Ðại Lão Hòa Thượng THÍCH GIÁC LƯỢNG Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới vừa viên tịch ngày 30 tháng 11 năm 2020 tại San Jose, California, Hoa Kỳ
Hưởng thọ 85 tuổi, Trụ Thế 86 Năm Xuất Thế 59 Năm. Hạ Lạp 54 Năm
Thành kính Phân Ưu cùng Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ, HT Thích Minh Tuyên –Phó Pháp Chủ, Môn Ðồ, Pháp Quyến, và Cầu Nguyện cho Giác Linh Ðại Lão Hòa Thượng Thích Giác Lượng sớm tiêu diêu nơi Cõi Phật
TS Lê Phước Sang – Hội Trưởng, DB Dương Thanh Tồn – Cố Vấn Chính Sách, DB Dương Minh Quang – Đệ Nhất Phó Hội Trưởng, TS Vũ Lâm – Phó Hội Trưởng, Trần Văn Vui – Phó Hội Trưởng, Huỳnh Văn Hiệp – Phó HT, Nguyễn Tấn Lạc – Phó HT, Nguyễn Ngọc Sỹ – Phó HT, Huyền Tâm – Chánh Thư Ký, Trần Văn Cao – UV Giáo Lý, Quan Kiều – UV Truyền Thông; Đ/T Nguyễn Văn Nam – TBT Dân Xã Đảng; và các nhân sĩ thân hữu: GS Trần Văn Chi, Nhà BKLS Phạm Trần Anh, Thi Sĩ Vũ Lang, LS Đỗ Đức Hậu, BS Đặng Trần Hào, NS Hồ Văn Sinh, HH Lam Châu, HH Huỳnh Anh, HH Kim Bông, ĐH Nhất Kim, ĐH Thiên Thanh
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (thứ 3) và người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (thứ 2) thăm Nhà sàn của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội ngày 19/10/2020
Tokyo đang tăng sức ép lên Bắc Kinh về vấn đề tranh chấp Biển Đông, khi thủ tướng mới đắc cử của Nhật Bản tìm cách tăng cường quan hệ an ninh trong chuyến công du chính thức đầu tiên của ông ở Đông Nam Á.
Đến thăm Hà Nội hôm thứ Hai, ông Yoshihide Suga đã nhất trí với người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hợp tác trong nhiều vấn đề của khu vực, bao gồm cả về Biển Đông đang tranh chấp, theo SCMP.
Trong một động thái khác khiến Bắc Kinh phiền lòng, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nobuo Kishi và người đồng cấp Úc Linda Reynolds đã đồng ý tăng cường hợp tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm các hoạt động hàng hải ở Biển Đông.
Phát biểu với giới truyền thông tại Hà Nội, ông Suga mô tả thỏa thuận với Việt Nam là một “bước tiến lớn trong lĩnh vực an ninh”. Về nguyên tắc, theo thỏa thuận này, Nhật Bản sẽ xuất khẩu thiết bị và công nghệ quốc phòng gồm máy bay tuần tra và radar cho Việt Nam.
Ông Suga, người nhậm chức tháng trước, nói Việt Nam là “nền tảng” trong các nỗ lực nhằm hiện thực hóa một “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở” và rằng Nhật Bản sẽ đóng góp vào “hòa bình và thịnh vượng trong khu vực”, Kyodo News đưa tin.
Ông cũng chỉ trích các hoạt động ở Biển Đông “đi ngược lại pháp quyền” – một ám chỉ sự lấn lướt của Bắc Kinh tại Biển Đông, nơi ước tính 1/3 các tầu hàng toàn cầu đi qua.
“Điều quan trọng là tất cả các quốc gia liên quan phải nỗ lực hướng tới một giải pháp hóa giải xung đột ở Biển Đông mà không cần dùng đến vũ lực hoặc ép buộc,” ông Suga nói trong bài phát biểu tại một trường đại học ở Hà Nội.
Điểm đến kế tiếp của ông Suga là Indonesia. Giới quan sát khu vực cho biết chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông trên cương vị thủ tướng một phần là nhằm thúc đẩy sự hiện diện của Nhật ở Đông Nam Á, đồng thời nêu bật sự cạnh tranh giữa Tokyo và Bắc Kinh về tranh chấp lãnh thổ và ảnh hưởng trong khu vực.
Với tư cách là đồng minh quan trọng của Mỹ ở châu Á, Nhật Bản đã tìm cách cân bằng một cách thận trọng các mối quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, và tránh mọi cuộc đối đầu công khai với Bắc Kinh. Tokyo đã do dự trong việc cử tàu chiến tham gia các hoạt động tự do hàng hải do Mỹ tổ chức, mà Washington nói là một phần trong nỗ lực chống lại các hoạt động của Trung Quốc trong khu vực nhưng Bắc Kinh cho rằng đang làm tổn hại đến sự ổn định của khu vực.
Giới quan sát cho rằng Bắc Kinh nhận thức sâu sắc về sức ép đó trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Washington về Biển Đông và các vấn đề nhạy cảm khác như nhân quyền, Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng.
Nhưng vẫn chưa rõ liệu các nước Đông Nam Á có xoay trục về phía Mỹ và các đồng minh thay vì Trung Quốc hay không.
Trong cuộc gặp với ông Suga hôm thứ Hai, Thủ tướng Phúc cho biết “Việt Nam hoan nghênh Nhật Bản, một cường quốc toàn cầu, tiếp tục đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và toàn cầu”.
Việt Nam đã tìm cách củng cố mối quan hệ với Nhật Bản cũng như Mỹ, Úc và Ấn Độ trong những năm gần đây trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh về Biển Đông. Việt Nam là thành viên duy nhất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á không được các nhà ngoại giao hoặc quan chức quốc phòng Trung Quốc đến thăm trong chuyến công du của Bắc Kinh vào tháng trước.
Anthony Zurcher , Phóng viên BBC vùng Bắc Mỹ, 16 tháng 10 2020
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy Joe Biden đang dần bứt lên và bỏ xa đối thủ Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay trong cả các điều tra quốc gia và ở các bang dao động chủ chốt.
Nhờ gây quỹ lớn nhất trong lịch sử, đảng Dân chủ cũng có lợi thế tài chính đáng kể, có nghĩa ông Biden sẽ có thể phủ sóng diện rộng với những thông điệp của mình trong những tuần cuối.
Trang blog Fivethirtyeight.com của Nate Silver gần đây cho rằng ông Biden có khả năng thắng cử là 87%, trong khi trang Decision Desk HQ nhận định khả năng này là 83.5%.
Nếu như tất cả những điều này là quen thuộc một cách đau đớn với Đảng Dân chủ, thì đó là điều dễ hiểu. Tại thời điểm tương tự bốn năm trước, bà Hillary Clinton cũng được dự đoán sẽ có nhiều khả năng chiến thắng. Và đảng Dân chủ còn nhớ kết cục thế nào.
Liệu lịch sử có lặp lại với một chiến thắng nữa của ông Trump không? Nếu vị tổng thống lại tuyên thệ nhậm chức lần nữa vào tháng Một sang năm, đây là năm lý do vì sao điều đó xảy ra.
Một điều bất ngờ nữa
Cách đây bốn năm, chỉ 11 ngày trước ngày bầu cử, Giám đốc FBI James Comey tuyên bố rằng cơ quan của ông mở lại cuộc điều tra về việc bà Clinton sử dụng một email cá nhân trong khi bà làm ngoại trưởng. Suốt một tuần, các câu chuyện liên quan chủ đề này tràn ngập mặt báo và cho chiến dịch của ông Trump có thời gian để thở.
Chỉ còn hơn hai tuần nữa là các cuộc thăm dò đóng lại năm nay, và một sự kiện chính trị gây chấn động tương tự có thể đủ để đưa ông Trump tới chiến thắng.
Ít ra thì cho tới giờ, những điều bất ngờ lớn nhất của tháng này đều là tin xấu cho ông Trump – chẳng hạn việc ông nộp thuế và phải vào viện vì Covid-19.
Chụp lại hình ảnh,Hunter Biden và cha, Phó Tổng thống Joe Biden lúc chụp hình năm 2016
Một số người theo phe bảo thủ cho rằng một bài báo của tờ New York Post gần đây có thể gây chấn động cho chiến dịch của ông Biden.
Bài báo viết về một máy laptop bí hiểm có chứa email có thể cho thấy mối liên hệ giữa Joe Biden với nỗ lực vận động một công ty khí Ukraine của con trai ông, Henter Biden.
Nhưng việc bài báo này không nêu được bằng chứng rõ ràng và thiếu các chi tiết cụ thể có nghĩa nó khó có thể thay đổi quan điểm của nhiều cử tri.
Tuy nhiên, ông Trump hứa hẹn rằng sẽ còn nhiều điều bất ngờ nữa. Nếu đây chỉ là màn dạo đầu, việc đưa ra bằng chứng trực tiếp Biden có sai phạm khi làm phó tổng thổng có thể sẽ là câu chuyện rất khác, lớn hơn rất nhiều.
Cũng có thể sẽ có những diễn tiến gây sốc và không ai ngờ được của chiến dịch đang sắp sửa bùng nổ.
Nếu chúng ta dự đoán được, thì còn gì là bất ngờ nữa.
Kết quả thăm dò sai
Thực sự, từ khi ông Biden trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ, các cuộc thăm dò đều cho thấy ông dẫn trước ông Trump. Ngay cả ở các bang do dự, nơi cuộc đua sát nút hơn, Biden cũng thường dẫn trước với tỷ lệ đủ để bù trừ cho sai sót trong thăm dò.
Tuy nhiên, năm 2016 cho thấy ai dẫn đầu thăm dò toàn quốc không có ý nghĩa và các thăm dò cấp tiểu bang cũng có thể sai.
Dự đoán số cử tri đi bầu – những ai thực sự sẽ đi bỏ phiếu – là một thách thức cho mọi cuộc bầu cử, và một số hãng thăm dò dự đoán sai lần trước, họ đã không tính đủ số cử tri da trắng, không có bằng đại học, đã đi bỏ phiếu cho Trump.https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-54574960/p08tyb6q/viChụp lại video,
Bầu cử Mỹ 2020: Ai thực sự quyết định người thắng cuộc?
Mặc dù tờ The New York Times dự đoán lề chênh lệch hiện nay của Biden sẽ đảm bảo ông không bị thua cho dù thăm dò có sai lầm ở mức độ tương tự như năm 2016, các hãng thăm dò lại có những thách thức mới họ phải đối mặt năm 2020.
Chẳng hạn, nhiều người Mỹ dự định sẽ bỏ phiếu qua bưu điện lần đầu tiên. Đảng Cộng hòa đã thề sẽ thách thức kết quả bỏ phiếu qua bưu điện để đề phòng cái mà họ nói có thể là gian lận diện rộng – điều đảng Dân chủ nói là nỗ lực để đàn áp cử tri.
Nếu các cử tri điền phiếu bầu sai hay không theo đúng quy trình, hoặc nếu dịch vụ bưu điện bị chậm trễ hay gián đoạn, chúng đều có thể dẫn tới các phiếu bầu bị loại bỏ. Các điểm bỏ phiếu thiếu nhân viên cũng có thể khiến việc bỏ phiếu khó khăn hơn trong ngày bầu cử, làm nản lòng những người Mỹ mà các hãng thăm dò cho là “các cử tri nhiều khả năng đi bầu”.
Một tranh biện làm thay đổi tình thế
Mọi chuyện đã lắng xuống sau cuộc tranh biện tổng thống đầu tiên giữa Trump và Biden cách đây hơn hai tuần.
Các thăm dò cho thấy phong cách hung hăng, hay ngắt lời của ông Trump không được phụ nữ thành thị ưa thích, mà họ là một nhóm cử tri chủ chốt trong chiến dịch này. Trong khi đó, Biden đủ khả năng chịu nhiệt, làm dịu lo lắng của một số cử tri – mà đảng Cộng hòa tranh thủ – rằng ông đã mất tinh tường vì tuổi già.
Trump bỏ lỡ một cơ hội để thay đổi ấn tượng trong tranh biện đầu tiên khi ông từ chối tham gia cuộc tranh biện lần hai theo dự kiến vì nó đã thay đổi cách thức từ tranh luận mặt đối mặt sang tranh luận ‘ảo’. Ông sẽ có thêm một cơ hội trên sân khấu lớn vào thứ Năm tuần sau và ông phải làm tốt lần này.
Nếu Trump thể hiện phong thái bình tĩnh hơn, ra dáng tổng thống hơn và Biden bị vào thế bí hay bị ngắc ngứ một cách ngoạn mục, cán cân cuộc đua có thể sẽ nghiêng về phía Trump.
Chiến thắng vang dội ở các bang dao động
Ngay cả khi các cuộc thăm dò cho thấy ông Biden có lợi thế, có đủ số tiểu bang hiện ông Trump đang dẫn đầu để nếu mọi chuyện diễn ra có lợi cho vị tổng thống – thuật toán Đại cử tri đoàn có thể giúp ông chiến thắng.
Một số tiểu bang dao động ông Trump thắng lần trước – như Michigan và Wisconsin – dường như khó với tới lần này. Nhưng nếu ông có thể giành chiến thắng sát nút ở các bang dao động còn lại, và được nhiều cử tri da trắng không có bằng đại học đi bầu ở những bang như Pennsylvania và Florida, ông sẽ có thể giành 270 phiếu đại cử tri cần thiết để ở lại Nhà Trắng.
Có những bối cảnh như cả hai ông đều được 269 phiếu, dẫn đến kết quả hòa, và như vậy kết quả sẽ được quyết định bởi các đoàn đại biểu của tiểu bang ở Hạ Viện, mà đa số họ có lẽ sẽ ủng hộ ông Trump.
Biden loạng choạng
Ông Biden tới giờ đã có một chiến dịch hết sức có kỷ luật.
Cho dù vì thực chất hay vì bối cảnh do dịch Covid-19 tạo ra, một ứng viên hay ngắc ngứ như ông đã tránh không bị rọi đèn và những tình huống mà khả năng nói của ông có thể khiến ông gặp rắc rối.
Nhưng giờ đây ông Biden đang trên đường đi vận động hết mình. Với việc xuất hiện nhiều hơn, có rủi ro cao hơn là ông sẽ nói hay làm điều gì đó ảnh hưởng tới kết quả thăm dò.
Liên minh các cử tri ủng hộ Biden là những người có quan điểm trung dung ở thành thị, những cử tri Cộng hòa chán nản, đảng viên Dân chủ tầng lớp lao động, các nhóm thiểu số và những người thực sự tin vào tự do. Đó là nhóm người có những mối quan tâm rất khác và nhiều khi mâu thuẫn nhau và họ có thể tức giận nếu ông Biden cho họ lý do để làm vậy.
Và còn có khả năng, vì mệt mỏi trên đường đi vận động, Biden cho thấy ảnh hưởng của tuổi tác và một lần nữa gây lo ngại liệu ông có đủ sức làm nhiệm vụ của tổng thống không. Nếu ông có dấu hiệu đó, chắc chắn chiến dịch của Trump sẽ chớp ngay cơ hội.
Chiến dịch của Biden có thể nghĩ họ chỉ cần tiếp tục cho đến ngày bầu cử, và Nhà Trắng sẽ thuộc về họ. Nhưng nếu họ vấp ngã, họ sẽ không phải là nhóm chính trị đầu tiên phải chịu thất bại từ một chiến thắng tưởng như là cầm chắc trong tay.
Hoan hỷ tham dự ĐẠI LỄ KỶ NIỆM 75 NĂM ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ KHAI SÁNG ĐẠO PHẬT GIÁO HÒA HẢO.
Thời gian và dịa điểm như sau:
2:00 chiều ngày 29 tháng 6, năm 2014 tại
TRỤ SỞ HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG
Tel: 832-397-9813
12432 Euclid St., Garden Grove, CA 92840
Tổ Đình An Hòa Tự
CHƯƠNG TRÌNH
I.- Tiếp Đón Quan Khách: 2:00 PM
Quan Khách và đồng đạo đến
II.- Nghi Thức Khai Mạc: 3:00 PM
Chào Quốc Kỳ, Đạo Kỳ và Mặc Niệm
Giới thiệu thành phần tham dự
Diễn văn của Ban Tổ Chức
III.- Đại Lễ Kỷ Niệm: 3:30 PM
Nghi Thức Hành Lễ
Tuyên đọc Sứ Mạng Cứu Đời của
Đức Huỳnh Giáo Chủ
Đọc 8 Điều Răn Cấm
IV.- Phát Biểu của Quan Khách và
Xướng Ngâm Thi Văn Giáo Lý: 4:00 PM
V.- Văn Nghệ Giúp Vui
VI.- Cảm Tạ của Ban Tổ Chức
VII.- Bế Mạc 6:00 PM
*
* * “Đạo pháp thường hay dung với hòa
Xét người cho tột xét thân ta
Nếu người rõ phận vui lòng thứ
Ta thứ được người người thứ ta”
Lời của Đức Huỳnh Giáo Chủ
CỐ VẤN BAN TỔ CHỨC ĐẠI LỄ
Cụ PHAN NHƯ TOẢN, Chủ Tịch Danh Dự Hội Đồng Giám Sát, Hội Đồng Trị Sư Trung Ương GHPGHH
TRẦN SINH CÁT BÌNH, Chủ Tịch Danh Dự Hội Đồng Đồng Cố Vấn Hội Đồng Trị Sự Trung Ương HGPGHH
LS. Đinh Thạch Bích
GS. Trần Văn Chi
Ô. Bà Hoàng Đình Từ
Thiền Sư Nguyên Linh
Ô. Bùi Văn Truyền
Đốc Sự HC Châu Văn Để
GS Lê Hữu Quế
Nghệ Sĩ Tuyết Nga
LIÊN LẠC:
TS Lê Phước Sang, 832-397-9813;
Lê Văn Tâm, 626-538-3409;
Trần Văn Vui, 619-278-9758;
Nguyễn Tấn Lạc, 714-332-9244;
Huỳnh Long Giang, 714-720-5271;
Đào Bích Ty, 714-726-4002;
Nguyễn Thanh Tân, 714-733-8193;
Ô. Ba Định, 714-837-4857;
Mai Bá Điển, 626-246-5121;
Phạm Diệu Chi, 714-722-8129;
Anh Hiền, 714-310-9369;
Nguyễn Bá Triết, 714-331-0937
Nguyễn Khang, 714-757-1696
Hội Đồng Trị Sự Trung Ương và Ban Tổ Chức Đại Lễ Kỷ Niệm
Tu Sĩ Thái Hòa, Hội Trưởng Danh Dự
TS Lê Phước Sang, Hội Trưởng
DB Dương Minh Quang, Đệ nhất Phó Hội Trưởng
DB Dương Thanh Tồn, Cố Vấn Chính Sách
Lê Văn Tâm, Phó Ban Tổ Chức
Trần Văn Vui, Phó Ban Tổ Chức
Nguyễn Cửu Long, Phó Ban Tổ Chức
GS Nguyễn Tấn Lạc, Phó Ban Tổ Chức
Bà Phạm Diệu Chi, Phó Ban Tổ Chức
Huỳnh Long Giang, Tổng Thư Ký
Ông Hồ Phi
Bà Nguyễn Minh Tâm
Ô. Trần Ngọc Châu
Soạn Giả Trần Văn Hương
Nghệ Sĩ Tuyết Nga
Soạn Giả Bùi Minh Đức
Nhạc Sĩ Ngọc Nôi
Ô. Bà Nghệ Sĩ Hoàng Lợi
Nghệ Sĩ Phi Loan
Ô.Bà Ba Định
Bà Đào Bích Ty
Ô. Mai Bá Điển
Ô. Nguyễn Thanh Tân
Ô. Nguyễn Văn Hiền
Bà Phạm Mai
Bác Sĩ Lê Phước Hoàng Hà
Trang mạng Tân Dân Hòa www.tandanhoa.com là cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống tín ngưỡng và văn hóa dân tộc, đồng thời cập nhật và phổ biến tin tức đấu tranh cho tự do hành đạo, cho một Việt Nam Dân Chủ Phú Cường không độc tài, không cộng sản.
Trong điều kiện hiện có, Tân Dân Hòa xin phép được góp nhặt những bài vỡ tin tức từ các nơi. Tân Dân Hòa chân thành biết ơn những tác giả những cơ quan truyền thông đã mặc nhiên rộng lượng cho Tân Dân Hòa đăng tải.
Đôi lời cùng Đồng Đạo và Độc Giả:
Xin phép được hướng dẫn quý vị khi vào trang mạng Tân Dân Hòa, hãy nhìn ngay bên trái sẽ thấy các tiết mục có chủ đề như: Lịch Sử PGHH, quý vị bấm vào đó, một loạt bài vở liên quan sẽ hiện ra. Muốn theo dõi tình hình tranh chấp biển đảo, chạy đua võ trang khí tài như tàu chiến phi cơ, hạm đội tàu ngầm của các nước Đông Nam Á Châu hoăc của các cường quốc liên hệ, thì chỉ cần bấm vào mục Biển Đông. Các mục Chính Trị Thời Sự hay Thắng Tích Cảnh Đẹp cũng bấm vào những mục đó.
Thiết tha kêu gọi:
Thay mặt Trung Ương Giáo Hội, Tổng Vụ Giáo Lý, cũng như Khối Tuyên Huấn Dân Xã, ông Hội Trưởng Tiến Sĩ Lê Phước Sang và Chánh Thư Ký Huyền Tâm Huỳnh Long Giang chân thành mong ước sự đóng góp, bài vở, tin tức, hình ảnh, phim, DVD, thi văn, và những tác phẩm nghệ thuật phù hợp tinh thần nhân văn trong sáng, phù hợp tinh thần văn minh văn hóa dân tộc của các nhân sĩ trí thức và của đồng đạo từ bốn phương gởi về.
Đăc biệt là những tư liệu kỹ năng thuyết trình Giáo Lý, những bài Pháp Luận của quý Tu Sĩ, Cư Sĩ PGHH từ Quốc Nội.
Những công tác dự kiến thực hiện:
Đại Lễ 18 tháng 5 kỹ niệm lần thứ 75 ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng Đạo PGHH sẽ được tổ chức tại khuôn viên Hội Quán đường Euclid, Ngày Thành Lập Đảng Dân Xã – 21 tháng 9 cũng như Ngàỵ 25 tháng 2 là ngày Đức Thầy Thọ Nạn tại Đốc Vàng, ngoại trừ Đại Nhạc Hội Văn Nghệ gây quỷ sẽ ở địa điểm khác.
Hướng tầm nhìn về quê hương đất nước chúng tôi mong ước có một ngày trong các tỉnh Miền Tây nhất là vùng Thánh Địa thân yêu những mầm mống Giáo Lý, những tinh thần xã hội Từ Thiện được đâm chồi nảy lộc những mảnh tình sắc son được vun quén, để Xã Hội Công Bằng Đức Hạnh được lập thành, những tình nghĩa chân thật vững bền, những hương hoa tâm hồn lan tỏa khắp mọi miền quê hương đất nước. Cúi lạy ơn trên Trời Phật, Hồn Thiêng Sông Núi, anh linh của các Anh Hùng Liệt Nữ gia trì hộ độ cho tất cả chúng ta.
Phật Giáo Hòa Hảo đã được khai sáng như một tôn giáo đặc biệt phù hợp với văn hóa dân tộc của người Việt. Cho đến nay Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo ở trong nước cũng như hải ngoại đã trải qua biết bao khổ nạn và thăng trầm theo vận nước. Cùng với Giáo Hội, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng cũng truân chuyên theo dòng lịch sử đấu tranh đầy oan khiên của dân tộc.
Năm nay, Phật Giáo Hòa Hảo tại hải ngoại qua Hội Đồng Trị Sự Trung Ương và Dân Xã Đảng lại tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm Ngày Khai Sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo năm thứ 73 như thường lệ nhưng với một nỗi niềm nặng trữu vì tình hình đạo sự trong nước vẫn còn tối tăm và nhân tâm tại hải ngoại thì rối bời ly tán với sự phân hóa vẫn còn trầm trọng giữa những người đồng đạo, đồng chiến tuyến.
Đức Huỳnh Giáo Chủ, khi khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo đã đồng thời lập ra Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng để tạo môi trường cho tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo có thể thực hành nhiệm vụ công dân đền đáp Ân Quốc Gia, một trong Tứ Ân của Phật Giáo Hòa Hảo. Dân Xã Đảng đã đóng một vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt chánh trị của quốc gia trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập, đấu tranh chống cộng sản và đấu tranh xây dựng hai nền cộng hòa tại miền Nam Việt Nam. Sau năm 1975, hoạt động của Dân Xã Đảng cũng không tránh khỏi những khó khăn và cực kỳ gian nan từ trong nước ra đến hải ngoại.
Ở trong nước, sau 37 năm nắm toàn quyền cai trị đất nước, Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục cai trị 90 triệu đồng bào bằng guồng máy độc tài bạo lực, liên tục đàn áp khủng bố nhân dân, tước đoạt quyền sống của mọi người, cố bám víu vào chủ nghiã cộng sản vô thần, cố gắng thực hiện chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghiã” què quặt nhằm mục đích đục khoét tài nguyên quốc gia, vơ vét của cải cho bè đảng, làm giàu trên xương máu của nhân dân. Quốc gia Việt Nam ngày càng lâm vào tình trạng suy tàn cạn kiệt, kinh tế khủng hoảng, pháp luật bất công, giáo dục xuống cấp, an sinh xã hội tồi tệ, y tế kém cỏi, cờ bạc đĩ điếm nghiện ngập tràn lan, an ninh quốc phòng suy yếu, văn hóa dân tộc và đạo đức con người băng hoại trầm trọng, xã hội Việt Nam gần như bên bờ vực thẳm.
Tại hải ngoại,tập thể người Việt quốc gia đã phải nỗ lực rất nhiều để xây dựng lại cuộc sống, tồn tại, vươn lên và hội nhập vào xã hội mới nhưng cũng không quên hướng về quê mẹ Việt Nam hậu thuẫn hay tham gia công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền của đồng bào ruột thịt trong nước. Nhưng suốt 37 năm qua cuộc tranh đấu cho dân chủ, tự do, nhân quyền của tập thể người Việt quốc gia đã chưa thể thành công vì tình trạng ly tán, xa cách, bời rời, tan nát, phân hóa, chia rẽ, chống báng, công kích lẫn nhau vẫn còn qúa trầm trọng khiến cho tiềm lực đấu tranh và sức mạnh lớn lao của tập thể người Việt quốc gia tại hải ngoại đã không thể được vận dụng hữu hiệu vào công cuộc đấu tranh.
Tuy nhiên, vẫn còn có rất nhiều tổ chức đấu tranh, nhiều vị lãnh đạo các đảng phái, của Dân Xã Đảng, của các tôn giáo, của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo tha thiết với đạo pháp, với tôn giáo, với đồng đạo tại quê nhà và vận mạng chính trị của quốc gia trước sự cai trị bạo tàn của Cộng Sản Việt Nam.
Trong dịp Đại Lễ Kỷ Niệm Ngày Khai Sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo năm nay, Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo và Dân Xã Đảng xin mạo muội gửi bức Tâm Thư này đến tất cả chư liệt vị lãnh đạo các tổ chức đoàn thể đấu tranh, các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, các vị lãnh đạo các tổ chức đoàn thể hội đoàn khác cùng toàn thể quí vị đồng hương đồng bào với Lời Khẩn Cầu đưới đâyđể tham khảo và kêu gọi sự đồng thuận:
1.- Tập thể người Việt quốc gia chúng ta hãy sáng suốt đặt quyền lợi quốc gia và dân tộc lên trên hết, quyết tâm một lòng một dạ tham gia các sinh hoạt đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền ở Việt Nam.
2.- Mọi người trong tập thể người Việt quốc gia hãy tỉnh giấc, ra khỏi tình trạng tiêu cực thụ động, vận động, khuyến khích lẫn nhau và tham gia tích cực vào các sinh hoạt đấu tranh chánh trị trên.
3.- Nhằm mục đích Xây Dựng Lại Niềm Tin, gầy dựng lại Tinh Thần Hợp Tác Hài Hòa, sự Đồng Tâm Nhất Trí làm nền tảng cho công cuộc xây dựng Khối Đại Đoàn Kết Dân Tộc, chúng ta sẽ cùng nhau phát động Phong Trào Khuyến KhíchCác Cuộc Trao Đổi/Đối Thoại giữa các tổ chức đoàn thể để thông cảm, thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt, đồng thời tìm những điểm đồng thuận ngõ hầu tạo điều kiện cho sự Hợp Tác Hài Hòa, Bao Dung, Nhất Trí, Đồng Tâm trong Tinh Thần Đoàn Kết .
4.- Phát động Phong Trào ChấmDứt hay Tránh Các Hành Vi Tiêu Cực như Lên Án và Chấm DứtSự Chống Báng, Công Kích, Chụp Mũ, Bôi Bẩn, Xuyên Tạc, Nói Xấu … giữa mọi thành phần trong tập thể người Việt quốc gia, đã làm cho Đại Khối Người Việt Tị Nạn rơi vào tình trạng chia rẽ, phân hóa, tan nát, rời rạc, chán nản, bi quan bao nhiêu năm qua.
5.- Tại mỗi địa phương tập trung đông đảo người Việt tị nạn, thành lập một Nhóm Làm Việc Nồng Cốt ( Strategy Working Group) có khả năng và thực lực gồm đông đảo các thành viên đại diện cho các tổ chức đoàn thể đấu tranh có cán bộ, các tôn giáo, các hội đoàn nghề nghiệp, các hội ái hữu đồng hương, các tổ chức cộng đồng… Nhóm Làm Việc Nồng Cốt này sẽ thường xuyên họp mỗi tháng ít nhất một lần để vừa có điều kiện thắt chặt mối thân tình vừa bàn thảo và quyết định những vấn đề chung cùng quan tâm tại địa phương, tại tiều bang hay quốc gia cũng như những vấn đề lớn lao hơn của tập thể người Việt quốc gia tại hải ngoại hay những vấn đề của đồng bào trong nước.
Tình hình chính trị quốc tế đang có những dấu hiệu thuận lợi cho công cuộc vận động đấu tranh của tập thể người Việt quốc gia chúng ta. Tình hình chính trị tại Việt Nam và phe Xã Hội Chủ Nghiã còn xót lại đang cho thấy những khó khăn ngày càng chồng chất và nguy cơ xụp đổ. Nhưng chúng takhông thể không chuẩn bị cho thời kỳ hậu cộng sản đang ngày càng rõ nét và xác định cho mình một vị trí thích đáng, một vai trò tích cực khi tình hình đòi hỏi.
Thay mặt Hội Đồng Trị Sự Trung Ương và Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng chúng tôi thiết tha kêu gọi sự đồng thuận ký tên vào Lời Khẩn Cầu này của qúi vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, qúi vị lãnh đạo các tổ chức đoàn thể đấu tranh, toàn thề quí vị thân hào nhân sĩ, củng đông đảo quí vị đồng hương đồng bào. Chúng tôi mong rằng sẽ được sự đáp ứng nồng nhiệt của quí vị và nguyện sẽ sát cánh cùng toàn thể quí vị để chính thức đưa ra Lời Khẩn Cầu sau này và đẩy mạnh công tác vận động và phát động các Phong Trào nói trên.
Chúng tôi cũng rất mong quí vị quang lâm tham dự Đại Lễ Khai Sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo năm thứ 73, ngày 29 tháng 7, năm 2012 tại Hội Trường Trung Tâm Văn Lang, đường Moran, TP Westminster, Orange County, CA 92683 để chúng tôi được lắng nghe thêm các cao kiến.
Không có nhiều tài liệu viêt về Tướng Lê Quang Vinh tức Ba Cụt chỉ huy quân đội của giáo phái Hòa Hảo, bộ phân quân sư của Dân Xã Đảng. Nguyệt San CM Magazine tại San Jose, số 280 tháng 4 năm 2012 đã có ba bài viết về Tướng Ba Cụt Lê Quang Vinh.
Đây là bài viết đầu tiên từ trang 27 đến trang 30. Tân Dân Hòa đã liên lạc với chủ nhân CM Magazine là ông Phạm Lễ và đã được phép đăng tải các bài viêt này.
Tân Dân Hòa, Hội Đồng Trị Sư Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo và Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng xin chân thành cảm tạ BS Phạm Lễ.
Dưới đây là bản scan bài viết: Lê Quang Vinh Thời Niên Thiếu
Một số nhân sĩ trí thức Việt Nam gửi cho đại sứ Philippines tại Việt Nam, bày tỏ ủng hộ đối với quan điểm của Manila về bãi cạn Scaborough đang có tranh chấp với Trung Quốc.
AFP photo
Từ trái qua: GS. Nguyễn Huệ Chi, ông Nguyễn Văn Khải và Nhà văn Nguyên Ngọc biểu tình chống TQ tại HN hôm 14/8/2011.
Ủng hộ Philippines
Trang Bauxite Vietnam và một số trang mạng khác cho phổ biến lá thư này vào ngày 21 tháng 5 vừa qua. Lá thư gửi trực tiếp đến ông Jerril Galban Santos, đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Philippines tại Việt Nam.
Nội dung gồm 5 điểm nói lên quan điểm của những người ký tên về các sự kiện đang xảy ra tại khu vực bãi cạn Scaborough, hay Panatag theo cách gọi của Philippines. Phía Trung Quốc gọi khu vực này là Hoàng Nham.
Điểm thứ nhất bày tỏ sự ủng hộ của những người ký tên đối với quyền chủ quyền và hành động bảo vệ chủ quyền tại khu vực bãi cạn đó của phía Philippines.
Trong bức thư, những người ký tên cũng bày tỏ quan điểm bác bỏ đường chín đoạn mà phía Trung Quốc áp đặt lên biển Nam Hải, hay Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam, hay biển Tây Philippines theo cách gọi của Manila gần đây. Theo họ thì đòi hỏi của Trung Quốc qua đường chín đoạn là một nguy cơ cho việc hợp tác hòa bình và phát triển bền vững tại khu vực Đông Nam Á.
Biện pháp đưa ra tòa án quốc tế về luật biển của Philippines trong tranh chấp bãi cạn Scaborough với phía Trung Quốc cũng được những nhân sĩ trí thức ký tên ủng hộ.
Những người ký tên còn kêu gọi sự đoàn kết của các quốc gia thuộc khối ASEAN giúp Philippines trong việc bảo vệ chủ quyền của nước này tại khu vực bãi cạn Scaborough.
Một trong những người ký tên, luật sư Tạ Văn Tài, nguyên là giảng sư và hiện đang là chuyên gia nghiên cứu tại Luật khoa, Đại học Havard cho biết trong thực tế khi so sánh với phía Philippines thì việc đấu tranh cho chủ quyền tại khu vực Biển Đông của Việt Nam còn hạn chế. Ông kể lại kinh nghiệm khi đi tham gia các hội nghị quốc tế về dầu khí và thái độ của những đại diện Trung Quốc khi nói về chủ quyền biển đảo của họ:
“Có hai lần tôi kinh nghiệm khi đi dự hội nghị dầu khí luật sư của các hãng dầu khí quốc tế tại Houston hồi năm 2010 và năm nay vào tháng 5. Số tham dự là 85 ngàn người, 2500 hãng tham dự, có cả PetroVietnam. Tôi thấy lập trường của Trung Quốc luôn lấn lướt trên các diễn đàn quốc tế. Phía Việt Nam chỉ nói về phía Việt Nam chứ không thấy ai đứng lên bác khước cái đường lưỡi bò của Trung Quốc.”
Ông Tạ Văn Tài có nhận định về việc Philippines và Việt Nam trong hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo tại khu vực Biển Đông trước sự lấn lướt của phía Trung Quốc:
“Trước hết Philippines xa, không gần biên giới Trung Quốc; họ không bị 1000 năm đô hộ, không có chiến tranh với Trung Quốc, và cũng không có những xích mích đủ chuyện như vấn đề dân chài ở Vịnh Bắc Việt…Vì lý do đó Philippines có thể ‘ngang bướng’ hơn Việt Nam; cùng lắm họ chỉ mất vài hòn đảo nếu có xung đột quân sự.
Còn Việt Nam cần phải cân nhắc rất kỹ lưỡng qua bao nhiêu kinh nghiệm đau thương trong lịch sử. Nên tôi hiểu tâm trạng của nhà cầm quyền Việt Nam là phải hết sức cẩn thận. Đó là đúng về mặt ngoại giao, đâu cứ phải nói cứng là có thể thắng lợi.”
Vấn đề của Việt Nam
Theo ý kiến của ông Tạ Văn Tài, Việt Nam cần phải tiến hành các hoạt động cả về việc củng cố sức mạnh quân sự của mình. Song song đó phải biết củng cố nội lực, tức có sự ủng hộ của người dân.
Tuy nhiên việc không như Philippines để cho người dân quyền biểu tình chống Trung Quốc, chính quyền Hà Nội lại ngăn chặn bắt bớ những người dám mạnh dạn xuống đường bày tỏ ý kiến của họ về vấn đề Trung Quốc gây hấn với Việt Nam. Ông Tạ Văn Tài nói:
“Tôi thấy còn làm thiếu là để người dân tự do phát biểu lòng ái quốc của họ. Trung Quốc để chủ nghĩa quốc gia quá khích trong dân chúng. Việt Nam chưa dám làm, vẫn còn hơi dè dặt.”
Như nội dung trong lá thư ủng hộ cho phía Philippines trong việc tranh chấp chủ quyền với phía Trung Quốc tại bãi cạn Scaborough là đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế về luật biển ( ITLOS), ông Tạ Văn Tài nói về vấn đề này hiện nay của Việt Nam đối với tranh chấp tại khu vực Biển Đông:
“Một biện pháp, một khí giới của kẻ yếu là luật pháp. Rõ ràng theo luật quốc tế ‘cổ truyền’ hay luật quốc tế mới tức Luật biển năm 1982, thì Việt Nam có nhiều lẽ phải hơn Trung Quốc. Về đường lưỡi bò của Trung Quốc, tôi đưa ra giải pháp phải sử dụng luật pháp, ví dụ các hòn đảo phải theo luật quốc tế cổ truyền là phải xác lập chủ quyền, và mỗi khi bị xâm phạm phải phản đối, chứ không im tiếng, vì nếu không là thuộc ‘quyền thủ đắc’ của đối phương. Phải luôn nhắc đến việc xâm chiếm năm 1974, giết hải quân Việt Nam năm 1988, và nêu bằng chứng lịch sử xa hơn nữa trong quá khứ.
Còn đường lưỡi bò luật pháp quốc tế không bao giờ công nhận là do một vài học giả Trung Quốc vẽ ra và họ nhận vơ thôi…Mồi lần đi họp các học giả hỏi phía Trung Quốc về đường lưỡi bò họ đều im bặt chứ không trả lời nổi.”
Có hơn 60 nhân sĩ và trí thức Việt Nam trong và ngoài nước đã ký tên vào thư gửi cho đại sứ Philippines tại Việt Nam bày tỏ ủng hộ của họ trong việc Manila tuyên bố chủ quyền và hành động bảo vệ chủ quyền tại khu vực bãi cạn Scaborough ở Biển Đông.
Lá thư vừa nêu là một hành động lên tiếng khác nữa của những người Việt Nam yêu nước trước hành động bành trướng, xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông.