Sinh Hoạt của HĐTSTƯ

 
 

Phân Ưu của Hội Đồng Trị Sự Trung Ương về Sự Viên Tịch của Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Lượng

GIÁO  HỘI  PHẬT  GIÁO  HÒA  HẢO

HỘI  ĐỒNG  TRỊ  SỰ  TRUNG  ƯƠNG

PHÂN  ƯU

Nhận được tin buồn:

Ðại Lão Hòa Thượng THÍCH GIÁC LƯỢNG
Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới
vừa viên tịch ngày 30 tháng 11 năm 2020 tại San Jose, California, Hoa Kỳ

Hưởng thọ 85 tuổi, Trụ Thế 86 Năm
Xuất Thế 59 Năm. Hạ Lạp 54 Năm

Thành kính Phân Ưu cùng Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ,
HT Thích Minh Tuyên –Phó Pháp Chủ, Môn Ðồ, Pháp Quyến,
và Cầu Nguyện cho Giác Linh Ðại Lão
Hòa Thượng Thích Giác Lượng sớm tiêu diêu nơi Cõi Phật

TS Lê Phước Sang – Hội Trưởng, DB Dương Thanh Tồn – Cố Vấn Chính Sách, DB Dương Minh Quang – Đệ Nhất Phó Hội Trưởng, TS Vũ Lâm – Phó Hội Trưởng, Trần Văn Vui – Phó Hội Trưởng,  Huỳnh Văn Hiệp – Phó HT, Nguyễn Tấn Lạc – Phó HT, Nguyễn Ngọc Sỹ – Phó HT, Huyền Tâm – Chánh Thư Ký, Trần Văn Cao – UV Giáo Lý, Quan Kiều – UV Truyền Thông; Đ/T Nguyễn Văn Nam – TBT Dân Xã Đảng; và các nhân sĩ thân hữu: GS Trần Văn Chi, Nhà BKLS Phạm Trần Anh, Thi Sĩ Vũ Lang, LS Đỗ Đức Hậu, BS Đặng Trần Hào, NS Hồ Văn Sinh, HH Lam Châu, HH Huỳnh Anh, HH Kim Bông, ĐH Nhất Kim, ĐH Thiên Thanh

Advertisement
Categories: Sinh Hoạt của HĐTSTƯ, Tin Hải Ngoại, Tin Hoa Kỳ | Leave a comment

ĐAI LỄ KỸ NIỆM 68NĂM ĐÚC HUỲNH GIÁO CHỦ THÀNH LẬP VNDXĐ NăM 1946.

Hòa Hảo: Ts Lê Phước Sang cử hành Lễ kỷ niệm 68 năm VN Dân Xã đảng ra đời

congdong_oc_27_2014-1

Ts Lê Phước Sang, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội PGHH, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Việt Nam Dân Xả đảng, đọc diễn văn khai mạc lễ Kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Dân Xã đảng 21 tháng 9, 1946 tại trụ sở trung ương ở thành phố Garden Grove, nam California. Ảnh VH

congdong_oc_27_2014-2

Gs Trần Quang Thuận, một trong 4 diễn giả (Trần Quang Thuận, Nguyễn Lý Tưởng, Lý Kiến Trúc, Phạm Trần Anh), phát biểu về Dân Xã đảng trong buổi lễ Kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập Dân Xã đảng 21 tháng 9, 1946. Ảnh VH

Dưới đây là nguyên văn bài diễn văn của Ts Lê Phước Sang:

ĐAI LỄ KỸ NIỆM 68NĂM ĐÚC HUỲNH GIÁO CHỦ THÀNH LẬP VNDXĐ NăM 1946.

Diễn Văn Khai Mạc Của TS Hội Trưởng Lê Phước Sang và Đại Tá TBT Nguyễn van Nam.

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014 tại trụ sở HDTSTU, GHPGHH

1.HĐTSTU, GHPGHH và BCHTƯ, VNDXĐ rất cảm kích và tri ân toàn thể Quý vị hịện diện tại đây với ngày đại lễ nầy hôm nay.

Chúng tôi xin long trong chào mừng toà. thể Quý vị thượng khách. Suớt 40 năm nay, hơn 8 triệu tín đồ PGHH đã cùng với 90 triệu đồng bào quốc nội và 4 triệu đồng bào quốc ngoai hết lòng lo phung sự Quốc Gia Dân Tộc mong tiến tới Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền và Dân Quyền không phải vì muc tiêu trả thù trả oán mà chì mưu cầu vì nước giàu dân mạnh và giải nguy cho Quê Hương Xứ Sở.

Tín đồ PGHH không bao giờ dám quên lời Đúc Thầy dạy dỗ trong đó chánh yếu là a/ Học Phật Tu Nhân vả Đền Đáp Tứ Ân Trọng Đại b/ Tranh thủ Độc Lập và hoàn toàn Tự Chủ cho nứoc nhà để không bị đế quốc khỏng lồ nào chèn ép, chi phôí và thống trị c/ Triệt để thiệt thi nguyên tắc chánh trị của chủ nghĩa dân chủ, nghiã là CHỦ QUYỀN Ở NƠI TOÀN THỂ NHÂN DÂN và CHỐNG ĐỘC TÀI BẤT CỨ HÌNH THỨC NÀO. d/ Đức Thầy chủ trương rằng “ Giáo lý giải thoát chúng sanh chẳng những được truyền bá ở Thiền Lâm mà còn phải thực hiện trên trường chánh trị, rằng người tín đồ nào cũng phải nhập tâm ghi nhớ

“ Đạo diệu mầu gặp lúc truân chuyên, Phận môn đệ phải lo vun quén,

Tằm sức nhỏ còn làm nên kén, Người không lo có then hay chăng,

Cả tiếng kêu cùng khắp chư tăng, Với tín nữ, thiện nam Phật giáo,

Hãy cố gắng trao than gìin đạo, Hịệp cùng nhau truyền bá kinh lành”

2. Tín dồ PGHH cả đời tuân theo giáo huấn của Đúc Thầy là làm lành lánh dữ và “ Tu đền nợ thế cho rồi, Thì sau mới được đứng ngồi toà sen.”

Tín đồ PGHH thấy rõ Đức Thầy triệt để chủ trương xây dựng Đai Đoàn Kết Quốc Gia. Cùng với nhièu Đoàn Thể, nhiều Tôn Giáo và nhiề Khuynh Huớng Quần Chúng với lập trừờng khác biệt nhau, Đức Thầy đã cố gắng thành lập nhiều Tổ Chức nhiều Mặt Trận để có thể đối phó với Thực Dân Xâm Lưộc . Khi thành lập VNDXĐ ngày 21 tháng 9 năm 1946, Đức Thầy đã mời Ông công giáo Nguyễn Bảo Toàn lãnh đạo với tư cách Tổng Bí Thư, Khâm sai Nguyễn Văn Sam làm Uỷ viên Quân Sự, ông Lê văn Thu làm Ủy viên Tuyên Huấn, Ong Trần Văn Ân làm Ủy viên Cháhh tri trong khi không có một ai trong những vị nầy là tin đồ PGHH. Tín đồ PGHH tin nơi luật Nhân Quả. Hễ gieo nhân nào thì gật quả đó. Trồng cay ớt thì được trái ớt, trồng cây nhản thì được trái nhản. Đức Thầy nói :Luật nhân quả thật là cao viễn, Suốt cổ kim chẳng lọt một ai.”. Ai làm bậy, làm ác thì phải coi chừng, phải cố gắng SỬA TÁNH RĂN LÒNG.. Chúng ta phải nhìn Dân Hoa Kỳ chém. giết nhau, nhưng khi thành bại đã phân minh, họ đã biết xữ sự tốt đẹp và hài hoà với nhau cho nên Hoa Kỳ đã trỡ nên ĐỆ NHỨT SIÊU CƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI. Dân Dức Quốc cũng tàn sát nhau ráo riết nhưng cuối cùng, thì ở đâu cũng vậy, khôn ngoan, tài trí và phước đức là tối cần thiết, dân chúng nước Dức biết cách sống nên họ đã trở thành đệ nhứt siêu cường Âu Châu. Có những tấm gương tốt cần ghi nhớ và hoc hỏi và có những tầm gương xấu cần liệng bỏ và tiêu diệt…

3. HDTSTU, GHPGHH và BCHTU, VNDXD xin phép được báo cáo với Quý Liệt Vị một quyết đinh đăc biêt của chúng tôi trong Đại Lễ nầy về phương cách chúng tôi nhận xét và đối xữ với Cụ Phan Như Toản là Chủ Tich Danh Dự Việt Nan Quốc Dân Đảng Thống nhút mà hiện thời TS Võ Văn Thành là Chủ Tich Hỏi Đồng Chỉ Đạo Trung Ương, TS Nguyễn Hồng Dũng là Tổng Bí Thư, Ông Đoàn Thề Cuờng, Nguyên Tổng Bí thư, Chủ tich Hội Dờng Giám Sát hiện nhiệm cùng với Ông Phan Như Nghĩa, Phó Tổng Bí Thư, Ong Nhan Hữu Mai Phó Tổng Bí Thư…

Cụ Phan Như Toản năm 1966, Trưởng Khối DB VNQDĐ từ Miền Trung đã mang vào Quốc Hội Lập Hiến tại Saigòn 20 Dân Biểu VNQDĐ, hợp tác cùng với Lê Phước Sang trở thành lãnh tụ Khối Đa số. Cụ Phan Như Toản về Thánh Dịa Hoà Hão nhiều lần, trở thành thân thiết với Tổ Đình PGHH, tâm đầu ý hạp với Cụ Hội Trượng Lương Trọng Tường, Cụ Đệ Nhứt Phó Hội Trưởng Hồ Thái Ngạn, Cụ Đệ Nhị Phó Hội Trưởng Hồ Hữu Hoai, Cụ Viện Trưởng Phổ Thông Giáo Lý GS Nguyễn Văn Hầu kiêm Tổng Quản Nhiệm Trung Tâm Triết Lý PGHH mà tất cả Sinh Viên thuộc các Phân Hoa VDH.HH đều phải ghi danh học – cùng với sự đồng lãnh đạo của TS Triết Trần văn Mãi ( sau nầy là Tổng Trưởng Xã Hội do Lê Phuoc Sang giới thiệu với Thủ Tướng Nguyễ Bá Cẩn, nhân danh Cụ Hội Trương Lương Trong Tường ), Cụ Viện Trưởng Kiểm soát Nguyễn Thành Hiệp, Cụ Viện Trưởng Văn Hoá Xã Hợi Huỳnh Công Kỹ, Cụ Viện Trưởng Tổ Chức Lê Trung Tuấn….Cụ Phan Nhu Toản được HDTSTU, GHPGHH tin tưởng như một cấp lãnh đạo có điều kiện làm đại sự. HDTSTU,GHPGHH khuyến cáo Le Phuoc Sang nên coi trọng và hết lòng tin tưởng nơi Cụ Phan Như Toản.

4.Mấy chục năm nay, Phan Như Toản và Lê Phuoc Sang như một, trong moi hành động và mọi toan tính. Khi làm việc tai khu vực Tây Bắc Hoa Kỳ, LePhuoc Sang ăn tại nhà Phan như Toản mòn hết rảng, ngủ tai nhà Phan như Toản mòn hết giường. Phan như Toản với Le Phuoc Sang như là một người anh ruột, cùng cha cùng mẹ . Lê Phúoc Sang 83 tuổ, Phan Như Toản lớn hơn Lê Phước Sang một giáp 12 năm. Hiện thời Cụ Phan Như Toản đang bị bệnh nặng , do giải phẩu cổ họng mà mất hẳn khả năng nói chuyện, dù nghe được rất rõ ràng, rất sang suốt, suy nghĩ và quyềt đinh rất tinh tế. Đới là vô thuờng, Le Phươc Sang muốn làm bổn phận của một người anh em chí thiết và công minh, có tư cách và có tâm hồn với Phan như Toản nên nhân danh là Hội Trưởng,lãnh đạo HĐTSTU, GHPGHH và TBT, BCHTU, VNDXĐ long trọng xác nhận rằng Cụ Phan Như Toản là Chủ Tich Danh Dự Hội Đồng Cố Vấn, Chủ Tich Danh Dự Hội Dồng Giám Sát, Chủ Tịch Danh Dự Hội Đồng Bảo Trợ cho HDTSTƯ Giáo Hội PGHH cũng như cho BCHTU, Việt Nam Dân Xã Đảng. Cụ Phan Như Toản là một nhà cách mạng lớn, là một nhà tranh đấu kiên cường là một hào kiên lớn, xứng đáng được truyền lại hậu thế cho con cháu đời sau biết mà noi theo gương hi sinh, gương tận tuỵ, gương bất khuất ngang tàng, hiến trọn cuôc đời cho đại nghĩa VNQDĐ theo gương và làm rang danh các anh hùng Yên Bái, hi sinh trọn đời cho đại nghĩa phụng sự Quốc Gia Dân Tộc

5. Đến đây, HDTSTU, GHPGHH và BCHTU, VNDXD xin phép nói về Ban Tổ Chức gồm có đồng đạo Khuyến Nguyễn, đồng đao Long Châu, đồng đạo Huyền Tâm, đồng đạo Thanh Tân…Khuyến Nguyễn và Long Châu cùng với các nhân vật nồng cốt PGHH-VNDXD đề nghi với Hội Trưởng Le Phứoc Sang lựa chọn đồng đaọ Hoàng Kim Thanh giữ trọng nhiệm Trưởng Ban Điều Hợp và Điều Hành các nổ lưc của HDTSTU sau khi HDTSTU đã chánh thức chấp thuận. Ai là nồng cốt thì tự biết mình được đại khối hơn 8 triệu tín đồ PGHH Của Đúc Thầy coi trong hơn ngoc ngà châu báu.

Chúng tôi xin long trong và kính cẩn giới thiệu các Diễn giả hôm nay, trong ngày Đại Lễ thiên g liêng nầy. HDTSTU, GHPGHH và BCHTU, VNDXD kính trong các vị Diễn giả nầy hoặc vì thăm tình và thành tích đã có, hoăc vì khả năng thâm cứu lịch sữ mà dư luận cần lắng nghe rồ tự mình suy xét và phán đoán. Nghị Sĩ TS Trẩn Quang Thuận là Diễn giã đầu tiên, rồi dến DB Nguyễn Lý Tưởng, Chủ Tich Đại Việt Cách Mạng Đảng, nhà báo nhà văn Lý Kiến Trúc và kết luận là Sữ Gia Phạm Trần Anh. TS Hội Trưởng Lê Phuơc Sang đặc biệt ca tụng Hoa Hậu duyên dáng Lâm Châu đã xuất hiện với sắc phục và áo mão Hoa Hậu, bằng những lời lẽ tinh tế và kính cẩn đối với Ông Phật Huỳnh Phú Sỗ, Giáo Chủ PGHH là Đạo Phật Việ Nam mà MC chánh của Đai Lễ luôn xiễn dương và nhắc nỡ. Hoa Hậu Lam Châu đã đoc bài GỌI ĐOẢN PHỤ NỮ CỦA ĐỨC THẦY MÀ LAM CHÂU THÚ NHẬN LÀ VÔ CÙNG RUNG ĐỘNG.:

“ Chị em lôi, Bắc Nam là một, Chị Em là rường cột giống nòi,

Dở sữ xanh Nam Viêt mà coi, Gương Trưng Triệu còn roi muôn thủa

Chẳng có lẽ xưa hay mà nay dở, Khiếp nhược lá cái cớ vong gia

Chí anh hung của khách quần thoa, Đâu có kém bậc tu mi nam tử,

Sách Thánh hiền truyền lưu mấy chũ, Thất phu còn trách nhiệm với non song,

Cả tiếng kêu bạn gái má hòng, Đem son phán diểm tô tổ quốc.”

TS Hôi Trưởng Le Phứoc Sang xin có mấy lời giới thịệu rất đặc biệt về Diễn giả đầu tiên là Ts Trần Quang Thuận, Nghị Sĩ Thượng Nghị Viên đã từng làm Tổng Trưởng Xã Hội nhiều lần. Đây là một nhân vật rất nồng cớt và trụ cột của PG, tánh khí rất điêm đam, trầm tỉnh, không bao giờ cực đoan quá khích. Ts Tran Quang Thuận là người đuoc PG uỷ nhiệm thảo luận vơi Thủ Tướng Phan Huy Quát, thủ Tướng Nguyễn Khánh, Thủ Tướng Nguyen Cao Kỳ để góp ỳ về thành phần nội các. TS Tran quang Thuận còn là người hoc Phật rất thâm sâu, thấy được tầm vóc PGHH, giá trị và tương quan chặc chẽ giữa PG và PGHH. Hoà Thương Thích Minh Tuyên, Ts Trấn Quang Thuận, Lê Phứoc Sang và BB Dương Minh Quang đã triệu tập Đại Hợi Hổn Hop PG-PGHH để hoat dộng Viet Nam Phật Giaó Liên Hịệp Hội(VNPGLHH) mà Đúc Huỳnh Giáo Chù đã thành lâp tháng 4 năm 1945 với hoài bảo và chủ trương tạo dựng nên họp tác chặc chẽ giữa các tông phái trong đạo Phật. Đại Hội Hổn Hợp nầy đã quyết đinh ĐIỀU LỆ cho Hội Đồng Điều Hợp Trung Ưong với 4 người vứa kể có bổn phận triệu thỉnh Hội Đồng Lãnh Đạo Tinh Thần Tối Cao như Hoà Thương Thích Tâm Châu, Hoà Thương Thích Hạnh Đạo, Hoà Thượng Thích Giác Lượng, Hội Trưởng BTSTU Tu sĩ Thái Hoà, Huynh Trưởng PGHH Bùi Văn Mạnh, Chủ Tich Hội Đông Đìều Họp PGHH-DXĐ, Trị Sự Viên Hồ Minh Châu, nhà văn-soan giả Tây Giang Tử,Hội Trưởng Âu Châu. TS Trấn Quang Thuận, NS, TS, Tổng Trưởng Xã Hội là Chủ Tich Chủ Tịch Đoàn đầu tiên của VNPGLHH.

Diễn giả Lý Kiến Trúc, Diễn Giả Nguyễn Lý Tuởng, và Diễn giả Phạm Trần Anh trình bày quan đỉểm và lập trường đối với hiện tình Đất Nước, hiện tình Biễn Đông, hiên tình Trung-Việt, hiện tình Mỹ-Việt-Trung. Điểm quan trọng đáng vui mừng nhứt là không ai không nhắc nhở đến ĐHGC với tất cả tấm long tri ân sâu xa, thành khẳn, thíét yếu, tấm lòng vô cùng kính trọng, và vô cùng khâm phục .

Nhân danh HDTSTU, GHPGHH và BCHTU, VNDXD, Hội trưởng Lê Phước Sang xin long trọng tri ân tri ân toàn thể thượng khách tham dư Đại Lễ với đa số là những nhân vật Đai Diện, Tôn Giáo, Chánh Đảng, Cộng Đồng, Đoàn Thể, tri ân tất cả Diễn Giả và tất cạ Ban Tổ Chức,. Với tất cả thành tâm, Hội Truởng Le Phước Sang cầu ch toàn thể Thượng khách hiện diện vá Ban Tổ Chức thân tâm an lạc, thành công và hanh phúc trong đại cuộc.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

TS lê Phước Sang, Hội Trưởng HDTSTU, GHPGHH

 Đại Tá Nguyễn Văn Nam, Tổng Bí Thư, VNDXĐ 

Categories: Sinh Hoạt của HĐTSTƯ | Leave a comment

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật Giáo Thời Ðại

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ

và Phật Giáo Thời Ðại

Lê Hiếu Liêm

 

Chương một: Dẫn nhập Việt Nam và Phật Giáo đầu thế kỷ hai mươi.

 

Đầu thế kỷ 20, tư tưởng Nho Giáo, thống trị độc tôn đất nước từ Thời Hồ Quý Ly, nhà Lê và nhà Nguyễn suốt 400 năm, hoàn toàn sụp đổ. Tư tưởng Phật Giáo, ngự trị vinh quang trong thời đại Lý Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ 14, suy đồi tận gốc. Tư tưởng Tây Phương và tôn giáo của nó, Thiên Chúa Giáo La Mã, bị đại đa số trí thức và nhân dân coi như sản phẩm và công cụ của chế độ Thuộc Địa và thực dân Pháp nên vẫn không được chấp nhận. Ý thức hệ Cộng Sản cũng như các tư tưởng mới khác chưa ra đời. Cả một khoảng trống tư tưởng, cũng có nghĩa là một khoảng trống tôn giáo và chính trị, to lớn bao trùm trên một nước Việt Nam bị nô lệ, bóc lột, áp bức, lạc hậu và nghèo đói. Nhưng đây cũng là môi trường lý tưởng cho sự ra đời của những tư tưởng mới, những tôn giáo mới, những chính đảng mới và những phong trào mới: Phong trào Đông Du và Việt Nam Duy Tân Hội của Phan Bội Châu từ năm 1904,Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can và các nhà Nho tiến bộ năm 1907, tư tưởng dân quyền và dân chủ của Phan Chu Trinh suốt hai mươi năm (1905-1925), phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội cùng năm, Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912, cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ và ở Huế năm 1916 của Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, vua Duy Tân…, phong trào Hội Kín ở miền Nam năm 1913-1916 lan rộng khắp Lục Tỉnh và cuộc tấn công Sài Gòn năm 1916. Các hoạt động này đã liên tục diễn ra từ đầu thế kỷ 20 đến cuối đệ nhất thế chiến.

Tuy nhiên mãi đến đầu thập njiên 20 Việt Nam mới thật sự thức dậy với sự ra đời Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội và Tân Việt Cách Mạng Đảng năm 1925, Đạo Cao Đài năm 1926, Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 và phong trào Sô Viết Nghệ Tỉnh 1930-1931.

 

Trong thời gian sôi động này, từ 1925 trở đi, Phật Giáo cũng đã thức dậy. Từ năm 1923, thiền sư Khánh Hòa và thiền sư Thiện Chiếu đã thành lập, tại chùa Long Hòa ở Trà Vinh, Hội Lục Hòa Liên Hiệp với mục đích vận động thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc để chấn hưng Phật Giáo. Thiền sư Thiện Chiếu, khác hẳn tất cả tăng sĩ Phật Giáo đương thời, là một tăng sĩ có tân học. Ông đã đi ra Trung và Bắc vận động thống nhất Phật Giáo năm 1927 nhưng bất thành.

Năm 1928 thiền sư Khánh Hòa xây dựng Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại Chùa Linh Sơn, Sài Gòn và năm 1929 Ông cho ấn hành tạp chí Viên Âm, tập san Phật Học đầu tiên bằng quốc ngữ tại Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Xoài Hột, Mỹ Tho. Cùng thời, thiền sư Thiện Chiếu xuất bản một tạp chí Phật Học nhắm vào giới thanh niên trí thức lấy tên là Phật Hòa Tân Thanh Niên, đặt tòa soạn tại chùa Chúc Thọ ở Gia Định.

 

Năm 1931 thiền sư Khánh Hòa cùng nhiều tăng sĩ và cư sĩ thành lập Hội Phật Học đầu tiên tại Việt Nam, lấy tên là Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học và thiền sư Từ Phong được mời làm Chánh Hội Trưởng. Hội ra tờ Từ Bi Âm năm 1932. Thiền sư Khánh Hòa, cùng người cộng sự thân tín là thiền sư Thiện Chiếu đã đóng vai trò tiền phong khai mở phong trào chấn hưng Phật Giáo và hiện đại hóa Phật Giáo, chuyển động sâu rộng lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam trong suốt 65 năm qua.

Tại miền Trung, thiền sư Giác Tiên mở Phật Học Đường  tại chùa Trúc Lâm năm 1929 và ủy thác cho đệ tử là bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội An Nam Phật Học năm 1932. Hội quy tụ đông đảo những danh tăng và cư sĩ trí thức tại miền Trung. Cư sĩ Lê Đình Thám được bầu làm Hội Trưởng và vua Bảo Đại được mời làm Hội Trưởng Danh Dự. Hội ra tạp chí Phật Học Viên Âm năm 1933. Năm 1934, thiền sư Giác Tiên, cư sĩ Lê Đình Thám… đã thành lập Trường An Nam Phật Học, trong đó có mở cấp Đại Học Phật Giáo. Đặc biệt hơn nữa là Hội đã phát động phong trào “Chỉnh Lý Tăng Già” rất quyết liệt để loại trừ ra khỏi tăng già những thành phần phạm giới, bất xứng. Chính nhờ những nổ lực cấp tiến này mà Phật Giáo miền Trung đã đóng được một vai trò quan trọng trong những thập niên sau đó.

Năm 1934 các thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo cùng với giới cư sĩ trí thức tên tuổi tại Hà Nội như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Trần Văn Giáp, Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Hữu Kha, Bùi Kỷ, Lê Dư… thành lập Bắc Kỳ Phật Giáo Hội, bầu cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng và suy tôn thiền sư Thanh Hanh làm Thiền Gia Pháp Chủ. Đặc biệt là trong buổi lễ suy tôn Pháp Chủ này, cư sĩ Trần Trọng Kim đã thuyết pháp về đề tài; “Thập Nhị Nhân Duyên”. Hội ra tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935 và phát triển mạnh mẽ khắp miền Bắc (Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, q 3, t 51-173).

Đặc tính của cả ba Hội Phật Học tại ba miền là vai trò nổi bật của giới trí thức cư sĩ, là thuần túy Phật học và sinh hoạt Phật sự. Thời điểm 1925-1945 là thời điểm chuẩn bị trong kiên nhẫn và thầm lặng. Các hội Phật Học đã làm đúng chức năng và vai trò lịch của mình, một cách khiêm tốn, từ đống gạch vụn đổ nát của nền Phật học và Phật Giáo Việt nam trong thời Thực Dân Pháp thống trị.

Trong thời kỳ này xuất hiện những con người đặc biệt, xuất sắc và những tư tưởng mạnh mẽ, quyết liệt, trong Phật Giáo cũng như ngoài Phật Giáo. Từ đầu thập niên 30, tư tưởng Phật Hộc của Thích Thiện Chiếu đã là những quả bom chấn động. Và năm 1939 Huỳnh Phú Sổ xuất hiện làm một cuộc cách mạng tôn giáo, cải cách toàn bộ và triệt để Phật Giáo chưa từng có trong hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Miền Nam, một vùng đất lạ lùng và kỳ diệu…

 

An Hòa Tự

Phan Chu Trinh từ Pháp trở về Sài Gòn năm 1925, đất nước bùng lên những làn sóng tư tưởng dân quyền và dân chủ. Ông khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong sự mất đạo đức, mất luân lý, trong bài diễn thuyết Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây, và ông cũng khẳng định chế độ quân chủ chuyên chế là nguyên nhân chính làm mất nước trong bài thuyết giảng Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa tại Sài Gòn năm 1925. Ông mất năm sau đó và đám tang ông cùng với cuộc vận động ân xá nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã khơi bùng phong trào yêu nước và yêu tự do dân chủ trên toàn quốc, đặc biệt là trong giới thanh niên.

Nhưng dữ dội, bốc lửa và sấm sét trong tư tưởng yêu nước chống thực dân cũng như tư tưởng tự do dân chủ, trong thời này, chỉ có Nguyễn An Ninh là đi xa nhất, quyết liệt nhất. Là một thanh niên miền Nam,Ông đi du học ở Pháp và trở về nước với bằng cử nhân Luật. Lợi dụng quy chế thuộc địa của Nam Kỳ, nơi mà báo chí bằng tiếng Pháp được tự do, không bị kiểm duyệt, Ông ra tờ La Cloche fèlèe (Tiếng Chuông Rè) từ năm 1923 đến năm 1926. Ông tự xưng tờ báo của Ông là “cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp”, lấy tư tưởng của kẻ xâm lăng để đập những nhát búa tạ vào chế độ Thực Dân, đồng thời tờ báo cũng tự nhận là “cơ quan chuẩn bị cho tương lai dân tộc”. Thật là độc đáo và tuyệt vời.

Ngoài việc phê bình kịch liệt, thẳng tay chính sách và chế độ thực dân, Ông cổ võ cho việc đào tạo một tầng lớp thanh niên Việt Nam tân học, có văn hóa, có lý tưởng, có chí khí, có năng lực và có tổ chức vàÔng tuyệt đối tin vào sức mạnh và vào tương lai của nhân dân Việt Nam. Ông chủ trương một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc và trở về lịch sử dân tộc để tìm niềm tin và sức mạnh. Ông hô hào, khi chỉ mới ngoài 20 tuổi, “Chẳng những phải duy trì những giấc mộng vĩ đại, mà còn phải tổ chức thành một nhóm quan trọng để chuẩn bị cho tương lai”. Không những tư tưởng táo bạo, độc đáo, mới lạ, kiến thức của Ông cũng rất uyên bác. Khi Thống Đốc Nam Kỳ tuyên bố: “Xứ này không cần trí thức”. Ông đã viết bài trả lời bốc lửa: “… Những thảm khổ của chúng ta ngày nay, còn gì nữa, đúng là do tổ tiên của chúng ta đã sờ mó vào cây kiến thức. Hạng trí thức đã làm đảo lộn thế giới, làm hư hỏng hạnh phúc của thế giới. Hãy nguyền rủa tên tuổi của Prométhé, kẻ đã lấy trộm chút lửa của Trời. Hãy nguyền rủa con người đã bày ra cái ná cao su cho trẻ con bắn đá vào trán ông khổng lồ… Trí Tuệ, đó là cái tai hại. Trí tuệ, đó là con rắn cuốn quanh thân cây đã làm cho chúng ta vĩnh viễn mất cõi thiên đường… Nói đến vai trò giáo dục, vai trò văn minh của các ông chủ xứ Đông Dương này, thưa các ông, điều ấy làm ta mỉm cười… Người ta đã quỳ lụy bái phục những vị “đem ánh sáng tới”, những vị “làm điều kỳ diệu ở Ấu Châu”… Cái gì kỳ diệu? Thực ra cái kỳ diệu đó là, chỉ trong một thời gian ngắn thôi, người ta đã có thể làm cho trình độ trí thức của người Nam đã thấp đi lại càng rơi vào chỗ cực kỳ dốt nát. Cái kỳ diệu đó là người ta đã có thể, trong một thời gian ngắn như thế, xô đẩy một dân tộc có tư tưởng dân chủ, ngã nhào vào tình trạng nô lệ hoàn toàn“. (Trần Văn Giàu, Sự Phát Triển Của Tư Tưởng ở Việt Nam Từ Thế Kỷ 19 đến Cách Mạng Tháng Tám, q2, t 311).

Nguyễn An Ninh cũng là một trong những nhà trí thức tân học đầu tiên nghiên cứu Phật Học và hoàn thành một tác phẩm Phật Học quan trọng, cuốn “Phê Bình Phật Giáo”. Sau thời kỳ hoạt động sôi nổi từ 1923 đến 1926, Nguyễn An Ninh bị ở tù trong thời gian 1926-1927, sau đó Ông về nghiên cứu Phật Giáo. Trên bàn làm việc của Ông, có một cái chuông, một cái mõ, Ông cạo trọc đầu và đi chân không.Ông nghiên cứu Phật Giáo qua tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và các hoạt động Phật Giáo trong nước. Cuốn Phê Bình Phật Giáo xuất bản năm 1937 là kết quả của sự nghiên cứu này. Tựa đề của cuốn sách, 70 năm sau cũng không có ai dám viết một cuốn sách Phật Học có tựa đề thách thức và can đảm như vậy. Mục đích và phương pháp luận còn mới lạ, táo bạo hơn, đó là “so sánh Phật Giáo với thời đại của nó để chỉ chỗ hay, chỗ đúng hơn của nó đối với các thuyết khác và so sánh Phật Giáo với thời đại này để chỉ sai lầm của Phật Giáo“. Tác phẩm này được giới trí thức, giới chính trị cũng như giới Phật Giáo chú ý đặc biệt.

Nhưng không gây sóng gió và tranh luận suốt nhiều năm trời như những tác phẩm của Thích Thiện Chiếu.Đối với Tăng, Ni, Phật Tử thập niên 30, những tư tưởng Phật Học của Thích Thiện Chiếu là những tiếng sét ngang tai. Ngày nay đọc lại, chắc chắn quý vị tăng sĩ, cư sĩ và Phật Tử cũng không khỏi giựt mình, chấn động và suy nghĩ. Những tư tưởng này, được viết từ thập niên 30, ngày nay, cuối thập niên 90, vẫn còn mới, còn táo bạo, còn chứa đầy sức nặng của đá tảng và sức nổ của sấm sét. Thích Thiện Chiếu là tinh hoa sáng chói của Phật Giáo trong thập niên 20, 30. Ông đã đi tiền phong trong mọi lãnh vực chấn hưng và hiện đại hóa Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ 20 này.

Ta phải đứng trên một đỉnh núi cao, mới hy vọng nhìn thấy những cái gì chưa ai nhìn thấy, những cái gì nằm khuất sau dãy núi cao. đó có thể là những dãy núi cao hơn, hay là một đại dương mênh mông hay là một bình nguyên rực rỡ. Thích Thiện Chiếu là một ngọn núi cao của Phật học và Phật Giáo Việt Nam trước đệ nhị thế chiến. Ta hãy đứng trên đỉnh núi cao ngất, hùng tráng này để nhìn rõ một đỉnh núi cao ngất, hùng vĩ khác, là Cư sĩ, Bồ Tát, Giáo Chủ Huỳnh Phù Sổ.

 

|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10| |TK|

[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]

About these ads

Occasionally, some of your visitors may see an advertisement here.

Tell me more | Dismiss this message

Categories: Sinh Hoạt của HĐTSTƯ | Leave a comment

NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ

NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ

 

Tùy Bịnh Cho Thuốc

 

*

 

Mẩu chuyện này xảy ra cuối năm Kỷ Mão 1939. Lúc bấy giờ anh em đồng đạo thường tới Tổ Đình Thánh Địa Hòa Hảo để nghe Đức Thầy thuyết giảng và chép kinh giảng, trong đó có ông Đặng Thành Tựu, người ở xã Kiến An, quận Chợ Mới.

 

Một sáng nọ, ông Tựu thấy có một đồng đạo ở xa đến viếng Đức Thầy. Bắt đầu câu chuyện Đức Thầy hỏi thăm về tình hình địa phương và giảng dạy một ít lời đạo lý. Sau hết Ngài khuyên đồng đạo ấy:

 

Ô ng muốn tu hành phải bớt làm ăn một chút chớ! Công việc đa đoan quá làm sao tu được.

 

T hế rồi trưa lại cũng có người khác đến viếng, vừa giáp mặt chào hỏi thì Đức Thầy vỗ vai người ấy bảo:

 

– Ông muốn tu hành phải lo lằm ă�n chớ. Nếu không làm ăn lấy gì bảo vệ đời sống và đâu có dư tiền của để bố thí giúp đời.

 

Thưa quý vị, ông Tựu thấy một ngày mà Đức Thầy dạy hai vị đồng đạo với hai ý khác nhau. Ông bèn suy nghĩ, chắc có duyên cớ nào đây, ông bèn lại gần hai vị đồng đạo ấy gợi chuyện hỏi thăm từng người, thì vị đồng đạo mà Đức Thầy khuyên bớt làm ăn lại một chút, thì được ông đó cho biết:

 

“Ở nhà tôi lo làm ruộng không giờ nghỉ, có khi làm thâm tới ban đêm nữa, bỏ cả giờ lễ bái, vì tôi nghĩ mình lo làm ăn cho có tiền thật nhiều rồi sẽ ở không ăn mà tu. Nay được lịnh Đức Thầy kêu nên mới bỏ công việc làm ăn đến đây.”

 

Còn người được Đức Thầy khuyên tu hành, cần phải lo làm ăn, thì nói với ông Tựu rằng:

 

“Từ ngày tôi xem kinh giảng và quy y với Đức Thầy thì tôi liền bán cả bò ruộng, Chỉ ở không mà lo tu thôi, vì tôi nghĩ đời sắp tới một bên, ở đó lo làm ăn hoài rồi tu sao kịp, và nếu còn lo làm ăn, còn bận rộn tâm trí mãi, làm sao an tâm được mà tu.”

 

Nghe hai đồng đạo kể rõ hoàn cảnh của mỗi người thì ông Đặng Thành Tựu mới hiểu ra Đức Thầy tùy theo cơ duyên của mỗi tín đồ mà giáo hoá.

 

(Thuật theo lời của Ông Đặng Thành Tựu)

 

 

Categories: Sinh Hoạt của HĐTSTƯ | Leave a comment

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật Giáo Thời Ðại

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ

và Phật Giáo Thời Ðại

Lê Hiếu Liêm

 

 

Chương một: Dẫn nhập Việt Nam và Phật Giáo đầu thế kỷ hai mươi.

 

Đầu thế kỷ 20, tư tưởng Nho Giáo, thống trị độc tôn đất nước từ Thời Hồ Quý Ly, nhà Lê và nhà Nguyễn suốt 400 năm, hoàn toàn sụp đổ. Tư tưởng Phật Giáo, ngự trị vinh quang trong thời đại Lý Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ 14, suy đồi tận gốc. Tư tưởng Tây Phương và tôn giáo của nó, Thiên Chúa Giáo La Mã, bị đại đa số trí thức và nhân dân coi như sản phẩm và công cụ của chế độ Thuộc Địa và thực dân Pháp nên vẫn không được chấp nhận. Ý thức hệ Cộng Sản cũng như các tư tưởng mới khác chưa ra đời. Cả một khoảng trống tư tưởng, cũng có nghĩa là một khoảng trống tôn giáo và chính trị, to lớn bao trùm trên một nước Việt Nam bị nô lệ, bóc lột, áp bức, lạc hậu và nghèo đói. Nhưng đây cũng là môi trường lý tưởng cho sự ra đời của những tư tưởng mới, những tôn giáo mới, những chính đảng mới và những phong trào mới: Phong trào Đông Du và Việt Nam Duy Tân Hội của Phan Bội Châu từ năm 1904,Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can và các nhà Nho tiến bộ năm 1907, tư tưởng dân quyền và dân chủ của Phan Chu Trinh suốt hai mươi năm (1905-1925), phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội cùng năm, Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912, cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ và ở Huế năm 1916 của Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, vua Duy Tân…, phong trào Hội Kín ở miền Nam năm 1913-1916 lan rộng khắp Lục Tỉnh và cuộc tấn công Sài Gòn năm 1916. Các hoạt động này đã liên tục diễn ra từ đầu thế kỷ 20 đến cuối đệ nhất thế chiến.

Tuy nhiên mãi đến đầu thập njiên 20 Việt Nam mới thật sự thức dậy với sự ra đời Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội và Tân Việt Cách Mạng Đảng năm 1925, Đạo Cao Đài năm 1926, Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 và phong trào Sô Viết Nghệ Tỉnh 1930-1931.

 

Trong thời gian sôi động này, từ 1925 trở đi, Phật Giáo cũng đã thức dậy. Từ năm 1923, thiền sư Khánh Hòa và thiền sư Thiện Chiếu đã thành lập, tại chùa Long Hòa ở Trà Vinh, Hội Lục Hòa Liên Hiệp với mục đích vận động thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc để chấn hưng Phật Giáo. Thiền sư Thiện Chiếu, khác hẳn tất cả tăng sĩ Phật Giáo đương thời, là một tăng sĩ có tân học. Ông đã đi ra Trung và Bắc vận động thống nhất Phật Giáo năm 1927 nhưng bất thành.

Năm 1928 thiền sư Khánh Hòa xây dựng Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại Chùa Linh Sơn, Sài Gòn và năm 1929 Ông cho ấn hành tạp chí Viên Âm, tập san Phật Học đầu tiên bằng quốc ngữ tại Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Xoài Hột, Mỹ Tho. Cùng thời, thiền sư Thiện Chiếu xuất bản một tạp chí Phật Học nhắm vào giới thanh niên trí thức lấy tên là Phật Hòa Tân Thanh Niên, đặt tòa soạn tại chùa Chúc Thọ ở Gia Định.

 

Năm 1931 thiền sư Khánh Hòa cùng nhiều tăng sĩ và cư sĩ thành lập Hội Phật Học đầu tiên tại Việt Nam, lấy tên là Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học và thiền sư Từ Phong được mời làm Chánh Hội Trưởng. Hội ra tờ Từ Bi Âm năm 1932. Thiền sư Khánh Hòa, cùng người cộng sự thân tín là thiền sư Thiện Chiếu đã đóng vai trò tiền phong khai mở phong trào chấn hưng Phật Giáo và hiện đại hóa Phật Giáo, chuyển động sâu rộng lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam trong suốt 65 năm qua.

Tại miền Trung, thiền sư Giác Tiên mở Phật Học Đường  tại chùa Trúc Lâm năm 1929 và ủy thác cho đệ tử là bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội An Nam Phật Học năm 1932. Hội quy tụ đông đảo những danh tăng và cư sĩ trí thức tại miền Trung. Cư sĩ Lê Đình Thám được bầu làm Hội Trưởng và vua Bảo Đại được mời làm Hội Trưởng Danh Dự. Hội ra tạp chí Phật Học Viên Âm năm 1933. Năm 1934, thiền sư Giác Tiên, cư sĩ Lê Đình Thám… đã thành lập Trường An Nam Phật Học, trong đó có mở cấp Đại Học Phật Giáo. Đặc biệt hơn nữa là Hội đã phát động phong trào “Chỉnh Lý Tăng Già” rất quyết liệt để loại trừ ra khỏi tăng già những thành phần phạm giới, bất xứng. Chính nhờ những nổ lực cấp tiến này mà Phật Giáo miền Trung đã đóng được một vai trò quan trọng trong những thập niên sau đó.

Năm 1934 các thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo cùng với giới cư sĩ trí thức tên tuổi tại Hà Nội như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Trần Văn Giáp, Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Hữu Kha, Bùi Kỷ, Lê Dư… thành lập Bắc Kỳ Phật Giáo Hội, bầu cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng và suy tôn thiền sư Thanh Hanh làm Thiền Gia Pháp Chủ. Đặc biệt là trong buổi lễ suy tôn Pháp Chủ này, cư sĩ Trần Trọng Kim đã thuyết pháp về đề tài; “Thập Nhị Nhân Duyên”. Hội ra tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935 và phát triển mạnh mẽ khắp miền Bắc (Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, q 3, t 51-173).

Đặc tính của cả ba Hội Phật Học tại ba miền là vai trò nổi bật của giới trí thức cư sĩ, là thuần túy Phật học và sinh hoạt Phật sự. Thời điểm 1925-1945 là thời điểm chuẩn bị trong kiên nhẫn và thầm lặng. Các hội Phật Học đã làm đúng chức năng và vai trò lịch của mình, một cách khiêm tốn, từ đống gạch vụn đổ nát của nền Phật học và Phật Giáo Việt nam trong thời Thực Dân Pháp thống trị.

Trong thời kỳ này xuất hiện những con người đặc biệt, xuất sắc và những tư tưởng mạnh mẽ, quyết liệt, trong Phật Giáo cũng như ngoài Phật Giáo. Từ đầu thập niên 30, tư tưởng Phật Hộc của Thích Thiện Chiếu đã là những quả bom chấn động. Và năm 1939 Huỳnh Phú Sổ xuất hiện làm một cuộc cách mạng tôn giáo, cải cách toàn bộ và triệt để Phật Giáo chưa từng có trong hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Miền Nam, một vùng đất lạ lùng và kỳ diệu…

 

An Hòa Tự

Phan Chu Trinh từ Pháp trở về Sài Gòn năm 1925, đất nước bùng lên những làn sóng tư tưởng dân quyền và dân chủ. Ông khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong sự mất đạo đức, mất luân lý, trong bài diễn thuyết Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây, và ông cũng khẳng định chế độ quân chủ chuyên chế là nguyên nhân chính làm mất nước trong bài thuyết giảng Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa tại Sài Gòn năm 1925. Ông mất năm sau đó và đám tang ông cùng với cuộc vận động ân xá nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã khơi bùng phong trào yêu nước và yêu tự do dân chủ trên toàn quốc, đặc biệt là trong giới thanh niên.

Nhưng dữ dội, bốc lửa và sấm sét trong tư tưởng yêu nước chống thực dân cũng như tư tưởng tự do dân chủ, trong thời này, chỉ có Nguyễn An Ninh là đi xa nhất, quyết liệt nhất. Là một thanh niên miền Nam,Ông đi du học ở Pháp và trở về nước với bằng cử nhân Luật. Lợi dụng quy chế thuộc địa của Nam Kỳ, nơi mà báo chí bằng tiếng Pháp được tự do, không bị kiểm duyệt, Ông ra tờ La Cloche fèlèe (Tiếng Chuông Rè) từ năm 1923 đến năm 1926. Ông tự xưng tờ báo của Ông là “cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp”, lấy tư tưởng của kẻ xâm lăng để đập những nhát búa tạ vào chế độ Thực Dân, đồng thời tờ báo cũng tự nhận là “cơ quan chuẩn bị cho tương lai dân tộc”. Thật là độc đáo và tuyệt vời.

Ngoài việc phê bình kịch liệt, thẳng tay chính sách và chế độ thực dân, Ông cổ võ cho việc đào tạo một tầng lớp thanh niên Việt Nam tân học, có văn hóa, có lý tưởng, có chí khí, có năng lực và có tổ chức vàÔng tuyệt đối tin vào sức mạnh và vào tương lai của nhân dân Việt Nam. Ông chủ trương một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc và trở về lịch sử dân tộc để tìm niềm tin và sức mạnh. Ông hô hào, khi chỉ mới ngoài 20 tuổi, “Chẳng những phải duy trì những giấc mộng vĩ đại, mà còn phải tổ chức thành một nhóm quan trọng để chuẩn bị cho tương lai”. Không những tư tưởng táo bạo, độc đáo, mới lạ, kiến thức của Ông cũng rất uyên bác. Khi Thống Đốc Nam Kỳ tuyên bố: “Xứ này không cần trí thức”. Ông đã viết bài trả lời bốc lửa: “… Những thảm khổ của chúng ta ngày nay, còn gì nữa, đúng là do tổ tiên của chúng ta đã sờ mó vào cây kiến thức. Hạng trí thức đã làm đảo lộn thế giới, làm hư hỏng hạnh phúc của thế giới. Hãy nguyền rủa tên tuổi của Prométhé, kẻ đã lấy trộm chút lửa của Trời. Hãy nguyền rủa con người đã bày ra cái ná cao su cho trẻ con bắn đá vào trán ông khổng lồ… Trí Tuệ, đó là cái tai hại. Trí tuệ, đó là con rắn cuốn quanh thân cây đã làm cho chúng ta vĩnh viễn mất cõi thiên đường… Nói đến vai trò giáo dục, vai trò văn minh của các ông chủ xứ Đông Dương này, thưa các ông, điều ấy làm ta mỉm cười… Người ta đã quỳ lụy bái phục những vị “đem ánh sáng tới”, những vị “làm điều kỳ diệu ở Ấu Châu”… Cái gì kỳ diệu? Thực ra cái kỳ diệu đó là, chỉ trong một thời gian ngắn thôi, người ta đã có thể làm cho trình độ trí thức của người Nam đã thấp đi lại càng rơi vào chỗ cực kỳ dốt nát. Cái kỳ diệu đó là người ta đã có thể, trong một thời gian ngắn như thế, xô đẩy một dân tộc có tư tưởng dân chủ, ngã nhào vào tình trạng nô lệ hoàn toàn“. (Trần Văn Giàu, Sự Phát Triển Của Tư Tưởng ở Việt Nam Từ Thế Kỷ 19 đến Cách Mạng Tháng Tám, q2, t 311).

Nguyễn An Ninh cũng là một trong những nhà trí thức tân học đầu tiên nghiên cứu Phật Học và hoàn thành một tác phẩm Phật Học quan trọng, cuốn “Phê Bình Phật Giáo”. Sau thời kỳ hoạt động sôi nổi từ 1923 đến 1926, Nguyễn An Ninh bị ở tù trong thời gian 1926-1927, sau đó Ông về nghiên cứu Phật Giáo. Trên bàn làm việc của Ông, có một cái chuông, một cái mõ, Ông cạo trọc đầu và đi chân không.Ông nghiên cứu Phật Giáo qua tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và các hoạt động Phật Giáo trong nước. Cuốn Phê Bình Phật Giáo xuất bản năm 1937 là kết quả của sự nghiên cứu này. Tựa đề của cuốn sách, 70 năm sau cũng không có ai dám viết một cuốn sách Phật Học có tựa đề thách thức và can đảm như vậy. Mục đích và phương pháp luận còn mới lạ, táo bạo hơn, đó là “so sánh Phật Giáo với thời đại của nó để chỉ chỗ hay, chỗ đúng hơn của nó đối với các thuyết khác và so sánh Phật Giáo với thời đại này để chỉ sai lầm của Phật Giáo“. Tác phẩm này được giới trí thức, giới chính trị cũng như giới Phật Giáo chú ý đặc biệt.

Nhưng không gây sóng gió và tranh luận suốt nhiều năm trời như những tác phẩm của Thích Thiện Chiếu.Đối với Tăng, Ni, Phật Tử thập niên 30, những tư tưởng Phật Học của Thích Thiện Chiếu là những tiếng sét ngang tai. Ngày nay đọc lại, chắc chắn quý vị tăng sĩ, cư sĩ và Phật Tử cũng không khỏi giựt mình, chấn động và suy nghĩ. Những tư tưởng này, được viết từ thập niên 30, ngày nay, cuối thập niên 90, vẫn còn mới, còn táo bạo, còn chứa đầy sức nặng của đá tảng và sức nổ của sấm sét. Thích Thiện Chiếu là tinh hoa sáng chói của Phật Giáo trong thập niên 20, 30. Ông đã đi tiền phong trong mọi lãnh vực chấn hưng và hiện đại hóa Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ 20 này.

Ta phải đứng trên một đỉnh núi cao, mới hy vọng nhìn thấy những cái gì chưa ai nhìn thấy, những cái gì nằm khuất sau dãy núi cao. đó có thể là những dãy núi cao hơn, hay là một đại dương mênh mông hay là một bình nguyên rực rỡ. Thích Thiện Chiếu là một ngọn núi cao của Phật học và Phật Giáo Việt Nam trước đệ nhị thế chiến. Ta hãy đứng trên đỉnh núi cao ngất, hùng tráng này để nhìn rõ một đỉnh núi cao ngất, hùng vĩ khác, là Cư sĩ, Bồ Tát, Giáo Chủ Huỳnh Phù Sổ.

 

|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10| |TK|

[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]

Categories: Sinh Hoạt của HĐTSTƯ | Leave a comment

Đại Lễ Kỷ Niệm 76 Năm của PGHH

Đại Lễ Kỷ Niệm 76 Năm của PGHH

Diễn Văn Khai Mạc của TS Lê Phước Sang

Hội Trưởng Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội PGHH

Cuối lạy Phật Tổ, Phật Thầy và Đức Thầy

Trước vong linh của Đồng Đạo hi sinh vì chánh nghĩa

Thay mặt HDTSTU, tôi trân trọng tri ân toàn thể thượng khách tham dự Đại Lễ Kỷ Niệm

76 năm của PGHH. Tôi kính cẩn chào mừng Hòa Thượng Thích Minh Tuyền, chủ tịch

CTĐ/HDDHTU/VNPG Liên Hiệp Hội, Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần và Thầy Phi Bửu

Trụ Trì Bửu Sơn Kỳ Hương Tự và Phái Đoàn Đệ Tử Phật Thầy Tây An, Quý Vị Lãnh Tụ

các Đoàn Thể, DB Nguyễn Lý Tưởng, NS Nguyễn Văn Nhuê, NS Trần Tấn Toàn, BS NS

Nguyễn Hữu Tiên, Sử Gia Phạm Trần Anh, chủ tịch Diên Hồng Thời Đại, chủ tịch

MLNQ Nguyễn Bá Tùng và Đồng Đạo PGHH Nguyễn Hữu Chánh, chủ tịch HĐ Điều

Hành Liên Minh Dân Tộc Việt Nam.

Tôi hôm nay rất hân hạnh đón rước Bhikkhuni Sư Cô Thích Nữ Ngọc Liên thuộc GHPG-

TGKSNL Bộ Thế Giới và 2 Nghị Viên Danh Tiếng là Chris Phan và Phát Bùi đã đắc cử

lộng lẫy vẻ vang, được cử tri thương yêu và ủng hộ. Sư Cô Thích Nữ Ngọc Liên đã từng

là một doanh gia thành công to lớn trong doanh nghiệp lẫy lừng, đã từng được bầu chọn

làm Hoa Hậu rất tài sắc và đạo đức, với tâm hồn thật rộng mở bao la cho lý tưởng và

hạnh nguyện từ bi bác ái và từ thiện xã hội nhân ái vô biên. HĐTSTU/GHPGHH sẽ long

trọng tuyên đọc trong ngày Đại Lễ này và long trọng trao tặng Văn Bản Ca Tụng và

Tuyên Dương Công Đức cho Sư Cô Thích Nữ Ngọc Liên.

Đáng lý ra Đại Lễ Kỷ Niệm này phải được cử hành tại quê nhà nhưng lại bắt buộc tổ

chức tại đây, là một sự đau buồn đối với chúng ta là những người tạm cư… Đây cũng là

ray rứt ô nhục cho những ai có quyền thế mà lại bất thần quyết định gây ra cảnh tượng

bất thường kỳ quái này.

Đức Thầy là một Đại Bồ Tát giáng trần mượn xác một thanh niên tên Huỳnh Phú Sổ 19

tuổi chỉ đậu bằng Tiểu Học, khai sáng PGHH là Đạo Phật Việt Nam dạy phụng thờ Tứ

Ân, dạy Hài Hòa, Đoàn Kết chung lòng chống thực dân Pháp, chống độc tài, xây dựng

một xã hội dân chủ phồn vinh làm cho Việt Nam độc lập, văn minh và phú cường. Ít ai để

ý rằng ngày sinh của PGHH lại nhằm 4 of July mà Hoa Kỳ là siêu cường giàu nhất và

mạnh nhất trên thết giới nầy ăn mừng lễ Độc Lập. Sự trùng hợp nầy là ngẫu nhiên hay là

do một sắp đặt huyền bí nào đó, chúng ta sẽ phải nghiên cứu thêm. Năm Kỷ Mão 1939,

tôi là Tín Đồ PGHH chỉ mới 7 tuổi nhưng còn nhớ rõ: quần chúng trùng trùng điệp điệp

kéo về Thánh Địa nghe Đức Thầy trị lành bá bệnh nan y bằng nước lã, lá cây và lời nói.

Trong vài năm ngắn ngủi đã có hơn 2 triệu người quy y theo PGHH của Đức Thầy. Chưa

bao giờ thấy trong lịch sử Vn và lịch sử Thế Giới một trường hợp nào mà một tôn giáo

qui tụ được sự ủng hộ và đồng lòng nhanh và nhiều như vậy. Đó là lý do chính quyền

không phải của Dân hoảng sợ và đàn áp PGHH. Đức Thầy bị đày hết nơi khác rồi bị đưa

về nhà rồi bị đưa về nhà thương điên chợ Quán. BS Trần Văn Tâm, giám đốc Bệnh Viện

là y sĩ điều trị cho Đức Thầy nhưng ông ta quy y theo PGHH làm đệ tử của Đức Thầy.

Pháp đưa Đức Thầy về Bạc Liêu. Bất cứ ở nơi đâu quần chúng càng rần rần rộ rộ đi theo

ủng hộ và quy y nhiều thêm. Người Pháp định đưa Đức Thầy ra khỏi Việt Nam nhưng

Nhật Bổn giải thoái cho Đức Thầy kịp thời.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, người Pháp trở lại Việt Miên Lào. VMCS nắm quyền cai trị miền

Bắc. Tình thế miền Nam vô cùng hỗn loạn. Ông Trần Văn Soái, ông Lâm Thành Nguyên,

ông Ba Cụt và nhiều Tín Đồ PGHH ngang tàng, liều mạng đua nhau làm Quân Sự để Đền

Ân Đất Nước. Đức Thầy quyết định giao cho ông Nguyễn Giác Ngộ “chỉ huy trưởng Vệ

Quốc Liên Đội Nguyễn Trung Trực” mà tín đồ coi như là Quân Đội chánh quy của Đức

Thầy. Đức Thầy thành lập Việt Nam Dân Xã Đảng với ông Nguyễn Bảo Toàn làm Tổng

Bí Thư, Khâm Sai Nguyễn Văn Sâm làm Ủy Viên Quân Sự, Lê Văn Thu làm Ủy Viên

Tuyên Huấn và Trần Văn Ân làm Ủy Viên Chánh Trị.

Khi Thực Dân Pháp đô hộ là một ngoại bang xâm lược từ Phương Tây xa xôi nhưng

PGHH và Đức Thầy bị tàn phá đủ kiểu đủ cách mà chưa kể bị giết hại khốc liệt. Khi

VMCS do Trần Văn Giàu cầm đầu, cùng nòi giống Việt nắm quyền thống trị Ủy Ban

Hành Kháng Nam Bộ thì Trần Văn Giàu tàn sát PGHH tại Cần Thơ, xử tử bào đệ Huỳnh

Thanh Mậu của Đức Thầy, xử tử thi sĩ Viết Châu của Đức Thầy và xử tử Trần Ngọc

Hoành Trưởng Nam của ông Trần Văn Soái. Trần Văn Giàu ra lệnh cho quân lính bao

vây trụ sở PGHH của Đức Thầy tại Sài Gòn, tràn vào tìm bắt Đức Thầy nhưng bất thành.

Tình thế càng thêm khốc liệt và hỗn loạn.

Trần Văn Giàu giả bộ kêu gọi hòa giải. Đức Thầy về Đồng Tháp Mười với Quân Đội của

ông Trần Văn Soái hi vọng chấm dứt nồi da xáo thịt. Trần Văn Giàu mật lệnh cho Bửu

Vinh mời Đức Thầy họp khẩn cấp để ám hại Đức Thầy. Tất cả Tổng Tư Lệnh Quân Đội

PGHH tề tựu bên cạnh để bảo vệ nhưng Đức Thầy không cho phép một đơn vị nào theo

hộ tống mà chỉ đem theo 4 người chèo ghe cho Đức Thầy đi họp với Bửu Vinh ngày 16

tháng 4 năm 1947. Và Đức Thầy vắng mặt kể từ đó. Niềm tin và lòng tuân phục của

PGHH với Đức Thầy rất thâm trầm và vững chắc. Đức Thầy dạy: chia sẻ và ly tán nặng

nề sẽ làm cho Quốc Gia và Đạo Pháp suy vong. Nam và Bắc Hoa Kỳ đã đánh giết nhau.

Đông và Tây Đức đã đánh giết nhau. Nhật đã lãnh 2 trái bom nguyên tử của Mỹ nhưng

họ đã khôn ngoan biết lo cho tương lai nên không thù hận nhờ vậy mà Hoa Kỳ là đệ nhất

siêu cường thế giới, Đức là đệ nhất siêu cường Âu Châu. Nhật là siêu cường thượng

thặng Á Châu. Người tài trí và sáng suốt biết phải làm gì. Người kém cõi ngu đần làm

cho kẻ thắng và người bại trở thành u mê đần độn khiến cho Đất Nước bị chiếm đoạt và

mọi người sẽ thành nô lện ngoại bang như Giặc Tàu. PGHH và Đức Thầy bị chém giết và

tù tội nhưng chưa bao giờ Đức Thầy ra lệnh cho Tín Đồ chống phá VMCS, giết hại và tàn

sát VMCS. Tín Đồ nhớ lời dạy của Đức Thầy: Giáo Lý Tứ Ân là phụng sự. Ân Đất Nước

là phải tôn thờ. “Không cần thù oán mà chỉ cần thành tâm. Nói lên lời nói khí phách. Nói

lên lời nói chân chánh. PGHH không sợ chết. PGHH biết hi sinh. PGHH không sợ tù tội.

PGHH không cần quyền chức. PGHH không cần lợi lộc. PGHH chỉ cần lẽ phải. PGHH

đã và đang chờ CSVN và NNVN làm đúng và hợp lý với PGHH và với Quốc Dân để

không ai thấy bị khinh khi và bị chà đạp, thoải mái mà đem sanh mạng của mình ra chống

ngoại xâm và phụng sự Tổ Quốc Việt Nam.

Trân trọng kính chào tri ân toàn thể Quý Vị Thượng Khách.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Nam Mô A Di Đà Phật.

Categories: Sinh Hoạt của HĐTSTƯ | Leave a comment

ĐỨC HUỲNH PHÚ SỔ KHAI DÂN TRÍ

ĐỨC HUỲNH PHÚ SỔ KHAI DÂN TRÍ
Nguyễn Quang Duy
Chúng ta thường nghe quan chức cộng sản tuyên bố dân trí nước ta còn thấp, cần “KHAI DÂN TRÍ” không thể có dân chủ tự do ngay. Đáng tiếc, lập luận trên được nhiều người tin theo, nhưng chưa ai biết phải khai thông cái gì, khai để làm gì, khai như thế nào và khai bằng cách nào.
Mỗi tôn giáo đều có những điều hay lẽ đẹp riêng. Tôi có cơ duyên vào năm 1981 được sống trong một gia đình Hòa Hảo tại kinh Đồng Tiến, tỉnh Đồng Tháp. Gần đây được gần gũi với Cụ Lê Quang Liêm, Hội Trưởng Giáo Hội PGHH Thuần Túy, nên được biết chút ít về Đạo và Thầy.
Bài này được viết và phát biểu nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Khai Sáng Đạo Phật Giáo Hoà Hảo (PGHH) Lần Thứ 76 tại tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi.
Hòa Hảo là con đường cho những người chọn tứ ân, ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo và ân đồng bào nhân loại, để hành Đạo.
Để giữ trọn tứ ân, tín đồ Hòa Hảo phải tránh Tam nghiệp gồm thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.
Tránh nghiệp bằng cách từ bỏ Thập ác. Mười điều ác là sát sanh, đạo tặc, tà dâmlưỡng thiệt, ỷ ngôn, ác khẩu, vọng ngữ. Còn là những tội lỗi do ý tưởng: tham lam, sân nộ, mê si.
Khi đã trừ được ba nghiệp chướng, tín đồ Hòa Hảo phải thực hành Bát Chánh: chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh mạng, chánh ngữ, chánh niệm và chánh định.
PGHH không chỉ dựa trên ‎giáo lý nhà Phật mà còn gạn lọc những điều hay lẽ phải của các tôn giáo khác như Nho giáo và Lão giáo để hòa đồng trong tinh thần dân tộc.
Con đường tu thân mà Đức Thầy đề ra đậm sắc thái Việt Nam lấy tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật, Nho và Lão giáo) làm căn bản.
Người tu hiền Hòa Hảo tự mình cầu nguyện Phật, Thầy, Ông Bà, Tổ Tiên, Đất Nước. Họ tự mình rèn luyện để giữ trọn tứ ân. Họ không sát sinh, làm lành lánh dữ, giúp đỡ lẫn nhau, tu thân, tu tại gia, thực hành tinh thần yêu thương nhân loại và vạn vật.
Nhìn chung Đức Thầy khai sáng Đạo trên tình nhân bản, lấy con người làm gốc, lấy tính khai phóng đưa con người đến chân thiện mỹ làm hướng đi và lấy tinh thần dân tộc làm căn bản.
Nhân bản, khai phóng và dân tộc sau này đã được lấy làm triết lý giáo dục cho miền Nam Việt Nam và đã được đưa vào Hiến Pháp nền Đệ Nhị Cộng Hòa.
Chỉ sau vài năm Đức Thầy đã quy tụ được hằng triệu tín đồ. Từ đó, Thầy khai dân trí bằng cách mang đạo vào đời, mang tứ ân vào chính đảng chính trị, sáng lập Đảng Dân Xã. Một đảng chính trị với chủ trương toàn dân chính trị, chống độc tài dưới bất cứ hình thức nào và chủ quyền thuộc về nhân dân.
Toàn dân chính trị là tư tưởng dân chủ tuyệt đối, dân chủ phân quyền, dân chủ hạ tầng. Thầy thực hiện dân chủ bằng cách gieo ý thức chính trị vào quần chúng, trao chủ quyền cho người dân, mọi người đều có quyền thực hành và tham gia chính trị một cách bình đẳng.
Cấu trúc của Đạo từ địa phương đến trung ương đều sinh hoạt một cách dân chủ. Các Ban Trị Sự đều là những người có tài có đức do tín đồ bầu chọn.
Còn Dân Xã Đảng nhanh chóng phát triển và đóng góp tích cực cho đấu tranh giành độc lập, bảo vệ và xây dựng nền dân chủ đa đảng tại miền Nam.
Tư tưởng toàn dân chính trị đã gắn liền với môn Công Dân Giáo Dục, giúp học sinh miền Nam trở thành những công dân tốt với ý thức chính trị và ý thức dân chủ cao sẵn sàng đóng góp cho gia đình, đất nước và nhân lọai.
Đức Hùynh Phú Sổ còn kêu gọi tín đồ Hòa Hảo tích cực tham gia chính trị: “tất cả anh em tín đồ, nếu thấy mình còn nặng nợ với Non Sông, Tổ Quốc, thương nước thương dân, hãy tham gia đảng mà tranh đấu. Đây (đảng Dân Xã) là phương tiện để anh em tín đồ hành sử Tứ Ân“.
Trước năm 1975, mặc dù đất nước đang trong hoàn cảnh chiến tranh, những khu vực có nhiều tín đồ Hòa Hảo đều là những khu vực thanh bình thịnh vượng. Chính quyền và người dân chia sẻ trách nhiệm bảo đảm an ninh. Người dân địa phương sống thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Sau biến cố 1975, các Tôn giáo đều bị ngăn cản hoạt động, các Ban Trị Sự Giáo Hội PGHH từ địa phương đến trung ương đều bị giải tán, các tín đồ Hòa Hảo vẫn tiếp tục giữ Đạo theo Thầy và Đạo Hòa Hảo vẫn tiếp tục phát triển.
Bỏ nước ra đi các tín đồ Hòa Hảo vừa lo việc định cư vừa tiếp tục xây dựng Đạo, xây dựng cộng đồng và yểm trợ quốc nội đứng lên giành lại tự do.
Những hạt mầm Đức Thầy gieo 76 năm về trước nay ươm hoa nở nhụy khắp nơi.
Trình độ học vấn của người Việt 76 năm về trước chắc phải thua xa trình độ ngày nay, nhưng mãi đến hôm nay dân mình vẫn nghèo nước mình vẫn yếu, xã hội vẫn suy đồi, tựu trung vì độc tài cộng sản.
Thực tế cho thấy đất nước càng dân chủ thì càng phát triển, người dân càng bình đẳng bình quyền thì họ càng ấm no hạnh phúc.
Ngẫm cho cùng việc mang đạo vào đời, mang tứ ân vào chính trị khai tâm và khai trí toàn dân do Đức Huỳnh Phú Sổ chủ xướng vẫn còn nguyên giá trị như ngày nào.
Biển Đông đã nổi sóng, người Mỹ đã xoay trục về Á châu. Nội tình đảng Cộng sản phân hóa trầm trọng. Nhiều dấu hiệu bên trong đảng Cộng sản có nhiều người mong muốn xoay trục với Mỹ. Xã hội thì loạn lạc, dân tình thì đói khổ. Những yếu tố trên giúp chúng ta tự tin sẽ sớm có thay đổi chính trị.
Hơn lúc nào hết mỗi người trong chúng ta cần tìm hiểu điều hay lẽ đẹp của người xưa để lại.
Hơn lúc nào hết mỗi người trong chúng ta cần tìm hiểu suy ngẫm những điều Đức Thầy truyền dạy.
Hơn lúc nào hết chúng ta cần theo lời Thầy dạy đứng lên cứu quốc, giành lại tự do và xây dựng một Việt Nam mới tự do dân chủ và giàu mạnh.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
6/07/2015
blank

Tác giả chụp chung chiến hữu Hoàng Phương Đại Diện Dân Xã Đảng Úc Châu. Anh Hoàng Phương đã gia nhập Khối 8406 ngay khi Khối được thành lập 8-4-2006. Mặc dù tuổi đã lớn nhưng luôn sát cánh với anh chị 8406 Victoria trong mọi công tác.
Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Ghi nhớ những tấm gương ‘TỬ VÌ ĐẠO”

Kính chuyễn đến qúi huynh đệ tấm lòng của anh chị em đồng đạo âm thầm nhưng mang tâm huyết thương yêu bảo lộc bộc lẫn nhau nhiều hơn là lời sáo ngữ.
Ghi nhớ những tấm gương ‘TỬ VÌ ĐẠO”

Di ảnh của Cư sĩ Nguyễn Văn Út

Thắm thoát gần 40 năm trôi qua, đánh dấu chuổi thời gian khá dài đối với sự sanh tồn của con người, cũng như đủ để làm mốc thời gian lượng định được gía trị, hầu có thể so sánh thế nào của sự trung kiên, tín thành đối với nền Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo do ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ khai sáng gần tám mươi thập niên qua tại mảnh đất thân thương hình cong chử S.

Tháng 4/75 “Đạo nạn ” đã xảy ra; gây tai ương cho bao triệu tín đồ PGHH thuần thành! – PGHH vốn là một nền Việt đạo được khởi xướng từ lòng Dân tộc, được dùng chính ngôn ngữ Dân tộc, làm cho mọi giai tầng trong xã hội dễ chia xẽ, dễ cảm thông, dễ dàng hấp thụ để trở thành một nhân tố tốt trong nhân quần xã hội…Từ độ ấy, hằng ngày bao triệu con tim quặn đau, thổn thức cúi đầu gánh chịu biết bao cảnh bất công, trái tai gay mắt! Họ phải cúi đầu âm thầm nhận lãnh! Tại sao thế? Có thể chăng nơi chính họ là những người tu hành chơn chất, lấy sự hòa ái làm phương châm xử thế hay chăng?
Trong đó cũng có những tấm lòng vì qúa xúc cảm, không dằn được tâm tịnh nên dính mắc nhiều nghịch cảnh thương tâm, gánh chịu nhiều cực hình: máu đổ, thịt rơi hay bị đày đọa nơi ngục tù tâm tối, một số khác tự dùng chính thân xác làm ngọn đuốc soi sáng lương tri của những kẻ bạo quyền, mà họ tự ban cho là giai cấp lảnh đạo quê hương xứ sở (Việt Nam).

Thật đáng kính phục thay; Những tấm gương hy sinh cao cả đó, đáng được đồng bào và đồng đạo tuyên dương danh hiệu “Thánh Tử Đạo’; – Trong đó có hiền đệ Nguyễn Văn Út, tự Út Hòa Lạc, mà cách đây tròn 7 năm, vì bị qúa nhiều áp bức bởi bọn ‘côn an’ tại xã Định an, huyện Lắp Vò, tỉnh Đồng Tháp, ngăn cấm không cho khuyến tấn con em tín đồ trao giồi đạo hạnh, ngoài ra như tại tư gia nhỏ hẹp, là nơi thôn làng hẻo lánh cũng bị bao vây ngăn cấm ngày, cũng như đêm, không cho bất cứ đồng đạo ra vào… dần đưa đến quyết định tự đốt thân xác mình, để cảnh giác cho dư luận biết rõ về hành động đàn áp tôn giáo của nhà nước csVN. Thân xác Đệ quằn quại, co quắp đớn đau trong nhiều phút, sức cố gắng chịu đựng trong ngọn lửa hồng hùng hụt bốc cháy đã làm khiếp hãi những tên ‘côn an’ sắt máu kia…Trong lúc đó chắc chắn tâm hồn đệ tìm được sự an lành vĩnh cữu.

 

C ư sĩ Nguyễn Văn Điền Phó HT/BTS/TƯ/TT đang hướng dẫn nghi lễ cầu siêu cho vong linh Út Hòa Lạc

Trớ trêu thay với hoàn cảnh tre gìa khóc măng non! Đệ ra đi, để lại cho đồng đạo một người mẹ hiền cao quý với tuổi hạt bát tuần, lụm cụm quạnh hiu khi tối lửa tắc đèn, dù niềm nhớ thương con trẻ vô biên, nhưng cụ Bà vẫn xem sự hy sinh của đệ ÚT và việc làm nầy thật xứng đáng, đây chính thật là tấm gương cao quí không lấy gì bù đấp được… Suốt bảy năm trường csVN vẫn thường xuyên theo dõi, ngăn cấm đồng đạo các nơi tới lui an ủi, chăm sóc người mẹ gìa kính yêu… ngay cả khi đến ngày giổ hằng năm của Đệ cũng bị triệt để ngăn cấm. Ba tháng trước đây là ngày tiễn biệt vĩnh viễn người mẹ hiền của đồng đạo, cũng lại bị ngăn chận đến cầu nguyện vong linh người qúa cố và chia xẻ sự mất mát với thân bằng quyến thuộc… vậy mới biết rõ chế độ cộng sản là thế đó!

Giờ ngôi nhà xiêu vẹo nầy trở nên vắng lạnh, mất đệ Út không còn là nơi để con em tín đồ PGHH địa phương dựa lưng trao giồi đạo lý! Nay lại mất người mẹ hiền, anh chị em đồng đạo không còn người để chăm sóc an ủi sớm hôm!

Từ đầu năm anh chị em đồng đạo đã bàn thảo ý định duy trì nơi nầy và những hình ảnh kỷ niệm của Nguyễn Văn Út tự Út Hòa Lạc, người tín đồ được mọi người trong đạo ca ngợi đã hy sinh vì Đạo pháp, là một Thánh Tử Đạo phải được nhắc nhớ, tôn vinh.

Đồng đạo góp sức xây dựng căn nhà kỷ niệm Út Hòa Lạc

Tuy nhiên để tránh sự theo dõi và ngăn chặn ‘côn an’ địa phương, anh chị em tín đồ phải mất hơn tháng qua trong sự lòn lách khó khăn, từ việc mua sắm vật liệu và nhân sự tới lui góp công sức xây dựng lại căn nhà và ngôi mộ cho Thánh Tử Đạo PGHH mới hoàn tất được một phần. Cho dù căn nhà đơn giản nhưng chắc chắn thời gian khó thể bào mòn các kỷ niệm mà ngay trước mặt tiền là hai ngôi mộ: – Người mẹ hiền và đệ Út lồ lộ hiện rõ trước mọi người.

 

Ngôi mồ nằm trước căn nhà mang ấn dấu sự ra đi v ì đạo pháp của Út Hòa Lạc

Việc làm nầy mang tính chất thuần lương nhân hậu, rất đúng lễ nghĩa, đạo lý và văn hóa dân tộc Việt được lưu giữ từ ngàn đời… Riêng đối với xã hội VN hiện tại, người ta cho rằng trái pháp luật… ngăn cấm, bắt bớ, trù dập, cô lập kinh tế, hâm dọa đến chung quanh nhưng không làm chùn bước những tấm lòng chân thành, lúc khởi công tuy thấy hơi le ngoe, ngày qua ngày con số càng gia tăng, kẻ bẽ sắt, người trộn hồ, khiêng vác vật dụng. v.v…khung cảnh yên lành bất thần trở nên rộn rịp, người như người không ai thèm để ý đến những cặp mắt cú vọ của bọn ‘côn an’ theo dõi từng li, từng tí… vài ngày ngôi nhà có vóc dáng khá tươi mát…

Các đồng đạo sắp hoàn tất bên ngoài căn nhà, không quảng nắng, mưa, đêm, ngày…

Không cần biết những ngày tới ngôi nhà có được an toàn hay không? Nhưng trước hùng khí quyết tâm bảo vệ của anh chị em đồng đạo trong chính nghĩa và công lý, hy vọng mọi việc sẽ đi qua trong an bình… Cầu nguyện ơn trên ban phước lành cho tất cả.

Từ trái qua: -đồng đạo Huỳnh Huệ Thọ, Võ Văn Bữu, Lê Minh Triết

Rất ca ngợi tinh thần thương yêu lẫn nhau như con một cha mà Đức Thầy đã chỉ dạy và ghi tạc sự nghĩ, thương, tiếc đến những tấm gương ‘Tử Vì Đạo’. Ước mong được anh chị em từng bước tiếp tục trùng tu, cũng như duy trì những kỷ niệm của các Thánh Tử Đạo khác… Đây là việc làm nhằm nhắc nhở thế hệ nối thừa biết được những tấm gương hy sinh cao cả của các thế hệ đi trước và cũng nhằm để an ủi, chia xẻ sự mất mát của từng cá nhân trong đaị gia đình PGHH

Mùa xuân Ất Mùi 2105
NGỌC TRÂN

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ THỌ NẠN

LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ THỌ NẠN KHI HỌP

VỚI BỬU VINH TẠI ĐỐC VÀNG HẠ, ĐỒNG THÁP MƯỜI, VÀO ĐÚNG

NGÀY 25 THÁNG 02 ÂM LỊCH NHẰM NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 1947.

-o-
I/- Đối với đồng bào và đồng đạo Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) cư ngụ tại Bắc Mỹ

như Hoa Kỳ, Mể Tây Cơ, Canada , Úc, Âu và Á Châu, Xuân Ất Mùi 2015 đã về

trên khắp cùng Đất Trời Vạn Vật. Mùa Xuân đã mang đến bao tươi vui, niềm tin

và hy vọng. Với sự khích lệ của doanh gia Khuyến Nguyễn; chủ nhân Nước Mía

Viễn Đông, chủ hàng trăm mẫu rừng Mía; của hoa hậu Lam Châu; từ lâu đã từng

tổ chức thật nhiều công cuộc mổ mắt giúp tại Việt Nam và Tại Miên cho rất nhiều

người khỏi bị mù loà, đồng thời tổ chức vô số bữa ăn cũng như nhiều săn sóc

điều trị, thường xuyên yểm trợ những người thiếu thốn; và của Hoa Hậu Huỳnh

Nga, Chủ Tịch Hội Từ Thiện PGHH, Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội

PGHH và Việt Nam Dân Xã Đảng đã long trọng thiết trí một Xe Hoa Diễn Hành

trên Đại Lộ Bolsa thành phố Westminster, trong khung cảnh vô cùng tưng bừng

náo nhiệt của 03 ngày Tết Ất Mùi 2015. Xe Hoa Nầy Của PGHH mang nhửng

khẩu hiệu:

a/ Đức Huỳnh Giáo Chủ Vạn Tuế;

b/Tinh thần PGHH-VNDXĐ bất diệt;

c/ HĐTSTƯ.GHPGHH yêu cầu Trung Cộng tôn trọng chủ quyền Biển đảo cùa Tổ

Quốc Việt Nam;

d/ HDTSTU, GH.PGHH và VNDXĐ kính gởi lời Chúc Mừng Năm Mới Ất Mùi,

2015 đến toàn thể đồng đạo và đồng bào trên Thế Giới.

Mùa Xuân đang chậm chậm đi qua, nhưng với những tín đồ PGHH thuần thành,

tận tuỵ, niềm vui Xuân chưa hoàn toàn chấm hết thì nỗi buồn cho đại cuộc và cho

nghĩa tình trung hậu lại xuất hiện rộn ràng…Viết đến đây, Ban Tổ Chức “Lễ

Tưởng Nhớ Ngày Đức Thầy Thọ Nạn “ chúng tôi, trong đầu óc và trong tâm hồn

không hiểu sao lại chỉ muốn tha thiết nhớ đến những lời Đức Thầy dạy dỗ – “ nên

làm những điều lành, điều tốt; cố tránh xa những những điều dữ, điều ác”- “cần

thích thú giao dịch thân thiết với nhũng nhân vật từ tâm bác ái, với những người

1

người sanh ra đời với hoài bảo và bẩm tánh muốn làm người hửu ích cho xã hội

và hửu ích cho Quốc Gia Dân Tộc.” Trên căn bản đó, chúng tôi hân hoan nhớ tới

những kinh nghiệm đẹp đẽ và quí báu đã xảy ra trong đời sống…Mấy chục năm

trước đây, chúng tôi đã có duyên may gặp gỡ và thọ ơn Cô Lê Kim Anh, một nhà

hảo tâm rất cao cả, thuộc tín ngưỡng Tin Lành do trung gian của đồng đạo PGHH

Huyền Tâm Huỳnh Long Giang thay mặt anh chị em mời đến tham dự ngày Gây

Quỹ gíúp PGHH và Việt Nam Dân Xã Đảng (VNDXĐ), cử hành tại nhà hàng Phú

Lệ Hoa, đường Westminster và Brookhurst, Orange County, Nam Cali. Cô Lê Kim

Anh trước năm 1975, cư ngụ tại Sài Gòn, làm việc với Air Việt Nam chừng một

năm; sau năm 1975, khi định cư ở Mỹ, làm cho hãng hàng không Delta Air Lines

gần 20 năm; phu quân của Lê Kim Anh là Mike CongDon, một phi công rất tài

giỏi của Air America. Cô đã rộng lòng giúp một số tiền quan trọng, gần 5,000

(năm ngàn) Mỹ Kim để cho PGHH làm công viêc tại quốc nội như lo cung cấp

cơm cháo cho đồng bào nghèo tại các bịnh viện, như lo đào tạo những thành phần

non trẻ thuyết giảng về thi văn giáo lý PGHH của Đức Thầy. Cô Lê Kim Anh và

Mike CongDon sanh được hai gái tên Elyzabeth CongDon Mc Gee, tên Christina

Le CongDon và có 6 cháu ngọai mà hai Vợ Chồng Lê Kim Anh – Mike C ongDon

II/- ĐỐC VÀNG HẠ LÀ BIẾN CỐ ĐỨC THẦY THỌ NẠN. ĐẾN NAY ĐÃ

68 NĂM TRÔI QUA RỒI. ĐỨC THẦY ĐÃ VÔ SỐ LẦN NÓI : “ Ta chịu khổ –

khổ cho bá tánh.” NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NẠN LÀ NGÀY TOÀN THỂ TÍN

ĐỒ PGHH VÀ ĐẢNG VIÊN DÂN XÃ KHÔNG AI KHÔNG CẢM THẤY ĐAU

BUỒN THỐNG THIẾT. ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ ĐÃ BỊ Việt Minh Cộng Sản

(VMCS) CỦA TRẦN VĂN GIÀU ÁM HAI TẠI ĐỒNG THÁP MƯỜI, ÔNG

HUỲNH THẠNH MẬU, BÀO ĐỆ PHẦN XÁC ĐỨC THẦY, THI SĨ VIÊT

CHÂU, VÀ VÔ SỐ PGHH – DXĐ ĐÃ BỊ TÀN SÁT TẠI CẦN THƠ, VÀ KHẮP

NƠI TẠI NAM BỘ, TRỤ SỞ TRUNG ƯƠNG CỦA PGHH TẠI SAIGON ĐÃ

BỊ BAO VÂY, LỤC SOÁT ĐỂ TÌM BẮT ĐỨC THẦY…TÍN ĐỒ PGHH YÊU

CẦU BẤT CỨ AI ĐƯA RA BẰNG CHỨNG RẰNG ĐỨC THẦY ĐÃ CHỈ THỊ

VÀ DẶN DÒ ĐẠI KHỐI BỔN ĐẠO PHẢI CÓ BỔN PHẬN TRIỆT ĐỂ LO TRẢ

THÙ VÀ TẬN TÌNH BÁO OÁN …TẤT CẢ TAI BAY HỌA GỞI VÀ MÁU

SÔNG XƯƠNG NÚI CỦA PGHH ĐỀU ĐÃ RÁO RIẾT XẢY RA TRONG THỜI

GIAN TRẦN VĂN GIÀU NẮM TOÀN QUYỀN LÃNH ĐẠO UỶ BAN HÀNH

KHÁNG NAM BỘ. TÍN ĐỒ PGHH VÀ ĐẢNG VIÊN DÂN XÃ CHO RẰNG

2

TRẦN VĂN GIÀU ĐÃ RA LỊNH CHO GUỒNG MÁY VMCS KHẮP NAM BỘ

PHẢI TÀN SÁT PGHH-DXĐ, RA LỊNH CHO BỬU VINH PHẢI ÁM HẠI ĐỨC

THẦY TẠI ĐỒNG THÁP MƯỜI…LỄ TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ

NẠN CÓ TRÁCH NHIỆM NÓI LÊN NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI NÓI ĐỂ LỊCH

SỮ KHÔNG BỊ THAY ĐỔI VÀ XUYÊN TẠC.

Một cuộc Biến thiên, sao dời vật đổi đã xảy ra. Chỉ còn lại một nổi buồn rầu trong

tâm tư… Khi mỗi độ Xuân về thì hình ảnh ngày xưa lại tái hiện. Trên thực tế,

không hề có môt đơn vị quân sự nào được Đức Thầy cho phép đi theo hộ tống khi

Bửu Vinh mời Đức Thầy hội họp. Ba cận vệ quân của Đức Thầy bị đâm chết khi

Đức Thầy mới bắt đầu họp với Bửu Vinh. Một người giỏi võ nghệ tên Mười Tỷ đã

chạy được về Phú Thành, nơi đóng quân của các Tướng Lãnh nồng cốt như Trần

Văn Soái và Nguyễn Giác Ngộ, Lâm Thành Nguyên và Lê Quang Ving tự Ba Cụt

để báo cáo các sự tình …Tiếng tù và, tiếng mỏ, tiếng trống, tiếng la ó, tiếng báo

động, tiếng tập họp rất là rầm rộ ồn ào… Những Đảng Viên Dân Xã, những Thanh

Niên Thanh Nữ, những Đoàn Viên Võ Sĩ của Các Lực Lượng Bảo An đều tức thời

trở thành sẵn sàng lên đường chiến đấu dẹp loạn giải nguy cho Đức Thầy. Không

ai quên được hình ảnh xôn xao náo động của vô số Nam Phụ Lão, Ấu, gào thét và

nức nở vang dội lên cùng khắp nơi nơi…Bỗng nhiên, một kỵ sĩ phi mã mang về

Phú Thành một bức thơ với nội dung do Đức Thầy viết và ký tên tường thuật lại

các việc đã xảy ra khi họp với Bửu Vinh. Tướng Nguyễn Giác Ngộ là người được

Đức Thầy bổ dụng làm chỉ huy trưởng Quân Đội Nguyễn Trung Trực cho nên Đức

Thầy thường gởi chỉ thị và dặn dò về Quân Đội Chánh Quy của Đức Thầy. Tướng

Nguyễn Giác Ngộ ra lịnh qui tụ tất cả các văn thơ viết tay đã nhận từ Đức Thầy để

so sánh với văn thơ vừa nhận. Luật Sư Mai văn Dậu, Đổng Lý Văn Phòng của Đức

Thầy, Tướng Nguyễn Giác Ngộ, và các lãnh tụ quân chánh tối cao đều quả quyết

rằng bức thơ vừa nhận là do chính Đức Thầy viết. Trong bức thơ nầy, Đúc Thầy

đã đưa ra những quyết định tối hậu như: “ Tuyệt đối không được kéo quân đi tiếp

cứu. Phải đóng quân y tại chỗ. Phải triệt để tuân lịnh.” Thế là toàn thể đều ngậm

ngùi tuân hành theo ý chỉ của Đức Thầy. Rồi nóng lòng chờ đợi. Rồi thao thức

ngóng trông. Không hề có một ai dám nghĩ đến tư tưởng cải lệnh Đức Thầy.

Không hề có một ai sanh tâm nghĩ bậy, sanh tâm tuyệt vọng hay mất niềm tin.

TẤT CẢ HÀNG CHỤC TRIỆU TÍN ĐỒ PGHH ĐỀU ÂM THẦM CHỜ NGÀY

ĐỨC THẦY TRỞ LẠI, HOẶC BẰNG THÂN XÁC CỦ, HOĂC BẰNG

3

PHƯƠNG PHÁP NHIỆM MẦU NÀO KHÁC…TÍN ĐỒ PGHH TIN TƯỞNG

RẰNG SÁM GIẢNG VÀ THI VĂN GIÁO LÝ CỦA ĐỨC THẦY TỒN TẠI

LUÔN ĐỦ SỨC ĐỂ GIỮ GÌN BỔN ĐẠO, GIỐNG NHƯ KHẨU QUYẾT CỦA

ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI DẠY DỔ CHÚNG SANH KHI NGÀI

NHẬP NIẾT BÀN… Dù Đức Thầy ở nơi đâu, và ra sao, Tín đồ PGHH vẫn nhớ

lời Đức Thầy căn dặn:

“Nếu mất thôi đành xong món nợ, Nay còn, há dễ ngó lơ sao,

Dọc ngang chí cả dầu lao khổ, Thất bại đâu làm dạ núng nao…,

Non sông bao phủ khí anh hào, Thân nầy cũng quyết đền ơn nước,

Máu giặc nguyền đem nhuộm chiến bào”.

Tại sao vậy? Tại sao Đức Thầy phải chịu khổ, phải chấp nhận hiểm nguy, không

màng bất kỳ thế lực cường quyền nào âm mưu ám toán, giết hại, nhục mạ, hay

xuyên tạc, bôi xấu. Có phải vì tình yêu sanh chúng của Đức Giáo Chủ quá bao la.

Có phải vì lòng bao dung cứu độ chúng sanh vô tận vô cùng của đại Bồ Tát họ

Huỳnh – “ XUỐNG MƯỢN XÁC NHẰM NĂM KỶ MÃO để trên thì cầu Phật

đạo, dưới phải đền đáp Tứ đại trọng ân mà Đức Thầy chấp nhận:

“Dầu gian lao dạ sắt chẳng sờn. Miễn sanh chúng thông đường giải thoát.”

“Thân ta dường thể như lươn,

Cứu dân chẳng nệ nắng sương lắm đầu

Sáu trăng Thầy Tớ dãi dầu

Quyết lòng truyền bá đạo mầu mà thôi”.

“Thương trần ta cũng ráng thề,

Đặng cho bá tánh liệu bề tu thân

Tu hành chẳng được đức ân,

Thì ta chẳng phải xác thân người đời”.

4

“Bể trầm luân khô cạn sáu đường. Tăng sĩ mới trở về nơi thanh tịnh”.

III/- Dù gọi là gì, dù là của ai đi chăng nữa, nếu đem so sánh việc cổ xưa với

việc cận kim cận đại, tín đồ của Đức Thầy cảm thấy được những bằng chứng rất

hãnh diện về PGHH, đáng được xưng tụng là Đạo Phật Việt Nam với 76 năm

trong lịch sữ hình thành, và phát triễn, càng ngày càng cố gắng nổ lực, hoàn bị

thêm, xuất phát từ những nét Việt hóa của Phật Giáo khởi đầu từ thời kỳ TRÚC

LÂM YÊN TỬ, NHÀ TRẦN… Với chân thành tâm tâm niệm niệm, với hoài bảo

không ngừng nghĩ trong nổ lực học hỏi và phát huy, PHẬT GIÁO VIỆT NAM

TỪ THỜI CỔ XƯA CHO ĐẾN NGÀY HÔM NAY ĐÃ CHỨNG MINH KHẢ

NĂNG VÀ TRÁCH NHIÊM “VIỆT NAM” CỦA MÌNH – KHÔNG HOÀN

TOÀN LỆ THUỘC TRUNG HOA VÀ LỆ THUỘC ẤN ĐỘ – MĂC DÙ VẪN

LUÔN TRUNG THÀNH VỚI CHÁNH PHÁP CỦA ĐỨC BỔN SƯ THICH CA

MÂU NI PHẬT. Nhìn lịch sử Đạo Phật Việt Nam như vậy, với nhân cách đó, với

gương hạnh đó, ai là nhà nghiên cứu và học hỏi, phải thấy rằng vấn đề quả thật rất

ư là đồ sộ và phức tạp chớ không phải là “tuỳ tiện và giản đơn”… Chúng ta hãy

thử nghe mấy bài thơ sau đây để thử coi làm cách nào chúng ta có thể tránh khỏi

ngậm ngùi cảm xúc. Dù anh hay tôi, dù chúng ta là ai. Có thể chúng ta là văn nhân

thi sĩ. Có thể chúng ta là công kỷ thương gia hay nữ tú nam thanh hoặc là tao nhân

mặc khách. Chúng ta có thể là nông dân, thợ thuyền, có thể là nhà báo, làm truyền

thông, là kỷ sư, bác sĩ, là chánh trị gia, là nhà quân sự, thậm chí là nhà tu…

TA CÓ TÌNH YÊU RẤT ĐƯỢM NỒNG,

YÊU ĐỜI YÊU LẪN CẢ NON SÔNG,

TÌNH YÊU CHAN CHỨA TRONG HOÀN VŨ,

KHÔNG THỂ YÊU RIÊNG KHÁCH MÁ HỒNG

*

NẾU KHÁCH MÁ HỒNG MUỐN ĐƯỢC YÊU,

THÌ TRONG TÂM TRÍ HÃY XOAY CHIỀU,

HƯỚNG VỀ PHỤNG SỰ CHO NHÂN LOẠI,

5

SẼ GẶP TÌNH TA TRONG KHỐI YÊU,

*

TA ĐÃ ĐA MANG MỘT KHỐI TÌNH

DƯỜNG NHƯ THỆ HẢI VỚI SƠN MINH

TÌNH YÊU MÀ CHẲNG RIÊNG AI CẢ,

YÊU KHẮP MUÔN LOÀI LẪN CHÚNG SINH.

XUẤT XỨ VÀ NGUỒN GỐC CỦA BÀI THƠ NẦY LÀ ĐỨC THẦY TRẢ LỜI

CHO MỘT CÔ GÁI NGƯỜI GỐC HOA Ở MIỀN ĐÔNG, SAIGON, GIA ĐỊNH,

ĐÃ THẦM YÊU TRỘM NHỚ ĐỨC THẦY KHI NGÀI LÁNH NẠN NGƯỜI

PHÁP TAI CHỢ LỚN.

IV/- Đức Thầy là nhà tu hành, là Giáo chủ của PGHH, cớ sao phải xen vào việc

Chánh Trị. Vào thới đó, Phong Trào Chống Pháp Cứu Quốc dâng cao. Ai có thể

điềm nhiên tọa thị trước cảnh Nước mất Nhà tan… Đức Thầy có lần hỏi câu hỏi

trên nhưng mọi người đều im lặng. Đức Thầy buồn bã rồi tự trả lời.

Yêu Nước bao đành trơ mắt ngó,

Thương đời chưa vội ẩn non cao,

Quyết đem tâm sự tâu cùng Phật,

Coi lịnh Từ Bi dạy lẽ nào. .

Nếu tâm tư của nhà ái quốc Lý Đông A là:

“ Đền xong món nợ tiền sinh ấy,

Trở lại hang sâu nhập Niết Bàn”

Trong khi, với Đức Thầy thì :

“Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa,

6

Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha,

Đền xong nợ nước thù nhà,

Thiền môn trở gót Phật đà Nam mô”

Thử ngâm lại mấy vần thơ sau đây …

“Ngày Tết năm nay ở Chiến Khu,

Bưng biền gió lốc tiếng vi vu,

Xa xa súng nổ thay trừ tịch,

Dân Việt còn mang nặng mối thù.

Mối thù nô lệ trả chưa xong,

Pháp tặc còn trêu giống Lạc Hồng,

Dùng thói dã man mưu thống trị,

Thì ta quyết chiến dễ nào không”.

HAY LÀ:

“Tặng bạn ngày Xuân chén rượu nồng,

Uống rồi vùng vẫy khắp Tây Đông,

Đem nguồn sống mới cho nhân loại,

Để tiến tiến lên cõi đại đồng”.

“NƯỚC NON TAN VỞ BỠI VÌ ĐÂU,

RIÊNG MỘT TA MANG NẶNG MỐI SẦU,

LÒNG NHỮNG HIẾN THÂN MƯU ĐỘC LẬP,

NÀO HAY TAI HOẠ ÁP BÊN LẦU”.

7

“Tay Tăng Sĩ gậy thiền quyết nắm,

Lần bụi bờ xuống thẩm lên đèo,

Dù cho gặp lắm hùm beo,

Từ bi vẫn niệm, quyết leo khỏi rừng,

Đâu nản chí mà ngừng việc phải…”

“Thâm hiểu lòng ta nỗi cuộc đời

Một bầu nhiệt huyết chẳng se lơi

Mến yêu Quốc Thuỷ tình đồng chủng,

Phải tính sao xong nỗi cuộc đời…”

V/- Kính thưa Quý Đồng Hương và Đồng Đạo,

Phải tính làm sao trước hiểm họa tồn vong của Quê Hương Đất Nưóc, hiểm họa

ngoại xâm, hiểm họa nội xâm, hiểm họa độc tài toàn trị, hiểm họa tham nhũng

thì dư luận nói là triệt để và tối đa. Hiểm họa mất biển, mất đảo, mất nước…Biển

Đông dậy Sóng. Quê Hương và Tổ Quốc Việt Nam dậy Sóng. TỰ CỔ CHÍ KIM,

NGƯỜI VIÊT NAM CHÚNG TA ĐỀU ĐƯỢC TỔ TIÊN DẠY BẢO RẰNG:

“ Quốc gia hưng vong, thất phu hửu trách”.

TỒN HAY VONG, THẠNH HAY SUY, THÀNH HAY BẠI, NHỤC HAY VINH

LÀ TRÁCH NHIỆM CHUNG CÙA MỌI NGƯỜI VIỆT NAM… Nói gì thì nói,

không ai có quyền khẳng định rằng…”ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ LỖI CỦA TÔI”.

Nói gì thì nói, tất cả mọi người đều phải có danh dự và đều phải có gan dạ để phải

nói được câu: “ TẠI VÌ TÔI KHÔNG LÀM HẾT BỔN PHẬN CỦA TÔI.”

8

Đức Thầy đã nói:

“ Ngàn năm Bắc Địch vầy bừa,

Mà còn đứng dậy tống đưa quân thù,

Hồn chíến sĩ ngàn thu rạng tỏ,

Gương anh hùng chói đỏ như châu”.

*

“Sanh vi tướng, tử vi thần,

Câu châm ngôn ấy truyền lần đến nay”.

Ngày trước là Pháp Lang Sa, ngày hôm nay là quân Tàu Cộng. Xin hãy xem và

hiểu những vần thơ duới đây như hình ảnh báo hiệu các chuyển động mà tín đồ

PGHH tin là Ơn Trên và Đức Thầy dùng để mô tả viễn tượng sắp tới…Rõ ràng là

trên trời thì phi cơ nhào luyện rầm rầm, rộ rộ còn dưới biển thì đủ thứ tàu chiến và

tiềm thủy đỉnh đã không ngừng lặn xuống, nổi lên, thi thố tài năng… Đúng là:

“MẶT NƯỚC BIỂN LÔ NHÔ LẶN HỤP,

CHIM ĐUA BAY, CÁ LẠI TRANH MỒI,

NGỌN THUỶ TRIỀU NÔ NỨC SỤC SÔI,

BẦU TRÁI ĐẤT MỘT PHEN LUÂN CHUYỂN…”

*

“Nơi phía trước, cheo leo tiếng khóc,

Đứng sau lưng, hình vóc vẫy chưng,

Nước kia, lửa nọ tưng bừng,

9

Thảm cho thế sự, lẫy lừng nạn tai”.

VI/- KÍNH THƯA CHƯ QUÝ LIỆT VỊ,

Tâm thư đã dài, nhưng điều muốn bày tỏ thì chưa hết. Chúng tôi xin tạm dừng

nơi đây. THAY MẶT HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG, Giáo Hội PGHH

VÀ Ban Chấp Hành Trung Ương, VN DÂN XÃ ĐẢNG, BAN TỔ CHỨC LỄ

TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NẠN THA THIẾT KÍNH MỜI TOÀN

THỂ ĐỒNG ĐẠO, TOÀN THỂ ĐỒNG HƯƠNG, QUÝ VỊ QUAN KHÁCH VUI

LÒNG NHÍN CHÚT THỜI GIỜ ĐẾN THAM DỰ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ CÙNG

CHIA XẺ VÀ TRAO ĐỔI NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ ĐỜI, VỀ ĐẠO NHẤT LÀ

NHẮC NHỞ LẪN NHAU VỀ MẶT TINH THẦN, VỀ Ý CHÍ QUYẾT TÂM VÌ

DÂN TỘC VÀ ĐẠO PHÁP.

BUỔI LỄ ĐƯỢC TỔ CHỨC TẠI HÔI QUÁN PGHH TRUNG ƯƠNG,

12432 EUCLID ST, GARDEN GROVE, CA 92840,

NGAY GÓC ĐƯỜNG LAMPSON.

KHAI MẠC ĐÚNG 3 GIỜ CHIỀU NGÀY CHỦ NHỰT, 26 THÁNG 4 NĂM 2015.

Một lần nữa, Ban Tổ Chức xin trân trọng kính mời, với lòng đặc biệt tri ân và

ngưỡng mộ.

Thành Phố Garden Grove, ngày 15 Tháng 3, 2015

TM Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Nhớ Ngày Đức Thầy Thọ Nạn.

HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HOÀ HẢO,

Hội Trưởng: Lê Phứơc Sang; Đệ nhứt Phó H. Trưởng: DB Dương M.Quang,

Cố Vấn: DB Dương ThanhTồn – Chánh Thơ Ký: Huyền Tâm, Huỳnh Long Giang –

Phó Hội Trưởng Nội Vụ: Trần Văn Vui – Phó Hội Trưởng Ngoại Vụ: Nguyễn Cửu

Long – Chủ Tịch Hội Đồng Kế Hoạch và Phát Triễn: Thạc Sĩ Nguyễn Tấn Lạc.

10

Tổng Bí Thơ: Đại Tá Nguyễn Văn Nam, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

VIỆT NAM DÂN XÃ ĐẢNG.

THIỆP MỜI.

THAM DỰ LỄ TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NẠN TAI ĐỒNG THÁP MƯỜI.

Ban Tổ Chức Chúng Tôi trân trọng kính mời:

……………………………………………………………………………………

Vui lòng tham dự LỄ TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NAN tại Đồng

Tháp Mười, 16 tháng 4 năm 1947.

Lễ Tưởng Nhớ nầy được tổ chức tại Trụ Sở HĐTSTƯ, GHPGHH, 12432 Euclid

St, Garden Grove, CA 92840, cử hành vào ngày Chủ Nhật, 26 tháng 4 năm 2015,

gần ngả tư đường Lampson Avenue.

CHƯƠNG TRÌNH LỄ TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NẠN GỒM CÓ:

11

1. Tiếp đón Quan khách và đồng đạo: 2 giờ 30 pm. Khai mạc đúng 3 chiều.

2. Nghi thức khai mạc: Chào Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Đạo kỳ và Mặc Niệm.

3. Giới thịệu Thành phần tham dự.

4. Diễn văn Khai Mạc của TS Lê Phước Sang, Hội Trưởng HĐTSTƯ, GHPGHH.

5. Lễ Niệm Hương trước Ngôi Tam Bảo.

6. Đọc bài Lễ Tưởng Nhớ Ngày Đức Thầy Thọ Nạn.

7. Phát biểu của Quan Khách và Xướng Ngâm Thi Văn Giáo Lý.

8. Văn Nghệ.

9. Cảm tạ của Ban Tổ Chức. Bế mạc lúc 7 giờ chiều.

10. Khoản đãi thức ăn nhẹ và nước uống giải khát.

————————————————————————————–

CHỔ ĐẬU XE KHI DỰ LỄ :

a/ Đậu trên đường Lampson Avenue.

b/ Đậu bên lề tay mặt đường Euclid St – đi từ đường Lampson Ave., hướng về đường Chapman

và đường Orangewood.

1.đậu phía sân sau của Brentwood DENTAL – 12400 Euclid St. Tel 714-537-1600.

2. đậu phía sân sau của Art of DENTISTRY – 12372 Euclid St. Tel.714-539-1004.

3. đậu phía sân sau của Russo Chiropractic Clinic – 12362 Euclid St. Tel 714534-5712.

4. đậu phía sân sau của JP Escrow. Realty- 12312 Euclid St. Tel &14-467-4664

5. đậu phía sân sau của Dinh Vo DSD. DENTAL – 12302 A Euclid St .Tel. 714-590-2210.

c/ Đậu bên lề tay mặt đường Euclid St- đi kể từ đường Chapman – hướng về đường Lampson.

6. đậu phía sân sau và bên hông của NHA TRANG PRE – SCHOOL – 12351 Euclid St.

Tel 714-983-4850.

7. đậu phía sân sau và bên hông của LAW OFFICE – LUẬT SƯ NGUYỄN TÔN

NGUYÊN, 12411 Euclid St., Tel 714-638-4675.

CHÚNG TÔI MONG MỎI ĐƯỢC ĐÓN RƯỚC QUÝ THƯỢNG KHÁCH ĐỂ

ĐẠI KHỐI 8 TRIỆU TÍN ĐỒ PGHH CỦA ĐỨC THẦY CÓ DUYÊN MAY HẠNH

NGỘ Xin tri ân với tất cả tấm lòng

tôn kính, mong chờ và ngưỡng mộ.

Ban Tổ Chức LỄ TƯỞNG NHỚ NGÀY ĐỨC THẦY THỌ NẠN.

HĐTSTƯ, GHPGHH VÀ BCHTƯ, VN DÂN XÃ ĐẢNG.

12

Xin liên lạc với Ban Tổ Chức:

MC: hoa hậu Khuyến Nguyễn, nghệ sĩ Bích Ty và nghệ sĩ Tuyết Nga.

Hoa Hậu Lam Châu, Hoa Hậu Huỳnh Nga.

1-TS Hội Trưởng Lê Phước Sang: cell 832-397-9813

2- Chánh thơ ký Huyền Tâm Huỳnh Long Giang: 714-720-5271.

3- Thạc Sĩ Nguyễn Tấn Lạc, Chủ Tịch HĐKH.PT, Trưởng Ban Tiếp Tân.

4- Bích Ty: MC xướng danh thành phần dự Lễ. Tel. 714-726-4002.

5.Trưởng Ban Chào Mừng & Tiếp Đón quan khách: Phạm Diệu Chi

6. Thành phần đặc biệt giúp đở về phương diện VẬN ĐỘNG THÂN HỮU: soạn giả Trần

Văn Hương, giáo sư Hồ Phi, giáo sư Lê Hữu Quế, Thiền Sư Nguyên Linh, Giáo Sư Lê

Quý An, Nghệ Sĩ Hồng Quyên, Nghệ Sĩ Hoàng Lợi, Chị Phạm Mai, Anh Chị Mỹ Dung,

Cung Nhật Dương, Đặng Ngọc Thảo, NiNa Nghĩa Nguyễn, Nguyễn Thanh Tân, Ông Bà

Ba Định, Chủ Tịch Châu Văn Để và Cô Minh Nguyệt.

Xin mời xem WEBSITE: WWW.tandanhoa.com. Cơ quan ngôn luận chánh thức

của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Hội Đồng Trị Sự Trung Ương.

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ bị ngăn cản…

Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ bị ngăn cản…

 

Bản tin RFA kể về một đaị lễ PGHH ở tỉnh An Giang: hôm 15-1-2015 là ngày kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo chủ Đản sanh.

 

Ngày 25 tháng 11 Âm lịch năm nay nhằm ngày 15 tháng 1 năm 2015 kỷ niệm 95 năm ngày Đản sinh của Huỳnh Giáo chủ. đồng đạo Phật giáo Hòa hảo khắp nơi đổ về An Giang để hành lễ và đã gặp sự cản trở của an ninh, công an phối hợp với cảnh sát giao thông và côn đồ bằng mọi cách không cho họ tới Quang Minh Tự nơi được xem là cơ sở chính thức để tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập tập trung cầu nguyện và hành lễ tưởng niệm Đức Thầy.

 

Bắt đầu từ nhiều ngày trước các nẻo đường đã bị phong tỏa, anh Nguyễn Bắc Truyển, một tín đồ Phật giáo Hòa hảo cho biết:

 

“…năm nay tại chùa Quang Minh Tự như hàng năm vẫn tổ chức cho các tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập không liên quan gì tới các tổ chức Phật giáo Hòa hảo do nhà nước lập ra để tổ chức kỷ niệm ngày Đản sinh của Đức Thầy. Theo tôi được biết công an mật vụ đã bao vây rất nhiều tín đồ Phật giáo Hòa hảo tại miền Tây cũng như tại chùa Quang Minh Tự vào ngày hôm qua và hôm nay…”

 

RFA nói rằng Nguyễn Hoàng Nam là người bị ngăn chận ngay tại nhà không cho đi dự lễ, ông Nam nói:

 

“…Cấm đoán những nơi như chùa Quang Minh Tự, đạo tràng của ông Bùi Văn Chung, Hoài Nam… nhân dân các tỉnh miền Tây đều bị trấn áp hết. Mỗi khi lễ tới trước ngày 23, 24, 25 họ đã chặn trước người dân, họ cấm đoán hết.”

 

Bản tin cũng ghi lời Ông Võ Văn Thanh Liêm, trụ trì Quang Minh Tự cho biết tình trạng công an ngăn cản tín hữu Hòa hảo trong ngày hôm Thứ Tư và Thứ Năm như sau:

 

“Hôm nay là ngày Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo chủ đàng này cũng tổ chức nhưng vào ngày 22 thì nó đã gác rồi tới sáng 24 nó mới chặn tiếp. Anh em đi vô Quang Minh Tự thì nó chặn ai cãi thì đánh, mấy đứa cháu tôi cũng bị đánh, người nhà còn bị đánh. Nó để máy nó xịt nước cứt bò và dùng những thứ tục tỉu nó chửi người Phật giáo Hòa hảo. Cộng sản nó nói một đường nó làm một ngã từ xưa nay. Anh em xa xứ bên hải ngoại cũng vì cộng sản mới lưu lạc mấy chục năm trường.

 

Hôm nay nó không chặn ngay trước cửa nhưng cách đó vài chục thước chặn đầu trên đầu dưới ai chạy tới thì nó ngăn, vô Quang Minh Tự nửa chừng vô không được. Ở ngoài đường cái thì nó án ngữ rất đông làm cho người ta sợ còn vô một khúc rồi nó chặn lại không cho vô. Mình đi với đồng đạo nó vẫn đánh như thường.”

 

Tương tự, RFA đã phỏng vấn người tù nhân lương tâm Võ Văn Vũ:

 

“…Cảnh sát giao thông đến từng nhà chận không cho anh em ra khỏi nhà để đi làm lễ. Riêng Quang Minh Tự trụ trì là ông Võ Văn Thanh Liêm từ hôm qua tới nay vẫn bị bao vây bên ngoài, đồng đạo đến họ chận lại họ không cho vào.

 

Riêng tôi thì không đi ra khỏi nhà được. Sáng nay có hai vợ chồng hai em là Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Ngọc Hà là hai cựu tù nhân lương tâm một đứa sáu năm một đứa 4 năm tù bị chung một lượt với tôi kỳ đó sáng nay hai cháu đi làm lễ thì an ninh công an họ chận họ nói không ra khỏi nhà hai cháu phải quày trở về.”

Sent from my iPad

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

ĐỂ TÌM ĐẾN “HỘI LONG HOA”

 

ĐỂ TÌM ĐẾN “HỘI LONG HOA”

 

Nếu từ ngoài nhìn vào giáo lý đạo PGHH, dường như ai cũng chỉ nhận định rằng giáo lý ấy chỉ hành theo tứ Ân, làm tròn Nhân đạo.  Giáo lý ấy chỉ như ánh Trăng khi tỏ khi mờ, khi hành giả chưa hiểu hay chưa nhận rõ về sự “nhiệm sâu” trong giáo lý đạo PGHH.  Và ánh Trăng ấy sẽ là nguồn ánh sáng vô tận dành cho những ai thấu hiểu, ngộ được sự “huyền bí” trong giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Với sự nhận định trong bài trước về: “giá trị của giáo lý đạo PGHH, là một kho tàng quí báu dành cho những ai quyết lòng khám phá, tìm hiểu để tìm đến chân Trời mới, như các nhà khoa học Anh Quốc hay các tiến sĩ Tây phương đã làm trong chuyến ‘Hành Trình về Phương Đông’ (Tây Tạng).”  Hơn thế nữa, giáo lý đạo PGHH không chỉ mở lối để nhìn về chân Trời mới, mà chỉ dẫn tận tường các đường đi nẽo lánh để giúp những “Đường Tam Tạng” (hành giả) của ngày nay nhận rõ các phương thức hành trì để thuần phục được “Ngộ Không Tánh, Ngộ Năng Tánh, Ngộ Tĩnh Tánh, Tâm Viên-Ý Mã” của bản thân để tìm đến “Lôi Âm Tự” thỉnh Kinh, cầu đạo.

Giáo lý đạo PGHH khuyên răn tín đồ cùng các bậc hành giả, khởi đầu của việc hành đạo là sự cúng lạy hàng ngày, gìn giới luật, chay lạc, xem Kinh sách….., và trong bài “Tu Thân Xử Kỷ” (Tu xét chính mình), Đức Huỳnh Giáo Chủ còn chỉ rõ: “Sự lễ bái không đủ cho ta tỏ ra một tín-đồ chân thành của đạo Phật được. Tai sao vậy?  Vì Đức Phật chẳng bao giờ ngỏ ý rằng: ‘Các người hãy lạy thờ ta cho nhiều rồi ta sẽ độ giúp các người’ mà trái lại, Ngài dạy rằng: ‘Các người nên hiểu biết phận-sự con người phải làm gì trong kiếp sống và tìm kiếm chân tánh của mình.’  Thiệt-hành theo giáo-lý của Ngài thì Ngài sẽ hướng-dẫn và ủng-hộ vậy.  Ta hãy đem đức-tin trong sạch mà thờ kỉnh Phật và hãy đem lòng lành mà hành-động y theo lời phán dạy của Phật” (để nhận ra “Chánh” Lôi Âm Tự).  Và Ngài cũng khuyên hành giả: “phải điêu-luyện khối tinh-thần cho mạnh-mẽ đặng tự lập con đường rõ-ràng, duy nhất của mối Đạo mình đang học để lấy đó làm cương-mục mà bài trừ những thành-kiến, cố chấp, thói quen, sự chần chờ, lòng ham muốn, tánh kiêu-ngạo, tật-đố, gièm-siểm, dua-nịch, ích-kỷ tư tâm, sự gây gổ, mê đắm trong bể dục-tình và sự phiền-não nó làm cho náo loạn cõi lòng” (để thuần phục: Ngộ Không Tánh, Ngộ Năng Tánh, Ngộ Tĩnh Tánh, cùng Tâm Viên-Ý Mã).  Đó là các việc cần làm, là những căn bản khởi đầu khi đã hạ chí, quyết tâm cầu đạo.

Và Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng chỉ dạy cho tín đồ của đạo về những việc nên làm trong sinh hoạt hàng ngày trong “Lời Khuyên Bổn Đạo” hay “Tám Điều Răn”, là giới luật căn bản của người tín đồ khi đã qui y theo đạo hay cho những hành giả khi đã phát tâm tu tập, như sau: “Khi đã coi giảng thì phải tự xét mình và sửa sang những thói hư tật xấu, mình lầm lỗi thì rứt bỏ và giữ những điều răn cấm sau đây: ĐIỀU THỨ NHỨT: Ta chẳng nên uống rượu, cờ bạc, á phiện, chơi bời theo đàng điếm, phải giữ cho tròn luân lý tam cang ngũ thường. ĐIỀU THỨ NHÌ: Ta chẳng nên lười biếng, phải cần kiệm, sốt sắng, lo làm ăn và lo tu hiền chơn chất, chẳng nên gây gổ lẫn nhau, hãy tha thứ tội lỗi cho nhau trong khi nóng giận.  ĐIỀU THỨ BA: Ta chẳng nên ăn xài chưng dọn cho thái quá và lợi dụng tiền tài mà đành quên nhơn nghĩa và đạo lý, đừng ích kỷ và xu phụng kẻ giàu sang, phụ người nghèo khó.  ĐIỀU THỨ TƯ: Ta chẳng nên kêu Trời, Phật, Thần, Thánh mà sai hay hoặc nguyền rủa, vì Thần Thánh không can phạm đến ta. ĐIỀU THỨ NĂM: Ta chẳng nên ăn thịt trâu, chó, bò, và không nên sát sanh hại vật mà cúng Thần Thánh nào, vì Thần Thánh không bao giờ dùng hối lộ mà tha tội cho ta, vì nếu ta làm tội sẽ hưởng tội, còn những hạng ăn đồ cúng kiến mà làm hết bịnh là Tà Thần; nếu ta cúng kiếng mãi thì nó ăn quen sẽ nhiễu hại ta.  ĐIỀU THỨ SÁU: Ta không nên đốt giấy tiền vàng bạc, giấy quần áo mà tốn tiền vô lý, vì cõi Diêm Vương không bao giờ ăn hối lộ của ta, mà cũng không xài được nữa, phải để tiền lãng phí ấy mà cứu trợ cho những người lỡ đường đói rách, tàn tật.  ĐIỀU THỨ BẢY: Đứng trước mọi việc chi về sự đời hay đạo đức, ta phải suy xét cho minh lý rồi sẽ phán đoán việc ấy.  ĐIỀU THỨ TÁM: Tóm tắt, ta phải thương yêu lẫn nhau như con một cha, dìu dắt lẫn nhau vào con đường đạo đức, nếu ai giữ đặng trọn lành trọn sáng về nơi cõi Tây Phương an dưỡng mà học Đạo cho hoàn toàn đặng trở lại cứu vớt chúng sanh.  Tất cả thiện nam tín nữ trong tôn giáo nhà Phật, lúc rãnh việc nên thường coi kệ giảng mà giữ gìn phong hóa nước nhà, giữ những tục lệ chân chánh, bỏ tất cả những sự dị đoan mê tín thái quá mà làm cho đạo đức suy đồi.

 

Với những khởi đầu căn bản của việc hành đạo cùng các lời khuyên của Đức Thầy vừa qua, ngày nay tín đồ của đạo còn mấy ai quan tâm và hành đúng theo?  Phải chăng chỉ là những lời nói trên đầu môi, chỉ để khuyên răn, nhắc nhở người khác?  Còn mấy ai biết tự xét lấy bản thân hay chỉ biết nắm bắt, xét lỗi người?  Ấy là đã đi ngược lại tôn chỉ “Tiên xử kỷ, hậu xử bỉ” và là lý do vì sao có câu: “Bổn đạo tuy đông, nhưng xuồng dông chở không đầy” là vậy.   Ấy chỉ là những căn bản trong việc hành trì của tín đồ và cho các bậc hành giả.  Nếu hành không đúng và làm không trọn thì làm thế nào có thể nhận rõ được sự “nhiệm mầu” trong giáo lý đạo PGHH, nói chi đến các “nấc thang đạo đức” mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã định sẵn, và làm sao có mặt được ở “Hội Long Hoa” ?

 

Để tìm đến được “Hội Long Hoa”, theo nhận định cá nhân, thì tín đồ cùng các bậc hành giả hãy thật tâm hành trì theo những chỉ dạy căn bản vừa qua.  Nên tìm hiểu, nhận rõ sự “nhiệm mầu”, tính “cao siêu” trong giáo lý đạo và hành theo những “trọng yếu”, được liệt kê trong phần sau. Tuy nhiên, “Tùy phong hóa nhân sanh phù hạp”, tùy theo căn cơ trình độ mà mỗi tín đồ, hành giả có thể nhận ra mỗi nẽo để áp dụng cho sự hành trì của bản thân.  Và như Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng chỉ dạy: “Đường đạo đức bước đi từ nấc”, cũng đừng “ham linh ham nghiệm” mà vội vàng hành theo các điều cấp tiến, sẽ dẫn đến các sự sai lạc, có hại cho công trình tu tập của bản thân.

Sau đây, theo nhận thức riêng của bản thân, là những “nấc thang đạo đức” được đúc kết từ các điều trong giáo lý đạo PGHH, được xếp theo trình tự từ thấp lên cao cho đến việc nhận rõ về sự “luân hồi sinh tử” trong “Thập Nhị Nhơn-Duyên, Môn Hoàn Diệt.”  Đây là những hành trang dành cho tín đồ và các bậc hành giả để tìm đến “Hội Long Hoa”, và chỉ là những La Bàn định hướng, tùy vào sự tín tâm mà mỗi hành giả có thể nhận ra mỗi con đường hành đạo khác nhau.  Hãy đọc và nghiệm kỹ từng điều, nói về các điều sau, trong Sấm Giảng Thi Văn giáo lý đạo để cảm nhận sự “nhiệm sâu” và để hành theo, vì như Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết:

 

Lời truyền sấm như bài toán đố,         Ít câu mà ý nhiệm sâu,

Ai biết tầm thì đặng hưởng nhờ.            Nghĩ suy cho cạn mới hầu khônngoan.

 

Các tín đồ của đạo hãy thử một lần quên đi những gì đã học, đã biết và thử mở lại cánh cửa “giáo điều”, biết đâu sẽ nhận ra các điều kỳ diệu chưa từng khám phá, để có được những hành trang tìm đến “Hội Long Hoa.”  Các bậc hành giả, những ai đã từng nghe hay chưa biết qua về nền đạo PGHH, hãy một lần thử gõ cửa, cánh cửa ấy sẽ mở và đón nhận tất cả những ai quyết lòng khám phá, tìm hiểu về chân Trời mới, qua các điều chỉ dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ về việc:

 

  1. Tránh xa “Tứ Đỗ Tường” (Tửu, Sắc, Tài của, Khí hùng)
  2. Diệt Trừ “Ngũ Uẫn” (Tham, Sân, Si, Nhơn, Ngã)
  3. Đền Đáp “Tứ Ân” (Ân Tổ Tiên Cha Mẹ, Ân Đất Nước, Ân Đồng Bào & Nhân Loại, Ân Tam Bảo)
  4. Tránh “Tam Nghiệp” (Thân, Khẩu, Ý nghiệp) – Trừ “Thập Ác” (Sát sanh, Đạo tặc, Tà dâm, Lưỡng thiệt, ngôn, Ác khẩu, Vọng ngữ, Tham lam, Sân nộ, Mê si)
  5. Hành “Bát Nhẫn” (Nhẫn-năng-x-thế,Nhẫn-giái, Nhẫn-hương-lân,Nhẫn-phụ-mẫu,Nhẫn-tâm, Nhẫn-tánh, Nhẫn-đức, Nhẫn-thành)
  6. Hành “Bát Chánh Đạo” (Chánh kiến, Chánh tư-duy, Chánh nghiệp, Chánh tinh-tấn, Chánh mạng, Chánh ngữ, Chánh niệm, Chánh định)
  7. Hành “Tứ Diệu Đề” (Tập-đ, Diệt-đ,Khổ, Ðạo-đ)
  8. Áp dụng “Đường Trung Đạo của Phật”
  9. Hành trì theo “Bốn Đại Đức của Phật” (Từ, Bi, Hỉ, Xả)
  10. Tìm hiểu về “Thập Nhị Nhơn-Duyên”(Vô-minh, Hành, Thức, Danh-sắc, Lục-nhập, Xúc-động, Thọ-cảm, Ái, Bảo-thủ, Hữu, Sanh, Lão-tử)
  11. Nhận rõ về “Môn Hoàn Diệt”

 

Đức Huỳnh Giáo Chủ còn dạy thêm rằng: “Thấy đạo lý chớ nào thấy tánh,Còn ẩn nơi tim óc xác phàm”, nhằm nhắc nhở tín đồ cùng các bậc hành giả về việc gặp được giáo lý là một việc, việc hành trì, nghiệm chứng để nhận rõ “tánh” của bản thân là điều cốt yếu.  Với câu châm ngôn: “ai ăn nấy no, ai uống sẽ cảm nhận được sự nóng, lạnh của nước”, đó là sự cảm nhận mà hành giả cần đạt đến trong sự hành trì.  Nếu chỉ nghe giáo lý, nói thao thao các giáo điều mà không hành theo, hay ngồi niệm Phật hàng giờ mà chưa ngộ được “Tánh”, cùng việc cúng lạy trong mấy mươi năm mà chưa chứng nghiệm, hành y….. thì công trình tu tập chỉ là việc “Trăng soi đáy nước.”

 

Ngày nay, tín đồ của đạo cùng các bậc hành giả, nếu hành đúng theo những sự chỉ dạy căn bản trong việc hành đạo và áp dụng đúng những điều trong “Lời Khuyên Bổn Đạo”, sẽ cảm nhận được sự thay đổi của bản thân, sự thay đổi của nhân sinh quan về cuộc sống, và tạo được nền móng căn bản cho việc tiến bước trên những “nấc thang đạo đức” tiếp theo, như Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy trong các điều qua.  Mong rằng tín đồ của đạo cùng các bậc hành giả sớm nhận ra và hành đúng theo để tránh việc lầm đường lạc lối, vì: “đi trúng tất sống, bước trật tất chết.”  Dù ngày nay có lắm điều hay, hay nhiều kẻ giỏi, cùng bao phương thức hành trì cấp tiến….., cũng chớ cả tin hay hành theo, mà hãy áp dụng đúng các sự răn dạy củaĐức Thầy cho việc hành trì và phụng sự, đó là những hành trang để tìm đến “Hội Long Hoa.”  Mong lắm thay!

 

HCK

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

CSVN khủng bố trên quy mô lớn đối với tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy

CSVN khủng bố trên quy mô lớn đối với tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy

CSVN khủng bố trên quy mô lớn đối với tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy

Công an CSVN đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy nhân ngày đại lễ 25/11 âm lịch. 
Nhóm phóng viên PGHH – Theo nguồn tin từ GHPGHH Thuần Túy (GHPGHHTT), ông Trương Thành Long – phó Tổng vụ trưởng vụ truyền thông Giáo hội Trung ương cho biết: GHPGHHTT dự đinh tổ chức ngày Đại Lễ 25/11 âm lịch kỷ niêm lần thứ 95 năm ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH (25/11 Kỷ Mui – 25/11Giáp Ngọ) tại tư gia ông Nguyễn Văn Vinh, xã Long Giang, huyện chợ Mới, An Giang.
Mấy ngày qua và hôm nay 15-01-2015 (25/11 Giáp Ngọ) là chánh lễ công an bao vây điểm lễ. Họ phong tỏa đoạn đường đi ngang qua nhà ông Nguyễn Văn Vinh, đóng chốt canh giữ hai đầu đường, không cho bất cứ xe nào ngoài địa bàn của xã được phép chạy ngang qua.

Trước đó sáng ngày 09-01-2015 (Ngày 19/11 Giáp Ngọ) nhà cầm quyền tỉnh An Giang cử Trung Tá Hải, phó trưởng phòng công an huyện Chợ Mới cầm đầu phái đoàn khoảng 10 người đến gặp ông Nguyễn Văn Vinh – chủ nhà và ông Tống Văn Chính – Hội trưởng GHPGHHTT tỉnh An Giang.
Nội dung trao đổi họ cấm GHPGHHTT tổ chức ngày lễ này. Ông Nguyễn Văn Vinh trả lời: Chúng tôi là người đạo quyết tổ chức ngày lễ của đạo cho bằng được, nếu vì một lẽ gì nhà cầm quyền không cho thì các ông có thể sử dụng bạo lưc, dùi cui, roi điện, cảnh sát cơ động, xã hội đen đến trấn áp, bắt bớ tù đày, đánh đập như những gì các ông đã từng làm. Ông Hà Văn Duy Hồ – Ban Tổ Chức cho biết.
Công an ở các tỉnh, Thành Phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long… nơi nào có gia đình trị sự viên GHPGHHTT, công an đến canh giữ, nội bất xuất ngoại bất nhập, xiết chặt canh gác bắt đầu từ chiều ngày 13/1/2015 (23/11 Giáp Ngọ)
Vào các ngày 12, 13, tháng 01 2015 tại huyện Vĩnh Thạnh, công an gửi giấy mời làm việc với các ông Trần văn Minh, Trần Văn Quan (Tám Quan), Trần Văn Nhị, Trần Văn Quan (Năm Khéo) cấm không cho đi dự lễ.
Tại xã Đông Thành, Thị Xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, sáng ngày 13-01-2015, một phái đoàn của nhà cầm quyền TX Bình Minh đến gặp ông Bùi Văn Luốc – Hội trưởng GHPGHHTT tỉnh Vĩnh Long. Họ thông báo là không cho ông Bùi Văn Luốc đi dự lễ và cũng cấm tổ chức lễ ở địa phương. Sau đó họ bố ráp, bao vây các nhà của các trị sự viên trong tỉnh Vĩnh Long. Ông Bùi Văn Luốc Hội trưởng tỉnh Vĩnh Long tâm sự.
Ông Nguyễn Văn Điền, Phó Hội Trường GHTƯ PGHHTT cho biết: “Suốt mấy ngày qua, công an đóng chốt canh giữ nhà tôi rất nghiêm mật, tối họ giăng mùng ngủ trước nhà, bà nhà tôi đau đi chích thuốc họ cũng không cho”. 
Trước cảnh công an cộng sản các tỉnh miền tây trấn áp GHPGHHTT tổ chức ngày đại lễ 25/11âm lịch, ông Lê Văn Sóc, Phó Hội Trưởng GHTƯPGHHTT đặc trách đối ngoại cho biết: “Đây là hành động đàn áp thô bạo của nhà cầm quyền CSVN đối với khối PGHH Thuần Túy, họ đã vi phạm hiến pháp về “quyền tự do đi lại và quyền tự do tín ngưỡn tôn giáo”. Tôi tha thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế, các chính khách, chính phủ các nước tự do, các nhà đấu tranh tự do nhân quyền cho Việt Nam… cần quan tâm Việt Nam về tự do nhân quyền, tự do tôn giáo”
Được biết ngày Đại Lể 25/11 Giáp Ngọ là Đại Lễ lần thứ 95 năm ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH (25/11 Kỷ Mùi – 25/11 Giáp Ngọ tương song 15/01/1920 – 25/11/2015).

Đức Huỳnh Giáo Chủ tên thật là Huỳnh Phú Sổ, con của Đức ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm ở làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc nay là thị trấn Phú Mỹ, Phú Tân, An Giang.

Thuở nhỏ Ngài học chưa hết cấp một thì phải tạm dừng do mang nhiều căng bệnh trầm kha không một danh y, bác sĩ tây y hay đông y nào trị được. Tình trạng bệnh của ngài kéo dài cho đến tuổi tráng niên. Trông ngài còn nhỏ tuổi nhưng nhân cách của ngày tỏ ra là một bậc vỹ nhân. Ngài it nói, ít cười thường bộc lộ nhiều tài năng thiên bẩm.
Vào ngày 18/05 Kỷ Mão (1939), ngày chính thức khai sinh nền Đại Đạo PGHH (lúc này Ngài trên dưới 20 tuổi). Đức Huỳnh Giáo Chủ dùng Tam Độ Nhứt Như để độ đời:
– Trị bệnh độ đời: dùng lá mít, lá xoài, lá ổi… và nước lã để trị bệnh. Ngài đã chữa khỏi nhiều chứng bệnh nan y.
– Thuyết pháp độ đời: nhân lúc nhiều người đến xin thuốc trị bệnh, Ngài giảng giải giáo lý nhà Phật cho mọi người nghe.
– Viết kinh giảng độ đời: đây là tài năng đặc biệt của bậc sinh nhi tri. Ngài học chưa hết cấp một thế nhưng Ngài chấp bút là viết không cần phải suy nghỉ, không tẩy xóa.
Ngài đã để lại cho tín đồ PGHH một kho tàng pháp bảo gồm có: 5 quyển văn vần, một quyễn văn xuôi và trên 500 bài thi ngắn dài. Sau ngày được GHPGHH kết tập thành một quyễn sách trên 400 trang. Ngày đã tham gia và tổ chức nhiều tổ chức chính trị xã hội:
– Đầu năm 1945 ngài thành lập Việt Nam Phật giáo Liên Hiệp Hội.
– Tháng 03/1945 ngài tham gia Việt Nam Vận Động Độc Lập Hội
– Tháng 09/1946: ngài và một số nhân sĩ mang tư tưởng quốc gia thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng. Ngài là một nhà cách mạng tôn giáo, canh tân giáo điêù và quy nguyên giáo lý chân truyền của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và ngài xiển dương những tinh hoa giáo lý Khổng Lão quy hợp để trở thành giáo lý PGHH. Ngài là một chí sĩ cách mạng yêu nước với chủ trương đường lối chính trị chống ngoại xâm gắng liền với tinh thần dân tộc dân chủ.
Vào đêm 25/02 nhuần, năm Đinh Hợi (16/04/1947), Ngài họp với ông Bửu Vinh CS tại ngọn Đốc Vàng Hạ thuộc tỉnh Long Xuyên, nay là huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp, xãy ra biến cố ngày vắng mặt cho đến ngày nay.
Theo tài liệu CSVN trong quyễn “30 năm truyền thống kháng chiến Tây Nam Bộ” do ông Võ Văn Kiệt làm chủ biên thì họ xác nhận là đã ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
About these ads

Occasionally, some of your visitors may see an advertisement here.

Tell me more | Dismiss this message

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Post navigation

Leave a Reply

 

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Lịch Sử PG Hòa Hảo

Lịch Sử PG Hòa Hảo

CSVN khủng bố trên quy mô lớn đối với tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy

CSVN khủng bố trên quy mô lớn đối với tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy

Công an CSVN đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy nhân ngày đại lễ 25/11 âm lịch. 
Nhóm phóng viên PGHH – Theo nguồn tin từ GHPGHH Thuần Túy (GHPGHHTT), ông Trương Thành Long – phó Tổng vụ trưởng vụ truyền thông Giáo hội Trung ương cho biết: GHPGHHTT dự đinh tổ chức ngày Đại Lễ 25/11 âm lịch kỷ niêm lần thứ 95 năm ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH (25/11 Kỷ Mui – 25/11Giáp Ngọ) tại tư gia ông Nguyễn Văn Vinh, xã Long Giang, huyện chợ Mới, An Giang.
Mấy ngày qua và hôm nay 15-01-2015 (25/11 Giáp Ngọ) là chánh lễ công an bao vây điểm lễ. Họ phong tỏa đoạn đường đi ngang qua nhà ông Nguyễn Văn Vinh, đóng chốt canh giữ hai đầu đường, không cho bất cứ xe nào ngoài địa bàn của xã được phép chạy ngang qua.

Trước đó sáng ngày 09-01-2015 (Ngày 19/11 Giáp Ngọ) nhà cầm quyền tỉnh An Giang cử Trung Tá Hải, phó trưởng phòng công an huyện Chợ Mới cầm đầu phái đoàn khoảng 10 người đến gặp ông Nguyễn Văn Vinh – chủ nhà và ông Tống Văn Chính – Hội trưởng GHPGHHTT tỉnh An Giang.
Nội dung trao đổi họ cấm GHPGHHTT tổ chức ngày lễ này. Ông Nguyễn Văn Vinh trả lời: Chúng tôi là người đạo quyết tổ chức ngày lễ của đạo cho bằng được, nếu vì một lẽ gì nhà cầm quyền không cho thì các ông có thể sử dụng bạo lưc, dùi cui, roi điện, cảnh sát cơ động, xã hội đen đến trấn áp, bắt bớ tù đày, đánh đập như những gì các ông đã từng làm. Ông Hà Văn Duy Hồ – Ban Tổ Chức cho biết.
Công an ở các tỉnh, Thành Phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long… nơi nào có gia đình trị sự viên GHPGHHTT, công an đến canh giữ, nội bất xuất ngoại bất nhập, xiết chặt canh gác bắt đầu từ chiều ngày 13/1/2015 (23/11 Giáp Ngọ)
Vào các ngày 12, 13, tháng 01 2015 tại huyện Vĩnh Thạnh, công an gửi giấy mời làm việc với các ông Trần văn Minh, Trần Văn Quan (Tám Quan), Trần Văn Nhị, Trần Văn Quan (Năm Khéo) cấm không cho đi dự lễ.
Tại xã Đông Thành, Thị Xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, sáng ngày 13-01-2015, một phái đoàn của nhà cầm quyền TX Bình Minh đến gặp ông Bùi Văn Luốc – Hội trưởng GHPGHHTT tỉnh Vĩnh Long. Họ thông báo là không cho ông Bùi Văn Luốc đi dự lễ và cũng cấm tổ chức lễ ở địa phương. Sau đó họ bố ráp, bao vây các nhà của các trị sự viên trong tỉnh Vĩnh Long. Ông Bùi Văn Luốc Hội trưởng tỉnh Vĩnh Long tâm sự.
Ông Nguyễn Văn Điền, Phó Hội Trường GHTƯ PGHHTT cho biết: “Suốt mấy ngày qua, công an đóng chốt canh giữ nhà tôi rất nghiêm mật, tối họ giăng mùng ngủ trước nhà, bà nhà tôi đau đi chích thuốc họ cũng không cho”. 
Trước cảnh công an cộng sản các tỉnh miền tây trấn áp GHPGHHTT tổ chức ngày đại lễ 25/11âm lịch, ông Lê Văn Sóc, Phó Hội Trưởng GHTƯPGHHTT đặc trách đối ngoại cho biết: “Đây là hành động đàn áp thô bạo của nhà cầm quyền CSVN đối với khối PGHH Thuần Túy, họ đã vi phạm hiến pháp về “quyền tự do đi lại và quyền tự do tín ngưỡn tôn giáo”. Tôi tha thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế, các chính khách, chính phủ các nước tự do, các nhà đấu tranh tự do nhân quyền cho Việt Nam… cần quan tâm Việt Nam về tự do nhân quyền, tự do tôn giáo”
Được biết ngày Đại Lể 25/11 Giáp Ngọ là Đại Lễ lần thứ 95 năm ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH (25/11 Kỷ Mùi – 25/11 Giáp Ngọ tương song 15/01/1920 – 25/11/2015).

Đức Huỳnh Giáo Chủ tên thật là Huỳnh Phú Sổ, con của Đức ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm ở làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc nay là thị trấn Phú Mỹ, Phú Tân, An Giang.

Thuở nhỏ Ngài học chưa hết cấp một thì phải tạm dừng do mang nhiều căng bệnh trầm kha không một danh y, bác sĩ tây y hay đông y nào trị được. Tình trạng bệnh của ngài kéo dài cho đến tuổi tráng niên. Trông ngài còn nhỏ tuổi nhưng nhân cách của ngày tỏ ra là một bậc vỹ nhân. Ngài it nói, ít cười thường bộc lộ nhiều tài năng thiên bẩm.
Vào ngày 18/05 Kỷ Mão (1939), ngày chính thức khai sinh nền Đại Đạo PGHH (lúc này Ngài trên dưới 20 tuổi). Đức Huỳnh Giáo Chủ dùng Tam Độ Nhứt Như để độ đời:
– Trị bệnh độ đời: dùng lá mít, lá xoài, lá ổi… và nước lã để trị bệnh. Ngài đã chữa khỏi nhiều chứng bệnh nan y.
– Thuyết pháp độ đời: nhân lúc nhiều người đến xin thuốc trị bệnh, Ngài giảng giải giáo lý nhà Phật cho mọi người nghe.
– Viết kinh giảng độ đời: đây là tài năng đặc biệt của bậc sinh nhi tri. Ngài học chưa hết cấp một thế nhưng Ngài chấp bút là viết không cần phải suy nghỉ, không tẩy xóa.
Ngài đã để lại cho tín đồ PGHH một kho tàng pháp bảo gồm có: 5 quyển văn vần, một quyễn văn xuôi và trên 500 bài thi ngắn dài. Sau ngày được GHPGHH kết tập thành một quyễn sách trên 400 trang. Ngày đã tham gia và tổ chức nhiều tổ chức chính trị xã hội:
– Đầu năm 1945 ngài thành lập Việt Nam Phật giáo Liên Hiệp Hội.
– Tháng 03/1945 ngài tham gia Việt Nam Vận Động Độc Lập Hội
– Tháng 09/1946: ngài và một số nhân sĩ mang tư tưởng quốc gia thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng. Ngài là một nhà cách mạng tôn giáo, canh tân giáo điêù và quy nguyên giáo lý chân truyền của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và ngài xiển dương những tinh hoa giáo lý Khổng Lão quy hợp để trở thành giáo lý PGHH. Ngài là một chí sĩ cách mạng yêu nước với chủ trương đường lối chính trị chống ngoại xâm gắng liền với tinh thần dân tộc dân chủ.
Vào đêm 25/02 nhuần, năm Đinh Hợi (16/04/1947), Ngài họp với ông Bửu Vinh CS tại ngọn Đốc Vàng Hạ thuộc tỉnh Long Xuyên, nay là huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp, xãy ra biến cố ngày vắng mặt cho đến ngày nay.
Theo tài liệu CSVN trong quyễn “30 năm truyền thống kháng chiến Tây Nam Bộ” do ông Võ Văn Kiệt làm chủ biên thì họ xác nhận là đã ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

CA xua quân phá buổi lễ Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ

CA xua quân phá buổi lễ Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ

CTV Danlambao – Buổi lễ kỷ niệm 95 ngày sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ – người khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo đã bị nhà cần quyền CSVN huy động lực lượng lớn quấy phá và đàn áp thô bạo.

Ngày 15/1/2015 (tức 25/11 âm lịch) năm nay, nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã bị ngăn cản khi đến chùa Quang Minh Tự tại ấp Long Hòa 2, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, An Giang để tham dự buổi lễ mừng Đản sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Liên tục trong nhiều ngày, tu sỹ Võ Văn Thanh Liêm và nhiều thành viên tại Quang Minh Tự bị rơi vào cảnh bị bao vây, cô lập. Xung quanh chùa luôn có sự xuất hiện của hàng trăm côn an đủ loại sẵn sàng xua đuổi, đánh đập tất cả những ai ra vào.

Thậm chí, bọn chúng còn dùng thủ đoạn tạt nước hôi thối, chửi bới và lăng mạ những người quyết tâm đến chùa.
Nhà riêng của các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo gần đó cũng bị bao vây, cô lập bởi một lực lượng côn an đông đảo.
Bất chấp hoàn cảnh bị bao vây, một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khác vẫn vượt thoát khỏi sự theo dõi để đến được chùa Quang Minh Tự.
Trong khi đó, một số người khác như ông Tô Văn Mãnh, Võ Văn Vũ… đã bị lực lượng côn an đánh đập thô bạo khi đến chùa.
Lễ Đản sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ là một trong những sự kiện quan trọng hàng năm đối với các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo miền Tây. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, những buổi lễ được tổ chức bởi các nhóm PGHH nằm ngoài sự kiểm soát của nhà cầm quyền CSVN vẫn thường xuyên bị đàn áp khốc liệt.
Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ bị ngăn cản

Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ bị ngăn cản

Các tin đồ Phật Giáo Hòa Hảo phản đối việc đàn áp cấm đoán dự Lễ Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ

Các tin đồ Phật Giáo Hòa Hảo phản đối việc đàn áp cấm đoán dự Lễ Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ

Ảnh do tín đồ PGHH gởi

Như lệ thường mỗi lần có các ngày lễ lớn của Phật giáo Hòa hảo thìđồng đạo thuộc các chi phái nằm ngoài Phật giáo Hòa hảo chính thức của nhà nước đều bị ngăn chặn. Năm nay cũng không ngoại lệ, ngày hôm nay kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo chủ Đản sanh tín đồ Phật giáo Hòa hảo Độc lập cũng bị ngăn cản, có người bị đánh và Quang Minh Tự bị bao vây.

Ngăn cản tổ chức Đại Lễ tại chùa Quang Minh Tự

Ngày 25 tháng 11 Âm lịch năm nay nhằm ngày 15 tháng 1 năm 2015 kỷ niệm 95 năm ngày Đản sinh của Huỳnh Giáo chủ. đồng đạo Phật giáo Hòa hảo khắp nơi đổ về An  Giang để hành lễ và đã gặp sự cản trở của an ninh, công an phối hợp với cảnh sát giao thông và côn đồ bằng mọi cách không cho họ tới Quang Minh Tự nơi được xem là cơ sở chính thức để tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập tập trung cầu nguyện và hành lễ tưởng niệm Đức Thầy.

Bắt đầu từ nhiều ngày trước các nẻo đường đã bị phong tỏa, anh Nguyễn Bắc Truyển, một tín đồ Phật giáo Hòa hảo cho biết:

-Ngày Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo chủ năm nay là ngày 25 tháng 11 âm lịch tức là ngày 15 tháng 1 năm 2015. Thường thì các tín đồ tập trung vể một địa điểm nào đó để tổ chức ngày đản sinh của Đức Thầy hoặc là tổ chức tại nhà thì năm nay tại chùa Quang Minh Tự như hàng năm vẫn tổ chức cho các tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập không liên quan gì tới các tổ chức Phật giáo Hòa hảo do nhà nước lập ra để tổ chức kỷ niệm ngày Đản sinh của Đức Thầy. Theo tôi được biết công an mật vụ đã bao vây rất nhiều tín đồ Phật giáo Hòa hảo tại miền Tây cũng như tại chùa Quang Minh Tự vào ngày hôm qua và hôm nay.

Tôi là một tín đồ Phật giáo Hòa hảo là người tu chân chánh, lấy sự công bằng và sự thật để nói lên những tiếng nói sự thật nhưng họ còn theo tôi tới chỗ làm để cấm đoán không cho tôi làm việc. Những người bán gạo cho tôi ăn họ cũng cấm

Đạo tràng Nguyễn Hoàng Nam

Đạo tràng Nguyễn Hoàng Nam là người bị ngăn chận ngay tại nhà không cho đi dự lễ, ông Nam bức xúc nói với chúng tôi:

-Mọi khi bất cứ cuộc lễ nào đến thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đều đàn áp tín đồ Phật giáo Hòa hảo chúng tôi. Mỗi khi lễ 18 tháng 5, lễ 25 tháng 2 hay 22 tháng 2 các ngày lễ này nhà cầm quyền đều cho an ninh và côn đồ trấn áp những tín đồ Phật giáo Hòa hảo những người dân. Cấm đoán những nơi như chùa Quang Minh Tự, đạo tràng của ông Bùi Văn Chung, Hoài Nam … nhân dân các tỉnh miền Tây đều bị trấn áp hết. Mỗi khi lễ tới trước ngày 23, 24, 25 họ đã chặn trước người dân, họ cấm đoán hết.

Trong khi ngay chính bản thân của tôi là một tín đồ Phật giáo Hòa hảo là người tu chân chánh, lấy sự công bằng và sự thật để nói lên những tiếng nói sự thật nhưng họ còn theo tôi tới chỗ làm để cấm đoán không cho tôi làm việc. Những người bán gạo cho tôi ăn họ cũng cấm. Không lẽ nhà cầm quyền của cộng sản này lo cho dân như thế hay sao? Anh em chúng tôi quyết tâm phải đương đầu với cộng sản này để họ phải trả lại những gì cho nhân dân, trả lại những gì của tôn giáo chúng tôi.

Kỳ thị, đàn áp ngày càng trắng trợn

Ông Võ Văn Thanh Liêm, trụ trì Quang Minh Tự cho biết tình trạng công an ngăn cản tín hữu Hòa hảo trong ngày hôm qua và hôm nay như sau:

-Hôm nay là ngày Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo chủ đàng này cũng tổ chức nhưng vào ngày 22 thì nó đã gác rồi tới sáng 24 nó mới chặn tiếp. Anh em đi vô Quang Minh Tự thì nó chặn ai cãi thì đánh, mấy đứa cháu tôi cũng bị đánh, người nhà còn bị đánh. Nó để máy nó xịt nước cứt bò và dùng những thứ tục tỉu nó chửi người Phật giáo Hòa hảo. Cộng sản nó nói một đường nó làm một ngã từ xưa nay. Anh em xa xứ bên hải ngoại cũng vì cộng sản mới lưu lạc mấy chục năm trường.

Hôm nay nó không chặn ngay trước cửa nhưng cách đó vài chục thước chặn đầu trên đầu dưới ai chạy tới thì nó ngăn, vô Quang Minh Tự nửa chừng vô không được. Ở ngoài đường cái thì nó án ngữ rất đông làm cho người ta sợ còn vô một khúc rồi nó chặn lại không cho vô. Mình đi với đồng đạo nó vẫn đánh như thường.

Người tù nhân lương tâm Võ Văn Vũ vì tranh đấu cho tự do tín ngưỡng mà hai vợ chồng ông đã lĩnh những bản án nặng nề. Ông Vũ bị trước sau 9 năm tù nay đã ra trại còn vợ ông là bà Mai Thị Dung với bản án 11 năm vẫn còn bị giam trong tù.

Nói với chúng tôi về việc ngăn chặn không cho ông sử dụng quyền tự do tôn giáo của mình ông Vũ kể:

-Hàng năm Phật giáo Hòa hảo có ba ngày lễ lớn. Ngày 18 tháng 5 là ngày Đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng đạo Hòa Hảo, ngày 25 tháng 11 là ngày Đàn sinh Đức Thầy và ngày 25 tháng 2 Âm lịch là ngày Đức Huỳnh Giáo chủ bị Việt Minh hãm hại. Thường vào những ngày lễ lớn thì nhà cầm quyền cộng sản họ đem bố ráp tất cả lực lượng an ninh, côn đồ lưu manh có đầy đủ. Cảnh sát giao thông đến từng nhà chận không cho anh em ra khỏi nhà để đi làm lễ. Riêng Quang Minh Tự trụ trì là ông Võ Văn Thanh Liêm từ hôm qua tới nay vẫn bị bao vây bên ngoài, đồng đạo đến họ chận lại họ không cho vào.

Riêng tôi thì không đi ra khỏi nhà được. Sáng nay có hai vợ chồng hai em là Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Ngọc Hà là hai cựu tù nhân lương tâm một đứa sáu năm một đứa 4 năm tù bị chung một lượt với tôi kỳ đó sáng nay hai cháu đi làm lễ thì an ninh công an họ chận họ nói không ra khỏi nhà hai cháu phải quày trở về.

Anh em đi vô Quang Minh Tự thì nó chặn ai cãi thì đánh, mấy đứa cháu tôi cũng bị đánh, người nhà còn bị đánh. Nó để máy nó xịt nước cứt bò và dùng những thứ tục tỉu nó chửi người Phật giáo Hòa hảo. Cộng sản nó nói một đường nó làm một ngã từ xưa nay

Ông Võ Văn Thanh Liêm

Ông Võ Văn Thanh Liêm cho biết lý do mà chính quyền cố tâm ngăn cản những đồng đạo thuộc các chi phái khác ngoài Phật giáo Hòa hảo quốc doanh như sau:

-Nói về cho phép thì không khi nào nó cho phép nó muốn tiêu diệt mình và phải theo nó mình không theo thì nó dập cho tới khi tiêu diệt mới thôi. Tại sao mình không theo? Vì trong nước Việt Nam bây giờ Giáo hội do người của nó đưa vô nắm hết cho nên mình không đồng ý điều đó, mình không theo Ban trị sự Phật giáo Hòa hảo mà mình chỉ lo hành đạo thôi nhưng nó không để mình yên nó lúc nào cũng muốn mình phục tùng theo nó mới được.

Không những trong các ngày lễ lớn mà bất cứ dịp nào có thể tập trung người tín đồ đông đảo là bị cấm, Ông Võ Văn Vũ cho biết những trường hợp gần đây:

-Trong giai đoạn này thì mình thấy nhà cầm quyền họ thẳng tay đàn áp tôn giáo rất là khắc nghiệt. Đám tiệc giỗ quẩy đều bị ngăn cản. Thân mẫu của anh Trần Văn Út tức Út Hòa Lạc tự thiêu chung với tôi trong năm 2005 bà mất, hôm thứ ba rồi là tuần giỗ thứ 5. Mỗi khi đến đúng tuần bà thì công an họ được lệnh bắt ghế ngồi chặn ngang đường luôn họ không cho đi vô đó thậm chí trên đường đi còn tới mười mấy cây số nữa mời đến thì tôi và anh Tô Văn Mãnh cũng bị họ chận đường họ đuổi về họ nói nếu tôi đến đó mà bị đánh thì họ không chịu trách nhiệm.

Mặc dù rất nhiều đồng đạo còn trong vòng tù tội vì tranh đấu nhưng tín đồ Phật giáo Hòa hảo từ nhiều năm qua vẫn kiên trì đòi quyền tự do hành đạo bên ngoài sự kềm tỏa của Ban trị sự Phật giáo Hòa hảo do nhà nước lập ra. Ý nguyện này hoàn toàn hợp với hiến pháp Việt Nam đã ghi rõ về tự do tôn giáo mà người dân có quyền thụ hưởng.

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO

 

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Bản Báo Cáo Về Tình Hình PGHH Gửi Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ

Bản Báo Cáo Về Tình Hình PGHH Gửi Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO
–oOo–


KÍNH GỞI:
– CHÍNH PHỦ HOA KỲ.
– NGÀI TỔNG THỐNG HOA KỲ.
– BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ.

Kính thưa quý vị,
Nhân cuộc tiếp xúc giữa Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chúng tôi xin thay mặt cho 7 triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) gởi đến quý vị về tội ác của chế độ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đối với PGHH từ 1945 cho đến nay.
CSVN đã gây cho dân tộc Việt Nam thảm họa và tổn thất nặng nề về mọi mặt: – Cuộc cải cách ruộng đất những năm 1955-1956 đã giết chết trên một trăm bảy chục ngàn người. Và cuộc thanh trừng các Đảng phái chính tri, tôn giáo hàng trăm ngàn người. Để họ độc chiếm quyền lãnh đạo Dất nước.
Trong những năm 1945 PGHH có hơn một triệu rưỡi tín đồ nên PGHH và vị lãnh đạo tinh thần Đức Huỳnh Giáo Chủ là mục tiêu cho CSVN đàn áp và thảm sát PGHH để trừ hậu họa về sau. Vì vậy PGHH là nạn nhân của CSVN qua nhiều giai đoạn.

Giai đoạn 1945 – 1975

Sau 8/1945 CSVN chiếm được chính quyền,họ bao vây bắt Đức Huỳnh Giáo chủ PGHH ở Sài Gòn. Để tránh cảnh tương tàn ĐHGC PGHH lánh nạn ở Miền Đông. Tại Miền Tây Việt Nam, CSVN đã bắt hàng ngàn tín đồ, nhân sĩ PGHH giam cầm và xử tử:
Huỳnh Thạnh Mậu (bào đệ ĐHGC PGHH).
Trần Ngọc Hoành
Thi sĩ Nguyễn Xuân Thiếp
Trần Quang Thiều
Võ Tăng Sâm
Nguyễn Văn Hay
Nguyễn Văn Ngàn
Huỳnh Văn Công
Huỳnh Văn Kích
Ngày 16/4/1947 ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH (ĐHGC vắng mặt đến nay) và sau đó là cuộc tàn sát tín đồ PGHH. Đau lòng nhất là có mồ chôn tập thể nằm rải rác ở các tỉnh Miền Tây Việt Nam:
-Hầm chôn tập thể ở Vàm Von, Ô Môn , Tp Cần Thơ hơn ngàn người.
-Hầm chôn tập thể ở xã Phú Thuận, Hồng Ngự, Đồng Tháp gần năm trăm người.
-Hầm chôn tập thể ở Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hơn trăm người

Ngoài ra CSVN còn bắt nhiều cá nhân cho neo đá dưới song và bắt đi biệt tích.
Theo thống kê chưa đầy đủ của GHPGHH Thuần Túy thì số lượng tín đồ, nhân sĩ PGHH bị CSVN sát hại từ năm 1945 đên 1975 là hơn năm chục ngànngười.

Giai đoạn 1975 đến 1999.

Sau khi CSVN cưỡng chiếm được Miền Nam, họ đã tiến hành cuộc đán áp PGHH vô cùng nghiệt ngã:
Bắt hàng ngàn Trị sự viên, lãnh đạo GHPGHH các cấp đi tù đày. Trong đó có hàng trăm người bị hành hạ và đầu độc chết trong ngục tù.
Tất cả các cơ sở tôn giáo của PGHH: chùa, thư viện,hội quán, độc giảng đường,trụ sở của Giáo hội từ Trung Ương đến đia phương… bị CSVN chiếm đoạt không chừa miếng ngói hay viên gạch. Họ chiếm làm cơ quan,xí nghiệp,cán bộ chiếm dụng để ở hoặc bán hay bỏ trống.
Gây khó dễ và trấn áp các tín đồ PGHH trên bước đường thực hiện quyền tín ngưỡng như thờ phượng,hành lễ trong các dịp Lễ ngày 18/5, 25/11, 25/02; cấm in ấn sách vỡ giáo lý PGHH, truy bức những người truyền bá Giáo lý PGHH.

Giai đoạn 1999 đến nay.

Trước sức ép của thế giới tự do và những nhà đấu tranh cho nhân quyền dân chủ và tự do tôn giáo trong nước. CSVN cho ra đời Ban Đại Diện PGHH sau đó là Ban Trị Sự GHPGHH (quốc doanh) nhầm lừa bịp thế giới và trong nước.
Những người trong Ban Trị Sự GH/PGHH quốc doanh hầu hết là những đảng viên cộng sản hay Cán bộ nhà nước về hưu:
– Nguyễn văn Tôn 50 năm tuổi đảng
– Nguyễn Tấn Đạt không tôn giáo cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phú Tân, An Giang.
– Nguyễn Huy Diễm đảng viên cộng sản
– Nguyễn Văn Lượng cán bộ
– Bùi văn Đương cán bộ
Họ dùng Ban Trị Sự quốc doanh và công an CSVN làm công cụ trấn áp những người không theo tổ chức mà họ dựng lên và kềm hãm sự phát triễn của PGHH.
Điển hình là GH/PGHH/TT (thành viên là những cựu Trị sự viên GH/PGHH trước 1975 tái phục hoạt tổ chức) do cụ Lê Quang Liêm làm Hội trưởng.
CSVN sách nhiễu đàn áp, chụp mũ, quy kết tội các tín đồ PGHH chống nhà nước, gây rối trật tự công cộng từ nhưng năm 1990 đến nay có hàng trăm tín đồ PGHH bị kết tội như vậy:
– Hà Hải
– Nguyễn Văn Điền
– Nguyễn Văn Thơ
– Trần Nguyên Hưỡn
– Lê Minh Triết
– Võ Văn Thanh Liêm
– Tống Văn Chính
– Trương văn Đức
– Bùi Thiện Huệ
– Lê Văn Sóc
– Nguyễn Châu Lang
– Trương Văn Thức
– Nguyễn văn Bửu
– Bùi Tấn Nhã
– Lê Văn Tính
– Nguyễn Văn Mỏng
– Nguyễn Thanh Phong
– Nguyễn Thị Hà
– Nguyễn Văn Bé Cao
– Nguyễn Văn Thùy

Hiện nay còn nhiều tín đồ PGHH đang bị CSVN giam cầm và đối xử nghiệt ngã, đau khong cho đi trị bệnh…
– Mai Thị Dung
– Dương Thị Tròn
– Nguyễn Văn Lía
– Bùi Văn Trung
– Bùi Văn Thâm
– Nguyễn Văn Minh

PGHH đã có hai người tự thiêu vì sự khủng bố của CSVN. Họ muốn thấp lên ngọn đuốc để đánh động từ tâm của thế giới tự do và nhà cầm quyền CSVN sớm thay đổi chính sách về tự do tôn giáo, như cụ bàNguyễn Thị Thu, Anh Trần Văn Út!

Ngoài ra CSVN ngăn cản đàn áp những tín đồ PGHH họ cho là ”ngoài luồng” (không nầm trong tổ chức quốc doanh) khi thực hiện quyền tự do tôn giáo: tổ chức các ngày lễ lớn trong Đạo, cúng giỗ ong bà trong gia đình, dự khóa niệm Phật, thuyết giảng giáo lý… đều bị đàn áp:
– 02/2010 địa điểm niệm phật thuyết giảng giáo lý của Bùi Thiện Thọ, Bùi Thiện Huệ bị công an Ô Môn, Tp Cần Thơ tấn công và lấy tài sản…
– 3/2010 tại xã Thành Trung, Bình Tân, Vinh Long công an Bình Tân và Vĩnh Long xong vào tại địa điểm niệm Phật của bà Nguyễn Thị Tuyết đang hành lễ niệm phật bắt hơn 20 tín đồ PGHH cho người đánh đập dã man. Bà Nguyễn Thị Tuyết phù mặt, chảy máu.
– 12/2012, ngày Lễ 25/11 (al) tại nhà ông Nguyễn Văn Điền xã Tân Phước, Lai Vung, Đồng Tháp công an giả dang côn đồ xông vào hành hung người dự lễ.
– 6/2013, ngày lễ 18/5 (al) tại Quang Minh Tự của ông Võ Văn Thanh Liêm công an ngăn cản và tấn công hành hung người dư lễ.
– 8/2013, ngăn cản tín đồ PGHH tham dự lễ giỗ tại nhà bà Nguyễn Thị Ngọc Lan ở Ô Môn, Tp Cần Thơ, đánh trọng thương anh Nguyễn Ngọc Tân.
– 4/2014 tại nhà ông Nguyễn Văn Vinh ở Chợ Mới, tỉnh An Giang tổ chức ngày lễ 25/02 al hàng trăm công an xong vào điểm lễ đập phá, lấy toàn bộ máy quay phim chụp ảnh,tư trang,tiền bạc của tín đồ PGHH dự lễ. Lột trần truồng bà Nguyễn Thị Xinh 85 tuổi, bẻ gảy tay bà Võ Thị Gấm 78 tuổi.
– Công an giả dạng côn đồ hành hung ông Lê Văn Sóc và ông Bùi Văn Luốt,cùng cháu Tường Vi mới 4 tuổi.
Đây là những sự kiện điển hình cho các cuộc đàn áp của nhà cầm quyền CSVN đối với PGHH vừa qua.
Nhân đây chúng tôi gởi lời thỉnh cầu đến Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ, Chính phủ Hoa Kỳ, Ngài Tổng Hoa Kỳ gây sức ép cho nhà cầm quyền CSVN sớm trả lại những quyền cơ bản cho người dân Việt Nam: tự do đi lại, tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo…:
– Yêu cầu CSVN trả lại quyền tự quyết về mọi vấn đề của nội bộ tôn giáo. Nhà nước chỉ làm chức năng quản lý.
– Yêu cầu CSVN trả lại cơ sở cho PGHH : chùa,thư viện,hội quán, trụ sở làm việc của Giáo Hội PGHH các cấp…
Trước nhất trả lại:
Văn Phòng Ban Trị Sự TƯ/GH/PGHH, Thư Viện T
Ư, tại thị trấn Phú Mỹ, tỉnh An Giang.
Văn phòng TƯ 2, số 114 Bùi Thị Xuân, Q1, Sài Gòn.
Văn phòng Ban trị sự Tỉnh Long Xuyen tại Tp Long Xuyên.
Văn phòng Ban trị sự tỉnh Phong Dinh nay là TP Cần Thơ.
Văn phòng Ban trị sự tỉnh Vĩnh Long tại Tp Vĩnh Long.
Văn phòng Ban trị sự Sa Đéc tại thị xã Sa Đéc
– Yêu cầu CSVN tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng hành lễ tổ chức các ngày lễ lớn trong Đạo: 25/02, 18/5, 25/11; không nên đổ thừa vì lý do an ninh mà có hành động ngăn chăn và trấn áp.
– Đặc biệt là yêu cầu CSVN trả tự do tức khắc,vô điều kiên cho:

– Nguyễn Văn Lía
– Dương Thị Tròn
– Mai Thị Dung
– Bùi Văn Trung
– Bùi Văn Thâm
– Nguyễn Văn Minh.

Trên đây là những thỉnh nguyện của chúng tôi gởi đến quý vị thấu hiểu và giúp đỡ chúng tôi.
Xin kính chúc quý vị nhiều sức khỏe.
Trân trọng kính chào.

Sài Gòn, ngày 21 tháng 10 năm 2014
TM/GH/PGHH (TT)
Thừa lệnh Hội Trưởng Trung Ương
Phát ngôn viên
(ký tên )
Lê Văn Sóc

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Công an ĐT phong tỏa nơi các tín đồ PGHH tổ chức lễ tưởng niệm 4 anh hùng ‘Tử vì Đạo’

Công an ĐT phong tỏa nơi các tín đồ PGHH tổ chức lễ tưởng niệm 4 anh hùng ‘Tử vì Đạo’

Công an ĐT phong tỏa nơi các tín đồ PGHH tổ chức lễ tưởng niệm 4 anh hùng ‘Tử vì Đạo’ bị VMCS hành quyết tại Cần Thơ, năm 1945.

Theo nguồn tin từ Giáo Hội PGHH (TT) sáng ngày 2/9 Âl, Giáp Ngọ tức ngày
25-9-2014. Tín đồ PGHH tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 69 năm ngày hy sinh các anh hùng liệt sĩ PGHH; – Huỳnh Thạnh Mậu, – Trần Ngọc Hoành, – Nguyễn Xuân Thiếp, – Trần Nguyên Thiều tại Xã Quới Thạnh, Huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ.Hiện diện buỗi lễ gồm có Đại diện Giáo Hội PGHH (TT) Trung Ương và các tỉnh thành như: An Giang, TP.Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long , Đại diện thân tộc Tổ Đình và người thân của các liệt sĩ trên cùng với khoảng hơn 100 tín đồ PGHH.– Ông Hồ Thiện Tâm, đại diện cho ban tổ chức tuyên bố lý do khai mạc buổi lễ: “Để tưởng nhớ công ơn các anh linh Huỳnh Thạnh Mậu, Trần Ngọc Hoành, Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Nguyên Thiều đã hy sinh vì đạo pháp và dân tộc, chúng ta trở về đây thắp nén hương dâng chay phẩm cúng các anh linh tử sĩ”.– Ông Trần Văn Quang, đại diện cho ban tổ chức và thân tộc các liệt sĩ ngõ lời cám ơn đến đại diện Giáo Hội PGHH (TT) các cấp cùng toàn thể chư quý đồng đạo đến tham dự, kế đến là nghi thức theo truyền thống PGHH trong ngày lễ tưởng niệm người mất là lễ dâng chay phẩm và lễ cầu siêu.
Buổi lễ diễn ra trong tinh thần ôn hòa, không bới xới lịch sử.

Nhưng sáng ngày 25-9-2014, (nhằm ngày 2/9 Âl, Giáp Ngọ) hằng trăm công an đóng chốt 2 đầu đường không cho tín đồ PGHH đến dự lễ. Với sự cương quyết bằng mọi cách, họ len lõi đường ruộng, vườn … lẫn tránh bằng các đường tắc đi vào điểm lễ. Đến khoảng 9 giờ sáng, một phái đoàn khoảng 30 người của Giáo Hội PGHH Thuần Túy của các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Trung Ương đến. Vì không thể ngăn cản được trước sự quyết tâm, công an đành cho phái đoàn vào.

Trong khi đó bên ngoài điểm hành lễ, hằng trăm công an thường phục, sắc phục lãng vãng chụp hình, quay phim làm đủ thứ trò, bên trong điểm lễ cũng có rất nhiều công an theo dõi.Sau khi cử hành lễ xong, ông Nguyễn Văn Thiết ở Đồng Tháp có chia sẽ với một số đồng đạo bằng bản tin ngày Đại Lễ 25/2 Âl, bị chính quyền Đồng Tháp khủng bố tại nhà ông, 1 tên công an mật vụ cướp lấy bản tin trên và sau đó công an kéo đến lập biên bản với nội dung tuyên truyền tài liệu trái phép. Ban tổ chức và đồng đạo không đồng ý ký biên bản. Sau đó là 1 cuộc bố ráp đòi bắt tất cả về công an huyện Vĩnh Thạnh. Họ bao vây điểm lễ cho đến 14 giò cùng ngày rồi họ tự rút lui.
* Được biết 4 Anh hung tử sĩ trên là người lãnh đạo và nhân sĩ của PGHH.
– Ông Huỳnh Thạnh Mậu là bào đệ của Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH.
– Ông Nguyễn Xuân Thiếp là thi sĩ nổi tiếng tại Sài Gòn lúc bấy giờ, được
Đức Huỳnh Giáo Chủ giao phó trach nhiệm tham dự những cuộc hội nghị lớn với Việt minh Cộng sản thời bấy giờ..
– Ông Trần Ngọc Hoành là trưởng nam của cố Trung Tướng PGHH Trần Văn Soái.
– Ông Trần Nguyên Thiều là 1 Giáo Sư ở Sài Gòn.Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Điền Phó Hội Trưởng Trung Ương Giáo Hội PGHH cho biết: Qui Ông Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Ngọc Hoành và Trần Nguyên Thiều được Đức Thâỳ cử xuống Cần Thơ để đàm phán về việc Việt Minh cộng sản đã ngang nhiên
xả súng vào đoàn người PGHH đang mít tinh mừng độc lập ngày 8-9-45 tại Cần Thơ và hằng trăm nhân sĩ, Trị Sự Viên PGHH các cấp bị bắt giam. Thế nhưng Việt minh Cộng sản ở Cần Thơ không thả người mà bắt luôn 4 ông, sau đó đem xử tử tại sân vận động Cần Thơ ngày 2/9, Âl,
Ất Dậu (nhằm ngày 7-10-1945) cùng lúc hằng ngàn nhân sĩ, tín đồ PGHH bị sát hại tại khắp địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long.Sau khi Nhật đầu hang Đồng minh, các đảng phái chính trị và tôn giáo đã hình thành Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất, đứng đầu là Hồ Văn Ngà ngày 14-8-45…Đến ngày 25-8-45, Trần Văn Giàu tự xưng là Chủ Tịch Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ và 8 ủy viên, phần lớn là cộng sản hoặc thân cộng!

Các lãnh tụ Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất bất bình, rất sợ nguy cơ độc tài đảng trị tại Nam Bộ. Trần Văn Giàu một mặt theo vuốt ve, mặt khác cho người ám hại các lãnh tụ trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất!!! Điển hình là ngày 9-5-45 Trần Văn Giàu bao vây văn phòng Đức Huỳnh Giáo Chủ tại đường Miche (SG) nhưng không thành. Ngày 13-9-45, công an của Giàu do Lý Huê Vinh cầm đầu tìm bắt Vũ Tam Anh ở Xóm Thơm và các nhân sĩ quốc gia như: Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, Lương Trọng Tường, Bùi Văn Chiêu…

NHÓM PHÓNG VIÊN PGHH

Dưới Đây là bản tin của VRNs và Một đoạn Video từ chương trình phát hình của “Đài Đáp Lời Sông Núi”


VRNs
(26.09.2014) – Cần Thơ – Ngày kể tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH): Huỳnh Thạnh Mậu, Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Ngọc Hoành, Nguyễn Văn Thiều.
Ban truyền thông Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) cho biết: “Sáng ngày 2/9 Giáp Ngọ, nhằm ngày 25/9/2014, khối tín đồ PGHH Thuần Túy tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 69 năm ngày Việt minh cộng sản xử tử bốn ông Huỳnh Thạnh Mậu, Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Ngọc Hoành, Nguyễn Văn Thiều tại xã Quới Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, Tp. cần Thơ.
Tại điểm lễ sáng nay, hằng trăm CA đón đường ngăn cản không cho tín đồ PGHH tham dự ngày kỷ niệm này, tuy nhiên với lòng cương quyết tham dự, khoảng 100 đồng đạo và cán bộ Ban trị sự giáo hội PGHH Thuần Túy các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp . . đã vào được điểm lễ, xung quanh nơi diễn ra cuộc lễ an ninh mặc thường phục và sắc phục đứng đầy đường.
Buổi lễ được tổ chức trong tin thần ôn hòa, không khơi gợi hận thù, tuy nhiên vào phúc cuối có một sự kiện nhỏ xảy ra đó là đồng đạo Nguyễn Văn Thiết (Tư Thiết – Đồng Tháp) có chia sẽ một bản tin tại tư gia ông bị đàn áp vào ngày Đại Lễ 25/2. Bắt được cơ hội này, an ninh, công an huyện Vĩnh Thạnh và TP. cần Thơ gây khó dễ gia đình và đồng đạo và đòi bắt ông Tư Thiết về CA huyện Vĩnh Thạnh để xử lý. Đồng đạo và gia đình không chấp nhận, công an đang bao vây nhà và có thể tràn vô bất cứ lúc nào. Chúng tôi sẽ cập nhật và đưa tin sau”.
Nhà cầm quyền, trong quá khứ đã có nhiều thủ đoạn để tiêu diệt các nhân sự cốt cán của PGHH, và từ 1975 đến nay, PGHH là tôn giáo bị đàn áp dã man nhất.
Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, quản nhiệm Hội thánh Chuồng Bò nói: “Tôi xin chia sẻ hiệp thông cầu nguyện cùng GHPGHHTT và cực lực phản đối nhà cầm quyền VN đàn áp GHPGHHTT tại Cần Thơ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật VN, vi phạm các Công ước quốc tế về quyền con người mà nhà cầm quyền VN đã tham gia ký kết. Cầu xin Thượng Đế ban ơn cho GHPGHHTT vượt qua đạo nạn này”.PV. VRNs
Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Cựu tù chính trị Lê Văn Tính được thả trước thời hạn

Cựu tù chính trị Lê Văn Tính được thả trước thời hạn

Cựu tù chính trị Lê Văn Tính được thả trước thời hạn

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok.2014-10-16

Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính, 74 tuổi, từng là một dân biểu trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa và mới được trả tự do hồi cuối tháng 9 vừa qua trước thời hạn cùng một số tù nhân lương tâm khác như ông Trần Tư, Bảo Giang- Trần Tuấn Nam, Nguyễn Long Hội, Trần Hoàng Giang.
Ông Lê Văn Tính từng bị tù hai lần. Lần thứ nhất là đi học tập sau năm 1975 thời gian 10 năm tại Trại giam ở Tân Lập, Vĩnh Phú ngoài bắc. Lần thứ hai ông bị bắt vào tháng 11 năm 96 sau khi sang Thái Lan tham gia đại hội của Đảng Nhân dân Hàng Động; bị dẫn độ về nước và ra tòa với tội danh ‘trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân’.
Gia Minh hỏi chuyện ông Lê Văn Tính về thời gian ở tù kéo dài trong những năm qua. Trước hết ông nói về việc được tự do trước thời hạn mấy năm như sau.
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Tôi tuyên bố thẳng thừng tôi không bao giờ yêu cầu giảm án hay đặc xá gì cả. Vì hai yếu tố đó là một trong bốn tiêu chuẩn của tù nhân là phải nhận tội mới được xếp loại khá giỏi và mới được giảm án. Đối với cá nhân tôi thì 18 năm mà 14 năm bị biệt giam, giam riêng rồi; chỉ có 4 năm sống chung với tập thể thôi. Tôi không nhận tội.
Nhưng nay chính sách ‘tình người, nhân đạo’ gì đó của Đảng cộng sản Việt Nam mà họ trả tự do cho tôi thì tôi cám ơn. Thế thôi.
Gia Minh: Ông có nghĩ là có sự can thiệp nào từ bên ngoài thì vừa rồi mới có đợt một số tù nhân được về trước thời hạn như thế không?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Cái đó có hai yếu tố. Thứ nhất yếu tố bên ngoài, tất cả những tiếng nói bên ngoài cũng có sự lên tiếng, can thiệp, quan tâm đến anh em tù nhân. Điều đó là thứ nhất, chúng tôi ghi nhận điều đó.
Điều thứ hai là theo tiến trình tự do- dân chủ bây giờ, chính phủ của đảng cộng sản Việt Nam bây giờ họ cũng đang đi trong tiến trình cởi mở. Phối hợp cả hai nên tôi được trả tự do sớm hơn.
Gia Minh: Trong thời gian ông bị biệt giam và đi qua hai nơi, gia đình ông có được thăm nuôi thường xuyên không?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Lúc đầu cũng có trở ngại vì cuộc sống của hai người con trai của tôi khi đó cũng khó khăn lắm nên hầu như không có thăm nuôi gì. Thứ đến là biện pháp ‘cấm vận’: thư từ, quà cáp không có. Sau này khi ra sống chung thì cuộc sống thoải mái hơn.
Gia Minh: Khi được ra ( sống chung), ông bị giam với những ai?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Nhiều người lắm, tôi không nhớ hết. Có số được về, có số ở lại. Tôi nhớ người của mấy đảng chính trị: Việt Nam Tự do của ông Nguyễn Hữu Chánh, Đảng Nhân dân Hành động, Đảng Vì Dân, 8406, Đảng Dân chủ Nhân dân… Số lượng người khoảng 40-50 người.
Gia Minh: Tù chính trị của các đảng phái bị giam chung như vậy, việc liên lạc- trao đổi ra sao?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Nói ngay, ban đầu xét về khuôn khổ cũng khắc khe; nghĩa là chưa có mở cửa để anh em có sự tiếp cận, giao tiếp với nhau một cách thoải mái. Sau đó anh em phản ứng nên cuối cùng họ cũng mở cửa và anh em cũng gặp nhau, cũng tiếp xúc theo kiểu thân quen nhiều ít. Cũng có thể ngồi chung với nhau cà phê, trà lá, tâm sự với nhau…
Gia Minh: Việc đối xử với tù nhân chính trị ra sao?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Nói thật ra qui định của người ta vậy rồi; nhưng sau này cũng thấy người ta có những chính sách cởi mở hơn. Những yêu cầu mình đòi hỏi về những cái thiết thân cho cuộc sống lần lượt người ta cũng thỏa mãn.
Gia Minh: Trong thời gian ông sống trong tù, có những người phải suy kiệt và ‘ra đi’ trong nhà tù không?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Giữ kín hay biệt tích thì không, nhưng tình trạng suy dinh dưỡng, chết chóc cũng có một số. Gần nhất,trước khi tôi về có Đinh Đăng Định. Anh ta còn tuổi trẻ và tinh thần rất cứng rắn, là người đáng khen. Anh bị bệnh và tôi có làm đơn kiến nghị và cộng thêm nhiều yếu tố nữa nên anh được tạm hoãn thi hành án, nhưng khi ra ngoài thì anh ta chết.
Gia Minh: Sau thời gian ở trong nhà giam và nay về lại địa phương, ông thấy cuộc sống của người dân và đặc biệt là những đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo của ông không theo chi phái Nhà nước thì ra sao?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Về đây tôi cũng được sự quan tâm đặc biệt từ huyện đến tỉnh, nói về cách ứng xử họ cũng dành cho tôi ưu ái trong cách làm việc từ vấn đề nhập khẩu đến làm giấy chứng minh nhân lại, làm bảo hiểm y tế họ cũng sẵn sàng ủng hộ. Nhưng cũng còn bị ràng buộc bởi chế độ quản chế ‘đi thưa, về trình’ nên cũng thấy ngột ngạt.
Gia Minh: Còn về đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Vì tôi mới về nên ‘đầu hôm, sớm mai’ cũng không nắm vững rõ ràng đâu. Tuy nhiên, người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, họ trở về tín ngưỡng tu tâm, dưỡng tánh một cách mà tôi thấy phấn khởi. Nhưng nói về mặt tổ chức của giáo hội thì còn phức tạp lắm, nên tôi chỉ ghi nhận bước đầu thế thôi. Còn nhiều phe cánh phức tạp lắm.
Gia Minh: Trước năm 1975 ông đã là một dân biểu quốc hội, nay về qua tiếp cận thông tin, ông thấy đời sống của người dân địa phương thế nào so với những năm trước đây?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Nói về mức độ phát triển trong cuộc sống thì phải ghi nhận bây giờ có đổi khác, tức có tiến một vài bậc.
Gia Minh: Với thời gian gần 40 năm, thì mức độ phát triển như vậy đã thỏa đáng chưa?
Cựu tù nhân chính trị Lê Văn Tính: Chưa đâu, cần phải làm nhiều việc nữa. So với những nước lân cận thì mình còn tụt hậu hơn so với người ta, phải phấn đấu hơn nữa và chưa phải lạc quan lắm đâu.
Gia Minh: Cám ơn ông.

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Dõi Gót Theo Thầy – Hay Cuộc Thám Hiểu Trên Núi Tà-Lơn

NGÔ THÀNH BÁ tức ĐÀI

bia_doi_got_theo_thay-large-content

DO BAN TRỊ-SỰ THÁNH-ĐỊA HÒA HẢO
ẤN-HÀNH

GỬI Ý KIẾN CỦA BẠN

TẮT
TELEX
VNI

Verdana
13
Tên của bạn
Email của bạn
reCAPTCHA challenge image

Nhập những từ trong hình vào ô bên dưới

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Ðức Huỳnh Giáo Chủ ( Vương Kim)

Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương Kim

Ðức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)Phần I:

HÀNH TRẠNG

 

Thiên thứ nhứt

Giai đoạn ra đời mở đạo

 

Chương I: Bối cảnh xã hội

Chương II:Thân thế

Chương III: Ra Tế độ

Chương IV: Đăng Sơn

Chương V: Sứ Mạng

Chương VI: Lưu Cư

Chương VII: Vận Ðộng Ðộc Lập

Chương VIII: Tổ Chức Hàng Ngũ

Chương IX: Chuẩn Bị Ðấu Tranh

 

Thiên thứ hai

Giai đoạn hoạt động đấu tranh

 

Chương X: Dấn Thân

 

Thiên thứ ba

Giai Ðoạn Vắng Mặt

 

Chương XI: Lý Do Thọ Nạn

Chương XII: Còn Hay Mất

 

Phần II:

SỰ NGHIỆP

 

Thiên thứ tư

Sự Nghiệp Về Mặt Ðạo

Tôn Phái Phật Giáo Hòa Hảo

 

Chương XIII: Học Phật

Chương XIV: Tu Nhân

 

Thiên thứ năm

Sự Nghiệp Về Mặt Ðời:

Công nghiệp cách mạng

 

Chương XV: Quân Sự.

Bộ Ðội Nguyễn Trung Trực

 

Chương XVI: Chánh Trị

Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng

 

Cùng một tác giả:Long Hoa xuất bản-         Tận Thế và Hội Long Hoa (1952)-         Đức Phật Thầy Tây An (1953) (hiệp với Đào Hưng)–         Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo (1954) (hiệp với Thanh Sĩ)–         Ðời Hạ Ngươn (1960)

–         Đời người dướI ánh sáng Đạo Phật (1960)

–         Bửu Sơn Kỳ Hương (1966)

–         Hành sử Đạo Nhân (1970)

–         Tu Hiền (1972)

–         Đời Thượng Ngươn (1973)

–         Pháp Môn Tịnh Độ (1973)

–         Tại Sao Ta Phải Tu (1974)

Dân Xã Tùng Thư

–         Chánh trị thường thức (1956)

–         Tinh thần cán bộ (1971)

–         Lập trường Dân Xã Đảng (1971)

 

MUC LUC | CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | |CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7 | | CHƯƠNG 8 | |CHƯƠNG 9 | |CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 |

| CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | |CHƯƠNG 17|

 

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật Giáo Thời Ðại

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ

và Phật Giáo Thời Ðại

Lê Hiếu Liêm

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật Hoa Kỳ 1995

tái bản lần thứ hai 2001

 

Kính tặng những người mang tâm hạnh Bồ Tát tùy thuận phụng sự chúng sanh đã hy sinh tự do và thân mạng

cho lý tưởng cứu khổ cứu nạn con dân và đất nước Việt Nam thân yêu.

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật

Chuyển luân chánh pháp vào thời đại,

chính sách quốc gia & đời sống quốc dân.

Mục LụcChương Một: Việt Nam và Phật Giáo đầu Thế Kỷ 20.Chương Hai: Tư  Tưởng Phật Học Của Thiền Sư Thích Thiện Chiếu.A/ Cuộc đời và hành trạng của thiền sư Thích Thiện Chiếu.B/ Tư tưởng Phật học của thiền sư Thích Thiện Chiếu và các bạn cùng lý tưởng.a/ Bác bỏ Thượng Đế.b/ Bác bỏ thuyết linh hồn bất tử.c/ Bác bỏ quan niệm thiên đàng, niết bàn.

d/ Thuyết vô ngã.

1/ Mâu thuẩn của niết bàn.

2/ Mâu thuẩn nhân quả.

 

Chương Ba: Cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ.

A/ Cuộc đời thanh thiếu niên.

B/ Cuộc đời hành đạo.

C/ Những năm tháng bị quản thúc, lưu đày.

D/ Thời gian sống ở Sài Gòn và đi khuyến nông tại miền Tây.

E/ Quê hương bừng dậy trong cách mạng và kháng chiến.

F/ Dấn thân hoạt động cách mạng kháng chiến cứu quốc.

G/ Những ngày cuối cùng của Huỳnh Phú Sổ.

H/ Các tác phẩm của Huỳnh Phú Sổ.

 

Chương Bốn: Nguồn Gốc Lịch Sử, Bối Cảnh Chính Trị Và Truyền Thống Tâm Linh.

A/ Công cuộc Nam tiến.

B/ Cuộc kháng chiến chống Pháp.

C/ Truyền thống Đạo Pháp và Dân Tộc.

 

Chương Năm: Tinh Hoa Tư Tưởng Phật Học Và Phương Thức Chấn Hưng Phật Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.

1/ Phương pháp luận của Huỳnh Phú Sổ.

2/ Hình thức giảng đạo.

3/ Đối tượng hoằng pháp.

4/ Phương thức cứu độ.

5/ Tinh yếu tư tưởng Huỳnh Phú Sổ.

 

Chương Sáu: Cuộc Cách Mạng Tôn Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.

1/ Khuyến khích tu hành theo đạo Phật.

2/ Bài trừ mê tín dị đoan.

3/ Việt hóa nghi thức thờ phượng.

4/ Đề cao vai trò của người Phật tử tại gia.

5/ Áp dụng thuyết tứ ân, đưa đạo Phật vào đời.

6/ Đưa đạo Phật vào thời đại.

7/ Hình thành một tôn giáo dân tộc.

 

Chương Bảy: Con Đường Hành Động Phật Giáo Qua Hành Trạng Của Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ.

A/ Tranh đấu cho độc lập, thống nhất, hòa giải và đoàn kết dân tộc.

B/ Nổ lực đoàn kết, thống nhất Phật giáo.

 

Chương Tám: Nội Dung Phật Pháp Của Phật Giáo Hòa Hảo.

– Đường trung đạo.

– Chư Phật có bốn đại đức.

– Tam nghiệp và thập ác.

1/ Sát sanh.

2/ Đạo tặc.

3/ Tà dâm.

4/ Lưỡng thiệt.

5/ Ỷ ngôn.

6/ Ác khẩu.

7/ Vọng ngữ.

8/ Tham lam.

9/ Sân nộ.

10/ Mê si.

 

– Sơ giải về tứ diệu đế.

– Luận về bát chánh.

1/ Chánh kiến.

2/ Chánh tư duy.

3/ Chánh nghiệp.

4/ Chánh tinh tấn.

5/ Chánh mạng.

6/ Chánh ngữ.

7/ Chánh niệm.

8/ Chánh định.

 

– Cư sĩ Huỳnh Phú Sổ và danh tăng Narada Maha Thera.

– Thập nhị nhơn duyên.

– Môn hoàn diệt.

– Đức Phật đối với chúng sanh.

– Lời khuyên bổn đạo.

– Trong việc tu thân xử kỷ.

 

Chương chín: Hình Thức Tín Ngưỡng Của Phật Giáo Hòa Hảo.

A/ PGHH là một tông phái Phật giáo tu hành tại gia.

B/ Hình thức thờ phượng, lễ bái, cầu nguyện.

– Thờ phượng.

– Hành lễ.

– Tang lễ.

– Hôn nhân.

– Những điều cấm làm.

– Đối với các tôn giáo và nhân sanh.

– Điều kiện vo đạo.

– Sự cúng lay của người cư sĩ tại gia.

 

C/ Tám điều răn cấm.

– Lời khuyên bổn đạo.

 

Chương Mười: Thi Kệ Của Huỳnh Phú Sổ.

– Thi kệ của Huỳnh Phú Sổ và thi kệ của Nhất Hạnh.

– Huỳnh Phú Sổ là một phần mầu nhiệm của chúng ta.

 

Phụ Lục.

– Nhận định Tình Hình Tôn Giáo Tại Việt Nam của tác giả.

– Đức Huỳnh Giáo Chủ Như Là Một Triết Gia Việt Nam của Học Giả Phạm Công Thiện.

– Huỳnh Phú Sổ Và Chúng Ta của Tiến Sĩ Lý Khôi Việt.

 

 

Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại là một tác phẩm sử học và Phật học nên tác giả đã không thể viết khác hơn về một số sự thật lịch sử và một số nhận định, phê bình. Lịch sử là lịch sử. Và tự do tư tưởng là quyền tự do căn bản nhất, thiêng liêng nhất của mọi con người trong thế giới văn minh ngày nay.

Tác giả hoan nghênh và sẵn sàng thảo luận với bất cứ ai về bất cứ vấn đề gì được nêu lên trong tác phẩm nầy.

 

* Các hình của Huỳnh Phú Sổ được chụp lại từ trong cuốn Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc của Nguyễn Long Thành Nam.

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật

P.O Box 915

Danville, CA 94526. USA

 

 

Tác Giả & Tác Phẩm

 

* Tác giả Lê Hiếu Liêm sinh năm 1952 tại Huế, tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa đại Học Sài Gòn năm 1974 và Tiến Sĩ Luật Khoa, chuyên ngành về Luật Các Tổ Chức Quốc Tế Và Bang Giao Kinh Tế Quốc Tế, đại Học Sorbonne năm 1978, sáng lập Tạp Chí Khai Phóng (1981), báo Thanh Niên Hành động (1984), báo The Berkeley Times (1986), Viện Tư Tưởng Việt Phật (1990), Tạp Chí Bông Sen (1991) và Trường Phật Học Lý Trần (1991).

Trong hơn hai thập niên qua, tác giả đã hoàn thành các tác phẩm sau đây:

– Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia Đang Phát Triển (1970),

– Chiến Tranh Việt Nam Và Luật Quốc Tế (1973),

– Hợp Tác Và Hội Nhập Tại Đông Nam Á (1976),

– Việt Nam Và Hoa Kỳ Trong Thời đại Mới 1976-2000 (1976),

– Bản Điều Trần Nguyễn Trường Tộ Mới (1977),

– Khía Cạnh Pháp Lý Và Thực Tế Của Sự Giao Thương Nga-Mỹ (luận án tiến sĩ, 1978),

– Việt Nam Tranh Đấu Sử Luận (1980),

– Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo (1981).

 

Tác giả đã viết trên 200 bài nghiên cứu, tham luận, bình luận, phóng sự, bút ký… dưới các bút hiệu khác nhau, về các vấn đề Phật Giáo, Phật Học và Đất Nước, được đăng tải trên các tạp chí Phật Giáo Việt Nam, Khai Phóng, Giao Điểm, Hoa Sen, Bông Sen, Bông Sen Âu Châu… và được trích đăng lại trong nhiều tờ báo khác.

Tác giả Lê Hiếu Liêm là chủ biên của bộ Phật Học Lý Trần, Khóa Căn Bản (Năm thứ nhất Cao Đẳng Phật học), Khóa Trung Cấp (Năm thứ hai Cao Đẳng Phật học) và Khóa Cao Cấp (năm thứ ba Cử Nhân Phật học) tổng cộng 6.000 trang.

Ngay từ tác phẩm đầu tiên “Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia đang Phát Triển”, được viết khi 18 tuổi, tác giả đã đề nghị lấy Phật Giáo để dung hòa, hóa giải các nguồn ý thức hệ đang tàn phá Việt Nam và làm chủ đạo văn hóa-chính trị mới cho Việt Nam.

Lời kêu gọi này tiếp tục được đưa ra trong Bản Điều Trần gởi các nhà lãnh đạo Việt Nam, được viết khi 24 tuổi, và được tác giả mang đến trao cho phái đoàn Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đang công du tại Pháp trong năm 1977.

Thông điệp giải cứu và quang hưng đất nước trong tinh thần khoan dung, khai phóng, từ bi và trí tuệ của đạo Phật, đồng thời cũng là của truyền thống văn hóa dân tộc và của thời đại, được tác giả tiếp tục khẳng định trong hầu hết các tác phẩm được viết từ suốt 20 năm qua.

 

* Tác phẩm Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại được viết từ cuối năm 1994 và hoàn thành, quyển một, vào tháng tư năm 1995. Đây là quyển đầu tiên của bộ sách ba cuốn viết về Huỳnh Phú Sổ. Quyển một giới thiệu cuộc đời – tư tưởng Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ và nội dung giáo lý – hình thức tín ngưỡng của Phật Giáo Hòa Hảo, như một tông phái Phật giáo được Việt hóa và hiện đại hóa. Quyển hai so sánh Huỳnh Phú Sổ và các vị giáo chủ khác, cùng đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác, đây là một bản tổng kết và đánh giá di sản tôn giáo của dân tộc và nhân loại. Quyển ba trình bày những tiên đoán về tương lai của các tôn giáo và của Phật Giáo Việt Nam, và đưa ra những đề nghị để xây dựng một nền Phật Giáo Thời đại trong Thời đại Phật Giáo, là thế kỷ 21 sắp đến.

 

“Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ đã đưa lịch sử vượt qua tương lại, đã nối liền Đạo Pháp với Dân Tộc, và đã đến hiện đại từ truyền thống. Ý thức  mới trong văn hóa, tôn giáo và chính trị của Ông vẫn còn rực sáng để đánh thức chúng ta, dẫn đường cho thời đại, cho sinh mệnh Việt Nam và tương lai Phật Giáo Việt Nam. Tất cả chúng ta, những ai vẫn còn mang trong trái tim truyền thống văn hóa và tâm linh của dân tộc, chính là hóa thân của Huỳnh Phú Sổ, của Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung, của Khuông Việt, Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn.

Huỳnh Phú Sổ bất tử.

Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Phật Giáo.

Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Việt Nam.

Vì Huỳnh Phú Sổ đã trở thành một phần mầu nhiệm của Việt Nam, của Phật Giáo, của mỗi chúng ta…”

 

|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10| |TK|

[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]

About these ads

Occasionally, some of your visitors may see an advertisement here.

Tell me more | Dismiss this message

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

CSVN khủng bố trên quy mô lớn đối với tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy

CSVN khủng bố trên quy mô lớn đối với tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy

Công an CSVN đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy nhân ngày đại lễ 25/11 âm lịch. 
Nhóm phóng viên PGHH – Theo nguồn tin từ GHPGHH Thuần Túy (GHPGHHTT), ông Trương Thành Long – phó Tổng vụ trưởng vụ truyền thông Giáo hội Trung ương cho biết: GHPGHHTT dự đinh tổ chức ngày Đại Lễ 25/11 âm lịch kỷ niêm lần thứ 95 năm ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH (25/11 Kỷ Mui – 25/11Giáp Ngọ) tại tư gia ông Nguyễn Văn Vinh, xã Long Giang, huyện chợ Mới, An Giang.
Mấy ngày qua và hôm nay 15-01-2015 (25/11 Giáp Ngọ) là chánh lễ công an bao vây điểm lễ. Họ phong tỏa đoạn đường đi ngang qua nhà ông Nguyễn Văn Vinh, đóng chốt canh giữ hai đầu đường, không cho bất cứ xe nào ngoài địa bàn của xã được phép chạy ngang qua.

Trước đó sáng ngày 09-01-2015 (Ngày 19/11 Giáp Ngọ) nhà cầm quyền tỉnh An Giang cử Trung Tá Hải, phó trưởng phòng công an huyện Chợ Mới cầm đầu phái đoàn khoảng 10 người đến gặp ông Nguyễn Văn Vinh – chủ nhà và ông Tống Văn Chính – Hội trưởng GHPGHHTT tỉnh An Giang.
Nội dung trao đổi họ cấm GHPGHHTT tổ chức ngày lễ này. Ông Nguyễn Văn Vinh trả lời: Chúng tôi là người đạo quyết tổ chức ngày lễ của đạo cho bằng được, nếu vì một lẽ gì nhà cầm quyền không cho thì các ông có thể sử dụng bạo lưc, dùi cui, roi điện, cảnh sát cơ động, xã hội đen đến trấn áp, bắt bớ tù đày, đánh đập như những gì các ông đã từng làm. Ông Hà Văn Duy Hồ – Ban Tổ Chức cho biết.
Công an ở các tỉnh, Thành Phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long… nơi nào có gia đình trị sự viên GHPGHHTT, công an đến canh giữ, nội bất xuất ngoại bất nhập, xiết chặt canh gác bắt đầu từ chiều ngày 13/1/2015 (23/11 Giáp Ngọ)
Vào các ngày 12, 13, tháng 01 2015 tại huyện Vĩnh Thạnh, công an gửi giấy mời làm việc với các ông Trần văn Minh, Trần Văn Quan (Tám Quan), Trần Văn Nhị, Trần Văn Quan (Năm Khéo) cấm không cho đi dự lễ.
Tại xã Đông Thành, Thị Xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, sáng ngày 13-01-2015, một phái đoàn của nhà cầm quyền TX Bình Minh đến gặp ông Bùi Văn Luốc – Hội trưởng GHPGHHTT tỉnh Vĩnh Long. Họ thông báo là không cho ông Bùi Văn Luốc đi dự lễ và cũng cấm tổ chức lễ ở địa phương. Sau đó họ bố ráp, bao vây các nhà của các trị sự viên trong tỉnh Vĩnh Long. Ông Bùi Văn Luốc Hội trưởng tỉnh Vĩnh Long tâm sự.
Ông Nguyễn Văn Điền, Phó Hội Trường GHTƯ PGHHTT cho biết: “Suốt mấy ngày qua, công an đóng chốt canh giữ nhà tôi rất nghiêm mật, tối họ giăng mùng ngủ trước nhà, bà nhà tôi đau đi chích thuốc họ cũng không cho”. 
Trước cảnh công an cộng sản các tỉnh miền tây trấn áp GHPGHHTT tổ chức ngày đại lễ 25/11âm lịch, ông Lê Văn Sóc, Phó Hội Trưởng GHTƯPGHHTT đặc trách đối ngoại cho biết: “Đây là hành động đàn áp thô bạo của nhà cầm quyền CSVN đối với khối PGHH Thuần Túy, họ đã vi phạm hiến pháp về “quyền tự do đi lại và quyền tự do tín ngưỡn tôn giáo”. Tôi tha thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế, các chính khách, chính phủ các nước tự do, các nhà đấu tranh tự do nhân quyền cho Việt Nam… cần quan tâm Việt Nam về tự do nhân quyền, tự do tôn giáo”
Được biết ngày Đại Lể 25/11 Giáp Ngọ là Đại Lễ lần thứ 95 năm ngày Đản sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH (25/11 Kỷ Mùi – 25/11 Giáp Ngọ tương song 15/01/1920 – 25/11/2015).

Đức Huỳnh Giáo Chủ tên thật là Huỳnh Phú Sổ, con của Đức ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm ở làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc nay là thị trấn Phú Mỹ, Phú Tân, An Giang.

Thuở nhỏ Ngài học chưa hết cấp một thì phải tạm dừng do mang nhiều căng bệnh trầm kha không một danh y, bác sĩ tây y hay đông y nào trị được. Tình trạng bệnh của ngài kéo dài cho đến tuổi tráng niên. Trông ngài còn nhỏ tuổi nhưng nhân cách của ngày tỏ ra là một bậc vỹ nhân. Ngài it nói, ít cười thường bộc lộ nhiều tài năng thiên bẩm.
Vào ngày 18/05 Kỷ Mão (1939), ngày chính thức khai sinh nền Đại Đạo PGHH (lúc này Ngài trên dưới 20 tuổi). Đức Huỳnh Giáo Chủ dùng Tam Độ Nhứt Như để độ đời:
– Trị bệnh độ đời: dùng lá mít, lá xoài, lá ổi… và nước lã để trị bệnh. Ngài đã chữa khỏi nhiều chứng bệnh nan y.
– Thuyết pháp độ đời: nhân lúc nhiều người đến xin thuốc trị bệnh, Ngài giảng giải giáo lý nhà Phật cho mọi người nghe.
– Viết kinh giảng độ đời: đây là tài năng đặc biệt của bậc sinh nhi tri. Ngài học chưa hết cấp một thế nhưng Ngài chấp bút là viết không cần phải suy nghỉ, không tẩy xóa.
Ngài đã để lại cho tín đồ PGHH một kho tàng pháp bảo gồm có: 5 quyển văn vần, một quyễn văn xuôi và trên 500 bài thi ngắn dài. Sau ngày được GHPGHH kết tập thành một quyễn sách trên 400 trang. Ngày đã tham gia và tổ chức nhiều tổ chức chính trị xã hội:
– Đầu năm 1945 ngài thành lập Việt Nam Phật giáo Liên Hiệp Hội.
– Tháng 03/1945 ngài tham gia Việt Nam Vận Động Độc Lập Hội
– Tháng 09/1946: ngài và một số nhân sĩ mang tư tưởng quốc gia thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng. Ngài là một nhà cách mạng tôn giáo, canh tân giáo điêù và quy nguyên giáo lý chân truyền của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và ngài xiển dương những tinh hoa giáo lý Khổng Lão quy hợp để trở thành giáo lý PGHH. Ngài là một chí sĩ cách mạng yêu nước với chủ trương đường lối chính trị chống ngoại xâm gắng liền với tinh thần dân tộc dân chủ.
Vào đêm 25/02 nhuần, năm Đinh Hợi (16/04/1947), Ngài họp với ông Bửu Vinh CS tại ngọn Đốc Vàng Hạ thuộc tỉnh Long Xuyên, nay là huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp, xãy ra biến cố ngày vắng mặt cho đến ngày nay.
Theo tài liệu CSVN trong quyễn “30 năm truyền thống kháng chiến Tây Nam Bộ” do ông Võ Văn Kiệt làm chủ biên thì họ xác nhận là đã ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH
Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

CA xua quân phá buổi lễ Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ

CA xua quân phá buổi lễ Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ

CTV Danlambao – Buổi lễ kỷ niệm 95 ngày sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ – người khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo đã bị nhà cần quyền CSVN huy động lực lượng lớn quấy phá và đàn áp thô bạo.

Ngày 15/1/2015 (tức 25/11 âm lịch) năm nay, nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã bị ngăn cản khi đến chùa Quang Minh Tự tại ấp Long Hòa 2, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, An Giang để tham dự buổi lễ mừng Đản sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ.

Liên tục trong nhiều ngày, tu sỹ Võ Văn Thanh Liêm và nhiều thành viên tại Quang Minh Tự bị rơi vào cảnh bị bao vây, cô lập. Xung quanh chùa luôn có sự xuất hiện của hàng trăm côn an đủ loại sẵn sàng xua đuổi, đánh đập tất cả những ai ra vào.

Thậm chí, bọn chúng còn dùng thủ đoạn tạt nước hôi thối, chửi bới và lăng mạ những người quyết tâm đến chùa.
Nhà riêng của các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo gần đó cũng bị bao vây, cô lập bởi một lực lượng côn an đông đảo.
Bất chấp hoàn cảnh bị bao vây, một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khác vẫn vượt thoát khỏi sự theo dõi để đến được chùa Quang Minh Tự.
Trong khi đó, một số người khác như ông Tô Văn Mãnh, Võ Văn Vũ… đã bị lực lượng côn an đánh đập thô bạo khi đến chùa.
Lễ Đản sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ là một trong những sự kiện quan trọng hàng năm đối với các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo miền Tây. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, những buổi lễ được tổ chức bởi các nhóm PGHH nằm ngoài sự kiểm soát của nhà cầm quyền CSVN vẫn thường xuyên bị đàn áp khốc liệt.
Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ bị ngăn cản

Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ bị ngăn cản

Các tin đồ Phật Giáo Hòa Hảo phản đối việc đàn áp cấm đoán dự Lễ Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ

Các tin đồ Phật Giáo Hòa Hảo phản đối việc đàn áp cấm đoán dự Lễ Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ

Ảnh do tín đồ PGHH gởi

Như lệ thường mỗi lần có các ngày lễ lớn của Phật giáo Hòa hảo thì đồng đạo thuộc các chi phái nằm ngoài Phật giáo Hòa hảo chính thức của nhà nước đều bị ngăn chặn. Năm nay cũng không ngoại lệ, ngày hôm nay kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo chủ Đản sanh tín đồ Phật giáo Hòa hảo Độc lập cũng bị ngăn cản, có người bị đánh và Quang Minh Tự bị bao vây.

Ngăn cản tổ chức Đại Lễ tại chùa Quang Minh Tự

Ngày 25 tháng 11 Âm lịch năm nay nhằm ngày 15 tháng 1 năm 2015 kỷ niệm 95 năm ngày Đản sinh của Huỳnh Giáo chủ. đồng đạo Phật giáo Hòa hảo khắp nơi đổ về An  Giang để hành lễ và đã gặp sự cản trở của an ninh, công an phối hợp với cảnh sát giao thông và côn đồ bằng mọi cách không cho họ tới Quang Minh Tự nơi được xem là cơ sở chính thức để tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập tập trung cầu nguyện và hành lễ tưởng niệm Đức Thầy.

Bắt đầu từ nhiều ngày trước các nẻo đường đã bị phong tỏa, anh Nguyễn Bắc Truyển, một tín đồ Phật giáo Hòa hảo cho biết:

-Ngày Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo chủ năm nay là ngày 25 tháng 11 âm lịch tức là ngày 15 tháng 1 năm 2015. Thường thì các tín đồ tập trung vể một địa điểm nào đó để tổ chức ngày đản sinh của Đức Thầy hoặc là tổ chức tại nhà thì năm nay tại chùa Quang Minh Tự như hàng năm vẫn tổ chức cho các tín đồ Phật giáo Hòa hảo độc lập không liên quan gì tới các tổ chức Phật giáo Hòa hảo do nhà nước lập ra để tổ chức kỷ niệm ngày Đản sinh của Đức Thầy. Theo tôi được biết công an mật vụ đã bao vây rất nhiều tín đồ Phật giáo Hòa hảo tại miền Tây cũng như tại chùa Quang Minh Tự vào ngày hôm qua và hôm nay.

Tôi là một tín đồ Phật giáo Hòa hảo là người tu chân chánh, lấy sự công bằng và sự thật để nói lên những tiếng nói sự thật nhưng họ còn theo tôi tới chỗ làm để cấm đoán không cho tôi làm việc. Những người bán gạo cho tôi ăn họ cũng cấm

Đạo tràng Nguyễn Hoàng Nam

Đạo tràng Nguyễn Hoàng Nam là người bị ngăn chận ngay tại nhà không cho đi dự lễ, ông Nam bức xúc nói với chúng tôi:

-Mọi khi bất cứ cuộc lễ nào đến thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đều đàn áp tín đồ Phật giáo Hòa hảo chúng tôi. Mỗi khi lễ 18 tháng 5, lễ 25 tháng 2 hay 22 tháng 2 các ngày lễ này nhà cầm quyền đều cho an ninh và côn đồ trấn áp những tín đồ Phật giáo Hòa hảo những người dân. Cấm đoán những nơi như chùa Quang Minh Tự, đạo tràng của ông Bùi Văn Chung, Hoài Nam … nhân dân các tỉnh miền Tây đều bị trấn áp hết. Mỗi khi lễ tới trước ngày 23, 24, 25 họ đã chặn trước người dân, họ cấm đoán hết.

Trong khi ngay chính bản thân của tôi là một tín đồ Phật giáo Hòa hảo là người tu chân chánh, lấy sự công bằng và sự thật để nói lên những tiếng nói sự thật nhưng họ còn theo tôi tới chỗ làm để cấm đoán không cho tôi làm việc. Những người bán gạo cho tôi ăn họ cũng cấm. Không lẽ nhà cầm quyền của cộng sản này lo cho dân như thế hay sao? Anh em chúng tôi quyết tâm phải đương đầu với cộng sản này để họ phải trả lại những gì cho nhân dân, trả lại những gì của tôn giáo chúng tôi.

Kỳ thị, đàn áp ngày càng trắng trợn

Ông Võ Văn Thanh Liêm, trụ trì Quang Minh Tự cho biết tình trạng công an ngăn cản tín hữu Hòa hảo trong ngày hôm qua và hôm nay như sau:

-Hôm nay là ngày Đản sinh của Đức Huỳnh Giáo chủ đàng này cũng tổ chức nhưng vào ngày 22 thì nó đã gác rồi tới sáng 24 nó mới chặn tiếp. Anh em đi vô Quang Minh Tự thì nó chặn ai cãi thì đánh, mấy đứa cháu tôi cũng bị đánh, người nhà còn bị đánh. Nó để máy nó xịt nước cứt bò và dùng những thứ tục tỉu nó chửi người Phật giáo Hòa hảo. Cộng sản nó nói một đường nó làm một ngã từ xưa nay. Anh em xa xứ bên hải ngoại cũng vì cộng sản mới lưu lạc mấy chục năm trường.

Hôm nay nó không chặn ngay trước cửa nhưng cách đó vài chục thước chặn đầu trên đầu dưới ai chạy tới thì nó ngăn, vô Quang Minh Tự nửa chừng vô không được. Ở ngoài đường cái thì nó án ngữ rất đông làm cho người ta sợ còn vô một khúc rồi nó chặn lại không cho vô. Mình đi với đồng đạo nó vẫn đánh như thường.

Người tù nhân lương tâm Võ Văn Vũ vì tranh đấu cho tự do tín ngưỡng mà hai vợ chồng ông đã lĩnh những bản án nặng nề. Ông Vũ bị trước sau 9 năm tù nay đã ra trại còn vợ ông là bà Mai Thị Dung với bản án 11 năm vẫn còn bị giam trong tù.

Nói với chúng tôi về việc ngăn chặn không cho ông sử dụng quyền tự do tôn giáo của mình ông Vũ kể:

-Hàng năm Phật giáo Hòa hảo có ba ngày lễ lớn. Ngày 18 tháng 5 là ngày Đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng đạo Hòa Hảo, ngày 25 tháng 11 là ngày Đàn sinh Đức Thầy và ngày 25 tháng 2 Âm lịch là ngày Đức Huỳnh Giáo chủ bị Việt Minh hãm hại. Thường vào những ngày lễ lớn thì nhà cầm quyền cộng sản họ đem bố ráp tất cả lực lượng an ninh, côn đồ lưu manh có đầy đủ. Cảnh sát giao thông đến từng nhà chận không cho anh em ra khỏi nhà để đi làm lễ. Riêng Quang Minh Tự trụ trì là ông Võ Văn Thanh Liêm từ hôm qua tới nay vẫn bị bao vây bên ngoài, đồng đạo đến họ chận lại họ không cho vào.

Riêng tôi thì không đi ra khỏi nhà được. Sáng nay có hai vợ chồng hai em là Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Ngọc Hà là hai cựu tù nhân lương tâm một đứa sáu năm một đứa 4 năm tù bị chung một lượt với tôi kỳ đó sáng nay hai cháu đi làm lễ thì an ninh công an họ chận họ nói không ra khỏi nhà hai cháu phải quày trở về.

Anh em đi vô Quang Minh Tự thì nó chặn ai cãi thì đánh, mấy đứa cháu tôi cũng bị đánh, người nhà còn bị đánh. Nó để máy nó xịt nước cứt bò và dùng những thứ tục tỉu nó chửi người Phật giáo Hòa hảo. Cộng sản nó nói một đường nó làm một ngã từ xưa nay

Ông Võ Văn Thanh Liêm

Ông Võ Văn Thanh Liêm cho biết lý do mà chính quyền cố tâm ngăn cản những đồng đạo thuộc các chi phái khác ngoài Phật giáo Hòa hảo quốc doanh như sau:

-Nói về cho phép thì không khi nào nó cho phép nó muốn tiêu diệt mình và phải theo nó mình không theo thì nó dập cho tới khi tiêu diệt mới thôi. Tại sao mình không theo? Vì trong nước Việt Nam bây giờ Giáo hội do người của nó đưa vô nắm hết cho nên mình không đồng ý điều đó, mình không theo Ban trị sự Phật giáo Hòa hảo mà mình chỉ lo hành đạo thôi nhưng nó không để mình yên nó lúc nào cũng muốn mình phục tùng theo nó mới được.

Không những trong các ngày lễ lớn mà bất cứ dịp nào có thể tập trung người tín đồ đông đảo là bị cấm, Ông Võ Văn Vũ cho biết những trường hợp gần đây:

-Trong giai đoạn này thì mình thấy nhà cầm quyền họ thẳng tay đàn áp tôn giáo rất là khắc nghiệt. Đám tiệc giỗ quẩy đều bị ngăn cản. Thân mẫu của anh Trần Văn Út tức Út Hòa Lạc tự thiêu chung với tôi trong năm 2005 bà mất, hôm thứ ba rồi là tuần giỗ thứ 5. Mỗi khi đến đúng tuần bà thì công an họ được lệnh bắt ghế ngồi chặn ngang đường luôn họ không cho đi vô đó thậm chí trên đường đi còn tới mười mấy cây số nữa mời đến thì tôi và anh Tô Văn Mãnh cũng bị họ chận đường họ đuổi về họ nói nếu tôi đến đó mà bị đánh thì họ không chịu trách nhiệm.

Mặc dù rất nhiều đồng đạo còn trong vòng tù tội vì tranh đấu nhưng tín đồ Phật giáo Hòa hảo từ nhiều năm qua vẫn kiên trì đòi quyền tự do hành đạo bên ngoài sự kềm tỏa của Ban trị sự Phật giáo Hòa hảo do nhà nước lập ra. Ý nguyện này hoàn toàn hợp với hiến pháp Việt Nam đã ghi rõ về tự do tôn giáo mà người dân có quyền thụ hưởng.

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment
Categories: Sinh Hoạt của HĐTSTƯ | Leave a comment

Hoan hỷ tham dự ĐẠI LỄ KỶ NIỆM 76 NĂM

Hoan hỷ tham dự ĐẠI LỄ KỶ NIỆM 76 NĂM

HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG

Hội Trưởng Lê Phước Sang

12432 Euclid St., Garden Grove, CA 92840

Tel: 832-397-9813 * http://www.tandanhoa.com GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO

THƯ MỜI

Trân trọng kính mời Ô/Bà:

Hoan hỷ tham dự ĐẠI LỄ KỶ NIỆM 76 NĂM

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ KHAI SÁNG

ĐẠO PHẬT GIÁO HÒA HẢO

Thời gian và địa điểm như sau:

2:00 chiều ngày 19 tháng 7, năm 2015 tại

TRỤ SỞ HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ TRUNG ƯƠNG

Tel: 832-397-9813

12432 Euclid St., Garden Grove, CA 92840

Xin quý khách đậu xe ở các điạ điểm sau đây:

1.- Brentwood Dental, 12400 Euclid St.

3.- Russo Chirpractic Clinic, 12362 Euclid St.

4.- JP Escrow House & Home Realty, 12312 Euclid St.

2.- Art of Dentistry, 12372 Euclid St.

Đức-Thầy khai sáng nền Đạo PGHH:

Đạo là gì? Đạo là con đường dẫn tới giác ngộ mà người có duyên sẽ gặp.” Đạo là

vốn thiệt cái đàng: “Ta ra sức dọn cho toàn chúng sanh”.

Đức-Thầy đã quyết:

Tay Tăng Sĩ gậy thiền quyết nắm

Lần bụi bờ xuống thẵm lên đèo

Dù cho gặp lắm hùm beo

Từ bi vẫn niệm quyết leo khỏi rừng

Đầu ngưỡng vọng ĐấtTrời minh chứng

Tấm lòng thành quyết dựng đạo đời

Đôi đều hòa nhả nơi nơi

Thân nầy mới chịu ngồi ngơi thạch bàn

Quyết đưa chúng về nơi non Thứu

Tạo Lư-Bồng ngõ hội quần tiên

Dù cho xoay chuyễn đất trời

Lòng Ta chí dốc độ đời mà thôi.

Trong bài Sứ-Mạng Đức-Thầy nói:Vì thể lòng từ bi bác ái cùng thù đáp những linh

hồn đã trợ duyên trong nhiều kiếp giúp Ta nương cậy tu hành nên ngày 18 tháng 5

năm Kỹ-Mão, Ta hóa hiện ra đời cứu độ chúng sanh.

Duyên lành rõ được khùng điên

Chẵng qua kiếp trước thiện duyên hữu phần

Một đấng Giáo Chủ người Việt Nam còn rất trẻ mới 19 tuổi đã khai sáng nền đạo

Phật Việt Nam đậm đà tình tự dân tộc thâm sâu và vô cùng mầu nhiệm.

Chẳng những vậy,ngoài tài trị bịnh như thần còn thuyết giảng và sáng tác thi-văn

giáo-lý để hoằng truyền đại đạo. Ngài còn đặc biệt cho thấy sự siêu phàm của Ngài

khi tiên tri chính xác những sự kiện lịch sử sau đây:

Sự kiện thứ nhứt:

Năm Kỹ-Mão (con mèo) khi đệ nhị thế chiến chưa bùng nổ thì Đức Thầy đã sớm

báo động: “Mèo kêu bá tánh lao xao…Đến chừng Rồng Rắn máu đào chỉnh

ghê…Con Ngựa lại đá con Dê…Khắp trong trần hạ nhiều bề gian lao…Khỉ kia cũng

bị xáo xào…Canh khuya Gà gáy máu đào mới ngưng”

Quả đúng như vậy “Canh khuya Gà gáy “tức là 12 giờ đêm giờ Đông Dương năm

Ất-Dậu(con Gà). Hiệp Định đầu hàng của Nhựt-Hoàng đã được ký kết. Qua hai

quả bom nguyên tử của Mỹ,số phận của nước Nhựt đã được định đoạt.

Ở Sài Gòn Chợ Lớn Miền Đông tại trụ sở làm việc khi các cao-đồ của ngài bàn tán

tình hình thời-cuộc không biết người Nhựt rồi đây thua hay thắng thì Đức-Thầy đã

có lần mĩm cười có vẽ hơi hài hước “Các ông biết không người Nhựt-Bổn ăn

không hết nửa con Gà”.

Đệ nhị thế chiến giữa hai phe trục tam cường Nhựt Đức Ý đã thua phe đồng

minh Nga Tàu Anh Mỹ.Cuộc thế chiến diễn ra tàn khốc kể từ năm Mèo Kỹ-Mão

1939 qua năm 1940 Rồng, 41 Rắn, 42 Ngựa, 43 Dê, 44 Khỉ,  45 Dậu(con gà)thì

kết thúc đúng như câu “Canh khuya Gà gáy máu đào mới ngưng”

Sự kiện thực tế thứ hai là chữ ký của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Trên các văn kiện

Đức Thầy đã ký tên trong những năm 1945, 1946, cho đến 1947 Đức Thầy vắng

mặt. Tín-đồ thường thấy và lấy làm lạ là khi chữ Sổ (húy danh của ngài) viết tắt là

chữ S Đức Thầy luôn luôn gạch ngang giữa chữ.

Nhiều người lấy làm thắc mắc hỏi thì Ngài trả lời rằng sau nầy sẽ biết. quả thật

năm 1954 hiệp định Geneve ký kết đã chia đôi đất nước Việt-Nam hình cong chữ

Còn nhiều sự kiện phụ không thể kể hết ra đây. Nhưng sự kiện Biển Đông nổi sóng

mà Đức Thầy đã tiên tri từ lâu rồi chắc chắn phải được đề cập.

Mặt nước biển lô nhô lặn hụp

Chim đua bay cá lại tranh mồi

Ngọn thủy triều nô nức sục sôi

Bầu trái đất một phen luân chuyễn

Chẳng những chiến tranh dưới biển, máy bay như chim, tàu chiến như cá, mà hỏa

lực của các phe lâm chiến khủng khiếp đến nổi nước biển sục sôi và bầu trái đất

Nơi phía trước cheo leo tiếng khóc

Đứng sau lưng hình vóc vẫy chưng

Nước kia lửa nọ tưng bừng

Thảm cho thế sự lẫy lừng nạn tai

Tóm tắt, nếu đúc kết một cái nhìn từ tấm gương đạo hạnh, những bước hành trình

gian khổ của Đức-Thầy: Hòa-Hảo, Giác-Ngộ, Nhẫn-Nhục và vô cùng thiêng liêng

cao cả. Nếu không nói là bất phàm siêu phàm thì là gì?

Thường nhơn phàm tục thì làm sao có được khả năng nầy.

Có đấng đại giác nào lâm phàm độ chúng mà không phải chịu thọ nạn đâu?

Nhưng trường hợp của Đức Thầy thọ nạn theo như Ngài đã nói trước thì tín-đồ vẫn

kỳ vọng một ngày trở lại của Đức Thầy như câu:

Rán nghe lời dạy của Thầy

Để chừng đến việc kiếm Thầy không ra

Ít lâu Ta cũng trở về

Khuyên cùng bổn đạo chớ hề lảng xao

Trì lòng chớ có núng nao

Từ đây nhơn vật mòn hao lần lần

Từ nay cách biệt xa ngàn

Ai người tâm đạo đừng toan phụ Thầy

Giữa chừng đờn nở đứt dây

Chưa vui buổi hiệp bổng Thầy lại xa

Tỉnh say trong giấc mộng hoa

Mơ màng cũng tưởng như Ta bên mình

Tuy là hữu ảnh vô hình

Chớ dân lòng tưởng sân trình đáo lai

Vậy, để là tấm gương soi cho nhân loại hầu tuyên dương những tấm gương vì

đạo vì đời,bác ái từ bi hòa hảo,trung nghĩa hiếu hạnh thì đây là những tấm gương

cần nhắc nhở và ca tụng.

Nếu nhân loại không nhắc nhở tuyên dương các bực đại giác đại ngộ, các đấng

thiêng liêng lâm phàm độ thế thì thử hỏi nhân loại nên kỷ niệm tưởng nhớ nhắc

nhở và tuyên dương ai???

Hội Đồng Cố Vấn và Ân Nhân Bảo Trợ

– Cụ Phan Như Toản – Cụ Trần Sinh Cát Bình

– Luật Sư Đinh Thạch Bích – Doanh Gia Kim Anh

– Ông Trương Quang Sĩ và Bà Mộng Lan

– Ông Bùi Văn Truyền – Giáo Sư Lê Quí An

– Giáo Sư Trần Văn Chi – Giáo Sư Lê Hữu Quế

– Ông Bà Hoàng Đình Từ

Hội Đồng Trị Sự Trung Ương và

Ban Tổ Chức Đại Lễ Kỷ Niệm

 Tu Sĩ Thái Hòa, Hội Trưởng Danh Dự

 TS Lê Phước Sang, Hội Trưởng

 DB Dương Minh Quang, Đệ nhất Phó Hội Trưởng

 DB Dương Thanh Tồn, Cố Vấn Chính Sách

 Trần Văn Vui, Phó Ban Tổ Chức

 Lê Văn Tâm, Phó Ban Tổ Chức

 Nguyễn Cửu Long, Phó Ban Tổ Chức

 GS Nguyễn Tấn Lạc, Phó Ban Tổ Chức

 Bà Phạm Diệu Chi, Phó Ban Tổ Chức

 Ô. Nguyễn Thanh Tân, Phó Ban Tổ Chức

 Huỳnh Long Giang, Tổng Thư Ký

 Hoa Hậu Khuyến Nguyễn, Chủ Nhân Nước Mía Viễn Đông

 Hoa Hậu Hoàn Vũ Lam Châu

 Hoa Hậu Huỳnh Nga – Hoa Hậu Kristine Thảo

 Hoa Hậu Tường Vi

 Đốc Sự Châu Văn Để – Bà Minh Nguyệt

 Nghệ Sĩ Tuyết Nga – Nghệ Sĩ Hồng Quyên

 Võ Công và Nguyễn Dung

 Soạn Giả Bùi Minh Đức

 Nhạc Sĩ Ngọc Nôi

 Nghệ Sĩ Phi Loan

 Nghệ Sĩ Hoàng Lợi

 Nhạc Sĩ Trần Khánh Trung

 Thiền Sư Nguyên Linh

 Giáo Sư Hồ Phi

 Ô.Bà Ba Định

 Bà Đào Bích Ty – Bà Phạm Mai

 Ô. Mai Bá Điển – Ô. Nguyễn Văn Hiền

 Bác Sĩ Lê Phước Hoàng Hà

CHƯƠNG TRÌNH

I.- Tiếp Đón Quan Khách: 2:00 PM

Quan Khách và đồng đạo đến

II.- Nghi Thức Khai Mạc: 3:00 PM

 Chào Quốc Kỳ, Đạo Kỳ và Mặc Niệm

 Giới thiệu thành phần tham dự

 Diễn văn của TS Hội Trưởng Lê Phước Sang

III.- Đại Lễ Kỷ Niệm: 3:30 PM

 Nghi Thức Hành Lễ

 Tuyên đọc Sứ Mạng Cứu Đời của

Đức Huỳnh Giáo Chủ

IV.- Phát Biểu của Quan Khách và

Xướng Ngâm Thi Văn Giáo Lý

V.- Văn Nghệ Giúp Vui

VI.- Cảm Tạ của Ban Tổ Chức

VII.- Bế Mạc 6:30 PM

___________________________________

LIÊN LẠC:

TS Lê Phước Sang, 832-397-9813;

Trần Văn Vui, 619-278-9758;

Nguyễn Tấn Lạc, 714-332-9244;

Phạm Diệu Chi, 714-467-5955

Huỳnh Long Giang, 714-720-5271;

Đào Bích Ty, 714-726-4002;

Nguyễn Thanh Tân, 714-631-3343;

Ô. Ba Định, 714-837-4857.

About these ads

Occasionally, some of your visitors may see an advertisement here.

Tell me more | Dismiss this message

Categories: Sinh Hoạt của HĐTSTƯ | Leave a comment

TÂM THƯ VỀ NGÀY ĐẠI LỄ

TÂM THƯ VỀ NGÀY ĐẠI LỄ   Kính thưa quý đồng đạo và quý đồng bào,   Năm nay, Hội Đồng Trị Sự Trung Ương xin kính mời quý vị tham dự Đại Lễ Kỷ Niệm 75 Năm Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng Phật Giáo Hòa Hảo, được tổ chức tại Hội Quán số 12432 đường Euclid, bên cạnh ngã tư đường Lampson, thành phố Garden Grove.   Nhân dịp thiêng liêng trọng đại này, chúng tôi muốn cùng quý vị ôn nhuần lời dạy của Đức Thầy và ưu tư của chúng ta.                       Trả nợ thế nghĩa ân trọn vẹn                     Cảnh non bồng kỳ hẹn ngày kia   Đây là lời của Đức Huỳnh Giáo Chủ.   Nợ thế tức là nợ đời, nợ Tứ Ân mà ta đã thọ trong kiếp sống. Vì vậy, ta có bổn phận phải đền trả, bởi vì ta đã thọ nhận vay mượn nó từ thuở bé thơ cho đến lúc thành nhân.   Cái công ơn cha mẹ nuôi nấng đẻ đau, 9 tháng cưu mang, 3 năm bú mớm. Rồi ân tấc đất ngọn rau tạo nên kiếp sống này. Ân được dìu dắt về tâm linh đạo đức, còn ân về Đồng Bào và Nhân Loại nữa. Cho nên ta có trách nhiệm phải cố gắng đền đáp một cách tận tình. Ta sẽ tu không thành nếu nợ đời chúng ta không trả, dù có muốn hay không thì cũng phải:                       Tu đền nợ thế cho rồi                     Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen   *                       Thấy dân thấy nước nghĩ mà đau                     Quyết rứt cà sa khoát chiến bào                     Đuổi bọn xâm lăng gìn đất nước                     Ngọn cờ Độc Lập phất phơ cao.   Con đường cứu nước với chương trình Dân Chủ Xã Hội tiên tiến được Đức Huỳnh Giáo Chủ mở ra là một sinh lộ thực tiễn cho dân tộc Việt. Trước hiểm họa xâm lấn của Trung Cộng, một quốc nạn có thể đưa đến diệt vong, một Biển Đông sôi sục như chảo dầu, một biển lửa sắp bùng cháy, kể cả trên đất liền, hiệu ứng với lời tiên tri của Tứ Thánh Tam Hoàng Thơ, đặc biệt là của Đức Huỳnh Giáo Chủ:                       Đất Bắc Kỳ sao quá ruộng sâu                     Tàu Man đến đó giăng câu đặt lờ   Hay là:                       Mặt nước biển lô nhô lặn hụp                     Chim đua bay cá lại tranh mồi                     Ngọn thủy triều nô nức sục sôi                     Bầu trái đất một phen luân chuyển.   Để cảnh tỉnh cho những đầu óc nô lệ Tàu cộng, ngay từ năm 1946 khi trả lời cho cụ Phạm Thiều (đại diện Việt Minh) mời Đức Thầy tham chánh, bằng những lời thơ xin trích ra đây 2 câu của cụ Phạm Thiều:                       Sao còn lãnh đạm với đồng bang                     Toan trút cho ai gánh trị an   Đức Thầy đáp họa:                       Nhìn xem Trung quốc khách lân bang                     Cứ cố xỏ ngầm sao trị an?   Và đặc biệt với hai câu như một lời cảnh tỉnh:                       Ngàn năm Bắc địch dày bừa                     Mà còn đứng dậy tống đưa quân thù.   Hỡi những đầu óc mông muội hãy tỉnh thức mau lên kẻo trễ.   Kính thưa quý đồng hương, quý đồng đạo,   Chúng ta sẽ kỷ niệm ngày Đức Thầy bị cộng sản ám hại, tức là ngày Đức Thầy Thọ Nạn Đốc Vàng, chúng ta đang tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm lần thứ 75 ngày Đức Thầy khai sáng Đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Không những tưởng niệm công đức mở đạo cứu đời của Ngài, mà còn tưởng nhớ đến công lao cứu dân cứu nước khi Đức Thầy dấn thân vào con đường đấu tranh chống Pháp để giành Độc Lập qua các Mặt Trận và Phong Trào do Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập hay cộng tác. Nhất là Ngài đã thành lập chánh đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội.   Để tưởng nhớ đến công đức của một vị Phật đã lâm phàm giáo dân độ chúng, đưa muôn người thoát khỏi biển mê sông khổ mà quy về chơn tâm thật tánh để đạt đến cảnh hạnh phúc bình an, tâm linh giác ngộ, như Ngài đã từng bày tỏ:                       Huyền pháp thâm trầm thơm bất tuyệt                     Vô Vi chánh Đạo hỡi người ơi.   Hay một hoài bão chưa thành khi non sông còn dưới ách nông nô độc tài toàn trị. Một đất nước phú cường, một chế độ không độc tài không cộng sản chưa thực hiện được, thì Đức Thầy đã vắng mặt.                       Nước non tan vỡ bởi vì đâu                     Riêng một ta mang nặng mối sầu                     Lòng những hiến thân mưu độc lập                     Nào hay tai họa áp bên lầu.                       *                       Bên lầu tiếng súng nổ vang tai                     Trời đất phụ chi kẻ trí tài                     Mưu quốc hóa ra người phản quốc                     Ngàn thu mối hận dễ nào phai.   Kính thưa quý vị,   Thư vắn tình dài, chúng ta có thể nghe tiếp hay chia sẻ tâm sự của nhau vào dịp Kỷ Niệm lần thứ 75 ngày Đức Thầy khai sáng Đạo sẽ được Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo tổ chức vào ngày Chủ Nhật 29 tháng 6 năm 2014, lúc 2 giờ chiều tại Hội Quán số 12432 đường Euclid, góc Lampson và Euclid.   Một lần nữa xin nhắc lại, ở góc đường Euclid và Lampson, quý vị sẽ thấy trên nóc Hội Quán có treo cờ và biểu ngữ tung bay phất phới, thì đó là địa điểm chào mừng quan khách.   Xin quý đồng đạo và đồng hương coi đây là thơ mời chính thức phổ biến sâu rộng trên làn sóng truyền hình và truyền thanh cũng như trên báo chí và internet.   Với lòng vô cùng trân trọng và tri ân, sự hiện diện của quý vị là niềm khích lệ lớn lao đối với chúng tôi trên bước đường tầm cầu chân lý, đồng thời phụng sự hữu hiệu cho dân tộc và đạo pháp.   Ban Tổ Chức Đại Lễ trân trọng kính mời.     TM Hội Đồng Trị Sự Trung Ương và Ban Tổ Chức Đại Lễ Kỷ Niệm.   – Tiến Sĩ Lê Phước Sang, Hội Trưởng HĐTSTƯ. Trưởng Ban Tổ Chức Đại Lễ. Cell: 832-397-9813.   – Huyền Tâm Huỳnh Long Giang, Tổng Vụ Trưởng Phổ Thông Giáo Lý. Tổng Thư Ký Ban Tổ Chức Đại Lễ. Cell: 714-720-5271   Xin lưu ý: Đậu xe trên đường Lampson hay những địa điểm thuận tiện gần đó.

Categories: Sinh Hoạt của HĐTSTƯ | Leave a comment

wd: Kính nhờ TS Lê Phước Sang khẩn chuyễn đến Đồng Đạo PGHH Nguyễn Hữu Chánh.

Fwd: Kính nhờ TS Lê Phước Sang khẩn chuyễn đến Đồng Đạo PGHH Nguyễn Hữu Chánh.

Inbox
x
Sang Lephuoc
Oct 13 (6 days ago)

to Ton, minhquang4429, Lactan, nhatquang, me, vantran200991, giaccodo, Tan, Tan, dieuchipham53, hienvnguyen
TS. LêPhước Sang

Hội truởng HĐTSTƯ GH-PGHH
————————————————
12432 Euclid Street, Garden Grove, CA 92840
832-397-9813 & (714) 584-7778 (xin để lại message)
———- Forwarded message ———-
From: Sang Lephuoc <lephuocsang.pghh@gmail.com>
Date: 2013/10/13
Subject: Fwd: Kính nhờ TS Lê Phước Sang khẩn chuyễn đến Đồng Đạo PGHH Nguyễn Hữu Chánh.
To: thongnhat@aol.com

ONG TBT NGV NAM,

ĐÃ NHAN ĐUOC.
RAT TOT.
CAU CHUC TBT SUC KHOE CA THANH CONG TOT DEP.
LEPHUOCSANG

TS. LêPhước Sang

Hội truởng HĐTSTƯ GH-PGHH
————————————————
12432 Euclid Street, Garden Grove, CA 92840
832-397-9813 & (714) 584-7778 (xin để lại message)
2013/10/11 Nam Nguyen <thongnhat@aol.com <thongnhat@aol.com>

Kính gởi; TS Le Phuoc Sang,
Sau khi nhận được xin cho biết.
Cám ơn.
Mr. Nam Van Nguyen
thongnhat@aol.com

—–Original Message—–
From: Nam Nguyen <thongnhat@aol.com <thongnhat@aol.com>
To: lephuocsangpghh <lephuocsangpghh@gmail.com>; thongnhat <thongnhat@aol.com>
Sent: Fri, Oct 11, 2013 7:17 pm
Subject: Fwd: Kính nhờ TS Lê Phước Sang khẩn chuyễn đến Đồng Đạo PGHH Nguyễn Hữu Chánh.

lephuocsangpghh@
Mr. Nam Van Nguyen
thongnhat@aol.com

—–Original Message—–
From: Nam Nguyen <thongnhat@aol.com <thongnhat@aol.com>
To: “””Sang Lephuoc lephuocsang.pghh”” <“Sang Lephuoc lephuocsang.pghh””@gmail.com
Cc: thongnhat <thongnhat@aol.com>
Sent: Mon, Oct 7, 2013 1:45 am
Subject: Kính nhờ TS Lê Phước Sang khẩn chuyễn đến Đồng Đạo PGHH Nguyễn Hữu Chánh.

Kính gởi;   
  
Quý Đồng Đạo PGHH, Chủ Tịch Sáng Lập và Tổng Giám Đốc Sáng Lập,
Ts. Lê Phước Sang, Hội Trưởng Hội Đồng Trị Sự Trung Ương GHPGHH vừa cho tôi hay tin Cụ Bà Lê Thị Khế
thân mẫu của Đồng Đạo vừa từ trần, hưởng thọ 91 tuổi. Ngày thứ Bảy này 5 tháng 10/2013, vào lúc 5 giờ chiều
Hội Trưởng Lê Phước Sang cùng Phái Đoàn Trị Sự Trung Ương đến Chùa Khánh Hỉ đường Orange Wood để
cầu nguyện và phân ưu. Tôi rất tiếc không thể cùng Hội Trưởng Lê Phước Sang và Phái Đoàn HĐTSTU đến 
tại Chùa Khánh Hỉ một lược để gặp gở Đồng Đạo, nhưng tôi chắc chắn sẽ cùng với Hội Trưởng Lê Phước Sang
sắp đặt thời giờ để sớm đến thăm viếng và thảo luận công việc với Đồng Đạo PGHH Nguyễn Hữu Chánh mà TS
Lê Phước Sang đến nay vẫn thường xuyên thông tin cho tôi biết rõ mọi việc..
TS Lê Phước Sang và Tôi rất tình sâu nghĩa trọng từ trước thời kỳ 1970 thành lập Viện Đại Học Hòa Hảo tại Long
Xuyên cho nên không có vấn đề gì chúng tôi không hiểu nhau, và quyết đi về một hướng chống kẻ thù của Dân tộc.
Tôi, gia đình tôi cùng với Hội Trưởng Lê Phước Sang và anh em đồng đạo trong HĐTSTƯ hệ thống Giáo Hội, cùng
với Ban Chấp Hành Trung Ương VNDCXHĐ xin cầu nguyện cho Cụ Bà Lê Thị Khế được “Ơn Trên” tiếp độ về miền
Cực Lạc…
Cầu chúc Đồng Đạo PGHH Nguyễn Hữu Chánh thân tâm an lạc, thành công trên đường phụng sự Quốc Gia Dân Tộc
theo như giáo Học Phận Tu Nhân,-Tứ Ân Trọng Đại của Đức Huỳnh Giáo Chủ. “Nam Mô A Di Đà Phật”.
Kính thư,
               Viết ngày 4 tháng 10/2013
     Nguyễn Văn Nam Cưu Đại Tá QL/VNCH
Tổng Bí Thư, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng       
             Bí Danh /Đặng Xuân Nguyên
Sang Lephuoc
Oct 13 (6 days ago)

to Tamhienvnguyen714, Ton, minhquang4429, Lactan, nhatquang, me, vantran200991, giaccodo, Tan, Tan, dieuchipham53, hienvnguyen
TS. LêPhước Sang

Hội truởng HĐTSTƯ GH-PGHH
————————————————
12432 Euclid Street, Garden Grove, CA 92840
832-397-9813 & (714) 584-7778 (xin để lại message)
———- Forwarded message ———-
From: The USIM <freeusim@yahoo.com>
Date: 2013/10/11
Subject: Re: Fwd: Kính nhờ TS Lê Phước Sang khẩn chuyễn đến Đồng Đạo PGHH Nguyễn Hữu Chánh.
To: “Nam Nguyen <thongnhat@aol.com” <thongnhat@aol.com>
Cc: “lephuocsang.pghh@gmail.com” <lephuocsang.pghh@gmail.com>

Kinh DD/ Tong Bi Thu !
Thanh that cam on Dong Dao va gia dinh ,da chia buon ve su mat mat to lon doi voi toi .mot nguoi ME cho doi tung ngay nguoi con TRUONG NAM tro ve suot 38 nam luu lac o xu nguoi .
Thoi thi danh phai chiu dung tinh canh ngo vi DAT NUOC & DAN TOC ….
De khong phu long nguoi ME hy vong con minh hanh nguyen TU AN phai den dap , toi se tiep tuc LEN DUONG MUU TIM GIAI PHAP CHO MOT VIET NAM THAT SU TU DO .
Hy vong nhung dong gop NHO BE trong nhung ngay thang nam 2014 toi day .
Kinh cam on DD/ Gia Dinh nhieu suc khoe va binh an .
NGUYEN HUU CHANH
Categories: Sinh Hoạt của HĐTSTƯ | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.