Chụp lại hình ảnh,Molnupiravir là phương pháp điều trị kháng virus Covid đường uống đầu tiên được báo cáo kết quả thử nghiệm lâm sàng.
Kết quả thử nghiệm lâm sàng tạm thời cho thấy một loại thuốc viên kháng virus có khả năng giúp giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong của người nhiễm Covid-19 khoảng 50%.
Thuốc viên – molnupiravir – được dùng hai lần một ngày cho những bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc bệnh.
Nhà sản xuất thuốc Merck của Mỹ cho biết kết quả khả quan đến mức các giám sát viên bên ngoài đã yêu cầu dừng thử nghiệm sớm.
Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế chính của Tổng thống Mỹ Joe Biden, cho biết kết quả này là “tin rất tốt”, nhưng khuyến cáo thận trọng cho đến khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xem xét các dữ liệu.
Thuốc điều trị Covid qua đường uống đầu tiên
Nếu được các cơ quan quản lý cho phép, molnupiravir sẽ là thuốc kháng virus Covid-19 đường uống đầu tiên.
Loại thuốc này ban đầu được phát triển để điều trị bệnh cúm, được thiết kế để đưa các lỗi vào mã di truyền của virus, ngăn không cho virus lây lan trong cơ thể.
Một phân tích trên 775 bệnh nhân trong nghiên cứu cho thấy:
7,3% những người được sử dụng molnupiravir phải nhập viện
so với 14,1% bệnh nhân được dùng giả dược hoặc viên thuốc giả
không có trường hợp tử vong nào trong nhóm dùng molnupiravir, trong khi 8 bệnh nhân dùng giả dược trong thử nghiệm sau đó đã chết vì Covid
Dữ liệu đã được công bố trong một thông cáo báo chí và chưa được giới khoa học đánh giá.
Không giống như hầu hết các vaccine Covid nhắm mục tiêu vào sự tăng đột biến protein bên ngoài virus, thuốc này nhắm mục tiêu vào một loại enzym mà virus sử dụng để tạo ra các bản sao của chính nó.
Merck, được biết đến với cái tên MSD ở Anh, nói rằng điều đó sẽ làm cho thuốc có hiệu quả tương đương đối với các biến thể mới của virus trong tương lai.
Daria Hazuda, phó chủ tịch phát của Merck, nói với BBC: “Một phương pháp điều trị kháng virus cho những người không được tiêm chủng, hoặc những người kém đáp ứng với miễn dịch sau khi tiêm vaccine, là một công cụ rất quan trọng giúp chấm dứt đại dịch này.”
Kết quả thử nghiệm cho thấy molnupiravir cần được dùng sớm sau khi các triệu chứng phát triển để có tác dụng. Một nghiên cứu trước đó trên những bệnh nhân đã từng nhập viện vì Covid nặng đã bị tạm dừng sau kết quả đáng thất vọng.
Phê chuẩn toàn cầu
Merck là công ty đầu tiên báo cáo kết quả thử nghiệm thuốc viên điều trị Covid, nhưng các công ty khác cũng đang nghiên cứu các phương pháp điều trị tương tự.
Đối thủ Pfizer của Mỹ gần đây đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn cuối hai loại thuốc viên kháng virus khác nhau, trong khi công ty Roche của Thụy Sĩ đang nghiên cứu một loại thuốc tương tự.
Merck cho biết họ dự kiến sẽ sản xuất 10 triệu gói molnupiravir vào cuối năm 2021. Chính phủ Hoa Kỳ đã đồng ý mua với số tiền với trị giá 1,2 tỷ đôla nếu thuốc này được quan quản lý, FDA, chấp thuận.
Công ty cho biết họ đang tiếp tục thảo luận với các quốc gia khác, bao gồm cả Vương quốc Anh, và cũng đã đồng ý các thỏa thuận cấp phép với một số nhà sản xuất chung để cung cấp phương pháp điều trị cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-58689174/p09wlqbj/viChụp lại video,
Giáo sư Ivo Mueller: ‘Việt Nam phải mở cửa thận trọng và từ từ’
Giáo sư Penny Ward, từ Đại học King’s College London, người không tham gia vào cuộc thử nghiệm, cho biết: “Rất hy vọng rằng lực lượng đặc nhiệm chống virus, giống như lực lượng đặc nhiệm vaccine, đã đặt hàng trước loại thuốc này.
“[Để mà] Vương quốc Anh, cuối cùng, có thể quản lý tình trạng hiện nay một cách phù hợp, bằng cách điều trị các ca nhiễm Covid dù đã tiêm vaccine, và giảm bớt áp lực cho lược lượng y tế NHS trong mùa đông sắp tới.”
Giáo sư Peter Horby, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Oxford, cho biết: “Một loại thuốc kháng virus đường uống an toàn, giá cả phải chăng và hiệu quả sẽ là một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống lại Covid.
“Molnupiravir trông có vẻ hứa hẹn trong phòng thí nghiệm, nhưng thách thức thực tế là liệu nó có hiệu quả cho bệnh nhân hay không. Nhiều loại thuốc đã thất bại vào thời điểm này, vì vậy những kết quả tạm thời này rất đáng khích lệ.”
Hầu hết các loại bệnh ung thư đều có liên hệ mật thiết với thói quen sinh hoạt. Nếu có thể thay đổi các thói quen không lành mạnh của mình, bạn có thể tránh xa ung thư nhất có thể.
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc phòng tránh ung thư. Hãy ăn nhiều hơn 6 thực phẩm này để tiêu diệt và phòng tế bào ung thư.
Sở dĩ khoai lang có tác dụng chống ung thư là do nó giàu glycolipid và deoxyisoandrosterone. Trong đó, glycolipid có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, còn deoxyisoandrosterone có thể ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư. Ăn khoai lang đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị ung thư vú và ruột kết.
Dâu tây
Dâu tây rất giàu chất dinh dưỡng và rất có lợi cho cơ thể, được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại trái cây”. Ngoài việc chứa nhiều vitamin, nó còn rất giàu acid phytic. Đây là một chất chống oxy hóa có thể kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư.
Ảnh: Pexels.
Ngoài ra, dâu tây giàu các chất chống oxy hóa khác như anthocyanins và acid ellagic. Anthocyanin giúp tiêu diệt các gốc tự do gây tổn hại trong máu, những mô thiệt hại và những thay đổi gây ung thư trong các tế bào.
Hàm lượng acid ellagic của dâu tây đã được chứng minh là có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của các khối u trong phổi, thực quản, vú, cổ tử cung và lưỡi. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm cho biết chất chống oxy hóa được tìm thấy trong dâu tây có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư gan ở người.
Hầu hết mọi người biết đến công dụng của tảo bẹ trong việc phòng ngừa bứu cổ. Trên thực tế, tảo bẹ còn có công dụng ngăn ngừa ung thư.
Ảnh: Shutterstock.
Thành phần fucoidan trong tảo bẹ có tác dụng điều hòa miễn dịch và chống khối u. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy nó có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư bạch cầu. Còn theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Marine Drugs, fucoidan có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư đại trực tràng và ung thư vú. Các bằng chứng khác ghi nhận fucoidan cũng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư phổi. Thường xuyên ăn tảo bẹ có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt.
Măng tây
Ăn măng tây thường xuyên có tác dụng chống ung thư rất tốt. Acid nucleic, acid folic, selen và aspartase có trong loại rau này có thể ngăn chặn hiệu quả sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư.
Củ cải
Củ cải có nhiều loại, song loại nào cũng đều có tác dụng phòng chống ung thư, thế nên mới có câu ngạn ngữ rằng: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, cả cuộc đời không cần vào hiệu thuốc” và “củ cải tháng 10 chính là nhân sâm nước”.
Trong củ cải có nhiều chất xúc tác có thể diệt trừ tác dụng gây ung thư của chất nitrosamine, kích thích hệ miễn dịch cơ thể, nâng cao hoạt tính của đại thực bào, tăng cường khả năng tiêu diệt tế bào ung thư thực bào. Vị cay của củ cải đến từ dầu mù tạt, nó có thể kích thích đường ruột nhu động, đào thải chất gây ung thư ra ngoài.
Hàm lượng vitamin C trong củ cải cao hơn táo, lê từ 8-10 lần. Ngoài ra, củ cải cũng giàu carotene có tác dụng phòng ngừa ung thư rất tốt.
Kết hợp với việc bổ sung các thực phẩm trên, bạn cũng nên lưu ý tránh một số thói quen ăn uống không lành mạnh như
Ăn quá nóng: Ăn uống quá nóng dễ gây tổn thương cho hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa
Ăn nhiều đồ ngọt: Khi ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng insulin, tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào ung thư nội mạc tử cung hình thành và phát triển.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?guci=2.2.0.0.2.2.0.0&client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=8505263573&adk=2904022356&adf=4044597235&pi=t.ma~as.8505263573&w=300&lmt=1605308235&psa=1&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fdoi-song%2Fsuc-khoe%2Fthuc-pham-khac-tinh-cua-ung-thu.html&flash=0&wgl=1&adsid=ChAIgJ2-_QUQ0-Hnk_WCucpwEkgAuABjxobQWaq0UI4TkCiAP4VK6guZ7h8NTFshEPjeMn4pK8yNwvz5oy7-Tr8sKk3sNMLVmVhrEM9N58zl6M6jmAAlPaGzDkU&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hZHNlcnZpY2UuZ29vZ2xlLmNvbSIsInN0YXRlIjowfSx7Imlzc3Vlck9yaWdpbiI6Imh0dHBzOi8vYXR0ZXN0YXRpb24uYW5kcm9pZC5jb20iLCJzdGF0ZSI6MH1d&dt=1605393780461&bpp=8&bdt=9941&idt=4166&shv=r20201111&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&prev_fmts=300×250%2C0x0%2C300x250%2C300x250&nras=1&correlator=5422031920965&frm=20&pv=1&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1605393784&ga_hid=340319585&ga_fc=0&iag=0&icsg=1048544&dssz=100&mdo=0&mso=0&u_tz=-480&u_his=5&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=188&ady=5356&biw=675&bih=329&scr_x=0&scr_y=4074&oid=3&psts=AGkb-H-9TObphRPzsuqrIS-M55zCWwlTgpxoN9Wv8QxpwCFyn1uTw_2o6OuGOwSAiwIrqA%2CAGkb-H-9OHfN-E6TGju6IxPmsk0yZAlIyBVFT25HBf5LXhYhr4RPw62vfJJ-MzREhG4ZeA%2CAGkb-H8kWsZd8vUW4YC3E_YnlYFx9PDCTcskEwhxdigqFEq-nW-8c746EH6a7ddt2MKySA&pvsid=210588591480254&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C683%2C328&vis=1&rsz=%7Co%7CoeEbr%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&jar=2020-11-14-22&ifi=4&uci=a!4&btvi=4&fsb=1&xpc=z5usqJBifz&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=M
Ảnh: Pixabay.
Ăn nhiều thực phẩm muối chua: Các thực phẩm muối lên men dễ sinh ra vi khuẩn và các chất độc hại. Khi đi vào cơ thể, đó chính là các tác nhân gây nên bệnh ung thư vòm họng và các bệnh ung thư về đường tiêu hóa.
Ăn quá nhanh: Theo bác sĩ Amanda Foti, một chuyên gia dinh dưỡng cao cấp: “Ăn quá nhanh có thể gây ra những khó chịu nghiêm trọng như khó tiêu, thậm chí trào ngược acid. Cắn miếng quá to và nhai quá nhanh khiến cho nước bọt và các enzym không kịp tiết ra để bôi trơn và phân hủy thức ăn thành các hạt nhỏ hơn trước khi vào dạ dày. Ăn nhanh cũng khiến bạn nuốt nhiều không khí vào bụng, từ đó gây đầy hơi, chướng bụng, tổn thương đường tiêu hóa, thậm chí là ung thư”.
Tham khảo: Aboluowang Ngọc Mai (tổng hợp)
Video xem thêm: 7 loại thực phẩm giúp kéo dài tuổi thọ, đẩy lùi bệnh tật
Các chuyên gia nói rằng nguồn không khí ô nhiễm mà chúng ta tiếp xúc chủ yếu là ở môi trường trong nhà. Làm thế nào để có thể làm giảm mức ô nhiễm này một cách hiệu quả nhất?
Khi đại dịch Covid-19 buộc chúng ta phải áp dụng biện pháp phong tỏa toàn cầu hồi đầu năm nay, một điều tích cực – tuy chỉ mang tính tạm thời – là giảm mức ô nhiễm không khí ngoài trời.
Từ Mỹ đến Trung Quốc, mức độ ô nhiễm đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, khi các quốc gia mở cửa trở lại, mức ô nhiễm tăng về mức như trước đại dịch.
Nhưng sự tập trung xem xét mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời này lại bỏ qua một thực tế đơn giản rằng hầu hết việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm của chúng ta diễn ra ở ngay ở môi trường trong nhà.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), độ ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao hơn từ hai đến năm lần so với ngoài trời – và việc phong tỏa càng làm cho tình hình trầm trọng thêm.
Từ đầu tháng Ba đến đầu tháng Năm 2020, Airthings, hãng sản xuất thiết bị thông minh theo dõi chất lượng không khí có trụ sở tại Na Uy, đã phân tích dữ liệu người dùng của họ ở Hoa Kỳ và Châu Âu.
Tác động của lệnh phong tỏa
Hãng phát hiện ra rằng mức độ dioxide carbon và các hạt lơ lửng trong không khí – được gọi là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) – tăng lên từ 15 đến 30% tại hơn 1.000 ngôi nhà ở một số nước châu Âu.
Tương tự, dữ liệu do Dyson thu thập về các máy lọc không khí đã đăng ký của họ ở 11 thành phố trên bốn châu lục cho thấy mức VOC và dioxide nitrogen (NO2) tăng lên kể từ khi có chính sách phong tỏa.
“Tại các nước phát triển, người dân dành đến 90% thời gian ở trong nhà, thế nhưng khi nói đến vấn đề ô nhiễm thì chúng ta lại tập trung vào ngoài trời là nơi chúng ta dành chỉ có 10% thời gian ở đó,” Nicola Carslaw, giáo sư hóa học chuyên về lĩnh vực không khí trong nhà tại Đại học York, cho biết. “Song phần lớn mọi người tiếp xúc với ô nhiễm không khí ở ngay bên trong nhà mình.”
Chụp lại hình ảnh,Hút bụi có thể làm tăng ô nhiễm không khí trong nhà nếu máy hút không sử dụng các bộ lọc phù hợp
Tất nhiên, cũng cần lưu ý rằng vấn đề không phải là “chỉ cái này hoặc cái kia”, bởi ô nhiễm không khí ngoài trời cũng xâm nhập được vào trong nhà.
Một số loại ô nhiễm gây chết người nhất, trong đó có oxide nitrogen và các hạt nano, cũng là những hạt nhỏ, mịn nhất – nhỏ đến mức chúng thừa sức đi xuyên không chỉ các vách ngăn của phổi và xâm nhập tới mạch máu, cho nên dĩ nhiên là chúng dễ dàng lọt qua những kẽ hở của cánh cửa đóng kín để vào nhà.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 3,8 triệu người chết do tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong nhà.
Chất lượng không khí trong nhà kém có liên quan đến một loạt bệnh tật, như hen suyễn, viêm phổi, ung thư phổi, bệnh phổi mãn tính và bệnh tim mạch.
Những sinh hoạt thường nhật gây ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí trong nhà phát sinh từ một loạt các sinh hoạt thường ngày.
Các hạt mịn được giải phóng từ các hoạt động như nấu ăn (đặc biệt là chiên rán và nướng), chùi rửa, đốt lửa và thắp nến.
Trên thế giới, ước tính có ba tỷ người vẫn nấu ăn bằng các loại bếp phát ngọn lửa trực tiếp hoặc các loại bếp nấu thô sơ như bếp sử dụng dầu hoả, than hoặc khí đốt sinh học, là những nguồn tạo ra lượng lớn ô nhiễm không khí trong nhà.
Nhưng ngay cả việc sử dụng bếp hiện đại cũng vẫn tiềm ẩn rủi ro.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn tiếp xúc với PM2.5 (các hạt cực nhỏ nguy hiểm cho sức khỏe con người khi hít phải) khi tráng trứng trong nhà bếp nhiều hơn là đứng ven đường tại London.
Một nghiên cứu khác cho thấy làm món thịt nướng vào ngày Chủ Nhật hoặc bữa tối trong Lễ Tạ ơn có thể tạo ra mức PM2.5 cao hơn so với những gì được tìm thấy trên đường phố Delhi, một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Theo Marina Vance, kỹ sư môi trường tại Đại học Colorado Boulder, và các đồng nghiệp của bà, những người đã tiến hành nghiên cứu, thì những hạt này gây ra nguy cơ đặc biệt đối với hệ hô hấp. Đáng ngạc nhiên là mức PM2.5 cao nhất được phát hiện ra là khi chúng ta nấu bữa sáng.
Đây là lý do tại sao các chuyên gia nhấn mạnh rằng mọi người nên luôn sử dụng quạt hút mùi hoặc mở cửa sổ khi nấu ăn.
Chúng ta cũng sử dụng rất nhiều hóa chất có thể phát tán trong không khí trong nhà.
Những hóa chất này tồn tại sẵn trong keo dán đồ nội thất cũng như trong sơn, keo gắn mạch tường, mạch gỗ, trong gỗ và trong các loại vật liệu xây dựng.
Ngoài ra còn có VOC phát tán từ các sản phẩm tẩy rửa gia dụng, sản phẩm vệ sinh cá nhân như sữa tắm và nước hoa, keo dán, mực và chất tạo mùi thơm cho không khí.
Xét từng loại đơn lẻ thì có một số VOC gây tác hại lớn hơn một số khác, mặc dù hầu hết tất cả đều phản ứng với thành phần oxide trong hợp chất của nitrogen để tạo ra ozon trên bề mặt Trái Đất.
“Nếu gắn hộp xả mùi làm thơm mát không khí trong phòng, là loại liên tục phát tán ra VOC, thì ta biết rằng chúng sẽ có phản ứng hoá học ngay trong nhà để tạo thành các hạt mịn,” Carslaw nói.
“Nếu bạn nói với mọi người rằng họ đang tiếp xúc với các hạt gây ô nhiễm ngoài trời do các phương tiện giao thông xả ra thì họ sẽ thấy giật mình ngay và có thể muốn tránh một số tuyến đường nhất định – nhưng sau đó họ sẽ vô tư bật máy điều hòa mà không hề nhận ra rằng chúng cũng đang tạo ra các hạt nguy hiểm.”
Nếu bạn cần phải sử dụng sản phẩm làm sạch có mùi thơm hoặc chất làm thơm không khí trong phòng, hãy làm một cách chừng mực và nhớ giữ cho căn phòng thông thoáng.
Hút bụi cũng là một nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà nếu máy hút không sử dụng các bộ lọc cao cấp phù hợp. Lau nhà bằng các sản phẩm tẩy rửa nhất định cũng có thể làm tăng mức độ hóa chất trong không khí.
Các chất ô nhiễm khác còn có bào tử nấm mốc và các mảnh nấm mốc do ẩm ướt và đọng hơi nước.
Khí đốt, bao gồm monoxide carbon, dioxide carbon và oxide nitrogen, cũng chủ yếu được xả ra từ máy sưởi và bếp gas, mặc dù nến, đèn dầu và việc hút thuốc lá cũng đóng góp gây nên những chất độc này. Các khí như dioxide nitrogen cũng xuất hiện trong không khí ngoài trời, nhưng chúng tích tụ ở nồng độ cao hơn nhiều bên trong nhà.
Chụp lại hình ảnh,Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng quạt hút mùi khi nấu nướng do ô nhiễm không khí sẽ tăng đột ngột vào lúc này
“Nấu nướng và lau chùi là hai trong số những nguồn chính gây ô nhiễm không khí trong nhà,” Carslaw nói. “Khi nấu ăn, bạn tạo ra dioxide nitrogen và các hạt, là những chất gây ô nhiễm giống như ở ngoài trời – chỉ là phát sinh từ nguồn khác mà thôi.”
Radon, một loại khí phóng xạ tự nhiên không mùi, cũng có thể xâm nhập vào trong nhà qua mặt đất hoặc qua các vết nứt trên tường, và có thể tích tụ trong nhà nếu không có hệ thống thông gió đầy đủ. Ở Mỹ, phơi nhiễm radon là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi ở những người không hút thuốc.
Bản phúc trình ra hồi năm ngoái của các chuyên gia của Airtopia chuyên về ô nhiễm không khí trong nhà cho thấy gần một nửa số ngôi nhà ở Anh có mức ô nhiễm không khí trong nhà cao.
Dữ liệu từ 47 ngôi nhà ở Birmingham, London và các hạt xung quanh vùng Đại London cho thấy một phần năm các nhà có nồng độ formaldehyde cao gấp đôi mức an toàn cho phép. Và 45% ngôi nhà có mức VOC tăng lên đáng kể – với 28% chủ hộ ở những ngôi nhà có chỉ số VOC cao cho biết họ gặp nhiều vấn đề về hô hấp.
Một nghiên cứu khoa học mới đây, được thực hiện bởi các chuyên gia ở Bồ Đào Nha, đã tập trung đánh giá chất lượng không khí trong những ngôi nhà có các bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Họ phát hiện ra rằng ba phần tư số ngôi nhà có mức PM2.5 vượt quá giới hạn mà WHO khuyến nghị, trong đó 41% số ngôi nhà vượt quá giới hạn khuyến nghị đối với các chất ô nhiễm PM10, loại bụi hạt có kích thước to hơn so với PM2.5.
Tuy nhiên, trong khi mức độ ô nhiễm không khí trong nhà đôi khi có thể trở nên khá cao và một số hợp chất nhất định có thể đạt đến mức độc hại, thì mỗi ngôi nhà lại ô nhiễm theo một kiểu khác nhau và mỗi người bị ảnh hưởng bởi không khí trong nhà theo những cách khác nhau, tùy theo hoạt động và thói quen của họ. Điều đó có nghĩa là nó thay đổi đáng kể, thậm chí gây khó khăn trong việc nghiên cứu so với ô nhiễm không khí ngoài trời.
“Ở ngoài trời, tất cả chúng ta đều có thể biết rõ mức độ ô nhiễm không khí đang diễn ra hàng ngày. Vậy mà ở trong nhà, ngay trong nhà riêng của mình thì chúng ta lại không hay biết gì,” Alastair Lewis, giám đốc khoa học tại Trung tâm Khoa học Khí quyển Quốc gia của Vương quốc Anh, cho biết.
“Trong những ngôi nhà không thoáng khí mà lại có các nguồn lớn gây ô nhiễm, mật độ các hạt trong nhà có thể cao hơn nhiều so với ngoài trời.”
“Trong nghiên cứu của riêng chúng tôi, khi nhìn vào VOC trong các ngôi nhà ở Anh, ta sẽ thấy có cả ngàn khác biệt giữa hai ngôi nhà ở ngay cạnh nhau.”
Giải pháp
Để giảm các chất ô nhiễm không khí trong nhà, các chuyên gia đồng ý rằng việc loại bỏ nguồn gây ô nhiễm và tăng biện pháp thông gió là hai giải pháp then chốt.
Chụp lại hình ảnh,Tráng trứng hoặc làm bữa sáng có thể giải phóng một lượng đáng ngạc nhiên các hạt mịn nhỏ li ti, được gọi là hạt PM2.5
“Trong hầu hết các trường hợp, có hai giải pháp rõ ràng cho hầu hết các nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà,” Ben Barratt, giảng viên cao cấp về tiếp xúc với môi trường và sức khỏe cộng đồng tại Đại học Imperial College, London, nói.
“Một là loại bỏ nguồn gây ô nhiễm ngay từ đầu – tức là sử dụng bếp điện thì sẽ tốt hơn so với bếp gas. Hãy thận trọng khi dùng các chất tẩy rửa và không nên lạm dụng chúng; hãy thận trọng khi dùng nến và hương, và không dùng quá mức cần thiết. Trong mọi trường hợp, nếu bạn nhận ra mình đang tạo ra ô nhiễm không khí trong nhà thì hãy thông gió, mở cửa sổ.”
Nhưng nếu bạn sống gần một con đường đông đúc hoặc trong trung tâm đô thị, việc mở cửa sổ lại có thể chỉ làm tăng thêm ô nhiễm trong nhà mà thôi.
Trong trường hợp đó, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng bộ lọc Hepa (Bộ lọc không khí có hiệu suất cao), có thể loại bỏ hiệu quả các hạt có kích thước 0,3 micromet trở lên. Tuy nhiên, một hạt 0,3 micromet vẫn là lớn hơn nhiều lần so với phân tử oxide nitrogen hoặc các hạt nano – vì vậy bộ lọc Hepa cũng chưa phải là thuốc chữa bách bệnh.
Tuy nhiên, một vấn đề nữa là độ khả tín trong các tuyên bố của các công ty sản xuất máy lọc không khí.
“Điều khiến tôi quan ngại về những máy làm sạch không khí này là chất lượng của chúng hầu như không được kiểm soát,” Carslaw nói. “Vậy nên, bất kỳ công ty nào cũng có thể đưa một sản phẩm ra thị trường và nói rằng sản phẩm này có thể loại bỏ 99% chất gây ô nhiễm”.
Để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm lượng khí thải carbon, nhiều kiến trúc sư đang hướng tới các tòa nhà kín gió hơn. Nhưng làm như vậy, chúng ta nên cẩn thận để không làm giảm chất lượng không khí trong nhà, các chuyên gia nói.
Chụp lại hình ảnh,Việc xe cộ đi lại trên đường lâu nay đã khét tiếng là nguồn chủ yếu gây ô nhiễm ngoài trời, nhưng ô nhiễm trong nhà lại thường bị bỏ qua mặc dù chúng ta dành phần lớn thời gian ở trong nhà
“Chúng ta phải ý thức rất rõ rằng chúng ta không hề muốn sống trong những chiếc hộp kín bưng,” Barratt nói. “Với những tòa nhà kín và cách nhiệt, chúng ta có thể không phải dùng nhiều máy sưởi và chúng ta có thể không bị ảnh hưởng quá mức bởi ô nhiễm không khí ngoài trời – nhưng chúng ta lại cần lưu ý những điều như độ ẩm, bào tử nấm mốc, ô nhiễm không khí trong nhà, và chúng ta cần đảm bảo thông gió tốt.”
Trong điều kiện bình thường, chúng ta đã dành đến 90% thời gian ở trong nhà. Nay, xã hội chuyển hướng sang làm việc tại nhà là chủ yếu thì thời gian tiếp xúc môi trường trong không gian kín lại càng nhiều hơn, do đó chất lượng không khí trong nhà càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Nồng độ chất ô nhiễm bên trong các tòa nhà thường cao hơn so với không khí bên ngoài, nhưng một điều đáng báo động là hầu như chưa có quy định nào được ban hành đối với việc kiểm soát không khí trong nhà.
Rõ ràng cần phải nâng cao hơn nhận thức của cộng đồng về mối liên hệ giữa chất lượng không khí trong nhà và vấn đề sức khỏe yếu kém.
Bạn có biết trong cơ thể mình nơi nào chứa nhiều độc tố không?
Khi thận có vấn đề, bạn sẽ không thể nói được, giọng nói sẽ bị khàn đặc.
Khi tim có vấn đề, cánh tay trái của bạn sẽ bị mỏi, tê và đau.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=2391351179&adk=884465546&adf=313522360&pi=t.ma~as.2391351179&w=300&lmt=1603654907&psa=1&guci=2.2.0.0.2.2.0.0&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fdaikynguyen.tv%2Fdoi-song%2Fsuc-khoe%2Fcanh-tay-hay-bi-te-chan-bi-chuot-rut-day-la-dau-hieu-co-quan-noi-tang-dang-co-van-de.html&flash=0&wgl=1&adsid=ChEI8MTU_AUQl7zYufKVzc_6ARI5AOqaFGx6bgVdoyUKiNiN3FnbQzUG2oBN1HGvmQkGf5BnvPLmMDl8uqMkzfbudc31Kk_jicq14vK7&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hZHNlcnZpY2UuZ29vZ2xlLmNvbSIsInN0YXRlIjo1fV0.&dt=1603654864957&bpp=36&bdt=12027&idt=341&shv=r20201021&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=0x0%2C300x250%2C300x600%2C300x250%2C300x250%2C300x250%2C300x250%2C300x250&nras=1&correlator=8172483083081&rume=1&frm=20&pv=1&ga_vid=2084600964.1603654867&ga_sid=1603654867&ga_hid=1050446822&ga_fc=0&iag=0&icsg=1048544&dssz=104&mdo=0&mso=0&u_tz=-420&u_his=2&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=277&ady=1235&biw=1235&bih=568&scr_x=0&scr_y=3178&eid=21067496%2C21066613%2C21066706%2C21066614&oid=3&psts=AGkb-H-Bq4Bvg99GbzRgAgX3-GUxQhdyVER2YEFddFEEMW4kgq7xy4M2HnfI4YvznyAD%2CAGkb-H8XImmHTYv8OMXMsFYUd1HW7Olj5ErIdOPzjqfMkQ7NLYJwXEZjEb2RwTZ6Lxqi%2CAGkb-H8R_dbsTwHmfoEdGC4pwSzO7aUD1d10lZF3XnEqAxq8ekqXSHeLwH8DksydcuGnjw%2CAGkb-H80ASbKkooDc8n4–xpc_xWQ9JD-8c4rmFihznJwo-UQhqIaxLoAUdMb9caqKQZ1w&pvsid=4130760224276322&pem=509&ref=https%3A%2F%2Fdaikynguyen.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C1242%2C568&vis=1&rsz=%7Co%7CoeE%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&jar=2020-10-25-19&ifi=1&uci=a!1&fsb=1&xpc=Bpp2McTsce&p=https%3A//daikynguyen.tv&dtd=42679
Khi dạ dày có vấn đề bạn sẽ bị đau đầu.
Khi gan có vấn đề bạn sẽ dễ bị chuột rút khi đang ngủ tối.
Vậy chúng ta sẽ phải làm gì để thải độc ra khỏi cơ thể?
Thời điểm bài độc tốt nhất của thận là 5~7 giờ sáng, cơ thể qua một đêm làm việc, đến sáng toàn bộ chất độc đều tập chung ở thận, vì thế sáng ngủ dậy nên uống một cốc nước lọc để “rửa” thận.
Huyệt giải độc thận: huyệt Dũng Tuyền
Ảnh chụp màn hình báo Phụ nữ và gia đình
Đây là huyệt có vị trí thấp nhất trên cơ thể người, nếu coi cơ thể là một tòa nhà, thì huyệt vị này chính là đầu ra của ống nước thải, thường xuyên bấm huyệt này sẽ thấy hiệu quả bài độc rất rõ ràng.
Ăn thực phẩm có màu xanh: theo thuyết ngũ hành của đông y, thực phẩm màu xanh giúp thông khí trong gan, có tác dụng thông gan, giải tỏa ưu tư, phiền muộn, là thực phẩm giúp giải độc gan.
Chuyên gia đông y khuyên dùng quýt hoặc chanh vỏ xanh chế biến thành nước quýt hoặc nước chanh tươi (dùng cả vỏ) sau đó uống trực tiếp sẽ rất tốt.
Kỳ tử giúp tăng chức năng gan: ngoài tác dụng giải độc, còn giúp nâng cao khả năng phòng chống độc của gan.
Thức ăn tốt nhất cho gan phải kể đến kỳ tử, kỳ tử có tác dụng bảo vệ gan rất tốt, giúp nâng cao tính năng khử độc của gan. Cách ăn tốt nhất là nhai sống, mỗi ngày ăn một nắm nhỏ.
Huyệt thải độc gan: là huyệt chỉ thái trung, huyệt nằm ở chỗ lõm phía trước phần giao nhau của xương ngón chân cái và ngón bên cạnh trên mu bàn chân. Dùng ngón tay cái day 3-5 phút, đến khi cảm thấy hơi tê tê là được. Không nên day quá mạnh, lần lượt day hai bên chân.
Ảnh chụp màn hình báo Phụ nữ và gia đình
Cách thải độc bằng nước mắt:
Đàn ông thường ít khóc hơn phụ nữ mà phụ nữ thì thường thọ lâu hơn đàn ông, điều này hẳn có liên quan đến nước mắt.
Đông y từ lâu đã biết đến vấn đề này và tây y cũng đã có chứng thực cụ thể.
Tuyến nước mắt giống như tuyến mồ hôi và tuyến tiết niệu, trong đó có một số độc tố sinh học không tốt cho cơ thể con người. Vì thế khi khó chịu, khi tủi thân, khi bị áp lực ta thường khóc để giải tỏa.
Thải độc tim
Ăn thực phẩm có vị đắng để thải độc: thực phẩm đầu tiên nên ăn là tâm sen, tâm sen có vị đắng giúp làm tiêu tan lửa trong tim, mặc dù nó có tính hàn nhưng không làm ảnh hưởng đến dương khí trong cơ thể, vì thế tâm sen được coi là thực phẩm giải độc tốt nhất cho tim.
Có thể dùng tâm sen để hãm trà, có thể cho thêm ít lá trúc hoặc cam thảo tươi sẽ giúp nâng cao tác dụng thải độc của tâm sen.
Huyệt vị giúp thải độc tim: là huyệt Thiếu phủ
Ảnh chụp màn hình báo Phụ nữ và gia đình
Huyệt nằm trong lòng bàn tay, vị trí ở giữa xương ngón thứ 4, thứ 5, khi nắm tay lại nó sẽ là vị trí giữa của ngón tay út và ngón áp út.
Bấm huyệt này có thể dùng lực một chút cũng không sao, làm lần lượt với tay trái và tay phải.
Đậu xanh giúp lợi tiểu, giải độc: Đậu xanh giúp lợi tiểu, thanh nhiệt vì thế giúp thải độc cho tim, nhưng đậu xanh phải ăn ở dạng lỏng như nước tương hoặc canh đậu xanh thì mới có tác dụng tốt nhất, bánh đậu xanh tác dụng sẽ tương đối thấp.
Thời điểm tốt nhất để thải độc tim: buổi trưa 11 – 13 giờ là thời điểm tốt nhất. Những thực phẩm tốt cho tim và giúp thải độc bao gồm phục linh, các loại hạt khô như lạc, macca, hạnh nhân v.v., đỗ tương, vừng đen, táo đỏ, hạt sen v.v.
Thải độc tì (lá lách)
Ăn đồ chua giúp thải độc tì: ví dụ như ô mai, giấm là những thực phẩm giúp hóa giải các chất độc trong thức ăn, từ đó giúp tăng cường chức năng tiêu hóa của đường ruột và dạ dày, làm cho chất độc trong thức ăn được thải ra ngoài cơ thể trong thời gian rất ngắn.
Đồng thời, thức ăn có vị chua còn giúp tăng cường chức năng của tì, có tác dụng kháng độc.
Huyệt vị giúp thải độc tì: là huyệt Thương Khâu, huyệt nằm ở chỗ lõm phía dưới mắt cá chân, dùng ngón tay day vào huyệt vị cho đến khi thấy cảm giác tê tê là được, mỗi lần làm khoảng 3 phút, lần lượt làm với 2 chân.
Ảnh chụp màn hình báo Phụ nữ và gia đình
Đi bộ sau khi ăn: vận động giúp tì vị tiêu hóa tốt hơn, tăng nhanh quá trình bài độc, việc này cần duy trì lâu dài mới thấy hiệu quả.
Thời điểm bài độc tì tốt nhất:
Sau khi ăn chính là thời gian sản sinh ra độc tố, thức ăn ăn vào nếu không được tiêu hóa hoặc hấp thụ ngay sẽ tiết độc và được tích tụ lại.
Để tốt cho tì, ngoài việc đi bộ sau khi ăn còn nên ăn một quả táo sau bữa cơm 1 giờ đồng hồ, sẽ rất có hiệu quả kiện tì, bài độc.
Thải độc cho phổi
Củ cải là thức ăn bài độc cho phổi: trong đông y, đại tràng và phổi có quan hệ mật thiết với nhau, mức độ bài độc của phổi phụ thuộc vào mức độ thông suốt của đại tràng, củ cải giúp nhuận tràng, củ cải có thể ăn sống hoặc trộn đều được.
Bách hợp giúp nâng cao khả năng kháng độc của phổi: phổi không thích thời tiết khô vì khi đó phổi sẽ bị tích lũy độc tố.
Nấm, bách hợp là thức ăn bổ dưỡng của phổi, giúp phổi chống lại được độc tố nhưng không nên dùng trong thời gian dài vì bách hợp dùng lâu sẽ giảm chất nhờn, làm giảm khả năng kháng độc.
Huyệt vị giúp bài độc phổi:
Huyệt vị tốt cho phổi là huyệt Hợp Cốc, huyệt nằm trên mu bàn tay, ở giữa ngón tay cái và ngón trỏ. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn vào vị trí huyệt vị này là được.
Ảnh chụp màn hình báo Phụ nữ và gia đình
Bài tiết mồ hôi giúp giải độc: Khi ra nhiều mồ hôi, mồ hôi sẽ giúp bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể, làm chúng ta thấy dễ chịu, thoải mái.
Ngoài việc vận động còn có thể tắm bằng nước nóng để ra nhiều mồ hôi. Cho vào nước tắm ít gừng tươi và tinh dầu bạc hà sẽ giúp bài tiết nhiều mồ hôi hơn, thải các chất độc nằm sâu trong cơ thể ra ngoài.
Hít thở sâu:
Mỗi khi hít ra thở vào, trong phổi vẫn có một chút khí không được đẩy ra ngoài, những khí tồn đọng này cũng chính là một loại độc tố đối với nguồn không khí mới, nhiều chất dinh dưỡng được hít vào cơ thể. Chỉ với một vài cái hít thở sâu sẽ giúp loại bỏ bớt các khí tồn đọng này.
Thời điểm bài độc cho phổi tốt nhất là vào 7-9 giờ sáng. Thời điểm này rất tốt để thải độc thông qua vận động. Vào thời điểm phổi đang sung sức nhất, bạn có thể đi bộ sẽ giúp tăng khả năng bài độc của phổi.
Bảng công việc của các cơ quan trong cơ thể
1. Từ 9-11 giờ tối là thời gian bài độc của hệ thống miễn dịch (lympha), thời điểm này nên ở những nơi yên tĩnh hoặc nghe nhạc.
2. Từ 11 giờ đêm – 1 giờ sáng là thời điểm bài độc của gan, cần thực hiện khi đang ngủ say.
3. Từ 1-3 giờ sáng là thời điểm bài độc của mật, cần thực hiện khi đang ngủ say.
4. Từ 3-5 giờ sáng là thời điểm bài độc của phổi vì thế với người bị ho thì đây là thời điểm ho dữ dội nhất, vì công việc bài độc đã đến phổi, không nên uống thuốc ho lúc này để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình bài độc.
5. Từ 5-7 giờ sáng là thời điểm thải độc của đại tràng, nên đi đại tiện vào thời điểm này.
6. Từ 7-9 giờ sáng là thời điểm ruột non hấp thu lượng lớn dưỡng chất vì thế không nên bỏ qua bữa sáng. Người bệnh nên ăn sáng lúc sớm trước 6:30 sáng, người khỏe mạnh thì nên ăn trước 7:30. Người thường xuyên không ăn sáng nên thay đổi thói quen này, cho dù là ăn muộn lúc 9-10 giờ thì cũng vẫn nên ăn.
7. Từ nửa đêm đến đến 4 giờ sáng là thời điểm tụy tạo máu vì thế phải ngủ sâu giấc, không nên thức đêm!
Thì ra đây đều là những cảnh báo của cơ thể!
Hãy nhanh tiến hành bài độc để có một cơ thể khỏe mạnh!
Lưu ý: Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, phải tùy tình hình sức khỏe của mình để thực hiện cho phù hợp. Nếu cơ thể không thể duy trì được thì bạn phải tìm chuyên gia y học tư vấn.
Từ việc sinh ra ra hóa chất độc hại tới làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi, những bằng chứng mới nhất cho thấy một số cách nấu ăn gây hại cho sức khỏe. Ta nên làm gì để tránh?
“Toàn bộ lý do khiến con người tiến hóa là vì ta bắt đầu nấu ăn,” Jenna Macciochi khẳng định chắc nịch. “Khi chỉ ăn uống thực phẩm sống, ta phải ăn liên tục, vì cơ thể ta vất vả mới lấy được dưỡng chất từ thực phẩm sống.”
Các nhà sinh học từ lâu đã đồng tình với Macciochi, người chuyên nghiên cứu về tác động qua lại giữa lối sống và dinh dưỡng ảnh hưởng ra sao tới hệ miễn dịch của con người, tại Đại học Sussex.
Trong thực tế có cả một danh sách bằng chứng dài đáng kể cho thấy quá trình tiến hóa của con người có liên hệ trực tiếp với việc biết dùng lửa.
Khi tổ tiên của chúng ta biết nấu ăn và chế biến thực phẩm, họ đã khiến chất béo và calories trong thực phẩm dễ tiêu hóa hơn, và điều đó giúp làm tăng khoảng cách giữa năng lượng con người cần để tiêu hóa thức ăn với số năng lượng họ có thể chiết xuất từ thực phẩm. Mà như vậy cũng có nghĩa là con người đỡ phải nhai nhiều như trước.
Người ta từng cho rằng kỹ năng nấu nướng không chỉ giúp làm kích cỡ xương hàm của con người giảm xuống, mà còn có nghĩa là bộ não ta có thể tiến hóa và tăng kích cỡ lớn hơn – và có đủ khả năng dung chứa những hoạt động thần kinh (vốn rất hao tốn năng lượng) mà con người cần đến.
Nấu ăn cũng giúp tiêu diệt những vi khuẩn có hại có thể có bên trong và trên bề mặt thực phẩm, nhờ vậy bảo vệ giúp con người tránh không bị bệnh vì ngộ độc thực phẩm.
Vậy nhưng dù nấu ăn đem lại rất nhiều lợi ích thì liệu có xảy ra trường hợp quá trình chế biến thực phẩm với nhiệt độ cao có thể đem lại những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe không?
Xu hướng ngày càng phổ biến với chế độ ăn đồ tươi sống và nhiều chuyển đổi đến những kỹ thuật nấu nướng biến tấu hơn, các nhà khoa học khắp thế giới giờ đây chú tâm hơn tìm hiểu về những bữa ăn chế biến nóng sốt.
Acrylamide: Nguy cơ bị ung thư vì nấu quá kỹ
Không phải mọi phương thức nấu nướng đều giống nhau khi ta chuẩn bị một món ăn. Và với một số kiểu nấu nướng – như khi sử dụng nhiệt độ cực kỳ cao – thì thực phẩm ta nấu ra sẽ có khác biệt rất lớn.
Với những loại thực phẩm là tinh bột chẳng hạn, thì rủi ro mà Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA) ở Anh Quốc đã ra cảnh báo về chất acrylamide. Đây là hóa chất thường được sử dụng trong công nghiệp để làm giấy, nhuộm và nhựa, nhưng nó cũng xuất hiện trong thực phẩm khi ta quay, chiên hoặc nướng đồ ăn ở nhiệt độ rất cao trong thời gian dài.
Những nguyên liệu nấu nướng giàu carbohydrate như khoai tây, các loại rau củ, bánh mì nướng, ngũ cốc, cà phê, bánh ngọt và bánh quy, là những loại nhạy cảm nhất, và phản ứng ta có thể thấy là khi tinh bột trong món ăn bắt đầu chuyển màu sẫm, chúng có thể hóa thành màu nâu vàng hay bắt đầu có vẻ như bị cháy.
Acrylamide được coi là nguyên nhân tiềm ẩn gây ung thư, mặc dù hầu hết bằng chứng hiện thời cho thấy mối liên hệ này đến từ động vật.
Để đề phòng, Macciochi nói, các nhà dinh dưỡng học và cơ quan về thực phẩm cho rằng tốt hơn là nên tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm với hàm lượng nhiều hóa chất acrylamide.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionNgười ta cho rằng loài người bắt đầu nấu ăn từ khoảng một triệu năm trước
“Hầu hết các thí nghiệm được thực hiện trong phòng thí nghiệm với động vật, [nhưng] chúng tôi thực sự nghĩ rằng acrylamide có nguy cơ gây ung thư ở người, vì vậy mọi người nên ý thức đề phòng, và cũng để ý đến thực phẩm đã qua chế biến mà họ mua, có lẽ có hàm lượng acrylamide cao hơn vì quá trình chế biến công nghiệp,” bà nói thêm.
Để tránh hàm lượng acrylamides cao, FSA đề nghị ta nên hướng đến nấu thức ăn đến độ vàng vừa phải và tránh bỏ khoai tây vào tủ lạnh nếu sau đó định nấu ở nhiệt độ cao (vì khoai tây đông lạnh phóng thích đường, sau đó sẽ kết hợp với các amino acid và tạo ra acrylamide khi nấu). Nói chung là tránh nấu quá kỹ những thành phần này, và tránh tạo ra hợp chất acrylamide.
Tuy nhiên, nguy cơ này không dừng lại với quy trình nướng thức ăn.
“Những chất như acrylamide trong thực phẩm chỉ là một trong nhiều nguy cơ của chế độ ăn thời hiện đại,” Macciochi cảnh báo, “vì vậy tự chất này sẽ không tạo ra nguy cơ khiến bạn bị ung thư, nhưng nếu một người có chế độ ăn rất nghèo nàn, đó là thứ ta có thể thay đổi để tránh rủi ro.”
Khói bếp và bệnh ung thư phổi
Hiệu ứng từ nấu nướng không chỉ truyền qua thức ăn, mà còn qua những thứ ta hít vào.
Đầu tiên, bản thân bếp nấu là nguồn chính gây bệnh ở nhiều quốc gia đang phát triển.
Ở những nơi dùng các loại nhiên liệu đun nấu là gỗ, rơm rạ thải, và than, khói bếp trong nhà có thể tăng lên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khói nhà bếp là nguyên nhân gây ra 3,8 triệu trường hợp chết yểu mỗi năm.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionMột số bằng chứng cho thấy nấu ăn trong nhà mà không có hệ thống thông khí tốt có thể tăng rủi ro bị ung thư phổi
Nhưng một số nguyên liệu nhất định trong thực phẩm ta nấu cũng có thể gây ra ô nhiễm không khí trong nhà.
Một nghiên cứu năm 2017, do Tạp chí Nghiên cứu Ung thư và Ung bướu Lâm sàng công bố, tìm thấy bằng chứng khi ta hít phải khói do dầu ăn gây ra cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi.
Các nhà khoa học phân tích 23 nghiên cứu về 9.411 ca bệnh ung thư ở Trung Quốc, và cho thấy không chỉ có phụ nữ nấu ăn trong tình trạng không có hệ thống thông khí tốt trong nhà bếp có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn, mà cả các phương pháp nấu ăn khác nhau cũng gây ra hệ quả khác nhau.
Chẳng hạn như chiên xào làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi, trong khi chiên thức ăn ngập dầu thì không làm tăng nguy cơ.
Các nghiên cứu khác cũng cung cấp bằng chứng cho thấy nếu hít phải khói từ dầu ăn trong thời kỳ mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, khiến trẻ bị nhẹ cân khi sinh.
Năm 2017, các nhà khoa học ở Đài Loan so sánh hàm lượng aldehydes – một nhóm các hợp chất phản ứng rộng, mà nhiều hợp chất trong số đó độc hại với con người – sinh ra từ các phương pháp nấu nướng khác nhau.
Trong nghiên cứu này, các tác giả chỉ ra rằng khói bốc lên từ dầu hướng dương khi nấu ở nhiệt độ cao và phương thức chiên ngập dầu và chiên trong chảo có nguy cơ sản sinh ra lượng aldehyde lớn hơn, trong khi đó các loại dầu ăn có hàm lượng chất béo không bão hòa thấp, như dầu cọ hay dầu hạt cải, cũng như các phương thức nấu nướng nhẹ nhàng hơn như chiên xào, thì không có xu hướng tạo ra hàm lượng lớn hợp chất này hoặc những hợp chất được cho là có hại khác.
Thịt nấu chín và bệnh tiểu đường
Người ăn thịt nên suy nghĩ lại cách họ nấu thịt và mức độ thường xuyên ăn thịt.
Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy phương thức nấu trực tiếp với lửa như nấu thịt đỏ, đặc biệt là nướng bằng chảo hoặc nướng than cũng như các phương thức nấu sử dụng nhiệt độ cao, như quay thịt trong lò, có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường ở những phụ nữ thường sử dụng thịt đỏ ở Hoa Kỳ – mặc dù người ta chưa rõ vì sao nguy cơ này chỉ tác động đến phụ nữ mà không ảnh hưởng đến đàn ông.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionDù một số cách nấu ăn có gây nguy cơ, nhưng quan trọng là nấu ăn vẫn giúp ta tối ưu hóa năng lượng mà ta thu được từ thực phẩm
Một nghiên cứu khác chỉ ra mối liên hệ tương tự giữa cách nấu trực tiếp trên ngọn lửa hoặc nấu ở nhiệt độ cao và bệnh tiểu đường Type 2 ở người ăn thịt đỏ, thịt gà và cá ít nhất 15 lần mỗi tháng, bất kể là nam hay nữ, ăn nhiều hay ít chừng nào.
Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là không có nghiên cứu nào trong số này kiểm soát các yếu tố về lối sống như thể thao hoặc các nhân tố khác trong chế độ dinh dưỡng của họ, trong đó có hàm lượng đường họ tiêu thụ, vì vậy có thể còn có những thứ đằng sau nữa tác động đến kết quả được đưa ra.
Tuy nhiên, một số phương thức nấu ăn thay thế do các nhà nghiên cứu đề xuất như luộc hay hấp có vẻ không gây ra nguy cơ mắc tiểu đường.
Các phương pháp nấu ăn khác
Trong thế kỷ qua, phương thức nấu nướng đã tiến hóa và đa dạng hơn, và nấu nướng dần dịch chuyển khỏi những nguồn nhiệt thời nguyên thủy.
Lò vi sóng, bếp điện và lò nướng bánh giờ đây có mặt gần như trong mọi nhà, đem lại các phương thức thay thế cho ngọn lửa nhiệt độ cao.
Ngày càng nhiều các nhà khoa học chỉ ra rằng sử dụng lò vi sóng là cách nấu ăn lành mạnh hơn, tùy thuộc vào món bạn nấu.
Chẳng hạn, một nghiên cứu gần đây từ Thụy Điển cho thấy một trong những cách lành mạnh nhất để nấu nấm là sử dụng lò vi sóng. Phương thức này làm tăng đáng kể các chất chống oxy hóa – là hợp chất giúp bảo vệ tế bào khỏi tình trạng hư hỏng. Trái lại, luộc hoặc chiên nấm làm giảm hàm lượng chất chống oxy hóa.
Trong thực tế bằng chứng khoa học cho thấy phương thức tốt nhất để giữ lại được các vitamin và dưỡng chất khi nấu rau là sử dụng thời gian nấu ngắn và dùng càng ít nước càng tốt.
Điều đó có nghĩa là sử dụng lò vi sóng là cách nấu tốt vì sẽ khiến ít dưỡng chất mất đi hơn – không giống như khi ta luộc rau, khiến dưỡng chất đều trôi vào nước luộc hết.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionMột số loại dầu ăn như dầu hạt cải hay dầu cọ được cho là tốt cho sức khỏe hơn khi dùng để nấu
“Hấp rau cũng tốt hơn là luộc, bất cứ thứ gì bạn nấu trong thời gian dài ở nhiệt độ cao đều có vẻ gặp nhiều vấn đề hơn, làm giảm giá trị dinh dưỡng hoặc gây ra một số hợp chất không tốt, như acrylamide,” Macciochi giải thích.
Một vấn đề khác với cách chiên đồ ăn, hay các kiểu nấu nướng có dầu ăn, đó là sẽ có vấn đề xảy ra khi một số loại chất béo được làm nóng lên. Hóa ra quá trình đốt nóng có thể khiến dầu ăn trải qua hàng loạt phản ứng hóa học, vì vậy khi bạn nấu ở nhiệt độ cao, bạn gặp rủi ro sẽ cho ra món có thành phần thay đổi ít nhiều so với thành phần ban đầu bạn bỏ vào nấu.
Không phải mọi loại dầu ăn đều mẫn cảm và dễ thay đổi như vậy.
Ví dụ, dầu olive có “điểm bốc khói” khá thấp, so với những loại chất béo bão hòa như dầu dừa. Đây là mức nhiệt độ mà dầu sẽ bắt đầu thay đổi – khi dầu bắt đầu bốc hơi và mất một số hợp chất tốt cho sức khỏe, như hợp chất oleocanthal chống viêm.
Đây cũng là mức nhiệt độ mà dầu bắt đầu sinh ra các hợp chất độc hại, như một số aldehyde.
Macciochi vẫn đề xuất nên sử dụng dầu olive trong hầu hết quá trình nấu nướng vì loại dầu này rất tốt cho sức khỏe, chỉ là không nên dùng trong nấu ăn công nghiệp, hoặc khi chế biến bất cứ món gì cần thời gian nấu kéo dài.
Tuy nhiên, dù một số kiểu nấu ăn có chứa rủi ro, thì bỏ hẳn việc nấu chín thức ăn lại có nguy cơ gây hại hơn rất nhiều.
Một nghiên cứu của Đức về những người tuân thủ chế độ ăn chỉ dùng đồ tươi sống hầu như không qua chế biến trong vài năm nhận thấy đàn ông giảm 9kg cân nặng, trong khi phụ nữ giảm 12kg cân nặng.
Vào cuối kỳ nghiên cứu, một số người đáng kể bị tình trạng thiếu cân – và khoảng một phần ba số phụ nữ không còn kinh nguyệt đều đặn.
Các tác giả kết luận với một thông điệp khá nhẹ nhàng theo kiểu khoa học “chế độ ăn thực phẩm tươi sống nghiêm ngặt không được khuyến khích áp dụng thời gian kéo dài”.
“Rốt cuộc thì việc nấu chín thịt và nấu carbohydrate là cách tốt để giúp tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm này, ngược lại so với việc ăn sống,” Macciochi nhận định, “vì thử nghĩ tới một củ khoai tây sống xem, sẽ cực kỳ khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ nó chứ đừng nói đến chuyện chỉ là ăn cảm thấy ngon lành.”
Có vẻ như tổ tiên của chúng ta mơ hồ đã hiểu đúng điều gì đó, hẳn là vậy.
Siêu thực phẩm có thể làm sạch nicotine trong phổi
N.Y/VOV.VN |
1
Gừng, nghệ, táo, tỏi, trà xanh và nhiều thực phẩm khác có tác dụng loại bỏ nicotine, làm sạch phổi cho người tiếp xúc nhiều với thuốc lá.
Gừng: Gừng có đặc tính kháng viêm thải độc tố khỏi đường hô hấp. Gừng chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm kali, magiê, beta-carotene và kẽm. Một số chất chiết xuất từ gừng cũng có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư phổi. Bạn thêm gừng vào nhiều món ăn như một loại thảo dược hoặc uống trà gừng.
Nghệ: Nghệ có tác dụng với sức khỏe tương tự như gừng. Nghệ có đặc tính kháng viêm, nhiều curcumin giúp diệt các tế bào ung thư.
Kiwi: Theo Boldsky, kiwi rất giàu vitamin, giúp bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất bị mất trong thời gian hút thuốc, đồng thời loại bỏ chất nicotine.
Tỏi: Tỏi chứa một hợp chất được gọi là allicin có tác dụng kháng sinh mạnh mẽ và khắc phục bệnh nhiễm trùng đường hô hấp làm tắc nghẽn phổi. Ngoài ra, tỏi cũng kháng viêm, cải thiện bệnh hen suyễn và giảm nguy cơ ung thư phổi.
Táo: Các vi chất và nhiều loại vitamin trong táo sẽ duy trì chức năng hô hấp, rửa sạch lượng nicotine độc hại và ngăn ngừa các bệnh về phổi.
Rau chân vịt giàu axit folic và một số vitamin, có thuộc tính làm mất mùi khó chịu của thuốc lá và loại bỏ chất nicotine ra khỏi cơ thể. Nên ăn rau chân vịt sống, không nên nấu chín vì sẽ mất một lượng lớn vitamin và acid folic, những chất cần thiết giúp loại bỏ nicotin ra khỏi cơ thể.
Trà xanh: Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch, làm sạch phổi và chống nhiều bệnh ung thư khác nhau. Các loại thảo dược trong trà xanh có tính kháng khuẩn giúp làm loãng chất nhầy từ lớp lót của phổi.
Nước ép cam, chanh, lựu: Vitamin C rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể sữa chữa những mô bị hư hỏng, giúp cải thiện lưu thông máu, loại bỏ các chất độc và gia tăng lượng hồng cầu trong cơ thể. Nên uống mỗi ngày nước ép cam, chanh hoặc lựu và đây là thói quen tuyệt vời giúp loại bỏ nicotin ra khỏi cơ thể.
Nước ép cà rốt: Những ai có ý định bỏ thuốc lá, hãy nên uống nước ép cà rốt. Nước ép cà rốt giàu vitamin A, C, B, K giúp thải nicotin, các chất độc được tích lũy trong những năm tháng hút thuốc lá!
Ớt chuông: Nên ăn ớt chuông sống. Có thể cắt từng miếng mỏng và trộn vào sa lát. Trong ớt chuông chứa lượng lớn vitamin C, B12 và B6. Ớt chuông rất tốt cho người cai thuốc lá.
Hành tây: Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, hành tây cũng có tính chất dược liệu nhất định. Chúng giúp loại bỏ chất nicotine ra khỏi cơ thể, rất hữu ích cho những người nghiện hút thuốc.
Các loại rau xanh: Chất diệp lục có trong các loại rau xanh đóng vai trò như chất giải độc, giúp lọc máu và thải ra các độc tố khỏi cơ thể chúng ta. Các loại rau họ cải gồm có bông cải xanh, súp lơ, cải bắp… giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Những con dơi cũng thích sự ấm cúng nơi hốc cây này, nên chúng trú ngụ ở đó. Bọn trẻ con thỉnh thoảng bắt dơi đem nướng ăn.
Thế rồi Emile ngã bệnh.
Vào ngày 28/12/2013, cậu bé đã không chống chọi nổi một căn bệnh ác nghiệt và bí ẩn.
Mẹ, chị gái và bà đã ở bên cạnh chăm sóc cậu. Và điều gì phải đến đã đến – sau đám tang cậu bé, căn bệnh dần bắt đầu lây lan khắp vùng.
Đại dịch Ebola
Cho đến 23/3/2014, đã có 49 trường hợp nhiễm bệnh và 29 trường hợp tử vong – và các nhà khoa học xác nhận rằng đó là virus Ebola.
Trong ba năm rưỡi tiếp theo, thế giới chứng kiến nỗi kinh hoàng khi virus này cướp đi hơn 11.325 sinh mạng.
Nhưng, trong khi điều này đang tiếp diễn thì “họa vô đơn chí”, một thảm kịch khác bắt đầu kéo đến.
Sự bùng phát dịch làm căng thẳng nghiêm trọng các nguồn lực của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại địa phương – nhiều người chết, một số lượng lớn các bệnh viện đã đóng cửa và những bệnh viện còn mở cửa thì tràn ngập bệnh nhân Ebola.
Tại ba quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất – Sierra Leone, Liberia và Guinea – mọi người bắt đầu tránh chăm sóc sức khỏe bằng mọi giá.
Họ sợ căn bệnh mới bí ẩn này, nhưng họ còn sợ các bác sĩ nhiều hơn. Tấm áo choàng màu trắng lạnh lẽo liên tưởng đến cái chết đột ngột, nhân viên y tế đã bị kỳ thị nặng nề. Mọi người không ai muốn đến gần họ.
Và kết quả tất yếu, theo một phân tích năm 2017, là đại dịch đã khiến hoạt động chăm sóc sức khỏe bị né tránh đáng kể. Số phụ nữ mang thai tìm kiếm hỗ trợ y tế khi sinh con giảm 80%, tỷ lệ tiêm chủng giảm mạnh và số trẻ em bị sốt rét giảm 40%.
Trớ trêu thay, sau nỗ lực quốc tế mạnh mẽ để chống lại đại dịch Ebola, hệ lụy gián tiếp còn nghiêm trọng hơn chính virus Ebola.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionHơn một triệu trẻ em và 56.700 bà mẹ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi đại dịch
Đại dịch Covid-19
Vào năm 2020 này, thế giới có lẽ đang phải chứng kiến một cảnh tương tự.
Ngay từ khi bắt đầu dịch, nhiều quốc gia đã trấn an công chúng rằng các cách phòng chống Covid-19 đang được ưu tiên thực hiện – giường bệnh và máy thở được đặt sẵn, các cách điều trị chưa được chứng minh tính hiệu quả cũng đã được tích trữ, và hàng ngàn bác sĩ được điều sang là việc tại các khoa hô hấp.
Ở Anh, chính phủ cam kết cung cấp tất cả mọi thứ dịch vụ y tế cần thiết để đối phó với đại dịch, “bằng bất cứ giá nào”.
Các bước tương tự đã được thực hiện ở các nước trên thế giới khi họ chiến đấu để kìm hãm tỷ lệ lây nhiễm đang đà gia tăng.
Bất cứ điều gì được coi là không khẩn cấp đều bị trì hoãn hoặc cắt giảm, từ các ca phẫu thuật cho đến các dịch vụ sức khỏe tình dục, tạm ngừng các chương trình cai nghiện thuốc lá, hỗ trợ sức khỏe tâm thần, nha khoa, tiêm chủng, tầm soát ung thư và khám sức khỏe định kỳ.
Covid-19 đã thay đổi tất thảy mọi thứ trước nay đang là quan trọng – không có cái gọi là bác sỹ dự phòng hay nguyên tắc y tế dự phòng nào nữa.
Kết quả là, sự tập trung cao độ vào một kẻ thù duy nhất đã gây ra những tác động phụ tai hại.
Chết vì không được chữa trị các bệnh khác
Các chuyên gia lo ngại rằng chết vì các bệnh như dịch tả chẳng hạn có thể vượt xa con số tử vong từ chính Covid-19.
Trên toàn cầu, nhiều bệnh nhân bị từ chối điều trị ung thư, lọc thận và phẫu thuật cấy ghép khẩn cấp, đôi khi dẫn đến hậu quả gây tử vong.
Ở vùng Balkan, nhiều phụ nữ đã buộc phải tự phá thai bằng các cách thức thiếu hiểu biết và nguy hiểm, trong khi các chuyên gia ở Anh đã báo cáo sự gia tăng bệnh nhân đau răng phải tìm cách tự chữa một cách điên rồ như dùng kẹo cao su, kìm cắt dây thép và keo dán tổng hợp.
Đã có tình trạng hoảng loạn lùng mua tích trữ hydroxychloroquin, thuốc vốn dùng để chữa bệnh sốt rét và tình trạng tự miễn dịch, và người ta thấy rằng việc các ca tử vong liên quan tới Covid-19 đã dẫn tới nạn khan hiếm loại thuốc này.
Và cũng như mọi các cuộc khủng hoảng khác, đại dịch hiện nay có vẻ như tấn công mạnh nhất vào những nước nghèo nhất.
Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng, ở một số nơi, sự gián đoạn trong việc kiểm soát các bệnh như HIV, lao phổi và sốt rét có thể dẫn đến tổn thất ở quy mô không kém so với hậu quả mà virus corona trực tiếp gây ra.
Tương tự, các chuyên gia lo ngại rằng số lượng người tử vong vì bệnh như dịch tả có thể vượt xa những người chết do Covid-19.
Các chương trình tiêm chủng đang là mối quan ngại đặc biệt.
Tổ chức Y tế Thế giới tính toán rằng ít nhất 80 triệu trẻ em dưới một tuổi hiện có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu, bại liệt và sởi, do đại dịch Covid-19 đã gây gián đoạn các chương trình tiêm chủng tại ít nhất 68 quốc gia.
Người ta trông đợi là bệnh bại liệt sẽ quay trở lại, bất chấp nỗ lực trị giá hàng tỷ đô la kéo dài cả mấy thập kỷ qua vốn đã gần xóa sổ được loại virus này trong tự nhiên. Hiện loại virus duy nhất đã bị diệt toàn bộ trong tự nhiên là loại gây bệnh đậu mùa.
Chết vì đói, nghèo và suy dinh dưỡng
Trong khi đó, David Beasley, giám đốc điều hành của Chương trình Lương thực Thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc (WFP), hồi tháng Tư cảnh báo rằng thế giới đang đứng trước sự bùng nổ một nạn đói – với 130 triệu người có nguy cơ bị chết vì thiếu ăn, và 135 triệu người khác đang trên bờ vực chết đói.
Cuối cùng, người ta cho rằng các biện pháp phong tỏa toàn cầu và những bất ổn kinh tế tiếp theo có thể làm tăng cái gọi là “chết vì tuyệt vọng”, bởi một số người tìm đến rượu hoặc tự tử.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionNgười ta sợ rằng bệnh bại liệt sẽ quay trở lại, bất chấp nỗ lực trị giá hàng tỷ đô la để xóa sổ căn bệnh này
Quy mô thực sự của những tổn thất từ dịch bệnh Covid-19 là gì? Liệu chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn?
Với nhà dịch tễ học Timothy Roberton, cùng với các đồng nghiệp từ Đại học Johns Hopkins, Maryland, thì hệ lụy kéo theo đã trở thành mối lo ngại gần như ngay khi đại dịch Covid-19 bắt đầu.
“Nhiều người trong chúng ta đã chứng kiến ảnh hưởng gián tiếp của dịch Ebola ở Tây Phi vào năm 2014, cho nên chúng ta biết những gì có thể xảy ra,” ông nói.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu rất chú ý đến tác động của Covid-19 đối với phụ nữ và trẻ em ở các quốc gia có thu nhập thấp như những người ở vùng Hạ Sahara, châu Phi.
Họ đã mô hình hóa tác động của một số kịch bản gia tăng mức độ nghiêm trọng và xác định hai hệ lụy của việc phản ứng với Covid-19 có thể làm tăng số lượng thương vong.
Một điểm là sự gián đoạn của các dịch vụ y tế. “Ví dụ, điều đó có khi là do mọi người quá sợ hãi nên khước từ sự giúp đỡ y tế, tức là từ phía cầu” ông Roberton nói. “Và tiếp theo là từ phía cung – nhân viên y tế có thể bị ốm, họ không đi làm được trong đại dịch, hoặc thiếu thuốc men.”
Một điểm nữa là các gia đình không có đủ lượng thực thực phẩm, điều này có thể làm tăng độ mẫn cảm dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Tóm lại, các nhà khoa học dự đoán rằng trong trường hợp xấu nhất, việc sử dụng các dịch vụ y tế giảm tới 50% và tình trạng suy dinh dưỡng tăng lên tương ứng, thì hơn một triệu trẻ em và 56.700 bà mẹ có thể chết vì hậu quả gián tiếp từ đại dịch.
Hầu hết các trường hợp tử vong ở trẻ em là do viêm phổi hoặc mất nước do tiêu chảy, trong khi đối với phụ nữ, chúng có thể là do các biến chứng do mang thai hoặc sinh nở – như băng huyết, sản giật và nhiễm trùng máu.
“Đó là những gì chúng ta phải sẽ chứng kiến nếu họ không được điều trị cho những bệnh này – trẻ em thì không được bù nước điện giải, các bà mẹ thì không được điều trị bằng thuốc kháng sinh,” ông Roberton nói.
Khi những cái chết này được cộng thêm vào số có nguy cơ tử vong do nạn đói, thì tổng số các ca tử vong thực sự bắt đầu tăng lên.
WFP hiện đang cung cấp lương thực cho gần 100 triệu người mỗi ngày – và trong số đó, khoảng 30 triệu người hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu phần thức ăn này để sinh tồn.
Theo phân tích của WFP, 300.000 người có thể chết đói mỗi ngày trong những tháng tới, nếu WFP không thể tiếp tục cung cấp lương thực cho họ. Con số này chưa bao gồm những người mới tạm thời lâm vào cảnh đói nghèo vì đại dịch.
“Nếu nhìn toàn cảnh, ta thấy rằng thế giới đang hoạt động khá hiệu quả và số người bị đói trên thế giới đang giảm xuống,” Jane Howard, giám đốc truyền thông của WFP nói.
Bà giải thích rằng trong năm năm gần đây, xu hướng này đã đảo ngược – chủ yếu là do xung đột và biến đổi khí hậu.
“Chỉ ngay trước khi cuộc khủng hoảng virus corona nổ ra, chúng tôi đã nhận được những số liệu mới khiến chúng tôi thực sự hoảng sợ – theo đó cho thấy số người thiếu đói nghiêm trọng đã tăng vọt.”
Đại dịch hiện nay không chỉ có thể đẩy 130 triệu người vào cảnh chết đói, mà còn đe dọa các khoản đóng góp để duy trì chương trình hỗ trợ lương thực.
“Nếu nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng và các quốc gia không thể cung cấp nhiều ngân khoản như trông đợi, thì bạn biết đấy, một kịch bản hoàn toàn khác sẽ xảy ra, mà kịch bản này thì vô cùng đáng sợ,” bà Howard nói.
Nạn đói ở thành phố thời hiện đại
Chính xác thì Covid-19 sẽ đẩy con người lâm vào nạn đói diễn biến theo cách phức tạp hơn chúng ta nghĩ.
Howard giải thích rằng, trái ngược với những hình ảnh rập khuôn về những người chết đói trong những bộ phim ra hồi thập niên 1990, được miêu tả là những người thường sống ở những vùng xa xôi nhất của vùng Hạ Sahara châu Phi, ngày nay tình trạng suy dinh dưỡng cũng là một vấn đề lớn ở các thành phố – và đây là nơi mà đại dịch có thể tấn công nặng nề nhất.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionMột số chuyên gia cho rằng, riêng ở Anh có đến 60.000 bệnh nhân ung thư có thể chết do không được chẩn đoán và điều trị kịp thời
“Nếu bạn sống ở một làng quê nông thôn, bạn có thể có một luống rau, hoặc bà dì của bạn có thể nuôi bò để cho bạn thịt,” bà nói.
“Bạn dù sao cũng có sẵn chút ít thực phẩm dự trữ tại chỗ. Nhưng trong một thành phố, bạn hoàn toàn có thể lâm vào tình trạng không thể đủ tiền mua vì giá cả thị trường leo thang.”
Hiện tại, mối quan ngại chính là nỗi lo cho những người lao động phổ thông, thợ lái xe kéo và công nhân xây dựng.
Ví dụ, một trong những đồng nghiệp của Howard ở Cộng hòa Congo đã nhận thấy rằng giá cả của nhiều loại lương thực cơ bản tại nơi anh sống, như bơ đậu phộng và bột khoai mì đã tăng 10% trong hai tuần hồi đầu tháng Năm.
Điều này có lẽ một phần là do các siêu thị hạn chế giờ mở cửa, nhưng chủ yếu là do Covid-19 đã bắt đầu ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu – và hàng nhập khẩu đã trở nên đắt đỏ hơn.
Rồi còn bao nhiêu các loại chi phí chìm cộng thêm vào nữa. Chẳng hạn như có một phụ nữ, do không có phương tiện giao thông công cộng nào hoạt động trong thời gian phong tỏa, đã phải thuê một chiếc xe cút kít để mang thực phẩm về nhà.
Độ tuổi bị ảnh hưởng nặng nề nhất
Tất nhiên, có một lý do khác khiến nhiều quốc gia có thể bị tổn thất nhân mạng nhiều hơn do các hậu quả gián tiếp của Covid-19 – đó là do độ tuổi của dân chúng.
Người ta biết rằng Covid-19 tấn công vào người cao tuổi dữ dội hơn, nhưng mức độ quả là khủng khiếp đến khó tin. Theo dữ liệu của Thành phố New York từ ngày 13/5, số ca tử vong ở những người từ 75 tuổi trở lên cao gấp 811 lần so với những người từ 17 tuổi trở xuống.
Mặt khác, các quốc gia thu nhập thấp có xu hướng có dân số trẻ hơn.
Ở quốc gia trẻ nhất thế giới – Nigeria, ở Tây Phi – tuổi trung bình chỉ là 15,2 tuổi. (Quốc gia này cũng có tỷ lệ sinh cao nhất, trung bình mỗi phụ nữ sinh 7,2 người con trong đời.) Cho đến nay, nước này báo cáo có 254 trường hợp tử vong do đại dịch Covid-19.
Ngược lại, Ý có độ tuổi trung bình dao động trong khoảng 45 tuổi, cũng là một trong những lứa tuổi có tỷ lệ tử vong cao nhất từ Covid-19, với hơn 33.000 người chết tính đến thời điểm này.
Mức độ tử vong do đại dịch gây ra hiện vẫn là chủ đề đang tranh cãi. Có thể là số người tử vong sớm hơn bình thường do virus trực tiếp gây ra thì không nhiều như những gì các số liệu đang cho thấy.
Chẳng hạn như Covid-19 gây nguy cơ tử vong cao nhất đối với nhóm người cao tuổi, nhưng nhóm người này cũng là nhóm có nguy cơ cao nhất mắc các bệnh theo mùa hoặc các bệnh khác về đường hô hấp.
Vào thời điểm này, số các ca tử vong mỗi tháng vẫn cao hơn nhiều so với số liệu trung bình cùng kỳ các năm trước.
Thế nhưng nếu như tổng số các ca tử vong về sau lại giảm xuống tới dưới mức trung bình, thì có thể là do virus corona đã khiến cho một số bệnh nhân cao tuổi từ trần sớm hơn vài tháng so với việc không nhiễm virus, thay vì là sớm hơn vài năm.
Trên thực tế, ngay cả ở những quốc gia giàu có, người ta thấy rằng về mặt dài hạn, những cái chết gián tiếp bởi virus corona rốt cuộc sẽ nhiều hơn đáng kể so với những trường hợp tử vong do tác động trực tiếp của bệnh này.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Lấy ví dụ với bệnh ung thư.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, hầu hết các công tác nhằm giúp giảm gánh nặng của bệnh ung thư và làm giảm tỷ lệ tử vong – từ xét nghiệm sinh thiết tế bào cổ tử cung cho đến tầm soát ung thư vú – đều đã bị ảnh hưởng, vì trọng tâm công tác y tế chuyển sang cấp bách cứu nhiều người nhất trong căn bệnh virus corona. Đối với một số người, điều này gây ra hậu quả chết người.
“Ung thư là căn bệnh không cho phép chần chừ chờ đợi,” Keith Hiom, giám đốc chẩn đoán sớm và điều trị ung thư tại Cancer Research UK, một tổ chức thiện nguyện chuyên tài trợ cho nghiên cứu khoa học về ung thư, nói. “Bệnh ung thư chắc chắn dễ điều trị và chữa khỏi hơn nếu được chẩn đoán sớm.”
Mặc dù vậy, bà giải thích rằng nhiều chương trình tầm soát ung thư đã bị tạm dừng trên khắp nước Anh kể từ khi thực thi lệnh phong tỏa để kiểm soát dịch Covid-19 – có nghĩa là khoảng 1.600 trường hợp ung thư mà họ thường phát hiện ra mỗi tháng sẽ không được phát hiện trong thời điểm này.
“Đây không phải là những người ốm bệnh. Đây không phải là những người mà ta nghĩ là họ sẽ mắc bệnh ung thư. Song mục đích của các chương trình tầm soát là nhằm chẩn đoán sớm ung thư,” bà nói.
Một công cụ quan trọng khác là việc các bác sĩ gia đình giới thiệu bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ, nhưng công cụ này đang gặp vấn đề.
Dữ liệu cho thấy mọi người không chịu đến khám theo lịch hẹn vào thời điểm này, có thể là do họ sợ việc phải ra khỏi nhà.
Mà khi họ không tới khám thì bác sỹ gia đình không thể đưa ra ý kiến và giới thiệu họ tới thăm khám với các chuyên gia y tế chẩn đoán sớm ung thư – ngay cả khi người bệnh đã trong tình trạng nguy cấp.
Đối với những người đã được chẩn đoán, họ sẽ phải trải qua một quá trình trì hoãn kéo dài rồi mới được bắt đầu điều trị – và Hiom giải thích rằng khi đại dịch lắng xuống, giải quyết các ca tồn đọng sẽ là một quá trình cực kỳ chậm chạp.
Tổng cộng, một nhóm các bác sĩ ung thư ước tính rằng chỉ riêng ở nước Anh, 60.000 bệnh nhân ung thư có thể chết do sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị.
Cuối cùng là vấn đề suy thoái kinh tế, vốn đã chính thức bắt đầu ở Đức và dự kiến sẽ là đợt suy thoái trầm trọng nhất kể từ thời kỳ Đại Suy thoái tới nay.
Giống như nhiều tổ chức y tế quan trọng khác, tổ chức Cancer Research phụ thuộc vào sự đóng góp từ công chúng – và nhiều hoạt động sinh lợi nhất của họ, chẳng hạn như các sự kiện tổ chức thi chạy để xin tài trợ, hiện đều đang bị xếp lại. Không có ngân sách cũng có nghĩa là các nỗ lực nghiên cứu của họ sẽ bị đẩy lui lại nhiều năm.
Bản quyền hình ảnhSCIENCE PHOTO LIBRARYImage captionTạm dừng các chương trình tầm soát ung thư ở nhiều quốc gia sẽ đồng nghĩa với việc hàng ngàn trường hợp ung thư không được chẩn đoán mỗi tháng
Vậy ta cần làm gì để có thể giảm thiểu những tác động gián tiếp của Covid-19?
Bà Hiom rất muốn các chương trình tầm soát ung thư được nhanh chóng khởi động lại, nhưng bà cũng hy vọng đưa ra thông điệp rằng bệnh ung thư cần phải được xử lý càng sớm càng tốt – và hy vọng rằng bệnh nhân sẽ bắt đầu lại các cuộc hẹn khám sức khỏe định kỳ trong những tháng tới.
“Ung thư giai đoạn cuối phức tạp hơn nhiều, liên lụy đủ thứ và chi phí điều trị vô cùng tốn kém, theo mọi nghĩa của từ này,” bà nói. “Tốn kém cho bệnh nhân, tốn kém cho cả Cơ quan Y tế Công Anh Quốc.”
Trong khi đó, Howard chỉ ra một danh sách những việc mà kinh tế gia thường trú của WFP đã khuyến nghị.
Trong số này có những việc từ trợ giúp chính phủ trong việc cung cấp các biện pháp an toàn cho người dân – chẳng hạn như tiếp tục cung cấp bữa ăn miễn phí cho học sinh ở trường, dù cho các trường học đóng cửa – cho đến việc duy trì hoạt động của chuỗi cung ứng hàng hóa và tránh các rào cản thương mại.
“Những điều nhỏ nhặt có thể sẽ đem lại những tác động thực sự to lớn,” bà nói.
“Ví dụ, nếu bạn khăng khăng rằng các tài xế xe tải quốc tế phải cách ly, thì chuỗi cung ứng sẽ bị phá vỡ hoàn toàn. Vì vậy, ở miền nam châu Phi, chúng tôi đã thuyết phục các chính phủ cấp giấy đi đường cho các hãng vận chuyển hợp đồng nhất định, nhằm đảm bảo cho tài xế của họ có quyền đi qua các nơi, chở hàng hóa tới đúng địa chỉ cần thiết mà không bị cản trở gì.”
Cảnh báo: Bị hoại tử vùng cơ hậu môn và tầng sinh môn vì tự ý dùng thuốc nam để chữa trĩ
Thái Bình |
0
Bệnh nhân Trần Thị Kh, 31 tuổi, quê ở Bắc Giang, mắc bệnh trĩ 11 năm nay. Tuy nhiên, bệnh nhân không đến cơ sở y tế điều trị mà tự ý bôi thuốc nam khoảng 2 tuần nay. Việc “tự ý làm bác sĩ” khiến bệnh tình không tiến triển, thậm chí gây hoại tử vùng cơ hậu môn và tầng sinh môn.
Theo lời chia sẻ của chồng bệnh nhân, chị Kh bị bệnh trĩ nhiều năm nay, chưa từng đi khám, chữa ở cơ sở y tế. Khoảng 1 tháng nay, chị Kh thấy đau rát nhiều, đi vệ sinh khó khăn, trĩ có biểu hiện sưng to hơn.
Chị Kh được bạn giới thiệu sử dụng thuốc nam. Khi bôi, thuốc chảy rớt xuống vùng hậu môn khiến chị thấy đau rát, bỏng và loét vùng hậu môn.
Thật không may, sau khi dùng thuốc, búi trĩ không những không khỏi mà trĩ sa to nhiều hơn, kèm theo đau rát. Đến khi búi trĩ có nhiều điểm tím đen thì gia đình mới đưa bệnh nhân đến Bệnh viện TW quân đội 108 để thăm khám.
Các bác sĩ Bệnh viện TW Quân đội 108 tiến hành phẫu thuật cắt lọc búi trĩ hoại tử cho bệnh nhân
Qua thăm khám, bác sỹ Bệnh viện TW Quân đội 108 chẩn đoán bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp độ IV, hoại tử rộng vùng cơ hậu môn và tầng sinh môn. Các bác sỹ đã cắt lọc búi trĩ hoại tử, làm hậu môn nhân tạo đại tràng sigma, sau đó tiếp tục điều trị ngâm rửa để chờ phẫu thuật những lần tiếp theo.
PGS.TS Triệu Triều Dương – Viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa cho biết, bệnh nhân Kh cần phải phẫu thuật nhiều lần mới hy vọng cải thiện một phần chức năng tự chủ của hậu môn.
“Di chứng rất nặng nề sau điều trị nguy cơ bệnh nhân bị hẹp hậu môn, rối loạn chức năng hậu môn do tổn thương cơ thắt hậu môn và có thể phải tạo hình cơ thắt hậu môn bằng cơ thon”- PGS.TS Triệu Triều Dương nói
Còn bệnh nhân Trần Thị Kh, thì tự trách mình đã vội vã không tìm hiểu kỹ đã nghe lời mách bảo tự ý “làm bác sĩ”. “Bây giờ, tôi nằm cũng đau, ngồi cũng đau”- bệnh nhân Kh. chia sẻ.
Theo các chuyên gia, những bệnh nhân trĩ thường kèm theo các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng như sa sàn chậu, rò hậu môn, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, u trực tràng, sa niêm mạc trực tràng, sa sinh dục, táo bón, són tiểu,… Do đó, bệnh nhân cần được khám một cách tỉ mỉ, tổng thể để có một phương án điều trị tốt nhất.
Tại khoa Phẫu thuật Hậu môn trực tràng, các bác sỹ đã và đang áp dụng các phương pháp điều trị như: thắt trĩ bằng vòng cao su, khâu treo triệt mạch trĩ, cắt trí bằng các dụng cụ dao hàn mạch, dao siêu âm, laser, phẫu thuật cắt trĩ Longo,… Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hướng dẫn chi tiết chế độ ăn uống, luyện tập vùng sàn chậu và theo dõi định kỳ kết hợp với bổ trợ bằng thuốc mới hy vọng khỏi bệnh.
PGS.TS Triệu Triều Dương cũng khuyến cáo người dân cần trang bị kiến thức, tìm hiểu thuốc trước khi sử dụng. Hiện nay, các phương pháp không rõ nguồn gốc, thiếu cơ sở khoa học, nhiều người dân đã tin dùng và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Như trường hợp của bệnh nhân Kh, hậu quả để lại nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
“Những bệnh nhân mắc bệnh vùng hậu môn trực tràng, trong đó có bệnh trĩ cần đến khám ở các cơ sở y tế chuyên về hậu môn – trực tràng để có chẩn đoán một cách chính xác, đầy đủ và đưa ra phương án điều trị tốt nhất”- TS Triệu Triều Dương khuyến cáo.
50% trường hợp mắc đột quỵ sẽ tử vong, hãy cẩn trọng nếu bạn thuộc 8 đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao này
Hoàng Lân |
1
Gia đình có người bị đột quỵ, mắc cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, cholesterol trong máu cao, nghiện thuốc lá… là những đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao.
Đột quỵ là bệnh lý tổn thương một phần cơ quan của não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi dưỡng bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Bệnh thường đến rất bất ngờ, đôi khi không có dấu hiệu báo trước nào, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thay đổi cuộc sống của người bệnh theo chiều hướng tiêu cực.
Bất kỳ ai ở bất kỳ lúc nào đều có khả năng mắc bệnh, tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn những người khác. Những nhóm người đó thường là:
Gia đình có người có tiền sử bị bệnh có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn
Nếu trong gia đình có người thân từng bị đột quỵ, bạn có thể có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Nguyên do là bởi thói quen sinh hoạt, đặc biệt là ăn uống của những người trong gia đình giống nhau.
Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng góp phần không nhỏ trong những trường hợp này. Vậy nên, nếu trong nhà bạn có người không may mắn bị đột quỵ, hãy điều chỉnh là chế độ ăn và sinh hoạt để đảm bảo sức khoẻ cho những người còn lại.
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, thường diễn tiến âm thầm, dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận… Người bị đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường.
Người mắc bệnh cao huyết áp
Huyết áp cao là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về mạch máu, trong đó có bệnh tim và não, có thể dẫn đến sự phát triển của những mạch máu khiếm khuyết, hình dạng bất thường. Chúng có thể bị vỡ nếu nó bị tác động bởi sự thay đổi huyết áp lớn.
Nồng độ cholesterol trong máu cao
Nồng độ cholesterol cao có thể hủy hoại các lớp áo trong của mạch máu trên khắp cơ thể, đặc biệt là tim và não. Cholesterol có xu hướng hình thành và gây xơ cứng mạch máu, tăng nguy cơ máu bị đóng cục, cản trở việc cung cấp máu lên não.
Người có bệnh lý về tim mạch
Rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim… là những nhóm bệnh lý về tim mạch, gây khó khăn, thậm chí là ngừng trệ quá trình tuần hoàn, khiến não thiếu máu dẫn đến đột quỵ, những người có các bệnh lý này thường có nguy cơ đột quỵ rất cao.
Thường xuyên hút thuốc lá gây viêm trong mạch máu, có thể hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ. Theo nghiên cứu, những người hút thuốc lá hai gói thuốc một ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần. Bỏ thuốc lá là lựa chọn tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
Người hay bị stress
Nguy cơ đột quỵ cao cũng xuất hiện ở nhóm người hay bị stress. Những nghiên cứu từ Đại học Edinburgh, Scotland, Vương Quốc Anh chỉ ra tình trạng stress ở mức độ thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim, nguy cơ đột quỵ lên đến 20%, con số này tăng lên gấp đôi nếu người bệnh thường xuyên stress với triẹu chứng lo âu, trầm cảm.
Người ngủ quá ít
Đây là tình trạng phổ biến trong xã hội hiện nay, khi nhịp sống nhanh, công việc nhiều khiến người trẻ phải thức khuya cho công việc hoặc dành thời gian cho bản thân. Nguyên nhân khiến những người ngủ quá ít có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ là do sự thay đổi nồng độ cortisol cao hơn ở người ngủ ít. Nồng độ hormone này tăng có thể gây rối loạn chức năng tế bào lót bảo vệ mạch máu và cảnh báo một đợt tai biến dẫn tới đột quỵ
Hồi đầu Thế kỷ 19, con người ta phải đến khi cận kề cái chết rồi mới chịu uống nước. Chỉ những ai “túng thiếu đến mức cùng quẫn mới phải dùng nước để làm dịu cơn khát”, theo Vincent Priessnitz, người sáng lập phương thức thủy liệu pháp, còn được biết đến với cái tên “dùng nước chữa lành bệnh”.
Ông nói thêm, nhiều người chưa bao giờ uống quá 290ml nước hết luôn trong một lần.
Mọi thứ nay đã thay đổi. Ngày nay, người trưởng thành ở Anh uống nhiều nước hơn so với những năm trước, và gần đây, ở Mỹ doanh số bán nước đóng chai đã vượt qua doanh số soda.
Chúng ta thường xuyên nhận được những tin kiểu như uống vài lít nước mỗi ngày là bí quyết để có sức khỏe tốt, tràn đầy năng lượng hơn, có làn da mịn màng, và rằng uống nhiều nước sẽ giúp giảm cân, tránh ung thư.
Mọi người được khuyến khích mang theo chai nước khi đi tàu điện ngầm ở Luân Đôn, học sinh được khuyên nên mang nước khi đi học, và hiếm có cuộc họp văn phòng nào lại bắt đầu khi chưa có một bình nước lớn đặt giữa bàn.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionNhiều người trong chúng ta tin rằng chúng ta nên uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày
Thói quen uống nhiều nước được đẩy mạnh lên là nhờ “quy tắc 8×8”: lời khuyên bất thành văn theo đó nói ta nên uống tám ly nước 240ml mỗi ngày, tức là tổng cộng tới gần hai lít, nhiều hơn so với bất kỳ đồ uống nào khác.
Tuy nhiên, quy tắc trên không hề được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học. Các chỉ dẫn chính thức của Anh và Liên hiệp châu Âu cũng không hề nói là ta cần phải uống nhiều đến vậy.
Vậy quy tắc này bắt nguồn từ đâu? Nhiều khả năng là từ việc diễn giải sai hai chỉ dẫn vốn được đưa ra từ vài thập niên trước.
Năm 1945, Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ thuộc Uỷ ban Nghiên cứu Quốc gia khuyên người trưởng thành nên tiêu thụ một millilittre chất lỏng cho mỗi calorie thực phẩm, tương đương với hai lít cho phụ nữ với khẩu phần 2.000 calories/ngày và hai lít rưỡi cho nam giới, cần 2.500 calories/ngày.
Định lượng này không chỉ là tính riêng nước, mà bao gồm hầu hết các loại đồ uống khác – kể cả trái cây và rau quả, vốn có thể chứa tới 98% nước.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTrong lời khuyên ban đầu, khối lượng phân bố chất lỏng hàng ngày của bạn có thể bao gồm trái cây và rau quả
Vào năm 1974, cuốn sách “Dinh dưỡng cho sức khỏe tốt” của các đồng tác giả Margaret McWilliams và Frederick Stare khuyến nghị rằng trung bình một người trưởng thành nên uống từ sáu đến tám ly nước mỗi ngày. Nhưng, như các chuyên gia dinh dưỡng này viết trong sách, sáu đến tám ly nước bao gồm cả trái cây và rau, nước uống có caffein và nước ngọt, thậm chí kể cả bia.
Nước dĩ nhiên cực kỳ quan trọng. Chiếm khoảng hai phần ba trọng lượng cơ thể chúng ta, nước mang chất dinh dưỡng và hỗ trợ đào thải chất độc, điều chỉnh thân nhiệt, hoạt động như một chất bôi trơn và giảm xóc trong khớp xương, đồng thời đóng vai trò trong hầu hết các trao đổi hóa học xảy ra bên trong cơ thể chúng ta.
Chúng ta không ngừng mất nước qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Đảm bảo chúng ta có đủ nước là một sự cân bằng tốt và tránh mất nước là điều quan trọng.
Sẽ bị coi là mất nước khi ta bị tiêu hao từ 1-2% lượng nước trong cơ thể và tiếp tục bị tiêu hao cho đến khi ta nạp chất lỏng vào. Trong các trường hợp hiếm gặp, tình trạng mất nước có thể gây tử vong.
Trong suốt nhiều năm, quy tắc 8×8 vô căn cứ khoa học đã khiến chúng ta tin rằng cảm thấy khát có nghĩa là chúng ta đã mất nước một cách nguy hiểm rồi. Song các chuyên gia đều đồng ý phần lớn rằng chúng ta không cần nhiều chất lỏng hơn số lượng mà cơ thể ra chỉ dấu báo hiệu, và rằng khi cơ thể cần tự khắc sẽ nảy sinh cảm giác khát nước.
“Sự kiểm soát của quá trình dung nạp nước là một trong những khâu tinh vi nhất mà loài người chúng ta đã phát triển trong quá trình tiến hóa kể từ khi tổ tiên chúng ta từ biển chuyển lên sống trên đất liền. Chúng ta dùng rất nhiều kỹ thuật tinh vi để đảm bảo duy trì đầy đủ nước cho cơ thể,” ông Irwin Rosenburg, khoa học gia cao cấp tại Phòng thí nghiệm thần kinh và lão hóa thuộc Đại học Tufts ở Massachusetts, nói.
Trong một cơ thể khỏe mạnh, não phát hiện ngay khi cơ thể bắt đầu cần nước và chúng ta sẽ có cảm giác khát để kích thích uống vào. Cơ thể cũng đồng thời tiết ra một loại hormone báo hiệu cho thận để dành nước bằng cách hấp thụ lại nước trong nước tiểu.
“Nếu bạn để ý lắng nghe cơ thể mình, nó sẽ nói cho bạn biết khi bạn khát,” Courtney Kipps, bác sĩ thể thao và là người giảng dạy chính tại Trung tâm Y dược, Tậy luyện và Y tế Thể thao và Đại học UCL, đồng thời là người phụ trách vấn đề y tế của cuộc đua ba môn phối hợp Blenheim and London, nói.
“Theo lời khuyên huyền thoại trên, khi bạn cảm thấy khát nước là lúc đã quá muộn, và nó được dựa trên giả định rằng cảm giác khát là một cảnh báo muộn màng đối với tình trạng thiếu hụt chất lỏng. Nhưng tại sao mọi cơ chế cảnh báo khác trong cơ thể luôn hoàn hảo mà cảm giác khát lại không hoàn hảo? Cơ chế cảnh báo của cơ thể đã luôn làm việc tuyệt hảo trong hàng ngàn năm tiến hóa của loài người cơ mà.”
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionNước là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe, nhưng trà, cà phê và thậm chí cả đồ uống có cồn cũng góp phần cung cấp nước cho cơ thể
Đương nhiên, nước luôn là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe vì nó không sinh ra calorie, song các loại đồ uống khác cũng giúp cung cấp nước cho chúng ta, bao gồm cả trà và cà phê.
Mặc dù chất caffeine có gây ra lợi tiểu nhẹ, nghiên cứu chỉ ra rằng trà và cà phê vẫn góp phần cung cấp nước cho cơ thể – cả đồ uống có cồn cũng vậy.
Uống để tốt cho sức khỏe
Không có mấy bằng chứng cho thấy việc uống nước nhiều hơn nhu cầu của cơ thể sẽ mang lại bất kỳ lợi ích gì trừ việc tránh mất nước.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy việc tránh để rơi vào giai đoạn đầu của tình trạng mất nước nhẹ sẽ đem đến một số lợi ích quan trọng. Chẳng hạn như một số nghiên cứu cho thấy việc uống đủ để tránh mất nước nhẹ giúp hỗ trợ chức năng hoạt động của não và cải thiện khả năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, như giải quyết vướng mắc vấn đề.
Một số nghiên cứu nói rằng việc uống chất lỏng có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể.
Brenda Davy, giáo sư dinh dưỡng, thực phẩm và thể dục thể thao tại Đại học Bách khoa Virginia, Hoa Kỳ, đã tiến hành một vài nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc uống chất lỏng và trọng lượng cơ thể.
Trong một nghiên cứu, bà đã phân bổ ngẫu nhiên các đối tượng tham gia vào một trong hai nhóm. Cả hai nhóm đều được yêu cầu thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh trong ba tháng, nhưng một nhóm sẽ uống một ly nước 500ml nửa giờ trước mỗi bữa ăn. Kết quả nhóm có uống nước giảm cân nhiều hơn nhóm kia.
Cả hai nhóm đều được yêu cầu thực hiện mục tiêu đi 10.000 bước mỗi ngày và kết quả là những người có uống ly nước 500ml trước mỗi bữa ăn tuân thủ yêu cầu tốt hơn.
Davy suy đoán rằng việc mất nước nhẹ, khoảng 1-2%, là khá phổ biến và nhiều người dường như không hề nhận ra mình đang trong tình trạng mất nước nhẹ – cho dù thậm chí mức độ nhẹ này đã có thể ảnh hưởng đến mức cân bằng tâm trạng và năng lượng của con người.
Thế nhưng Barbara Rolls, giáo sư chăm sóc y tế đặc biệt tại Đại học UCL ở London, nói rằng các trường hợp giảm cân liên quan đến việc uống nước nhiều khả năng là do nước đã được dùng thay thế cho thức uống có đường.
“Quan niệm rằng uống đầy bụng nước trước bữa ăn sẽ làm tan chảy cả kí lô trọng lượng cơ thể không phải là hay; nước không chứa calorie, cho nên nó sẽ trôi rất nhanh khỏi dạ dày. Nhưng nếu bạn tiêu thụ nhiều nước hơn thông qua thực phẩm ăn vào, chẳng hạn như súp, thì nó sẽ làm bạn no vì nước được bao chứa cùng với thức ăn sẽ lưu lại trong dạ dày lâu hơn,” bà Barbara nói.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionNhiều người trong chúng ta không nhận ra mình đang trong tình trạng mất nước nhẹ
Một lợi ích sức khỏe khác được cho là của việc uống nhiều nước là cải thiện làn da và giữ ẩm tốt hơn. Nhưng điều này thiếu bằng chứng khoa học đáng tin cậy.
Quá tải hàng tốt thì sao?
Những ai đang uống tám ly nước mỗi ngày thì cứ yên tâm, bạn đang không gây hại gì cho bản thân. Nhưng quan niệm cho rằng chúng ta cần uống nhiều nước hơn so với nhu cầu cơ thể đôi khi có thể dẫn đến tình trạng trở nên nguy hiểm.
Nạp quá nhiều chất lỏng có thể trở nên nghiêm trọng khi dẫn đến việc làm loãng natri trong máu. Điều này gây ra phù não và sưng phổi vì chất lỏng phải dịch chuyển để cố cân bằng nồng độ natri trong máu.
Trong độ chừng một thập kỷ vừa qua, Kipps biết rằng ít nhất có 15 trường hợp vận động viên đã chết do uống quá nhiều nước khi tham gia các sự kiện thể thao. Bà nghi ngờ những trường hợp này một phần là do chúng ta không tin tưởng vào cơ chế báo hiệu khát của chính cơ thể mình và cho rằng cần phải uống nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể.
“Các y tá và bác sĩ tại bệnh viện hay gặp những bệnh nhân bị mất nước trầm trọng, những người trong tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, hoặc những người đã không được uống nước trong nhiều ngày. Tuy nhiên, những trường hợp này khác hoàn toàn so với tình trạng mất nước mà mọi người nghĩ tới trong cuộc đua marathon,” bà nói.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionChúng ta thường không để ý, song việc nạp quá nhiều chất lỏng có thể gây ra tình trạng nguy hiểm
Johanna Pakenham tham gia chạy giải London Marathon 2018, là cuộc đua diễn ra trong thời gian nhiệt độ nóng tới mức kỷ lục. Nhưng cô hầu như không nhớ gì về giải đua đó bởi cô đã uống quá nhiều nước trong lúc chạy, khiến cơ thể rơi vào tình trạng dư thừa nước. Cô đã được đưa đi bệnh viện cấp cứu ngay hôm đó.
“Người bạn và bồ tôi nghĩ rằng tôi bị mất nước, thế là họ đưa cho tôi một ly nước lớn. Tôi đã ngất lịm đi, tim ngừng đập. Tôi được đưa đến bệnh viện bằng máy bay và bất tỉnh từ tối Chủ Nhật cho đến thứ Ba,” cô kể lại.
Pakenham, vốn định sẽ lại tham gia giải marathon một lần nữa trong năm nay, nói rằng lời khuyên cho sức khỏe được bạn bè đưa ra và trên áp phích cổ động marathon vẫn là uống nhiều nước.
“Tất cả những gì cần để giúp tôi ổn khi đó là một vài viên thuốc điện giải, thứ làm tăng nồng độ natri trong máu. Tôi đã tham gia chạy vài giải marathon trước đó, vậy mà tôi đã không hề biết điều này,” cô nói.
“Tôi thực sự muốn mọi người hiểu rằng có những thứ tuy rất đơn giản, nhưng lại có thể gây chết người.”
Uống bao nhiêu là vừa đủ?
Ý kiến cho rằng chúng ta phải liên tục duy trì lượng nước trong cơ thể làm cho nhiều người mang theo nước mọi lúc mọi nơi và uống nhiều hơn mức cơ thể đòi hỏi.
“Tối đa một người ở nhiệt độ nóng nhất ngay giữa sa mạc có thể đổ 2 lít mồ hôi trong một giờ, song điều đó thực sự khó xảy ra trên thực tế,” Hugh Montgomery, giám đốc nghiên cứu của Viện nghiên cứu Sức khỏe, Thể dục và Thể thao ở London, nói.
“Việc mang theo khoảng 500ml nước cho hành trình 20 phút khi đi tàu điện ngầm ở là quá nhiều – bạn sẽ không bao giờ bị nóng đến mức phải toát mồ hôi tới cỡ đó, kể cả khi mồ hôi chảy ròng ròng.”
Đối với những người không buồn tuân thủ các chỉ dẫn chính thức mà thích thuận theo nhu cầu cơ thể thì NHS của Anh khuyên nên uống từ sáu đến tám ly chất lỏng mỗi ngày, trong đó bao gồm sữa ít béo và đồ uống không đường, và tính gồm cả trà và cà phê.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionNHS khuyên nên uống từ sáu đến tám ly chất lỏng mỗi ngày, tính cả trà và cà phê
Một điều không kém quan trọng cần phải nhớ là các cơ chế cảnh báo cơn khát của chúng ta trở nên kém nhạy cảm dần khi chúng ta trên 60 tuổi.
“Khi chúng ta có tuổi, cơ chế cảnh báo cơn khát tự nhiên của cơ thể trở nên kém nhạy cảm hơn và chúng ta dễ bị mất nước hơn so những người trẻ. Khi già đi, chúng ta có thể cần phải chú ý hơn đến thói quen nạp chất lỏng để giữ cho cơ thể đủ nước,” bà Davy nói.
Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng nhu cầu về chất lỏng ở mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, kích thước cơ thể, giới tính, môi trường và mức độ hoạt động thể chất riêng của người đó.
“Một trong những sai lầm của quy tắc 8×8 là đã đơn giản hoá quá mức, tới mức cứng nhắc về cách thức chúng ta phản ứng ra sao đối với môi trường sống xung quanh,” Rhenburg nói. “Chúng ta cần phải coi nhu cầu chất lỏng trong cơ thể người giống như nhu cầu về năng lượng.”
Hầu hết các chuyên gia có xu hướng đồng ý rằng chúng ta không cần phải lo lắng về việc cần uống đủ một lượng nước nhất định mỗi ngày: cơ thể chúng ta sẽ lên tiếng báo hiệu khi chúng ta khát, tương tự như khi chúng ta đói hoặc mệt vậy.
Có vẻ như ích lợi duy nhất cho sức khoẻ khi bạn uống nhiều hơn nhu cầu cơ thể là việc bạn sẽ tiêu tốn nhiều calorie hơn, bởi bạn sẽ phải chạy vào toilet thường xuyên hơn.