Kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng của huyền thoại kinh doanh Nhật Bản – ông Matsushita Konosuke, là bài học và tham khảo quý báu cho chúng ta trong giai đoạn khó khăn hiện nay… Hiện nay, cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang chịu thiệt hại …Tiêu điểm
Chụp lại hình ảnh,Reka Gawa quảng bá văn hóa Tây Tạng tại quán cà phê Himalaya Café của mình ở Edinburgh
Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ủng hộ những nỗ lực để cứu một quán cà phê ở Scotland vốn ra đời từ lời hứa của một phụ nữ Tây Tạng đối với Ngài hồi gần 20 năm về trước.
Reka Gawa, 39 tuổi, mở quán Himalaya Cafe ở Edinburgh sau cuộc gặp tình cờ với nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng tại Nghị viện Scotland vào năm 2004.
Ngài khi đó đã yêu cầu cô ở lại Scotland để quảng bá văn hóa Tây Tạng.
Người chủ cho thuê địa điểm nay rao bán khối bất động sản, nhưng Reka, người hiện đang thuê quán, hy vọng có thể mua lại được nơi này để tránh việc phải đóng cửa quán.
Phát ngôn viên của Đạt Lai Lạt Ma nói với BBC Scotland rằng Ngài biết về hoạt động của quán và hy vọng nơi này sẽ có thể tiếp tục được duy trì.
Reka được nuôi lớn tại Mussoorie, Ấn Độ và chuyển đến sống ở Đan Mạch khi cô 13 tuổi.
Khi cô 22 tuổi, cô chuyển đến Edinburgh và vào làm nhân viên trong Quốc hội Scotland.
“Tôi đã phục vụ cà phê cho ông Chủ tịch Nghị viện George Reid hàng sáng,” cô nói với BBC Scotland.
“Rồi một hôm, ông ấy nói rằng tôi có biết Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đến vào ngày hôm đó không và tôi có muốn gặp Ngài không, vì ông ấy biết tôi là người Tây Tạng.”
Cô vội vã chạy về nhà mặc bộ váy truyền thống Tây Tạng đẹp nhất của mình, một chiếc chupa màu xanh lam.
Chụp lại hình ảnh,Reka Gawa gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma tại trụ sở Quốc hội Scotland vào năm 2004
Cô nói: “Tôi rất hào hứng, hạnh phúc và hồi hộp khi gặp Ngài trực tiếp, vì tôi mới chỉ được nhìn thấy Ngài qua các bức ảnh. Tôi đã gọi cho bố mẹ ở Ấn Độ để khoe.”
“Tôi đợi Ngài ở sảnh và sau đó tôi thấy Ngài tiến về phía tôi. Tim tôi đập rất nhanh, tôi khóc, nước mắt lăn dài trên má.”
“Rồi đột nhiên, Ngài đứng cạnh tôi, nắm tay tôi an ủi vì thấy tôi khóc, đó là những giọt nước mắt vui mừng.”
Vị lãnh đạo tinh thần hỏi cô từ đâu đến và cô đã ở Scotland bao lâu.
Cô nói: “Ngài nói rằng Ngài muốn khuyên tôi đôi điều, đó là việc quảng bá văn hóa Tây Tạng là điều rất quan trọng.”
“Tôi đã hứa với Ngài rằng tôi sẽ ở lại Scotland và đó sẽ là ưu tiên hàng đầu của tôi. Nó giống như một giấc mơ.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma là ai?
Đạt Lai Lạt Ma là người đứng đầu Phật giáo Tây Tạng và theo truyền thống là người cai quản Tây Tạng, cho đến khi chính phủ Trung Quốc nắm quyền kiểm soát vào năm 1959. Trước năm 1959, nơi ở chính thức của Ngài là Điện Potala ở Lhasa, thủ phủ Tây Tạng.
Theo đức tin của Phật giáo Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại là một hóa thân của một vị lạt ma trong quá khứ, người đã quyết định tái sinh một lần nữa để tiếp tục công việc quan trọng của mình.
Tên gọi ‘Đạt Lai Lạt Ma’ có nghĩa là Đại dương Trí tuệ.
Sau khi một Đạt Lai Lạt Ma qua đời, theo truyền thống, các vị Cao tăng Lạt Ma Phái Gelugpa và chính quyền Tây Tạng sẽ đi tìm người mà Ngài hóa thân vào.
Các Cao tăng Lạt Ma sẽ đi tìm kiếm một cậu bé được sinh ra vào khoảng cùng thời điểm qua đời của Đạt Lai Lạt Ma.
Có thể mất khoảng hai hoặc ba năm để tìm đúng được Đạt Lai Lạt Ma, và người ta đã phải mất bốn năm mới tìm thấy vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay.
Chụp lại hình ảnh,Reka (đeo dải băng đầu) cùng gia đình hồi cô sống tại chân dãy núi Himalaya
Reka quyết định tìm cách mở một quán cà phê Tây Tạng ở Edinburgh, nơi sẽ có một phòng thiền định.
Năm 2006, cô bỏ công việc nhân viên phục vụ tại Quốc hội Scotland và mở Himalaya Café ở phố South Clerk Street vào năm 2007.
Cô nói: “Tôi khi đó đang đi bộ ở Newington thì nhìn thấy biển báo ‘Cho Thuê’ ở cửa sổ. Khi người chủ cho tôi vào xem bên trong, tôi không thể ngờ được là bên trong bừa bộn tới mức nào, nhưng tôi cảm nhận như có một tiếng gọi mãnh liệt bên trong, và tôi biết rằng mình phải tìm cách kiếm được tiền để đặt cọc, để hoàn thành được tâm nguyện của Ngài. “
Với sự giúp đỡ của bạn bè, cô đã cải tạo lại quán cà phê.
Cô nói: “Tất cả họ đã làm giúp, không nhận lại gì trừ việc ăn đồ ăn tôi nấu. Nếu bạn có ý định tốt trong lòng thì những điều tốt đẹp sẽ xảy ra.”
Chụp lại hình ảnh,Reka Gawa cũng để một phòng thiền định, mở cửa cho tất cả mọi người, tại tầng hầm của quán cà phê
Reka đã xây dựng một cộng đồng lớn mạnh trong 14 năm qua tại quán cà phê và có một phòng thiền ở tầng dưới, nơi bất cứ ai cũng có thể tới ngồi thiền miễn phí.
Tòa nhà nơi đặt quán cà phê này hiện đang được rao bán vì chủ sở hữu tòa nhà muốn nghỉ hưu.
Reka cho biết ông đã cho cô quyền ưu tiên mua nhà. Cô đã đi vay ngân hàng, vay gia đình và bạn bè, nhưng vẫn cần phải huy động thêm để có đủ chậm nhất là tới ngày 1/12.
Sonam Steering Farsi, đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Bắc Âu, vùng Baltic và Ba Lan, cho biết nhà lãnh đạo tinh thần biết về quán cà phê và về việc Reka nỗ lực quảng bá văn hóa Tây Tạng.
Ông nói: “Tôi đánh giá rất cao việc Reka đã quảng bá văn hóa Tây Tạng ở Scotland trong nhiều năm và mong muốn là công việc kinh doanh quán cà phê của cô không bị gián đoạn, mang đến hương vị ẩm thực Tây Tạng và sự yên bình cho người Scotland ở Edinburgh.”
Reka nói thêm: “Tôi sẽ cảm thấy buồn nếu không thể cứu được quán cà phê. Đó là công việc của cuộc đời tôi và tôi muốn giữ lời hứa của mình với Đức Ngài.”
Bóng đá: Mạnh yếu và viễn cảnh của tuyển VN ở vòng đấu tiếp?
18 tháng 6 2021
Chụp lại hình ảnh,Tuyển Việt Nam dưới thời của HLV Park Hang-seo đang gặt hái được nhiều thành tích tại khu vực và châu lục
Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam đã tạo nên kỳ tích, nhưng chúng ta cần phải ‘biết người biết ta’ và có những thay đổi trong lối chơi cũng như sơ đồ chiến thuật để có thể có được kết quả tốt hơn ở vòng ba vòng loại World Cup khu vực châu Á, các khách mời nói với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm.
Kỳ tích là điều không ai có thể phủ nhận về những gì đội bóng đá nam quốc gia Việt Nam đã tạo nên khi lọt vào vòng ba vòng loại World Cup khu vực châu Á, các ý kién nói với BBC hôm 17/6/s021.
“Bởi vì chúng ta đoạt được vé đi tiếp và chúng ta sẽ chơi với 12 đội bóng hàng đầu châu lục”, cựu danh thủ bóng đá Đặng Gia Mẫn từ Hà Nội nói, “Lần đầu tiên mà là một kỳ tích và chúng ta duy trì được vị thế đứng đầu Đông Nam Á trong 2-3 năm qua.”
Đồng tình với nhận định trên, cũng từ Hà Nội, nhà bình luận bóng đá Trần Tiến Đức nói:
“Chúng ta nhớ rằng cách đây khoảng chục năm vị thế bóng đá Việt Nam vẫn rất là thấp và chúng ta lúc bấy giờ đang còn mơ là giành được chức vô địch ở khu vực Đông Nam Á, giành chức vô địch Sea Games.”
“Nhưng bây giờ thì chúng ta đã tiến ra biển khơi.”
Và với kỳ tích đó thì dường như “người Việt Nam bây giờ đã quen với những chiến thắng đó rồi, tức là họ bắt đầu cảm thấy là chúng ta đã có một tầm cỡ nào rồi”, nhà báo tự do Phạm Cao Phong, từ Paris, bình luận.
Điểm mạnh, yếu thế nào?
Chụp lại hình ảnh,Các cầu thủ Việt Nam đang trở nên ngày một tự tin trên các đấu trường khu vực và quốc tế
Một trong những điểm mạnh của đội tuyển Việt Nam là tố chất tinh thần, nhà báo tự do Phạm Cao Phong, phóng viên ảnh thể thao, từ Paris nói:
“Đội Việt Nam chơi rất sòng phẳng với các đội khác, không có sự sợ sệt nào.
“Đội tuyển Việt Nam đã có bản lĩnh rất là khá, bản lĩnh kiên cường ngay cả thua rồi vẫn vượt lên. Đấy là bản lĩnh không phải đội nào cũng có.”
Thêm vào đó là ‘tinh thần đoàn kết giữa tất cả các cầu thủ’, bình luận viên Trần Tiến Đức nói thêm:
“Tất cả các cầu thủ bất kể từ đội nào lên tập trung đội tuyển đều tạo thành một khối và đều sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau.”
Ngoài ra, còn phải kể đến đấu pháp hợp lý và việc chọn lối đá phù hợp với tố chất và khả năng của con người Việt Nam, ông Trần Tiến Đức nhận xét:
“Đấu pháp hợp lý bắt đầu từ việc từ thời ông Park Hang-seo là chúng ta đã chọn sơ đồ chiến thuật 3-4-3 hoặc 3-5-2 nó phù hợp với tố chất và khả năng của lớp cầu thủ đã được đào tạo lên.
“Với sơ đồ này chúng ta bịt được khe hở mà đe dọa khung thành ở ngay trực diện và đồng thời khi cần thì hai cầu thủ chạy biên có thể vào tạo thành sơ đồ 5-3-2 thậm chí 5-4-1.
“Bây giờ chúng ta đá một chạm rất nhiều và như vậy là bắt đầu có những bài, những miếng để thoát pressing.”
Một điểm mạnh nữa được các cầu thủ thể hiện rõ trong trận đá với tuyển Indonesia hôm 07/06 là ‘sự bình tĩnh trong thi đấu’ trước lối đá ‘thô bạo’ của đối thủ, vẫn theo ông Trần Tiến Đức.
Và theo ý kiến này, chính điều này đã giúp các cầu thủ tuyển bóng đá Việt Nam “trưởng thành về mặt bản lĩnh là không đáp trả lại những lối đá xấu mà vẫn giữ lối đá của mình”.
Về điều được cho là điểm yếu của tuyển Việt Nam, theo đánh giá của cựu danh thủ Đặng Gia Mẫn, điểm yếu quan trọng nhất của đội tuyển Việt Nam chính là “vấn đề thể lực”.
Còn theo bình luận viên Trần Tiến Đức thì tuyển Việt Nam còn yếu ở việc “duy trì sự tập trung trong suốt 90 phút thi đấu”.
Một yếu điểm nữa là đội hình tuyển Việt Nam là đội “vẫn chưa cân đối”, đặc biệt là khu trung tuyến còn thiếu cầu thủ “vừa có cơ bắp vừa có kỹ thuật”, các khách mời bình luận.
“Xem đội Việt Nam thi đấu ở trận gặp UAE, tôi ước gì hàng tiền vệ có mặt cầu thủ Cao Văn Triền, một gương mặt đến từ Bình Định,” thân phụ của các cựu danh thủ Đặng Phương Nam và Đặng Thanh Phương, ông Đặng Gia Mẫn nói, đề cập trận tuyển Việt Nam thua 2-3 trước đội tuyển các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất.
Cần chuẩn bị gì cho vòng ba?
Chụp lại hình ảnh,Đội tuyển Việt Nam đang sở hữu nhiều tiền đạo có thể hình, trình độ kỹ, chiến thuật tốt so với mặt bằng chung ở khu vực
Mặc dù thành tích lọt vào vòng loại thứ ba của World Cup ở khu vực châu Á, bàn về viễn cảnh và sự chuẩn bị cho đội tuyển Việt Nam, một cách thẳng thắn, cựu danh thủ Đặng Gia Mẫn nhận định:
“Hy vọng để đi tiếp thì tôi chưa dám hy vọng, nhưng mười trận đấu đấy sẽ làm cho các cầu thủ và cả đội tuyển Việt Nam trưởng thành lên rất nhiều.”
“Các cầu thủ có thể không đoạt vé đi tiếp nhưng họ sẽ để lại những dấu ấn ở vòng ba đó”, ông nói thêm.
Vì vậy, các cầu thủ cần chuẩn bị trước tiên là về mặt tinh thần, vẫn theo ông Đặng Gia Mẫn.
Còn từ Paris, ông Phạm Cao Phong bình luận:
“Chặng đường đi của chúng ta còn rất xa, chúng ta có thể mơ, có thể hy vọng nhưng chúng ta phải thực tế.”
Về mặt chiến thuật, trở lại với vấn đề nhân sự của tuyển Việt Nam, để bổ sung cho hàng tiền vệ ‘mỏng cơ’ của tuyển Việt Nam, ông Mẫn nhấn mạnh đội nên gọi thêm cầu thủ Cao Văn Triền tham gia, ông nói:
“Cao Văn Triền như Kante của Việt Nam vậy. Anh khỏe mạnh, dũng mãnh, anh ở chỗ dự bị cũng được.”
Đồng quan điểm với ý kiến này, Bình luận viên Trần Tiến Đức nói:
“Tôi rất tiếc rằng Cao Văn Triền không được gọi lên tham gia vòng hai đợt này bởi vì khi Tuấn Anh và Đỗ Hùng Dũng bị chấn thương thì chúng ta vẫn cần một cầu thủ cơ bắp nhưng vẫn có kỹ thuật để sẵn sàng chiến đấu, làm cái máy quét hỗ trợ cho hàng phòng ngự”.
Vì vậy, theo nhà bình luận này “đội VN vẫn phải tiếp tục tìm kiếm những cầu thủ vừa có cơ bắp vừa có kỹ thuật để đá ở khu trung tuyến” khi chúng ta chạm trán các đội mạnh nhất châu Á với lối chơi mạnh mẽ hơn và có kỹ thuật hơn cả UAE.”
Cũng theo ông Trần Tiến Đức, cùng sơ đồ 3-4-3 hoặc 3-5-2 mà tuyển Việt Nam đang chơi có thể có nhiều cách vận hành khác nhau, ông nói tiếp:
“Cho nên vấn đề là tìm ra những cách vận hành và những cầu thủ phù hợp với lại lối đá có cái mới mẻ bởi vì chỉ cần một vài miếng khác đi thì đối phương sẽ gặp phải khó khăn và lúc đó chúng ta có thể khai thác được.”
Tương lai của ‘thầy Park’?
Chụp lại hình ảnh,HLV Park Hang-seo (phải) có nhiều đóng góp quan trọng cho bóng đá Việt Nam những năm qua
Mới đây, một vấn đề liên quan tương lai bóng đá Việt Nam và tương lai đội tuyển quốc gia trong thời gian tới đây đang được công luận và giới hâm mộ bóng đá Việt Nam quan tâm, đó là bản hợp đồng của Việt Nam với huấn luyện viên Park Hang-seo dường như đang chỉ còn thời hạn chừng nửa năm.
Trong lúc đề cập rằng hợp đồng của HLV Park với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam sẽ còn hiệu lực đến hết tháng 1/2022, các nhà bình luận là khách hội luận của BBC News Tiếng Việt hôm 17/6 cùng chia sẻ quan điểm khi dự đoán rằng ‘thầy Park’ sẽ tiếp tục ký hợp đồng với bóng đá Việt Nam sau thời hạn trên.
Cựu danh thủ Đặng Gia Mẫn nói:
“Đội tuyển Việt Nam này đã cùng ông Park gặt hái được rất nhiều vinh quang……,chúng ta đã cùng ông ấy làm nên một đội tuyển và làm nên thương hiệu Park Hang-seo.”
“Linh cảm cá nhân của tôi là ông ấy cũng yêu mảnh đất này và chúng ta cũng yêu mến ông ấy, hai cái duyên này kết hợp lại nó sẽ kéo dài hợp đồng.”
Còn theo Bình luận viên Trần Tiến Đức thì “Park Hang-seo đã làm thay đổi bóng đá VN nhưng mà bóng đá VN cũng làm thay đổi số phận ông Park Hang-seo”.
“Tôi thấy đó là một cái duyên giữa ông Park với nền bóng đá VN và nền bóng đá VN với ông Park và khi mà cái duyên còn đương bén thì không ai lại có ý định ly hôn.”
Quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi cuộc hội luận của BBC News Tiếng Việt với sự tham gia của các khách mời Đặng Gia Mẫn, Trần Tiến Đức từ Hà Nội và Phạm Cao Phong từ Paris.
Ông Bennett sẽ dẫn dắt một liên minh chưa từng có, gồm tập hợp nhiều đảng phái, với chiến thắng đa số cực kỳ sít sao, 60 phiếu thuận và 59 phiếu chống.
Ông sẽ làm thủ tướng cho tới tháng 9/2023 như một phần trong thỏa thuận chia sẻ quyền lực.
Sau đó, ông sẽ trao quyền cho ông Yair Lapid, lãnh đạo của đảng trung hữu Yesh Atid, để dẫn dắt trong hai năm tiếp theo.
Ông Netanyahu – lãnh đạo cầm quyền lâu nhất ở Israel, người nắm vai trò áp đảo trong nền chính trị nước này suốt nhiều năm – sẽ tiếp tục đứng đầu đảng Likud hữu khuynh và trở thành lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội.
Trong cuộc tranh luận tại Quốc hội, ông Netanyahu cứng cỏi hứa hẹn: “Chúng tôi sẽ trở lại.”
Sau khi Quốc hội biểu quyết, ông Netanyahu đã đi tới và bắt tay ông Bennett.
Tuy nhiên, đại diện của người Palestine tỏ ra dửng dưng với chính phủ mới của Israel.
“Đây là quan hệ nội bộ của Israel. Quan điểm của chúng tôi luôn rất rõ ràng, điều chúng tôi muốn là một nhà nước Palestine với những đường biên giới và có Jerusalem là thủ đô,” phát ngôn viên của Tổng thống Palestine Mahmud Abbas nói.
“Đây là một thực thể chiếm đóng, thực dân. Chúng tôi cần phải kháng cự bằng vũ lực để giành lại quyền của mình,” phát ngôn viên của Hamas, nhóm Hồi giáo cực đoan đang kiểm soát Dải Gaza, nói.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gửi lời chúc mừng tới ông Bennett và nói mong muốn hợp tác.
Thay đổi chính phủ
Ông Netanyahu đã nắm quyền năm nhiệm kỳ, đầu tiên là từ 1996 đến 1999, rồi sau đó tiếp tục từ 2009 tới 2021.
Ông đã tổ chức một kỳ bầu cử vào 4/2019 nhưng không giành được sự ủng hộ đủ mức để thành lập một chính phủ liên minh mới.
Sau đó, đã có hai kỳ bầu cử nữa được tổ chức nhưng vẫn không bên nào giành được thắng lợi rõ rệt.
Sau kỳ bầu cử thứ ba, ông thành lập một chính phủ thống nhất quốc gia cùng lãnh đạo phe đối lập khi đó là Benny Gantz, nhưng thỏa thuận đã sụp đổ và Israel lại tiến hành bầu cử trong tháng 3.
Đảng Likud nổi lên như đảng phái chính trị lớn nhất nhưng sau khi ông Netanyahu vẫn không thể thành lập được chính phủ, nhiệm vụ này đã được chuyển sang cho ông Lapid, lãnh đạo của đảng phái về nhì trong kỳ bầu cử.
Chụp lại hình ảnh,Người biểu tình phản đối ông Netanyahu tụ tập bên ngoài Quốc hội để chờ đợi kết quả biểu quyết
Sự phản đối ông Netanyahu trở lại nắm quyền đã tăng lên, không chỉ trong số các đảng tả khuynh và trung dung mà cả trong các đảng hữu khuynh vốn có ý thức hệ gần với đảngLikud, trong đó có cả Yamina.
Yamina giành vị trí thứ năm, chỉ thắng bảy ghế trong Quốc hội, nhưng sự ủng hộ của đảng này là vô cùng quan trọng.
Sau nhiều tuần đàm phán, ông Lapid đã đưa Yamina vào thành một phần trong tập hợp các đảng phái có chung một mục tiêu duy nhất, đó là đẩy ông Netanyahu ra khỏi vị trí quyền lực.
Thỏa thuận liên quan tới tám phe phái với 61 ghế cần có để tạo thành lực lượng đa số trong Quốc hội đã được ký kết vào hôm 2/6, chỉ nửa giờ đồng hồ trước khi tới hạn chót. Trên thực tế, thỏa thuận này đã khép lại vị thế chính trị của ông Netanyahu.
Nét đặc biệt của tân chính phủ
Về mặt hình thức, chính phủ của ông Bennett sẽ không hề giống với bất kỳ chính phủ nào từng tồn tại trong lịch sử 73 năm của Israel.
Liên minh này gồm các đảng phái theo đuổi những ý thức hệ khác biệt. Có lẽ đáng kể nhất là trong liên minh gồm cả đảng Ả-rập độc lập đầu tiên, đảng Raam.
Liên minh cũng được trông đợi là sẽ có số lượng các nữ bộ trưởng ở mức cao kỷ lục, chín người.
Việc đưa Raam và các đảng phái tả khuynh gồm người Israel không có nguồn gốc Ả-rập vào chung trong liên minh có thể sẽ tạo nên những vấn đề, chẳng hạn như trong chính sách của Israel đối với người Palestine, bởi Yamina và một đảng phái hữu huynh khác là New Hope lại là những ủng hộ viên đáng tin cậy của khu định cư Do Thái tại Tây Ngạn bị chiếm đóng.
Cũng có thể sẽ phát sinh những khó khăn về các chính sách xã hội. Ví dụ như có một số đảng muốn cổ súy cho quyền của người đồng tính, như công nhận hôn nhân đồng giới, trong lúc Raam, một đảng phái Hồi giáo, lại phản đối điều này.
Thêm nữa, một số đảng muốn nới lỏng những hạn chế tôn giáo ở mức nhiều hơn so với Yamina.
Ông Bennett đã ra chỉ dấu rằng chính phủ của ông sẽ tập trung vào các lĩnh vực mà các đảng có thể đạt thỏa thuận, chẳng hạn như các vấn đề kinh tế hoặc đại dịch virus corona, và sẽ tránh những vấn đề có thể gây căng thẳng.
“Không ai sẽ phải từ bỏ lý tưởng của mình,” ông nói trong thời gian gần đây. “Nhưng tất cả sẽ cùng phải hoãn lại việc hiện thực hóa một số ước mơ của mình. Chúng tôi sẽ tập trung vào những gì có thể đạt được thay vì tranh cãi với nhau về những gì không thể đạt được.”
Cảm giác như đã rất nhiều năm trôi qua kể từ khi chúng ta bắt đầu nhận thấy cuộc sống của mình đang diễn ra trong “những thời điểm bất an”.
Trong nhiều tháng, thói quen của chúng ta bị gián đoạn và ta buộc phải thích nghi. Về mặt cá nhân, hệ quả lớn là sự mệt mỏi về tinh thần. Ta cảm thấy khó mà tập trung được trong một khoảng thời gian, như thể ta đang ở trong trạng thái chung của sự xao nhãng gần như liên tục.
“Tôi cảm thấy như thể mình bị bí, không thể tập trung vào trang viết,” nhà văn và người yêu sách Sophie Vershbow nói. Hồi đầu đại dịch, bà mô tả cảm giác, viết trên Twitter về tình trạng “không thể tập trung nổi để đọc một quyển sách”, và nội dung này nhận được hơn 2.000 lượt thích.
Bà không phải người duy nhất bị như vậy. Chỉ cần thử tìm kiếm nhanh là bạn sẽ tìm ra hàng loạt bài viết nói về những người không thể tập trung, tình trạng “mịt mờ tâm trí” phổ biến và “những mẹo giúp bạn tập trung”.
Tất nhiên, đa phần cảm giác chủ quan về sự xao nhãng trong tâm trí thường đến từ thực tế đời sống hiện thời.
Với nhiều người, nổi bật là các bậc cha mẹ đang trong thời gian làm việc, sự thay đổi đột ngột sang trạng thái làm việc từ nhà cũng đồng nghĩa với tình trạng gia tăng xung đột giữa cuộc sống và công việc; ta khó lòng mà tập trung vào một bảng tính được nếu mấy đứa con nhỏ đang giành nhau một chiếc điều khiển TV.
Nhưng cảm giác này còn gì đó xa hơn như vậy. Ngay cả khi công việc trong ngày đã hoàn tất và bọn trẻ con đã đi ngủ, ta vẫn khó mà tập trung để đắm chìm vào một quyển tiểu thuyết hay loạt phim nào đó.
Có một thuyết tâm lý, ban đầu được ứng dụng trong bối cảnh học tập, có thể giúp giải thích vì sao sống trong thời Covid-19 có thể khiến đầu óc ta nhão như chè đậu: Thuyết Tải trọng Nhận thức (CLT – Cognitive Load Theory)
Thuyết này ban đầu được phát triển bởi nhà tâm lý học giáo dục người Úc John Sweller. Nói một cách đơn giản thì thuyết CLT coi tâm trí ta là hệ thống chuyển hóa thông tin.
Khi ta xử lý một vấn đề, đặc biệt là với vấn đề lạ, ta phụ thuộc vào “trí nhớ làm việc”, vốn cực kỳ giới hạn về quy mô và thời gian lưu trữ thông tin. Bạn càng ít quen thuộc với công việc nào thì bạn càng phụ thuộc vào trí nhớ làm việc để giúp tìm ra thông tin liên quan; ngược lại, khi bạn đã thành thục thì hầu hết những gì bạn cần biết đều được lưu trữ trong trí nhớ lâu dài và bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ đó một cách tự động.
Nhiệm vụ mới, mức độ căng thẳng mới
Lý thuyết Trọng tải Nhận thức là mô hình hữu ích để hiểu sự khác biệt mà đại dịch có thể gây tổn hại đến chức năng tâm thần của bạn.
Đầu tiên, bằng cách ép buộc bạn theo đuổi thói quen mới, nó tước bỏ, không cho phép bạn thực hiện công việc ở chế độ tự động.
Ví dụ như trong một cuộc họp ở chỗ làm, trước đây, bạn sẽ chỉ xuất hiện và tham gia thảo luận, nhưng nay thì do làm việc từ xa, bạn sẽ phải bật phần mềm hội nghị video lên, lo lắng về chất lượng kết nối wifi, điều chỉnh các tính năng để có thể dự họp phù hợp với độ trễ thời gian của cuộc gọi video và nhiều thứ khác.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với việc nhà, ví dụ như đặt hàng mua đồ thực phẩm trên mạng thay vì mua sắm trực tiếp.
Những sự thích nghi này buộc bạn không thể làm theo chế độ tự động và vì vậy nó chiếm một phần tài nguyên của “trí nhớ làm việc” vốn có giới hạn của bạn. Bạn phải bỏ công sức nhiều hơn để suy nghĩ một cách có chủ đích và có ý thức, giống như một thợ học việc hơn là một người đã thành thạo công việc, và chỉ riêng điều đó đã khiến bạn cực kỳ mệt mỏi.
Chụp lại hình ảnh,Rất nhiều chúng ta đã điều chỉnh nhanh chóng thích ứng với cách làm việc mới và công nghệ mới
Thứ hai, nghiên cứu dựa trên lý thuyết CLT cho thấy cảm xúc có thể gây ảnh hưởng tới quá trình xử lý thông tin.
Chẳng hạn khi bạn hồi hộp thì điều này sẽ làm giảm khả năng của trí nhớ làm việc, vì vậy khiến bạn khó vượt qua bất cứ vấn đề tâm thần nào đòi hỏi khả năng giải quyết vấn đề có nhận thức (hãy nghĩ đến tình trạng lo lắng trong kỳ thi khiến não bộ bạn vật lộn ra sao, khiến bạn khó mà làm được các câu hỏi về toán hoặc viết một câu đầy đủ ngữ nghĩa, hoặc bằng cách nào sự căng thẳng khi đi thi lái xe khiến bạn khó mà thực hiện nhiều thao tác cùng lúc hơn so với trong quá trình học).
Thứ ba, CLT cũng đề cập đến “tải trọng nhận thức ngoài luồng”- đó là có tình trạng phát sinh những chuyện dễ gây xao nhãng, không liên quan gì tới điều bạn đang định làm, và chúng lại chiếm dụng năng lực hoạt động của “trí nhớ làm việc” của bạn.
Tình trạng này có thể là do những tác vụ ngoài lề, ví dụ như bạn vừa nghe bản tin thờ sự vừa làm việc, hay nghĩ xem làm sao để đón con đi học về khi sếp vừa định lên lịch cuộc họp video cùng thời gian đó.
Vào lúc này, do đại dịch gây ra những gián đoạn trong cuộc sống, cho nên bạn buộc phải dựa nhiều hơn vào việc sử dụng trí nhớ làm việc.
Vấn đề là nếu như thời điểm bạn cần huy động trí nhớ làm việc ở mức cao hơn lại xảy ra đúng vào thời điểm bạn bị căng thẳng quá mức hoặc phải xoay sở làm nhiều việc, nhiều bổn phận cùng lúc, tức là bạn đã sử dụng đến hết công suất của nó rồi, thì đó quả là điều tồi tệ nhất, và là một lý do nữa khiến bạn cảm thấy kiệt quệ về tinh thần.
Thông thường trong thời điểm biến động, ta có thể điều chỉnh nhanh chóng và trọng tải nhận thức trở nên có thể dễ kiểm soát hơn.
Điều nổi bật về cuộc sống trong thời Covid-19, đó là tình hình liên tục thay đổi – chính phủ khắp nơi trên thế giới liên tục đưa ra các quy định cấm mới phức tạp hơn. Luật lệ khi di chuyển, quy định tự cách ly, danh sách các triệu chứng cần theo dõi, ứng dụng điện thoại mới – hiếm có ngày nào mà không có biến đổi mới buộc ta ghi nhận và phản hồi.
“Bất cứ hoàn cảnh mới nào cũng đặt gánh nặng lên trọng tải nhận thức trong não ta, nhưng thực tế là việc Covid-19 gây ra tác động gián đoạn về xã hội đang buộc chúng ta phải tiêu thụ những thông tin mới nhanh hơn khả năng mình có thể tiếp nhận,” Samuli Laato, nhà nghiên cứu từ Đại học Turku, nói.
“Nói chung,” ông giải thích, “sự bất an luôn làm tăng tải trọng nhận thức. Những yếu tố gây căng thẳng như mối đe dọa đến sức khỏe, nỗi sợ thất nghiệp và sợ sự gián đoạn thị trường tiêu dùng đều gây ra tải trọng nhận thức. Hơn nữa, chính sách làm việc từ xa được đưa ra khắp thế giới, việc này đòi hỏi mọi người phải thích nghi với công nghệ mới và cách mới để làm việc cùng nhau.”
Lên kế hoạch và tự sắp xếp quy củ
May mắn là, việc giải thích được sự kiệt quệ về tinh thần trong cuộc sống thời đại dịch từ góc độ của Thuyết Trọng tải Nhận thức giúp chỉ ra một số chiến lược điều chỉnh tuy đơn giản nhưng hiệu quả.
Đầu tiên, hãy cố gắng thiết lập thói quen mới và thực hiện chúng thành thạo, để bạn không phải liên tục buộc phải dùng đến “trí nhớ làm việc” cho những việc linh tinh.
Tôi vừa đầu tư vào một hệ thống mạng wifi tốt, giúp loại bỏ những trục trặc khi kết nối các cuộc gọi video, và tôi dành thời gian xem kỹ các tính năng khác nhau của các dịch vụ gọi điện thoại video khác nhau. Đương nhiên là khi đã nắm được kiến thức căn bản, cần thiết trong thời đại dịch, bạn sẽ không phải tiêu tốn tài nguyên của não bộ khi thực hiện các việc đó nữa.
Chụp lại hình ảnh,Kiểm soát sự căng thẳng – bằng cách nào có lợi cho bạn – sẽ giúp bạn kiểm soát trọng tải nhận thức
Thứ hai, vì ta sống trong thời đại mà sự bất an và căng thẳng tăng cao, điều quan trọng là bạn tăng cường nỗ lực để kiểm soát sự căng thẳng, để trí nhớ làm việc của bạn không phải liên tục bị quá tải vì lo lắng.
Điều này có nghĩa là ăn uống tốt, tập thể thao và thiết lập giờ giấc đi ngủ có thể kiểm soát được, cũng như dành thời gian cho các hoạt động giúp bạn thư giãn.
Nếu có điều kiện, hãy lên các phương án dự phòng để lường trước các tình huống khác nhau có thể xảy đến với bạn – việc chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những điều xấu hơn so với mong muốn có thể sẽ giúp bạn xả bớt đáng kể tâm lý lo lắng, căng thẳng.
Cũng nên để não bộ nghỉ ngơi, không cập nhật tình trạng đại dịch nữa và tránh nhìn màn hình điện thoại liên tục. Nên có những ngày (hoặc ít nhất cả buổi chiều hoặc tối) không nói chuyện thời sự hay đại dịch.
Cuối cùng, điều quan trọng là bạn cần giảm tải sự căng thẳng cho trí nhớ làm việc bằng cách tránh những “trọng tải nhận thức ngoài luồng”.
Điều này có nghĩa là dành nhiều nỗ lực sắp xếp thời gian và có kỷ luật với những việc gây xao nhãng.
Hãy cố gắng dành khoảng thời gian phù hợp trong ngày để làm những việc khác nhau, dù là công việc hay việc nhà.
Chẳng hạn, khi bạn đang làm việc thì đừng bật kênh tin thời sự trong phòng. Khi bạn đang chơi với con, không để điện thoại kế bên để kiểm tra email hay Twitter. Hãy để tâm trí chỉ tập trung vào một việc tại một thời điểm, và bạn sẽ được tưởng thưởng nhờ cảm thấy bớt kiệt quệ hơn về tinh thần.
Có vẻ như chúng ta sẽ sống trong thời đại dịch thêm một thời gian nữa.
Tuy sự căng thẳng và bất thường gây mệt mỏi về tinh thần, nhưng hãy bình tĩnh mà đánh giá rằng bạn không phải là người duy nhất cảm thấy vậy.
Năng lực xử lý của não bộ ta là có giới hạn và nó đã bị buộc phải cố gắng trong thời gian hiện tại. Tuy nhiên, với việc lên kế hoạch cẩn thận một chút và biết tự tuân thủ kỷ luật thì bạn vẫn có cách giúp giảm tải trọng nhận thức và lấy lại được khả năng tập trung làm việc.
Tiến sĩ Christian Jarrett là phó chủ biên Tạp chí Psyche. Quyển sách mới của ông “Be Who You Want: Unlocking The Science of Personality Change”, sẽ được xuất bản năm 2021.
Trong một bài bình luận gần đây trên ‘The Epoch Times’, ông Zhong Yuan đã phân tích về cách mà truyền thông Trung Quốc đưa tin xoay quanh cuộc đụng độ công khai tại các cuộc đàm phán Mỹ-Trung ở Alaska.
Là một nhà nghiên cứu tập trung vào hệ thống chính trị của Trung Quốc, quá trình dân chủ hóa của đất nước, tình hình nhân quyền và sinh kế của người dân Trung Quốc, ông Zhong Yuan đã tin rằng cuộc đàm phán Mỹ-Trung tại bang Alaska, bắt đầu vào ngày 18/3, sẽ rất khó khăn mặc dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục gọi đây là “đối thoại chiến lược cấp cao”. Tuy nhiên, ngay sau khi cuộc hội đàm bắt đầu, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập tức thay đổi giọng điệu, từ đối thoại chuyển sang đối đầu.
Tại một cuộc họp báo hôm 19/3, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên nêu rõ, “những tuyên bố mở đầu [của phía Mỹ] là rất nảy lửa và cường điệu”.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=2391351179&adk=884465546&adf=3750602988&pi=t.ma~as.2391351179&w=300&lmt=1616496940&psa=1&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fthe-gioi%2Ftruyen-thong-trung-quoc-dua-tin-ve-cuoc-gap-my-trung-tai-alaska-nhu-the-nao.html&flash=0&wgl=1&adsid=ChEI8KPmggYQ9oev98va8_eDARI5AJ8QLRqRx-sU9b8uZ0urtlO4JrSpKU1XeautbyJGzCU114L75-8qwHM65BbmMvksUm0vWmmIzrWw&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hZHNlcnZpY2UuZ29vZ2xlLmNvbSIsInN0YXRlIjozfSx7Imlzc3Vlck9yaWdpbiI6Imh0dHBzOi8vYXR0ZXN0YXRpb24uYW5kcm9pZC5jb20iLCJzdGF0ZSI6N31d&dt=1616528438717&bpp=138&bdt=12937&idt=2264&shv=r20210318&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=0x0%2C300x250%2C300x250%2C300x600%2C300x250%2C300x250%2C300x250%2C300x250&nras=1&correlator=174904851890&frm=20&pv=1&ga_vid=745974375.1616528230&ga_sid=1616528443&ga_hid=1469737001&ga_fc=0&u_tz=-420&u_his=6&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=202&ady=1267&biw=1085&bih=500&scr_x=0&scr_y=3014&eid=44738185%2C21067496%2C44739387&oid=3&psts=AGkb-H_UC6Yz55wXQ_o24rg8oM8blOGQmG3tm7aPiCT4_m6DSc4zBaGNmQ9S9nrAarQoa_qkbXGZX5ybqbN9_w%2CAGkb-H_ltK7-j0vcKeVn2NmdKcyl4Ano32etaGcY2bIpMsDRh5oRRjrdpD-e0XeumQmyYNQnQ29xPpg3cPpo_w%2CAGkb-H9nW-BU0LvLiYNP7x6ih0oFK6NJgTgvDi7L1eTcG5vd_AC771HHYmXaEocB_YVK9Y8cZVJa75XWvYp_DA%2CAGkb-H9aCjSFgsvlMPZ3_Yl5Rj51eyEp-LvrxYrBMXVNwpWFRTZ3hWefLVkT_88j0H7hzgWos7HpO5Pajoo%2CAGkb-H8Xak7V99uqgttq7auut-BadW6AaPWHMoQQgqmvdiU7JCWuzWmAqoKcj0KjVaHEOWBzgOARAzZkQS4otA%2CAGkb-H_4yNLlFKYz5sN3fIfDVn5pAZFRq1dBToFnVBe2JVTHwAuJB50MrrF7quEUCYlKa_z8LE0EsV5md4fnqQ&pvsid=3363490581343036&pem=219&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C1093%2C500&vis=1&rsz=%7Co%7CoeE%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&jar=2021-03-23-19&ifi=1&uci=a!1&fsb=1&xpc=vDNL1ipiVm&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=50543
Ông Zhong Yuan nhận thấy Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của chính phủ Trung Quốc, đã nhanh chóng theo sát đoạn tóm tắt của ông Triệu Lập Kiên trong bản tin của mình, bằng cách nói rằng phía Hoa Kỳ “gây bất đồng trước và rằng các tuyên bố mở đầu là nảy lửa và cường điệu, đó không phải là điều mà Trung Quốc muốn thấy”.
Ông Zhong Yuan cho rằng “cuộc đụng độ công khai này đã hoàn toàn phơi bày những lời nói dối mà Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tuyên truyền cho người dân trong nước rằng đây là cái gọi là “đối thoại chiến lược cấp cao Trung Quốc-Hoa Kỳ”.
“Điều kỳ lạ là các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đã đưa tin về cuộc đối đầu với khán giả trong nước, và lần này quá nhanh”, ông Zhong Yuan nhận xét.
Đối thoại Mỹ-Trung đang tan rã
Ông Zhong Yuan cho hay, trong một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, một phóng viên CNN hỏi: “Trung Quốc tuyên bố phía Hoa Kỳ đã vượt quá giới hạn thời gian trong bài phát biểu khai mạc của mình, và phá vỡ các quy tắc ngoại giao, đó không thể nào là cách để chào đón các vị khách. Vậy tại sao Trung Quốc lại cáo buộc Mỹ vượt quá giới hạn thời gian một cách nghiêm trọng?”.
Ông Triệu không trực tiếp trả lời câu hỏi, nhưng mô tả phiên khai mạc là “nảy lửa và cường điệu”, và cáo buộc phía Hoa Kỳ “cố ý tấn công các chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc, gây ra những bất đồng”.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=3868084373&adk=2050115159&adf=3558114581&pi=t.ma~as.3868084373&w=300&lmt=1616496940&psa=1&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fthe-gioi%2Ftruyen-thong-trung-quoc-dua-tin-ve-cuoc-gap-my-trung-tai-alaska-nhu-the-nao.html&flash=0&wgl=1&adsid=ChEI8KPmggYQ9oev98va8_eDARI5AJ8QLRqRx-sU9b8uZ0urtlO4JrSpKU1XeautbyJGzCU114L75-8qwHM65BbmMvksUm0vWmmIzrWw&tt_state=W3siaXNzdWVyT3JpZ2luIjoiaHR0cHM6Ly9hZHNlcnZpY2UuZ29vZ2xlLmNvbSIsInN0YXRlIjozfSx7Imlzc3Vlck9yaWdpbiI6Imh0dHBzOi8vYXR0ZXN0YXRpb24uYW5kcm9pZC5jb20iLCJzdGF0ZSI6N31d&dt=1616528438856&bpp=208&bdt=13076&idt=5922&shv=r20210318&cbv=r20190131&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&prev_fmts=0x0%2C300x250%2C300x250%2C300x600%2C300x250%2C300x250&nras=1&correlator=174904851890&frm=20&pv=1&ga_vid=745974375.1616528230&ga_sid=1616528443&ga_hid=1469737001&ga_fc=0&u_tz=-420&u_his=6&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=202&ady=2178&biw=1085&bih=500&scr_x=0&scr_y=3922&eid=44738185%2C21067496%2C44739387&oid=3&psts=AGkb-H_UC6Yz55wXQ_o24rg8oM8blOGQmG3tm7aPiCT4_m6DSc4zBaGNmQ9S9nrAarQoa_qkbXGZX5ybqbN9_w%2CAGkb-H_ltK7-j0vcKeVn2NmdKcyl4Ano32etaGcY2bIpMsDRh5oRRjrdpD-e0XeumQmyYNQnQ29xPpg3cPpo_w%2CAGkb-H9nW-BU0LvLiYNP7x6ih0oFK6NJgTgvDi7L1eTcG5vd_AC771HHYmXaEocB_YVK9Y8cZVJa75XWvYp_DA%2CAGkb-H9aCjSFgsvlMPZ3_Yl5Rj51eyEp-LvrxYrBMXVNwpWFRTZ3hWefLVkT_88j0H7hzgWos7HpO5Pajoo%2CAGkb-H8Xak7V99uqgttq7auut-BadW6AaPWHMoQQgqmvdiU7JCWuzWmAqoKcj0KjVaHEOWBzgOARAzZkQS4otA&pvsid=3363490581343036&pem=219&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C1093%2C500&vis=1&rsz=%7Co%7CoeE%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&jar=2021-03-23-19&ifi=2&uci=a!2&fsb=1&xpc=WUeRjRirOo&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=43297
Theo ông Zhong Yuan, “việc Hoa Kỳ có vượt quá giới hạn thời gian hay không, không phải là vấn đề, mà chính là việc Hoa Kỳ đưa ra những nhận xét phê phán, đã làm ĐCSTQ bối rối. ĐCSTQ đã đòi hỏi có một cuộc họp và đặc biệt gọi đây là ‘cuộc đối thoại chiến lược cấp cao’, điều mà phía Hoa Kỳ đã không thực hiện. Bây giờ, có lẽ với sự chấp thuận của các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, các ông Dương Khiết Trì và Vương Nghị đã thực hiện một vở kịch ‘nảy lửa’ như những chiến binh sói của ĐCSTQ”.
Ông Zhong Yuan cho rằng trước những chỉ trích, phê phán trong những tuyên bố mở đầu của phía Mỹ, “các phương tiện truyền thông tuyên truyền của ĐCSTQ buộc phải thay đổi giọng điệu. Từ chỗ ban đầu nói về cải thiện quan hệ Trung-Mỹ, giờ họ quay sang đả kích Hoa Kỳ”.
Sau các cuộc đàm phán 4 bên chuyên sâu giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, và các cuộc đàm phán 2+2 giữa Mỹ-Nhật và Mỹ-Hàn, ĐCSTQ có thể nhận ra rằng có rất ít hy vọng cải thiện quan hệ Mỹ-Trung, chứ không phải chỉ có áp lực lớn.
“Các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ không có lựa chọn nào khác. Họ sử dụng quyền kiểm soát hoàn toàn của họ đối với việc tiếp cận thông tin bên trong Trung Quốc để kích động người Trung Quốc yêu nước và đổ lỗi cho Hoa Kỳ”, ông Zhong Yuan nhận xét.
Ông Zhong Yuan cho rằng “việc phơi bày trực tiếp những khoảnh khắc nảy lửa như thế này là điều hoàn toàn không hợp với đặc tính của họ. Nó hoàn toàn phá vỡ các thông lệ và giao thức thông thường của ĐCSTQ. Và do đó, nó cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ song phương Mỹ-Trung đối với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ”.
Một ngày trước cuộc hội đàm, Tân Hoa Xã rất phấn khích đưa ra một số báo cáo, ví dụ như: “Các quan chức phái đoàn Trung Quốc tổ chức tóm tắt bối cảnh về Đối thoại chiến lược cấp cao Mỹ-Trung”; “Ông Dương Khiết Trì giải thích lập trường của Trung Quốc trong phiên khai mạc Đối thoại chiến lược cấp cao Mỹ-Trung”; “Ông Vương Nghị giải thích lập trường của Trung Quốc trong phát biểu khai mạc Đối thoại chiến lược cấp cao Mỹ-Trung”; “Ông Triệu Lập Kiên thông báo ‘Phát biểu khai mạc Đối thoại Mỹ-Trung sẽ được tiếp nối bằng một cuộc họp chính thức, hy vọng cả hai 2 bên Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ hành động theo cùng một hướng’”.
Các hãng truyền thông khác của đại lục đã nhanh chóng tái bản, và cho đăng lại các báo cáo đó.
Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phóng viên CNN cũng hỏi ông Triệu Lập Kiên rằng: “Các phương tiện truyền thông nhà nước và mạng xã hội của Trung Quốc đã đưa tin rất nhiều về những gì phái đoàn Trung Quốc tuyên bố, bao gồm cả những tấm áp phích với những chữ cái lớn, bắt mắt. Vì vậy, tôi tự hỏi liệu phía Trung Quốc có chủ tâm nhắm nhiều hơn vào khán giả trong nước khi đưa ra những tuyên bố này không?”
Ông Triệu Lập Kiên tuyên bố tại cuộc họp báo rằng phái đoàn Trung Quốc “bị lạnh bởi cái lạnh buốt giá. … Chúng tôi hy vọng Mỹ có thể thỏa hiệp với Trung Quốc”.
Theo ông Zhong Yuan, những nhận xét trên của ông Triệu, cho thấy điểm yếu của ĐCSTQ.
“Ông Dương Khiết Trì giải thích lập trường của Trung Quốc trong phát biểu khai mạc Đối thoại chiến lược cấp cao Trung – Mỹ”, Tân Hoa Xã đã tuyên bố một cách giả dối rằng “đối thoại chiến lược cấp cao Trung – Mỹ là một sáng kiến quan trọng được thực hiện với sự đồng thuận của 2 nguyên thủ của cả 2 nước, thông qua cuộc điện đàm của họ, và nó cũng được đích thân 2 nguyên thủ quyết định”.
“Nhưng nó không được đề cập trong cuộc điện đàm giữa ông Biden và người đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình hôm 10/2”, ông Zhong Yuan khẳng định.
Bản tin Tân Hoa Xã nói rằng ĐCSTQ “hy vọng [các] cuộc đối thoại này sẽ chân thành và thẳng thắn”.
Tuy nhiên ông Zhong Yuan tin rằng “ĐCSTQ đã bị bối rối bởi phía Mỹ, nếu nói một cách chân thành và thẳng thắn”.
Bản tin của Tân Hoa xã được cho là nêu lên lập trường của ĐCSTQ, nhưng thay vào đó lại nhắc lại nội dung của lưỡng hội của ĐCSTQ. Nó kết thúc với tuyên bố rằng “người dân Trung Quốc đoàn kết chặt chẽ hơn xung quanh Ủy ban Trung ương ĐCSTQ với ông Tập Cận Bình làm nòng cốt”.
Bản tin nêu rõ trong bài phát biểu mở đầu, ông Dương Khiết Trì nói ông ấy không nghĩ rằng “tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới sẽ công nhận các giá trị phổ quát do Hoa Kỳ ủng hộ hoặc quan điểm của Hoa Kỳ có thể đại diện cho dư luận quốc tế, và những quốc gia đó sẽ không thừa nhận rằng các quy tắc do một số ít người đưa ra sẽ là cơ sở cho trật tự quốc tế”.
Ông Dương Khiết Trì tuyên bố, “Hoa Kỳ không đủ tư cách để nói chuyện với Trung Quốc một cách trịch thượng, và Trung Quốc từ chối tiếp nhận”.
Ngoài ra, như Tân Hoa Xã đưa tin, ông Vương Nghị còn đi xa hơn hơn một bước, khi tuyên bố rằng “Trung Quốc chắc chắn trong quá khứ và trong tương lai, sẽ không chấp nhận những cáo buộc không có cơ sở từ phía Hoa Kỳ”.
Tất cả các phương tiện truyền thông đại lục khác đều nhanh chóng lặp lại lời tuyên truyền của Tân Hoa Xã rằng ĐCSTQ đã tỏ rõ lập trường cạnh tranh với Hoa Kỳ về uy quyền tối cao hoặc ít nhất là ngang bằng.
Cho rằng “các phương tiện truyền thông nhà nước của ĐCSTQ đã nói rất nhiều nhân danh ông Dương Khiết Trì và ông Vương Nghị”, ông Zhong Yuan khẳng định và đặt câu hỏi khi kết thúc bài bình luận: “ĐCSTQ chắc chắn có thể đổ lỗi cho Hoa Kỳ một lần nữa, tuy nhiên, liệu nó có thực sự giải quyết được tình thế khó xử mà các nhà lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ phải đối mặt?”.
Trong khoảng 20 năm, tôi khổ sở với nhiều giai đoạn lo âu. Tôi chuyển qua tập thiền như một cách để dập tắt những cảm xúc đó.
Lúc thành công nhất thì quả là thiền đem lại tác dụng đúng như lời đồn. Tập trung sự chú ý vào hơi thở hoặc cơ thể giúp trấn tĩnh tiếng nói cằn nhằn trong nội tâm, và tôi có thể trở lại cuộc sống thường nhật với cảm giác tràn đầy năng lượng và sinh lực.
Tuy nhiên, điều xảy ra thường xuyên hơn là sau khi kết thúc buổi tập, tôi cảm thấy tồi tệ hơn trước khi bắt đầu.
Thay vì thư giãn, nhịp tim tôi bắt đầu tăng lên, hoặc tiếng nói trong đầu bắt đầu chuyển thành khó chịu; những ký ức không vui và cảm giác thất bại cũng như tuyệt vọng xâm chiếm tâm trí.
Số lần như vậy xảy ra quá thường xuyên, đến mức giờ đây tôi chỉ có thể thỉnh thoảng mới dám tập thiền.
Tôi từng nghĩ mình chỉ đơn giản là một trường hợp quá dở, không thể kiểm soát tâm trí.
Nhưng ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy những trường hợp như vậy xảy ra nhiều đến kinh ngạc: một nghiên cứu trong năm 2019 nói ít nhất 25% số người tập thiền thường xuyên đã trải qua những tình huống bất lợi, từ các cơn hoảng loạn, trầm cảm đến cảm giác “phân ly” không an ổn.
Từ những báo cáo như thế, một nhà nghiên cứu thậm chí đã sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Cheetah House, nhằm hỗ trợ cho “người khổ sở vì tập thiền”.
“Có khoảng 20.000 người đã liên hệ với chúng tôi trong năm 2020,” Willoughby Britton, phó giáo sư về tâm thần học và hành vi con người từ Đại học Brown, nói. “Đây là chuyện lớn.”
Vì sao một phương thức rõ ràng đem lại ích lợi cho rất nhiều người lại có thể gây ra hệ quả khó chịu cho những người khác?
Liệu có cách nào để có thể lĩnh hội được ích lợi từ thiền mà không gặp phải rủi ro?
Chụp lại hình ảnh,Nghe thì có vẻ ngạc nhiên, nhưng thiền thực ra có thể làm những cảm xúc xấu mà bạn muốn loại bỏ trỗi dậy
“Bạn chỉ có thể kiểm soát sự chú ý đến mức độ nào đó”
Trong bất cứ thảo luận nào về thiền định, điều quan trọng được nêu ra, đó là ta phải nhớ rằng có nhiều kỹ thuật khác nhau nhằm giúp ta tập luyện một số cách suy nghĩ và tồn tại theo cách cụ thể nào đó.
Các chiến lược tốt nhất là thở trong chánh niệm, nghĩa là bạn tập trung vào cảm giác của hệ hô hấp; và quét (scan) toàn bộ cơ thể, nghĩa là bạn dành sự chú ý đến cơ thể từ phần đầu đến ngón chân, chú ý xem có kích thích thể chất nào xảy ra trong suốt thời gian tập luyện không.
Các phương thức hành thiền này nhằm mục đích níu giữ bạn với thực tại. Hiệu ứng của nó có thể nhìn được qua các bản scan não, theo đó cho thấy vùng thùy đảo [insula cortex] – là vùng não có liên quan đến nhận thức và cảm xúc về cơ thể – phát triển to lên nhờ tập thiền.
Kết quả là tập luyện thiền định giúp ta có kết nối nhiều hơn với cảm xúc của mình, và đây là khả năng quan trọng giúp ta có thể ra quyết định tốt.
Nhiều phương thức thiền cũng khuyến khích “sự nhận thức trong quan sát” nói chung, chúng giúp ta chú ý đến cảm xúc và suy nghĩ mà không để phản ứng hay sự phán xét chen vào.
Qua thực hành, điều này có thể giúp bạn tăng cường khả năng kiểm soát cảm xúc, chẳng hạn như khiến bạn không dễ bị tác động bởi những cơn phẫn nộ nữa.
Lý tưởng mà nói, những thay đổi này nên bổ sung cho nhau, từ đó đem lại cảm giác sống lành mạnh hơn.
Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra khi ta có được sự cân bằng và chừng mực. Không may là, một số người tập thiền có thể đã vượt qua điểm tối ưu ở một trong số những yếu tố đó, do đó họ chỉ cảm nhận được sự phiền muộn.
Ví dụ như hiệu quả của bài thực hành quan sát cơ thể cho thấy hoạt động tăng cường trong vùng thùy đảo của não.
“Giống như có người vặn nút tăng âm lượng, thế là tất cả cảm xúc của bạn đều tăng lên, ồn ào hơn,” Britton, người có nghiên cứu gần đây cho thấy một số phương thức khiến thiền trở thành phản tác dụng, nói.
Rốt cuộc thì sự nhạy cảm của bạn trước bất kỳ thay đổi nhỏ nào cũng có thể trở nên quá mức.
Kết quả là nó gây ra tình trạng gây hoảng loạn. Thật vậy, khoảng 14% người tập thiền nói họ bị như vậy, theo một nghiên cứu ở Bồ Đào Nha.
Một số người tập thiền khác có thể rơi vào vấn đề ngược lại.
Các nghiên cứu cho thấy thiền có thể tăng cường hoạt động trong vùng vỏ não trước trán hai bên chẳng hạn, và vùng này sẽ điều chỉnh hệ thống rìa não, và thùy amygdala, một vùng xử lý cảm xúc.
Với hàm lượng phù hợp, sự kiểm soát của thùy trước trán với hệ viền (limbic system) có thể sẽ giúp ta tập trung tốt hơn và giảm phản ứng về cảm xúc, Britton cho biết.
Nhưng khi vượt quá mức độ tối ưu, nó có thể bào mòn tất cả cảm xúc, dù là tích cực hay tiêu cực, vì vậy người ta không thể cảm thấy cực kỳ vui sướng hay hạnh phúc nữa.
Trong một số trường hợp cực đoan, điều này gây ra cảm giác “phân ly” đáng lo ngại với cuộc sống của họ – đây là hệ quả xảy ra với khoảng 8% người tập thiền, theo nghiên cứu ở Bồ Đào Nha.
Thông qua Cheetah House, Britton đã lắng nghe câu chuyện của nhiều người từng trải qua cảm giác đờ đẫn này.
“Chúng tôi đã gặp rất nhiều người, những người liên hệ với phòng thí nghiệm và nói, ‘Tôi không thể cảm thấy gì, tôi không còn cảm thấy yêu gia đình mình nữa. Tôi phải làm gì đây?'”
Ngoài những phản ứng cực đoan hơn, Britton cho thấy thiền quá độ có thể gây ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ.
Trong số những người thực hành khóa thiền tám tuần, thì những người thiền hơn 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần, có xu hướng gặp phải tình trạng khó ngủ hơn so với những người dành ít thời gian thiền hơn.
Chụp lại hình ảnh,Mặt trái lớn của thiền quá độ là giấc ngủ không ngon và ngắt quãng
“Tương tự như các loại chất giúp tăng chú ý như cà phê, Ritalin và cocaine, thiền có thể giúp tăng sự tập trung và tỉnh táo,” Britton nói.
“Nhưng khi dùng quá mức thì dẫn đến tình trạng lo âu, hoảng loạn và mất ngủ, vì sự chồng lấn giữa hóa chất thần kinh và hệ thống thần kinh trong hệ thống chú ý và kích thích trong não. Bạn chỉ có thể kiểm soát sự chú ý đến mức độ nào đó thôi, trước khi bạn bắt đầu cảm thấy lo âu và mất ngủ.”
Bức tranh toàn cảnh hơn
Tuy vậy, thiền vẫn có vẻ như đem lại ích lợi cho nhiều người.
“Có lẽ với người bình thường, nó có thể giúp tăng cường sức khỏe tâm thần,” Julieta Galante từ Đại học Cambridge cho biết.
Gần đây, bà đã tiến hành một phân tích tổng hợp xem xét các bằng chứng cho đến nay. Về tổng quan, bà nhận thấy thiền có tác dụng tích cực, dù có sự khác biệt lớn giữa các nghiên cứu.
Giống như Britton, bà cho rằng chúng ta cần có thêm nhiều giác độ trong hiểu biết về những tình huống đặc thù mà thiền định có thể có tác dụng hoặc không, bên cạnh việc cần điều tra kỹ lưỡng hơn về những tác dụng không mong muốn tiềm ẩn.
“Chúng ta thực sự vẫn chưa bắt đầu mở vấn đề này ra,” Galante nói. Bà lưu ý rằng hầu hết nghiên cứu chỉ nhìn vào hiệu ứng gây ra trong khoảng thời gian khá ngắn, trong khi đó một số hiệu ứng không mong muốn có thể không xuất hiện mãi đến sau này – đây là điều quan trọng mà ta cần phải hiểu, vì bà chỉ ra rằng lời khuyên cơ bản vẫn là tiếp tục tập thiền mỗi ngày suốt cuộc đời.
“Lo ngại của tôi là ngày càng có nhiều người tập thiền mỗi ngày. Và có thể tất cả mọi thứ đều ổn trong khóa tập tám tuần, nhưng sau đó thì sao?”
Nhìn xa hơn?
Ta có thể làm gì nếu như việc tập thiền không còn có tác dụng như ta mong muốn?
Phân tích tổng hợp của Galante cho thấy trong nhiều trường hợp, thiền chỉ có tác dụng tốt cho sức khỏe tâm thần ở mức tương tự những phương thức can thiệp tích cực khác, ví dụ như tập thể dục.
Trong trường hợp này, cách đơn giản nhất có lẽ là chuyển qua các hoạt động lành mạnh khác, vốn cũng tốt cho cơ thể nói chung.
Với những người vẫn thích sự chiêm nghiệm, có thể đã đến lúc ta cân nhắc việc thử dùng nhiều loại kỹ thuật khác nữa.
Một số tôn giáo có truyền thống khuyến khích tín đồ tập trung vào những thứ bên ngoài cơ thể, chẳng hạn như đặt một bó hoa trên bàn làm việc, hoặc thậm chí là đọc một đoạn thơ.
Britton cho biết những thứ này có thể giúp kiềm chế những cảm xúc quá mức như sự lo âu, hay vỗ về bạn thoát khỏi cảm giác phân ly, thay vì bạn phải chú tâm quan sát cơ thể hay tập trung vào hơi thở.
Ngày càng có nhiều người quan tâm đến những kỹ thuật tập thiền khuyến khích bạn nghĩ về quan điểm của người khác và trau dồi sự cảm thông – đây là chiến lược cực kỳ hiệu quả giúp chống lại cảm giác cô đơn.
Hiện thời, một số người có thể cảm thấy họ phải bám lấy một cách duy nhất – ví dụ như thở chánh niệm hay quan sát cơ thể – mà không xem xét các cách khác.
Britton cho biết đây là sai lầm. “Chúng ta nên thực sự tôn vinh sự đa dạng trong các phương thức chiêm nghiệm có sẵn, vì chúng đều đem lại tác dụng khác nhau, và mọi người sẽ dễ dàng tìm được thứ họ cần, nếu họ có nhiều lựa chọn hơn.”
Mỗi người nên chọn cách tập tốt nhất – và với “liều lượng” phù hợp – với hoàn cảnh đặc thù của họ, thay vì kiên trì theo đuổi một cách làm không hiệu quả.
Rốt cuộc, Britton nghĩ rằng những vấn đề này có thể nên được đưa vào tất cả các khóa tập thiền – cũng tương tự như khi người đến tìm hiểu về phòng tập thể thao được chỉ dẫn về nguy cơ bị chấn thương.
“Nghĩa là ta cho người tập thêm một số lời tư vấn.”
Và như tôi tự khám phá về nỗ lực không thành khi tìm kiếm sự chánh niệm của bản thân, điều này đôi khi gồm cả việc quyết định rằng như thế là đủ rồi.
David Robson là tác giả tập sách “Bẫy trí tuệ: Vì sao người thông minh lại làm chuyện ngu ngốc” [The Intelligence Trap: Why Smart People Do Dumb Things]. Nickname trên Twitter của ông là @d_a_robson.
Chụp lại hình ảnh,Đức Đạt Lai Lạt Ma nói việc tiêm phòng cần thiết để “ngăn ngừa việc nhiễm bệnh nghiêm trọng”
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận được liều vaccine chống virus corona đầu tiên, và kêu gọi những người đủ điều kiện “tiêm mũi thuốc này”.
“Điều này rất hữu ích, rất tốt”, ông nói khi được tiêm mũi vaccine Oxford-AstraZeneca tại một cơ sở y tế ở thành phố Dharamsala của Ấn Độ hôm thứ Bảy.
Các quan chức cho biết Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đăng ký để được chích ngừa.
Tuy nhiên, kể từ ngày 1 tháng 3, chương trình đã được mở rộng cho những người trên 60 tuổi và những người trong độ tuổi từ 45 đến 59 có bệnh nền.
Được tiêm mũi đầu tiên ở bang miền bắc Himachal Pradesh hôm thứ Bảy, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng mọi người cần được tiêm vaccine để “ngăn ngừa việc nhiễm bệnh nghiêm trọng”.
Chụp lại hình ảnh,Nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng được cho là đã đăng ký để được chủng ngừa
Giám đốc y tế quận Kangra của Himachal Pradesh, Tiến sĩ Gurdarshan Gupta, nói Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề nghị đến trung tâm tiêm chủng” như một người bình thường”, hãng tin Reuters đưa tin.
“Chúng tôi đã sắp xếp buổi chủng ngừa vào buổi sáng, vì những quan ngại về an ninh”, ông nói thêm.
Phát biểu với BBC năm ngoái, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói đại dịch khiến cho con người có được những “cảm giác quan tâm, cảm giác từ bi hơn”.
Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu chủng ngừa cho 300 triệu “người thuộc diện ưu tiên” vào cuối tháng Bảy.
Cơ quan quản lý thuốc của nước này đã bật đèn xanh cho hai loại vaccine – một loại do AstraZeneca hợp tác với Đại học Oxford (Covishield) phát triển và một loại do công ty Ấn Độ Bharat Biotech (Covaxin) phát triển.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, 70 tuổi, là một trong những người đầu tiên được chủng ngừa.
Kể từ khi đại dịch bắt đầu, Ấn Độ đã xác nhận hơn 11 triệu ca nhiễm và hơn 157.000 ca tử vong.
Ấn Độ đã báo cáo số ca nhiễm giảm mạnh ở nhiều nơi trong nước vào thời gian gần đây – với số ca nhiễm hàng ngày giảm từ mức cao nhất là hơn 90.000 vào tháng Chín xuống còn dưới 20.000.
Nhưng một số ít các bang gần đây đã báo cáo số ca mắc bệnh tăng mạnh.
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Biden phát biểu về chương trình đối phó với COVID-19 của chính quyền ông tại Nhà Trắng
Dự luật cứu trợ nhằm giúp người Mỹ đối phó với tác động của đại dịch virus corona của Tổng thống Joe Biden vừa vượt qua được một rào cản lớn.
Kế hoạch cứu trợ trị giá 1,9 ngàn tỷ đôla được thông qua tại Thượng viện hôm thứ Bảy, bất chấp việc tất cả các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa bỏ phiếu chống.
Hạ viện – do đảng viên Đảng Dân chủ của ông Biden kiểm soát – dự kiến sẽ thông kế hoạch qua vào thứ Ba tới.
Cuộc khủng hoảng sức khỏe công cộng tồi tệ nhất trong một thế kỷ của Mỹ đã khiến gần 523.000 người chết và 29 triệu người nhiễm bệnh, với tỷ lệ thất nghiệp hiện là 6,2%.
Gói cứu trợ – gói thứ ba ở Mỹ kể từ khi bắt đầu đại dịch – dự kiến khoản tiền trợ giúp một lần trị giá 1.400 đôla sẽ được gửi đến hầu hết người Mỹ. Ông Biden nói người đủ điều kiện có thể bắt đầu nhận được tiền vào cuối tháng này.
Đảng Cộng hòa nói kế hoạch này quá tốn kém. Một số đảng viên Đảng Dân chủ cũng lên tiếng chỉ trích một số điều khoản và ban lãnh đạo đảng buộc phải đưa ra một số thỏa hiệp, đặc biệt là việc giảm trợ cấp thất nghiệp liên bang từ 400 đôla xuống 300 đôla một tuần. Tiền thất nghiệp sẽ được kéo dài đến ngày 6 tháng 9, theo kế hoạch.
“Rõ ràng điều đó không dễ dàng. Mọi việc không phải lúc nào cũng đẹp. Nhưng [gói cứu trợ] rất cần thiết, rất cần thiết”, Tổng thống Biden nói.
Ông nói thêm rằng ông hy vọng Hạ viện sẽ nhanh chóng thông qua kế hoạch để ông có thể ký thành luật.
Gói cứu trợ gồm những gì?
Kế hoạch Giải cứu Hoa Kỳ phân bổ 350 tỷ đôla cho chính quyền tiểu bang và địa phương, và khoảng 130 tỷ đôla cho các trường học.
Kế hoạch cũng sẽ cung cấp 49 tỷ đôla cho việc mở rộng thử nghiệm và nghiên cứu về Covid-19, cũng như 14 tỷ đôla để phân phối vaccine.
Các chi phiếu trợ giúp trị giá 1.400 đôla sẽ được cấp cho cá nhân có thu nhập thấp hơn 75,000 đôla, và cho các cặp vợ chồng có thu nhập dưới 150.000 đôla một năm.
Chụp lại hình ảnh,TNS Hoa Kỳ Susan Collins (R-ME) nói chuyện với các phóng viên sau khi các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa thương lượng với Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris trong Phòng Bầu dục tại Nhà Trắng ngày 1/2/2021 về gói cứu trợ Covid
Trong khi đó, việc gia hạn trợ cấp thất nghiệp cho đến tháng 9 sẽ đánh dấu một gia hạn quan trọng với hàng triệu người Mỹ thất nghiệp dài hạn, những người đủ điều kiện nhận trợ cấp hiện sẽ hết hạn vào giữa tháng Ba.
Dự luật cũng bao gồm các khoản trợ cấp cho doanh nghiệp nhỏ và các quỹ có mục tiêu, như 25 tỷ đôla cho các nhà hàng và quán bar; 15 tỷ đôla cho các hãng hàng không và 8 tỷ đôla khác cho các sân bay; 1,5 tỷ đôla cho đường sắt Amtrak v.v…
Tranh cãi về gói cứu trợ
Trong khi đảng Cộng hòa ủng hộ rộng rãi hai kế hoạch cứu trợ trước đó, được thông qua khi họ kiểm soát cả Nhà Trắng và Thượng viện dưới thời ông Donald Trump, họ đã chỉ trích là dự luật của ông Biden quá tốn kém.
Đã có một cuộc họp kéo dài 27 giờ đồng hồ trước cuộc bỏ phiếu cuối cùng hôm thứ Bảy, với kết quả 50-49, được bầu theo hàng ngũ đảng phái, cho thấy dấu hiệu của sự phản đối rộng rãi của Đảng Cộng hòa.
Việc hai đảng có cùng số ghế tại Thượng viện có nghĩa là tất cả mọi thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ cần phải bỏ phiếu ủng hộ kế hoạch của đảng.
Nhưng hôm thứ Sáu, một nghị sĩ đảng Dân chủ ôn hòa, Thượng nghị sĩ Joe Manchin, phản đối kế hoạch với lý do gói cứu trợ khổng lồ có thể làm nền kinh tế bị ảnh hưởng. Phải mất 11 giờ thương lượng suốt đêm để đưa ra một thỏa thuận.
Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer nói kế hoạch này sẽ “giúp đỡ nhiều người hơn bất cứ điều gì mà chính phủ liên bang đã làm trong nhiều thập niên”.
Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, ông nói: “Đã qua một ngày dài, một đêm dài, một năm dài, nhưng một ngày mới đã đến và chúng ta nói với người dân Hoa Kỳ rằng họ sắp nhận được sự giúp đỡ.”
Tuy nhiên, Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell chỉ trích gói viện trợ. Ông nói: “Thượng viện chưa bao giờ chi 2 tỷ đôla một cách lộn xộn như vậy, hoặc thông qua kế hoạch với một quy trình ít nghiêm ngặt hơn.”
Ông Schumer dự đoán Hạ viện sẽ thông qua dự luật và Tổng thống Biden sẽ phê chuẩn dự luật trước khi trợ cấp thất nghiệp hết hạn vào ngày 14 tháng 3.