Monthly Archives: December 2021

news

BL TV
Khủng hoảng – bứt phá chỉ cách nhau một chữ

Khủng hoảng – bứt phá chỉ cách nhau một chữ 

Đạo đức – Phong thái14 giờ tới

Kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng của huyền thoại kinh doanh Nhật Bản – ông Matsushita Konosuke, là bài học và tham khảo quý báu cho chúng ta trong giai đoạn khó khăn hiện nay… Hiện nay, cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang chịu thiệt hại …Tiêu điểm

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNGXem thêm >>

Đừng bỏ lỡ

Advertisement
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Học giả quốc tế bác ‘quyền lịch sử’ của Trung Quốc ở Biển Đông

Trung Quốc tuyên bố cái gọi là “quyền lịch sử” với Biển Đông, nhưng nhiều chuyên gia, học giả đưa ra các bằng chứng bác bỏ lập luận đó.

Trung Quốc đơn phương vạch ra “đường chín đoạn”, yêu sách chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông dựa trên “quyền lịch sử”, bất chấp phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực.

Tại Hội nghị Khoa học về Biển Đông diễn ra tại Hà Nội ngày 18/11, ông Carl Zha, nhà nghiên cứu độc lập Trung Quốc, đưa ra một số cái gọi là “bằng chứng lịch sử”, cho rằng Trung Quốc đã hiện diện và tuyên bố chủ quyền với các đảo ở Biển Đông từ nhiều thế kỷ trước.

Theo ông Zha, các đảo ở Biển Đông từng được ghi trong tài liệu của nhà Tống vào thế kỷ 13, hay xuất hiện trong ghi chép về các chuyến đi của nhà thám hiểm Trịnh Hòa người Trung Quốc, cũng như được đánh dấu trong bản đồ của nhà Thanh năm 1810.

Zha còn cho rằng chính quyền thực dân Pháp những năm 1910-1920 đã “ít nhiều” công nhận các quần đảo ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc.https://imasdk.googleapis.com/js/core/bridge3.490.0_en.html#goog_707002392about:blankabout:blank

Tuy nhiên, các diễn giả trong phiên thảo luận thứ tư tại hội thảo Biển Đông đã bác bỏ lập luận này của nhà nghiên cứu Trung Quốc.

“Việt Nam là nước đầu tiên tuyên bố chủ quyền và là nước duy nhất liên tục quản lý Hoàng Sa, Trường Sa theo luật pháp quốc tế”, tiến sĩ Vũ Hải Đăng, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Luật Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Singapore, khẳng định.

Chiến sĩ bảo vệ cột mốc chủ quyền trên đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Ảnh: Thành Nguyễn.
Chiến sĩ bảo vệ cột mốc chủ quyền trên đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Ảnh: Thành Nguyễn.

Ông dẫn chứng ngay từ thế kỷ 15, triều Nguyễn đã cử quan lại tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thu thuế tàu thuyền qua hai quần đảo. Ngoài ra, hoạt động của đội tàu Hoàng Sa cũng được ghi lại trong văn bản chính thức của nhà Nguyễn.

Tiến sĩ Bill Hayton, chuyên gia cấp cao tại Chương trình châu Á – Thái Bình Dương thuộc Viện Chatham ở Anh, cho biết không có chính quyền Trung Quốc nào từng tuyên bố chủ quyền hay hình thức quản lý nào ở Hoàng Sa trước năm 1909. Ông nói Trung Quốc thậm chí từng từ chối bồi thường trong một sự cố tàu ở Hoàng Sa vào cuối những năm 1890, khi nói rằng quần đảo không phải là một phần lãnh thổ của nước này.

“Trước đầu thế kỷ 20, không một quan chức nào của Trung Quốc nghĩ đến việc sở hữu hoặc quản lý các bãi đá ngầm hoặc rạn san hô ở Hoàng Sa”, Hayton nói.

Giáo sư Minique Chemillier-Gendreau của Đại học Diderot Paris, Pháp cho biết Hiệp ước San Francisco năm 1951 hay Hòa ước Trung – Nhật năm 1952 đều không đề cập tới việc công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trong khi đó, những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo không bị bác bỏ.

Tiến sĩ Vũ Hải Đăng chia sẻ sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam tiếp tục duy trì và bảo vệ chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện nay, nhiều cơ sở hạ tầng hiện đại đã được xây dựng ở Trường Sa để phục vụ cuộc sống của người dân ở đó, như trường học, cơ sở y tế, chùa chiền.

“Rất nhiều trẻ em Việt Nam đã sinh ra tại quần đảo Trường Sa”, tiến sĩ Hải Đăng cho hay, thêm rằng chính phủ Việt Nam tiếp tục tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa, cũng như khẳng định những tranh chấp ở Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế.

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 diễn ra ngày 18-19/11 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, nhằm cung cấp cái nhìn rõ hơn về diễn biến tình hình ở Biển Đông cũng như xu hướng khu vực trong thời gian tới dưới góc nhìn của các học giả, chuyên gia hàng đầu thế giới.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Kỳ vọng hòa bình trên biển Đông

21-11-2021 – 07:12|Biển đảoChia sẻhttps://www.facebook.com/v2.8/plugins/like.php?action=like&app_id=889975511027097&channel=https%3A%2F%2Fstaticxx.facebook.com%2Fx%2Fconnect%2Fxd_arbiter%2F%3Fversion%3D46%23cb%3Df3394b364e0068%26domain%3Dnld.com.vn%26is_canvas%3Dfalse%26origin%3Dhttps%253A%252F%252Fnld.com.vn%252Ff1de252391778f%26relation%3Dparent.parent&container_width=0&href=https%3A%2F%2Fnld.com.vn%2Fnews-20211120200328114.htm&layout=button_count&locale=vi_VN&sdk=joey&share=false&show_faces=false&size=small

Nhiều quốc gia, chính khách, học giả quốc tế ủng hộ quan điểm, lập trường của Việt Nam, đặt nhiều kỳ vọng vào tương lai của biển Đông sẽ trở thành một “vùng biển của hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng”

Sau hai ngày tổ chức tại Hà Nội, hội thảo quốc tế về biển Đông lần thứ 13 đã kết thúc vào ngày 19-11. Hội thảo diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi đại dịch Covid-19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại và những vấn đề nóng bỏng của chính trị quốc tế dự báo tác động đến tình hình ở biển Đông. Điều có thể khẳng định là trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn kiên định với lập trường của mình và được nhiều quốc gia, học giả quốc tế ủng hộ.

Lo ngại hành động của Trung Quốc

Trong phiên khai mạc, hội thảo đã có những phát biểu đề dẫn của các chính khách uy tín trên thế giới như cựu Thủ tướng Úc Kenvin Rudd, cựu Ngoại trưởng Indonesia Marty M.Natalegawa, Quốc vụ khanh phụ trách khu vực châu Á – Bộ Ngoại giao Anh Amanda Milling, Giám đốc điều hành Chính sách an ninh và phòng thủ chung (CSDP) của Liên minh châu Âu Pawel Herczynski, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sujan Chinoy.

Cựu Thủ tướng Úc Kenvin Rudd đã khái quát vấn đề biển Đông đang diễn ra trong bối cảnh sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai đại cường Mỹ và Trung Quốc. Trong đó, nổi bật là việc Trung Quốc đang vươn mình trở thành một siêu cường, cùng với việc nước này thay đổi chiến lược, không còn “giấu mình chờ thời” nữa. Điều đó dẫn đến sự phản ứng của Mỹ trong việc bảo vệ vị trí siêu cường của mình.

Điều khiến các chính khách, học giả dự hội thảo quan tâm trước việc Trung Quốc không còn “giấu mình chờ thời”, đó là vào đầu tháng 1 và tháng 8 năm nay, nước này lần lượt ban hành Luật Hải cảnh và Luật An toàn Giao thông Hàng hải. Trong vòng 4 tháng qua, Trung Quốc nhiều lần làm phức tạp tình hình khi can thiệp các hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt của Indonesia và Malaysia tại biển Đông. Mới đây nhất, ngày 15-11, Trung Quốc lại có những hành động đe dọa hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia. Lần này, Bắc Kinh nhắm vào hoạt động thăm dò dầu khí ở thượng nguồn của Công ty Khai thác và Sản xuất dầu khí (PTTEP) do Thái Lan hậu thuẫn đang hoạt động ngoài khơi vùng biển Sabah của Malaysia.

Đặt ra những lo ngại này trong hội thảo, tiến sĩ Derek Grossman (Tổ chức Nghiên cứu RAND Corporation – Mỹ) chỉ rõ tình trạng an ninh tồi tệ ở biển Đông hiện nay là do “Trung Quốc gia tăng các hành động trên biển Đông, đi ngược lại với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, gây ra những lo ngại ngày càng tăng từ các nước láng giềng trong khu vực”.

Đồng tình với quan điểm này, bà Amanda Milling tuyên bố Anh phản đối những sự diễn giải sai trái về UNCLOS; đồng thời kêu gọi: “Chúng ta cần phải bảo vệ biển Đông cùng với các nguồn tài nguyên của nó”. Trong khi đó, giáo sư luật quốc tế Nishimoto Kentaro (Đại học Tohoku – Nhật Bản) nói rằng luật pháp quốc tế chung không thể được sử dụng để bao che cho các hành vi trái với UNCLOS. Ông Nishimoto Kentaro lên án việc Trung Quốc luôn nói rằng UNCLOS là rất quan trọng, tất cả các quốc gia cần tôn trọng công ước này. Tuy nhiên, năm 2020, Trung Quốc đi ngược lại UNCLOS bằng việc ban hành công hàm để bao biện cho các hành vi sai trái của mình, tự phủ nhận Phán quyết PCA năm 2016.

Kỳ vọng hòa bình trên biển Đông - Ảnh 1.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Trong ảnh: Lữ đoàn 167 – Vùng 2 Hải quân huấn luyện trên biểnẢnh: TUẤN CƯỜNG

Vì một tương lai tốt đẹp hơn

Với mục tiêu luôn nêu cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, trong bài phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Hiệu khẳng định: “Trong khi UNCLOS được coi là chuẩn mực ứng xử chung, vẫn còn nhiều bộ luật hoặc các hoạt động quốc gia không nhất quán hoặc trái với UNCLOS. Quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển vẫn chưa được tôn trọng đầy đủ. Điều này rõ ràng không có lợi cho lòng tin và cho các tiến trình hợp tác trong khu vực”. Theo Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu, đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc tới mọi mặt của thế giới. Vì vậy, thế giới đang cần chung tay, hợp tác vượt qua đại dịch, phục hồi kinh tế và nỗ lực thực hiện các mục tiêu toàn cầu, vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Giáo sư Nguyễn Chu Hồi cho rằng trong bối cảnh tranh chấp ở biển Đông, các hoạt động hợp tác khoa học biển cần được tăng cường. Cả UNCLOS và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) năm 2002 đều công nhận và khuyến khích việc hợp tác nghiên cứu khoa học biển ở đây. Điều này khiến các bên tham gia có thể giảm thiểu được căng thẳng và giúp duy trì hòa bình, ổn định trên biển Đông.

Từ đó, giáo sư Hồi đề xuất: “Cần thiết lập những cơ chế hợp tác cụ thể cho vấn đề nghiên cứu khoa học biển; ngưng hoạt động của các con tàu thuộc sở hữu nhà nước mượn danh “nghiên cứu khảo sát biển” trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác”.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2011570);}else{parent.admSspPageRg.draw(2011570);}https://api.dable.io/widgets/id/6XggQDXN/users/33943234.1563008758931?from=https%3A%2F%2Fnld.com.vn%2Fbien-dao%2Fky-vong-hoa-binh-tren-bien-dong-20211120200328114.htm&url=https%3A%2F%2Fnld.com.vn%2Fbien-dao%2Fky-vong-hoa-binh-tren-bien-dong-20211120200328114.htm&ref=&cid=33943234.1563008758931&uid=33943234.1563008758931&site=nld.com.vn&id=dablewidget_6XggQDXN&category1=Bi%E1%BB%83n%20%C4%91%E1%BA%A3o&ad_params=%7B%7D&item_id=20211120200328114&item_pub_date=2021-11-21T07%3A12%3A00%2B07%3A00&pixel_ratio=1.5&client_width=520&network=non-wifi&lang=en&is_top_win=1&top_win_accessible=1

Như mục tiêu của hội thảo đặt ra là “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”, đại diện nhiều quốc gia, chính khách, học giả quốc tế ủng hộ quan điểm, lập trường của Việt Nam, đặt nhiều kỳ vọng vào tương lai của biển Đông sẽ trở thành một “vùng biển của hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng, không những chỉ của khu vực mà còn của toàn thế giới”.

Tất cả chúng ta, người dân Việt Nam và những người dân trên thế giới yêu biển Đông và yêu chuộng hòa bình, đều cầu mong cho điều ấy thành sự thật, dù biết không hề dễ dàng. 

Bác bỏ luận điệu của Trung Quốc

Đáng chú ý là hội thảo năm nay đã thiết kế một phiên để bàn về nội dung và giải thích Hiệp ước San Francisco năm 1951. Phía Trung Quốc ngang ngược khẳng định với hiệp ước này, quốc tế đã trao và thừa nhận chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Thế nhưng, các học giả phương Tây đã kịch liệt phản đối cách diễn giải bóp méo sự thật như vậy.

Giáo sư Monique Chemillier-Gendreau (Trường Đại học Paris Diderot – Pháp) thẳng thừng bác bỏ luận điệu của Trung Quốc, khi cho rằng Hiệp ước Hòa bình San Francisco đã không trao bất cứ quyền nào cho Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa. “Các hiệp ước hòa bình ký kết với Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 chỉ xác nhận chính thức sự thật rằng Nhật Bản không có liên quan bất cứ chủ quyền nào đối với Hoàng Sa và Trường Sa cả. Trong khi đó, danh nghĩa chiếm hữu của Việt Nam đối với cả hai quần đảo này không hề bị suy giảm” – giáo sư Monique Chemillier-Gendreau nhấn mạnh.

Trong khi đó, tiến sĩ Bill Hayton (Anh) cung cấp các bằng chứng lịch sử từ thời chính quyền Tưởng Giới Thạch để chứng minh Hiệp ước San Francisco không hề trao quyền cho Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Tiến sĩ Bill Hayton còn đưa ra hai sự kiện tàu đắm năm 1894 và năm 1896 cùng các tài liệu lịch sử chính thức từ phía Trung Quốc hồi thế kỷ XIX để khẳng định Trung Quốc không có các bằng chứng thuyết phục nào về chủ quyền của họ đối với các quần đảo ở biển Đông, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Mời tham gia cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm”

Cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm” lần 2, năm 2021-2022 được Báo Người Lao Động phát động từ ngày 28-8-2021 đến hết ngày 15-5-2022. Tác phẩm dự thi là bài viết thể loại phóng sự, ký sự, ghi chép, bình luận, phản ánh, tường thuật, ghi nhanh. Mỗi bài dự thi chỉ đăng 1 kỳ, không quá 1.700 chữ; mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi.

Tác phẩm dự thi gửi qua email: chuquyenbiendao@nld.com.vn. Tác phẩm dự thi ghi rõ tên tác giả, bút danh, kèm địa chỉ, số điện thoại liên lạc, tài khoản ngân hàng. Tác phẩm dự thi đăng báo được trả nhuận bút theo quy định của Báo Người Lao Động. Cơ cấu giải thưởng, gồm 1 giải nhất 50 triệu đồng; 1 giải nhì 30 triệu đồng; 1 giải ba 20 triệu đồng và 2 giải khuyến khích, mỗi giải 10 triệu đồng.

Chi tiết về cuộc thi xem tại: https://nld.com.vn/ban-doc/hap-dan-cuoc-thi-viet-chu-quyen-quoc-gia-bat-kha-xam-pham-20210829123949148.htm.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

EU chạy đua hàng tỷ euro ‘cạnh tranh sáng kiến ​​Vành đai Con đường’ của TQ?

  • Jessica Parker
  • Phóng viên BBC tại Bỉ

1 tháng 12 2021

This new highway connecting Montenegro's Adriatic coast to Serbia - which is being constructed by China Road and Bridge Corporation (CRBC)
Chụp lại hình ảnh,Chiến lược Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã mở rộng sang Tây Balkan, bao gồm cả ở đây ở Montenegro

EU sẽ tiết lộ chi tiết về kế hoạch đầu tư toàn cầu mà nhiều người coi là cạnh tranh với sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Những người trong cuộc cho biết họ sẽ đưa ra những ý tưởng “cụ thể” về các kế hoạch kỹ thuật số, giao thông, khí hậu và năng lượng.

TQ: Bẫy nợ là ‘thuyết âm mưu của Phương Tây’

‘Vành đai, Con đường’: Thêm ủng hộ, chưa hết nghi ngờQUẢNG CÁOhttps://1a47a0479b82ea069657163c9c099551.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Nhiều quốc gia đang ‘cưỡng lại’ Trung Quốc?

Đây được coi là một phần trong nỗ lực của phương Tây chống lại sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Phi và những nơi khác.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen sẽ trình bày sáng kiến ​​”Cửa ngõ Toàn cầu” vào thứ Tư.

EU đang xem xét cách thức làm sao để sáng kiến này có thể tận dụng hàng tỷ euro, thu được từ các quốc gia thành viên, các tổ chức tài chính và khu vực tư nhân.

Bà von der Leyen nói trong bài diễn văn về Tình trạng của Liên minh Châu Âu vào tháng 9: “Chúng tôi muốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng chất lượng, kết nối hàng hóa, con người và dịch vụ trên toàn thế giới.”

TQ sẽ để Vành đai Con đường lặng lẽ chết?

Lãnh đạo VN và Diễn đàn BRF ở Bắc Kinh

Tài liệu 14 trang được trình bày hôm thứ Tư không chứng minh được một cách rõ ràng rằng nó sẽ là đối thủ của chiến lược Vành đai Con đường Trung Quốc. Ủy ban cũng cố tình tránh đề cập đến Trung Quốc khi bị thúc ép về các kế hoạch vào thứ Ba.

Nhưng Andrew Small, thành viên cao cấp của Quỹ Marshall của Đức, nói rằng bối cảnh liên quan là không thể tránh khỏi: “Cửa ngõ Toàn cầu sẽ không tồn tại nếu không có Vành đai và Con đường.”

Đối với ông, kế hoạch này đánh dấu “nỗ lực nghiêm túc đầu tiên từ phía châu Âu trong việc tập hợp các đơn vị lại với nhau và tìm ra các cơ chế tài chính, vì vậy các quốc gia đang cân nhắc vay từ Trung Quốc có một lựa chọn thay thế”.

Vành đai và Con đường là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc; phát triển các liên kết thương mại bằng cách đổ tiền vào đường xá, cảng, đường sắt và cầu đường.

Chiến lược đã mở rộng sang châu Á, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, châu Phi và thậm chí sang các nước láng giềng gần nhất của EU ở Tây Balkan.

Nó đã bị chỉ trích là một phương tiện cung cấp “các khoản vay cắt cổ” trong cái được dán nhãn là “ngoại giao bẫy nợ”.

Nhưng cũng có những người cho rằng bức tranh phức tạp hơn, và việc vay những khoản tiền lớn hầu như không thể không có rủi ro. Hơn nữa, Trung Quốc đáp ứng được nhu cầu mà các bên khác không có được.

Dù bằng cách nào, dấu ấn kinh tế và địa chính trị của Trung Quốc đã gia tăng khi căng thẳng leo thang với phương Tây.

Map showing the combined value of China's infrastructure projects in different countries around the world.

Giờ đây, EU sẽ cố gắng kiểm soát ảnh hưởng và nguồn lực của chính mình, theo những gì Andrew Small nói sẽ là một thử nghiệm lớn.

Câu hỏi đặt ra là liệu EU có thể thực sự hành động trong không gian địa chính trị này hay không.

“Hay là nó quá cứng nhắc, quá sa lầy vào đấu đá quan liêu nội bộ? Nếu họ thất bại trong việc này, đó là một thiếu sót lớn”, ông lập luận.

Một nhà ngoại giao nói với tôi, “Đó là một dấu hiệu tốt cho thấy cuối cùng châu Âu cũng đang khẳng định tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực này.”

“Đó là mối quan tâm chung mà chúng tôi chia sẻ với những người bạn xuyên Đại Tây Dương của chúng tôi ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.”

Nhưng lợi ích chung cũng có thể tạo ra nhiều cạnh tranh hơn, theo Scott Morris, Nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu.

TQ đang tạo gánh nặng nợ cho Châu Phi?

Trung Quốc: Một số dự án Vành đai Con đường ‘bị ảnh hưởng nghiêm trọng’ bởi đại dịch

‘Vành đai và Con đường lấy tài nguyên của nước đối tác’

Rốt cuộc, Mỹ có sáng kiến ​​”Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” của riêng mình được đưa ra tại G7 vào tháng 6 năm ngoái. Ông Morris nói: “Đây là một không gian huyên náo với rất nhiều thương hiệu đụng độ nhau.

Tuy nhiên, ông Morris “hy vọng” thành công cho sáng kiến Cửa ngõ Toàn cầu. Ông nói, “quan trọng hơn” so với đối thủ với Trung Quốc, đó là cơ hội để châu Âu “đạt được quy mô tài chính có thể thực hiện tốt ở các nước đang phát triển cần một số vốn”.

Sau khi kế hoạch của EU được Đại học Ủy ban phê duyệt vào thứ Tư, nó sẽ được Ursula von der Leyen trình bày.

EU đã thẳng thắn nhấn mạnh cách tiếp cận “dựa trên giá trị” và “minh bạch”, cho rằng họ muốn tạo ra các liên kết chứ không phải những phụ thuộc.

Nhưng điều này cũng về sức ảnh hưởng, khi Ủy ban tiếp tục tìm cách để phô trương sức mạnh của mình trên sân khấu địa chính trị và kết quả là, tìm hiểu xem họ mạnh đến mức nào.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Ăn, uống, làm gì để tăng khả năng miễn dịch trước Covid-19?

  • Zaria Gorvett
  • BBCFuture

28 tháng 4 2020

Other

“‘Cúm Tây Ban Nha’ – nó là gì và nên được điều trị như thế nào,” dòng tiêu đề thông tin mang tính trấn an của một quảng cáo cho thuốc mỡ Vick’sRooRub hồi năm 1918 viết.

Dòng chữ bên dưới bao gồm những mẩu lời khuyên như “giữ im lặng” và “uống thuốc nhuận tràng”. Ồ, và tất nhiên là xức thuốc mỡ của họ.

Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?

Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?QUẢNG CÁOhttps://ab1e7b2ba07205122ad1c3bfa1ccc484.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Đồ uống nóng có tác dụng chống virus corona không?

Đại dịch cúm năm 1918 là trận dịch chết chóc nhất từng được ghi nhận trong lịch sử, khiến cho 500 triệu người nhiễm bệnh (một phần tư dân số thế giới vào thời điểm đó) và giết chết hàng chục triệu người trên toàn thế giới.

Nhưng cùng với khủng hoảng là cơ hội, và những kẻ bán hàng lừa đảo, tức là người bán cao đơn hoàn tán theo đúng nghĩa đen – xuất hiện đông đảo.

Vick’s VapoRub gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ một loạt các phương thuốc quái đản. Quảng cáo về chúng xuất hiện thường xuyên trên các mặt báo bên cạnh các dòng tít ngày càng đáng sợ.

Tua nhanh đến năm 2020, không có nhiều thay đổi.

Mặc dù đại dịch Covid-19 cách dịch cúm Tây Ban Nha hơn một thế kỷ với những khám phá khoa học trong thời gian đó, đây đó vẫn còn nhiều phương thuốc đáng nghi ngờ và các cách chữa trị dân gian trôi nổi xung quanh. Mà lần này thì chủ đề là ‘tăng cường’ hệ miễn dịch.

Trong số những tin đồn hiện đang lan truyền trên mạng xã hội, một trong những ý tưởng lạ lùng là có thể tăng số lượng bạch cầu bằng cách thủ dâm nhiều hơn.

Và như mọi khi, một lô một lốc những lời khuyên về dinh dưỡng đã xuất hiện.

Lần này, chúng ta được khuyến khích tìm kiếm các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và vitamin C (hồi năm 1918, công chúng được khuyên ăn nhiều hành tây), trong khi các nhà khoa học giả hiệu đang đi bán rong các sản phẩm thời thượng như trà kombucha và chất lợi khuẩn.

Theo một nguồn tin ớt bột và trà xanh có thể giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn trước Covid-19 so với khẩu trang – một lời khẳng định táo bạo và rất đáng ngờ nếu biết rằng có một số loại khẩu trang làm giảm nguy cơ nhiễm virus hô hấp đến 5 lần.

Không có cái gọi là tăng cường miễn dịch

Thật không may, suy nghĩ rằng thuốc viên, siêu thực phẩm thời thượng hoặc thói quen khỏe mạnh có thể là lối tắt để giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh chỉ là tin đồn.

Trên thực tế, khái niệm ‘tăng cường’ hệ miễn dịch không có bất kỳ ý nghĩa khoa học nào.

“Có ba cấu phần khác nhau trong miễn dịch,” bà Akiko Iwasaki, nhà miễn dịch học tại Đại học Yale, nói.

“Bắt đầu với những thứ như là da, đường thở và màng nhầy, và chúng giúp tạo thành rào cản trước mầm bệnh. Nhưng một khi virus vượt qua được hàng rào này, thì bạn phải kích thích phản ứng miễn dịch ‘bẩm sinh’. “Phản ứng này bao gồm các hóa chất và tế bào vốn có thể nhanh chóng tăng cường báo động và bắt đầu chống lại bất kỳ kẻ xâm nhập nào.”

“Khi điều đó vẫn là không đủ, chúng ta sẽ khởi động hệ miễn dịch thích nghi,” bà nói.

Hệ thống này bao gồm tế bào và protein – kháng thể – phải mất vài ngày hoặc vài tuần mới xuất hiện. Điều quan trọng, hệ miễn dịch thích nghi chỉ có thể nhắm vào các mầm bệnh cụ thể.

“Do đó, chẳng hạn một tế bào T đặc hiệu cho Covid-19 sẽ không phản ứng trước mầm bệnh cúm hoặc vi khuẩn.”

Getty Images

Hầu hết các trường hợp lây nhiễm cuối cùng cũng kích hoạt hệ miễn dịch thích ứng. Nhưng có một cách khác để khởi động nó, và đó là tiêm phòng vaccine: cho cơ thể đối mặt với các vi khuẩn còn sống hoặc đã chết, hoặc một phần của vi khuẩn. Điều này có thể giúp cơ thể xác định đúng kẻ thù khi chúng xuất hiện.

Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh

‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?

Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?

Khái niệm ‘tăng cường’ hệ thống miễn dịch của một người mặc định có nghĩa là làm cho những phản ứng này trở nên chủ động hơn hoặc mạnh mẽ hơn.

Trên thực tế, bạn sẽ không muốn làm điều này đâu.

Hãy xem triệu chứng của cảm lạnh – đau nhức cơ thể, sốt, đầu óc đờ đẫn, nhiều nước mũi và đờm. Hầu hết những triệu chứng này không thực sự là do virus gây ra. Thay vào đó, chúng do chính cơ thể chúng ta kích hoạt có chủ ý: chúng là một phần của phản ứng miễn dịch bẩm sinh.

Trong trường hợp này, dịch nhầy giúp tống khứ mầm bệnh, cơn sốt làm cơ thể bạn trở thành một môi trường nóng bức khó chịu, mà ở đó mầm bệnh khó tái tạo, và những cơn đau nhức và sự khó ở là sản phẩm phụ của các hóa chất gây viêm vốn đi khắp các mạch máu, và dựa vào đó các tế bào miễn dịch biết sẽ phải làm gì và phải đi đâu.

Các chất nhầy và tín hiệu hóa học là một phần của viêm tấy, vốn là nền tảng của phản ứng miễn dịch khỏe mạnh.

Reuters

Nhưng quá trình này rất mệt mỏi, vì vậy bạn sẽ không muốn nó lúc nào cũng hoạt động tối đa. Và hầu hết các virus, bao gồm Covid-19, dù sao đi nữa cũng sẽ kích hoạt nó.

Nếu trà kombucha, trà xanh hoặc bất kỳ loại thuốc pha chế nào khác giúp ‘tăng cường miễn dịch’ trên thị trường thực sự có bất kỳ hiệu quả nào, chúng sẽ không giúp bạn khỏe mạnh rạng ngời mà sẽ làm bạn chảy nước mũi.

Mỉa mai thay, nhiều sản phẩm ‘tăng cường miễn dịch’ được cho là giúp giảm viêm tấy.

Việc làm cho các khía cạnh khác của miễn dịch – hệ miễn dịch thích ứng – tích cực hơn, cũng có thể khiến bạn vô cùng khó chịu.

Ví dụ, dị ứng xảy ra khi các tế bào miễn dịch cuồng nhiệt học cách phản ứng với các thực thể ngoại lai vô hại, như phấn hoa, như thể là chúng có hại.

Mỗi lần chúng tìm thấy vật chất xâm nhập, chúng sẽ bật phản ứng miễn dịch bẩm sinh – gây hắt hơi, ngứa mắt và mệt mỏi nói chung.

Một lần nữa, đây có lẽ không phải là điều có trong đầu những người ủng hộ những phương thuốc này.

Nhưng mà ta hẵng cứ coi như là tin tưởng thay vì tỏ ra nghi ngờ những ai cho rằng có thể ‘tăng cường’ hệ miễn dịch, và mặc định rằng ý họ muốn nói là một số sản phẩm có thể cải thiện phản ứng miễn dịch theo cách hữu ích – chứ không phải ‘tăng cường’ theo nghĩa đen.

“Vấn đề là phần nhiều trong những lời khẳng định không có bằng chứng gì làm cơ sở cả,” Iwasaki nói. Vậy thì chúng dựa vào đâu – và liệu có cái gì đó có ích hay không?

Nếu bạn khỏe mạnh, hãy quên các chất bổ sung – ngoại trừ vitamin D

Nhiều loại vitamin tổng hợp được cho là ‘hỗ trợ miễn dịch’ hoặc giúp ‘duy trì chức năng miễn dịch khỏe mạnh’. Nhưng như BBC Future đã cho biết hồi năm 2016, các chất bổ sung vitamin thường không hiệu quả ở những người đã khỏe mạnh sẵn – và thậm chí còn có hại.

Hãy xem vitamin C. Hiệu ứng sức khỏe của hoạt chất chống oxy hóa này đã bao trùm trong bí ẩn kể từ khi nhà khoa học hai lần đoạt giải Nobel Linus Pauling bị ám ảnh bởi khả năng trị cảm lạnh thông thường của nó.

Sau nhiều năm nghiên cứu vitamin này, cuối cùng ông cũng bắt đầu dùng 18.000 mg mỗi ngày – gấp khoảng 300 lần lượng hàng ngày được khuyến cáo hiện nay.

Tuy nhiên, không có mấy bằng chứng hỗ trợ cho uy danh vang lừng của vitamin C trong việc giúp chúng ta chống lại cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Một xem xét hồi năm 2013 của Cochrane – một tổ chức nổi tiếng về nghiên cứu không thiên vị – đã phát hiện ra rằng ở những người trưởng thành ‘thử nghiệm vitamin C liều cao’ vốn được kê đơn để như một liệu pháp điều trị và bắt đầu sau khi xuất hiện triệu chứng, cho thấy ‘nó không có tác động liên tục đến thời gian hoặc mức độ của các triệu chứng cảm lạnh thông thường’.

“Viên vitamin không có lợi cho hệ miễn dịch trừ khi bạn bị thiếu hụt,” Iwasaki cho biết.

Getty Images

Trong thế giới phát triển, hầu hết mọi người đều có đủ vitamin từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên, có một ngoại lệ – vitamin D.

Iwasaki giải thích rằng việc bổ sung vitamin này không phải là ý tưởng tồi.

Một số nghiên cứu đã liên kết mức vitamin D thấp với nguy cơ cao nhiễm trùng đường hô hấp và triệu chứng nghiêm trọng hơn khi chúng phát bệnh. Vitamin này cũng liên đới trong sự phát triển các bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng.

Nhưng điều quan trọng nhất – và khác thường – là tình trạng thiếu vitamin D khá đặc trưng ở nhiều quốc gia, ngay cả những nước giàu có.

Tính đến năm 2012, ước tính có khoảng một tỷ người trên toàn thế giới không có đủ vitamin D. Và với càng nhiều người được kêu gọi ở trong nhà, thật dễ dàng để thấy việc tiếp xúc hạn chế với ánh sáng mặt trời thậm chí còn dẫn đến thiếu vitamin D nhiều hơn.

Không, thủ dâm cũng không có tác dụng

Về mặt lịch sử, hình thức hoạt động tình dục này đã bị y học phương Tây nghi ngờ sâu sắc. Sau khi một bác sĩ ở Thế kỷ 18 cho rằng mất một ounce tinh dịch (28 ml) có tác động đối với cơ thể tương tự như khi mất 40 ounce (1,18 lít) máu, thủ dâm bị đổ lỗi cho tất cả các vấn đề sức khỏe trong hàng trăm năm, từ mù lòa đến rối loạn thần kinh.

Bây giờ gió đã đảo chiều, và nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nó có thể đem đến một số lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên. Ở nam giới chẳng hạn, nó được cho là giúp giữ cho tinh trùng khỏe mạnh và có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Bất kỳ khẳng định nào rằng thủ dâm có thể cải thiện khả năng miễn dịch của bạn hoặc bảo vệ bạn khỏi Covid-19 là thổi phồng.

Đúng là có một nghiên cứu đã cho thấy đàn ông có số lượng bạch cầu cao hơn khi họ bị kích thích tình dục và khi đạt cực khoái. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy điều này sẽ chuyển thành khả năng bảo vệ khỏi bệnh truyền nhiễm.

Không cần tích trữ thuốc chống oxy hóa

Câu hỏi liệu chất chống oxy hóa có ích hay không phức tạp hơn một chút.

Nằm trong phản ứng viêm, các tế bào bạch cầu giải phóng các hợp chất oxy độc hại.

Đây là con dao hai lưỡi. Một mặt, chúng tiêu diệt vi khuẩn và virus và ngăn chúng tạo ra bản sao. Mặt khác, chúng có thể làm tổn thất các tế bào khỏe mạnh, dẫn đến ung thư và lão hóa – và làm hao mòn hệ miễn dịch.

Để ngăn chặn điều này xảy ra, cơ thể dựa vào chất chống oxy hóa. Những chất này giúp kiểm soát những hợp chất oxy ngỗ ngược và giữ cho các tế bào của chúng ta an toàn.

Và ta có thể tăng mức dự trữ chất này cho cơ thể thông qua việc nạp thức ăn. Các loại trái cây, rau của và gia vị sáng màu có xu hướng có nhiều thành phần này nhất, bởi chất chống oxy hoá thường có sắc tố: chúng khiến cho cà rôt, trái man việt quất, cà tím, cải kale đỏ, nghệ, và dâu tây những màu sắc rực rỡ.

Getty Images

Hiện tại có một thử nghiệm đang được thực hiện để kiểm tra xem liệu cho những người mắc Covid-19 chất chống oxy hóa có thể giúp họ phục hồi.

Tuy nhiên, thử nghiệm này chỉ là một trong hàng trăm nghiên cứu về các phương pháp điều trị tiềm năng cho bệnh Covid-19.

Và bất chấp nhiều thập niên nghiên cứu, không có một nghiên cứu nào được được đồng nghiệp xem xét trên người đã chứng minh rằng liều cao chất chống oxy hóa có thể ‘tăng cường’ hệ miễn dịch, hoặc điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm virus ở người.

Lợi khuẩn có thể có ích, mà cũng có thể không

Nếu bạn tin vào các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, thì kombucha không chỉ đơn giản là một thức uống ngọt, có ga được làm từ trà lên men.

Trên internet có đầy rẫy tuyên bố về sản phẩm, trong đó có việc nó có thể điều trị ung thư và thậm chí cả Aids (thực ra là nó không thể).

Bây giờ một số trang web đang cho rằng nó có thể giúp ngăn bạn nhiễm bệnh Covid-19 (và có lẽ là nó không thể).

Giống như lợi khuẩn, kombucha có chứa các vi sinh vật. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác nhận liệu thức uống này có nồng độ vi sinh vật đủ cao để được coi là lợi khuẩn hay không – và hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy kombucha có thể điều trị hoặc ngăn ngừa bất kỳ bệnh nào.

Bức tranh đối với lợi khuẩn nói chung ít rõ ràng hơn.

Một đánh giá năm 2015 cho thấy lợi khuẩn – vi sinh vật có lợi có trong thực phẩm, đồ uống hoặc thuốc – đã làm giảm đáng kể số ca nhiễm trùng đường hô hấp trên và làm cho chúng bớt nghiêm trọng hơn. Chúng cũng giảm bớt một chút việc dùng kháng sinh.

Các tác giả kết luận rằng chúng có thể tốt hơn các phương pháp điều trị bằng giả dược, nhưng chỉ ra rằng chất lượng của các bằng chứng có sẵn là thấp.

Điều quan trọng là hiện tại không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại lợi khuẩn nào có thể bảo vệ chúng ta khỏi Covid-19.

Vậy thì, cái gì được chứng tỏ là có hiệu quả?

Iwasaki nói rằng hầu hết những lời đồn đại này tương đối vô hại – nhưng điều nguy hiểm là nếu tin vào chúng, bạn sẽ có cảm giác an toàn sai lầm.

“Một điều tôi cảnh báo là khi mọi người cảm thấy như họ được bảo vệ. Họ không nên cảm thấy như là họ có sức mạnh để ra đường và bắt đầu tiệc tùng,” bà nói.

Bỏ qua một bên sản phẩm chăm sóc sức khỏe, có một số cách tiếp cận bạn có thể áp dụng để giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của mình.

Chúng không đặc biệt hấp dẫn lắm và bạn sẽ không thấy nhiều người có ảnh hưởng bán giới thiệu về chúng.

Tuy nhiên, chúng được chứng minh là có hiệu quả – và chúng không đòi hỏi bạn phải vung đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình ra: ngủ đủ giấc, tập thể dục, chế độ ăn cân bằng và cố gắng không bị căng thẳng.

Còn nếu không làm được như vậy, có một cách chắc chắn để tăng cường khả năng miễn dịch đối với một số mầm bệnh nhất định: vaccine.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: “Chưa thể trả lời 3 câu hỏi quan trọng về biến thể Omicron”30 tháng 11 2021

“Chúng ta chưa có kết quả hay công bố [khoa học] để trả lời 3 câu hỏi quan trọng về biến thể Omicron”, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn từ Đại học New South Wales (Australia) nói với BBC News Tiếng Việt ngày 29/11.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đề cập đến 3 câu hỏi quan trọng cần được giải đáp về biến thể Omicron, bao gồm:

1/ Độc lực của biến thể Omicron ra sao? (hệ số lây nhiễm và nguy cơ tử vong)

2/ Biến thể Omicron có thể gây ra một đại dịch mới hay không?

3/ Các vaccine hiện hành thì có hiệu lực chống lại biến thể Omicron hay không?

“Không ai dám nói một cách xác định cho 3 câu hỏi tôi vừa đặt ra cả. Không có dữ liệu để nói một cách chắc chắn”, Giáo sư Tuấn cho biết.

Trước biến thể Omicron, các quốc gia như Mỹ, Anh…đang đẩy nhanh tốc độ tiêm liều tăng cường (booster shot) cho người dân.

Chính phủ Anh đang chuẩn bị tiêm mũi thứ tư cho nhóm dân cư thuộc diện nguy cơ cao.

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng nhấn mạnh lại khuyến nghị nên tiêm liều tăng cường để chống lại các biến thể virus.

Trả lời câu hỏi Việt Nam nên tiêm liều tăng cường cho đối tượng nào, Giáo sư Tuấn cho rằng, “Nên ưu tiên tiêm chủng cho người có bệnh nền, những người đã được tiêm 2 liều vaccine Vero Cell.”

Giáo sư Tuấn cho biết “Vaccine Vero Cell vẫn có hiệu quả nhưng không cao như các vaccine ở phương Tây như Pfizer, AstraZeneca và có chứng cứ khoa học để nói điều này.

Vì các nghiên cứu từ bên Thái Lan, Hong Kong đều cho thấy lượng kháng thể từ vaccine phương Tây như Pfizer, AstraZeneca rõ ràng cao hơn các vaccine làm ở Trung Quốc, thời gian hiệu lực cũng dài hơn.”

“Tôi vẫn duy trì quan điểm và ý kiến rằng những ai đã được tiêm vaccine Trung Quốc thì nên được ưu tiên tiêm liều thứ 3”, Giáo sư Tuấn nói với BBC News Tiếng Việt.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.