Đức Huỳnh Giáo Chủ

Ðức Huỳnh Giáo Chủ

Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương Kim

Ðức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,

Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.

Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,

Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.

(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)

Phần I:

HÀNH TRẠNG

 

Thiên thứ nhứt

Giai đoạn ra đời mở đạo

 

Chương I: Bối cảnh xã hội

Chương II:Thân thế

Chương III: Ra Tế độ

Chương IV: Đăng Sơn

Chương V: Sứ Mạng

Chương VI: Lưu Cư

Chương VII: Vận Ðộng Ðộc Lập

Chương VIII: Tổ Chức Hàng Ngũ

Chương IX: Chuẩn Bị Ðấu Tranh

 

Thiên thứ hai

Giai đoạn hoạt động đấu tranh

 

Chương X: Dấn Thân

 

Thiên thứ ba

Giai Ðoạn Vắng Mặt

 

Chương XI: Lý Do Thọ Nạn

Chương XII: Còn Hay Mất

 

Phần II:

SỰ NGHIỆP

 

Thiên thứ tư

Sự Nghiệp Về Mặt Ðạo

Tôn Phái Phật Giáo Hòa Hảo

 

Chương XIII: Học Phật

Chương XIV: Tu Nhân

 

Thiên thứ năm

Sự Nghiệp Về Mặt Ðời:

Công nghiệp cách mạng

 

Chương XV: Quân Sự.

Bộ Ðội Nguyễn Trung Trực

 

Chương XVI: Chánh Trị

Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng

 

Cùng một tác giả:

Long Hoa xuất bản

–         Tận Thế và Hội Long Hoa (1952)

–         Đức Phật Thầy Tây An (1953) (hiệp với Đào Hưng)

–         Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo (1954) (hiệp với Thanh Sĩ)

–         Ðời Hạ Ngươn (1960)

–         Đời người dướI ánh sáng Đạo Phật (1960)

–         Bửu Sơn Kỳ Hương (1966)

–         Hành sử Đạo Nhân (1970)

–         Tu Hiền (1972)

–         Đời Thượng Ngươn (1973)

–         Pháp Môn Tịnh Độ (1973)

–         Tại Sao Ta Phải Tu (1974)

Dân Xã Tùng Thư

–         Chánh trị thường thức (1956)

–         Tinh thần cán bộ (1971)

–         Lập trường Dân Xã Đảng (1971)

 

MUC LUC CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7 | | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 |

CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|

 

 

[TV. PGHH]

Advertisement
Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Ðức Huỳnh Giáo Chủ

Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương Kim

Ðức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,

Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.

Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,

Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.

(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)

Phần I:

HÀNH TRẠNG

 

Thiên thứ nhứt

Giai đoạn ra đời mở đạo

 

Chương I: Bối cảnh xã hội

Chương II:Thân thế

Chương III: Ra Tế độ

Chương IV: Đăng Sơn

Chương V: Sứ Mạng

Chương VI: Lưu Cư

Chương VII: Vận Ðộng Ðộc Lập

Chương VIII: Tổ Chức Hàng Ngũ

Chương IX: Chuẩn Bị Ðấu Tranh

 

Thiên thứ hai

Giai đoạn hoạt động đấu tranh

 

Chương X: Dấn Thân

 

Thiên thứ ba

Giai Ðoạn Vắng Mặt

 

Chương XI: Lý Do Thọ Nạn

Chương XII: Còn Hay Mất

 

Phần II:

SỰ NGHIỆP

 

Thiên thứ tư

Sự Nghiệp Về Mặt Ðạo

Tôn Phái Phật Giáo Hòa Hảo

 

Chương XIII: Học Phật

Chương XIV: Tu Nhân

 

Thiên thứ năm

Sự Nghiệp Về Mặt Ðời:

Công nghiệp cách mạng

 

Chương XV: Quân Sự.

Bộ Ðội Nguyễn Trung Trực

 

Chương XVI: Chánh Trị

Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng

 

Cùng một tác giả:

Long Hoa xuất bản

–         Tận Thế và Hội Long Hoa (1952)

–         Đức Phật Thầy Tây An (1953) (hiệp với Đào Hưng)

–         Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo (1954) (hiệp với Thanh Sĩ)

–         Ðời Hạ Ngươn (1960)

–         Đời người dướI ánh sáng Đạo Phật (1960)

–         Bửu Sơn Kỳ Hương (1966)

–         Hành sử Đạo Nhân (1970)

–         Tu Hiền (1972)

–         Đời Thượng Ngươn (1973)

–         Pháp Môn Tịnh Độ (1973)

–         Tại Sao Ta Phải Tu (1974)

Dân Xã Tùng Thư

–         Chánh trị thường thức (1956)

–         Tinh thần cán bộ (1971)

–         Lập trường Dân Xã Đảng (1971)

 

MUC LUC CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7 | | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 |

CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Huỳnh Phú Sổ

Huỳnh Phú Sổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm

Huỳnh Phú Sổ
Duc huynh phu so.jpg

Huỳnh Phú Sổ
Sinh 15 tháng 1 năm 1920
An GiangNam Kỳ
Mất 16 tháng 4, 1947 (27 tuổi)
Nam Việt Nam
Nguyên nhân mất Mất tích/Bị ám sát và thủ tiêu
Tên khác Phật thầy, Cuồng Sĩ, Hoàng Anh, Thầy tư Hoà Hảo
Nổi tiếng vì Sáng lập Phật giáo Hòa Hảo

Chân dung Huỳnh Phú Sổ tại chùa An Hòa Tự (TT. Phú Mỹ, Phú Tân, An Giang)

Huỳnh Phú Sổ (15 tháng 1 năm 1920 – 1947) là người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo. Theo các tài liệu của tôn giáo này, ông được các tín đồ gọi là “Đức Thầy”, “Đức Huỳnh Giáo chủ” hay “Đức Tôn Sư”. Thư tịch đương thời còn ghi Huỳnh Phú Sổ được gọi là Ông đạo Xẻn.[1]

Thiếu thời[sửa | sửa mã nguồn]

Huỳnh Phú Sổ sinh ngày 15 tháng 1 năm 1920, nhằm ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang); con của ông Hương Cả (người đứng đầu trong làng) Huỳnh Công Bộ và bà Lê Thị Nhậm. Thuở nhỏ ông thông minh, học hết bằng sơ học yếu lược Pháp – Việt nhưng hay bị đau ốm nên đành bỏ dở việc học.

Trong một lần lên núi Sam (thuộc Bảy NúiAn Giang), tiếp xúc với phái Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Huỳnh Phú Sổ giỏi trị bệnh và luyện chí tu hành. Năm 1937, ông về làng chữa bệnh cho dân, và viết Sấm Giảng Khuyên người đời tu niệm (1939)[2].

Từ thuở bé, Huỳnh Phú Sổ đã có căn tính của một người tu hành, ông không thích đàn địch, ca hát, cười giỡn như các bạn cùng trang lứa, lúc nào ông cũng trầm tư, tĩnh mặc, thích ở nơi thanh vắng, yên tĩnh. Ông lại hổ thẹn và phản đối ngay khi nghe song thân bàn chuyện kiếm người bạn đời cho ông.

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão, tức ngày 4 tháng 7 năm 1939, Huỳnh Phú Sổ tuyên bố khai lập đạo Phật giáo Hòa Hảo, khi ấy ông chỉ mới 19 tuổi.

Khai đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ đứng ra cử hành lễ “Đền linh Khứu Sơn trung thọ mạng” khai đạo, lấy tên là Phật giáo Hòa Hảo, đó vừa là tên quê hương ông vừa có ý nghĩa là “hiếu hòa” và “giao hảo”, lại mang một hàm nghĩa là đạo Phật ở làng Hòa Hảo. Từ đó, ông đi chữa bệnh, tiên tri, thuyết pháp và sáng tác thơ văn, kệ giảng. Văn chương của ông bình dân nên dễ đi vào lòng người. Chỉ trong một thời gian ngắn số tín đồ và ảnh hưởng của ông càng ngày càng gia tăng và trở thành một phong trào tín ngưỡng mạnh mẽ khiến Thực dân Pháp lo ngại.

Ngày 18 tháng 8 năm 1940, Thực dân Pháp đưa Huỳnh Phú Sổ đi quản thúc tại Sa Đéc.

Ngày 23 tháng 5 năm 1940, Thực dân Pháp chuyển ông sang quản thúc ở làng Nhơn Nghĩa, tỉnh Cần Thơ nhưng cả hai nơi này đều được đông đảo quần chúng đến xin nghe thuyết pháp và quy y Phật giáo Hòa Hảo.

Vì vậy ngày 28 tháng 7 năm 1940, nhà cầm quyền Pháp đưa Huỳnh Phú Sổ vào bệnh viện Cần Thơ và sau đó chuyển lên nhà thương điên Chợ Quán tại Sài Gòn.

Tháng 6 năm 1941, Huỳnh Phú Sổ bị đưa đi quản thúc ở Bạc Liêu. Tại đây ông không được phép trị bệnh và thuyết pháp.

Tháng 10 năm 1942, trước tin tức người Pháp sẽ đưa Huỳnh Phú Sổ đi đày ở Ai Lao (Lào), các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và hiến binh Nhật đã giải cứu ông đem về Sài Gòn.

Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1945, Huỳnh Phú Sổ đi thuyết pháp và khuyến nông tại 107 địa điểm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Hoạt động chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Huỳnh Phú Sổ cùng Hồ Văn NgàTrần Văn ÂnNguyễn Văn SâmTrần Văn Thạch…đã thành công liên kết tất cả đảng phái và thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất. Một ngày sau, Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ngày 19/8/1945, Việt Minh giành chính quyền tại Hà Nội sau một cuộc biểu tình trước nhà hát lớn Hà Nội. Ngày 21 tháng 8 năm 1945 Mặt trận Quốc gia Thống nhất tổ chức một cuộc biểu tình lớn với trên 200.000 người tham dự để ủng hộ nền độc lập của Việt Nam. Ngày 23/8/1945 vua Bảo đại tuyên bố thoái vị và trao quyền lãnh đạo cho Việt Minh. Ngày 24/8/1945 Tổng Bộ Việt Minh phái Hoàng Quốc Việt (tức Hà Bá Cang) và Cao Hồng Lãnh vào Nam. Ngày 25/8/1945 vua Bảo Đại trao quyền và trao ấn, kiếm của Nhà Nguyễn cho đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu. Cũng trong ngày 25 tháng 8 năm 1945, Việt Minh tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn.

Nơi sinh sống của Huỳnh Phú Sổ, nay là Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo. (Phú Mỹ, Phú Tân, An Giang).

Một số lãnh đạo Hòa Hảo có nhiều tham vọng về chính trị đã lợi dụng danh nghĩa của giáo phái Hòa Hảo đòi giao những tỉnh có đông tín đồ (như Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc) cho họ quản lý. Khi yêu sách này không được đáp ứng, họ 2 lần tổ chức biểu tình tuần hành, kéo vào thị xã Long Xuyên (cuối tháng 8-1945) và thị xã Châu Đốc (đầu tháng 9-1945) định gây bạo loạn lật đổ chính quyền mới.[3] Ngày 8 tháng 9 năm 1945Phật giáo Hòa Hảo biểu tình tại Cần Thơ với khẩu hiệu chống Pháp và chống độc tài. Việt Minh cho rằng Hòa Hảo muốn cướp chính quyền. Lực lượng Thanh niên Tiền phong có vũ trang được huy động đến kịp thời giải tán.[4] Theo Archimedes L.A Patti, Hòa Hảo chống lại chủ trương của Việt Minh muốn đàm phán với Đồng Minh nên tổ chức biểu tình đòi vũ trang quần chúng chống lại việc quân Anh, Pháp đổ bộ vào Nam Kỳ[5]. Ngày 9 tháng 9 năm 1945, Việt Minh cho Quốc gia Tự vệ Cuộc bao vây trụ sở Phật giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier, Sài Gòn để bắt Huỳnh Phú Sổ nhưng ông trốn thoát.[6] Ngày 7 tháng 10 năm 1945, 3 người Phật giáo Hòa Hảo cầm đầu biểu tình là Huỳnh Thạnh Mậu (em ruột Huỳnh Phú Sổ),Trần Ngọc Hoành (con ông Trần Văn Soái – tức Năm Lửa), Nguyễn Xuân Thiếp (tức nhà thơ Việt Châu – Anh chú bác với học giả Nguyễn Hiến Lê) bị kết án âm mưu lật đổ chính quyền và đưa ra xử tử hình tại sân vận động Cần Thơ. Ngày 26 tháng 10 năm 1945, Pháp tái chiếm Cần Thơ. Tín đồ Hòa Hảo nhân tình hình rối loạn đã lùng bắt các cán bộ Việt Minh.

Sau tạm ước ngày 6 tháng 3 năm 1946 giữa Pháp và Việt Minh. Việt Minh cải thiện quan hệ với Hòa Hảo. Huỳnh Phú Sổ tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ (do Việt Minh lãnh đạo) với chức vụ Ủy viên Đặc biệt nhưng thực ra Huỳnh Phú Sổ vẫn muốn chống lại chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Giữa năm 1946, Huỳnh Phú Sổ tham gia Mặt trận Quốc gia liên hiệp và làm chủ tịch với bí danh Hoàng Anh. Mặt trận này ủng hộ việc đàm phán với Pháp để thành lập một chính quyền do phe quốc gia lãnh đạo. Mặt trận quyết định ủng hộ chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ để từ đó tiến tới thành lập một chính quyền thống nhất Việt Nam. Nguyễn Hòa Hiệp, Tư lệnh Đệ tam sư đoàn ra thông cáo kêu gọi lực lượng kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ hãy ngưng chiến: “Chính phủ Pháp đã bằng lòng để cho chúng ta có quân đội và chính phủ riêng. Hai dân tộc Pháp và Nam Kỳ sẽ sống bình đẳng. Vậy các chiến sĩ đang chiến đấu, hãy ngừng chiến ngay”.

Ngày 21 tháng 9 năm 1946, Huỳnh Phú Sổ và một số trí thức thiên tả có khuynh hướng dân tộc thành lập Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng, gọi tắt là Dân Xã đảng.

Ngày 17 tháng 2 năm 1947, đại diện của Huỳnh Phú Sổ là Nguyễn Bảo Toàn cùng với lãnh đạo các đảng quốc gia khác như: Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội), Nguyễn Tường Tam (Việt Nam Quốc dân đảng) thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp với mục đích hậu thuẫn Bảo Đại đàm phán với Pháp thành lập Quốc gia Việt Nam. Theo kế hoạch, Hòa Hảo cùng các đảng phái, tôn giáo khác sẽ sử dụng lực lượng vũ trang của mình chiếm lấy Đồng Tháp Mười làm căn cứ địa, nắm lấy các nguồn tiếp liệu lương thực và kiểm soát các đường giao thông để cô lập lực lượng kháng chiến của Việt Minh ở chiến khu 7, vô hiệu hóa hai chiến khu 8 và 9. Về mặt chính trị sẽ tạo thế liên kết với các đảng phái khác ở miền Bắc để chống lại quyền lãnh đạo Việt Nam của Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[7]

Đầu tháng 4/1947, các đơn vị vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, Bình Xuyên di chuyển về Đồng Tháp Mười lập căn cứ. Trên đường hành quân, các đơn vị quân sự này bị chi đội 18 và chi đội 12 Vệ quốc đoàn phục kích ngăn chặn. Họ còn bị phi cơ Pháp bắn phá. Chỉ có một số đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt đến nơi nhờ thông thuộc địa bàn. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên bị kẹt lại khu 7.[7] Theo Việt Minh, những người cầm đầu Dân xã Hòa Hảo phát động một cuộc thanh trừng ở Tây Nam Bộ vào ngày 6/4/1947. Những người dân không theo Dân xã Hòa Hảo đều bị xem là kẻ thù, bị giết, buộc đá vào cổ, thả trôi sông.[3] Ngoài việc giết hại dân thường, quân Dân xã Hòa Hảo còn tổ chức các hành động càn quét chống Việt Minh ở các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.[3]

Ngày 16 tháng 4 năm 1947, Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích khi đến Tân Phú, Đồng Tháp Mười để hòa giải sự xung đột giữa Việt Minh và Phật giáo Hòa Hảo. Các tài liệu của phương Tây và Việt Nam Cộng hòa cho rằng ông đã bị Việt Minh thủ tiêu.[8][9][10]. Tài liệu của công an Việt Nam thừa nhận Huỳnh Phú Sổ đã bị Việt Minh bắt và xử tử ngày 22 tháng 12 năm 1947 tại Long Xuyên[11].

Phật giáo Hòa Hảo do Huỳnh Phú Sổ sáng lập hiện nay có khoảng 1,6 triệu tín đồ, phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ.
  • Dommen, Arthur. The Indochinese Experience of the French and the Americans. Bloomington, IN: Đại học Indiana Press, 2001.
  • Minh Võ. Hồ Chí Minh, nhân định tổng hợp. Falls Church, VA: Tiếng Quê hương, 2003.
  • Savani, A. M. Visage et images du Sud Viet-Nam. Saigon: Imprimerie française d’Outre-mer, 1955.
  • Đôi nét về Đức Huỳnh Giáo chủ.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Vũ Ngự Chiêu. Political and Social Change in Viet-Nam between 1940 and 1946. Madison, WI: The University of Wisconsin, 1984. tr 121
  2. ^ Quyển Khuyên người đời tu niệm của Huỳnh Phú Sổ, gồm 912 câu thơ lục bát, được viết năm Kỷ Mão (1939) tại làng Hòa Hảo. Đây là quyển thứ nhứt trong bộ Sám giảng (còn được gọi là sấm giảng) và thi văn giáo lý của ông.
  3. a ă â Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2010
  4. ^ Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần IV: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Mục 10: Cuộc Biểu Tình Cần Thơ 8-9-1945 Để Làm Gì, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  5. ^ Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 459, 460, 461, 490
  6. ^ Nguyễn Long Thành Nam,Phật giáo Hòa Hảo trong lòng lịch sử dân tộc, Phần 4: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Phần 5: Cuộc Biểu Tình Cần Thơ 8 – 9 – 1945 Để Làm Gì, Tập san Đuốc Từ Bi, năm 1991
  7. a ă Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần IV: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Mục 16: Thế kẹt lịch sử và chiến thuật gỡ kẹt, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  8. ^ Savani, A. M. Trang 90.
  9. ^ Dommen, Arthur. Trang 186.
  10. ^ Minh Võ. Trang 282.
  11. ^ Từ điển nghiệp vụ phổ thông, trang 574, Viện nghiên cứu Khoa học Công an, Bộ Nội vụ, 1977, Hà Nội

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Các ông đạo ở Nam Bộ, Việt Nam
Đoàn Minh Huyên • Ngô Lợi • Phật Trùm • Sư Vãi Bán Khoai  • Huỳnh Phú Sổ • Đạo Tưởng • Tăng Chủ • Cử Đa • Đình Tây
Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

PGHH: KỂ LẠI CHUYỆN SỰ HUYỀN DIỆU VÀ MẦU NHIỆM KHI ĐỨC … HÀNH TRANG CÕI TỊNH

Search Modes

About 510,000 results (0.39 seconds)

Complementary Results

Knowledge Result

Procter & Gamble Hygiene & Health Care
Company
Image result for pghh
Marico
Marico
Hindustan Unilever
Hindustan Unilever
Dabur
Dabur

Disclaimer

Claim this knowledge panel
Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

…… … .  . .  .  . Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật Giáo Thời Ðại

…… … .  . .  .  . Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ

và Phật Giáo Thời Ðại

Lê Hiếu Liêm

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật Hoa Kỳ 1995

tái bản lần thứ hai 2001

 

Kính tặng những người mang tâm hạnh Bồ Tát tùy thuận phụng sự chúng sanh đã hy sinh tự do và thân mạng

cho lý tưởng cứu khổ cứu nạn con dân và đất nước Việt Nam thân yêu.

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật

Chuyển luân chánh pháp vào thời đại,

chính sách quốc gia & đời sống quốc dân.

Mục Lục

Chương Một: Việt Nam và Phật Giáo đầu Thế Kỷ 20.

Chương Hai: Tư  Tưởng Phật Học Của Thiền Sư Thích Thiện Chiếu.

A/ Cuộc đời và hành trạng của thiền sư Thích Thiện Chiếu.

B/ Tư tưởng Phật học của thiền sư Thích Thiện Chiếu và các bạn cùng lý tưởng.

a/ Bác bỏ Thượng Đế.

b/ Bác bỏ thuyết linh hồn bất tử.

c/ Bác bỏ quan niệm thiên đàng, niết bàn.

d/ Thuyết vô ngã.

1/ Mâu thuẩn của niết bàn.

2/ Mâu thuẩn nhân quả.

 

Chương Ba: Cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ.

A/ Cuộc đời thanh thiếu niên.

B/ Cuộc đời hành đạo.

C/ Những năm tháng bị quản thúc, lưu đày.

D/ Thời gian sống ở Sài Gòn và đi khuyến nông tại miền Tây.

E/ Quê hương bừng dậy trong cách mạng và kháng chiến.

F/ Dấn thân hoạt động cách mạng kháng chiến cứu quốc.

G/ Những ngày cuối cùng của Huỳnh Phú Sổ.

H/ Các tác phẩm của Huỳnh Phú Sổ.

 

Chương Bốn: Nguồn Gốc Lịch Sử, Bối Cảnh Chính Trị Và Truyền Thống Tâm Linh.

A/ Công cuộc Nam tiến.

B/ Cuộc kháng chiến chống Pháp.

C/ Truyền thống Đạo Pháp và Dân Tộc.

 

Chương Năm: Tinh Hoa Tư Tưởng Phật Học Và Phương Thức Chấn Hưng Phật Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.

1/ Phương pháp luận của Huỳnh Phú Sổ.

2/ Hình thức giảng đạo.

3/ Đối tượng hoằng pháp.

4/ Phương thức cứu độ.

5/ Tinh yếu tư tưởng Huỳnh Phú Sổ.

 

Chương Sáu: Cuộc Cách Mạng Tôn Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.

1/ Khuyến khích tu hành theo đạo Phật.

2/ Bài trừ mê tín dị đoan.

3/ Việt hóa nghi thức thờ phượng.

4/ Đề cao vai trò của người Phật tử tại gia.

5/ Áp dụng thuyết tứ ân, đưa đạo Phật vào đời.

6/ Đưa đạo Phật vào thời đại.

7/ Hình thành một tôn giáo dân tộc.

 

Chương Bảy: Con Đường Hành Động Phật Giáo Qua Hành Trạng Của Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ.

A/ Tranh đấu cho độc lập, thống nhất, hòa giải và đoàn kết dân tộc.

B/ Nổ lực đoàn kết, thống nhất Phật giáo.

 

Chương Tám: Nội Dung Phật Pháp Của Phật Giáo Hòa Hảo.

– Đường trung đạo.

– Chư Phật có bốn đại đức.

– Tam nghiệp và thập ác.

1/ Sát sanh.

2/ Đạo tặc.

3/ Tà dâm.

4/ Lưỡng thiệt.

5/ Ỷ ngôn.

6/ Ác khẩu.

7/ Vọng ngữ.

8/ Tham lam.

9/ Sân nộ.

10/ Mê si.

 

– Sơ giải về tứ diệu đế.

– Luận về bát chánh.

1/ Chánh kiến.

2/ Chánh tư duy.

3/ Chánh nghiệp.

4/ Chánh tinh tấn.

5/ Chánh mạng.

6/ Chánh ngữ.

7/ Chánh niệm.

8/ Chánh định.

 

– Cư sĩ Huỳnh Phú Sổ và danh tăng Narada Maha Thera.

– Thập nhị nhơn duyên.

– Môn hoàn diệt.

– Đức Phật đối với chúng sanh.

– Lời khuyên bổn đạo.

– Trong việc tu thân xử kỷ.

 

Chương chín: Hình Thức Tín Ngưỡng Của Phật Giáo Hòa Hảo.

A/ PGHH là một tông phái Phật giáo tu hành tại gia.

B/ Hình thức thờ phượng, lễ bái, cầu nguyện.

– Thờ phượng.

– Hành lễ.

– Tang lễ.

– Hôn nhân.

– Những điều cấm làm.

– Đối với các tôn giáo và nhân sanh.

– Điều kiện vo đạo.

– Sự cúng lay của người cư sĩ tại gia.

 

C/ Tám điều răn cấm.

– Lời khuyên bổn đạo.

 

Chương Mười: Thi Kệ Của Huỳnh Phú Sổ.

– Thi kệ của Huỳnh Phú Sổ và thi kệ của Nhất Hạnh.

– Huỳnh Phú Sổ là một phần mầu nhiệm của chúng ta.

 

Phụ Lục.

– Nhận định Tình Hình Tôn Giáo Tại Việt Nam của tác giả.

– Đức Huỳnh Giáo Chủ Như Là Một Triết Gia Việt Nam của Học Giả Phạm Công Thiện.

– Huỳnh Phú Sổ Và Chúng Ta của Tiến Sĩ Lý Khôi Việt.

 

 

Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại là một tác phẩm sử học và Phật học nên tác giả đã không thể viết khác hơn về một số sự thật lịch sử và một số nhận định, phê bình. Lịch sử là lịch sử. Và tự do tư tưởng là quyền tự do căn bản nhất, thiêng liêng nhất của mọi con người trong thế giới văn minh ngày nay.

Tác giả hoan nghênh và sẵn sàng thảo luận với bất cứ ai về bất cứ vấn đề gì được nêu lên trong tác phẩm nầy.

 

* Các hình của Huỳnh Phú Sổ được chụp lại từ trong cuốn Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc của Nguyễn Long Thành Nam.

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật

P.O Box 915

Danville, CA 94526. USA

 

 

Tác Giả & Tác Phẩm

 

* Tác giả Lê Hiếu Liêm sinh năm 1952 tại Huế, tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa đại Học Sài Gòn năm 1974 và Tiến Sĩ Luật Khoa, chuyên ngành về Luật Các Tổ Chức Quốc Tế Và Bang Giao Kinh Tế Quốc Tế, đại Học Sorbonne năm 1978, sáng lập Tạp Chí Khai Phóng (1981), báo Thanh Niên Hành động (1984), báo The Berkeley Times (1986), Viện Tư Tưởng Việt Phật (1990), Tạp Chí Bông Sen (1991) và Trường Phật Học Lý Trần (1991).

Trong hơn hai thập niên qua, tác giả đã hoàn thành các tác phẩm sau đây:

– Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia Đang Phát Triển (1970),

– Chiến Tranh Việt Nam Và Luật Quốc Tế (1973),

– Hợp Tác Và Hội Nhập Tại Đông Nam Á (1976),

– Việt Nam Và Hoa Kỳ Trong Thời đại Mới 1976-2000 (1976),

– Bản Điều Trần Nguyễn Trường Tộ Mới (1977),

– Khía Cạnh Pháp Lý Và Thực Tế Của Sự Giao Thương Nga-Mỹ (luận án tiến sĩ, 1978),

– Việt Nam Tranh Đấu Sử Luận (1980),

– Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo (1981).

 

Tác giả đã viết trên 200 bài nghiên cứu, tham luận, bình luận, phóng sự, bút ký… dưới các bút hiệu khác nhau, về các vấn đề Phật Giáo, Phật Học và Đất Nước, được đăng tải trên các tạp chí Phật Giáo Việt Nam, Khai Phóng, Giao Điểm, Hoa Sen, Bông Sen, Bông Sen Âu Châu… và được trích đăng lại trong nhiều tờ báo khác.

Tác giả Lê Hiếu Liêm là chủ biên của bộ Phật Học Lý Trần, Khóa Căn Bản (Năm thứ nhất Cao Đẳng Phật học), Khóa Trung Cấp (Năm thứ hai Cao Đẳng Phật học) và Khóa Cao Cấp (năm thứ ba Cử Nhân Phật học) tổng cộng 6.000 trang.

Ngay từ tác phẩm đầu tiên “Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia đang Phát Triển”, được viết khi 18 tuổi, tác giả đã đề nghị lấy Phật Giáo để dung hòa, hóa giải các nguồn ý thức hệ đang tàn phá Việt Nam và làm chủ đạo văn hóa-chính trị mới cho Việt Nam.

Lời kêu gọi này tiếp tục được đưa ra trong Bản Điều Trần gởi các nhà lãnh đạo Việt Nam, được viết khi 24 tuổi, và được tác giả mang đến trao cho phái đoàn Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đang công du tại Pháp trong năm 1977.

Thông điệp giải cứu và quang hưng đất nước trong tinh thần khoan dung, khai phóng, từ bi và trí tuệ của đạo Phật, đồng thời cũng là của truyền thống văn hóa dân tộc và của thời đại, được tác giả tiếp tục khẳng định trong hầu hết các tác phẩm được viết từ suốt 20 năm qua.

 

* Tác phẩm Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại được viết từ cuối năm 1994 và hoàn thành, quyển một, vào tháng tư năm 1995. Đây là quyển đầu tiên của bộ sách ba cuốn viết về Huỳnh Phú Sổ. Quyển một giới thiệu cuộc đời – tư tưởng Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ và nội dung giáo lý – hình thức tín ngưỡng của Phật Giáo Hòa Hảo, như một tông phái Phật giáo được Việt hóa và hiện đại hóa. Quyển hai so sánh Huỳnh Phú Sổ và các vị giáo chủ khác, cùng đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác, đây là một bản tổng kết và đánh giá di sản tôn giáo của dân tộc và nhân loại. Quyển ba trình bày những tiên đoán về tương lai của các tôn giáo và của Phật Giáo Việt Nam, và đưa ra những đề nghị để xây dựng một nền Phật Giáo Thời đại trong Thời đại Phật Giáo, là thế kỷ 21 sắp đến.

 

“Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ đã đưa lịch sử vượt qua tương lại, đã nối liền Đạo Pháp với Dân Tộc, và đã đến hiện đại từ truyền thống. Ý thức  mới trong văn hóa, tôn giáo và chính trị của Ông vẫn còn rực sáng để đánh thức chúng ta, dẫn đường cho thời đại, cho sinh mệnh Việt Nam và tương lai Phật Giáo Việt Nam. Tất cả chúng ta, những ai vẫn còn mang trong trái tim truyền thống văn hóa và tâm linh của dân tộc, chính là hóa thân của Huỳnh Phú Sổ, của Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung, của Khuông Việt, Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn.

Huỳnh Phú Sổ bất tử.

Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Phật Giáo.

Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Việt Nam.

Vì Huỳnh Phú Sổ đã trở thành một phần mầu nhiệm của Việt Nam, của Phật Giáo, của mỗi chúng ta…”

 

|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|

[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]

 

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Ðức Huỳnh Giáo Chủ

Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương Kim

Ðức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,

Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.

Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,

Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.

(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)

Phần I:

HÀNH TRẠNG

 

Thiên thứ nhứt

Giai đoạn ra đời mở đạo

 

Chương I: Bối cảnh xã hội

Chương II:Thân thế

Chương III: Ra Tế độ

Chương IV: Đăng Sơn

Chương V: Sứ Mạng

Chương VI: Lưu Cư

Chương VII: Vận Ðộng Ðộc Lập

Chương VIII: Tổ Chức Hàng Ngũ

Chương IX: Chuẩn Bị Ðấu Tranh

 

Thiên thứ hai

Giai đoạn hoạt động đấu tranh

 

Chương X: Dấn Thân

 

Thiên thứ ba

Giai Ðoạn Vắng Mặt

 

Chương XI: Lý Do Thọ Nạn

Chương XII: Còn Hay Mất

 

Phần II:

SỰ NGHIỆP

 

Thiên thứ tư

Sự Nghiệp Về Mặt Ðạo

Tôn Phái Phật Giáo Hòa Hảo

 

Chương XIII: Học Phật

Chương XIV: Tu Nhân

 

Thiên thứ năm

Sự Nghiệp Về Mặt Ðời:

Công nghiệp cách mạng

 

Chương XV: Quân Sự.

Bộ Ðội Nguyễn Trung Trực

 

Chương XVI: Chánh Trị

Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng

Cùng một tác giả:

Long Hoa xuất bản

–         Tận Thế và Hội Long Hoa (1952)

–         Đức Phật Thầy Tây An (1953) (hiệp với Đào Hưng)

–         Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo (1954) (hiệp với Thanh Sĩ)

–         Ðời Hạ Ngươn (1960)

–         Đời người dướI ánh sáng Đạo Phật (1960)

–         Bửu Sơn Kỳ Hương (1966)

–         Hành sử Đạo Nhân (1970)

–         Tu Hiền (1972)

–         Đời Thượng Ngươn (1973)

–         Pháp Môn Tịnh Độ (1973)

–         Tại Sao Ta Phải Tu (1974)

Dân Xã Tùng Thư

–         Chánh trị thường thức (1956)

–         Tinh thần cán bộ (1971)

–         Lập trường Dân Xã Đảng (1971)

MUC LUC CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7 | | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 |

CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

ĐỨC THẦY LÂM NẠN TẠI ĐỐC-VÀNG

Lời Nói Đầu

19 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 16654)

“>

 

Trước khi soạn lại một tác phẩm, thì ấn tượng tác giả đã quan niệm vào hàng môn đệ của Đức Giáo Chủ, thì không thể quên được trong bốn chữ PHẬT GIÁO HÒA HẢO.

 

Muốn đáp lại thâm tình trong muộn một, nên tác giả đặt mình khẩn kính tâm thành chiêm ngưỡng vào ý nghĩa bao trùm trong bốn giòng khoán thủ của danh từ:

 

PHẬT GIÁO HÒA HẢO

 

PHẬT truyền Tôn-Chỉ từ ngàn xưa

GIÁO pháp Từ-Ân hữu lịnh thừa

HÒA hiệp Nhơn-Loài trong bốn biển

HẢO đồng Vũ-Trụ một tình ưa

 

Và sau khi đặt bút tôi cũng không quên điều trọng kính của lòng tôi đã nguyện:

 

Đệ tử hôm nay quyết nguyện trình

Đương danh Thầy Tổ chốn quang minh

Đối cùng Quốc-Nội thông đường Đạo

Sánh với Năm Châu rõ Pháp Kinh

Bác-ái vị tha hóa vạn vật

Từ bi hỉ xả mọi quần sinh

Đại đồng vô tận niềm thương mến

Thế giới thanh bình, dứt chiến chinh.

 

Trân trọng kính chào toàn thể quý độc giả thân mến.

 

Tác giả

Lê Thành Lạc

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật Giáo Thời Ðại

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ

và Phật Giáo Thời Ðại

Lê Hiếu Liêm

 

 

Chương một: Dẫn nhập Việt Nam và Phật Giáo đầu thế kỷ hai mươi.

 

Đầu thế kỷ 20, tư tưởng Nho Giáo, thống trị độc tôn đất nước từ Thời Hồ Quý Ly, nhà Lê và nhà Nguyễn suốt 400 năm, hoàn toàn sụp đổ. Tư tưởng Phật Giáo, ngự trị vinh quang trong thời đại Lý Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ 14, suy đồi tận gốc. Tư tưởng Tây Phương và tôn giáo của nó, Thiên Chúa Giáo La Mã, bị đại đa số trí thức và nhân dân coi như sản phẩm và công cụ của chế độ Thuộc Địa và thực dân Pháp nên vẫn không được chấp nhận. Ý thức hệ Cộng Sản cũng như các tư tưởng mới khác chưa ra đời. Cả một khoảng trống tư tưởng, cũng có nghĩa là một khoảng trống tôn giáo và chính trị, to lớn bao trùm trên một nước Việt Nam bị nô lệ, bóc lột, áp bức, lạc hậu và nghèo đói. Nhưng đây cũng là môi trường lý tưởng cho sự ra đời của những tư tưởng mới, những tôn giáo mới, những chính đảng mới và những phong trào mới: Phong trào Đông Du và Việt Nam Duy Tân Hội của Phan Bội Châu từ năm 1904, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can và các nhà Nho tiến bộ năm 1907, tư tưởng dân quyền và dân chủ của Phan Chu Trinh suốt hai mươi năm (1905-1925), phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội cùng năm, Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912, cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ và ở Huế năm 1916 của Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, vua Duy Tân…, phong trào Hội Kín ở miền Nam năm 1913-1916 lan rộng khắp Lục Tỉnh và cuộc tấn công Sài Gòn năm 1916. Các hoạt động này đã liên tục diễn ra từ đầu thế kỷ 20 đến cuối đệ nhất thế chiến.

Tuy nhiên mãi đến đầu thập njiên 20 Việt Nam mới thật sự thức dậy với sự ra đời Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội và Tân Việt Cách Mạng Đảng năm 1925, Đạo Cao Đài năm 1926, Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự ra đời của Đảng Cộng SảnĐông Dương năm 1930 và phong trào Sô Viết Nghệ Tỉnh 1930-1931.

 

Trong thời gian sôi động này, từ 1925 trở đi, Phật Giáo cũng đã thức dậy. Từ năm 1923, thiền sư Khánh Hòa và thiền sư Thiện Chiếu đã thành lập, tại chùa Long Hòa ở Trà Vinh, Hội Lục Hòa Liên Hiệp với mục đích vận động thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc để chấn hưng Phật Giáo. Thiền sư Thiện Chiếu, khác hẳn tất cả tăng sĩ Phật Giáo đương thời, là một tăng sĩ có tân học. Ông đã đi ra Trung và Bắc vận động thống nhất Phật Giáo năm 1927 nhưng bất thành.

Năm 1928 thiền sư Khánh Hòa xây dựng Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại Chùa Linh Sơn, Sài Gòn và năm 1929 Ông cho ấn hành tạp chí Viên Âm, tập san Phật Học đầu tiên bằng quốc ngữ tại Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Xoài Hột, Mỹ Tho. Cùng thời, thiền sư Thiện Chiếu xuất bản một tạp chí Phật Học nhắm vào giới thanh niên trí thức lấy tên là Phật Hòa Tân Thanh Niên, đặt tòa soạn tại chùa Chúc Thọ ở Gia Định.

 

Năm 1931 thiền sư Khánh Hòa cùng nhiều tăng sĩ và cư sĩ thành lập Hội Phật Học đầu tiên tại Việt Nam, lấy tên là Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học và thiền sư Từ Phong được mời làm Chánh Hội Trưởng. Hội ra tờ Từ Bi Âm năm 1932. Thiền sư Khánh Hòa, cùng người cộng sự thân tín là thiền sư Thiện Chiếu đã đóng vai trò tiền phong khai mở phong trào chấn hưng Phật Giáo và hiện đại hóa Phật Giáo, chuyển động sâu rộng lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam trong suốt 65 năm qua.

Tại miền Trung, thiền sư Giác Tiên mở Phật Học Đường  tại chùa Trúc Lâm năm 1929 và ủy thác cho đệ tử là bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội An Nam Phật Học năm 1932. Hội quy tụ đông đảo những danh tăng và cư sĩ trí thức tại miền Trung. Cư sĩ Lê Đình Thám được bầu làm Hội Trưởng và vua Bảo Đại được mời làm Hội Trưởng Danh Dự. Hội ra tạp chí Phật Học Viên Âm năm 1933. Năm 1934, thiền sư Giác Tiên, cư sĩ Lê Đình Thám… đã thành lập Trường An Nam Phật Học, trong đó có mở cấp Đại Học Phật Giáo. Đặc biệt hơn nữa là Hội đã phát động phong trào “Chỉnh Lý Tăng Già” rất quyết liệt để loại trừ ra khỏi tăng già những thành phần phạm giới, bất xứng. Chính nhờ những nổ lực cấp tiến này mà Phật Giáo miền Trung đã đóng được một vai trò quan trọng trong những thập niên sau đó.

Năm 1934 các thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo cùng với giới cư sĩ trí thức tên tuổi tại Hà Nội như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Trần Văn Giáp, Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Hữu Kha, Bùi Kỷ, Lê Dư… thành lập Bắc Kỳ Phật Giáo Hội, bầu cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng và suy tôn thiền sư Thanh Hanh làm Thiền Gia Pháp Chủ.Đặc biệt là trong buổi lễ suy tôn Pháp Chủ này, cư sĩ Trần Trọng Kim đã thuyết pháp về đề tài; “Thập Nhị Nhân Duyên”. Hội ra tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935 và phát triển mạnh mẽ khắp miền Bắc (Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, q 3, t 51-173).

Đặc tính của cả ba Hội Phật Học tại ba miền là vai trò nổi bật của giới trí thức cư sĩ, là thuần túy Phật học và sinh hoạt Phật sự. Thời điểm 1925-1945 là thời điểm chuẩn bị trong kiên nhẫn và thầm lặng. Các hội Phật Học đã làm đúng chức năng và vai trò lịch của mình, một cách khiêm tốn, từ đống gạch vụn đổ nát của nền Phật học và Phật Giáo Việt nam trong thời Thực Dân Pháp thống trị.

Trong thời kỳ này xuất hiện những con người đặc biệt, xuất sắc và những tư tưởng mạnh mẽ, quyết liệt, trong Phật Giáo cũng như ngoài Phật Giáo. Từ đầu thập niên 30, tư tưởng Phật Hộc của Thích Thiện Chiếu đã là những quả bom chấn động. Và năm 1939 Huỳnh Phú Sổ xuất hiện làm một cuộc cách mạng tôn giáo, cải cách toàn bộ và triệt để Phật Giáo chưa từng có trong hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Miền Nam, một vùng đất lạ lùng và kỳ diệu…

 

An Hòa Tự

Phan Chu Trinh từ Pháp trở về Sài Gòn năm 1925, đất nước bùng lên những làn sóng tư tưởng dân quyền và dân chủ. Ông khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong sự mất đạo đức, mất luân lý, trong bài diễn thuyết Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây, và ông cũng khẳng định chế độ quân chủ chuyên chế là nguyên nhân chính làm mất nước trong bài thuyết giảng Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa tại Sài Gòn năm 1925. Ông mất năm sau đó và đám tang ông cùng với cuộc vận động ân xá nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã khơi bùng phong trào yêu nước và yêu tự do dân chủ trên toàn quốc, đặc biệt là trong giới thanh niên.

Nhưng dữ dội, bốc lửa và sấm sét trong tư tưởng yêu nước chống thực dân cũng như tư tưởng tự do dân chủ, trong thời này, chỉ có Nguyễn An Ninh là đi xa nhất, quyết liệt nhất. Là một thanh niên miền Nam, Ông đi du học ở Pháp và trở về nước với bằng cử nhân Luật. Lợi dụng quy chế thuộc địa của Nam Kỳ, nơi mà báo chí bằng tiếng Pháp được tự do, không bị kiểm duyệt, Ông ra tờ La Cloche fèlèe (Tiếng Chuông Rè) từ năm 1923 đến năm 1926. Ông tự xưng tờ báo của Ông là “cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp”, lấy tư tưởng của kẻ xâm lăng để đập những nhát búa tạ vào chế độ Thực Dân, đồng thời tờ báo cũng tự nhận là “cơ quan chuẩn bị cho tương lai dân tộc”. Thật là độc đáo và tuyệt vời.

Ngoài việc phê bình kịch liệt, thẳng tay chính sách và chế độ thực dân, Ông cổ võ cho việc đào tạo một tầng lớp thanh niên Việt Nam tân học, có văn hóa, có lý tưởng, có chí khí, có năng lực và có tổ chức và Ông tuyệt đối tin vào sức mạnh và vào tương lai của nhân dân Việt Nam. Ông chủ trương một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc và trở về lịch sử dân tộc để tìm niềm tin và sức mạnh. Ông hô hào, khi chỉ mới ngoài 20 tuổi, “Chẳng những phải duy trì những giấc mộng vĩ đại, mà còn phải tổ chức thành một nhóm quan trọng để chuẩn bị cho tương lai”. Không những tư tưởng táo bạo, độc đáo, mới lạ, kiến thức của Ông cũng rất uyên bác. Khi Thống Đốc Nam Kỳ tuyên bố: “Xứ này không cần trí thức”. Ông đã viết bài trả lời bốc lửa: “… Những thảm khổ của chúng ta ngày nay, còn gì nữa, đúng là do tổ tiên của chúng ta đã sờ mó vào cây kiến thức. Hạng trí thức đã làm đảo lộn thế giới, làm hư hỏng hạnh phúc của thế giới. Hãy nguyền rủa tên tuổi của Prométhé, kẻ đã lấy trộm chút lửa của Trời. Hãy nguyền rủa con người đã bày ra cái ná cao su cho trẻ con bắn đá vào trán ông khổng lồ… Trí Tuệ, đó là cái tai hại. Trí tuệ, đó là con rắn cuốn quanh thân cây đã làm cho chúng ta vĩnh viễn mất cõi thiên đường… Nói đến vai trò giáo dục, vai trò văn minh của các ông chủ xứ Đông Dương này, thưa các ông, điều ấy làm ta mỉm cười… Người ta đã quỳ lụy bái phục những vị “đem ánh sáng tới”, những vị “làm điều kỳ diệu ở Ấu Châu”… Cái gì kỳ diệu? Thực ra cái kỳ diệu đó là, chỉ trong một thời gian ngắn thôi, người ta đã có thể làm cho trình độ trí thức của người Nam đã thấp đi lại càng rơi vào chỗ cực kỳ dốt nát. Cái kỳ diệu đó là người ta đã có thể, trong một thời gian ngắn như thế, xô đẩy một dân tộc có tư tưởng dân chủ, ngã nhào vào tình trạng nô lệ hoàn toàn“. (Trần Văn Giàu, Sự Phát Triển Của Tư Tưởng ở Việt Nam Từ Thế Kỷ 19 đến Cách Mạng Tháng Tám, q2, t 311).

Nguyễn An Ninh cũng là một trong những nhà trí thức tân học đầu tiên nghiên cứu Phật Học và hoàn thành một tác phẩm Phật Học quan trọng, cuốn “Phê Bình Phật Giáo”. Sau thời kỳ hoạt động sôi nổi từ 1923 đến 1926, Nguyễn An Ninh bị ở tù trong thời gian 1926-1927, sau đó Ông về nghiên cứu Phật Giáo. Trên bàn làm việc của Ông, có một cái chuông, một cái mõ, Ông cạo trọc đầu và đi chân không. Ông nghiên cứu Phật Giáo qua tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và các hoạt động Phật Giáo trong nước. Cuốn Phê Bình Phật Giáo xuất bản năm 1937 là kết quả của sự nghiên cứu này. Tựa đề của cuốn sách, 70 năm sau cũng không có ai dám viết một cuốn sách Phật Học có tựa đề thách thức và can đảm như vậy. Mục đích và phương pháp luận còn mới lạ, táo bạo hơn, đó là “so sánh Phật Giáo với thời đại của nó để chỉ chỗ hay, chỗ đúng hơn của nó đối với các thuyết khác và so sánh Phật Giáo với thời đại này để chỉ sai lầm của Phật Giáo“. Tác phẩm này được giới trí thức, giới chính trị cũng như giới Phật Giáo chú ý đặc biệt.

Nhưng không gây sóng gió và tranh luận suốt nhiều năm trời như những tác phẩm của Thích Thiện Chiếu. Đối với Tăng, Ni, Phật Tử thập niên 30, những tư tưởng Phật Học của Thích Thiện Chiếu là những tiếng sét ngang tai. Ngày nay đọc lại, chắc chắn quý vị tăng sĩ, cư sĩ và Phật Tử cũng không khỏi giựt mình, chấn động và suy nghĩ. Những tư tưởng này, được viết từ thập niên 30, ngày nay, cuối thập niên 90, vẫn còn mới, còn táo bạo, còn chứa đầy sức nặng của đá tảng và sức nổ của sấm sét. Thích Thiện Chiếu là tinh hoa sáng chói của Phật Giáo trong thập niên 20, 30. Ông đã đi tiền phong trong mọi lãnh vực chấn hưng và hiện đại hóa Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ 20 này.

Ta phải đứng trên một đỉnh núi cao, mới hy vọng nhìn thấy những cái gì chưa ai nhìn thấy, những cái gì nằm khuất sau dãy núi cao. đó có thể là những dãy núi cao hơn, hay là một đại dương mênh mông hay là một bình nguyên rực rỡ. Thích Thiện Chiếu là một ngọn núi cao của Phật học và Phật Giáo Việt Nam trước đệ nhị thế chiến. Ta hãy đứng trên đỉnh núi cao ngất, hùng tráng này để nhìn rõ một đỉnh núi cao ngất, hùng vĩ khác, là Cư sĩ, Bồ Tát, Giáo Chủ Huỳnh Phù Sổ.

 

|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|

[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Ðức Huỳnh Giáo Chủ

Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương Kim

Ðức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,

Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.

Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,

Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.

(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)

Phần I:

HÀNH TRẠNG

 

Thiên thứ nhứt

Giai đoạn ra đời mở đạo

 

Chương I: Bối cảnh xã hội

Chương II:Thân thế

Chương III: Ra Tế độ

Chương IV: Đăng Sơn

Chương V: Sứ Mạng

Chương VI: Lưu Cư

Chương VII: Vận Ðộng Ðộc Lập

Chương VIII: Tổ Chức Hàng Ngũ

Chương IX: Chuẩn Bị Ðấu Tranh

 

Thiên thứ hai

Giai đoạn hoạt động đấu tranh

 

Chương X: Dấn Thân

 

Thiên thứ ba

Giai Ðoạn Vắng Mặt

 

Chương XI: Lý Do Thọ Nạn

Chương XII: Còn Hay Mất

 

Phần II:

SỰ NGHIỆP

 

Thiên thứ tư

Sự Nghiệp Về Mặt Ðạo

Tôn Phái Phật Giáo Hòa Hảo

 

Chương XIII: Học Phật

Chương XIV: Tu Nhân

 

Thiên thứ năm

Sự Nghiệp Về Mặt Ðời:

Công nghiệp cách mạng

 

Chương XV: Quân Sự.

Bộ Ðội Nguyễn Trung Trực

 

Chương XVI: Chánh Trị

Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng

Cùng một tác giả:

Long Hoa xuất bản

–         Tận Thế và Hội Long Hoa (1952)

–         Đức Phật Thầy Tây An (1953) (hiệp với Đào Hưng)

–         Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo (1954) (hiệp với Thanh Sĩ)

–         Ðời Hạ Ngươn (1960)

–         Đời người dướI ánh sáng Đạo Phật (1960)

–         Bửu Sơn Kỳ Hương (1966)

–         Hành sử Đạo Nhân (1970)

–         Tu Hiền (1972)

–         Đời Thượng Ngươn (1973)

–         Pháp Môn Tịnh Độ (1973)

–         Tại Sao Ta Phải Tu (1974)

Dân Xã Tùng Thư

–         Chánh trị thường thức (1956)

–         Tinh thần cán bộ (1971)

–         Lập trường Dân Xã Đảng (1971)

MUC LUC CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7 | | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | |CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 |

CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật Giáo Thời Ðại

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ

và Phật Giáo Thời Ðại

Lê Hiếu Liêm

 

 

Chương một: Dẫn nhập Việt Nam và Phật Giáo đầu thế kỷ hai mươi.

 

Đầu thế kỷ 20, tư tưởng Nho Giáo, thống trị độc tôn đất nước từ Thời Hồ Quý Ly, nhà Lê và nhà Nguyễn suốt 400 năm, hoàn toàn sụp đổ. Tư tưởng Phật Giáo, ngự trị vinh quang trong thời đại Lý Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ 14, suy đồi tận gốc. Tư tưởng Tây Phương và tôn giáo của nó, Thiên Chúa Giáo La Mã, bị đại đa số trí thức và nhân dân coi như sản phẩm và công cụ của chế độ Thuộc Địa và thực dân Pháp nên vẫn không được chấp nhận. Ý thức hệ Cộng Sản cũng như các tư tưởng mới khác chưa ra đời. Cả một khoảng trống tư tưởng, cũng có nghĩa là một khoảng trống tôn giáo và chính trị, to lớn bao trùm trên một nước Việt Nam bị nô lệ, bóc lột, áp bức, lạc hậu và nghèo đói. Nhưng đây cũng là môi trường lý tưởng cho sự ra đời của những tư tưởng mới, những tôn giáo mới, những chính đảng mới và những phong trào mới: Phong trào Đông Du và Việt Nam Duy Tân Hội của Phan Bội Châu từ năm 1904, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can và các nhà Nho tiến bộ năm 1907, tư tưởng dân quyền và dân chủ của Phan Chu Trinh suốt hai mươi năm (1905-1925), phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội cùng năm, Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912, cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ và ở Huế năm 1916 của Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, vua Duy Tân…, phong trào Hội Kín ở miền Nam năm 1913-1916 lan rộng khắp Lục Tỉnh và cuộc tấn công Sài Gòn năm 1916. Các hoạt động này đã liên tục diễn ra từ đầu thế kỷ 20 đến cuối đệ nhất thế chiến.

Tuy nhiên mãi đến đầu thập njiên 20 Việt Nam mới thật sự thức dậy với sự ra đời Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội và Tân Việt Cách Mạng Đảng năm 1925, Đạo Cao Đài năm 1926, Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự ra đời của Đảng Cộng SảnĐông Dương năm 1930 và phong trào Sô Viết Nghệ Tỉnh 1930-1931.

 

Trong thời gian sôi động này, từ 1925 trở đi, Phật Giáo cũng đã thức dậy. Từ năm 1923, thiền sư Khánh Hòa và thiền sư Thiện Chiếu đã thành lập, tại chùa Long Hòa ở Trà Vinh, Hội Lục Hòa Liên Hiệp với mục đích vận động thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc để chấn hưng Phật Giáo. Thiền sư Thiện Chiếu, khác hẳn tất cả tăng sĩ Phật Giáo đương thời, là một tăng sĩ có tân học. Ông đã đi ra Trung và Bắc vận động thống nhất Phật Giáo năm 1927 nhưng bất thành.

Năm 1928 thiền sư Khánh Hòa xây dựng Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại Chùa Linh Sơn, Sài Gòn và năm 1929 Ông cho ấn hành tạp chí Viên Âm, tập san Phật Học đầu tiên bằng quốc ngữ tại Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Xoài Hột, Mỹ Tho. Cùng thời, thiền sư Thiện Chiếu xuất bản một tạp chí Phật Học nhắm vào giới thanh niên trí thức lấy tên là Phật Hòa Tân Thanh Niên, đặt tòa soạn tại chùa Chúc Thọ ở Gia Định.

 

Năm 1931 thiền sư Khánh Hòa cùng nhiều tăng sĩ và cư sĩ thành lập Hội Phật Học đầu tiên tại Việt Nam, lấy tên là Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học và thiền sư Từ Phong được mời làm Chánh Hội Trưởng. Hội ra tờ Từ Bi Âm năm 1932. Thiền sư Khánh Hòa, cùng người cộng sự thân tín là thiền sư Thiện Chiếu đã đóng vai trò tiền phong khai mở phong trào chấn hưng Phật Giáo và hiện đại hóa Phật Giáo, chuyển động sâu rộng lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam trong suốt 65 năm qua.

Tại miền Trung, thiền sư Giác Tiên mở Phật Học Đường  tại chùa Trúc Lâm năm 1929 và ủy thác cho đệ tử là bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội An Nam Phật Học năm 1932. Hội quy tụ đông đảo những danh tăng và cư sĩ trí thức tại miền Trung. Cư sĩ Lê Đình Thám được bầu làm Hội Trưởng và vua Bảo Đại được mời làm Hội Trưởng Danh Dự. Hội ra tạp chí Phật Học Viên Âm năm 1933. Năm 1934, thiền sư Giác Tiên, cư sĩ Lê Đình Thám… đã thành lập Trường An Nam Phật Học, trong đó có mở cấp Đại Học Phật Giáo. Đặc biệt hơn nữa là Hội đã phát động phong trào “Chỉnh Lý Tăng Già” rất quyết liệt để loại trừ ra khỏi tăng già những thành phần phạm giới, bất xứng. Chính nhờ những nổ lực cấp tiến này mà Phật Giáo miền Trung đã đóng được một vai trò quan trọng trong những thập niên sau đó.

Năm 1934 các thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo cùng với giới cư sĩ trí thức tên tuổi tại Hà Nội như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Trần Văn Giáp, Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Hữu Kha, Bùi Kỷ, Lê Dư… thành lập Bắc Kỳ Phật Giáo Hội, bầu cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng và suy tôn thiền sư Thanh Hanh làm Thiền Gia Pháp Chủ.Đặc biệt là trong buổi lễ suy tôn Pháp Chủ này, cư sĩ Trần Trọng Kim đã thuyết pháp về đề tài; “Thập Nhị Nhân Duyên”. Hội ra tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935 và phát triển mạnh mẽ khắp miền Bắc (Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, q 3, t 51-173).

Đặc tính của cả ba Hội Phật Học tại ba miền là vai trò nổi bật của giới trí thức cư sĩ, là thuần túy Phật học và sinh hoạt Phật sự. Thời điểm 1925-1945 là thời điểm chuẩn bị trong kiên nhẫn và thầm lặng. Các hội Phật Học đã làm đúng chức năng và vai trò lịch của mình, một cách khiêm tốn, từ đống gạch vụn đổ nát của nền Phật học và Phật Giáo Việt nam trong thời Thực Dân Pháp thống trị.

Trong thời kỳ này xuất hiện những con người đặc biệt, xuất sắc và những tư tưởng mạnh mẽ, quyết liệt, trong Phật Giáo cũng như ngoài Phật Giáo. Từ đầu thập niên 30, tư tưởng Phật Hộc của Thích Thiện Chiếu đã là những quả bom chấn động. Và năm 1939 Huỳnh Phú Sổ xuất hiện làm một cuộc cách mạng tôn giáo, cải cách toàn bộ và triệt để Phật Giáo chưa từng có trong hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Miền Nam, một vùng đất lạ lùng và kỳ diệu…

 

An Hòa Tự

Phan Chu Trinh từ Pháp trở về Sài Gòn năm 1925, đất nước bùng lên những làn sóng tư tưởng dân quyền và dân chủ. Ông khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong sự mất đạo đức, mất luân lý, trong bài diễn thuyết Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây, và ông cũng khẳng định chế độ quân chủ chuyên chế là nguyên nhân chính làm mất nước trong bài thuyết giảng Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa tại Sài Gòn năm 1925. Ông mất năm sau đó và đám tang ông cùng với cuộc vận động ân xá nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã khơi bùng phong trào yêu nước và yêu tự do dân chủ trên toàn quốc, đặc biệt là trong giới thanh niên.

Nhưng dữ dội, bốc lửa và sấm sét trong tư tưởng yêu nước chống thực dân cũng như tư tưởng tự do dân chủ, trong thời này, chỉ có Nguyễn An Ninh là đi xa nhất, quyết liệt nhất. Là một thanh niên miền Nam, Ông đi du học ở Pháp và trở về nước với bằng cử nhân Luật. Lợi dụng quy chế thuộc địa của Nam Kỳ, nơi mà báo chí bằng tiếng Pháp được tự do, không bị kiểm duyệt, Ông ra tờ La Cloche fèlèe (Tiếng Chuông Rè) từ năm 1923 đến năm 1926. Ông tự xưng tờ báo của Ông là “cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp”, lấy tư tưởng của kẻ xâm lăng để đập những nhát búa tạ vào chế độ Thực Dân, đồng thời tờ báo cũng tự nhận là “cơ quan chuẩn bị cho tương lai dân tộc”. Thật là độc đáo và tuyệt vời.

Ngoài việc phê bình kịch liệt, thẳng tay chính sách và chế độ thực dân, Ông cổ võ cho việc đào tạo một tầng lớp thanh niên Việt Nam tân học, có văn hóa, có lý tưởng, có chí khí, có năng lực và có tổ chức và Ông tuyệt đối tin vào sức mạnh và vào tương lai của nhân dân Việt Nam. Ông chủ trương một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc và trở về lịch sử dân tộc để tìm niềm tin và sức mạnh. Ông hô hào, khi chỉ mới ngoài 20 tuổi, “Chẳng những phải duy trì những giấc mộng vĩ đại, mà còn phải tổ chức thành một nhóm quan trọng để chuẩn bị cho tương lai”. Không những tư tưởng táo bạo, độc đáo, mới lạ, kiến thức của Ông cũng rất uyên bác. Khi Thống Đốc Nam Kỳ tuyên bố: “Xứ này không cần trí thức”. Ông đã viết bài trả lời bốc lửa: “… Những thảm khổ của chúng ta ngày nay, còn gì nữa, đúng là do tổ tiên của chúng ta đã sờ mó vào cây kiến thức. Hạng trí thức đã làm đảo lộn thế giới, làm hư hỏng hạnh phúc của thế giới. Hãy nguyền rủa tên tuổi của Prométhé, kẻ đã lấy trộm chút lửa của Trời. Hãy nguyền rủa con người đã bày ra cái ná cao su cho trẻ con bắn đá vào trán ông khổng lồ… Trí Tuệ, đó là cái tai hại. Trí tuệ, đó là con rắn cuốn quanh thân cây đã làm cho chúng ta vĩnh viễn mất cõi thiên đường… Nói đến vai trò giáo dục, vai trò văn minh của các ông chủ xứ Đông Dương này, thưa các ông, điều ấy làm ta mỉm cười… Người ta đã quỳ lụy bái phục những vị “đem ánh sáng tới”, những vị “làm điều kỳ diệu ở Ấu Châu”… Cái gì kỳ diệu? Thực ra cái kỳ diệu đó là, chỉ trong một thời gian ngắn thôi, người ta đã có thể làm cho trình độ trí thức của người Nam đã thấp đi lại càng rơi vào chỗ cực kỳ dốt nát. Cái kỳ diệu đó là người ta đã có thể, trong một thời gian ngắn như thế, xô đẩy một dân tộc có tư tưởng dân chủ, ngã nhào vào tình trạng nô lệ hoàn toàn“. (Trần Văn Giàu, Sự Phát Triển Của Tư Tưởng ở Việt Nam Từ Thế Kỷ 19 đến Cách Mạng Tháng Tám, q2, t 311).

Nguyễn An Ninh cũng là một trong những nhà trí thức tân học đầu tiên nghiên cứu Phật Học và hoàn thành một tác phẩm Phật Học quan trọng, cuốn “Phê Bình Phật Giáo”. Sau thời kỳ hoạt động sôi nổi từ 1923 đến 1926, Nguyễn An Ninh bị ở tù trong thời gian 1926-1927, sau đó Ông về nghiên cứu Phật Giáo. Trên bàn làm việc của Ông, có một cái chuông, một cái mõ, Ông cạo trọc đầu và đi chân không. Ông nghiên cứu Phật Giáo qua tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và các hoạt động Phật Giáo trong nước. Cuốn Phê Bình Phật Giáo xuất bản năm 1937 là kết quả của sự nghiên cứu này. Tựa đề của cuốn sách, 70 năm sau cũng không có ai dám viết một cuốn sách Phật Học có tựa đề thách thức và can đảm như vậy. Mục đích và phương pháp luận còn mới lạ, táo bạo hơn, đó là “so sánh Phật Giáo với thời đại của nó để chỉ chỗ hay, chỗ đúng hơn của nó đối với các thuyết khác và so sánh Phật Giáo với thời đại này để chỉ sai lầm của Phật Giáo“. Tác phẩm này được giới trí thức, giới chính trị cũng như giới Phật Giáo chú ý đặc biệt.

Nhưng không gây sóng gió và tranh luận suốt nhiều năm trời như những tác phẩm của Thích Thiện Chiếu. Đối với Tăng, Ni, Phật Tử thập niên 30, những tư tưởng Phật Học của Thích Thiện Chiếu là những tiếng sét ngang tai. Ngày nay đọc lại, chắc chắn quý vị tăng sĩ, cư sĩ và Phật Tử cũng không khỏi giựt mình, chấn động và suy nghĩ. Những tư tưởng này, được viết từ thập niên 30, ngày nay, cuối thập niên 90, vẫn còn mới, còn táo bạo, còn chứa đầy sức nặng của đá tảng và sức nổ của sấm sét. Thích Thiện Chiếu là tinh hoa sáng chói của Phật Giáo trong thập niên 20, 30. Ông đã đi tiền phong trong mọi lãnh vực chấn hưng và hiện đại hóa Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ 20 này.

Ta phải đứng trên một đỉnh núi cao, mới hy vọng nhìn thấy những cái gì chưa ai nhìn thấy, những cái gì nằm khuất sau dãy núi cao. đó có thể là những dãy núi cao hơn, hay là một đại dương mênh mông hay là một bình nguyên rực rỡ. Thích Thiện Chiếu là một ngọn núi cao của Phật học và Phật Giáo Việt Nam trước đệ nhị thế chiến. Ta hãy đứng trên đỉnh núi cao ngất, hùng tráng này để nhìn rõ một đỉnh núi cao ngất, hùng vĩ khác, là Cư sĩ, Bồ Tát, Giáo Chủ Huỳnh Phù Sổ.

 

|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|

[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]

Categories: Đức Huỳnh Giáo Chủ | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.