

Kính mừng Đại Lễ 18/5, kỷ niệm lần thứ 77 ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng nền Đạo Phật Giáo Hòa Hảo do Ban Trị Sự Trung Ương Hải …
Ngày 01-07-2018 tại Thủ phủ Sacramento, tiểu bang California – Hoa Kỳ, BTS Trung Ương Hải Ngoại/GHPGHH đã phối …
3868 Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Hải Ngoại Kỷ Niệm Ngày Đức Thày Vắn Bóng Năm 2017 Tai Little Saigon,. Youtube Freevn …
Hài Kịch “Thầy Bói Mù Tái Xuất Giang Hồ” | PBN 121 | Hoài Linh, Chí Tài, Phi … PGHH:ĐỀ TÀI HAI NẺO ĐẠO ĐỜI B …
3596 Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Hải Ngoại Ban Trị Sự Miền Nam … PGHH – Buổi phỏng vấn về PGHH trong ngày Đại Hội …
Mar 2, 2016 – Chương năm: Tinh hoa tư tưởng Phật học và phương thức chấn hưng Phật Giáo của Huỳnh Phú Sổ. “Loài cầm thú còn hay biết ở. Huống chi …
Page created – March 2, 2013
PGHH – LỄ HỘI MIỄN PHÍ MIỀN TÂY XỨ ĐẠO
KỶ NIỆM 163 NĂM NGÀY ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN VIÊN TỊCH
(12.08 Bính Thìn 1856 – 12.08 Kỷ Hợi 2019)
Tại cụm di tích của Đức Phật Thầy Tây An gồm: Thới Sơn Tự, Phước Điền Tự, Đình Thới Sơn (dưới chân An Vũ Sơn (núi Ông Két) xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, An Giang)
Unmute
Click to enlarge
Sống làm sao vẹn chữ tu mi,
Sống vùng-vẫy râu-mày nam tử
Lời ĐỨC THẦY
QUYỂN 4: “GIÁC MÊ TÂM KỆ”
Ðây là quyển thứ tư mà Ðức Thầy đã viết ngày 20 tháng 9 năm Kỷ Mão (1939) tại Hòa Hảo (846 câu)
===========================
TIẾP THEO…
……………………………………………
Cũng biết càn khôn vẫn một bầu,
Tây phương yêu chúng chẳng ngồi lâu.
Sắc của A-Di là Phật_Tổ,
Cảnh Thiên Trước thơm tho nồng nặc,
Chẳng ở yên còn xuống phàm trần.
Ấy vì thương trăm họ vạn dân,
Đừng chia lìa Bắc tổ Nam tông,
Chỉ biết giống Lạc-Hồng Thượng-cổ.
Tai nghe chi những câu ái ố,
Lòng từ-bi chớ cố lời gièm.
Đạo hiểu rồi ngon tợ gỏi nem,…
Mắt thấy đứa vô nghì phát giận,
Ngặt nỗi mình còn bận pháp-thân.
Chờ con đầy-đủ nghĩa-nhân,
Ra tay tế-độ dắt lần về ngôi.
THÁNH ĐỊA HÒA HẢO – Một bản văn từ quốc nội gửi ra, ký tên Hội Đồng Trưởng Lão Bảo Vệ Đạo Pháp PGHH, đã bày tỏ lòng cảm ơn đối với tất cả đồng bào trong và ngoài nước hỗ trợ cho buổi lễ Đức Thầy Thọ Nạn được hoàn mãn. Bản văn như sau.
PHẬT GIÁO HÒA HẢO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRƯỞNG LÃO BẢO VỆ ĐẠO PHÁP
THÔNG BẠCH TRI ÂN
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Cùng quý đồng đạo thương mến,
Cùng toàn thể đồng bào trong cũng như ngoài nước,
Cùng tất cả quý vị ân nhân Thân Hữu ngoại quốc của Phật Giáo Hòa Hảo Việt Nam,
Lễ kỷ niệm ngày Đức HUỲNH GIÁO CHỦ thọ nạn đã diễn ra trong bầu không khí mà mọi người đều biết. Tinh thần bất khuất của nhiều tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã được thể hiện một cách sáng lạn như ánh trăng huy hoàng trong đêm tối. Bên cạnh đó, tình cảm gắn bó cùng Đạo Pháp của các tín đồ khác đã được chúng tôi cảm nhận tự thâm tâm, như từng lớp phù sa của dòng Cửu Long bồi đắp cho nền Đạo và cho quê hương tươi đẹp của chúng ta. Rồi sự quan tâm phẫn uất của đại khối đồng bào trong và ngoài nước cũng đã như nguồn nước Cam Lồ tưới lên những vết thương mà Phật Giáo Hòa Hảo đã và đang gánh chịu.
Thay mặt toàn thể tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Việt Nam, HỘI ĐỒNG TRƯỞNG LÃO BẢO VỆ ĐẠO PHÁP xin gửi đến toàn thể quý vị lời cảm ơn chân thành nhất.
Chúng tôi cũng đặc biệt cảm kích trước bao nghĩa cử của những ân nhân Thân Hữu ngoại quốc của Phật Giáo Hòa Hảo Việt Nam. Sự giúp đỡ của quý vị trên mọi mặt cũng như tích cực hiện diện tận nơi để quan sát theo lời yêu cầu trước đó, đã giúp chúng tôi vững tin vào lòng hào hiệp của tình bạn thiêng liêng khắp năm châu bốn biển.
Thưa quý đồng đạo, đồng bào và chư liệt vị,
Sở dĩ có ngày lễ kỷ niệm Đức HUỲNH GIÁO CHỦ thọ nạn, là vì 53 năm về trước Ngài đã bị ám hại một cách dã man và hèn hạ vào ngày 16-4-1947 tại Đốc Vàng Hạ, Tân Phú, Đồng Tháp.
Từ nhiều năm qua, chúng tôi đã chờ dịp để làm sáng tỏ một số nghi vấn quanh sự việc ấy. Và với phản ứng vô cùng tàn bạo của nhà cầm quyền Việt Nam hiện tại, nội vụ đã hoàn toàn sáng tỏ, như dư luận dân gian và những sử liệu của Phật Giáo Hòa Hảo từng ghi lại suốt 53 năm qua. Chính quyền Việt Nam hiện tại đã hành xử trong tư thế của kẻ phạm tội muốn che đậy hành vi bạo ác của mình. Sự đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo một cách vô cùng thô bạo và khắc nghiệt quanh việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Thầy thọ nạn lần thứ 53 vừa qua chứng tỏ chính quyền này thuộc về tổ chức tội phạm đã chủ mưu ám hại Đức HUỲNH GIÁO CHỦ.
Chúng tôi quyết liệt khẳng định, chính quyền Việt Nam hiện tại và Đảng mà họ đại diện đã phạm phải tội ác tày trời nhất đối với toàn thể nhân dân Việt Nam: tội ác ám hại một đấng Thánh, một vị Bồ Tát vĩ đại của dân tộc!
Cùng với vô số tội ác khác, tập đoàn tội phạm này chứng tỏ họ là những con người nguy hại cho đất nước và dân tộc, dứt khoát phải bị loại trừ.
Cầu xin Ơn Trên hộ trì cho đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thánh địa Hòa Hảo, ngày 7 tháng 4 năm 2000.
TL.HỘI ĐỒNG TRƯỞNG LÃO BẢO VỆ ĐẠO PHÁP
Đồng Trọng Huỳnh
Cẩn ký.
Đạo sĩ ngoại quốc phủ phục trước đức hạnh “thần đ
Đáng nói hơn, nhờ sự am tường tư tưởng nhà Phật và khả năng thuyết giảng trước đám đông đáng kinh ngạc khi mới 5 tuổi, tiếng tăm Như Ý còn vang xa tận hải ngoại, thậm chí được giới đạo sỹ Tây phương biết đến. Có lần, một ông đạo sĩ Việt kiều tên là Kelvin Trần, vì ngưỡng mộ danh tiếng của Như Ý mà bỏ công, gác việc lặn lội bay sang Việt Nam. Mục đích duy nhất của chuyến đi qua nửa vòng trái đất này, không gì khác ngoài hy vọng được thấy “thần đồng” bằng xương, bằng thịt. Hồi đó, đáp chuyến bay xuống TP. HCM, vị đạo sỹ đã đi thẳng về An Giang tìm nhà bé Như Ý. Ngay lần đầu diện kiến “thần đồng”, ánh mắt nhìn trìu mến và phong thái ung dung, tự tại toát ra từ bé Như Ý đã khiến vị đạo sĩ xúc động mà quỳ gối rồi òa khóc nức nở. Suốt một tuần trời nán lại sau đó, được dịp kề cận và nghe “thần đồng” thuyết giảng Phật pháp, vị đạo sỹ càng thêm ngưỡng mộ tài năng và đức hạnh của cô bé. Cho đến tận bây giờ, ông vẫn giữ mối liên lạc với gia đình và thường hỏi thăm bé Như Ý.
Nói về khả năng phi phàm của “thần đồng” nhỏ tuổi này, không chỉ có vị đạo sĩ cách nửa vòng trái đất kia ngưỡng mộ, mà là bất kỳ ai cũng sẽ phải thán phục nếu được dự một buổi “đăng đàn” thuyết pháp của bé. Cùng mặt trên chuyến đi của PV hôm đó, có cụ Đào Bá Hai quê tận Vĩnh Long, năm nay đã 76 tuổi, sức khỏe yếu, việc đi lại chẳng dễ dàng gì. Vậy mà từ khi biết Như Ý, cứ vài tháng, ông cụ lại lặn lội ngồi xe máy cùng bạn đồng đạo là ông Nguyễn Văn Dũng (60 tuổi) xuống An Giang để được nghe Như Ý thuyết giảng. Lần này, cụ Hai còn tặng Như Ý một cái máy cát-sét nhỏ hơn lòng bàn tay, phát vô số bài giảng kinh đã được thu sẵn. Cụ Hai tâm sự với chúng tôi: “Tôi từng nghe Như Ý giảng đạo lúc 9 tuổi.
Ngay lúc đó, bé đã có khả năng thực hiện những bài giảng Phật pháp, tu hành liền một mạch hàng giờ trôi chảy. Những bài giảng của Như Ý không đứt đoạn, không vấp váp, đầy ý tưởng, hình ảnh, tràn ngập tri thức, thơ ca, ẩn dụ, phúng dụ, hoán dụ, so sánh, tượng trưng, ước lệ… khơi gợi mạnh mẽ tâm trí người nghe. Bên cạnh đó, bé còn thể hiện sự am hiểu kiến thức Phật giáo Đông- Tây kim cổ vô cùng kinh ngạc”. Trước lúc ra về, cụ Hai lại nắm tay Như Ý dặn dò: “Ta biết có dặn dò con cố gắng tu đạo cũng bằng thừa, vì vốn dĩ đạo đã có sẵn trong con từ khi mới lọt lòng rồi. Ta chỉ mong con sau này đắc đạo, giúp ích cho đời thôi”.
Bà Bảy Tăng (50 tuổi) vừa lặn lội từ TP.HCM tìm xuống nhà bé Như Ý và ngồi tỉ tê với chúng tôi đủ chuyện về “thần đồng” với một niềm ngưỡng mộ sâu sắc. Bà Bảy nói trong hoan hỉ: “Trước đây, tôi từng nghe bé thuyết giảng qua băng đĩa. Cũng có gặp một hai lần khi bé thuyết pháp trực tiếp trên TP.HCM mà không có điều kiện trực tiếp trò chuyện. Sau này biết rồi, tôi thường mua đĩa do Như Ý thuyết giảng mở cho mấy đứa cháu nghe. Đứa nào đứa nấy đều ham mê xúm xít lại xem mãi mà không biết chán”.
Trí nhớ siêu phàm
Không chỉ nổi danh với những bài thuyết pháp hàng giờ đồng hồ trước các đồng đạo, tài năng thiên bẩm của Như Ý còn có nhiều điểm kỳ lạ mà đến giờ chưa có ai giải thích được. Từ lúc 3 tuổi, cô bé đã học thuộc lòng tất cả các hình minh họa trong cuốn sách tiếng Việt lớp 1 để “đuổi hình bắt chữ” mà không cần một ai chỉ dẫn. Lạ kỳ thay, cứ chỉ vào hình nào là bé phát âm chữ ấy đúng 100% từ đầu đến cuối, dù tiếng nói còn bập bẹ chưa tròn.
Như Ý có trí nhớ tốt như vậy, nên trong trường mỗi dịp bế mạc, tổng kết năm học, bé đều đại diện học sinh lên nói trước toàn trường mà không cần bản ghi chép. Mỗi lần đó, cô giáo dặn về soạn bài phát biểu, sau khi soạn xong bé ôn lại và lên nói mà không cần “bản mộc” nữa. Nhớ lại buổi khai trường lớp 6, khi ai lên phát biểu cũng cần cầm theo tờ giấy, chỉ có mỗi Như Ý là lên nói liền mạch mà không cần cầm bất cứ thứ gì theo. Mới đây, khi tham gia cuộc thi An toàn Giao thông của nhà trường tổ chức, bé phải học thuộc hơn 300 câu, thế mà chỉ sau hai bữa là Như Ý “giải quyết” gọn ghẽ, không sai một câu nào.
Thầy Trần Văn Ơi, giáo viên phụ trách bộ môn tiếng Anh kể: “Hiện tại, bé Như Ý đang học lớp 6A2 của trường. Môn Anh văn do thầy phụ trách và Như Ý học rất giỏi, dẫn đầu lớp về kết quả học tập. Khả năng đặc biệt của bé Như Ý là tự tin, khi nói có sức truyền cảm cao, làm người nói với người nghe có sự đồng cảm đến lạ. Các thầy cô bộ môn khác cũng cho biết điểm của bé cũng suýt soát 10 phẩy. Trong giờ học, chừng nào các em khác không trả lời được, chúng tôi mới kêu Như Ý, mà hầu hết câu nào em cũng trả lời rất tốt. Theo như tôi nghĩ, thành công của Như Ý là do em ấy có sự đầu tư về học tập, nhận thức tốt”.
Từ khi bé Như Ý bộc lộ khả năng thuyết giảng Phật pháp, giới chư tăng đồng đạo không ngừng tìm đến. Bên cạnh đó, nhiều chùa, tịnh thất ngoại tỉnh thường mời Như Ý đi thuyết giảng, mỗi lần “đăng đàn” đều có ghi âm, ghi hình để sao ra đĩa phát cho các Phật tử nghe. Giảng sư Trần Văn Luốc, pháp danh Trần Như – thành viên tiểu ban nghiên cứu của Ban Phổ truyền Giáo lý Trung ương Phật giáo Hòa Hảo tại TP.HCM thừa nhận, Như Ý có một trí nhớ rất tuyệt vời. “Như Ý thuộc làu 48 lời đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, các bài kinh giảng chính trong Phật giáo Hòa Hảo. Đặc biệt, bé nhớ không sai một từ nào. Có những cái phải học dữ lắm, tôi mới thuộc còn Như Ý chỉ cần học sơ sơ cũng đã nhớ như in rồi. Bé rất ham học, không chỉ kiến thức mà còn học cả hạnh nết, công phu của mình. Gần 50 năm tu niệm, giảng thuyết không biết bao nhiêu bài ở khắp mọi nơi, nhưng kiến thức tôi học hỏi được về Phật pháp so với bé Như Ý thì vẫn còn cách biệt quá xa. Cũng bởi lẽ, cái phong thái khi thuyết giảng của bé chiếm lĩnh lòng người cao hơn những lời nói hay, nói đẹp. Đúng là “Trường Giang sóng sau đè sóng trước mà…””, ông Luốc nói.
Theo nhận định của rất nhiều giảng sư và các chư tăng đồng đạo: Nền tảng chân tu mà Như Ý có được là một bí ẩn. Họ cho rằng cô bé này có duyên với tu hành từ kiếp trước nên mới thấm đạo phật nhanh nhạy như vậy. Điều đáng nói ở bé Như Ý không phải là nói về cái tài năng đặc biệt của bé mà nói về cái phong cách, một đứa nhỏ mà có phong cách rất người lớn, không có tính cách khoe hoang. Bởi phong cách ấy, nhiều người đã ví bé như một vị thiền sư đắc đạo.