Tài-liệu Tu-Học

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời Ðại

Posted on November 4, 2020 by Giang HuynhEdit

Advertisement
Categories: Tài-liệu Tu-Học | Leave a comment

Kiếp trước bạn là ai? Đức Phật giảng về 11 loại nhân duyên của đời người

Kiếp trước bạn là ai? Đức Phật giảng về 11 loại nhân duyên của đời người

Kiên Định | ĐKN 13/07/2020 71,633 lượt xem

Kiếp trước bạn là ai? Đức Phật giảng về 11 loại nhân duyên của đời người
Ảnh: DuongNgoc1987 / Pixabay.
Phật gia giảng về luân hồi, chuyển sinh, về kiếp trước, kiếp sau. Rất nhiều người mang sẵn trong đầu tư tưởng vô thần, thường cho đó là những chuyện mê tín, dị đoan. Nhưng thử hỏi nếu tất cả là mê tín thì chẳng phải những sự tình trên đời đều chỉ là một trò đùa ngẫu nhiên của Tạo hoá thôi sao? Thử hỏi mối duyên với cha mẹ, bè bạn, với vợ chồng của chúng ta cũng chỉ là chuyện hên xui, may rủi, hoàn toàn là ngẫu nhiên?

Đức Phật thích Ca cũng có những mối nhân duyên từ nhiều kiếp với vua cha Vua Tịnh Phạn, Hoàng hậu Ma Da, vợ là công chúa Da-du-đà-la và con trai La Hầu La của Phật. Và con người chúng ta hay vạn sự vạn vật cũng vậy, tất cả gặp nhau đều không là ngẫu nhiên.

Thực ra nhân duyên là tiền định từ kiếp trước. Những sự việc xảy ra trong đời này của một cá nhân thảy đều là kết quả gây ra từ đời trước vậy. Có một lần Đức Phật nói với ngài A Nan: “Ta thấy vạn vật trong trời đất đều có nhân duyên kiếp trước”.

Ngài A Nan nghe thấy lời Đức Phật nói, liền tới quỳ trước mặt Đức Phật hành lễ và hỏi: “Xin hỏi Người đó là nhân duyên gì? Những điều này tất cả các đệ tử đều muốn biết. Xin người hãy diễn thuyết thuật lại, để khai thị độ hóa những người không biết”.

Đức Phật nói: “Con người nếu bồi dưỡng phúc đức, cũng giống như cái cây kia. Phúc đức là một cái hạt được trồng xuống đất, sau đó dần dần lớn lên, kết thành quả và mang lại lợi ích”.

1. Những người mà kiếp này may mắn có địa vị cao quý, được xã hội trọng vọng làm quốc vương hay chức cao đại thần, là người có quyền, có thế thì kiếp trước đều là những người lễ phép, biết kính trọng Phật mà đến.

2. Người kiếp này mà giàu sang và phú quý thì ắt kiếp trước cũng đều là những người đã từng bố thí hay cứu tế và cho đi rất nhiều.

3. Người kiếp này mà sống thọ, có sức khỏe dồi dào, hiếm hay không bị bệnh tật đa phần kiếp trước đều là người luôn giữ vững giới cấm và rất coi trọng tôn nghiêm nhà Phật.

4. Người kiếp này lớn lên đoan chính, gương mặt thanh tú, dung mạo xinh đẹp, thần thái rạng ngời, “hữu xạ tự nhiên hương”, khắp thân mình luôn tỏa ra một mùi hương thơm mát. Người này gặp người, người thích, cất tiếng nói người người muốn nghe. Đó chính là kết quả của việc kiếp trước họ đã tu nhân tích đức, biết lấy khiêm nhường và nhẫn nhịn làm niềm vui.

5. Người nào kiếp này điềm đạm, cư xử bình tĩnh, không bao giờ hấp tấp vội vàng, cả trong nói năng và trong hành động đều rất cẩn trọng, biết chừng mực thì ắt hẳn kiếp trước đều là những người đã từng tu thiền định, tâm tưởng thanh tịnh.

6. Người kiếp này tài năng và thông suốt Pháp, thậm chí có thể thuyết giảng, đồng thời hóa độ người u mê hay ngốc nghếch, biết trân quý lời nói và tự động truyền rộng Phật pháp ra ngoài để người người trong chúng sinh cùng thấu hiểu. Người có đức tính ấy, ắt là kết quả của việc kiếp trước đã tu trí tuệ mà thành.

7. Người nào có giọng nói trong trẻo, âm vực rõ ràng và vô cùng truyền cảm thì ắt hẳn kiếp trước là người tới từ Tam bảo ca hát (Tam bảo là chỉ Phật, Pháp và Tăng).

8. Người nào kiếp này từ nhỏ mà đã ngốc nghếch thì ắt là do kiếp trước đã không muốn nhận sự dạy dỗ, luôn chỉ bảo người khác.

9. Người mà kiếp này làm nô lệ hay làm kẻ ở cho người khác thì đa phần là do kiếp trước đã thiếu nợ, có vay nhưng chưa hoặc không trả người ta.

10. Người mà kiếp này có địa vị thấp kém, sống đời nghèo hèn đa phần là bởi ở kiếp trước đã không biết lễ phép và kính trọng Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

11. Người nào kiếp này sạch sẽ không bệnh tật, là vì kiếp trước không bao giờ đánh người, tâm luôn từ bi lấy thiện đãi người.

Mọi việc trên thế gian này đều thuận theo quy luật nhân quả, đều có căn nguyên của nó, đừng trách vì sao người ác vẫn được giàu có hay đừng trách sao mình tốt bụng, lương thiện mà chỉ mãi nghèo khổ.

Chẳng “người tốt” nào mỗi lần đi làm việc tốt mà trong đầu lại nghĩ đến việc được phúc gì bao giờ. Có người cứ mỗi lần gặp họa lại phàn nàn: “Tại sao tôi làm nhiều việc tốt thế, tôi sống lương thiện thế vậy mà lại không được báo đáp, toàn gặp chuyện xui xẻo là sao?”.

Người sống trên đời, hãy học cách thuận theo tự nhiên, buông bỏ chấp nhất, vướng bận. Hãy như biển cả dung nạp trăm sông, như núi cao không ngại đất bồi.

Cái mà người ta buông bỏ chấp nhất không phải là buông bỏ tất cả mọi thứ trong cuộc sống, như cơm cũng không ăn, ngủ cũng không ngủ. Đó hoàn toàn không phải là sự buông bỏ, mà lại là một loại cực đoan khác, là một kiểu vô trách nhiệm, buông xuôi, phó mặc sinh mệnh mình. Sự buông bỏ đích thực chính là tiêu trừ những thứ dục vọng và tâm không tốt, những thứ bám riết lấy tâm người ta như tham vọng về danh, lợi, tình, sự đố kỵ, ghen ghét…

Trong kiếp luân hồi, ác nghiệp và phúc báo luôn đi theo con người như hình với bóng. Nhân duyên ở kiếp trước sẽ còn kéo dài tới ngàn kiếp sau, và nghiệp duyên kiếp nọ cũng sẽ lưu truyền mãi tới kiếp kia. Bởi thế, Phật gia mới giảng cần phải tích đức, hành thiện, làm điều tốt, sống thiện lương để gây một phúc báo cho kiếp sau.

Người mà tích được đại phúc thì đời sau còn có thể đắc được thân người trong vòng luân hồi lục đạo. Người chỉ làm điều xấu, hành ác, gây nghiệt duyên, đời sau ắt hẳn phải chịu thác sinh làm động vật, thậm chí chịu huỷ diệt hoàn toàn.

Thần Phật bảo hộ cho ‘người tín Thần Phật’ như thế nào?

Categories: Tài-liệu Tu-Học | Leave a comment

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH LƯỢC SỚ

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH LƯỢC SỚ
般若波羅蜜多心經略疏
No. 1712
Đời Đường, Phiên kinh Sa-môn Pháp Tạng thuật1
Việt dịch: Quảng Minh

1 Hiền Thủ Pháp Tạng 賢首法藏 (634-712) là cao tăng đời Đường, pháp danh Pháp Tạng, pháp Tự Hiền
Thủ, hiệu là Quốc Nhất Pháp sư 國一法師. Ngài còn được gọi là Hương Tượng Đại sư 香象大師, hoặc
Khang Tạng Quốc Sư 康藏國師. Ngài vốn là người xứ Khang Cư, đến đời ông nội, cả họ di dân vào Trung
Thổ, sống ở Trường An. Sư thông minh, mẫn tiệp từ nhỏ. Sư y chỉ ngài Vân Hoa Trí Nghiễm 雲華智儼
(602-668), nghe giảng kinh Hoa Nghiêm bèn thâm nhập huyền chỉ. Sau khi ngài Trí Nghiễm thị tịch bèn y
chỉ ngài Bạc Trần 薄塵. Do tinh thông các thứ tiếng Tây Vực, Sư vâng mạng tham gia dịch trường của
ngài Nghĩa Tịnh 義淨, dịch các bộ Tân Hoa Nghiêm, Đại Thừa Nhập Lăng Già, v.v… Sở học uyên bác
của Sư về kinh Hoa Nghiêm đã khiến các vị sư huynh cao túc của Sư tiến cử Sư giảng kinh cho hoàng đế
trong khi Sư chỉ là một Sa-di. Khi giảng mười huyền môn của kinh Hoa Nghiêm cho Võ Tắc Thiên, Sư đã
dùng con sư tử vàng trong điện làm tỷ dụ, Võ Tắc Thiên lãnh ngộ, sau đấy, Sư vâng mệnh soạn bài Sư
Tử Chương để ghi lại bài giảng ấy. Về sau, Sư trụ tại chùa Vân Hoa, Võ Tắc Thiên truyền mười vị đại đức
chốn kinh thành cùng truyền đại giới cho Sư, ban tặng kinh Hoa Nghiêm, trên đề chữ Hiền Thủ Bồ Tát
(ngụ ý ca ngợi Sư giống như Hiền Thủ Bồ Tát trong kinh Hoa Nghiêm). Vì thế, Sư được gọi là Hiền Thủ
quốc sư. Cả đời Sư giảng kinh Hoa Nghiêm hơn ba mươi lần, kiến lập giáo nghĩa tông Hoa Nghiêm.
Ngoài chú giải kinh Hoa Nghiêm, Sư còn chú giải các kinh Lăng Già, Mật Nghiêm, Phạm Võng và Khởi
Tín Luận. Ngài cũng đưa ra cách phán giáo chia giáo nghĩa nhà Phật thành năm giáo mười tông. Sư
trước tác vô cùng phong phú, các tác phẩm của Sư được hậu thế nghiên cứu, học tập nhiều nhất là Hoa
Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký, Hoa Nghiêm Liệu Giản, Hoa Nghiêm Nhất Thừa Giáo Nghĩa Phân Tề
Chương (Hoa Nghiêm Ngũ Giáo Chương), Hoa Nghiêm Kinh Chỉ Quy, Hoa Nghiêm Sách Lâm, Hoa
Nghiêm Kinh Vấn Đáp, Đại Thừa Mật Giáo Kinh Sớ, Phạm Võng Kinh Sớ, Đại Thừa Khởi Tín Luận Sớ,
Hoa Nghiêm Cương Mục, Hoa Nghiêm Huyền Nghĩa Chương, Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn
Nguyên Quán, Tâm Kinh Lược Sớ v.v…
2
Chân nguyên2
là phép tắc trong sạch, rỗng lặng nên tách rời chủ thể và đối
tượng3
. Diệu giác4
là đạo lý mầu nhiệm, sâu kín nên vượt lên ngôn ngữ và ảnh
tượng5
. Tuy chân tục đều mất, nhưng nhị đế vẫn thường còn; dẫu không hữu cùng
diệt, mà nhất vị6
luôn hiển lộ. Bởi lẽ, Chân không thì chưa từng bất hữu, ngay nơi
hữu mà sáng tỏ về Không; huyễn hữu thì chưa từng bất Không, ngay nơi Không
mà hiểu rõ về hữu. Hữu, mà là hữu thường trống không, nên bất hữu; Không, mà là
không thường hiện hữu, nên bất Không. Không chính là bất Không, nên Không mà
chẳng phải đoạn diệt; hữu chính là bất hữu, nên hữu mà chẳng phải thường hằng.
Bốn chấp đã diệt, trăm phi cũng trừ7
, yếu chỉ huyền diệu của Bát-nhã là đây vậy.

2 Chân nguyên 真源: Chỉ cho thật tướng Bát-nhã, là lý thể của sở quán.
3 Chánh văn là Thuyên đệ 筌罤: Cái nơm và cái lưới, chỉ cho ngôn tượng. Thuyên, là cái nơm bắt cá, dụ
cho ảnh tượng có khả năng nắm bắt tâm ý. Đệ, là cái lưới bắt thỏ, dụ cho ngôn ngữ có khả năng
nắm bắt ảnh tượng. Ngôn ngữ sinh từ ảnh tượng, nên tìm ngôn ngữ để xét ảnh tượng. Ảnh tượng
sinh từ tâm ý, nên tìm ảnh tượng để xét tâm ý. Pháp Hoa Văn Cú 法華文句, quyển 1: “Nên biết
các thứ thanh giáo, ẩn tàng hay hiển lộ, quyền hay thật, đều là Phật đạo mà làm nơm lưới.”
(當知種種聲教, 若微若著, 若權若實’皆為佛道而為筌罤.)
4 Diệu giác 妙覺: Chỉ cho quán chiếu Bát-nhã, là trí thể năng quán.
5 Ngôn tượng 言象: Ngôn là ngữ ngôn, đối tượng của văn tuệ. Tượng là ảnh tượng hay ấn tượng, đối
tượng của tư tuệ.
6 Nhất vị 一味: Giáo pháp của Như Lai được ví như vị ngọt, và lý thú của giáo pháp ấy thì duy nhất [và
đồng nhất], không có hai, nên gọi là nhất vị. Kinh Pháp Hoa, phẩm Dược Thảo Dụ: “Đức Như Lai nói
pháp một tướng một vị, nghĩa là tướng giải thoát, tướng xa lìa, tướng diệt, rốt ráo đến bậc Nhất thiết
chủng trí.”
7 Tứ chấp 四執 = tứ cú 四句. Tứ cú, là bốn câu hay còn gọi là bốn mệnh đề, dùng để diễn tả mọi sự mọi
việc trong thế giới tương đốị Tất cả tri kiến tư tưởng của nhân loại không ra ngoài bốn thể diễn tả nàỵ, đó
là: có, không, chẳng có chẳng không, cũng có cũng không. Bách phi 百非, là trăm thứ phủ định: phi hữu,
phi vô, v.v…, điều này có nghĩa, chân lý của Phật giáo không cần, không nên lấy ‘tứ cú’ mà phân biệt,
đồng thời cũng vượt khỏi ý niệm phủ định của ‘bách phi’. Thế nên có thuật ngữ ‘ly tứ cú, tuyệt bách phi’.
3
Qua sự trình bày đầy đủ, văn tự bát-Nhã có hơn hai mươi vạn bài tụng8
; còn
chọn lấy điểm tinh yếu, nghĩa lý Bát-nhã vỏn vẹn trong mười bốn hàng9
. Thế mới
biết, giáo thuyết đi vào chân thật, văn quảng lược để tùy duyên; tông thú vượt thoát
danh ngôn, tánh viên thông làm biểu hiện.
Quả thật, Bát-nhã Tâm Kinh là ngọn đuốc giơ cao soi sáng con đường tối, là
con thuyền lướt nhanh cứu hộ trên biển khổ. Cứu giúp chúng sinh, dẫn thoát mê
lầm, chẳng có pháp nào hơn Tâm Kinh. Bát-nhã lấy sự ‘soi chiếu mầu nhiệm’ làm
thể; ba-la-mật-đa lấy sự ‘đến bờ bến kia’ làm công. Tâm biểu thị cho cái tinh yếu
vi diệu phải quay về. Kinh là những lời dạy của Phật được xâu kết lại. Từ pháp đến
dụ10 nói lên được yếu chỉ, làm tiêu đề, đó là Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh.
Giải thích kinh này qua năm môn phân biệt: 1. Giáo hưng; 2. Tạng nhiếp; 3.
Tông thú; 4. Thích đề; 5. Giải văn.
I. Giáo hưng (Nguyên nhân phát khởi giáo pháp):
Luận Đại Trí Độ ghi: “Như núi Tu Di, chẳng phải không có nhân duyên,
chẳng phải một ít nhân duyên làm cho nó chấn động được.” Giáo pháp Bát-nhã
được hưng khởi cũng như vậy, phải hội đủ nhiều nhân duyên:
1. Muốn phá các tà kiến của ngoại đạo.
2. Muốn xoay chuyển hàng Nhị thừa để họ đi vào Đại thừa.
3. Khiến hàng tiểu Bồ-tát không mê chấp nơi Không.
4. Khiến sinh chánh kiến để tỏ ngộ lý trung đạo của Nhị đế.
5. Nói rõ thắng đức của Phật để sinh đức tin trong sáng.

8 Hai mươi vạn = 200,000. Bộ Đại Bát-nhã 600 quyển, bản Phạn có 20 vạn bài tụng.
9 Xưa nay kinh văn chữ Hán, mỗi hàng có 17 chữ. Tâm kinh có hơn 260 chữ, gồm hơn 14 hàng.
10 Bát-nhã ba-la-mật-đa là pháp. Tâm là dụ.
4
6. Muốn cho phát tâm đại Bồ-đề.
7. Muốn tu theo các hạnh rộng sâu của Bồ-tát.
8. Khiến đoạn tất cả các chướng thô trọng.
9. Khiến đắc hai quả đại Bồ-đề và đại Niết-bàn.11
10. Lưu truyền nhiều đời sau để làm lợi ích cho chúng sinh.
Trên đây là mô tả ngắn gọn mười nguyên do giáo pháp Bát-nhã được phát
khởi.
II. Tạng nhiếp (phán định kinh văn thuộc về tạng nào):
Trong ba tạng, Bát-nhã nhiếp thuộc Khế kinh tạng. Trong hai tạng12, Bát-nhã
nhiếp thuộc Bồ-tát tạng. Trong Quyền thật nhị giáo13, Bát-nhã nhiếp thuộc Thật
giáo.

11 Hai quả là đại Bồ đề và đại Niết bàn. Tu tập trí vô phân biệt thì dứt được hai chướng thô trọng nơi A-lạida thức, tức chuyển bỏ phần biến kế (tạp nhiễm) của tánh y tha nơi A-lại-da và chuyển được phần viên
thành (thanh tịnh) của tánh y tha nơi A-lại-da. Do chuyển phiền não chướng được đại Niết bàn, chuyển sở
tri chướng đắc Vô thượng giác. Theo Thành duy thức, đại Niết-bàn là: Tánh tịnh Niết-bàn (chân như bản
lai thanh tịnh), Hữu dư Niết-bàn (chân như xuất phiền não chướng), Vô dư Niết-bàn (chân như xuất sanh
tử khổ) và Vô trú Niết-bàn (chân như xuất sở tri chướng). Vô trú Niết-bàn được đại bi, đại trí vĩnh viễn phụ
lực nên không ở sinh tử, không trú Niết-bàn, lợi lạc chúng sinh, tận cùng vị lai hoạt dụng mà thường tịch.
Đại Bồ-đề là: đại viên cảnh trí (chuyển thức thứ tám), bình đẳng tánh trí (chuyển thức thứ bảy), diệu quán
sát trí (chuyển thức thứ sáu) và thành sở tác trí (chuyển năm thức trước). Theo Nhiếp luận, 4 trí này phối
nhiếp 3 thân, nên đại Bồ-đề có chỗ nói về 3 thân.
12 Hai tạng là Thanh văn tạng và Bồ-tát tạng. Thanh văn tạng là các giáo pháp 4 đế, 12 nhân duyên mà
đức Phật nói cho hàng Thanh văn nghe. Còn giáo pháp 6 độ mà đức Phật nói cho Bồ-tát nghe thì gọi là
Bồ tát tạng.
13 Quyền thật nhị giáo 權實二教: Từ gọi chung Quyền giáo và Thật giáo được ghép lại. Quyền giáo cũng
gọi là Phương tiện giáo, tức là giáo môn tùy theo ý muốn của chúng sinh mà tạm thời giả đặt (quyền giả)
ra để làm phương tiện giáo hóa. Thật giáo cũng gọi là Chân thật giáo, là giáo môn rốt ráo chân thật, vĩnh
viễn không thay đổi, tức là giáo pháp được nói ra từ nghĩa chân thật nội chứng của Phật và theo ý của
Phật. Nói một cách đại thể thì giáo thuyết của các tông, các phái trong Phật giáo tuy đều là Thánh ngôn
chân thật không hư dối, nhưng trong đó có hai hệ thống lớn với chủ trương không giống nhau. Một là hệ
5
III. Tông thú (Tông chỉ và quy thú của kinh):
Sự biểu đạt của ngôn ngữ, gọi là tông. Sự quy hướng của tông, gọi là thú.
Tuy nhiên, trước nói tổng quát, sau nói biệt lập.
1. Tổng quát là lấy ba thứ Bát-nhã làm tông thú:
a. Thật tướng Bát-Nhã: Chân tánh là sở quán.

thống chủ trương tất cả chúng sinh đều có tính Phật và thừa nhận chúng sinh đều có khả năng thành
Phật. Hai là hệ thống chủ trương chúng sinh có 5 loại căn tính khác nhau và phủ nhận sự thành Phật của
Nhị thừa định tính và Hữu tình vô tính trong 5 loại căn tính. Nếu nói theo các kinh luận thì hệ thống 1
thuộc kinh Pháp hoa, kinh Niết bàn… tức là thuyết Nhất thừa chân thật, Tam thừa phương tiện; còn hệ
thống 2 thì thuộc kinh Giải thâm mật, luận Du già… tức là thuyết Tam thừa chân thật, Nhất thừa phương
tiện. Tông Thiên thai căn cứ theo kinh Pháp hoa mà lập thuyết Nhất thừa chân thật, Tam thừa phương
tiện, gọi kinh Pháp hoa là Thật giáo, các kinh còn lại là Quyền giáo. Ngoài ra còn căn cứ vào Bộ và Giáo
mà nói về sự khác nhau giữa Quyền và Thật. Tức là nói theo Giáo thì Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo là
Quyền, Viên giáo là Thật; nói theo Bộ thì Kiêm, Đãn, Đối, Đới thuộc 4 thời: Hoa nghiêm, A hàm, Phương
đẳng, Bát nhã là Quyền; Nhất thật khai quyền thuộc thời Pháp hoa là Thật. Tông Tam luận chủ trương
Nhất tính giai thành, tuy cũng lập thuyết Nhất thừa chân thật, Tam thừa phương tiện, nhưng chủ trương
ngoài Tam thừa không có Nhất thừa, cho nên khác với thuyết của tông Thiên thai. Tông Pháp tướng duy
thức y cứ vào kinh Giải thâm mật mà chủ trương thuyết Tam thừa chân thật, Nhất thừa phương tiện, cho
rằng thuyết Duy hữu nhất thừa của kinh Pháp hoa chẳng qua là phương tiện được đặt ra để dẫn dắt hàng
Thanh văn bất định tính chứ thật ra thì chúng sinh vốn có 5 tính khác nhau, mà giáo, lý, hành, quả của
Tam thừa cũng khác, bởi thế tông Pháp tướng duy thức chủ trương thuyết Duy hữu nhất thừa là giáo
pháp phương tiện, còn thuyết Tam thừa mới là giáo pháp chân thật. Tông Hoa nghiêm thì cũng giống như
tông Thiên thai, cũng chủ trương ngoài Tam thừa còn có pháp Nhất Phật thừa và cho rằng 3 xe ở trong
cửa mới là phương tiện, chỉ cho các hư giả, còn xe trâu trắng lớn ở ngoài cửa mới là chân thật. Trong Ngũ
giáo (Tiểu thừa giáo, Đại thừa thủy giáo, Đại thừa chung giáo, Đốn giáo, Viên giáo) mà tông Hoa nghiêm
phân định thì cho rằng Tiểu thừa là Ngu pháp Nhị thừa giáo, Đại thừa thủy giáo là Tam thừa giáo, đều
thuộc Quyền giáo; còn Đại thừa chung giáo và Đốn giáo thì vì chủ trương Nhất thừa nhất tính nên tuy có
lúc cũng gọi là Thật giáo, nhưng vì không chủ trương Tất cả chúng sinh đều có tri kiến Phật, cho nên chỉ
có Lý tính nhân xa chứ không có Quả tính quả xa, do đó vẫn thuộc Tam thừa, cũng là Quyền giáo; chỉ có
Biệt giáo Nhất thừa của kinh Hoa nghiêm mới là Thật giáo. [X. phẩm Phương tiện kinh Pháp hoa Q.1;
phẩm Vô tự tính tướng kinh Giải thâm mật Q.2; Pháp hoa huyền nghĩa Q.7, thượng; Hoa nghiêm kinh
thám huyền kí Q.1; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.1, phần cuối; Ngu thốc sao Q.thượng].
6
b. Quán chiếu Bát-Nhã: Diệu tuệ là năng quán.
c. Văn tự Bát-Nhã: Giáo pháp giải thích nghĩa lý Bát-nhã.
Tông thú không vượt ra ngoài ba thứ Bát-nhã.
2. Biệt lập cũng có ba thứ:
a. Một cặp giáo nghĩa: Lấy giáo trong Văn tự Bát-nhã làm tông; lấy
nghĩa của Thật tướng Bát-nhã và Quán chiếu Bát-nhã làm thú.
b. Một cặp cảnh trí: Lấy cảnh Chân không làm tông; lấy trí quán
chiếu làm thú.
c. Một cặp nhân quả: Lấy nhân hạnh Bồ-đề làm tông; lấy quả đức Bồđề làm thú.
Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh
IV. Thích đề (Giải thích tiêu đề):
Cũng có ba phần:
1. Giáo nghĩa: Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm là nghĩa sở thuyên; chữ Kinh là
giáo năng thuyên. Tức là Kinh nói về Bát-nhã thì được y theo nghĩa mà đặt tên.
2. Pháp dụ: Nghĩa sở thuyên được phân làm hai: Bát-nhã Ba-la-mật-đa là
pháp sở thuyên, chữ Tâm là dụ sở dẫn. Tức là bên trong pháp Bát-nhã đã bao gồm
những diệu nghĩa tinh yếu, ví như quả tim là chủ yếu, là căn bản cho các hệ cơ
quan trong cơ thể người.
3. Thể dụng: Pháp sở thuyên được phân làm hai: Bát-nhã là thể, Hán dịch là
Trí tuệ, tức là thần ngộ lẽ huyền áo, diệu chứng lý chân nguyên. Ba-la-mật-đa là
dụng, Hán dịch là Đáo bỉ ngạn, nghĩa là nhờ có diệu tuệ mà vượt qua dòng sinh tử,
đi đến bờ Chân không, tức loại bỏ cái tuệ ‘không đến bờ bến kia,’ lấy ý ấy đặt tên.
Thể tức là dụng, pháp chính là dụ, giáo chính là nghĩa, cho nên đặt tên là
Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh.
7
V. Giải văn (Giải thích kinh văn):
Từ đây trở xuống là giải thích kinh văn. Vì đây là ‘Tâm Kinh’ cho nên
không có phần tựa và phần lưu thông.
Kinh văn chia làm hai phần:
1. Hiển liễu Bát-nhã: Từ Quán Tự Tại Bồ-tát đến chân thật bất hư;
2. Bí mật Bát-nhã: Từ Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú đến tát bà ha.
Vì sao chia làm hai phần Bát-nhã? Hiển liễu là nói rõ ràng, khiến sinh tuệ
giải, diệt phiền não chướng. Chú là lời bí mật, khiến người đọc tụng sinh phước,
diệt tội nghiệp chướng. Do diệt hai chướng này mà thành tựu hai nghiêm [: trí tuệ
và phước đức], cho nên nói hai phần.

Phần Một: Hiển Liễu Bát-nhã
Trong phần Hiển liễu Bát-nhã, lại chia làm hai phần:
1. Lược nêu cương yếu: Từ Quán Tư Tại Bồ-tát đến độ nhất thiết khổ
ách;
2. Rộng nói thật nghĩa: Từ Xá-lợi tử, sắc bất dị không đến chân thật bất
hư.
Vì thật nghĩa chẳng thể ngay lập tức hiển bày, nên trước phải lược nêu
cương yếu. Lược nêu thì chẳng đầy đủ, nên sau đó giải thích rộng ra. Lại nữa,
trước là y cứ theo hành mà lược nêu, sau là y cứ theo giải mà trình bày rộng.14
1. Lược nêu cương yếu:

14 Hành: Tu hành; y theo giáo lý mà thực hành. Giải: Tri giải, trí giải, hiểu biết, nhận thức; từ sự thấy nghe,
học tập mà lãnh hội giáo lý.
8
Quán Tự Tại Bồ-tát
a. Người năng quán: Quán Tự Tại Bồ-tát là người năng quán. Đứng về mặt
trí, người quán chiếu thấu suốt cảnh ‘lý sự vô ngại’15 một cách tự tại, gọi là Quán
Tự Tại. Đứng về mặt bi, người quán chiếu căn cơ chúng sinh, đi đến cứu giúp
chúng sinh một cách tự tại và vô ngại, gọi là Quán Tự Tại. Bồ là Bồ-đề, Hán dịch
là giác. Tát là tát-đỏa, Hán dịch là chúng sinh. Nghĩa là chúng sinh này đem cái trí
trên cầu Bồ-đề, dùng tâm bi dưới cứu chúng sinh. Đây là từ cảnh mà được tên.
Hành thâm Bát-Nhã Ba-la-mật-đa thời,
b. Hành sở hành: Diệu hành Bát-nhã có hai loại: a. Cạn cợt: Nhân không
Bát-Nhã; b. Sâu xa: Pháp không Bát-Nhã. Nay xét, cạn cợt khác với sâu xa, nên
gọi là hành thâm Bát-nhã. Thời là Bồ-tát này có thời gian cùng với hàng Nhị
thừa đi vào ‘nhân không quán’, cho nên Kinh Pháp Hoa nói: “Người nào nên hóa

15 Lý sự vô ngại pháp giới là thế giới trong đó tất cả hiện hữu cá biệt (vastu) có thể đồng nhất với Nhứt
tâm là sở y. Lý là thể tánh của tất cả pháp tức của Sự. Sự là hiện tướng của lý tánh. Sự luôn luôn là biểu
tượng của một lý nào đó và ngược lại, lý luôn luôn là lý tánh của một sự nào đó. Lý và Sự hợp nhất,
chẳng những bất tương ly và hỗ nhập, mà còn hỗ tức, nghĩa là hoàn toàn đồng nhất hay bất nhị (advaya).
Đó gọi là lý sự vô ngại. Đây cũng là giáo lý của Đại thừa Chung giáo, sự lý nhất thể. Như Lai tạng duyên
khởi là đặc điểm của giáo lý này. Lý sự vô ngại là một cách nói khác câu “Sắc tức thị Không, Không tức
thị sắc” của Bát nhã. Theo lý duyên khởi, lý sự vô ngại có nghĩa là sự hiện hữu các pháp do duyên sinh
không mâu thuẫn với tánh Không của chúng. Chính do tánh Không, tánh vô tự tính, các pháp mới có thể
đồng thời hiện khởi và cộng đồng hiện hữu thành một Nhất thể và hỗ tương giao thiệp. Thường ngày ta
thể nghiệm nguyên lý tương dung vô ngại giữa sự tồn tại giả hữu của sự vật với tánh cách vô thường của
chúng. Vô thường tương ứng với lý tánh Không của sự vật. (Bốn Pháp Giới, Hồng Dương Nguyễn Văn
Hai)
9
độ bằng thân hình Thanh văn, thì Bồ-tát biến thể thân hình ấy mà thuyết pháp”
16
.
Ở đây không phải vậy thời gian ấy, nên gọi là hành thâm [Bát-nhã Ba-la-mậtđa] thời.
Chiếu kiến ngũ uẩn giai Không,
c. Cảnh quán hành: Thấu suốt tự tánh của năm uẩn đều không, tức lý hai
không17 được thấy bởi trí tuệ sâu xa.
Độ nhất thiết khổ ách.
d. Nói rõ lợi ích của năng quán: Thể ngộ lý Chân không, nên khổ não từ
đây dứt hết, rời xa được hai hình thái sinh tử là phần đoạn sinh tử và biến dịch sinh
tử18, chứng đắc quả diệu lạc cứu cánh là đại Bồ-đề và đại Niết-bàn, gọi là độ nhất
thiết khổ ách.
2. Rộng nói thật nghĩa:
Xá-lợi tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị sắc; sắc tức thị Không,
Không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

16 Kinh Pháp Hoa, phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn.
17 Hai không: ngã không và pháp không.
18 Phần đoạn sinh tử: Sự sống và sự chết được nhận định qua tính cách tồn tại và hủy diệt của sắc thân
này, dù trong đời này hay đời sau. Biến dịch sinh tử: Sự sống và sự chết xảy ra trong từng khoảnh khắc
sát-na, và cứ như vậy, sống chết liên tục tiếp nối nhau từ vô thủy đến vô cùng. Biến dịch sinh tử thì nhỏ
nhiệm, sâu kín khó thấy, khó biết, so với phần đoạn sinh tử.
10
a. Loại bỏ hoài nghi:
a1. Loại bỏ hoài nghi của Tiểu thừa:
Xá-lợi tử là người đặt ra sự hoài nghi. Xá-lợi là tên của một loài chim,
người Hán gọi là chim Thu lộ. Mẹ của tôn giả rất thông minh, có đôi mắt long lanh
như mắt loài chim kia, nhân đó đặt tên là Thu. Con bà ấy lấy chữ Thu làm hiệu,
nên gọi là Thu tử. Đó là mẹ mượn tên chim, con lấy hiệu mẹ. Tôn giả Thu tử là vị
có trí tuệ thông minh bậc nhất, đứng đầu trong đại chúng, cho nên đức Phật gọi tôn
giả lại để giải thích những hoài nghi.
Tôn giả nghi rằng: “Con ở giai vị Hữu dư [Niết-bàn] của Tiểu thừa, thấy
‘không có con người trong năm uẩn’, vậy Pháp không với cái thấy này, khác nhau
thế nào?”
Đức Phật giải thích: “Quan điểm của ông là ‘không có con người trong năm
uẩn’, nên gọi là Uẩn không, đó chẳng phải năm uẩn tự Không, thành ra ‘năm uẩn
khác với Không’. Nay nói ‘tự tánh của các uẩn vốn là Không’, nên có khác với
tông chỉ của ông. Vì thế nói ‘sắc bất dị Không, Không bất dị sắc’.”
Tôn giả nghi rằng: “Con [một khi] bước vào giai vị Vô dư [Niết-bàn], thân
và trí đều đoạn, vậy quan điểm ‘trong Không không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức’
với Vô dư [Niết-bàn, không có thân và trí], khác nhau thế nào?”
Đức Phật giải thích: “Quan điểm của ông là ‘ngay nơi sắc chẳng phải
Không, diệt sắc mới không’. Nay chẳng phải vậy, ‘sắc tức là Không, chẳng phải
diệt sắc mới Không’, nên có khác với quan điểm của ông. Vì thế nói ‘sắc tức thị
Không, Không tức thị sắc’.”
Những hoài nghi của hàng Nhị thừa không ngoài hai điều này, nên có sự giải
thích này.
a2. Giải thích hoài nghi của Bồ-tát:
11
Theo Luận Bảo Tánh19, hàng Bồ-tát tán loạn tâm ý bởi Không20 có ba hoài
nghi:
(1) Nghi ‘Không khác sắc’, nên chấp ‘Không ở ngoài sắc’. Nay nói ‘sắc bất
dị Không’ để dứt nghi này.21
(2) Nghi ‘Không là sắc diệt’, nên chấp cái Không đoạn diệt. Nay nói ‘sắc
tức thị Không’, không phải sắc diệt mới Không, để dứt nghi này.22
(3) Nghi ‘Không là một vật’, nên chấp ‘Không là hữu thể’. Nay nói ‘Không
tức thị sắc’, không thể lấy Không nắm giữ Không, để dứt nghi này.23
Ba nghi đã hết thì Chân không hiển lộ.
a3. Hiển bày chánh nghĩa:
Sắc Không nhìn nhau, có ba nghĩa24:
(1) Đối nghịch lẫn nhau: Kinh văn dưới đây nói, ‘Thị cố Không trung vô
sắc’ (: thế nên trong Không không có sắc), bởi vì Không phá hỏng sắc. Theo đây
có thể nói, ‘sắc trung vô Không’ (: trong sắc không có Không), bởi vì sắc phá
hỏng Không. Nếu cả hai cùng tồn tại thì cũng cùng biến mất.
(2) Không trở ngại nhau: Vì sắc là huyễn sắc, nên sắc không trở ngại
Không; vì Không là Chân không, nên Không không trở ngại sắc. Nếu Không có trở
ngại sắc, thì đó là Đoạn không, chẳng phải Chân không. Nếu sắc trở ngại Không,
thì đó là thật sắc, chẳng phải huyễn sắc.

19 Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận 究竟一乘寶性論, No. 1611.
20 Không loạn ý Bồ-tát 空亂意菩薩. Đây là Bồ-tát ở giai đoạn ‘địa tiền’ (Skt.pṛthgjanabhūmi: phàm
phu địa hay dị sinh địa), trước khi chứng nhập mười địa, khi đó gọi là Bồ-tát phàm phu.
21 Không ở ngoài sắc, thì như chỗ bức tường là chẳng Không, ngoài bức tường là Không.
22 Đoạn diệt Không, thì như việc đào giếng, lấy đi đất thì bày ra khoảng không.
23 Không là vật, thì như lấy tay chụp bắt hư không. Không là vô tự tánh, nên không có tự thể biệt lập.
24 Sắc không tương vọng 色空相望. Ba nghĩa: tương vi, bất tương ngại và tương tác.
12
(3) Tác thành cho nhau: Nếu toàn thể huyễn sắc ấy chẳng phải Không, thì
không làm thành huyễn sắc. Thế nên, do ‘sắc tức là Không’, mới có được ‘hữu
sắc’. Kinh Đại phẩm Bát-nhã nói: “Các pháp mà chẳng Không, thì không có đạo,
không có quả, cũng không có hiện quán.” Trung Luận nói: “Do có nghĩa Không,
nên tất cả các pháp được thành tựu.”
25 Chân không cũng vậy, theo đó mà biết.
Vì thế, Chân không được hiểu qua bốn nghĩa26:
(1) Phế mình thành người: ‘Không tức thị sắc’, nên sắc hiện thì Không ẩn.
(2) Diệt người hiển mình: ‘Sắc tức thị Không’, nên sắc diệt thì Không lộ.
(3) Mình người tồn tại: Ẩn và hiện không hai, nên chính là Chân không:
‘Sắc bất dị Không’, là nói huyễn sắc, vì sắc ấy tồn tại27. ‘Không bất dị sắc’, gọi
là Chân không, vì Không ấy hiển lộ. Sắc và Không hỗ trợ nhau, không trở ngại
nhau mà cùng tồn tại.
(4) Mình người cùng diệt: Toàn thể sắc Không là tương tức28, cùng bao trùm
cùng diệt mất, dứt sạch hai bên.
Sắc nhìn về Không29, cũng có bốn nghĩa: (1) Hiển người diệt mình; (2) Mình
ẩn người lộ; (3) Mình người tồn tại; (4) Mình người cùng diệt.30 Y chiếu theo trên
mà suy nghĩ.

25 Trung Luận, phẩm Quán Tứ Đế, kệ 14: Dĩ hữu không nghĩa cố, Nhất thiết pháp đắc thành; Nhược vô
không nghĩa giả, Nhất thiết tắc bất thành. 以有空義故, 一切法得成; 若無空義者, 一切則不成. (Do có nghĩa
không, nên tất cả các pháp được thành tựu, nếu không có nghĩa không, thời tất cả các pháp
không thành.)
26 Bốn nghĩa: (1) Phế kỷ thành tha; (2) Mẫn tha hiển kỷ; (3) Tự tha câu tồn; (4) Tự tha câu mẫn.
27 Tồn tại giả hữu, vì nương vào nhân duyên mà có.
28 Tương tức 相即: Cái này bao trùm cái kia, cái kia nằm trong cái này. Theo lý duyên khởi là, ‘Cái này có
vì cái kia có’.
29 Sắc vọng ư không 色望於空.
30 Bốn nghĩa: (1) Hiển tha tự tận; (2) Tự hiển ẩn tha; (3) Tự tha câu tồn; (4) Tự tha câu mẫn.
13
Với huyễn sắc, còn mất vô ngại; nơi Chân không, ẩn hiện tự tại, hợp làm
nhất vị: viên thông và vô ký 31
, chính là pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa vậy.
a4. Giải thích quán hành: Có ba thứ:
(1) Quán ‘Sắc tức thị Không’, để thành Chỉ hành; quán ‘Không tức thị
sắc’, để thành Quán hành; quán ‘Không sắc không hai, một niệm đốn hiện’
32
,
tức là chỉ và quán cùng thực hành, mới là cứu cánh.
(2) Thấy ‘Sắc tức là Không’, để thành tựu đại trí mà không trú sinh tử; thấy
‘Không tức thị sắc’, để thành tựu đại bi mà không trú Niết-bàn.33 Cảnh SắcKhông là bất nhị34, niệm Bi-Trí không sai biệt, tức thành tựu Vô trú xứ hành.
(3) Trí Giả Đại sư35 dựa theo Kinh Anh Lạc36 lập ra nghĩa ‘nhất tâm ba
quán’37: Một là, từ Giả đi vào Không quán, là nghĩa của ‘Sắc tức thị Không’; hai

31 Chánh văn là ‘Hợp vi nhất vị viên thông vô ký’ (合為一味圓通無寄). Viên thông trong sự tương tức. Vô
ký trong sự viên dung.
32 Nhất niệm đốn hiện, không có trước sau, tất cả mười phương hiện tiền.
33 Bồ tát chứng đắc trí bình đẳng nên chứng được sinh tử tức Niết-bàn. “Do vậy, đối với sinh tử không
phải xả bỏ không phải không xả bỏ, cũng tức là đối với Niết-bàn không phải chứng đắc không phải không
chứng đắc.” (Nhiếp Luận – H.T Thích Trí Quang dịch)
34 Kinh Duy Ma Cật, phẩm Bồ-tát: “Bất nhị là Bồ-đề, vì nó xa lìa ý và pháp (: pháp tánh sai biệt).”
35 Trí Giả Đại sư (智者大師, 538-597): Đại sư húy là Trí Nghĩ 智顗, vị sơ tổ của tông Thiên Thai. Ngài họ
Trần, người đất Vĩnh Xuyên, khi sanh ra có thần quang chiếu sáng cả nhà. Năm 18 tuổi ngài xuất gia,
tham học với Huệ Tư thiền sư. Thấy ngài đến, thiền sư nói: ”Năm xưa ta với ngươi đồng ở Linh Sơn pháp
hội, túc duyên đeo đuổi, nay lại gặp nhau”. Đại sư nương theo ngài Huệ Tư, chuyên tu không bao lâu
chứng được Pháp Hoa Tam muội, trí huệ biện tài vô ngại.
36 Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh 菩薩瓔珞本業經, No. 1485, tr. 14b18: “Sơ địa về trước, có ba quán
tâm để đi vào tất cả địa. Ba quán: Từ giả danh đi vào Không, là Nhị đế quán; từ Không đi vào giả danh, là
Bình đẳng quán; hai quán ấy là đạo phương tiện. Do hai Không quán ấy mà vào được Trung đạo, là Đệ
nhất nghĩa đế quán.”
14
là, từ Không đi vào Giả quán, là nghĩa của ‘Không tức thị sắc’; ba là, Không Giả
bình đẳng quán, là nghĩa của ‘Sắc bất dị Không, Không bất dị sắc’
38
.

37 Nhất tâm tam quán 一心三觀: Cũng gọi Viên dung tam quán, Bất khả tư nghị tam quán, Bất thứ đệ tam
quán. Pháp quán do tông Thiên Thai thành lập, là một trong những giáo nghĩa cơ bản của tông này. Nhất
tâm, chỉ cho tâm năng quán; tam quán, tức là Không quán, Giả quán và Trung quán. Biết rõ một tâm
niệm vốn bất khả đắc, bất khả thuyết, rồi trong một tâm niệm ấy tu cả Không quán, Giả quán và Trung
quán, gọi là Nhất tâm tam quán. Đây là pháp quán của Viên giáo, không theo thứ lớp mà là viên dung.
Ma-ha Chỉ Quán, quyển 5, phần đầu, nói: “Nếu một pháp là tất cả pháp, thì pháp ấy là do nhân duyên
sinh, đó là giả danh, Giả quán. Nếu tất cả pháp tức là một pháp, thì pháp ấy là không, đó là Không quán.
Nếu chẳng phải một pháp chẳng phải tất cả pháp, thì đó tức là Trung quán. Một không tất cả không, giả,
trung cũng đều không, đó là Tổng không quán; một giả tất cả giả, không, trung đều là giả, đó là Tổng giả
quán; một trung tất cả trung, không, giả đều là trung, đó là Tổng trung quán. Đây chính là điều mà Trung
luận gọi là Nhất tâm tam quán bất khả tư nghị.” Trong đó, một pháp tức tất cả pháp là chỉ cho Chân như
tùy duyên mà hình thành hết thảy hiện tượng, không phải thực tại, nên là giả. Quán xét về phương diện
này, gọi là Giả quán. Tất cả pháp tức một pháp, là chỉ cho hết thảy hiện tượng đều do Chân như hiển
hiện, chúng không có thực thể độc lập, cho nên là không. Quán xét về phương diện này, gọi là Không
quán. Hết thảy hiện tượng chẳng phải một chẳng phải tất cả, đồng thời có đủ hai tính chất không, giả, đó
là trung đạo. Quán xét về phương diện này, gọi là Trung quán. Khi tu Không quán thì giả, trung cũng
không, vì cả ba pháp quán đều phá chấp. Khi tu Giả quán thì không, trung cũng giả, vì ba quán đều có
nghĩa lập pháp. Khi tu Trung quán thì không, giả cũng trung, vì chính ngay ba quán đã là tuyệt đối. Vì
trong ba pháp quán này, mỗi một pháp đều gồm đủ cả ba, nên gọi là Nhất tâm tam quán. Nhưng vì pháp
quán này rất sâu xa mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn, cửa trí tuệ của nó khó hiểu, khó vào, nên chỉ có
hàng Bồ tát Biệt giáo lợi căn mới tu tập được pháp quán này.Theo Duy Ma Kinh Huyền Sớ, quyển 2 (Đại
38, 528 hạ) thì Nhất tâm tam quán có ba ý: 1. Cảnh sở quán không thể nghĩ bàn: Tức một niệm tâm vô
minh là nhân duyên sinh ra mười pháp giới. 2. Pháp năng quán không thể nghĩ bàn: Nếu quán được một
tâm niệm vô minh này chẳng phải không chẳng phải giả, tất cả pháp cũng chẳng phải không chẳng phải
giả, mà biết được tâm không, giả thì tức là quán chiếu tất cả pháp không, giả. Thế nên chỉ cần nhất tâm
tam quán, soi rọi suốt lý Tam đế (Không, Giả, Trung), chứ chẳng cần dụng tâm đoạn trừ si ái, mà vẫn có
thể chứng được minh trí và giải thoát, hệt như nước lắng trong thì trăng liền hiện. 3. Thành tựu không thể
nghĩ bàn: Nếu chứng được Nhất tâm tam quán thì liền thành tựu được Nhất tâm tam trí ngũ nhẫn. Tóm
lại, bất luận cảnh đối tượng nào cũng đều có thể là Nhất cảnh tam đế, nếu nương vào đó mà tu tập quán
chiếu thì có thể thành tựu Tam quán viên dung. [X. luận Đại trí độ Q.27; Duy ma kinh lược sớ Q.7; Chỉ
quán phụ hành truyền hoằng quyết Q.5, phần 3]
38 Chánh văn là ‘Sắc Không vô dị’.
15
Xá-lợi tử, thị chư pháp Không tướng, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh,
bất tăng bất giảm.
b. Nói rõ pháp thể:
b1. Tổng: Thị chư pháp Không tướng: Các uẩn, v.v…, chẳng phải một,
gọi là chư pháp. Tướng trạng của Không, gọi là Không tướng. Luận Trung
Biên nói: “Không hai, có đây không; Hai ấy [bất nhị] gọi là Không tướng. …
Không hai, là không có năng thủ và sở thủ, nên ‘có’. Có đây không, là có năng thủ
và sở thủ, nên ‘không có’. Hai ấy bất nhị, gọi là Không tướng.”
39
b2. Biệt: Bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm: gồm
sáu ‘bất’ thành ba cặp, có ba giải thích:
(1) Giải thích theo giai vị:

39 Trung Biên Phân Biệt Luận 中邊分別論, No. 1599, Thiên Thân tạo, Chân Đế dịch. Biện Trung Biên
Luận 辯中邊論, No. 1600, phẩn Biện Tướng, Thế Thân tạo, Huyền Quang dịch, tr. 465c03-11: “Kệ tụng:
Không hai, là có không/ Chẳng có cũng chẳng không/ Chẳng khác cũng chẳng một/ Nên nói là không
tướng.
Luận giải: ‘Không hai’, là không có năng thủ và sở thủ. ‘Có không’, là có cái không của hai thủ. Đây là
hiển thị không vô tánh làm tánh (1). Thế nên không tướng đây chẳng có chẳng không (2). Thế nào là
‘chẳng có’? Vì không có hai có (3). Thế nào là ‘chẳng không’? Vì có hai không (4). Đây là hiển thị không
tướng ‘chẳng có cũng chẳng không’. Không tướng và phân biệt hư vọng kia ‘chẳng khác cũng chẳng một’.
Nếu là khác thì thành ra pháp tánh khác với pháp [tướng], tức là trái với chánh lý, như tánh của khổ, vô
thường, không, vô ngã v.v… (5) Nếu là một thì chẳng phải cảnh giới của tịnh trí (6), cũng chẳng phải
tướng chung (7). Đây là hiển thị không tánh cùng phân biệt hư vọng rời sắc thái một và khác.”
[Ghi chú: (1) Tánh chất của năng thủ, sở thủ là không, nên gọi là vô tánh. (2) Không tướng = không tánh.
Chẳng có, vì bản thân biến kế thật không có, chỉ có cái mà biến kế chấp. Chẳng không, vì tự tánh viên
thành hiển lộ. (3) Không có thật tại của hai thủ năng sở. (4) Là hai không năng sở. (5) Pháp tánh không,
vô ngã đều do pháp khổ, vô thường hiển lộ. Như vậy, pháp tánh chân như (không) cùng phân biệt hư
vọng quyết định chẳng phải khác. (6) Tịnh trí là thanh tịnh vô phân biệt trí. Trí vô phân biệt không duyên
nhiễm phần của y tha; nói cách khác, trí vô phân biệt không lấy năm uẩn hữu thủ làm cảnh sở duyên. (7)
Tướng riêng (tự tướng) là chân như. Tướng chung (cộng tướng) là các pháp.]
16
i.Bất sinh bất diệt: Giai vị phàm phu ở đạo tiền: Hàng phàm phu chết đây,
sinh kia, lưu chuyển nhiều kiếp, gọi là giai vị sinh diệt. Chân không thì tách rời
sinh diệt, gọi là bất sinh bất diệt.
ii.Bất cấu bất tịnh: Giai vị Bồ-tát ở đạo trung: Các Bồ-tát chướng nhiễm
chưa hết, tịnh hạnh đã tu, gọi là giai vị cấu tịnh. Chân không thì tách rời cấu tịnh,
gọi là bất cấu bất tịnh.
iii. Bất tăng bất giảm: Giai vị Phật quả ở đạo hậu: Trong sinh tử, hoặc
chướng xưa chưa hết mà nay dứt hết, là giảm; khi tu chứng, vạn đức trước chưa
mãn mà nay viên mãn, là tăng. Chân không tách rời tăng giảm, gọi là bất tăng bất
giảm.40
Trong Luận Phật Tánh có nói ba loại Phật tánh: (1) Ở đạo tiền, gọi là Trú tự
tánh Phật tánh; (2) Ở đạo trung, gọi là Dẫn xuất Phật tánh; (3) Ở đạo hậu, gọi là
Chí đắc quả Phật tánh.
41 Phật tánh chỉ có một, xét theo giai vị mà phân làm ba.
Chân không không sai khác, cũng theo giai vị mà phân ra khác. Tương tự luận trên,
Luận Pháp Giới Vô Sai Biệt cũng nói, [Pháp thân] ở giai vị thứ nhất là nhiễm, ở
giai vị thứ hai là nhiễm tịnh, ở giai vị thứ ba là thuần tịnh.
42
(2) Giải thích theo pháp:

40 Đạo tiền, đạo trung, đạo hậu 道前, 道中, 道後: đạo tiền là trước giai vị kiến đạo, đạo trung là trong giai
vị tu đạo, đạo hậu là sau giai vị tu đạo. Pháp Hoa văn cú ký, quyển 4 ghi: “Nên lấy thập địa làm đạo tiền,
diệu giác làm đạo trung, chứng đạo sau đó làm đạo hậu.” Nói về thanh tịnh, có 2: bản lai thanh tịnh và vô
cấu thanh tịnh. Bản lai thanh tịnh là đạo tiền, đạo trung. Vô cấu thanh tịnh là đạo hậu. Nói về ly cấu thì,
đạo tiền và đạo trung thì chưa ly cấu, đạo hậu thì ly cấu. Nói vể 3 đức của Đại Niết-bàn: đạo tiền là pháp
thân đức, đạo trung là bát-nhã đức, đạo hậu là giải thoát đức.
41 Luận Phật Tánh, quyển 2, giải thích: “Trú tự tánh tánh, là giai vị phàm phu trước tu đạo. Dẫn xuất tánh,
là từ phát tâm trở lui cho đến Thánh vị Hữu học. Chí đắc tánh là Thánh vị Vô học.”
42 Đại Thừa Pháp Giới Vô Sai Biệt Luận 大乘法界無差別論, No. 1627, tr. 894c06: “Pháp thân cùng với
chúng sinh giới/ Thế nên Phật nói vốn không khác/ Bất tịnh cùng với tịnh phi tịnh/ Cực tịnh, thứ lớp phải
nên biết/ Thứ nhất chúng sinh, hai Bồ-tát/ Thứ ba Như Lai cực thanh tịnh.”
17
Dẫu cho Chân không ấy tức là sắc [thọ, tưởng, hành, thức], nhưng sắc theo
duyên mà khởi, Chân không thì bất sinh; sắc theo duyên mà diệt, Chân không thì
bất diệt. Lại nữa, Chân không theo lưu chuyển mà bất nhiễm, thoát chướng ngại
mà bất tịnh, chướng ngại hết mà bất giảm, đức hạnh đầy mà bất tăng. Mọi sinh
diệt, nhiễm tịnh, tăng giảm đều là tướng trạng của pháp hữu vi. Ngược lại tướng
trạng ấy là sắc thái của Chân không, cho nên nói là Không tướng.
(3) Giải thích theo quán hành:
Nơi ba tánh mà lập quán hành về ba vô tánh43:

43 Theo Tam Vô Tánh Luận, ba tánh là: phân biệt tánh, y tha tánh và chân thật tánh; ba vô tánh là: vô
tướng tánh, vô sinh tánh và vô tánh tánh. Theo Kinh Giải Thâm Mật, ba tánh là: biến kế sở chấp tánh, y
tha khởi tánh và viên thành thật tánh; ba vô tánh là: tướng vô tự tánh tánh, sinh vô tự tánh tánh và thắng
nghĩa vô tự tánh tánh. Kinh Giải Thâm Mật: “Lúc ấy đại bồ tát Thắng nghĩa sinh thưa Phật: Bạch đức Thế
tôn, … xin Ngài thương mà giải thích cho chúng con về mật ý mà Ngài nói ‘các pháp toàn không, không
sinh không diệt, bản lai vắng bặt, tự tánh niết bàn’. Bấy giờ đức Thế tôn bảo đại bồ tát Thắng nghĩa
sinh: … Ông hãy nghe kỹ, Như lai sẽ giải thích cho ông về mật ý mà Như lai đã nói rằng các pháp toàn
không, không sinh không diệt, bản lai vắng bặt, tự tánh niết bàn. Thắng nghĩa sinh, hãy nhận thức rằng
Như lai căn cứ ba vô tánh sau đây mà mật ý nói các pháp toàn không, ấy là tướng vô tánh, sinh vô tánh,
thắng nghĩa vô tánh. Tướng vô tánh là thế nào, là chính biến kế chấp tánh của các pháp, tại sao, vì tánh
ấy do giả danh thiết lập chứ không phải do tự tướng thiết lập, nên gọi là tướng vô tánh. Sinh vô tánh là thế
nào, là chính y tha khởi tánh của các pháp, tại sao, vì do cái khác là duyên tố mà có chứ không phải tự
nhiên mà có, nên gọi là sinh vô tánh. Thắng nghĩa vô tánh là thế nào, là (một mặt), các pháp do sinh vô
tánh mà nói là vô tánh, có nghĩa chính các pháp duyên sinh cũng gọi là thắng nghĩa vô tánh, tại sao, vì
nơi các pháp, nếu là thanh tịnh sở duyên thì Như lai nói là thắng nghĩa vô tánh, mà y tha khởi tánh không
phải thanh tịnh sở duyên nên cũng gọi là thắng nghĩa vô tánh. Thêm nữa, (mặt khác), viên thành thật tánh
của các pháp cũng gọi là thắng nghĩa vô tánh, tại sao, tại pháp vô ngã của tất cả các pháp thì gọi là
thắng nghĩa, thắng nghĩa này cũng gọi là vô tánh, vì nó mới là thắng nghĩa của các pháp và do vô tánh
hiển lộ, nên (viên thành thật tánh) gọi là thắng nghĩa vô tánh. Tương tự không hoa, tướng vô tánh cũng
vậy. Tương tự ảo tượng (của ảo thuật), sinh vô tánh cũng vậy, thắng nghĩa vô tánh mặt thứ nhất cũng
vậy. Tương tự hư không do sắc tướng vô tánh hiển lộ và phổ biến tất cả, thắng nghĩa vô tánh mặt thứ hai
cũng vậy, vì do pháp vô ngã hiển lộ và phổ biến tất cả. Như lai căn cứ ba vô tánh như vậy mà mật ý nói
rằng các pháp toàn không.” (H.T Thích Trí Quang dịch)
18
i. Nơi Biến kế sở chấp tánh tác quán Vô tướng: Các pháp tức là Không thì
không có sinh diệt.
ii. Nơi Y tha khởi tánh tác quán Vô sinh: Các pháp là y tha, và nhiễm tịnh
theo duyên mà sinh, nên không có tự tánh.
iii. Nơi Viên Thành thật tánh tác quán Vô tánh: Hai tánh Biến kế và Y tha là
‘chẳng có’ nên bất giảm, được quán trí soi chiếu hiển hiện mà bất tăng. Thêm
nữa, tại triền hay xuất chướng, tánh Viên thành không có tăng giảm.
Tóm lại, vọng pháp thì không có sinh diệt, duyên khởi thì không có nhiễm
tịnh, Chân không thì không có tăng giảm. Lấy ba vô tánh này để nói về sắc thái của
Chân không.
Thị cố Không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ,
thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý
thức giới.
c. Nói rõ sự viễn ly:
Nhưng Chân không thì tách rời mọi pháp qua nhiều cách, nhưng tóm lược có
bốn:
c1. Pháp tướng khai hợp: Thị cố Không trung: Trước nói, ‘Không ấy
của các pháp không sinh không diệt, không cấu không tịnh, không tăng không
giảm’, tiếp theo, ‘thế nên trong Không’.
Vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức: Trong Chân không ấy không có năm
uẩn, các pháp. Đây là hiểu theo cách ‘tương vi’, nên nói là vô sắc. Thật lý của
Chân không không nằm ở sắc bị hủy hoại, vì tự tánh của các pháp vốn Không,
chẳng đợi có hủy hoại mới Không. Vô thọ, tưởng, hành, thức theo đây mà hiểu.
Pháp số năm uẩn là thu gọn sắc làm một, mở rộng tâm làm bốn.
19
Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp:
Trong Không không có mười hai xứ. Mười hai xứ thu gọn tâm làm một xứ rưỡi: ý
xứ và nửa phần pháp xứ, và mở rộng sắc làm mười xứ rưỡi: năm căn, năm cảnh và
nửa phần pháp xứ.
Vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới: Trong Không không có mười tám
giới. Mười tám giới quân bình tương đối về sắc và tâm, theo trên mà hiểu.
Ba khoa44 này có nói rất đầy đủ trong các luận Đối pháp45
.
Vô vô minh, diệc vô vô minh tận; nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
c2. Duyên khởi nghịch thuận:
Vô vô minh: Là thuận quán vô minh theo lưu chuyển môn, bởi tánh của vô
minh là Không, nên nói ‘không có vô minh’. Vô vô minh tận: Là nghịch quán vô
minh theo hoàn diệt môn, vì tánh của vô minh là Chân không, nên không có sự diệt
tận của vô minh. Mười chi ở giữa y cứ theo chi đầu đây, nên nói nãi chí. Một chi
cuối là lão tử: Lão tử theo lưu chuyển môn hay hoàn diệt môn cũng đều là Không.
Vô khổ, tập, diệt, đạo;
c3. Nhiễm tịnh nhân quả:

44 Các pháp số 5 uẩn, 12 xứ và 18 giới thường được gọi là 3 khoa 三科.
45 Các bộ luận Đối pháp (對法: A-tỳ-đạt-ma) như: A-tỳ-đạt-ma Giới Thân Túc Luận (阿毘達磨界身足論,
No. 1540), A-tỳ-đạt-ma Phẩm Loại Túc Luận (阿毘達磨品類足論, No. 1542), A-tỳ-đạt-ma Đai tỳ-bà-sa
luận (阿毘達磨大毘婆沙論, No. 1545), Nhập A-tỳ-đạt-ma Luận (入阿毘達磨論, No. 1554), A-tỳ-đạt-ma
Câu-xá Luận (阿毘達磨俱舍論, No. 1558), Đại thừa A-tỳ-đạt-ma Tạp Tập Luận (大乘阿毘達磨雜集論, No.
1606).
20
Khổ, tập là nhân quả thế gian: Khổ là báo sinh tử, nêu ra trước để sinh chán;
tập là nhân sinh tử, tức phiền não nghiệp. Chán khổ, đoạn tập là nói quả trước,
nhân sau.
Diệt, đạo là nhân quả xuất thế gian: Diệt là quả Niết-bàn, nêu ra trước để ưa
thích; đạo là nhân Niết-bàn, tức Bát chánh đạo.
Tu bốn đế đến rốt sau cũng là Không, không có gì cả.
Vô trí diệc vô đắc.
c4. Cảnh trí năng sở:
Chẳng những trong Không không có các pháp nêu trên, mà cái trí ‘biết
Không’ kia cũng không thể thủ đắc, cho nên nói vô trí. Ngay nơi lý Không được
biết bởi trí ấy cũng không thể thủ đắc, cho nên nói vô đắc.
Hỏi: Trước nói, ‘Không tức thị sắc’, ý nói ‘sắc’ chẳng mất, vì sao văn đây
nói ‘tất cả đều không có’? Há chẳng phải Không này diệt sắc ư?
Đáp: Trước nói, ‘Không không trở ngại sự tồn tại’, nhưng chưa từng nói,
‘sắc không có sự diệt tận’. Đây nói, ‘tất cả pháp đều diệt mất’, nhưng chưa từng
nói, ‘các pháp chẳng thành lập’. Cho nên Kinh Đại Phẩm nói: “Các pháp vô sở
hữu.” Trước nói ‘như thị hữu’, đây nói ‘vô’. Đây y cứ nghĩa ‘vô sở hữu’, trước y
cứ nghĩa ‘như thị hữu’. Lại nữa, trước là ‘tương tác môn’, đây là ‘tương hại môn’.
Một pháp có hai nghĩa, tùy chỗ nói mà không đối nghịch.
d. Nói rõ sự chứng đắc:
Dĩ vô sở đắc cố,
21
d1. Nương trước khởi sau: Dĩ, là do, bởi vì. Cố, là nguyên nhân, cớ. Do
vô sở đắc ở trước làm nhân cho hữu sở đắc ở sau. Kinh Đại Phẩm nói: “Vì vô sở
đắc mà chứng đắc.”
Bồ-đề-tát-đỏa y bát-nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại
cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam
thế chư Phật y bát-nhã ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồđề.
d2. Nói rõ sở đắc:
(1) Bồ-tát đắc đoạn quả Niết-bàn:
i. Người y theo pháp:
Bồ-đề-tát-đỏa: Là người (: Bồ-tát), đã giải thích ở trước. Y Bát-nhã Ba-lamật-đa: Là y theo pháp này mà tu hành. Cố: Là [giới từ] để khởi đoạn sau.
ii. Đoạn chướng đắc quả:
(a) Hành thành: Tâm vô quái ngại: Là tu hành thành tựu: hoặc
không chướng ngại tâm, cảnh không chướng ngại trí.
(b) Đoạn chướng: Vô quái ngại cố: Là nương trước khởi sau. Vô
hữu khủng bố: Là bên ngoài không bị ma oán làm cho khiếp sợ, dứt hết mọi
duyên xấu ác. Viễn ly điên đảo mộng tưởng: Là bên trong không bị hoặc chướng
làm cho điên đảo, dứt hết mọi nhân xấu ác.
(c) Đắc quả: Cứu cánh Niết-bàn: Niết-bàn, Hán dịch là viên tịch. đức
đầy đủ là viên, chướng diệt hết là tịch. Niết-bàn của Tiểu thừa là hóa thành quyền
lập, Niết-bàn của Bồ-tát thì vĩnh viễn thường hằng, nên gọi là cứu cánh. Thêm giải
thích, trí hoàn toàn có khả năng đi hết biên tế Niết-bàn, gọi là cứu cánh.
(2) Chư Phật đắc trí quả Bồ-đề:
i. Người y theo pháp:
22
Tam thế chư Phật không có con đường nào khác, chỉ có một cánh cửa pháp
này, nên gọi là y Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
ii. Chứng quả:
A-nậu-đa-la: Hán dịch là Vô thượng. Tam-miệu, dịch là Chánh. Tam-bồđề, dịch là Đẳng giác. Giác, có hai nghĩa: (1) Chánh giác, tức Như lý trí, chánh
quán Chân đế; (2) Đẳng giác, tức Như lượng trí, biến quán Tục đế.46 Chánh giác
hay Đẳng giác cũng đều đạt đến chổ tột cùng, không có giới hạn, gọi là Vô thượng.
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô
thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
e. Tán dương công năng thù thắng:
e1. Biệt tán dương:
Cố tri: Là nương trước khởi sau. Do chư Phật, Bồ-tát y theo Bát-nhã Ba-lamật-đa mà chứng đắc hai đại quả Bồ-đề và Niết-bàn. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mậtđa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng
chú: Là tán dương công năng thù thắng của thần chú Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Tán dương qua bốn đức, có ba giải thích:
(1) Theo pháp:
i. Trừ chướng, không hư dối, gọi là thần chú.
ii. Trí soi sáng, không mê muội, gọi là minh chú.
iii. Không gì vượt qua nó, gọi là vô thượng chú.
iv. Độc nhất, tuyệt bậc, không gì sánh bằng, gọi là vô đẳng đẳng chú.
(2) Theo công năng:

46 Các pháp có những gì, là hiện tượng. Các pháp như thế nào, là bản thể. Tùy hiện tượng mà biết thì gọi
là Như lượng trí (: cái trí biết hết cái lượng của các pháp). Như bản thể mà biết thì gọi là Như lý trí (: cái trí
biết đúng cái thể của các pháp).
23
i. Phá trừ phiền não, gọi là thần chú.
ii. Phá trừ vô minh, gọi là minh chú.
iii. Làm cho nhân hạnh viên mãn, gọi là vô thượng chú.
iv. Làm cho quả đức viên mãn, gọi là vô đẳng đẳng chú.
(3) Theo địa vị:
i. Vượt qua phàm phu, gọi là thần chú.
ii. Vượt qua Tiểu thừa, gọi là minh chú.
iii. Vượt qua nhân, gọi là vô thượng chú.
iv. Ngang bằng quả, gọi là vô đẳng đẳng chú. Địa vị tuyệt bậc (: vô đẳng)
mà đồng bậc (: đẳng), cho nên gọi là vô đẳng đẳng. Luận Kinh Thập Địa nói: “Vô
đẳng, là chư Phật so với chúng sinh, thì không ai ngang bằng Phật. Đẳng, là vì
chúng sinh và pháp thân Phật thì ngang bằng. Vì sao không chỉ nói Vô đẳng mà
nói vô đẳng đẳng? Vì thị hiện Đẳng Chánh Giác vậy.”
47
e2. Tổng kết:
Năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư: Là tổng kết công năng thù
thắng của thần chú Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Ba khổ, tám khổ48 là nhất thiết khổ. Phần đoạn sinh tử và biến dịch sinh
tử49, cũng gọi là nhất thiết khổ. Vì chắc chắn diệt trừ mọi khổ đau, nên nói
là chân thật bất hư.

47 Thập Địa Kinh Luận 十地經論, No. 1522, quyển 2, tr. 131c06.
48 Luận Hiển dương Thánh giáo, quyển 15, phẩm Thành khổ: “Ba khổ: oán ghét mà phải gặp nhau, yêu
thương mà bị xa lìa và mong muốn mà không có được, là sở y của cái thân bị bức bách, là sở y của cái
tâm bị bức bách, và là sở y của những gì làm cho thân tâm suy tổn.” Khổ có 3 loại: 1. Khổ khổ (dục khổ):
khổ sở vì nóng lạnh, đói khát, bịnh tật v.v…; 2. Hành khổ: khổ sở vì sự biến động của pháp hữu vi, trong
đó, 5 uẩn bao gồm thân tâm và thế giới của thân tâm; 3. Hoại khổ (biến dịch khổ): khổ sở vì cái vui mất
đi. Luận Thanh tịnh đạo nói: “Cảm thọ khổ về thân và tâm gọi là khổ khổ, vì tự tính nó là khổ, tên nó là
khổ, và vì nó đau đớn thực sự. Cảm thọ lạc về thân và tâm gọi là hoại khổ vì đó là nhân sanh ra khổ khi
cảm thọ ấy biến hoại. Xả thọ và các hành khác trong ba cõi là hành khổ, vì chúng bị bức bách trong sanh
24
Từ trước đến đây, quảng lược khác nhau, phần Hiển liễu Bát-nhã đã xong.
Phần Hai: Bí Mật Bát-nhã
Cố thuyết bát-nhã ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:
1. Nương trước khởi sau:
Trước nói thị đại thần chú, nhưng chưa nói lời chú, nên nay sẽ nói thần chú
Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết đế, bồ-đề tát-bà-ha.
2. Chánh thuyết lời chú:
a. Không thể giải thích: Bí ngữ của chư Phật không phải ngôn ngữ mà
hàng nhân địa có thể hiểu được, chỉ nên tụng trì để diệt trừ tội chướng và tăng
trưởng phước đức, không cần miễn cưỡng giải thích.

diệt.” (Thích Nữ Trí Hải dịch) Tám khổ: sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, khổ vì oán ghét mà phải
gặp nhau, khổ vì yêu thương mà bị xa lìa, khổ vì mong muốn mà không được và năm thủ uẩn khổ. Luận
Hiển dương Thánh giáo: “Trong tám khổ, năm thủ uẩn khổ được xếp sau cùng; trong ba khổ, hành khổ
được xếp sau cùng. Mỗi khổ là sở y cho bốn khổ nên là khổ: 1. Sở y của sinh khổ; 2. Sở y của sinh căn
bản khổ; 3. Sở y của khổ tự tánh khổ; 4. Sở y của biến hoại khổ.” Khổ của sự sinh (tức tám khổ), khổ vì là
cội gốc của sự sinh (tức vô minh), khổ vì là tự tánh của khổ (tức ngã chấp) và khổ vì biến hoại (tức vô
thường).
49 Phần đoạn sinh tử: Sự sống và sự chết được nhận định qua tính cách tồn tại và hủy diệt của sắc thân
này, dù trong đời này hay đời sau. Biến dịch sinh tử: Sự sống và sự chết xảy ra trong từng khoảnh khắc
sát-na, và cứ như vậy, sống chết liên tục tiếp nối nhau từ vô thủy đến vô cùng. Biến dịch sinh tử thì nhỏ
nhiệm, sâu kín khó thấy, khó biết, so với phần đoạn sinh tử.
25
b. Gắng gượng giải thích: Yết-đế: Hán dịch là đi đến, là vượt qua, chỉ
công năng của trí tuệ thâm sâu. Yết-đế yết-đế: Tự mình đi qua, đưa người đi qua (:
tự độ và độ tha). Ba-la-yết-đế: Ba-la, dịch là bỉ ngạn (: bờ bên kia), nghĩa là ‘qua
chỗ cần đến’. Ba-la-tăng-yết-đế: Tăng, nghĩa là toàn bộ, là khắp cả; nghĩa là
‘mình và chúng sinh, tất cả cùng qua, cùng đến bờ bên kia’. Bồ-đề: Đến bờ bên kia
là đến đâu? Đó là Đại bồ-đề xứ. Tát-bà-ha: nghĩa là nhanh chóng, tức khiến cho
mọi tạo tác trước đây được nhanh chóng thành tựu vậy.

Lược Thích là tác phẩm cuối đời, có lời tụng phơi bày cảm xúc:
Bát-nhã sâu xa
Nhiều kiếp khó gặp
Theo sức khen giải
Mong hiểu chân tông.
Pháp sư Pháp Tạng
San Francisco, 8.7.2020
Phật tử Quảng Minh dịch chú

Categories: Tài-liệu Tu-Học | Leave a comment

Đức Phật giảng phụ nữ có 5 sức mạnh: duy nhất một thứ họ luôn làm chủ được

Đức Phật giảng phụ nữ có 5 sức mạnh: duy nhất một thứ họ luôn làm chủ được

Phụ nữ thường được mệnh danh là “phái yếu”, với thể chất yếu đuối hơn nam giới; trong gia đình, xã hội, họ phải chịu ít nhiều thiệt thòi. Tuy vậy, người phụ nữ cũng sở hữu những sức mạnh giúp họ có được địa vị vững chắc.

Trong Kinh Tương Ưng Bộ, Đức Phật giảng:

“Này các Tỳ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh.

Này các Tỳ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình.

Và này các Tỳ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc và sức mạnh tài sản, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình.

Và này các Tỳ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình.

Và này các Tỳ-kheo, nếu người đàn bà đầy đủ sức mạnh nhan sắc, sức mạnh tài sản, sức mạnh bà con, sức mạnh con trai, nhưng không có sức mạnh giới hạnh, thời họ đuổi người đàn bà ấy, không cho ở trong gia đình.

Này các Tỳ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh, nhưng không có sức mạnh nhan sắc, thời họ để người đàn bà ấy ở trong gia đình, không có đuổi đi.

Và này các Tỳ-kheo, người đàn bà có sức mạnh giới hạnh, nhưng không có sức mạnh tài sản, thời họ để người đàn bà ấy ở trong gia đình, không có đuổi đi.

Này các Tỳ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh, nhưng không có sức mạnh bà con, họ để người đàn bà ấy ở trong gia đình, không có đuổi đi.

Này các Tỳ-kheo, người đàn bà đầy đủ sức mạnh giới hạnh, nhưng không có sức mạnh con trai, thời họ để người đàn bà ấy ở trong gia đình, không có đuổi đi.

Này các Tỳ-kheo, đây là năm sức mạnh của người đàn bà”.

Tranh vẽ Đức Phật. (Ảnh: atanavasa.blogspot.com)

Cảm ngộ:

Đức Phật giảng người phụ nữ có 5 loại sức mạnh, có thể hiểu là 5 chỗ dựa là: nhan sắc, tài sản, bà con, con trai và giới hạnh. Trong đó, giới hạnh là sức mạnh quan trọng nhất.

Nếu một người phụ nữ có dung mạo xinh đẹp, gia tài giàu có, bà con thế lực, lại sinh được con trai nối dõi, nhưng thiếu đi đức hạnh, thì cũng không thể có được chỗ đứng trong gia đình nhà chồng. Ngược lại, dù cô ấy không có nhan sắc, tài sản, bà con và con trai làm chỗ nương tựa, nhưng có đức hạnh, thì vẫn được nhà chồng kính trọng và yêu quý.

Có lẽ đây chính là một ân huệ của Trời Phật dành cho người phụ nữ. Bởi vì nhan sắc, của cải, gia tộc và con cái là điều họ không thể chủ động quyết định được trong đời này, đều là “vật ngoài thân”; còn giới hạnh là điều thuộc về nội tâm, là điều họ hoàn toàn quyết định. Nói cách khác, vận mệnh của người phụ nữ có thể do chính họ làm chủ, chỉ cần bản thân phụ nữ chăm lo tu dưỡng đức hạnh của chính mình.

Vậy những đức hạnh, hay giới hạnh đó là gì?

Phật giáo có 5 giới cơ bản là: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu.

Còn theo Kinh Dịch, quẻ Khôn (tượng trưng cho Đất, người phụ nữ) có 5 đức là: Thuận, Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh; nghĩa là: thuận theo, nhu thuận (Thuận), bản tính hiền lành (Nguyên), khả năng chăm sóc nuôi dưỡng tốt (Hanh), luôn điềm đạm giữ hòa khí (Lợi) và chính trực, bền chí (Trinh). Có đủ các đức này thì người phụ nữ có phúc lớn viên mãn như Đất mẹ phì nhiêu.

Khiêm Từ

Categories: Nhan dinh, Tài-liệu Tu-Học | Leave a comment

Lời Đức Phật

Lời Đức Phật

27/10/201112:00 SA(Xem: 118350)
Lời Đức Phật

Lời Phật dạy
loi_phat_day64161132218210110099989796959493929190898887868584838281

80797877767574737271

loipha15loipha14loipha13loipha12loipha11loipha10loipha9loipha8loipha7loipha6loipha5loipha4loipha3loipha2loipha1

Tạo bài viết

26/10/2011(Xem: 42448)

25/10/2011(Xem: 79103)

24/10/2011(Xem: 47629)

23/10/2011(Xem: 135144)

Categories: Tài-liệu Tu-Học | Leave a comment

Quán niệm về Vô thường

Quán niệm về Vô thường

11/03/20194:25 CH(Xem: 3319)
Quán niệm về Vô thường

“>

QUÁN NIỆM VỀ VÔ THƯỜNG
Drukpa Việt Nam

“Ba cõi phù du mây thu bay.
Sinh tử khác nào vũ điệu say.
Chúng sinh mạng mỏng như chớp lóe,
Trôi nhanh như thác đổ non ghềnh”.

Bài kệ trên trích từ kinh Phổ Diệu có nghĩa là Tam giới vô thường và không bền vững. Cuộc sống trôi nhanh về phía cái chết, như điệu nhảy của vũ công, tia chớp trên bầu trời, hay dòng thác đổ – chúng liên tục chuyển động và biến đổi không ngừng dù chỉ trong giây lát.
Hơn nữa, cảnh giới và giây phút cái chết đến chúng ta không thể biết trước được. Kinh Suhllekha viết:
“Đời người với bao khổ não vô thường hơn cả bong bóng nước trước gió. Vì vậyphi thường thay nếu được thở rahít vào và được thức tỉnh sau cơn mê dài.
Vì thế, hãy suy ngẫm về cơ may hành giả đang có để thực hànhgiáo pháp. Hãy nhiệt tâm tinh tiến tu hành không sao nhãng. 

Bản chất của cuộc sống, của cõi luân hồi là vô thườngChúng tathường không ý thức được về điều này bởi luôn mải mê với vô sốham muốntham vọnghạnh phúc và khổ đau… để chúng cuốn trôi chúng ta qua hết tháng ngày như những dòng thác lũ. Hãy tạm dừng một chút trên hành trình vội vã của mình để lắng tâm tư duy và quán niệm rằng trên đời này, chẳng có gì không thay đổi, chẳng có gì vĩnh viễn thường hằng, và hãy ý thức được kiếp người mong manh ngắn ngủi, để chúng ta biết trân trọng hơn và sử dụng cuộc đời mình có ý nghĩa hơn.

Để khởi đầu, bạn hãy xin nguyện giờ thiền này tạo ra sự an lạclớn hơn cho khắp thảy chúng sinh, hãy cầu nguyện giờ thiền này sẽ là nhân cho bản thân đạt được giác ngộ để có thể lợi ích cho hết thảy chúng sinh, để bản thân cùng hết thảy hữu tình thoát khỏi khổ đau và đạt được giác ngộ. Sau đó hãy hướng tâm bạn vào thân thể, hãy nghĩ đến các bộ phận như hai tay, hai chân, đầu, da, máu, xương, dây thần kinh và các cơ. Hãy lần lượt kiểm chứng từng bộ phần cùng cảm giác đi kèm. Hãy thiền định về bản chất của các bộ phận này trên cơ thể, chúng làm bằng chất liệu gì, và hình dáng, kích thước như thế nào. Hãy nhạy cảm nhận rõ nét sự vận hành của thân thể cũng như chuyển động đang xảy ra vào từng thời điểm. Sự thay đổi đều đặn trong hơi thở, nhịp đập trái tim, lưu thông máu trong người và năng lượng của các mạch thần kinh. Hãy hiểu rõ về thân thể bạn thậm chí ở mức độ vi tếhơn là kết cấu của tế bào trong thân thểthân thể hoàn toànđược tạo thành từ những tế bào sống, xuất hiện, dịch chuyển, tái tạo, chết đi và tan rã. Ở cấp độ vi tế hơn nữa, tất cả bộ phận của bạn được tạo thành từ những phân tử, nguyên tử và phần tử nhỏ bé hơn nguyên tử. Những yếu tố cấu thành này liên tục chuyển động và thay đổi. Hãy cố gắng có được một cảm giác thực sự về sự thay đổi đang diễn ra mọi khoảnh khắc trong thân thể bạn.

Sau khi suy ngẫm về sự vô thường của thế giới bên trong bao gồm thân và tâm bạn, hãy mở rộng sự chú ý ra thế giới bên ngoài. Hãy nghĩ về môi trường những thứ gần với bạn như chiếc đệm, tấm thảm hay chiếc gường bạn đang ngồi, sàn nhà, tường nhà, các cửa sổ và trần của căn phòng nơi bạn đang ngồi thiền, các đồ đạc và những thứ khác ở trong phòng. Hãy xem xét từng thứ trong số đó, trông có vẻ tĩnh tại, rắn chắc nhưng thực tế lại là vật chất được tạo thành từ vô số những phân tử vô cùng nhỏ bé đang dịch chuyển, chuyển động. Hãy an trụ trong trải nghiệm đó một lúc. Sau đó hãy hướng sự chú ý ra xa hơn một chút vượt ra khỏi bức tường trong căn phòng, bạn hãy nghĩ đến những người khác, thân và tâm họ cũng liên tục biến đổikhông tồn tại bất biếntrong bất cứ khoảnh khắc nào. Điều này cũng đúng cho khắp thảy chúng sinh khác như các loài động vật, chim chóc và côn trùng. Hãy nghĩ đến tất cả những đối tượng bất động trên thế giới và trong vũ trụ như ngôi nhà, tòa nhà cao tầng, đường xá, xe cộ, núi non đại dương và sông ngòi, trái đất, mặt trờimặt trăng và các vì sao,… Tất cả đều được tạo nên từ nguyên tử và phần tử nhỏ bé và liên tục thay đổi trong từng khoảnh khắc, không có thứ gì tồn tại vĩnh viễn thường hằng mà không có sự thay đổi. Hãy tập trung vào trải nghiệm này!

Trong quá trình thiền định về vô thường, bạn cần có cảm nhận rõ ràng mạnh mẽ về bản chất luôn thay đổi của vạn vật. Hãy duy trìsự chú ý, tập trung của bạn vào cảm giác đó trong thời gian càng lâu càng tốt mà không để cho tâm trí bạn bị xao động. Nói một cách khác, hãy ổn định việc thiền định. Hãy để tâm trí bạn tràn ngập trải nghiệm đó. Khi cảm giác mạnh mẽ rõ ràng về bản chấtluôn thay đổi của vạn vật đã giảm đi hay sự chú ý của bạn bắt đầu trở lên sao nhãng, một lần nữa hãy phân tích về vô thườngcủa thân, tâm và cảnh.

Bạn hãy kết thúc giờ thiền định với suy nghĩ rằng việc bám chấp vào sự thường còn của vạn pháp là một chuyện không thực tế và là sự tự lừa dối bản thân. Bất cứ thứ gì đẹp đẽ, làm chúng ta hài lòng đều sẽ thay đổi và cuối cùng biến mất.

Vì vậychúng ta không thể kỳ vọng bất cứ thứ gì hay điều gì sẽ đem lại hạnh phúc vĩnh viễnNgoài ra, bất cứ thứ gì không đẹp hay khiến chúng ta không hài lòng đều cũng không tồn tại mãi mãi. Mọi thứ sẽ thay đổi, có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, cho nên chúng ta không cần buồn rầu hay chối bỏ điều gì cả.

Nói một cách chung nhất, vô thường là tính chất căn bản của vạn pháp thế gian bao quát toàn bộ thân, tâm, cảnh. Sự thay đổi này luôn tiếp diễn không ngừng và dẫn chúng ta đến cái đích cuối cùng của cuộc sống hiện tại – đó là cái Chết – một hiện tướng rõ rệt nhất, lớn lao nhất và khốc liệt nhất của vô thường. Đây cũng là một đề mục lớn trong đề tài quán niệm về vô thường mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần thực hành kế tiếp.

Đức Phật có nói rằng trong tất cả các dấu chân thì dấu chân voi là lớn nhất, trong tất cả các phép quán thì quán vô thường là lớn nhất. Vì vậychúng ta nên trân trọng hơn những giây phút, khoảnh khắc ta đang sống trong cuộc đời này, để chúng ta sử dụng cuộc đời này một cách có ý nghĩa hơn. Các bậc Thầy giác ngộ nhắc nhở chúng ta rằng: Nếu buổi sáng con không quán vô thường thì con sẽ để buổi sáng trôi qua vô ích. Nếu buổi trưa con không quán vô thường thì buổi chiều con sẽ để trôi qua vô ích. Nếu buổi tối con không quán vô thường thì con sẽ để cả đêm trôi qua vô ích. Nhờ có pháp quán vô thường mà ban có thêm năng lượng để ta trưởng dưỡng niềm tin sâu hơn với sự thực hànhPhật pháp.

Drukpa Việt Nam
Categories: Tài-liệu Tu-Học | Leave a comment

Trí huệ người xưa: Nói là một năng lực, nhưng im lặng mới là cách hành xử của bậc cao nhân

Trí huệ người xưa: Nói là một năng lực, nhưng im lặng mới là cách hành xử của bậc cao nhân

Chia Sẻ

431
Vì sao các bậc thánh hiền xưa nay đều lặng lẽ? Ấy là bởi họ đã coi nhẹ mọi sự trên thế gian, lánh xa cõi hồng trần ô trọc để tâm thái tĩnh lặng tựa mặt hồ…

Là một trong “Tứ đại Phật sơn” của Trung Quốc, núi Cửu Hoa được biết đến là nơi có nhiều bậc cao tăng đã tu hành đắc Đạo. Di thể của họ dù đã viên tịch nhiều năm nhưng vẫn còn vẹn nguyên như đang nằm ngủ. Hòa thượng Đại Hưng là một trong những vị cao tăng như thế.

Và dưới đây là câu chuyện được người đời truyền tụng về phẩm cách cao quý của ông.

Chuyện kể rằng khi hòa thượng Đại Hưng còn đang tu hành trên núi, dưới chân Cửu Hoa Sơn có một gia đình rất giàu có. Họ có một người con gái tên là Tiểu Hội, đã từng hẹn ước với công tử của một gia đình quyền quý khác.

Ba năm trước khi chọn ngày hôn lễ, Tiểu Hội có mang và sinh ra một bé trai. Cha mẹ cô rất tủi nhục, vừa lo sợ vừa giận dữ, họ đã bắt cô phải nói ra sự thật.

Cuối cùng, vì không chịu được áp lực từ gia đình, Tiểu Hội khai rằng cha đứa bé chính là hòa thượng Đại Hưng trên núi Cửu Hoa Sơn.

Cha của Tiểu Hội rất tức giận, ông đã đem gia nhân lên núi làm náo động cả ngôi chùa. Họ đánh đập, chửi bới và nguyền rủa hòa thượng Đại Hưng, rồi bắt ông phải nuôi dưỡng con trai mình. Hòa thượng Đại Hưng lặng lẽ nhận đứa bé và chắp tay nói khẽ: “A Di Đà Phật!”.

Cũng kể từ đó, danh tiếng của hòa thượng Đại Hưng đã sụp đổ hoàn toàn. Bất cứ nơi nào ông đến, thiên hạ đều khinh bỉ cười nhạo và phỉ báng ông.

Thậm chí các tăng nhân trong chùa cũng không còn tôn kính ông như ngày trước nữa. Thế nhưng ông không một lời than vãn, vẫn ngày ngày xuống núi xin sữa để nuôi đứa con nghiệp chướng này.

Được sự dưỡng dục chu đáo của ông, đứa trẻ lớn nhanh như thổi lại rất khỏe mạnh và thông minh.

(Ảnh minh họa: Pinterest)

Cứ như vậy, 3 năm trôi qua trong nháy mắt…

Một ngày kia, gia đình Tiểu Hội lại lên núi gặp hòa thượng Đại Hưng. Nhưng họ không trách mắng, cũng không nhục mạ, mà hoàn toàn trái ngược, lại quỳ gối dập đầu và xin ông tha thứ, cho phép họ được đón đứa trẻ về nhà.

Thì ra, cha của đứa trẻ chính là người chồng hiện tại của Tiểu Hội, cũng là chàng công tử đã đính hôn với cô năm xưa. Vì muốn giữ thanh danh cho vị hôn phu của mình mà Tiểu Hội phải đành lòng vu oan cho hòa thượng Đại Hưng.

Đến lúc này, vẫn với phong thái điềm nhiên và thanh thản, ông dẫn đứa trẻ đến trước mặt cha mẹ mình. Và lại chắp tay một cách cung kính, ông nói với họ: “A Di Đà Phật!”, trước khi quay trở lại thiền phòng.

Đối diện với nỗi oan khiên suốt 3 năm ròng rã, nhưng hòa thượng Đại Hưng lại lựa chọn im lặng. Ông không thanh minh, không phân bua giải thích, cũng không ca thán hay oán trách một lời, vậy mà điều đó còn có ý nghĩa hơn ngàn vạn lời nói.

(Ảnh minh họa: giau.co)

Ai đó cho rằng, khi chịu tủi nhục, khi bị đối xử bất công, làm người ai mà chẳng có quyền được đi đòi công lý? Đó không chỉ là quyền lợi chính đáng vốn được pháp luật bảo vệ, mà còn là cái lý công bình trong xã hội này.

Thế nhưng, với các bậc thánh hiền xưa nay, hết thảy mọi danh – lợi – tình – thù, hết thảy mọi được – mất ở thế gian, tất cả chỉ nhẹ nhàng như mây khói mà thôi.

Trong cuốn “U song tiểu ký” có câu đối rằng: “Sủng nhục bất kinh, khán đình tiền hoa khai hoa lạc; Khứ lưu vô ý, vọng thiên không vân quyển vân thư”, nghĩa là: ‘Không quan tâm điều hơn lẽ thiệt, ngắm trước sân hoa nở hoa tàn; Tùy ý ra đi hay ở lại, nhìn khung trời mây tụ mây tan’.

Câu đối này đã nói lên cảnh giới siêu phàm thoát tục của các bậc cao nhân: Nếu có thể xem vinh nhục cũng nhẹ nhàng như đóa hoa sớm nở tối tàn, thì mới có thể giữ cho nội tâm được bình lặng.

Và nếu có thể xem công danh lợi lộc đến rồi đi cũng thất thường như mây tụ mây tan, thì mới có thể giữ nội tâm được vô vi thanh tịnh. Do đó, được mà không hoan hỉ, mất cũng không ưu phiền, vinh mà không kinh động, nhục cũng không bận lòng.

(Ảnh minh họa: Chánh Kiến)

Lý Bạch, người được coi là bậc “thi tiên” đắc Đạo, từng để lại hai câu thơ lưu danh muôn thuở rằng:

“Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh”
(Thánh hiền xưa nay đều tịch mịch
Chỉ phường thánh rượu mới lưu danh)

Vì sao các bậc thánh hiền tự cổ chí kim đều “tịch mịch”? Ấy là bởi họ đã coi nhẹ mọi sự trên thế gian, lánh xa cõi hồng trần ô trọc để tâm thái tĩnh lặng tựa mặt hồ.

Lão Tử có câu: “Thượng thiện nhược thủy” (cảnh giới cao nhất của cái thiện cũng giống như nước vậy). Chỉ có những bậc cao nhân khi đã thấu hiểu mọi sự trên đời, minh tỏ mọi lẽ thế gian mới có thể điềm nhiên mà đối mặt với tất cả.

Trung Quốc cổ xưa có rất nhiều bậc cao nhân như thế. Ví như Đào Tiềm trồng hoa cúc và hoa sen. Lý Bạch uống rượu và thưởng thức ánh trăng. Tô Thức chợp mắt trên chiếc giường mây.

Còn ở Việt Nam ta, Nguyễn Trãi lui về ở ẩn, làm bạn với thiên nhiên: “Láng giềng một áng mây bạc, Khách khứa hai ngàn núi xanh”. Nguyễn Bỉnh Khiêm lánh đời, xa rời nơi thế sự: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ; Người khôn, người đến chốn lao xao”…

Thế gian náo nhiệt, cuộc sống tưng bừng, hết thảy mọi vật đều lôi cuốn con người ta vào cái vòng xoáy bất tận mà không thể nào thoát ra được.

Trăm năm trôi qua trong nháy mắt, đến khi mọi sự qua đi rồi con người ta mới nhận ra rằng tâm hồn mình đã bị che mờ bởi bụi hồng trần, bị chất nặng bởi những cám dỗ trong thế giới vật chất này.

Trong sự hỗn loạn ấy, chỉ có tâm tĩnh lặng của các bậc thánh nhân mới có thể vượt lên cái si mê cuồng dại của con người thế gian.

Tham khảo: Chánh Kiến  
Hồng Liên  

Xem thêm:

Categories: Tài-liệu Tu-Học | Leave a comment

Thiếu nữ ái mộ, bỏ bùa A Nan, Đức Phật Thích Ca đã hành xử ra sao?

Thiếu nữ ái mộ, bỏ bùa A Nan, Đức Phật Thích Ca đã hành xử ra sao?

Chia Sẻ

565
Có một thiếu nữ rất hâm mộ ngài A Nan, sau cùng Phật Thích Ca đã khiến cô thay đổi cách nghĩ của mình.

Trong số những tỳ kheo của Phật Thích Ca thì Tôn Giả A Nan là người có tướng mạo khôi ngô tuấn tú nhất. Không những vậy Tôn Giả A Nan lại là người thông minh sáng dạ, lời mà Phật Thích Ca giảng qua nghe một lần là nhớ. Hơn nữa, tính tình ông cung kính khiêm nhường, hiểu sâu Phật lý. Cũng chính vì vậy mà Tôn Giả A Nan có ảnh hưởng rất lớn trong giáo đoàn.

Tôn Giả A Nan khất thực, thiếu nữ gặp mặt si tình hâm mộ

Một lần A Nan đi khất thực, trên đường về đi qua một thôn làng nhỏ, đương lúc khát nước lại thấy một cô thiếu nữ đang múc nước ở cái giếng nhỏ bên đường. Tôn Giả A Nan bước đến xin khất thực một ngụm nước uống cho khỏi khát, bèn nói: “Thưa cô, xin cô vui lòng cho tôi một gáo nước“.

Cô gái đang múc nước nghe thấy tiếng người hỏi mình nên ngẩng lên nhìn, thấy một vị tỳ kheo trẻ tuổi, tướng mạo khôi ngô, điềm đạm từ bi. Cô nhìn lại trang phục của mình thì tự lấy làm xấu hổ nên nói: “Bạch Đại Đức, con vốn thuộc dòng hạ tiện nên không có tư cách để dâng nước cúng dường Đại Đức, như vậy sẽ làm hạ thấp đi thân phận vương giả xuất gia cao quý của ngài”.

Tôn Giả A Nan nghe vậy liền nói: “Cô đừng nghĩ như vậy, tôi nay đã là một sa môn, trong mắt người tu hành, mọi người đều bình đẳng như nhau. Trong lòng tôi, không hề có sự phân biệt người vương giả, hay kẻ bần nông. Hiện giờ tôi rất khát nước, xin cô vui lòng cho tôi xin một gáo”.

Thiếu nữ gặp Tôn Giả A Nan lần đầu đã sinh tình hâm mộ. (Ảnh: titoho.com)

Cô gái nghe thế thì lòng rất vui, liền dùng hai tay dâng nước cúng dường cho Tôn Giả A Nan. Tôn Giả A Nan khiêm nhường, lễ phép nhận nước từ cô gái, uống xong rồi nhẹ nhàng cảm tạ. Cô gái cảm động, đưa mắt nhìn theo bóng dáng Tôn Giả A Nan xa dần theo bóng chiều tà.

Cũng bắt đầu từ đó, trong lòng cô khởi lên một niềm nhớ nhung. Cô chìm đắm trong ưu tư, ủ dột, dáng người hao gầy. Mẹ cô thấy bộ dạng con gái mình cả ngày buồn bã không thôi, nên mới hỏi chuyện con gái xem rốt cuộc là có chuyện gì. Cô gái biết là không thể giấu được mẹ nên đành kể lại sự việc mấy hôm trước cúng dường cho Tôn Giả A Nan ở bên giếng nước: “Tuy chỉ gặp một lần mà sự khôi ngô tuấn tú điềm đạm cùng với thái độ cung kính khiêm nhường, từ bi của Tôn Giả A Nan làm cho con giờ đây lòng đêm nhung ngày nhớ chẳng thể nào quên“.

Mẹ cô gái nghe xong nói: “Trên đời này có hai loại người con không thể nào có được, một là người thuộc dòng dõi vương giả, hai là người xuất gia đoạn dục. Nghe nói Phật là bậc thánh giả cao sang, đệ tử của ngài đều đoạn bỏ ái tình, mẹ thấy con mộng tưởng như vậy thật là không có cách nào làm được”.

Cô gái đáp: “Sự việc thế gian con người, tất cả đều từ nỗ lực mà có, nếu không có được A Nan con cũng sống không được. Vậy sao không tự mình tìm cách để có được ái tình của mình”?

Mẹ cô gái vì quá thương con, lại không có cách nào nên đành tìm một thầy pháp sư xin câu thuật chú để làm mê muội Tôn Giả A Nan, khiến cho trí huệ của A Nan không còn như trước. Không biết thuật chú có linh nghiệm hay không nhưng từ hôm đó, cô gái ngày ngày trang điểm xinh đẹp đứng đợi Tôn Giả A Nan đi qua, miệng mỉm cười, tâm đọc thuật chú, tay vẫy chào Tôn Giả A Nan. Tôn Giả A Nan từ trong tịnh xá đi ra, vừa nhìn thấy cô gái liền nhận ra ngay đây là cô gái bên bờ giếng hôm trước.

Nhờ Phật quang của Phật Thích Ca nên tà ác không thể xâm nhập vào Tôn Giả A Nan làm thuật chú của cô gái không thể khởi tác dụng. (Ảnh: tinhhoa.net )

Cô gái lễ phép tiến lại gần chào hỏi, Tôn Giả A Nan nhận ra ngay dụng tâm của cô gái muốn dùng sắc đẹp để thu hút tình cảm của mình. Tôn Giả A Nan lập tức khởi lên trí huệ của mình, đồng thời cảm nhận được Phật quang phổ chiếu, bao quanh thân thể của mình nên quay về tịnh xá. Cô gái thấy vậy liền dùng thuật chú để huỷ hoại trí huệ của Tôn Giả A Nan, nhưng Phật quang của Phật Thích Ca liền bao bọc lấy thân thể của Tôn Giả A Nan không cho tà ác xâm nhập, khiến cho câu thuật chú của cô gái không thể khởi được tác dụng.

Rũ bỏ ái tình quay về bờ giác

Thật trùng hợp thay, sang ngày hôm sau, lại đúng là ngày 15/4, là ngày Phật Thích Ca quy định bắt đầu ngày đầu tiên mùa an cư từ ngày 15/4 đến ngày 15/7. Trong khoảng thời gian này, đệ tử của Phật Thích Ca sẽ không rời tịnh xá đi khất thực. Cô gái đau lòng sốt ruột vì không thể gặp được Tôn Giả A Nan, đành phải kiên nhẫn chờ đợi ngày Tôn Giả A Nan bước ra. Khi Tôn Giả A Nan vừa bước ra, cô gái vội vàng chạy lại quỳ dưới chân mà nói: “Tôn Giả A Nan, không có người, nhật nguyệt không có ánh quang, không có người, cuộc đời tôi không còn ý nghĩa, tôi nguyện đem trái tim này dâng hiến cho người“.

Tôn Giả A Nan nghe thấy cô gái nói vậy thì từ bi nói: “Cô đứng dậy, chúng ta cùng đi gặp Phật Thích Ca, ngài sẽ làm chủ cho chúng ta”. Cô gái tưởng Tôn Giả A Nan đã đổi ý thay lòng, muốn cùng mình nên duyên trong lòng tràn ngập niềm vui cùng Tôn Giả A Nan đi gặp Phật Thích Ca.

Phật Thích Ca nhìn cô gái rồi nói: “Con thực sự muốn cùng A Nan chung sống phải không?”. Cô gái ôm hai tay trước ngực, cúi đầu đáp: “Thưa vâng“. Phật Thích Ca nói: “A Nan là một tỳ kheo xuất gia, con nên xuất gia một lần, hơn nữa còn cần phải tu hành tinh tấn, đợi đến khi đạo tâm của con tương đồng với A Nan, ta sẽ cử hành hôn lễ cho con”.

Cô gái khi nghe Đức Phật Thích Ca nói mấy câu sau này bừng tỉnh ngộ. (Ảnh:taman.tv)

Cô gái chỉ muốn được làm vợ của Tôn Giả A Nan, nay lại nghe được lời này của Phật Thích Ca nên lập tức vui vẻ nhận lời mọi yêu cầu, chỉ cần có thể được làm vợ A Nan là được. Cô gái xuống tóc, gia nhập vào nữ đoàn ngày ngày tinh tấn tu hành, làm theo lời Phật dạy.

Tâm tính của cô mỗi ngày một thay đổi, thanh tĩnh hơn cùng với sự tinh tấn tu hành, đối với Pháp lý mà Phật giảng cũng ngày càng lĩnh ngộ nhiều hơn. Rồi một ngày, trong lúc tĩnh tâm thiền định, cô mới nhìn lại tình yêu của mình. Phật thường giảng ngũ dục là cội nguồn của mọi đau khổ thế gian, chỉ có buông có dục niệm, nội tâm mới có thể thanh tịnh, cuộc sống mới có thể an lành.

Cô bắt đầu thấy hối hận về về dục vọng bất thiện của bản thân, mê mờ vào tình ái với Tôn Giả A Nan, mỗi ngày đều quỳ trước Phật ăn năn hối cải. Cô nói: “Thưa Đức Phật từ bi vĩ đại, bây giờ con đã hoàn toàn từ trong mê mờ tăm tối mà thanh tỉnh bước ra, đã không còn si dại hồ đồ như trước. Con đã minh bạch được Thánh quả mà con tu chứng. Con tạ ơn người, người vì những chúng sinh ngu muội như con mà phải lao tâm khổ tứ, xin ngài hãy từ bi cho phép con được hối cải. Từ nay con sẽ nguyện phục tùng mọi giáo hoá của người, triệt để từ bỏ dục niệm, xa rời bể khổ, làm một người tu hành chân chính”.

Phật Thích Ca nghe xong cười nói: “Tốt, ta sớm đã biết con sẽ có ngày lĩnh ngộ như hôm nay, căn cơ của con rất tốt, hãy tinh tấn tu hành”.

Minh Vũ

Xem thêm:

Categories: Tài-liệu Tu-Học | Leave a comment

Nghiệp lực theo thân gặp ác báo, đệ tử Phật Đà cũng không thoát được

Nghiệp lực theo thân gặp ác báo, đệ tử Phật Đà cũng không thoát được

Đức Phật dạy, dù người ta có lên núi cao hay trốn xuống vực thẳm, cũng không thể nào tránh được nghiệp quả khi đủ nhân duyên. 

Tại một làng chài ở nước Kosala Ấn Độ, có một cậu bé tên gọi Lou Sharjah, trong nhiều đời trước từng xuất gia học Đạo. Tuy nhiên vì lòng tham lam và chấp trước danh lợi quá nhiều, lại cộng thêm lòng dạ hẹp hòi, ghen tuông đố kỵ nên từng lừa dối một vị La Hán Tì Kheo. Bởi vậy sau khi đầu thai chuyển kiếp trong một làng chài, Sharjah đã rơi vào vực sâu khổ nạn, không những bản thân chịu nhiều khổ hạnh mà còn liên lụy đến những người xung quanh.

Người trong họ vứt bỏ mầm họa tai ương 

Trong làng chài nơi cậu bé ở có khoảng một ngàn hộ dân, họ là một đại gia tộc yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng sự xui xẻo bắt đầu xảy đến từ ngày mẹ Sharjah mang thai cậu bé. Một ngàn hộ dân cùng nhau ra biển đánh cá, nhưng không đánh bắt được bất kỳ thứ gì. Và từ đó trở đi ngày nào cũng vậy, họ đều trở về tay không.

Những người dân trong làng ngày một trở nên nghèo đói, nhất là trong chín tháng mười ngày khi mẹ cậu bé mang thai. Những sự cố liên tiếp không ngừng theo nhau gõ cửa người dân và mang tới cho họ những bất hạnh không ngờ tới. Đó là bảy lần trong làng xảy ra hỏa hoạn, bảy lần bị vua xử phạt. Những rủi ro liên tiếp xảy đến làm mọi người không thể không họp bàn trao đổi. Họ cho rằng “Tai ương kỳ lạ và những điều không may này xảy đến, nhất định đều do trong làng có mầm bất hạnh“. Thế nên họ chia gia tộc mình thành hai nhóm, mỗi nhóm 500 người.

Sự xui xẻo bắt đầu xảy đến từ ngày mẹ Sharjah mang thai cậu bé. (Ảnh: dantri.com.vn)

Sau khi phân chia, ở nhóm có mẹ cậu bé thì tình trạng thê thảm vẫn luôn tiếp diễn, nhóm còn lại thì sớm khôi phục lại trạng thái như bình thường. Thế là họ lại tiếp tục chia nhóm bị xui xẻo đó thành hai nhóm nhỏ khác để phân định, cuối cùng phát hiện nguyên nhân tai họa là từ gia đình cậu bé Sharjah. Họ dồn gia đình đầu bé tới bước đường cùng, cô lập và đuổi họ ra khỏi làng.

Trong những ngày tháng lưu lạc, chạy trốn gian nan, vất vả, mẹ cậu bé sinh hạ Sharjah. Trong những năm tháng đầu đời của cậu, bà vẫn làm tròn trách nhiệm của một người mẹ, cố gắng nuôi dưỡng cậu thành người. Cho tới một ngày, khi cậu bé có thể đi, có thể chạy nhảy, bà trao cho cậu một cái bát và nói: “Con trai khổ mệnh của mẹ từ giờ con hãy tự đi xin ăn nhé“. Bà chỉ nói vậy rồi bỏ đi để lại một mình Sharjah bơ vơ không nơi nương tựa. Từ đó hằng ngày cậu bé lang thang xin ăn nơi đầu đường xó chợ, cuộc sống khổ cực khôn cùng không tả xiết.

Xá Lợi Phất thu nhận và giúp đỡ cậu bé bị bỏ rơi

Một ngày nọ, đại đệ tử của Phật Đà tên là Xá Lợi Phất, tôn giả đang đi hóa duyên bỗng nhiên nhìn thấy Sharjah. Cậu bé đang quỳ bên cạnh một mương nước thải rửa đồ ăn của một gia đình giàu có, giống như một chú chim non cô độc đang nhặt từng hạt từng hạt cơm thừa. Thân hình gầy gò nhỏ bé, cậu mặc một bộ quần áo rách nát, tới mức lộ hết cả người, trông vô cùng đáng thương tội nghiệp. Xá Lợi Phất nhìn thấy, trong lòng đầy từ bi, thương cảm tiến tới gần và hỏi: “Này cậu bé con sống ở đâu, con không có cha mẹ sao?“.

Sharjah nhìn vị tôn giả vừa sợ sệt, vừa rơm rớm nước mắt trả lời: “Con là đứa trẻ lang thang không có nhà để về, cha mẹ con từng nói với con: Nghiệp lực của con lớn quá làm liên lụy tới cả gia tộc, cha mẹ cũng vì con mà bị liên lụy tới sức cùng lực kiệt rồi. Và thế là họ vứt bỏ con rồi rời đi, có lẽ cả đời này cũng không muốn gặp lại con nữa“.

Tôn giả hỏi cậu: “Con có muốn xuất gia không?“.

Cậu bé gật đầu chắp tay nói: “Thưa tôn giả con muốn ạ. Thế nhưng một người bất hạnh như con thì ai có thể đồng ý tiếp nhận chứ? Hơn nữa con còn làm liên lụy tới mọi người”. 

Xá Lợi Phất từ bi nhìn cậu bé mà đáp: “Ta sẽ giúp con xuất gia”.

Xá Lợi Phất cho cậu bé ăn no, rồi đích thân tắm rửa, trai giới cho cậu. (Ảnh: pinterest.se)

Sharjah vui sướng như đứa trẻ được quà, đi theo tôn giả. Sau khi về tới chùa, Xá Lợi Phất cho cậu bé ăn no, rồi đích thân tắm rửa, trai giới cho cậu, lại dạy cậu Phật Pháp và truyền thụ cho cậu giới luật của Phật môn. Dưới sự che chở của Xá Lợi Phất, cuộc sống của Sharjah cứ vậy đều đặn trôi đi. Tuy nhiên bởi nghiệp lực tự thân đã mang theo từ kiếp trước, nên tới kiếp cuối cùng cậu tất phải chịu đựng sự nghèo khó lâu dài, phải chịu nghiệp nhân quả báo ứng đói khát.

Là một người xuất gia, là một Tì Kheo, Sharjah cũng như mọi người thường xuyên mang bát đi hóa duyên đi xin ăn. Tuy nhiên có một việc hết sức kỳ lạ luôn xảy đến với cậu. Chiếc bình bát xin ăn của cậu chỉ cần đổ một thìa cháo vào là sẽ đầy tràn lên, những người bố thí thấy bát đã đầy liền không đổ thêm vào nữa. Lại có một số người bố thí khác thường nói: “Thật lạ kỳ lần nào cũng vậy cứ bố thí cháo đến lượt cậu bé thì thùng cháo đều hết bởi vậy không cách gì cho cậu được“.

Để chứng đắc được quả vị La Hán, Sharjah chỉ có thể buông bỏ các loại dục vọng biết đủ làm vui. Ăn không cầu no chỉ cầu có thể duy trì sự sống của cơ thể là đủ.

Sharjah mệnh tận, được Tôn giả bảo vệ

Khi thọ mệnh của Sharjah đã tận và sắp nhập Niết bàn, trong nhập định Xá Lợi Phất biết được bèn nghĩ: “Ta phải cho Sharjah ăn một bữa thật no mới được”. Thế là tôn giả đi cùng với Sharjah vào thành Xá Vệ hóa duyên tuy nhiên vẫn không thấy người dân bày tỏ tấm lòng tôn kính. Thấy tình hình như vậy Xá Lợi Phất bèn nói: “Sharjah ngươi hãy về trước đi”.

Sau khi Sharjah rời đi, tôn giả lập tức có được thức ăn. Người liền sai một người khác mang tới cho Sharjah, không ngờ người đó ăn hết số thức ăn này. Khi trở về Xá Lợi Phất hỏi Sharjah: “Đã ăn đồ ăn đó chưa?“. Sharjah trả lời: “Cảm ơn tôn giả để sau này con ăn“.

Xá Lợi Phất nghe vậy cảm thấy bất an, lại nhìn lên Mặt Trời đã quá giờ cơm liền đích thân đi tới hoàng cung của nước Kosala, biến hóa thành một bát thức ăn rất ngon lành mang về cho Sharjah. Tuy nhiên Sharjah chỉ dám cúi chào tôn giả mà sợ hãi xấu hổ không ăn. Tôn giả nhìn cậu từ bi, khuyên nhủ: “Nào Sharjah lại đây ngồi xuống và ăn thức ăn trong chiếc bát này của ta đi. Nếu như chiếc bát này rời khỏi tay ta, e rằng thức ăn trong đó sẽ không còn gì nữa”.

Tôn giả đi cùng với Sharjah vào thành Xá Vệ hóa duyên tuy nhiên vẫn không thấy người dân bày tỏ tấm lòng tôn kính. (Ảnh: taman.tv)

Do dự hồi lâu, Sharjah mới tiến tới ăn hết đồ ăn trong chiếc bát tôn giả cầm trên tay. Dựa vào uy lực thần thông của Xá Lợi Phất, thức ăn trong bát mới không bị biến mất và Sharjah mới được một bữa ăn no đầu tiên trong cuộc đời mình.

Tối đó không còn chút lưu luyến thế gian, Sharjah bình thản rời khỏi nơi đã mang tới khổ hạnh cả đời cho mình, trả hết nghiệp báo và vĩnh viễn trở về nơi an lạc của các bậc thánh nhân. Xá Lợi Phất nhìn thấy cậu vứt bỏ được thân thể khổ hạnh và thoát ly thế tục trong lòng như bỏ được một tảng đá nặng, không còn gì vương vấn, bất an.

Chúng ta xin đừng vì sự đố kỵ và ham muốn lợi ích vật chất mà tạo duyên nghiệp để rồi phải rơi vào bể khổ trầm luân như Sharjah, cuối cùng tới đi xin ăn cũng không ai cho. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy, như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, việc làm ác cũng lại như thế.

Đức Phật dạy, dù chúng ta có lên núi cao hay trốn xuống vực thẳm cũng không thể nào tránh được nghiệp quả khi đủ nhân duyên. Bởi vậy hãy luôn hành thiện tích đức để đắc phúc báo bởi “Thiện hữu thiện báo ác hữu ác báo” là quy luật bất biến mãi mãi trường tồn của vũ trụ.

Kiên Định

Xem thêm:

Categories: Tài-liệu Tu-Học | Leave a comment

NGŨ UẨN VÀ THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN 


NGŨ UẨN VÀ THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN 
THÍCH HUỆ HẢI 
Nhật Bảo Quốc dịch

Trong truyền thống Phật Giáo, chúng ta niệm “Nam Mô” rất nhiều. Trong tiếng Anh, “Nam Mô” có nghĩa là “quy mạng”. Khi khấn nguyện Đức Phật, chúng ta không nói “Xin Đức Phật, hãy dẹp sạch mọi khó khăn cho con”. Mà chúng ta thật sự dâng hiến, cúng dường bản thân mình cho Đức Phật. Chúng ta buông bỏ những điều “ta muốn cái này”, “ta không muốn cái kia” và nguyện làm bất cứ những gì mà Đức Phật muốn chúng ta làm. Dĩ nhiên, Chư Phật không cần chúng ta phải làm gì cho các ngài cả. Mà, các ngài muốn chúng ta hãy tỉnh thức, giác ngộ khỏi sự si mê, vô minh của ta, trở thành toàn giác và cứu giúp những chúng sanh đau khổ khác. Vì vậy, khi chúng ta niệm “Nam Mô” là chúng ta hứa nguyện, học và thực hành Phật Pháp trong khả năng tối đa của mình. Đó là lý do tại sao những khóa học này rất quan trọng. Chúng giúp ta hoàn thành lời khấn nguyện này. Và qua sự thực hành Phật Pháp, chúng ta mới có thể an lạc hơn trong đời sống này và đời sống tương lai, cũng như mang lại sự an lạc hơn cho kẻ khác.

Vậy, đề tài thảo luận hôm nay là Ngũ Uẩn và Thập Nhị Nhân Duyên. Đề tài này có vẻ khô khan nhưng nó rất quan trọng. Bằng sự thấu hiểu, chúng ta thật sự là gì và tiến trình tâm lý đưa tới đau khổ, chúng ta mới có thể phá bỏ cái vòng si mê và tiến tới giác ngộ, mang lại sự lợi lạc cho mọi chúng sanh.

Thiền quán 1: Sự tỉnh giác của tâm – 10 phút. 

NGŨ UẨN: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức
“Skandha” tiếng Phạn có nghĩa là “đống, mớ” hay “tập hợp, nhóm”, mà âm Hán Việt là “Uẩn”. Chúng ta thường gọi chúng là “Ngũ Uẩn”. Năm nhóm này hợp lại thành những gì mà chúng ta lầm tưởng là một con người. Thật ra, tất cả chúng sanh đều có ngũ uẩn. Dựa vào năm nhóm này mà chúng ta tin lầm về một cái ta, tự ngã thật. Thật ra, cái mà chúng ta gọi là ta, tự ngã, chỉ là sự tập trung tạm thời của năm nhóm này. Cũng giống như là việc gọi “cái áo” để mô tả một cái, thật ra được làm từ những sợi chỉ riêng rẽ dệt lại, hay “cái bánh” để mô tả cái hổn hợp từ bột, nước, đường, v.v.

SẮC nói đến mọi hiện tượng vật chất. Trong trường hợp của ngũ uẩn, chúng ta nói về khía cạnh thân thể vật lý. Và dĩ nhiên, thân thể này được thành lập bởi bốn thành phần như: phần rắn, phần lỏng, phần nóng, phần hơi. Nếu chúng ta phân tách thân thể ra và đặt các đốt xương lại thành đống, tóc để riêng, máu vào chậu này và thịt một đống kia, thì chúng ta còn lại cái gì? Thân thể đâu rồi? Tất cả những phần này còn có thể phân nhỏ ra thành tế bào và phân tử. Ngay cả phân tử cũng có thể chia nhỏ ra được. Khoa học hiện đại cho chúng ta biết, những gì mà chúng ta nghĩ là rắn chắc thật ra chỉ là dạng năng lượng. Vì vậy thể xác chỉ là sự tập trung tạm thời của các thành phần.

Theo Ngài Dilgo Khyentse Rinpoche, một vị thầy Tây Tạng, thì chúng ta có thể liên kết thân thể với năm nguyên tố: thịt và xương thuộc về đất, hơi thở thuộc về khí, chất lỏng thuộc về nước, thân nhiệt thuộc về lửa, và khoảng trống trong thân thể thuộc về không gian.

Bây giờ, qua sự hiểu biết là thân thể được cấu tạo bởi các thành phần có thể bị tan rã, là đề mục giúp cho chúng ta thiền quán về vô thường. Thân thể chỉ là sự tập trung các thành phần đến với nhau qua nhiều nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Khi những nguyên nhân và điều kiện đó cạn kiệt, được tận dụng, thì thân không còn nữa. Thế giới bên ngoài cũng vậy. Ngôi chùa này trong một ngày nào đó không còn nữa, và cũng sẽ như vậy ngay cả hành tinh này.

Tuy vậy, chúng ta không nên xem sự vô thường (tạm bợ, không vĩng viễn) như là kẻ thù. Vì có vô thường, nên chúng ta không bị mắc kẹt liên lũy vào sự khổ ải của mình. Bởi vì vô thường mà chúng ta mới có thể thăng tiến và chuyển hóa, thay đổi. Thật ra, vô thường là người bạn quý, nó sẽ luôn luôn lấy đi sự đau đớn và khổ não của chúng ta. Vấn đề là những khó khăn mới lại xuất hiện.

Bốn uẩn còn lại mang tánh cách tâm lý mà chúng ta gọi là tự ngã. Cảm nghiệm (sự cảm ứng, thể nghiệm) không thể nào có được nếu không có sự hay biết (mà chúng ta gọi là thức. Vậy cảm nghiệm đến từ sự phối hợp của giác quan như mắt (căn) thấy đối tượng con chim (trần), và sự hay biết (thức). Không có sự hay biết (thức), thân thể chỉ là một cái xác và vì vậy không có cảm nghiệm nào cả. Điều quan trọng ở đây là tâm, tâm ý, là giác quan thứ sáu, mà ta gọi là ý thức, mà ý tưởng và ký ức là đối tượng của nó (pháp). Mục đích của tâm là chuyển tải những giác quan (căn) và đối tượng (trần) của chúng trở thành những cảm nghiệm riêng rẽ. Thầy sẽ xét các uẩn này theo thứ tự khác với lối thường để hiểu rõ chúng hơn.

THỨC thật ra là uẩn thứ năm. Nó chỉ đơn giản là sự hay biết. Nó không đưa ra ý tưởng hay gọi tên cho một cái gì. Nó không thông minh, hay chúng ta có thể nói, nó không là cái gì biết suy nghĩ. Thức bao gồm năm giác quan về thấy, nghe, ngửi, nếm và chạm. Cùng với những đối tượng của giác quan như là vật để thấy, âm thanh để nghe, v.v., chúng là căn cứ của cảm nghiệm. Những cảm nghiệm này hiện diện qua sự hay biết thô sơ hơn. Thức là một sự có mặt của sự hay biết lờ mờ. Chúng ta có thể nghĩ trình độ hay biết này như là một căn phòng trống chứa đầy ánh sáng. Đó là khả tính mà ở đó, những cảm nghiệm sanh khởi từ sự tiếp xúc của năm giác quan với các đối tượng của chúng.

Một điều cần nhấn mạnh ở đây là thức không phải lúc nào cũng hiện diện. Thức sanh khởi một cách tạm thời khi mà giác quan tiếp xúc với đối tượng tương ứng của nó. Vì vậy, khi con mắt thấy đối tượng, khi đó nhãn thức mới xuất hiện. Nhưng khi con mắt của chúng ta nhắm, thì không có nhãn thức.

THỌ là cảm giác dễ chịu (sướng), khó chịu (khổ) hay trung tính. Điều này xảy ra không có tên gọi của tri thức nào cho cảm giác đó. Nó chỉ là phản ứng theo bản năng.

TƯỞNG là cách chúng ta nhận ra một sự vật hay không. Thí dụ, khi chúng ta nếm sô-cô-la chúng ta biết ngay nó là cái gì. Khi chúng ta thấy cái nhà, chúng ta gọi nó là “cái nhà”. Nếu chúng ta không biết một cái gì, thì tưởng cố gắng tìm hiểu nó.

HÀNH là cách mà chúng ta phản ứng đối với những gì mà chúng ta gặp. Nó là tất cả những tư tưởng, cảm giác, ý tưởng, ước muốn, v.v. là kết quả của bốn uẩn kia.

Bây giờ chúng ta hãy xét một thí dụ trong tiến trình này. Trước hết, chúng ta được sanh ra, chúng ta có hình tướng (sắc) và dĩ nhiên là chúng ta được sanh ra trong thế giới này, vì vậy chúng ta cũng có cảm giác (thọ) với các vật bên ngoài. Chúng ta cũng có các thức qua năm giác quan như nhãn, nhĩ, v.v. Như chúng ta ngửi cái gì mà chúng ta không thích. Có lẽ chúng ta nhăn mặt ghê tởm. Đó là “thọ”. Khi chúng ta nhận ra đó là mùi hôi của sữa hư. Đó là “tưởng”. Khi chúng ta nghĩ, “Thằng ngốc nào đã để sữa bên ngoài? Thật là phí phạm! Mùi hôi làm cho ta khó chịu. Ta phải quang nó ra ngoài và mở cửa sổ để mùi hôi ra khỏi đây..” Đó là “hành”.

Vậy, như Thầy đã giải thích trước đây, những gì mà chúng ta gọi là “ta, tự ngã” chỉ là cái tập hợp tạm thời của năm uẩn này. Nhưng nếu năm uẩn này tan rã như chúng ta đã thấy trong sắc uẩn ở phần trước. Thức hay sự hay biết, thực ra chỉ là một chuỗi của những chặp hay biết xuất hiện và biến dạng một cách nhanh chóng. Vì vậy, chúng ta nghĩ nó là một tư tưởng liên tục nhưng thực ra nó là một chuỗi những chặp tư tưởng cực nhanh, luôn luôn thay đổi. Giống như thân thể, tâm thức không thể nào nắm bắt được. Không có một điểm nào của thân hoặc của tâm mà chúng ta có thể nắm bắt và nói là nó đây này, bởi vì cái chặp ý tưởng mà ta nghĩ là nắm bắt được, nó đã thay đổi mất rồi. Đây là những gì mà ta gọi là tánh không. Vì vậy, “ta, tự ngã” có thể chia chẽ thành các uẩn, nhưng các uẩn tự chúng không có tánh thường hằng, hiện hữu một cách thực sự (hằng hữu).

Vậy thì, trước khi ta được sanh, cái mà ta gọi là “ta” đã không có mặt, không hiện hữu. Sau khi ta chết, cái mà ta gọi là “ta” sẽ chấm dứt có mặt, chấm dứt hiện hữu. Hơn nữa, khi chúng ta sống, cái mà chúng ta nghĩ là “ta” luôn luôn thay đổi, vậy thật sự nó chẳng có mặt, hiện hữu gì cả. Đó là sự bám víu, chấp trước vào cái khái niệm “ta” này mà đưa đến khá nhiều khổ sở. Nếu một người nào đó gây tổn hại ta, khi sự tổn hại qua đi, ta lại níu kéo lấy nó vì ta chấp chặt vào ý nghĩ sai lầm này về một cái “tự ngã” thực sự có mặt, hay hiện hữu. Ta lo lắng những tai hại chưa xảy đến cho ta với cùng một lý do như vậy.

Trong kinh điển xưa của Phật Giáo Ấn Độ gọi là The Way of the Bodhisattva “Bồ tát Đạo”, Ngài Shantideva đã nêu ra điều này. Ngài nói, không có nghĩa lý gì mà bám víu vào cái đau đã qua bởi vì cái “ta” cảm nghiệm cái đau ấy đã qua đi mất rồi. Và cũng không có nghĩa lý để lo lắng về cái đau trong tương lai, vì cái “ta” sẽ cảm nghiệm nó vẫn chưa tới.

Dĩ nhiên, có vài sự kế tục giữa con người lúc chúng ta mới năm tuổi, con người chúng ta bây giờ, và con người chúng ta sẽ thành trong mười năm tới. Vì thế, sự chỉ dạy này là của Ngài Shantideva, giúp chúng ta buông bỏ đi ý nghĩ về một cái ngã chắc thật mà chúng ta tin sâu vào nó. Chúng ta luôn luôn thay đổi — chẳng bao giờ chúng ta giống hệt nhau từ giây phút này sang giây phút kế tiếp.

Tuy nhiên, chúng ta không thể dùng việc này như là sự bào chữa cho sự làm hại người khác rồi bảo rằng người mà sẽ hãm hại họ chưa xuất hiện và sau đó thì người đã hãm hại họ không còn nữa. Thực ra chúng ta đã tạo nghiệp. Chúng ta mang tất cả các hạt giống thiện nghiệp và ác nghiệp của mình qua thân, ngữ và ý với chúng ta và chúng ta sẽ phải đau khổ với hậu quả hay hưởng thọ những phước báo đền. Bất kỳ hạt giống nào mà chúng ta trồng, thì chúng ta tất gặt những quả trái đó.

Chúng ta cũng không thể nào dùng ý niệm rằng chúng ta không thật hiện hữu để biện hộ cho sự tự tử. Tự sát thì cũng giống như giết người khác. Nó mang nghiệp báo rất nặng nề. Ngoài ra, chúng ta không thể nào lẫn tránh nghiệp báo trong đời này. Bất kỳ nghiệp báo nào mà chúng ta không rữa sạch trong đời này thì chúng ta phải mang qua các đời tương lai. Nếu ai đó mà tự sát, họ chỉ mang thêm nghiệp vào thân. Cách duy nhất để thoát khỏi khổ đau là giác ngộ.

Tất cả các hạt giống về nghiệp của chúng ta thực sự được mang vào một tầng khác của thức gọi là tàng thức. Theo Ngài Khenpo Jampa Dhonden, một học giả Tây Tạng mà Thầy Huệ Hải theo học ở Nepal, thì nó cũng giống như một máy điện toán với bộ phận ghi nhớ vô tận. Tầng tàng thức này không biết suy nghĩ, nó chỉ tích chứa các hạt giống nghiệp tốt lẫn nghiệp xấu của chúng ta. Vì vậy, khi tới thời điểm vài nghiệp chín muồi, nó sanh khởi từ tầng tàng thức này. Thông thường chúng ta không nói về tầng tàng thức này trong bài nói về ngũ uẩn, tuy nhiên, rất quan trọng để biết thêm về nó ngõ hầu hiểu rõ cái cách mà nghiệp vận hành.

Thiền quán 2: Tánh Không của Sắc Tướng – 10 phút.

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN

Là sự giải thích tiến trình làm thế nào và tại sao chúng ta cứ tiếp tục trôi lăn trong vòng sanh, già, bệnh và chết. Nó giải thích là làm thế nào chúng ta tạo nghiệp, làm thế nào chúng ta đến đây, sống và mất đi. Theo giáo pháp này, không có cái gì và không có ai hiện hữu một cách độc lập với sự vật và sanh vật khác. Vì ông bà ta đã có cha mẹ ta, ta mới được sanh ra. Bởi vì có rất nhiều người là thành phần trong tiến trình trồng trọt và làm thực phẩm, thuốc uống v.v. ta mới có thể lớn lên và tiếp tục sống.

Chúng ta nghĩ đây như là một cái vòng của những khâu xích riêng rẽ, nhưng thật ra không có khâu nào là bắt đầu hay khâu nào là kết thúc. Tuy nhiên, chúng ta thường bắt đầu bằng khâu Vô Minh.

1. Vô Minh (Avidya) 
Avidya có nghĩa là thiếu sáng suốt hay thiếu hiểu biết. Đây là cái si mê trong Tứ Diệu Đế — đời sống là tràn đầy sự bất mãn và khổ đau. Chúng ta có thể nghĩ là có hạnh phúc trong đời sống, nhưng nó không lâu dài. Sự thật là chúng ta cứ đeo đuổi theo những giây phút hạnh phúc tạm thời này, rồi cũng từ loại hạnh phúc này lại là nguyên nhân của khổ đau.

Một trong những sự việc sau đây sẽ xảy ra. Chúng ta đã dùng hết cuộc đời mình để đeo đuổi những điều mà chúng ta cho là sẽ mang lại hạnh phúc cho ta rồi trở nên đau khổ vì ta chẳng bao giờ có được nó. Hay chúng ta có thể có những gì mà chúng ta mong cầu và khi biết được nó không thể nào làm cho ta hạnh phúc thì sau đó chúng ta lại khổ sở. Hay chúng ta được những gì mà chúng ta mong cầu và chúng ta cảm thấy hạnh phúc nhưng khi mất nó thì lại khổ sở vì sự mất mác đó. Hay chúng ta được những gì mà chúng ta mong muốn và nó làm cho chúng ta hạnh phúc trong một thời gian, nhưng khi niềm hạnh phúc ấy hao mòn, chúng ta lại phải đi tìm cái khác để mang lại cho ta hạnh phúc.

Chúng ta thật giống như người nghiện ngập. Chúng ta cứ chích mũi kim vào cánh tay của mình mà nghĩ rằng lần này mọi đau đớn sẽ biến mất, nhưng nó chẳng là như vậy. Chỉ có điều khác biệt là giữa chúng ta và kẻ nghiệp ngập, là cái nghiện của chúng ta như là – tiền tài, danh vọng, hưởng thụ v.v. – thì xã hội dễ chấp nhận hơn.

Si mê, vô minh cũng nói đến niềm tin của ta về một cái ngã thật sự, như chúng ta đã học qua phần Ngũ Uẩn, thì không có một cái ngã nào hiện hữu một cách thực sự. Nó là một ảo giác. Trong bản đồ sanh tử, si mê được mô tả qua hình ảnh một người mù.

2. Hành (Sự Tạo Nghiệp – Samskara) 
>Vô minh móc nối với Hành (Tạo Nghiệp), mà có thể diễn dịch trong nhiều cách: Tác ý hành động, tạo tác hay khuynh hướng. Samskara là những sự thúc bách đưa đến hành động, và hành động tạo ra nghiệp. Nghiệp, thật ra có nghĩa là “hành động” và là hành động của thân, khẩu và ý.

Trong bản đồ sanh tử, samskara thường được mô tả qua một người nắn tượng bằng đất sét.

3. Thức (Vijnana) 
Vijnana thường được dịch là “thức” như chúng ta đã đề cập trong phần Ngũ Uẩn, Đức Phật dạy rằng, thức bắt đầu bằng một loại hay biết đơn thuần, hay khả năng. Dựa trên khả năng này, như Thầy nói trước đây, phát sanh ra sáu hình thức của thức khi một trong sáu căn thức đó gặp đối tượng của nó. Do vậy, khi nhĩ căn gặp một đối tượng có thể nghe, nhĩ thức phát sanh.

Trong bản đồ sanh tử, con khỉ tượng trưng cho khâu này. Con khỉ chuyền từ cành này sang cành nọ. Chỉ thuần là bản năng. Tâm ý khỉ là si mê và dẫn chúng ta quay lưng lại với Phật Pháp.

4. Danh và Sắc (Nama – Rupa)
Nama-Rupa là Danh và Sắc, tâm và thân. Nó là sự kết hợp của ngũ uẩn để tạo sự hiện hữu cho một cá thể. Với danh và sắc cũng đưa tới cảm giác. Nếu không có sắc thì không có mắt, tai, mũi, v.v.

Trong bản đồ sanh tử, đây được diễn tả qua người trong thuyền, lang thang trong cõi ta bà. Đây cũng được mô tả về nhiều nguyên nhân và điều kiện cần thiết cho danh và sắc: nước, thuyền, mái chèo, v.v.

Danh và Sắc cùng với khâu kế tiếp, tạo duyên cho các khâu khác.

5. Lục Nhập (Sáu Giác Quan – Shadayatana)
Sáu giác quan, trong bản đồ sanh tử được mô tả như một căn nhà trống với sáu cửa. Mỗi giác quan (căn) đều vô nghĩa nếu như không có đối tượng tiếp xúc (trần). Con mắt sẽ vô nghĩa nếu như không có gì để thấy. Các giác quan cũng phải dựa vào toàn bộ thân thể để hoạt động. Cặp mắt mà không có thân thể thì không có thể trông thấy gì được.

6. Xúc (Sparsha)
Đây là sự tiếp xúc thật sự giữa giác quan và đối tượng của nó. Chỉ thuần tiếp xúc, mà không mang ý tưởng hay quan niệm nào về vật được tiếp xúc. Chúng ta có thể nghĩ nó như là dữ kiện giác quan thô sơ đưa đến não, trước khi chúng ta có ý thức gì về nó. Giác quan tiếp xúc và sự tiếp xúc đưa đến sự thể nghiệm của cảm giác (cảm nghiệm), đó là khâu kế tiếp.

7. Thọ (Vedana)
Khi chúng ta nhận ra những gì mà ta đã tiếp xúc. Thầy thấy đây cũng là khâu gọi là “gọi tên”. Vậy trong khâu trước chúng ta có nhĩ căn nhận vào âm thanh. Trong khâu này, chúng ta nói, “À đó là bài hát”. Chúng ta thường nghĩ rằng việc này xảy ra cùng một lúc, nhưng thật ra không phải vậy. Nó có thể xảy ra rất nhanh, nhưng đôi khi chúng ta cũng có cảm giác nghe hay ngửi cái gì mà không biết chúng là gì.

Trong bản đồ sanh tử, điều này được mô tả bằng một người đàn ông với mũi tên ghim trong mắt để chỉ những giác quan bị găm bởi đối vật của chúng.

8. Ái (Trishna)
Vậy thì, sau khi chúng ta tiếp xúc với sự vật và cảm nghiệm về chúng, tham ái về chúng sẽ sanh ra. Thật vậy, đây cũng có thể là sự chán ghét, ngược với ham muốn. Khi chúng ta cảm nghiệm sự vật gì, thường thì chúng ta muốn hưởng thêm về nó hoặc lẫn tránh nó.

Và vì vậy, chúng ta đã dùng trọn cuộc đời mình để đeo đuổi những cảm khoái và lẫn trốn những sự khó chịu và chịu đượng. Để làm việc này, chúng ta có thể nói láo, trộm cắp, hay làm điều gì phương hại đến kẻ khác để đạt được những gì mà ta mong cầu và việc này tạo nên ác nghiệp. Ít ra chúng ta đã củng cố thói quen đeo đuổi những hạnh phúc tạm thời và lẫn trốn những gì mà chúng ta không thích. Chúng ta chẳng bao giờ tìm được hạnh phúc thật sự và lâu dài qua cách này, và vì vậy, chúng ta lại phải trải qua những thất vọng và đau khổ.

Sự tham ái này cũng bao gồm cả việc bám giữ thân xác và sợ mất đi cái “ta” sau khi chết.

Trong bản đồ sanh tử, chúng ta thấy một người uống bia rượu với những chai không chung quanh ông ta, cho thấy ông ấy không bao giờ thỏa mãn.

9. Thủ (Upadana)
Upadana là tâm chấp thủ và bám víu. Có bốn loại bám víu: bám víu vào sự vật đẹp, bám víu vào tà kiến (thí dụ như cho là nghiệp không có thực), bám víu vào ý tưởng của một cái thực “ngã” (ngã chấp), và bám víu vào ý tưởng không đạo đức mà đưa đến hạnh phúc (như nói láo, trộm cắp, v.v.).

Trong bản đồ sanh tử, bám víu được mô tả như con khỉ vói níu cành cây lấy trái để hái những gì mà chúng đã từng nếm qua.

10. Hữu (Bhava)
Sự chấp thủ này từ khâu vừa rồi đưa đến một thân xác mới. Phần lớn sự chấp thủ mà chúng ta có, là chấp thủ vào thân xác. Nghiệp thức mà chúng ta tạo đưa đẩy chúng ta tìm sự tái sanh. Sự kiện này được mô tả trong bản đồ sanh tử như là người đàn bà thụ thai.

11. Sanh (Jati)
Rồi chúng ta được sanh và tiếp tục vòng khổ ải trong sanh, già, bệnh và chết. Việc này được diễn tả trong bản đồ sanh tử là người đàn bà đang sanh.

12. Lão và Tử (Jara – Maranam)
Rồi vòng chuỗi tiến đến già và chết, sự tan rã ngũ ấm. Trong bản đồ sanh tử, việc này được mô tả qua một người già cầm gậy và một xác chết.

Nhằm chấm dứt vòng sanh, già, bệnh và chết, chúng ta cần phải phá bỏ vòng chuỗi mười hai nhân duyên ở một khâu nào đó. Một cách thực tiễn, chúng ta hầu như muốn phá bỏ vòng chuỗi giữa khâu Ái và Thủ. Khi chúng ta bám víu vào một sự vật nào (hay là oán ghét), chúng ta có thể áp dụng Phật Pháp và ghi nhớ rằng đeo đuổi hay trốn tránh sự vật không đưa đến sự an lạc thật sự và bền lâu. Chúng ta có thể thiền quán về ngũ uẩn và thật sự thâm nhập vào ý tưởng rằng thân xác và tâm thức là vô thường. Chúng ta càng loại bỏ cái nhìn sai lầm về một cái tự ngã thường hằng, thì chúng ta càng tiến gần đến sự giác ngộ giải thoát.

Tuy nhiên, sự quán chiếu này cần kết hợp với lòng từ bi vĩ đại. Chúng ta cần phải luôn luôn quán tưởng là làm thế nào để sự giác ngộ của chúng ta sẽ giúp ích cho kẻ khác. Nếu như chúng ta chỉ mong giác ngộ cho riêng mình, thì chúng ta chẳng bao giờ gặp nó. Bám vào lòng mong cầu tận diệt sự đau khổ cho riêng mình, cho thấy đó là một cái tâm hẹp hòi. Nói một cách khác, chúng ta cho thấy rằng mình vẫn còn bám víu vào cái “tự ngã” của riêng mình, và chúng ta đã không chịu buông bỏ ý tưởng sai lầm là chúng ta thật sự hiện hữu. Khi chúng ta hiểu cái quan niệm này là sai lầm rồi, chúng ta không cần phải bảo vệ nhu cầu của chính mình mà quên đi nhu cầu của kẻ khác, vì không có cái “ngã” nào để mà bảo vệ.

Dĩ nhiên, khi giải thích điều này, Thầy đã dùng từ ngữ như “chúng ta” hay “ta”, nhưng đó chỉ là ngôn ngữ mà chúng ta cần phải dùng. Cuối ngày, chúng ta không thể nói và nghĩ cách của chúng ta về giác ngộ. Ngôn ngữ mà chúng ta dùng chỉ để đạt đến mục đích mà thôi. Chúng ta cần phải thiền quán và trực nhận chân lý mà Đức Phật đã dạy. 

Categories: Tài-liệu Tu-Học | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.