Vài nét về Đức Huỳnh Giáo-Chủ 7
Nhờ Giáo-pháp thích-thời đó nên chỉ trong một
thời-gian ngắn, Ngài thu-phục được hai triệu tín-đồ tại
miền Nam Việt-Nam và ảnh-hưởng mỗi lúc càng lan
rộng thêm ra.
Vì Ngài được thiên-hạ quá hoan-nghinh nên nhà
đương-cuộc bắt đầu để ý đến sự bành-trướng dị-
thường của phong-trào tôn-giáo Phật-Giáo Hòa-Hảo,
nên một biện-pháp chánh-trị đã được đem ra thi-hành
và Ngài phải bị quản-thúc tại làng Nhơn-Nghĩa (Cần-
Thơ).
Ở đây, Ngài lại được người ta tôn-sùng hơn trước
nữa, làm cho nhà cầm quyền phải đem Ngài an-trí tại
nhà thương Chợ-Quán. Sau đó, Ngài lại bị dời về Bạc-
Liêu đến năm 1942.
Khi người Nhựt nhúng tay vào thời-cuộc Đông-
Dương trong hồi thế-giới chiến-tranh kỳ nhì, họ
cưỡng-bách đem Ngài về Sài-Gòn thì Ngài buộc lòng
tá-túc tại Hiến-binh Nhựt để chờ đợi thời-cơ thuận-
tiện ra gánh vác việc nước nhà. Khi đó Ngài có làm
một câu đối để diễn-tả hoàn-cảnh của mình :
“Trương Tiên qui Hớn phi thần Hớn,
Quan đế cư Tào bất đê Tào.”
Sở-dĩ người Nhựt muốn thi ân với Ngài là vì họ
muốn gây cảm-tình với khối tín-đồ khổng-lồ của Ngài
để sau nầy có thể lợi-dụng. Nhưng đã là một người
sáng-suốt thì Ngài đâu có để cho bọn Nhựt lôi cuốn
trong việc chuẩn-bị của họ chống Đồng-minh.
8 Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ
Sau cuộc đảo-chánh mùng 9 tháng 3 dương-lịch
1945, Ngài giữ một thái-độ hết sức dè-dặt vì Ngài biết
chắc-chắn rằng người Nhựt thế nào cũng thất trận.
Lúc đó, Ngài nói một lời tiên-tri rất hài-hước “Nhật-
Bổn ăn không hết con gà”. Mà thiệt vậy ! Vì năm Dậu
(con gà) mà cũng là năm 1945 chưa hết, thì số phận
nước Nhựt đã được định-đoạt.
Năm 1945, “vì lòng từ-ái chứa-chan, thương
bách-tính tới hồi tai-họa”, nên Ngài đứng ra bảo-vệ
quốc-gia và cứu nguy dân-chúng. Ngài từng thành-lập
Phật-Giáo Liên-Hiệp Hội để đoàn-kết đạo Phật, và
Việt-Nam Độc-Lập Vận-Động Hội để vận-động cuộc
độc-lập nước nhà.
Sau khi Nhựt-Hoàng đầu hàng Đồng-minh không
điều-kiện, nước Việt-Nam phải sống một thời-kỳ bất-
định, Đồng-bào Việt-Nam đương lo-sợ cảnh dịch-chủ
tái-nô, Đức Huỳnh Giáo-Chủ liền hiệp với lãnh-tụ các
đảng-phái và tôn-giáo để thành-lập Mặt-trận Quốc-gia
Thống-Nhứt hầu lên tiếng với ngoại-bang. Mặt-trận
nầy lại sáp-nhập vào Mặt-trận Việt-Minh mà chính
Đức Huỳnh Giáo-Chủ là vị đại-diện đầu tiên ở Nam-
Việt.
Sau sự thất-sách của Hồ-Chí-Minh với Hiệp-ước
mùng 6 tháng 3 năm 1946, tạo cơ-hội thuận-tiện cho
thực-dân trở lại, Đức Huỳnh Giáo-Chủ liên-kết với
các lãnh-tụ quốc-gia để thành-lập Mặt-Trận Quốc-Gia
Liên-Hiệp.
Vài nét về Đức Huỳnh Giáo-Chủ 9
Mặt-trận nầy được quần-chúng nhiệt-liệt hoan-
nghinh nên lại bị Việt-Minh giở ngón độc-tài giải-tán.
Họ liền thành-lập Liên-Hiệp Quốc-Dân Việt-Nam Hội
để che đậy màu sắc đỏ của Đệ-Tam Quốc-Tế và để
làm cho quần-chúng quên cái dĩ-vãng đẫm máu của
các tướng Cộng-Sản hồi cuối năm 1945.
Năm 1946, vì muốn gây cuộc đoàn-kết giữa các
tầng lớp đồng-bào, Ngài ưng-thuận tham-gia Ủy-Ban
Hành-Chánh với trách-vụ Ủy-Viên Đặc-Biệt.
Ngài liên-kết các chiến-sĩ quốc-gia với khối tín-đồ
Phật-Giáo Hòa-Hảo để thành-lập Việt-Nam Dân-Chủ
Xã-Hội Đảng (21-9-46), với chủ-trương công-bằng
xã-hội và dân-chủ-hóa nước Việt-Nam. Ngài chẳng
những là một nhà cách-mạng tôn-giáo anh-minh mà
còn là một lãnh-tụ chánh-trị đa tài. Đọc Tuyên-ngôn,
Chương-trình của Đảng Dân-Xã do Ngài đưa ra, dù
cho đối-phương hay những người khó tánh, đều phải
công-nhận Ngài có một bộ óc cải-tiến vượt bực và
nhận-định sáng-suốt phi-thường.
Đồng thời, Ngài cũng gởi người ra hải-ngoại,
đoàn-kết với các nhà cách-mạng quốc-gia lưu-vong để
thành-lập Mặt-Trận Thống-Nhất Toàn-Quốc. Giải-
pháp quốc-gia cũng do công-trình của Ngài và các nhà
cách-mạng xuất-dương mà thực-hiện đến ngày nay.
Bởi đường lối của Ngài trái ngược với chủ-trương
Cộng-Sản và bởi Giáo-thuyết của Ngài có thể gây đổ-
vỡ cho chủ-nghĩa vô-thần, Cộng-Sản đã tìm mọi cách
làm hại Ngài, nhưng họ đều không làm gì Ngài được.
10 Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ
Đầu năm 1947, các tín-đồ Phật-Giáo Hòa-Hảo ở
miền Tây chống lại chủ-trương độc-đoán của các Ủy-
Ban Việt-Minh vì họ áp-dụng chánh-sách độc-tài
trong sự tổ-chức và cai-trị quần-chúng. Muốn tránh
cuộc cốt-nhục tương-tàn, Đức Huỳnh Giáo-Chủ về
miền Tây Nam-Việt với hảo ý trấn-tĩnh lòng phẫn-nộ
của tín-đồ P.G.H.H. và để giảng-hòa hầu đoàn-kết
chống thực-dân cho có hiệu-lực. Nhưng ngày 25
tháng 2 nhuần năm Đinh-Hợi (16-4-47), Ủy-Ban
Hành-Chánh Việt-Minh âm-mưu bắt Ngài tại Đốc-
Vàng Hạ (vùng Đồng-Tháp).
Từ đó không ai rõ tin-tức chi về Đức Huỳnh Giáo-
Chủ, nhưng toàn-thể tín-đồ của Ngài không ai tin rằng
Việt-Cộng có thể làm hại Ngài được. Và muôn người
như một, đang mong đợi một ngày về trong sứ-mạng
vinh-quang nhất của Ngài.
Quyển sách Cách Tu Hiền sau đây là một trong
nhiều tác-phẩm của Ngài, đã được tái-bản trên 300 lần
với ấn-lượng trên 800.000 quyển bằng tiếng Việt-
Nam. Nó ngắn-gọn nhưng đủ rõ những điều cần-thiết
trong nghi-thức tu-hành theo Đạo Phật-Giáo Hòa-
Hảo.
Thánh-địa Hòa-Hảo, ngày 1-1-1966
Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương
(nhiệm-kỳ I, 1964 – 1966)
Giáo-Hội P.G.H.H.
Kính đề
*
KHẢI NGÔN
♣
Từ tháng 5 năm Kỷ-Mão (1939), sau khi mở đạo,
Đức Giáo-Chủ đứng ra chữa bịnh độ đời. Tuy Ngài
không có để tâm nghiên-cứu Đông-y cũng như chẳng
hề học Lỗ-ban phù-thủy, nhưng bằng phương-pháp
chữa trị thật giản-đơn như giấy vàng, nước lã, lá xoài,
lá ổi, lá bưởi, lá mít, bông trang mà trị được hằng vạn
chứng hiểm-nghèo như bịnh tà, bịnh suyễn, bịnh
phong, bịnh dịch, bịnh dư ruột… cho nên quần-chúng
ngưỡng-mộ, theo về tấp-nập. Người ta do đó mà bắt
đầu tin-tưởng Phật Trời, nghe Pháp và quy-y.
Đồng thời với công việc chữa bịnh, Đức Giáo-Chủ
đứng ra thuyết-pháp để truyền giáo. Lời giảng của
Ngài thao-thao bất tuyệt suốt cả ngày đêm. Nhiều thi-
sĩ, văn-gia, hoặc luật-sư, bác-sĩ đến chất-vấn, bắt-bẻ,
đều nhận Ngài là bậc đại-giác, đại-ngộ, không thể
suy-bì. Ai đã từng dõi gót theo Ngài trong cuộc
khuyến nông năm 1945, trong vòng 2 tháng với không
biết bao nhiêu lý-luận khác nhau, đều phải công-nhận
Ngài là bậc “mồm sông bút sấm”.
Những cuộc thuyết-pháp nói chung, nếu cộng với
107 lần chu-du khuyến nông vừa kể, chúng ta có thể
nói Ngài đã trải qua một ngàn lần khuyến-thuyết
quan-trọng với hằng ngàn đề-tài khác biệt.
Nhờ những cuộc thuyết-pháp như trên, người mộ-
đạo quy-căn ngày càng đông thêm không xiết nói.
12 Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ
Nhưng công-đức vĩ-đại nhất của Đức Giáo-Chủ
trong việc truyền giáo là việc viết ra Kệ Giảng. Nhờ
những Kệ Giảng đó mới được phổ-truyền một cách
sâu rộng chủ-trương canh-tân Phật-giáo của Ngài, và
nhờ đó mà có hằng triệu người ngộ-đạo đã quay về
với chân-tính, tự-tâm.
Nếu kiểm-điểm lại con số Kệ Giảng đã ấn-loát và
phát-hành từ năm 1939 đến nay, ta sẽ phải ngạc-nhiên
chẳng ít. Kệ Giảng đã được tái-bản trên 300 lần, với
số lượng được in ra tối-thiểu cũng trên 800.000
quyển.
Nội-dung các tác-phẩm đó chứa đựng những gì ?
Cách lập-giáo ra sao ? Và văn-thể, văn-từ như thế nào
mà hấp-dẫn được người xem đến thế ? Đó là điều mà
trong lần tái-bản nầy, chúng tôi xin trình-bày đại-
cương để chư quý độc-giả đạo tâm bốn phương đồng
lãm.
Những tác-phẩm mà Đức Giáo-Chủ viết ra, phần
nhiều thuộc thể văn vần.
Một điều đặc-biệt đáng chú-ý là trong khi cầm bút,
dù tản-văn hay vận-văn, Ngài luôn luôn viết thẳng
một mạch không vấp không ngưng, không dùng giấy
nháp và không hề bôi-xóa, cắt-xén như các văn-sĩ
thường làm. Người ta cho rằng Ngài viết mau lẹ và
dễ-dàng hơn ông Alcyone Krishnamurti khi viết
quyển Aux pieds du Maître.
Có thể kể theo thứ-tự thời-gian những tác-phẩm
trường-thiên sau đây của Đức Giáo-Chủ :
***
Khải Ngôn 13
1.- SẤM GIẢNG KHUYÊN NGƯỜI ĐỜI TU-
NIỆM (tức quyển nhứt, văn lục bát, dài 912 câu, xuất-
bản lần đầu năm 1939).
Ngài viết xong trước Đệ-Nhị Thế-Chiến, tại làng
Hòa-Hảo, Sấm Giảng nầy khởi đầu bằng câu :
Hạ-Nguơn nay đã hết đời,
và chấm dứt bởi câu :
Tới đây cũng lần ngừng lại bút nghiên.
Nội-dung, Đức Giáo-Chủ đánh-thức quần-chúng
bằng cách tiên-tri những cảnh lầm-than khốn-khổ mà
nhân-loại sẽ phải trải qua trong thời-đại nhiễu-
nhương. Chẳng hạn, Ngài nói trước các năm từ lúc
xảy ra cho đến khi chấm-dứt đệ-nhị thế-chiến :
Đến chừng Rồng, Rắn máu đào chỉn ghê.
Khắp trong trần-hạ nhiều bề gian-lao.
Canh khuya Gà gáy máu đào mới ngưng.
Người ta đã thấy đúng trăm phần trăm từ khởi đầu
cuộc chiến-tranh thế-giới lần thứ hai (Mèo kêu, 1939)
cho đến khi hai quả bom nguyên-tử của Đồng-Minh
bỏ xuống nước Nhựt để chấm-dứt chiến-cuộc (Gà
gáy, 1945), không sai một mảy.
Cuộc giết chóc ghê-tởm của chiến-tranh tuy ngưng
từ năm Gà, nhưng theo Đức Giáo-Chủ, nó sẽ còn tái-
diễn tại Việt-Nam, và sẽ lan-diễn khắp nơi :
Mèo kêu bá-tánh lao-xao,
Con Ngựa lại đá con Dê,
Khỉ kia cũng bị xáo-xào,
14 Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ
Khắp trong các nước thây nằm bằng non.
Vợ thì chồng chẳng được còn tại-gia !
Trong tác-phẩm nầy, Đức Giáo-Chủ cũng tường-
thuật việc Ngài hóa-hiện ra đui-cùi, buôn bán, khi già,
lúc trẻ dạo khắp “Lục-Châu” để thử lòng trăm họ, giác
tỉnh mọi người, gọi họ theo về đường ngay, nẻo Đạo.
2.- KỆ DÂN CỦA NGƯỜI KHÙNG (tức quyển
Nhì, văn thất-ngôn trường-thiên, dài 476 câu, xuất-
bản lần đầu năm 1939).
Ngài viết tại làng Hòa-Hảo ngày 12 tháng 9 năm
Kỷ-Mão. Kệ nầy khởi đầu bằng câu :
và chấm dứt bởi câu :
Đời cùng còn chẳng mấy năm,
Cha thì chẳng thấy mặt con,
Ngồi Khùng trí đoái nhìn cuộc thế,
Ta ra sức dắt-dìu bá-tánh.
Cũng như trong quyển nhứt, ở đây Đức Giáo-Chủ
vừa tiên-tri tai-nàn sắp xảy đến cho nhân-dân, vừa
khuyên mọi người làm lành lánh dữ, chẳng hạn như :
Đến chừng đó bốn phương có giặc,
Khắp hoàn-cầu thiết-thiết tha-tha.
Vậy sớm mau kiếm chữ Ma-Ha,
Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.
Trung với hiếu ta nên trau-trỉa,
Hiền với lương bổn-đạo rèn lòng.
Thường nguyện-cầu siêu-độ Tổ-Tông,
Với bá-tánh vạn dân vô sự.
…
Khải Ngôn 15
Rồi Ngài không ngần-ngại, đánh đổ những mê-tín
dị-đoan, những âm-thanh sắc-tướng, những sự dối tu,
lòe đời:
Theo Thần-Tú tạo nhiều chuông mõ,
Từ xưa nay có mấy ai thành !…
Làm hiền-lành hơn tụng hơ-hà,
Hãy tưởng Phật hay hơn ó-ré.
Những giấy tiền vàng bạc cũng thôi,
Chớ có đốt tốn tiền vô-lý.
Tu vô-vi chớ cúng chè xôi,
Phật chẳng muốn chúng-sanh lo-lót.
…
…
…
3.- SÁM GIẢNG (tức quyển ba, văn lục bát, dài
612 câu, xuất-bản lần đầu năm 1939).
Ngài cũng viết tại làng Hòa-Hảo năm Kỷ-Mão,
khởi đầu bằng câu :
và chấm dứt bởi câu :
Chúc cho bá-tánh muôn sầu tiêu-tan.
Trong quyển nầy, Đức Giáo-Chủ dạy tu nhân-đạo,
Ngài viết :
Quốc-vương thủy-thổ chiều mơi phản-hồi.
Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen.
Ngồi trên đảnh núi liên-đài,
Tu cầu Cha mẹ thảnh-thơi,
Tu đền nợ thế cho rồi,
16 Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ
Đối với hạng thanh-niên nam nữ, thường dễ bị
văn-minh vật-chất hoặc dục-vọng lôi-cuốn đến bờ
trụy-lạc, Ngài kêu gọi :
Loạn-luân cang-kỷ hổ mang tiếng đời.
Hoặc là :
Tam-tùng vẹn giữ lập thân buổi nầy.
Và Ngài cũng cực-lực đả-phá những hủ-tục, bài-
xích những thói xa-hoa, đàng-điếm. Chẳng hạn :
Trống đờn lễ nhạc tế xen ích gì !
Mắc phải chuyện gì phủ-phục bình-hưng ?
Hay là :
Áo quần láng-mướt ngày rày ăn chơi.
Ra đường ăn nói những lời nguyệt-hoa.
Nếu chịu vẹn gìn theo lời chỉ-giáo trong quyển
SÁM GIẢNG nầy, thì nhân-đạo của ta ắt có thể coi là
hoàn-bị lắm.
4.- GIÁC MÊ TÂM KỆ (tức quyển tư, văn thất-
ngôn trường-thiên, dài 846 câu, xuất-bản lần đầu năm
1939).
Đức Giáo-Chủ viết tại Hòa-Hảo ngày 20 tháng 9
năm Kỷ-Mão. Kệ nầy khởi đầu bằng câu :
Nghiêm-đường chịu lịnh cho an,
Nghe lời cha mẹ cân-phân,
Chết rồi cũng bớt cóc-keng,
Đàn nhu thầy lễ cũng kỳ,
Văn-minh sửa mặt sửa mày,
Dọn xem hình-vóc lả-lơi,
Khai ngọn đuốc từ-bi chí-thiện,
Khải Ngôn 17
và chấm dứt bởi câu :
Mong bá-tánh vạn dân giải-thoát.
Nơi đây, Đức Giáo-Chủ có nói trước những tai-
họa hãi-hùng mà chúng-sanh sẽ phải trải qua trong
thời Hạ-nguơn mạt kiếp :
Khổ với thảm ngày nay có mấy,
Sợ mai sau dòm thấy bay hồn.
Trừ tà-gian còn thiện chỉ tồn,
Cảnh sông máu núi xương tha-thiết.
Ngài lại còn giảng rõ thế nào là tứ-đổ-tường, tứ-
khổ, ngũ-uẩn, lục-căn, lục-trần, tứ-diệu-đề, bát-chánh
và bát-nhẫn.
Còn gì đáng coi là nhẫn-nhục, hỷ-xả hơn những
câu sau đây:
Ai chưởi mắng thì ta giả điếc,
Đợi cho người hết giận ta khuyên.
Chữ nhẫn hòa ta để đầu tiên,
Thì đâu có mang câu thù-oán.
5.- KHUYẾN THIỆN (tức cuốn thứ năm, đoạn đầu
và đoạn chót viết bằng lối văn lục-bát, đoạn giữa viết
bằng lối thất-ngôn, gồm 776 câu, xuất-bản lần đầu
năm 1942).
Ngài viết tại nhà thương Chợ-Quán năm 1941.
Tác-phẩm nầy khởi đầu bằng câu :
và chấm dứt bởi câu :
Rán trau đức-hạnh ngày sau sẽ tường.
Băng tâm ngẫu hứng thừa nhàn,
18 Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ
Nội-dung, Đức Giáo-Chủ nhắc tiểu-sử Đức Thích-
Ca và luận-giải về tám sự khổ trong cõi ta-bà, về
pháp-môn tịnh-độ, về cách diệt ngũ-trược, trừ thập-ác
và hành thập-thiện.
6.- CÁCH TU-HIỀN VÀ SỰ ĂN Ở CỦA MỘT
NGƯỜI BỔN-ĐẠO.
Quyển nầy viết bằng văn xuôi, hồi tháng 5 dl 1945
tại Sài-Gòn và xuất-bản lần đầu cũng trong năm ấy.
Tuy văn xuôi, quyển nầy có một đặc-sắc là giản-dị và
lưu-loát, âm-hưởng du-dương, nhịp-nhàng.
Nơi đây, Đức Giáo-Chủ minh-giải về tứ-ân, tam-
nghiệp, thập-ác và bát-chánh. Ngài còn giảng-dạy về
cách thờ-phượng, cúng lạy, nghi-thức cử-hành tang-
lễ, giá-thú, cách đối-xử với các tôn-giáo bạn, với các
tăng-sư, v.v…
Ngoài sáu quyển vừa kể, Đức Giáo-Chủ còn viết ra
rất nhiều bài thi, bài văn mà trước đây 13 năm, một
nhóm tín-đồ tại Thánh-Địa Hòa-Hảo đã gom-góp để
in thành một quyển, nhan-đề SƯU-TẬP THI VĂN
GIÁO-LÝ CỦA ĐỨC HUỲNH GIÁO-CHỦ.
Sách dày trên 300 trang, nội-dung gồm có gần đủ
loại thơ ca: thất-ngôn bát-cú, tứ-tuyệt, ngũ-ngôn, lục-
bát, thất-ngôn trường-thiên, song-thất lục-bát, tứ-
ngôn và một số bài biến-thể. Trong đây, Đức Giáo-
Chủ hoặc viết để dạy riêng một người hay đáp họa với
một người khác, hoặc viết để cảnh-giác, hoặc viết để
khuyến tu… tựu-trung, nhứt nhứt đều có bao-hàm một
giáo-nghĩa thâm-huyền mà cho dẫu không phải người
Khải Ngôn 19
trong cuộc, đọc đến cũng đều có lợi-ích cho sự tu-
hành.
Riêng phần văn-từ, nói chung toàn-bộ, Ngài chủ-
trương :
Quyết dạy trần nên nói lời thường,
Cho sanh-chúng đời nay dễ biết.
Hoặc là :
Dạy bổn-đạo lấy câu trung-đẳng,
Chẳng nói cao vì sắp rốt đời.
Cho nên, với những lời văn vô cùng giản-dị nhưng
ngọt-ngào và óng-chuốt, Đức Giáo-Chủ dụng-tâm làm
cho hạng bình-dân dễ thuộc dễ theo, để sớm đưa họ
tiến tới con đường lành mà Ngài đã vạch ra và đã
nhất-tâm phát-nguyện :
Quyết đưa chúng về nơi non Thứu,
Tạo Lư-bồng ngõ hội Quần-Tiên.
Hoặc :
Nếu chúng-sanh còn chốn mê-tân,
Thì Ta chẳng an vui Cực-Lạc.
Hay là :
Biết làm sao gieo Đạo khắp đại-đồng,
Đưa nhơn-loại đi vào vòng hạnh-phúc.
***
Như đã nói ở đoạn đầu, những Kệ Giảng nêu trên
được in ra từ trước đến nay, ít nhất cũng trên 800.000
quyển.
20 Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ
Tuy nhiên, sách càng được in ra nhiều chừng nào,
thì cái bịnh tam-sao thất-bổn càng trầm-trọng thêm
chừng nấy. Bởi một lẽ rất giản-dị là suốt trong thời
thực-dân thống-trị cho đến hồi độc-tài phong-kiến, vì
thời-cuộc, đoàn-thể Phật-Giáo Hòa-Hảo không mấy
lúc được yên-lành. Cho nên công việc phát-hành Kệ
Giảng phần nhiều do các đồng-đạo có nhiệt-tâm đứng
ra ấn-loát chớ ít được dịp do một cơ-quan nào trong
Giáo-Hội theo dõi việc in. Cái bịnh tam-sao thất-bổn
vốn đã sẵn có, tự thuở còn được truyền-bá bằng cách
chép tay, nay lại càng sai thêm với biết bao nhiêu lần
in, thiếu người có khả-năng chuyên-môn xem sóc…
Chính vì những sự sai lầm đáng tiếc đó mà ngay từ
khi Ban Trị-Sự Trung-Ương Giáo-Hội Phật-Giáo
Hòa-Hảo nhiệm-kỳ đầu tiên (18-11-1964) được tái-lập
sau một thời-gian dài gián-đoạn, Ban Phổ-Thông
Giáo-Lý Trung-Ương chúng tôi đã ghi ngay vào hàng
đầu của Chương-trình hoạt-động công-tác đính-chánh
Kệ Giảng hệ-trọng nầy, và bắt tay vào việc ngay sau
phiên đại-hội toàn-quốc về Phổ-Thông Giáo-Lý ngày
27 tháng 12 năm 1964.
Ngày 8-3-1965, một Chỉ-thị số 233/TƯTV/19-GL
gởi các cấp Phổ-Thông Giáo-Lý Tỉnh, Quận và Xã để
tham-khảo ý-kiến toàn-thể Trị-Sự-viên và tất cả đồng-
đạo nào có để tâm nghiên-cứu về những câu, những
chữ cần bổ-khuyết hay đính-chánh trong Kệ Giảng.
Theo thời-gian-biểu của chúng tôi, thì công việc
tham-khảo các cấp nầy kéo dài một tháng rưỡi kể từ
15-3-1965, đến 30-4-1965, và sau đó, chúng tôi mới
cẩn-thận làm bản đúc-kết lại các đề-nghị để trình ra
Khải Ngôn 21
hội-nghị, hầu tham-khảo một lần tối-hậu để lấy biểu-
quyết những chỗ đáng sửa đổi.
Ngày 17-5-1965, một hội-nghị được khai-mạc tại
Văn-phòng Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương
(Thánh-Địa Hòa-Hảo) trong sự chứng-minh của Ông
Út Huỳnh-Văn-Quốc, bào-đệ Cố Đức Ông và dưới
quyền Chủ-tọa của Ông Lương-Trọng-Tường, Hội-
Trưởng Ban Trị-Sự Trung-Ương.
Ông Nguyễn-Văn-Hầu, Trưởng-Ban Phổ-Thông
Giáo-Lý Trung-Ương giữ nhiệm-vụ Thuyết-trình-viên
và Ông Trần-Minh-Quang, Thư-Ký Ban Phổ-Thông
Giáo-Lý Trung-Ương, làm Thư-Ký phiên hội.
Thành phần tham dự hội-nghị gồm có các Ông :
Dật-Sĩ Trần-Văn-Nhựt, Cố-Vấn Ban Trị-Sự
Trung-Ương kiêm Trưởng-Ban Nghiên-Cứu và
Biên-Tập trong Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-
Ương.
Trí-Viễn Lê-Hòa-Nhựt, Cố-Vấn Ban Trị-Sự
Trung-Ương kiêm Cố-Vấn Ban Phổ-Thông Giáo-
Lý Trung-Ương.
Huỳnh-Công-Kỷ, Trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-
Lý Tỉnh An-Giang.
Phạm-Văn-Tốt, Trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-Lý
Tỉnh Kiến-Phong.
Bùi-Văn-Triệu, Trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-Lý
Tỉnh Châu-Đốc.
Lê-Thanh-Quang, Trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-
Lý Tỉnh Phong-Dinh.
22 Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ
Lâm-Văn-Trung, Kiểm-Soát B.T.S. Tỉnh Châu-
Đốc.
Nguyễn-Chi-Diệp, Cố-Vấn B.T.S. Thánh-Địa
Hòa-Hảo.
Huỳnh-Hữu-Phỉ, Nhân-sĩ kỳ-cựu P.G.H.H.
Trần-Văn-Mành, Trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-Lý
Thánh-Địa Hòa-Hảo, xã Hưng-Nhơn.
Ngô-Minh-Chí, Phó Đặc-Ban Biên-Tập và Xướng-
ngôn Đài Phát-thanh, thuộc Ban Phổ-Thông Giáo-
Lý Trung-Ương.
Đào-Văn-Đạm, Quản-Lý Nguyệt-san Đuốc Từ-Bi,
thuộc Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương.
Trịnh-Công-Dung, Hội-Trưởng B.T.S. Quận
Châu-Phú.
Lê-Văn-Phú, Trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-Lý
Quận Châu-Phú.
Đặng-Thành-Tựu, Trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-
Lý Quận Chợ-Mới.
Trường-Thi, Hội-Trưởng B.T.S. Quận Thốt-Nốt.
Nguyễn-Văn-Nam, Trưởng-Ban Phổ-Thông Giáo-
Lý Quận Châu-Thành (An-Giang).
Phạm-Hữu-Vỹ, Trưởng-Ban Tiếp-Tân tại Tây-An
Cổ-Tự (Long-Kiến).
Nguyễn-Văn-Bửu, Đặc-Viên Ấn-Loát Phát-Hành,
thuộc Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương.
Nguyễn-Anh-Kiệt, Đặc-Viên Huấn-Luyện Truyền-
Bá thuộc Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương.
Khải Ngôn 23
Hội-nghị nầy đã làm việc một cách tận-tụy và say
mê, đã đính-chánh và bổ-khuyết được nhiều điều
quan-trọng mà kết-quả là quyển Sấm Giảng Thi Văn
toàn-bộ được in ra hôm nay.
Sách chia làm hai phần, phần đầu gồm sáu quyển
với các loại Sấm, Kệ, Giảng, Văn… mệnh-danh: Phần
thứ nhất: Sấm Giảng Giáo-Lý và phần sau gồm hằng
trăm bài Thi, Ca, Văn, Chú… mệnh-danh: Phần thứ
hai: Thi Văn Giáo-Lý. Trong các Thi Văn Sấm Kệ kể
trên, chúng tôi cố-gắng sắp theo thứ-tự thời-gian để
Chư quý độc-giả đạo-tâm tiện bề theo dõi.
Với mục-đích “đính-chánh những điều tam-sao
thất-bổn hoặc nghe lầm nhớ lộn đã làm sai-biệt hẳn
nguyên-văn và chân-ý của Đức Thầy trong Kệ
Giảng”, chúng tôi làm việc theo sáu nguyên-tắc dưới
đây :
1) Nỗ-lực sưu-tầm trong các đồng-đạo kỳ-cựu nào
còn giữ được bản chánh do chính tay Đức Giáo-Chủ
viết ra để dò từng chữ mà sửa lại những chỗ in sai.
2) Những tác-phẩm nào kiếm không ra được bản
chánh, thì hội-nghị mới xét tới các đề-nghị của các
cấp mỗi khi gặp những chữ cần đính-chánh.
3) Các đề-nghị đính-chánh của các cấp đồng-đạo
cũng như của hội-nghị là phải trưng ra những bằng-cớ
cụ-thể là “tại sao phải sửa lại như thế” :
– do chính tai họ nghe Đức Thầy đính-chánh trước
đây cùng với sự hiện-diện của ai, hồi nào ?…
24 Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ
– do họ là những người đã ngồi bên cạnh Đức
Thầy, sao chép những bổn Kệ Giảng, để phát ra cho
dân-chúng trong buổi đầu mở Đạo ?…
– do những bản in cũ từ buổi đầu và xét ra hữu lý ?…
4) Hội-nghị chỉ nhắm vào công-tác đính-chánh chứ
không có thẩm-quyền thêm bớt nếu không có bằng-cớ
xác-đáng.
5) Ghi vào biên-bản hẳn-hòi những chữ, những
câu và những lý-do nào cần bổ-khuyết hay sửa đổi để
lưu-trữ tại Văn-Phòng Ban Phổ-Thông Giáo-Lý
Trung-Ương hầu làm tài-liệu tham-khảo cho những ai
còn thắc-mắc.
6) Tất cả những đề-nghị sửa đổi, người đề-nghị
quả-quyết nhận trách-nhiệm trước Đức Thầy, trước
các Đấng Thiêng-Liêng là họ đã nói đúng, nghe đúng
và nghĩ đúng.
Một vài thí-dụ sau đây để được sáng-tỏ thêm việc
làm của hội-nghị :
– Những bài dò theo bản chánh do Đức Thầy viết
ra, hội-nghị đồng ý phải cho ghi ở cuối bài là bản đó
do ai còn giữ được.
– Trong bài Sứ-mạng của Đức Thầy, lâu nay đã in
“tuy có phải chuyển kiếp luân-hồi ở nơi hải-ngoại…”
và “kẻ xa-xuôi từ nan chẳng tới…”; nay Ông Dật-Sĩ
xác-nhận rằng chính Ông đã thấy tận mắt trong một
bản chánh hồi Ông còn ở Bạc-Liêu là “tùy cơ-pháp
chuyển kiếp luân-hồi ở nơi hải-ngoại…” và “kẻ xa-
xuôi từ-văn chẳng tới…” chứ không phải như các bản
đã lưu-hành trước đây.
Khải Ngôn 25
Xét ra, Đức Thầy viết bài nầy tại Bạc-Liêu năm
1942, và Ông Dật-Sĩ trong thời-gian ấy cũng đang làm
việc tại đó, vả lại ý-nghĩa rất hợp nên hội-nghị đồng ý
sửa đổi.
– Ngoài nhiều bản chánh mà Ông Nguyễn-Chi-
Diệp còn giữ được để hội-nghị dùng làm tài-liệu
khảo-sát, Ông Diệp còn cải-chánh sự in sai trong Sám
Giảng quyển ba mà Ông đã nghe biết rõ-ràng từ khi
Đức Thầy còn ở tại Thánh-Địa :
“Tu-hành tầm đạo một mai cứu đời.”
chớ không phải :
“Tu-hành tâm đạo một mai cứu đời.”
– Ông Huỳnh-Hữu-Phỉ trình-bày trước hội-nghị
rằng trong bài Sa-Đéc chính Đức Thầy có sửa một bản
do ông dâng lên. Câu đầu bài đó chép :
Đức Thầy đã sửa lại :
Và cũng theo ông Phỉ câu đầu trong bài “Nang thơ
cẩm tú” có hai chữ thanh-bạch và thanh-lặng đã gây
bất nhất giữa anh em tín-đồ kẻ đọc thanh-lặng, người
cãi là thanh-bạch cho nên lúc Đức Thầy ở tại Sài-
Gòn, đường Lefèvre, ông có trình lên thỉnh ý. Và Đức
Thầy xác-nhận :
– Ông Lâm-Văn-Trung quả-quyết: trong bài
“Viếng làng Mỹ-Hội-Đông”, Đức Thầy không hề viết
bốn câu đầu, từ “Buông mành thả lá…” đến “…máy
“Nhìn cuộc thế bốn bề sóng dậy,”
“Nhìn cuộc thế bộn-bề sóng dậy,”
“Trời thanh-lặng gió đưa hiu-hắt,”
26 Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ
huyền-sâu”, nên đề-nghị bỏ. Hội-nghị xét Ông Trung
là người Mỹ-Hội-Đông, mà ông cũng được gần-gũi
bên Thầy trong buổi viết bài nầy, nên đồng ý cho xóa
mấy câu đó trong bản in trước.
Phải có những chứng-tích dẫn-giải rành-mạch và
trách-nhiệm phân-minh như thế, hội-nghị mới đồng-
thanh chấp-nhận và đính-chánh lại những chỗ sai lầm.
* * *
Tuy đã thận-trọng như trên, nhưng sau khi hội-
nghị bế-mạc, công việc nầy còn phải kéo dài thêm
một thời-gian làm việc nữa. Đó là công việc dò kỹ
từng chữ, từng câu để sửa lại từng dấu, từng nét. Quý
Ông Cố-Vấn Dật-Sĩ, Thơ-Ký Trần-Minh-Quang,
Quản-Lý Đào-Văn-Đạm và Phát-Hành-viên Nguyễn-
Văn-Bửu đều đã thiết-thực góp tay với Ông Trưởng-
Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương Nguyễn-Văn-
Hầu trong công việc nầy.
Sau hết, một vấn-đề không kém quan-trọng là việc
sửa ấn-cảo. Nếu ấn-cảo mà không được người có khả-
năng xem sóc thì bao nhiêu công-trình từ trước sẽ
không được bảo-đảm nếu không nói là hỏng đi. Ông
Thành-Nam, Đệ-Nhất Phó Thư-Ký Ban Trị-Sự Trung-
Ương đã phát-tâm hoan-hỉ đảm-nhận công-tác nầy.
Hôm nay, quyển Sấm Giảng Thi Văn Toàn-Bộ của
Đức Huỳnh Giáo-Chủ được đến trong tay Quí-vị độc-
giả đạo-tâm, là kết-quả của bao nhiêu công việc vừa
trình-bày trên đây với suốt một thời-gian dài trên 10
tháng.
Khải Ngôn 27
Đã hiểu rằng “Nhân thân nan đắc, Phật Pháp nan
văn” cho nên làm công việc nầy, chúng tôi không có
cao-vọng gì hơn là muốn chính-xác-hóa những chỗ in
lầm trong Giáo-Pháp của Đức Huỳnh Giáo-Chủ ̶ một
Giáo-Pháp nhiệm-mầu và thực-tế ̶ hầu có quảng-
bá một cách sâu rộng hơn nữa trong quảng-đại quần-
sanh, để những người có cơ-duyên sẽ do đó mà bước
lên con đường cùng tu cùng tiến.
Nếu Kinh Pháp-Hoa chép: “Phật vị nhất đại sự
nhân-duyên xuất-hiện ư thế” (Phật vì một nhân-duyên
lớn mà có mặt trên đời) thì nơi đây, chúng tôi cũng
dám xin nguyện-cầu Chư Phật và Đức Thầy gia-hộ
cho người người được rộng mở nhân-duyên, xem Sấm
Kinh nầy mà phát-tâm thiện-nguyện.
Được như thế, chúng tôi tưởng không có nguồn
vui nào hơn.
Nam Mô A-Di-Đà Phật
Thánh-Địa Hòa-Hảo, ngày rằm tháng bảy Ất-Tỵ (1965)
Ban Phổ-Thông Giáo-Lý Trung-Ương
(nhiệm-kỳ I, 1964 – 1966)
Cẩn khải
*
THAY LỜI TỰA
♣
Sứ-mạng của Đức Thầy
(do chính tay Ngài viết)
Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ-Mão, vì thời-cơ đã đến,
lý Thiên-Đình hoạch-định, cuộc nguy-cơ thảm-họa
sắp tràn-lan. Ta đây tuy không thể đem phép huệ-linh
mà cứu an tai-họa chiến-tranh tàn-khốc do loài người
tàn-bạo gây nên, nhưng mà thử nghĩ: Sinh trong vòng
đất Việt-Nam nầy, trải qua bao kiếp trong địa-cầu lăn-
lộn mấy phen, tùy cơ pháp chuyển kiếp luân-hồi ở nơi
hải-ngoại để thu-thập những điều đạo-học kinh-
nghiệm huyền-thâm, lòng mê-si đã diệt, sự vị-kỷ đã
tan mà kể lại nguồn gốc phátsinh, trải bao đời giúp
nước vùa dân cũng đều mãi sinh-cư nơi đất Việt.
Những tiền kiếp dầu sống cũng là dân quan đất Việt,
dầu thác, cũng quỉ thần đất Việt chớ bao lìa. Những
kiếp gần đây, may-mắn gặp minh-sư, cơ truyền Phật-
pháp, gội nhuần ân-đức Phật, lòng đà quảng-đại từ-bi,
hềm vì nỗi cảnh quốc phá, gia vong, máy huyền-
cơ đã định, lòng thương trăm họ vướng cảnh đồ lao,
chi xiết xót thương chúng-sanh vạn khổ.
Nghĩ lúc còn làm người trong biển tục, lăn-lộn
chốn mê đồ, mà chẳng quản thân giúp thế cứu dân,
vong thân vị quốc, huống chi nay cơ-mầu đà thấu tỏ,
sớm chiều hầu chơn Phật nghe kinh, ngao du tứ-hải,
30 Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ
dạo khắp Tiên-bang, cảnh an-nhàn của người liễu-
đạo, muôn ngày vô sự, lóng sạch phàm tâm, sao
chẳng ngồi nơi ngôi vị hưởng quả bồ-đề trường thọ
mà còn len-lỏi xuống chốn hồng-trần, đặng chịu cảnh
chê khen ? Vì lòng từ-ái chứa-chan, thương bách-tính
tới hồi tai-họa. Phật-Vương đà chỉ rõ máy diệu huyền
chuyển lập hội Long-Hoa, chọn những đấng tu-hành
cao công-quả để ban cho xứng vị xứng ngôi, người đủ
các thiện-căn để giáo-truyền Đại Đạo, định ngôi phân
thứ gây cuộc Hòa-Bình cho vạn quốc chư bang.
Thiên-Tào đà xét định, khắp chúng-sanh trong thế-
giới trong cái buổi Hạ-Nguơn nầy, say mê vật-dục,
chìm đắm trong biển lợi danh, gây nên nghiệp-quả,
luật trời đà trị tội, xét kẻ thiện-căn thì ít, người tội-ác
quá nhiều, chư Phật mới nhủ lòng từ-bi cùng các vị
Chơn-Tiên lâm phàm độ thế, trước ra công cứu khổ,
sau chỉ rõ cơ-huyền, khuyên kẻ thế hướng thiện quày
đầu, cải tà qui chánh thì mới mong Thiên-Đình ân xá
bớt tội căn để kíp đến Long-Hoa chầu Phật, trước biết
rõ luật Trời thưởng phạt, cùng hữu duyên nghe Phật-
pháp nhiệm mầu, kiến diện bậc Chơn-Sư, tu-hành
mau đắc quả, sau làm dân Phật-quốc hưởng sự thái-
bình, bởi đời nầy pháp-môn bế mạc, Thánh đạo trăn
vu, người tâm trí tối đen, đời lắm Ma-Vương khuấy
rối. Ta là một trong các vị cứu đời ấy. Ai liễu Đạo nơi
quốc-độ nào thì cũng phải trở về quốc-độ ấy mà trợ tế
nhân-dân; vì thể lòng từ-bi bác-ái cùng thù đáp những
linh-hồn đã trợ duyên trong nhiều kiếp giúp Ta nương
cậy tu-hành, nên ngày 18 tháng 5 năm Kỷ-Mão, Ta
Sứ-Mạng của Đức Thầy (Thay Lời Tựa) 31
hóa hiện ra đời cứu độ chúng-sanh. Tuy là nhơn-dân
mới rõ pháp mà tưởng rằng Ta thượng xác cỡi đồng
chớ có dè đâu chuyển kiếp đã từ lâu chờ đến ngày ra
trợ thế. Nên phương-pháp của Ta tùy trình-độ cơ cảm
của Tín-nữ Thiện-nam, trên thì nói Phật-pháp cho kẻ
có lòng mộ Đạo qui căn, gây gốc thiện- duyên cùng
Thầy Tổ, dưới dùng huyền-diệu của Tiên-gia độ bịnh
để cho kẻ ít căn lành nhờ được mạnh mà cảm lòng từ-
bi của Chư Vị với Trăm Quan, thảm-thiết lê-dân lầm
than thống-thiết, mà lời lành nghe tựa hồ như nhớ như
quên, nên kẻ xa-xuôi từ-văn chẳng tới, người láng-
diềng tiếng kệ nhàm tai. Đến trung tuần tháng Tám,
Ta cùng Đức-Thầy mới tá hiệu Khùng Điên, mượn
bút mực tiết-lộ lấy Thiên-cơ, truyền cho kẻ xa gần đều
rõ biết hầu ăn-năn cải quá làm lành, còn kẻ chẳng tỉnh
tâm sau đền tội cũng chẳng trách Phật Tiên không chỉ
bảo.
Vẫn biết đời Lang-sa thống trị, phép nước nghiêm-
hình, dân-chúng nếu yêu thương sẽ lắm điều hiềm-
khích; nhưng mà Ta nghĩ nhiều tiền kiếp Ta cũng hy-
sinh vì Đạo, nào quản xác thân. Kiếp chót nầy đây há
lại tiếc chi thân phàm-tục, song vì tình cốt-nhục
tương thân, cũng ủng-hộ, chở che cho xác phàm bớt
nỗi cực hình.
Bạc-Liêu, ngày 18-5 Nhâm-Ngũ (1942).
*
PHẦN THỨ NHỨT
SẤM GIẢNG GIÁO-LÝ
QUYỂN NHỨT
SẤM GIẢNG
KHUYÊN NGƯỜI ĐỜI TU-NIỆM
SẤM GIẢNG
KHUYÊN NGƯỜI ĐỜI TU-NIỆM
♣
Đây là quyển thứ nhứt mà Đức
Thầy đã viết trong khoảng năm
Kỷ-Mão (1939) tại Hòa-Hảo
(912 câu).
1. Hạ-nguơn nay đã hết đời,
Phong-ba biến-chuyển đổi-dời gia-cang.
Khắp trong trần-hạ nhộn-nhàng xiết chi.
Bá-gia khổ-não vậy thì từ đây.
Điên mới theo Thầy xuống chốn phàm-gian.
10. Khắp trong các nước nhộn-nhàng đao binh.
Người thời trung-hiếu chẳng gìn vẹn hai.
Xin trong lê-thứ ngày rày tỉnh tâm.
Nào trong sách sử có lầm ở đâu.
Người ngu nghe nói ngửa đầu cười reo.
20. Khắp trong bá-tánh hiểm nghèo đáng thương.
Năm Mèo Kỷ-Mão rõ ràng,
Ngồi buồn Điên tỏ một khi,
Cơ trời thế cuộc đổi xây,
Thấy đời ly-loạn bất an,
Kẻ thời phụ nghĩa bố-kình,
Nên Điên khuyên-nhủ bằng nay,
Cơ thâm thì họa diệc thâm,
Người khôn nghe nói càng rầu,
Rồi sau sẽ thấy hùm beo,
38 Sấm Giảng Giáo-Lý – Quyển Nhứt
21. Điên nầy vưng lịnh Minh-Vương,
Với lịnh Phật đường đi xuống giảng dân.
Kẻ khinh người nhạo Thần Tiên quỉ tà.
Quỉ của Phật Bà sai xuống cứu dân.
Làm cho người gần ganh-ghét khinh-khi.
30. Miệng thì niệm Phật lòng thì tà-gian.
Cùng hết xóm làng đều bỉ người Điên.
Vào các ra đài tột bực giàu sang.
Bèn lên ẩn-dật lâm-san tu-trì.
Thẩn-thơ lại gặp Đức Thầy Bửu-Sơn.
40. Động lòng bác-ái ra ơn dạy truyền.
Nội trong sáu khắc biết liền Thiên-cơ.
Để rộng thì giờ nói chuyện chơn-tu.
Ham võng ham dù danh lợi xuê-xang.
Chẳng lo tu-niệm tham-gian làm gì.
50. Trọng cha, yêu Chúa kính vì Tổ-Tông.
Thấy trong bá-tánh phàm trần,
Mặc ai bàn tán gần xa,
Kẻ xa thì mến đức-ân,
Nam mô, mô Phật từ-bi,
Khắp trong bá-tánh trần-hoàn,
Điên nầy xưa cũng như ai,
Nghĩ suy danh lợi chẳng màng,
Nhờ Trời may-mắn một khi,
Cúi đầu Điên tỏ nguồn-cơn,
Thấy Điên tâm tánh quá thiềng,
Chuyện nầy thôi nói sơ sơ,
Dương-trần kẻ trí người ngu,
Cờ đà đến nước bất an,
Phật, Trời thương kẻ nhu-mì,
40 Sấm Giảng Giáo-Lý – Quyển Nhứt
81. Bây giờ giả dại giả ngu,
Cũng như Nhơn-Quí ở tù ngày xưa.
Bị Điên nói bừa những việc vừa qua.
Nói quỉ nói tà đây cũng cam tâm.
Dạo trong Bảy-Núi cười thầm sư-mang.
90. Sao còn ham của thế-gian làm gì ?
Cũng trong Phật-Giáo sao thì chê khen.
Tiếng quyển tiếng kèn mặc ý bá-gia.
Dân-sự nhà nhà bàn tán cười chơi.
Giả như Hàn-Tín đợi thời lòn trôn.
100. Làm cho Hạng-Võ mất hồn mấy khi.
Khen anh Hàn-Tín vậy thì mưu cao.
Điên Khùng khờ dại mà cao tu-hành.
Niệm-Phật cho rành đặng thấy Thần-Tiên.
Khắp trong lê-thứ thảm phiền từ đây.
110. Rán lo tu-niệm đặng Thầy cứu cho.
Lúc nầy kẻ ghét người ưa,
Dương-trần biếm nhẻ gần xa,
Ngồi buồn nhớ chuyện xa-xăm,
Nói rằng lòng chẳng ham sang,
Việc nầy thôi quá lạ kỳ,
Lúc nầy tâm trí rối beng,
Hết gần rồi lại tới xa,
Chuyện nầy cũng lắm tuyệt-vời,
Đến sau danh nổi như cồn,
Chuyện xưa thanh-sử còn ghi,
Chuyện đời phải có trước sau,
Bá-gia phải rán làm lành,
Thương đời trong dạ chẳng yên,
Ngày nay thế-cuộc đổi xây,
Sấm Giảng Khuyên Người đời tu-niệm 41
111. Mảng theo danh lợi ốm-o,
Sẵn của hét hò đứa ở người ăn.
Mà biết niệm Phật sau bằng bạc muôn.
Gặp cơn mưa lớn nó tuôn một giờ.
Để thờ những Đạo ngọn cờ trắng phau.
120. Thấy cảnh bên Tàu sao chẳng nghĩ suy.
Những việc lạ kỳ nay có hay chưa ?
Chớ người tâm đạo biết thừa tới đâu.
Để sau đối đầu chẳng đặng toàn thây.
Nếu muốn làm Thầy phải khổ phải lao.
130. Đến chừng rồng rắn máu đào chỉn ghê.
Khắp trong trần-hạ nhiều bề gian-lao.
Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng.
Điên biểu dân đừng làm dữ làm hung.
Đến sau mới biết đây dùng kế hay.
140. Nên mới làm vầy cho khỏi ngại nghi.
Đừng khi nhà lá một căn,
Giàu sang như nước trên nguồn,
Cửu-Huyền Thất-Tổ chẳng thờ,
Dương-trần bụng dạ nhiều màu,
Lời xưa người cổ còn ghi,
Chưa là với kẻ chẳng ưa,
Bá-gia mau kíp lo âu,
Việc đời nói riết thêm nhây,
Mèo kêu bá-tánh lao-xao,
Con ngựa lại đá con dê,
Khỉ kia cũng bị xáo-xào,
Nói ra nước mắt rưng rưng,
Việc đời nói chẳng có cùng,
Bây giờ mắc việc tà-tây,
42 Sấm Giảng Giáo-Lý – Quyển Nhứt
141. Thiên-cơ số-mạng biết tri,
Mà sao chẳng chịu chạy đi cho rồi ?
Còn chi linh-thính mà ngồi mà nghe.
Nó tưởng đặt vè nói biếm người hung.
Như thể dây dùn đặng cứu bá-gia.
150. Vài ba năm nữa biết mà tà-tinh.
Nói cho bá-tánh mặc tình nghe không.
Lục-Châu chưa giáp mà lòng ủ-ê.
Kẻ lại nhún trề nói: Lão kiếm cơm.
Rồi sau mới biết rác-rơm của Trời.
160. Nên còn ẩn dạng cho người cười chê.
Con lìa cha mẹ, vợ kia xa chồng.
Trách rằng Trời Phật không lòng từ-bi.
Niệm cho tà quỉ vậy thì dang ra.
Ăn cần ở kiệm đặng mà lo tu.
170. Đến sau sẽ khổ gấp mười mù đui.
Những người giả đạo bồi-hồi,
Việc đời như nước trong khe,
Điên nầy nối chí theo Khùng,
Sau nầy kẻ khóc người la,
Điên biết chẳng lẽ làm thinh,
Việc Điên, Điên xử chưa xong,
Người nghe đạo-lý thì mê,
Thấy nghèo coi thể rác-rơm,
Vì Điên chưa đến cái thời,
Từ đây sắp đến thảm-thê,
Tới chừng đến việc ngóng trông,
Di-Đà lục-tự rán ghi,
Khuyên đừng xài phí xa-hoa,
Đừng khinh những kẻ đui mù,
Sấm Giảng Khuyên Người đời tu-niệm 43
171. Đời nay xét tới xem lui,
Chừng gặp tuổi Mùi bá-tánh biết thân.
Nhờ Trời ban bố cho gần Phật Tiên.
Điên gay chèo quế dạo miền Lục-Châu.
Thêm thảm thêm sầu lòng dạ người xưa.
180. Tôi chẳng nói thừa những việc Thiên-cơ.
Giả quê giả dốt khắp trong thị-thiềng.
Lên doi xuống vịnh nào yên thân Già.
Ca cho bá-tánh biết đời loạn-ly.
Ở bên Thiên-Trước chứng tri lòng nầy.
190. Dẹp lòng vị-kỷ đầy lòng yêu dân.
Miễn cho bá-tánh được gần Bồng-Lai.
Khắp trong trần-hạ mấy ai tu-trì.
Tới việc ly-kỳ cũng thả trôi sông.
Mấy ai mà có thiềng lòng theo đây.
200. Bắt ngưu bắt cầy đặng chúng làm ăn.
Tu-hành sau được đức-ân,
Nói ra trong dạ chẳng yên,
Tới đâu thì cũng như đâu,
Bá-gia ai biết thì ưa,
Khi già lúc lại trẻ thơ,
Đi nhiều càng thảm càng phiền,
Tay chèo miệng lại hát ca,
A-Di-Đà Phật từ-bi,
Từ ngày thọ giáo với Thầy,
Ngày nay chẳng kể tấm thân,
Đời nầy vốn một lời hai,
Đời nầy giành-giựt làm chi,
Thuyền đưa Tiên-cảnh Non-Bồng,
Cứ lo làm việc tà-tây,
44 Sấm Giảng Giáo-Lý – Quyển Nhứt
201. Chừng đau niệm Phật lăng-xăng,
Phật đâu chứng kịp lòng người ác-gian.
Ăn bạ nói càn tội-lỗi chỉn ghê.
Mà không nhớ đến đặng kề Tiên-bang.
Cùng hết xóm làng tàn-ác nhiều hơn.
210. Ngoài da coi chắc trong thời mối ăn.
Làm điều dối thế cho hư Đạo-mầu.
Giận trong tăng chúng sao lừa-dối dân.
Tu như lối cũ mau gần Diêm-Vương.
Nên trước Phật đường thọ lãnh dạy dân.
220. Cứ theo biếm-nhẻ xa gần người Điên.
Viết cho trần-hạ bớt phiền lo tu.
Buồn cho bá-tánh hết mù tới đui.
Khắp trong bá-tánh gặp hồi gian-lao.
Rán tu đem được Phật vào trong tâm.
230. Đặng cho bá-tánh tỉnh tâm tu-hành.
Thấy đời mê-muội lầm-than,
Chữ tu không phải lời thề,
Nói nhiều trong dạ xốn-xang,
Thầy chùa như thể cây sơn,
Buồn thay cho lũ ác-tăng,
Di-Đà Phật-Tổ thêm rầu,
Có thân chẳng liệu lấy thân,
Bá-gia lầm lạc đáng thương,
Dương-trần nhiều kẻ ham sân,
Lòng buồn mượn lấy bút nghiên,
Thương đời chớ chẳng kiếm xu,
Có chi mà gọi rằng vui,
Từ đây hay ốm hay đau,
Lời hiền nói rõ họa thâm,
Sấm Giảng Khuyên Người đời tu-niệm 45
231. Ngày nay Điên mở Đạo lành,
Khắp trong lê-thứ được rành đường tu.
Hết ngu tới dại công-phu gần thành.
Mấy ai mà được lòng thành với Điên.
Dắt-dìu bá-tánh gần miền Tiên-bang.
240. Mong cho bá-tánh được nhàn tấm thân.
Cầu xin Phật-Tổ ban lần đức-ơn.
Cho trong trần-hạ thiệt hơn tỏ tường.
Muốn cho lê-thứ thường thường làm nhơn.
Tu-niệm chớ sờn uổng lắm dân ôi !
250. Rán tu nhơn-đạo cho tròn mới hay.
Cay đắng sau nầy đau đớn, sầu-bi.
Sau nầy sẽ thấy việc gì trên mây.
Sẽ có người nầy cứu vớt giùm cho.
Phải dẹp vị-kỷ mà lo tu-hành.
260. Ngày sau thấy Phật đành rành chẳng sai.
Nay đà gần cuối mùa thu,
Xác trần đạo-lý chưa rành,
Điên nầy sẽ mở xích-xiềng,
Không ham danh lợi giàu sang,
Thường về chầu Phật tấu trần,
Nay đà bày tỏ nguồn-cơn,
Phật, Trời thấy khổ thời thương,
Đừng ham tranh-đấu thiệt hơn,
Hồng-trần biển khổ thấy rồi,
Đừng ham nói đắng nói cay,
Tu-hành tâm trí rán trì,
Đừng làm tàn-ác ham gây,
Dương-trần lắm chuyện đôi co,
Kệ kinh tưởng-niệm cho sành,
46 Sấm Giảng Giáo-Lý – Quyển Nhứt
261. Lúc nầy thế-giới bi-ai,
Chẳng nói vắn dài Phật nọ tức tâm.
Từ đây đạo-hạnh được mầm thanh-cao.
Khuyên trong lê-thứ bước vào đường tu.
Ngày nay sáng tỏ đền bù ngày xưa.
270. Điên chẳng nói thừa lại với thứ-dân.
Mà tâm dính chặt hồng-trần bụi nhơ.
Cũng còn tai lấp mắt ngơ mới kỳ.
Trông cho làm bịnh dị-kỳ nó coi.
Giấu đầu rồi lại cũng lòi sau đuôi.
280. Việc tu bá-tánh bắn lùi như tôm.
Đêm khuya muốn giựt nồi cơm của người.
Tu-hành chẳng chịu, lo cười lo khinh.
Đến sau chẳng biết thân mình ra sao ?
Còn người tàn-bạo máu đào tuôn rơi.
290. Ngay cha thảo Chúa, Phật Trời cứu cho.
Mấy lời khuyên nhủ chẳng lầm,
Hồng-trần lao-khổ xiết bao,
Xưa nay đạo-hạnh quá lu,
Mặc tình kẻ ghét người ưa,
Quan-trường miệng nói vang rân,
Buồn đời nên mới làm thơ,
Người đời lòng dạ bất tri,
Dương-gian chậu úp được voi,
Nói nhiều mà dạ chẳng nguôi,
Tưởng Phật được lúc đầu hôm,
Thế-gian nhiều việc nực cười,
Người già ham muốn gái xinh,
Xác thân cọp xé beo quào,
Tu-hành hiền-đức thảnh-thơi,
Sấm Giảng Khuyên Người đời tu-niệm 47
291. Bá-gia hãy rán mà lo,
Kiếm Lão Đưa Đò nói chuyện huyền-cơ.
Nay viết ít tờ trần-hạ tỉnh tâm.
Nhờ công tu-niệm âm-thầm quá hay.
Cá kia biếng lội khổ nầy mới yên.
300. Bể khổ gần miền mà chẳng chịu tu.
Khắp trong lê-thứ ao tù từ đây.
Đời nay trở lại khác nào đời Thương.
Ham mê Đắc-Kỷ là phường bội cha.
Nói cho bá-tánh biết mà người chi.
310. Dương-trần phải rán tu-trì sớm khuya.
Ngày sau như khóa không chìa dân ôi !
Nay lở mai bồi chẳng có thiềng tâm.
Ngày sau sẽ biết thú cầm chỉn ghê.
Lại thêm ác thú mãng-xà, rít to.
320. Gác tai gièm-siểm đôi-co ích gì !
Bấy lâu chẳng biết làm thơ,
Đến sau khổ-hạnh khỏi lâm,
Chừng nào chim nọ biếng bay,
Nhắc ra quá thảm quá phiền,
Ngọn đèn chơn-lý hết lu,
Thấy trong thời-cuộc đổi xây,
Nhắc ra thêm ghét Trụ-Vương,
Hết gần Điên lại nói xa,
Lời lành khuyên hãy gắn-ghi,
Đừng ham làm chức nắc-nia,
Tu-hành như thể thả trôi,
Mưu sâu thì họa cũng thâm,
Hùm beo tây tượng bộn-bề,
Bá-gia ai biết thì lo,
48 Sấm Giảng Giáo-Lý – Quyển Nhứt
321. Hết đây rồi đến dị-kỳ,
Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết-tha.
Chẳng ai dạy-dỗ thiệt là thảm-thương.
Nơi chốn Phật đường mặt ngọc ủ-ê.
Bởi chưng tàn-bạo khó kề Phật Tiên.
330. Ngày sau đến việc lụy-phiền suốt canh.
Ấy là châu-ngọc để dành ngày sau.
Đời sau kính trọng người cao tu-hành.
Bá-gia phải rán biết rành đường tu.
Cũng như những kẻ đui mù đi đêm.
340. Mảng lo tranh đoạt thù-hềm với nhau.
Vang mồm niệm Phật, Phật nào chứng cho.
Nói ngỗng nói cò đây cũng làm thinh.
Chẳng lo tu-niệm cứ ghình với Điên.
Bây giờ nói chuyện cỡi thuyền khuyên dân.
350. Nắng mưa chẳng quản tảo-tần ai hay.
Dân nay như thể không cha,
Thứ nầy đến thứ Minh-Vương,
Cám thương trần-hạ nhiều bề,
Chúng ham danh lợi điền-viên,
Kệ kinh tụng niệm đêm thanh,
Bây giờ chưa biết vàng thau,
Nam mô miệng niệm lòng lành,
Thương ai ham võng ham dù,
Khuyên đời như vá múc thêm,
Đến chừng có ốm có đau,
Dương-trần tiếng nhỏ tiếng to,
Tưởng rằng thân nó là vinh,
Nói ra trong dạ chẳng yên,
Đêm ngày chẳng nại tấm thân,
Sấm Giảng Khuyên Người đời tu-niệm 49
351. Chừng sau đến hội Rồng Mây,
Người đời mới biết Điên nầy là ai.
Thuyền đi nước ngược đến rày cù lao.
Thiệt làng Long-Khánh ít người nào tu.
Bèn đi ca hát kiếm xu dương-trần.
360. Trong nửa ngày trần chẳng có đồng chi.
Ở một đêm thì sáng lại qua sông.
Bày trò bán thuốc hát ròng đời nay.
Rồi mới ra bài hát việc Thiên-cơ.
Buồn cho lê-thứ kịp giờ ra đi.
370. Thẳng đường trực chỉ Điên đi Tân-Thành.
Nói chuyện thiệt sành thông-lảu Đạo Nho.
Chê Lão Đưa Đò mà biết việc chi.
Điên chẳng bắt tì còn mách việc xa.
Giáp rạch Cả-Cái rồi ra ngoài vàm.
380. Điên ra sức lực chèo chơi một giờ.
Lui thuyền chèo quế tay gay,
Xa xa chẳng biết làng nào,
Tớ Thầy liền giả đui mù,
Bá-gia tựu lại rần rần,
Nực cười trần-hạ một khi,
Bình-minh vừa buổi chợ đông,
Cho thiên-hạ tựu đông vầy,
Tới đây bá-tánh làm ngơ,
Lìa xa Hồng-Ngự một khi,
Tới đây ra mặt người rành,
Nhiều người xúm lại đôi co,
Thấy đời động tánh từ-bi,
Khoan khoan chơn nọ bước ra,
Đoái nhìn mây nọ trắng lam,
54 Sấm Giảng Giáo-Lý – Quyển Nhứt
501. Ghe người biến mất bằng nay,
Cho chúng biết tài của kẻ Thần Tiên.
Gặp hai thằng lính tra liền thuế thân.
Mới lỡ một lần xin cậu thứ-tha.
Bởi chưng khổ-não mới là nổi trôi.
510. Khoát nạt một hồi rồi lại bắt giam.
Ghe người biến mất coi làm chi đây.
Đi coi đi bói khắp trong phố-phường.
Điên mới chỉ đường Tịnh-Độ vãng-sanh.
Khi ca khi lý nói rành Thiên-cơ.
520. Tưởng như những kẻ nói thơ kiếm tiền.
Khôn-ngoan độc-ác làm phiền người xưa.
Chẳng dám nói bừa cho bá-tánh nghe.
Điên giả Người Què Gia-Định thẳng xông.
Khắp trong thiềng-thị rồi thì nhà-quê.
530. Thêm nói bộn-bề những việc về sau.
Bến-Thành đến đó đậu liền,
Tớ Thầy nói chuyện cân-phân :
Hai người tôi ở phương xa,
Lính nghe vừa dứt tiếng rồi,
Thấy đời trong dạ hết ham,
Tức thời Điên giả làm thầy,
Có người tu-niệm đáng thương,
Dạo cùng khắp cả Sài-Thành,
Bá-gia bá-tánh làm ngơ,
Văn-minh trọng bạc trọng tiền,
Mặc ai ghét ghét ưa ưa,
Phiền-ba ngựa ngựa xe xe,
Què nầy đường xá lảu-thông,
Kêu cơm bá-tánh nghe ghê,
Sấm Giảng Khuyên Người đời tu-niệm 55
531. Dương-trần bàn tán thấp cao,
Chẳng biết người nào rõ việc tiên-tri.
Thuyền loan trực chỉ đến thì Cần-Thơ.
Vợ điên chồng lại đứng hờ một bên.
Cùng người đi chợ xúm nhau reo cười.
540. Phần nhiều xúm lại chê cười người điên.
Chồng chẳng có tiền lại quán xin cơm.
Ai cũng sẵn hờm đặng có ghẹo chơi.
Với việc hiện thời khổ-não Âu-Châu.
Lòng quá thảm-sầu lìa lại Vĩnh-Long.
550. Thuyền loan trực chỉ đến rày Bến-Tre.
Giả Chị Bán Chè dạo khắp các nơi.
Rước rước mời mời anh chị mua ăn.
Nói nói rằng rằng những việc bướm-ong.
Điên cũng nói ròng chuyện khổ về sau.
560. Lìa xa thiềng-thị đến thì thôn-quê.
Giã từ Gia-Định một khi,
Tới đây giả Kẻ Quá Khờ,
Phố-phường xóm dưới đầu trên,
Thị-thiềng hiền-đức được mười,
Vợ thời ca hát huyên-thiên,
Bá-gia coi thể rác-rơm,
Điên mà ca hát việc đời,
Chạy cùng chẳng sót đâu đâu,
Chợ quê giảng dạy đã xong,
Chợ nầy đậu tại nhà bè,
Giọng rao rặt tiếng kim thời,
Trẻ già qua lại lăng-xăng,
Gánh chè bán hết vừa xong,
Nói rồi chơn bước mau mau,
56 Sấm Giảng Giáo-Lý – Quyển Nhứt
561. Đi đâu cũng bị nhún trề,
Kẻ lại chưởi thề nói: lũ bá-vơ.
Lúc ở trên bờ khi lại đi ghe.
Đủ bực thơ vè lìa lại Trà-Vinh.
Đua nhau bán thuốc mặc tình mua không.
570. Trách trong lê-thứ không lòng từ-bi.
Điền-viên sự sản ai thì làm cho.
Khuyên trong trần-hạ rán lo tu-trì.
Dương-trần có Phật vậy thì xuống đây.
Đi trở lộn về Ông-Chưởng giảng dân.
580. Chèo xuôi chèo ngược mấy lần không thôi.
Bồng-Lai Tiên-cảnh rao rồi một khi.
Còn mắc nợ thì ở lại dương-gian.
Tên thiệt Vân-Trường ở dưới dinh Ông.
Ghé vào tệ-xá thẳng xông lên nhà.
590. Nói chi lớn tiếng người mà khinh-khi.
Thấy đời tai lấp mắt ngơ,
Dạo cùng khắp tỉnh Bến-Tre,
Tới đây bày đặt hát kình,
Nói ra những chuyện bông-lông,
Gặp người đói khó khinh-khi,
Dạy rồi thuyền lại Mỹ-Tho,
Xưa nay không có mấy khi,
Chợ quê giáp hết thuyền quay,
Quản chi nắng Sở mưa Tần,
Thảm-thương bá-tánh lắm ôi !
Nếu ai rảnh việc thì đi,
Có người xưng hiệu ông Quan,
Thấy đời cũng bắt động lòng,
Mình người tu-niệm vậy mà,
Sấm Giảng Khuyên Người đời tu-niệm 57
591. Người nhà cảm tạ một khi,
Cúng năm cắc bạc tiền đi Non Bồng.
Ghé nhà chủ Phối xem lòng Đạo Ba.
Mấy bà có biết lúa mà bay không ?
Xin ông bày tỏ cho tôi hiểu rày.
600. Lúa bay về núi dành rày ngày sau.
Không biết câu nào trái ý Đạo Ba.
Tay gay chèo quế dạo thì khắp nơi.
Miệng cũng rao mời Tiên-cảnh Bồng-Lai.
Mách chơi ít tiếng người rày mạng vong.
610. Đòi đã hai lần sao chẳng chịu đi ?
– Đò đi tới chốn ăn thì bao nhiêu ?
Bao nhiêu tự ý cho nhiều chẳng ham.
Ghe đã chở đầy chật nứt trong mui.
Vậy chú hãy ngồi ngay chỗ sau đây.
620. – Thân tôi làm vầy ông chẳng cho vô ?
Xuống thuyền xuôi nước thẳng xông,
Ngồi chơi đạo-lý bàn qua,
Có người đạo-lý hơi thông,
Điên nghe liền mới tỏ bày :
Hỏi qua tu-niệm âm-hao,
Buồn đời Điên mới bước ra,
Đi hoài chẳng có nghỉ ngơi,
Có người xuống bến bằng nay,
Nhà ngươi thiệt chẳng có lòng :
Thương đời Ta luống sầu-bi,
Điên rằng tôi chẳng ham nhiều,
Điên nầy bụng chẳng có tham,
Già đây cũng chở cầu vui,
Thấy người lòng dạ tà-tây :
58 Sấm Giảng Giáo-Lý – Quyển Nhứt
621. Trong mui đã mát lại khô,
Tôi có đủ tiền mà trả cho ông.
Bước nhầu vào đó máu hồng trào ra.
Thuyền Người biến mất vậy mà còn chi.
Chèo lên chèo xuống vậy thì cũng rao.
630. Mà nay chưa có người nào chơn-tu.
Mà trong trần-hạ đui mù không hay.
Trả lời rằng ở Non cày Vua Nghiêu.
Bỏ ghe Điên cũng đánh liều chưa thôi.
Khắp trong hàng xóm đi rồi sạch trơn.
640. Nhà tôi vốn thiệt có đờn năm dây.
Nên mới làm vầy cho giải quả-căn.
Đem theo trong xách bạc hằng tám mươi.
Thân tôi lao-lý anh cười tôi chi ?
Thuyền đi xuôi ngược đến thì Ba-Răng.
650. Ghé am thầy pháp nói rằng lỡ chơn.
Trong mui dòm thấy trống không,
Cho người hung bạo biết Ta,
Trở lên Chợ-Mới một khi,
Năm xưa đây có máu đào,
Nào Điên có muốn kiếm xu,
Hỏi ông người ở đâu rày,
Tới đây trong dạ buồn hiu,
Giả ra một Kẻ Hàn Nồi,
Tới đâu cũng tỏ thiệt hơn,
Tôi còn mắc cái nợ nầy,
Nhà tôi đâu phải khó-khăn,
Nhiều người nghe nói reo cười,
Giã từ Chợ-Mới một khi,
Ít ai biết được Đạo hằng,
Sấm Giảng Khuyên Người đời tu-niệm 59
651. Trước sau bày tỏ nguồn-cơn,
Vì thương lê-thứ chi sờn lòng Đây.
Xin sáu trái bắp liền quày xuống ghe.
Mà lại Điên nhè nước ngược thẳng xông.
Người nhà xuống bến trong lòng ngại nghi.
660. Chèo quế vậy thì mạnh bạo quá tay.
Cứ biếm-nhẻ hoài buồn dạ Người Xưa.
Khuyên trong lê-thứ chẳng thừa một câu.
Miễn cho bá-tánh gặp chầu vinh-huê.
Lao khổ nhiều bề chớ chẳng còn vui.
670. Không đất cặm dùi mà chẳng ai thương.
Bỗng nghe tiếng khóc tư-lương ai-hoài.
Bị mất trộm rày đồ-đạc sạch trơn.
Rằng người nghèo-khó đương hờn phận duyên.
Dùng khoa coi bói giải phiền phàm nhơn.
680. Khuyên cô đừng giận đừng hờn làm chi.
Có người lối xóm muốn gây,
Ghe Điên vốn thiệt ghe be,
Ra oai thuyền chạy như dông,
Ông nầy chẳng biết người chi,
Thần Tiên mà chẳng ai hay,
Đời nay mỏng tợ màn thưa,
Thân Nầy chẳng nệ mau lâu,
Thương trong trần-hạ thảm-thê,
Nhiều người nghèo khổ hẩm hui,
Con thuyền đương lướt gió sương,
Có người ở xóm bằng nay,
Du-Thần bày tỏ nguồn-cơn :
Điên nghe vội-vã quày thuyền,
Coi rồi bày tỏ thiệt hơn,
60 Sấm Giảng Giáo-Lý – Quyển Nhứt
681. Rồi đi dạo xóm một khi,
Đi lên nhà thì giã gạo mà chơi.
Gặp người bán thuốc cũng thời ghé vô :
Uống vô bổ khỏe trị nhiều chứng phong.
Chớ đừng pha rượu nó hòng kỵ thai.
690. Nó nói ngày rày thuốc chẳng có hay.
– Thiệt mấy đứa nầy cãi-cọ làm chi.
Đi lên đi xuống kiếm thì xe lôi.
Chạy trước đi rồi ngừng lại chỗ kia.
Ghé vào nhà nọ nhổ bừa cái răng.
700. Liền bước xuống thuyền Thầy Tớ thả trôi.
Quày thuyền ghé lại bằng nay Chợ-Đình.
Đậu xem dân-chúng Chợ-Đình làm sao.
Giả Bận Áo Màu ai cũng dòm xem.
Đứng xa quanh-quẩn nói gièm với nhau.
710. Đứa kia xạo-xự áo màu quá ngon.
Vào nhà nói chuyện một hơi,
– Mua một ve uống hỡi cô,
Uống thì pha nước nóng trong,
Hai thằng ở xóm bằng nay,
Người cha đi lại thấy rầy :
Bước ra nhà nọ một khi,
Gặp xe chẳng có lên ngồi,
Xóm nầy kẻ ghét người ưa,
Nhổ rồi lui tới lăng-xăng,
Vàm-Nao rày đã đến rồi,
Hát hai câu hát huê-tình,
Sáng ngày chợ nhóm lao-xao,
Mấy thằng trai trẻ thấy thèm,
Đứa nầy nói để cho tao,
Sấm Giảng Khuyên Người đời tu-niệm 61
711. Nhắc ra động tấm lòng son,
Buồn cho lê-thứ sao còn ham vui.
Về trên Bảy-Núi ngùi ngùi thương dân.
Rảo khắp Non Tần bận nữa thử coi.
Nhiều người ẩn-sĩ quá lòi tánh tham.
720. Đến nơi rảo khắp chùa am của người.
Thầy tu nhiều kẻ biếng lười quá tay.
Dạo trong Bảy-Núi chẳng nài công-lao.
Giả ra Nghèo-Khó vào nhiều am-vân.
Làm sao cho đặng mau gần Phật-Tiên.
730. Ấy là đem sợi xích-xiềng trói thân.
Xuống thuyền trực chỉ lên gần Hà-Tiên.
Rảo khắp thị-thiềng xin-xỏ bá-gia.
Trở về non cũ đặng mà dạo chơi.
Nhưng nhớ việc đời lụy ngọc nhỏ sa.
740. Mà trong lê-thứ có mà biết chi.
Ở đây một buổi ghe lui,
Thầy Trò chẳng nại tấm thân,
Chơn-tu thì quá ít-oi,
Đi lần ra đến núi Sam,
Dạy rồi bắt quá tức cười,
Trẻ già biến hóa ai hay,
Rú-rừng lúc thấp lúc cao,
Tu-hành nhiều kẻ tham sân,
Ai ai cũng cứ ham tiền,
Lìa xa Bảy-Núi lần lần,
Đến đây giả Kẻ Không Tiền,
Đi rồi cũng quá thiết-tha,
Non Tiên gió mát thảnh-thơi,
Xuống trần lúc hát lúc ca,
62 Sấm Giảng Giáo-Lý – Quyển Nhứt
741. Nam mô hai chữ từ-bi,
Trần-hạ nói gì đây cũng làm thinh.
Phần Điên khuyên nhủ mặc tình ghét ưa.
Mà trong bá-tánh chẳng ưa Điên Khùng.
Đi dạy đủ chỗ khắp cùng thử coi.
750. Gần nơi ven biển cá mòi nhiều hơn.
Khi say khi tỉnh lúc hờn số căn.
Chê chê nhạo nhạo cười rằng quân điên.
Lính chẳng bắt xiềng nó lại bót đi.
Dạy-dỗ chuyện cùng mà chẳng ai nghe.
760. Long-Xuyên, Sa-Đéc nói ròng vè-thơ.
Ở nơi giữa chợ lại khờ lại quê.
Sóc-Trăng chợ ấy thuyền kề đến nơi.
Nói rõ việc đời sắp khổ sắp lao.
Chẳng có người nào tu-niệm hiền-lương.
770. Đâu có biết đường chơn-chánh mà đi.
Tu thời nhàn hạ thân mình,
Thiên-cơ ai dám nói thừa,
Xuống thuyền chèo quế thung-dung,
Rạch-Giá chợ nọ thoi-loi,
Tới đây giả Kẻ Có Cơn,
Dương-trần đi lại lăng-xăng,
Ở đâu mà tới thị-thiềng,
Lòng thương vì tánh từ-bi,
Dạy rồi Điên lại xuống ghe,
Vợ chồng nghèo khổ bơ-vơ,
Buồn trong lê-thứ ủ-ê,
Đến đâu thì cũng tả-tơi,
Thị-thiềng thiên-hạ lao-xao,
Thấy trong trần-hạ thảm-thương,
64 Sấm Giảng Giáo-Lý – Quyển Nhứt
801. Cả kêu dân-chúng hỡi ôi !
Sao không thức tỉnh việc đời gần bên.
Rán lo tu-niệm tìm nền vinh-hoa.
Của Ông Phật-Tổ ban mà cho dân.
Đừng làm tàn-ác xa lần Tiên-bang.
810. Rán lo làm phước làm doan mới là.
Với lịnh Phật Bà cứu vớt giùm cho.
Gặp Lão Đưa Đò đừng có khinh-khi.
Biên-Hòa đến đó vậy thì xem qua.
Khuyên trong bá-tánh vậy mà tỉnh tâm.
820. Rán mà trì chí đặng tầm huyền-cơ.
Chẳng dám chần chờ đi thẳng Tây-Ninh.
Điên ra sức giảng mặc tình nghe không.
Thiềng-thị giáp vòng thứ chót là đây.
Rảo khắp tối ngày chẳng có nghỉ chơn.
830. Không biết đời khổ lo mừng lo vui.
Khổ đà đi đến như tên,
Vinh nầy của Đức Phật-Bà,
Tu cho nhàn toại tấm thân,
Hát kêu bớ kẻ giàu sang,
Đến lâm cảnh khổ có Ta,
Tu-hành phải rán trì mò,
Dạy rồi Thầy Tớ liền đi,
Đến đây dạy-dỗ gần xa,
Ngày nay gặp Bạn Tri-Âm,
Tân-An dạy-dỗ kịp giờ,
Tới đây vừa lúc bình-minh,
Giảng rồi Dầu-Một thẳng xông,
Thương dân giảng dạy dẫy-đầy,
Nhiều người hung-ác quá chừng,
Sấm Giảng Khuyên Người đời tu-niệm 65
831. Nhắc ra dạ nọ nào nguôi,
Từ đây Lục-Tỉnh đui cùi thiếu chi.
Bá-gia chậm chậm khinh-khi Điên nầy.
Lặng yên coi thử Điên nầy là ai.
Vì yêu dân-chúng chẳng nài nắng mưa.
840. Khuyên trong trần-hạ hãy chừa lòng tham.
Còn Điên chẳng có chùa am dưới nầy.
Ngày nay nhường lại cảnh nầy cho Điên.
Dạy rồi thì lại thảm-phiền nhiều hơn.
Lời Điên khuyên-nhủ như đờn Bá-Nha.
850. Từ đây sắp đến quê nhà Điên đi.
Thầy thì Huệ-Lựu, Tớ thì Huệ-Tâm.
Khắp trong các nước thây nằm bằng non.
Vợ thì chồng chẳng được còn tại gia.
Tu-hành hiền đức Phật mà cứu cho.
860. Đừng ham gây-gổ nhỏ to làm gì.
Nói mà trong dạ sầu-bi,
Đừng ham nói nọ nói nầy,
Cảm thương Ông Lão Bán Khoai,
Câu nầy nhắc chuyện năm xưa,
Khùng thời quê ngụ núi Sam,
Vua Nghiêu xưa mở đất cày,
Xuống trần dạy-dỗ huyên-thiên,
Cầu xin Phật-Tổ ra ơn,
Thị-thiềng khắp hết gần xa,
Đừng thấy ngu dại mà khi,
Đời cùng còn chẳng mấy năm,
Cha thì chẳng thấy mặt con,
Khuyên trong lê-thứ trẻ già,
Ấy là quí-báu thơm-tho,
66 Sấm Giảng Giáo-Lý – Quyển Nhứt
861. Con thì ăn ở nhu-mì,
Học theo luân-lý kính vì mẹ cha.
Xử người tàn-bạo vậy mà tại đây.
Đời nay quả-báo một giây nhãn tiền.
Đừng trọng bạc tiền bỏ nghĩa bỏ nhân.
870. Từ đây có kẻ Du-Thần xét soi.
Hãy treo gương thiện mà soi lấy mình.
Phận mình cứ giữ tâm mình cho ngay.
Hầu hạ bên Thầy đặng cứu bá-gia.
Cứ theo chế nhạo cười mà người Điên.
880. Chẳng có ham tiền cũng bị ghét vơ.
Đi làm ruộng rẫy bỏ hờ theo xem.
Thấy cảnh sung-sướng nó thèm quá tay.
Ngày nay yên-tịnh ngày mai thảm-sầu.
Cho người tàn-bạo cứng đầu khinh-khi.
890. Nên Điên mới nói chuyện ni tỏ tường.
Sau nầy sấu bắt hùm tha,
Đời xưa quả-báo thì chầy,
Dương-trần phải rán làm hiền,
Người hung phải sửa cái thân,
Chuyện người chớ móc chớ moi,
Ai thương ai ghét mặc tình,
Điên đây vưng lịnh Phương Tây,
Thấy đời lòng dạ tây-tà,
Ngồi buồn kể chuyện huyên-thiên,
Viết cho bá-tánh ít tờ,
Thương người nghèo khổ lấm-lem,
Ai mà biết đặng ngày mai,
Từ rày gặp cảnh buồn rầu,
Dương-trần nay đáng sầu-bi,
Sấm Giảng Khuyên Người đời tu-niệm 67
891. Đêm ngày tưởng Phật cho thường,
Phải rán lo-lường kim-chỉ từ đây.
Dạy trong trần-hạ ngày rày rán nghe.
Nhà săng cột lớn bù-xè hay ăn.
Dương-trần biết đặng Đạo-hằng mới thôi.
900. Phật Trời chẳng muốn điều tồi ấy đâu.
Chớ không có muốn chùa lầu cho cao.
Dạy khôn trần-thế chớ nào dạy ngu.
Chừng heo cắn ổ hiềm-thù mới yên.
Người hung hay gọi kẻ hiền rằng ngu.
910. Ấy là đủ việc tài bù cho dân.
912. Tới đây cũng lần ngừng lại bút nghiên.
Thương đời Điên mới tỏ bày,
Đừng khi nhà lá chòi tre,
Lúc nầy Điên mắc lăng-xăng,
Chẳng ham cúng kiếng chè xôi,
Muốn cho dân hiểu Đạo mầu,
Bao nhiêu cũng biết vàng thau,
Sáng ngày con chó sủa tru,
Đừng ham giành-giựt của tiền,
Nay Điên chỉ rõ đường tu,
Thôi thôi nói riết dần lân,
NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT
BỬU châu công luyện chốn non Tần,
SƠN thủy môn giang bảo giác dân.
KỲ quái chờ nơi Thiên nhứt định,
HƯƠNG nồng dành thưởng kẻ tròn ân.
*