batman qua đường tới dự Comic Con ở New York. Lễ hội Comic Con trở lại năm nay sau khi bị hủy năm ngoái vì dịch virus corona.
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.