Tổng Quát

Siêu bão Goni tăng tốc hướng vào Biển Đông

31 tháng 10 2020

Vị trí và hướng di chuyển siêu bão Goni
Chụp lại hình ảnh,Vị trí và hướng di chuyển siêu bão Goni

Bão Goni, dự báo là siêu bão mạnh nhất thế giới trong năm 2020, đang tăng tốc tiến vào Biển Đông.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam, vào 7 giờ sáng ngày 31/10, vị trí tâm siêu bão Goni ở cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 810km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 17, giật trên cấp 17.

Bão Goni dự báo đổ bộ vào trung tâm đảo Luzon, phía tây bắc thủ đô Manila khoảng 20h ngày 1/11, và suy yếu dần khi di chuyển thêm về hướng Tây trên Biển Đông do ảnh hưởng của gió trên cao và không khí khô.

Siêu bão Goni dự báo có thể đổ bộ vào Việt Nam ngày 4/11.

Philippines đã phát báo động đỏ về siêu bão Goni, lệnh sơ tán hàng hàng loạt, cấm tàu phà và chuẩn bị lương thực dự trữ cùng phương án cứu hộ cứu nạn.https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/vietnam-54758897/p08w5qp6/viChụp lại video,

Việt Nam: nhìn lại những ngày bão lũ miền Trung

Nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam mưa to

Trong khi đó ở Việt Nam, do ảnh hưởng của bão Goni, nhiều tỉnh miền Trung tiếp tục có mưa lớn.

Các chuyên gia khí tượng cho hay bão Goni tiến về khu vực miền Trung trùng với đợt không khí lạnh tăng cường tràn về. Không khí lạnh kết hợp bão và dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Trung Bộ sẽ khiến tình hình thời tiết tại đây càng phức tạp.

Dự báo bão Goni sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa. Tuy nhiên nhiều chuyên gia dự báo bão Goni sẽ ‘chết yểu’ trên đường đi do không khí lạnh tăng cường.

A man grips a post to avoid being swept away in floodwaters in Quang Binh province, Vietnam
A local resident walks through the floodwater to a pick-up point for relief packages in Quang An Commune, Thua Thien Hue, Vietnam
Chụp lại hình ảnh,Nước ngập dâng cao khiến việc phân phối, tiếp nhận hàng cứu trợ tới nhiều gia đình gặp khó khăn

Do ảnh hưởng của không khí lạnh và bão Goni, từ Nghệ An đến Hà Tĩnh có mưa từ 50-100mm, có nơi trên 200mm, các tỉnh khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa, Quảng Bình và Quảng Nam có mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Riêng tại khu vực huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, nơi vừa có vụ sạt lở đất làm nhiều người thiệt mạng, lại có mưa lớn cho tới đêm 31/10.

Giới chức cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và sạt lở đất vùng núi tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Municipal workers evacuate local people from flood water in Quang Tri province, Vietnam, on 18 October 2020

Quốc lộ 1A đoạn qua Hà Tĩnh hiện đang bị ngập sâu từ 0,5 – 1m, nhiều chỗ nước chảy xiết.

Quốc lộ 15A từ ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc đến ngã ba Phúc Đồng, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh có nhiều đoạn bị sạt mái ta luy dương.

Đường liên xã ở thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh vạt đồi lở, hàng nghìn khối đất đá tràn xuống đường.

Vietnam, flood

Mưa lớn ba hôm nay khiến thành phố Hà Tĩnh, huyện Can Lộc, Thạch Hà, Hương Sơn, Vũ Quang, Cẩm Xuyên, thị xã Hồng Lĩnh ngập nặng từ 0,5 m đến 2 m, nhiều xã bị cô lập, nước tràn vào hàng trăm nhà dân.

Sáng 31/10, Việt Nam cho máy bay quân sự chở lương thực tiếp tế cho 3000 dân bị bị cô lập ở Phước Sơn.

Hôm 28/10, thôn 6, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn xảy ra sạt lở đất vùi lấp 11 người, đến nay còn 6 nạn nhân mất tích.

Chiều 28/10, một quả núi ở thôn 1, xã Trà Leng, Nam Trà My, Quảng Nam sạt xuống khiến 53 người bị vùi lấp, trong đó 33 người sống sót và bị thương, 8 thi thể được tìm thấy, còn 12 nạn nhân mất tích.

Hiện công tác cứu hộ cứu nạn vẫn đang được tiến hành.

Advertisement
Categories: Tổng Quát, Tin Trong Nước | Leave a comment

Vịt mẹ hi sinh mạng sống để cứu các con khỏi hàm rắn

Trần Phong | DKN 25/10/2020 319 lượt xem

Ảnh minh hoạ: pixabay.

Vịt mẹ đã cố sức đẩy các con ra khỏi cái hốc nơi chúng thường cư ngụ để tránh khỏi con rắn hung ác. Cuối cùng, chính nó đã hi sinh.

Nhân viên Sở Lâm nghiệp Ấn Độ Sudha Ramen đăng lên Twitter đoạn video về câu chuyện vịt mẹ hi sinh tính mạng để cứu con và nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng.

Khi trông thấy con bò sát săn mồi từ từ chui vào, vịt mẹ bắt đầu liều lĩnh vỗ cánh và đẩy các con ra khỏi hốc. Thật may là đám vịt con đã bình an vô sự nhưng vịt mẹ đã không thể chạy thoát. Đoạn video kết thúc bằng cảnh con rắn dữ tợn quấn quanh thân vịt mẹ và siết nó đến chết. Nhiều người đã bật khóc khi chứng kiến điều này.https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=2391351179&adk=884465546&adf=696944579&w=300&lmt=1603598580&psa=1&guci=2.2.0.0.2.2.0.0&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fdoi-song%2Fvit-me-hi-sinh-mang-song-de-cuu-cac-con-khoi-ham-ran.html&flash=0&wgl=1&adsid=ChAI8OfZ_AUQo6i07aau_dlNEkgAHsA3laMKn_46LFbyuxyPCWDdvLV2rdZ1i7s0EwUagx2tyQu1_qSv6aH0A4CE1ESUQOmdCyhEvyc_AQ46iHH5rCG5Fgj1QYg&dt=1603752097827&bpp=178&bdt=6987&idt=582&shv=r20201021&cbv=r20110914&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&correlator=3558406245888&frm=20&pv=2&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1603752098&ga_hid=1052598504&ga_fc=0&iag=0&icsg=4064&dssz=91&mdo=0&mso=0&u_tz=-420&u_his=6&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=188&ady=1041&biw=675&bih=329&scr_x=0&scr_y=650&eid=21067205%2C21067495&oid=3&pvsid=4104386648386341&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=640&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C683%2C328&vis=1&rsz=%7Co%7CoeEbr%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&jar=2020-10-26-22&ifi=1&uci=a!1&btvi=1&fsb=1&xpc=lOJ73cZDaD&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=708https://platform.twitter.com/embed/index.html?dnt=true&embedId=twitter-widget-0&frame=false&hideCard=false&hideThread=false&id=1319150476907081733&lang=vi&origin=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fdoi-song%2Fvit-me-hi-sinh-mang-song-de-cuu-cac-con-khoi-ham-ran.html&theme=light&widgetsVersion=ed20a2b%3A1601588405575&width=500px

Thật đau lòng. Không có gì trên đời có thể sánh được với tình yêu của mẹ, – một người thốt lên.

Mắt tôi ướt nhoè vì cảnh này. Mỗi bậc cha mẹ chắc đều xúc động và được truyền cảm hứng… Cuộc sống sẽ không còn như trước với những con vịt nhỏ… Tất cả đã thay đổi trong vài giây – một người khác đau lòng không kém.

Đáng ra người quay clip này nên cứu mẹ con nhà vịt mới phải. Tại sao anh ta không làm thế? – một người bình luận.

Tình mẫu tử thật thiêng liêng, dù là động vật hay con người…https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-2791219656443006&output=html&h=250&slotname=3868084373&adk=2050115159&adf=3750602988&w=300&lmt=1603598580&psa=1&guci=2.2.0.0.2.2.0.0&format=300×250&url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fdoi-song%2Fvit-me-hi-sinh-mang-song-de-cuu-cac-con-khoi-ham-ran.html&flash=0&wgl=1&adsid=ChAI8OfZ_AUQo6i07aau_dlNEkgAHsA3laMKn_46LFbyuxyPCWDdvLV2rdZ1i7s0EwUagx2tyQu1_qSv6aH0A4CE1ESUQOmdCyhEvyc_AQ46iHH5rCG5Fgj1QYg&dt=1603752098005&bpp=17&bdt=7165&idt=2325&shv=r20201021&cbv=r20110914&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da8d8f7104032e267-2222e89237c40057%3AT%3D1603236191%3ART%3D1603236191%3AS%3DALNI_MaoxOs68TqkN3Xt0rrp0UvOvqQ_Dw&prev_fmts=300×250%2C0x0&nras=1&correlator=3558406245888&frm=20&pv=1&ga_vid=1465405372.1508563676&ga_sid=1603752098&ga_hid=1052598504&ga_fc=0&iag=0&icsg=4064&dssz=94&mdo=0&mso=0&u_tz=-420&u_his=6&u_java=0&u_h=768&u_w=1366&u_ah=728&u_aw=1366&u_cd=24&u_nplug=3&u_nmime=4&adx=188&ady=1876&biw=675&bih=329&scr_x=0&scr_y=650&eid=21067205%2C21067495&oid=3&pvsid=4104386648386341&pem=855&ref=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2F&rx=0&eae=0&fc=896&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1366%2C0%2C1366%2C728%2C683%2C328&vis=1&rsz=%7Co%7CoeEbr%7C&abl=NS&pfx=0&fu=8192&bc=31&jar=2020-10-26-22&ifi=2&uci=a!2&btvi=2&fsb=1&xpc=kARjl3XNGJ&p=https%3A//www.dkn.tv&dtd=2459

Video xem thêm: Lam tin rằng Chân – Thiện – Nhẫn là cội nguồn của những điều tốt đẹp

Có thể bạn quan tâm:

Categories: Tổng Quát | Leave a comment

Khóc Bạn Lê Hiếu Liêm

Lê Hiếu Liêm (Lý Khôi Việt)

Bạn tôi, tiến sĩ Lê Hiếu Liêm, tức Lý Khôi Việt, vừa mới qua đời hôm Chủ Nhật, 10/8, hưởng thọ 57 tuổi. Hai ngày nay, tôi đã khóc. Bạn ơi, sao bạn đi mô mà sớm thế!Ba hôm trước Liêm bị vỡ mạch máu não.  Anh khinh thuờng, không chịu kêu xe cứu thương khẩn cấp.  Chị Lan, vợ anh, khi chở đến bệnh viện thì đã quá trễ.  Vợ chồng chúng tôi lên đến phòng cấp cứu thì chỉ còn thấy được một con hùm ngày nào nằm nhắm mắt thở theo nhịp của máy.  Tôi không tin là chuyện có thật.  Thằng bạn thân nhất của tôi, luôn gặp nhau bàn chuyện chính trị, lịch sử, tôn giáo, nay nằm đó, chờ chết”  Không!

Tôi và Liêm đã có một lịch sử bạn hữu thân thiết lâu dài.  Từ ngày Liêm học xong tiến sĩ luật khoa ở Sorbonne, Paris, qua Mỹ định cư, thì tôi cũng vừa xong việc học ở Texas.  Năm 1981, chúng tôi gặp nhau ở Los Angeles qua tạp chí Khai Phóng vừa mới ra đời cùng với các anh Bùi Ngọc Đường, Lê Hậu, Đỗ Hữu Tài, Hồng Quang.  Những đêm dài cùng nhau viết báo, đánh máy, lay out, bỏ dấu, bao nhiêu chuyện lý tưởng cho Đạo pháp và Dân tộc.  Như rứa mà đã 27 năm rồi. Bao nhiêu là kỷ niệm.  Hai đứa chúng tôi luôn luôn gần nhau.  Tôi luôn nói đùa với Liêm rằng “Khi tôi lên làm vua” thì tôi sẽ “dời đô” về Quảng Trị và Lý Khôi Việt sẽ là quốc sư cho triều đại mới.  Anh chàng tủm tỉm cuời về cái chuyện khôi hài của chính trị.  Anh nói đùa rằng, quốc hiệu cho triều đại của tôi phải có hình con trâu.  Vì tôi quê mùa giống con trâu lắm.  Tôi và anh cùng cười ha hả.  Tôi còn nhớ những trận cười như thế của anh.  Liêm luôn cầm trên tay điếu thuốc lá, hít thật sâu từng cơn, tay kia thì nâng ly cà phê sữa đá, nhấp từng ngụm nhỏ.  Tôi không nghĩ rằng chính những nhịp hít thuốc lá thật sâu đó đã giết chết anh.  Hồ Chí Minh có nói, “Hạnh phúc là ước mơ và đấu tranh.”  Tôi nhìn Liêm và đùa nói, “Hạnh phúc là ước mơ để mà hút thuốc và uống cà phê sữa đá.  Tất cả đều sẽ đem đến cái chết.”  Anh ta vẫn tủm tỉm cười.

Liêm bắt đầu cuộc đời ở Mỹ bằng nghề cắt cỏ – cũng như bao nhiêu kẻ sĩ thất thời khác.  Anh có làm một bài thơ trong lần ra mắt căn biệt thự to lớn anh vừa mới mua xong ở Danville, bắc California:  “Người xưa tay trắng gầy cơ nghiệp.  Ta nay cắt cỏ dựng cơ đồ.”  Ngày thì anh lao dộng đổ mồ hôi.  Đêm về anh viết sách, viết báo.  Cuộc đời của anh chỉ có một lý tưởng: Phật giáo và dân tộc Việt Nam.  Anh luôn luôn xem cả hai là một.  Việt Nam và Phật Giáo là hai sinh mệnh không thể tách rời, – từ hai ngàn năm qua và sẽ còn mãi mãi trong tương lai.

Tôi nhớ một đêm trăng nọ, năm 1983, hai chúng tôi trên đường đi lập đảng chính trị.  Khi lái xe qua vùng Sunol, xa lộ 680, trăng sáng vừng vực.  Anh và tôi cùng ca hát và cầu nguyện cho “hồn thiêng sông núi gia hộ cho cuộc cách mạng” mà chúng tôi muốn khởi đầu để cứu Việt Nam.  Chúng tôi lái xe thâu đêm, làm việc suốt ngày, không hề mệt mỏi.  Nhưng cách mạng đâu chẳng thấy.  Chỉ thấy rằng cuộc đời không thể chỉ ước mơ và đấu tranh mà được.

Những năm đầu thập niên 1980-1985, không khí “kháng chiến” nở rộ và nóng hổi trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại.  Tôi và anh cùng đi họp với một tổ chức chính trị.  Nhiều đêm khuya lái xe đường xa, hai thằng cãi nhau về đường lối cách mạng.  Tôi thì cho rằng cuộc cách mạng cho Việt Nam kế tiếp phải do người Cộng Sản chủ động.  Anh thì suy nghĩ ngược lại.  Anh cho rằng đảng Cộng Sản đã phản bội dân tộc.  Sau đó, anh lên đường về Thái Lan, đi vào “chiến khu.”  Trước khi đi, chúng tôi cùng uống bia tiễn biệt nhau.  Anh ngâm câu thơ, “Làm trai vung kiếm lên đường.  Đi thì đi dứt đừng vương với sầu.”  Tôi thì đi vào trường luật ở San Francisco.  Hai năm sau, anh trở lại Berkeley.  Chuyện “kháng chiến” đã không đi vào đâu.  Anh trở về lại con đường nghiên cứu tôn giáo, chính trị bằng sách vở.  Ngoài ra, anh đi vào con đường đầu tư và xây cất bất động sản.

Lê Hiếu Liêm là một con người lạ lùng.  Tôi không muốn nói về khả năng tri thức và trí thông minh xuất chúng của anh – mà về con người.  Đọc sách vở, các bài viết của anh thì thấy văn phong rực lửa, hào khí ngất trời; nhưng anh có một nhân cách rất trầm tĩnh, nhẹ nhàng, từ tốn, và gần như không bao giờ nổi nóng trước mặt người khác – kể cả những lúc tranh luận chính trị gay gắt với tôi.  Có lần anh bảo tôi, “Ê ông Liêm.  Ông gia nhập đảng Cộng Sản đi cho rồi.  Lập trường của ông sao đôi khi giống họ quá!”  Thế là tôi nổi đóa, gây gỗ, to tiếng với anh.  Nhưng anh vẫn cứ cười tủm tỉm, không to tiếng với tôi lần nào.  Anh có tánh tình thẳng thắn.  Có lần anh bạn thân của hai chúng tôi là Đoàn Văn Toại nói với tôi, “Khi nào ông lái xe đường xa, cứ cho Lý Khôi Việt ngồi bên.  Hắn sẽ chọc ông tức máu lên mà cãi nhau, thế là đường có xa gì cũng hóa gần.”

Thời gian qua mau.  Từ khi anh giã từ “cách mạng” chúng tôi ít còn tranh luận về chính trị.  Tuổi thanh xuân nhiệt huyết cũng không còn.  Hai thằng nay đã vào “ngũ thập tri thiên mệnh.”  Mỗi đứa biết đâu là khả năng, đâu là giới hạn của đời người.  Những ngày cuối tuần, Liêm và tôi vẫn thường gặp nhau – sau này cùng có thêm anh Trần Việt Long, uống rượu bàn chuyện thế sự.  Cứ nghĩ rằng cuộc đời cứ thế mà trôi.  Hai thằng thỉnh thoảng cũng hẹn nhau về Việt Nam để nghỉ hưu bên giòng sông Hương thưở trước.  Nhưng có ai biết được ở tuổi này chuyện gì sẽ xẩy ra.  Thế mà hung tin đã đến sớm quá.  Anh bị vỡ mạch máu.  Và đã đi vào hôn mê.

Hôm thứ bảy vừa qua, sau khi bác sĩ trong bệnh viện cho biết là Liêm sẽ không qua nỗi, tôi có cảm tưởng như rơi vào một khoảng không.  Thầy Từ Lực và gia đình cùng thân hữu tụng kinh cầu siêu tiễn biệt.  Tôi bị xúc động quá, đi ra ngoài hành lang, đứng nhìn hàng cây thông và đỉnh núi đằng xa.  Thế là từ nay, bàn tiệc thế gian này đã vắng đi người bạn thường đối ẩm.  Chuyện còn dài mà Liêm!  Sao bạn đi đâu mà vội!  Bạn cứ ngồi đó mà nhấp cá phê sửa đá, hít từng khói thuốc lá, để xem ta đây làm trò chọc thiên hạ cho vui.  Nay bạn bỏ ta mà đi, thật là làm ta cô đơn và mất hết hứng chí.  Nhưng mà ta vẫn có cảm tưởng là bạn đang ở đâu đây, đang nhìn ta, và mỉm cười đáng ghét, trêu chọc ta như ngày nào.  Mai bữa ta “dời đô” về Quảng Trị thì ai sẽ làm thơ khai hứng đây”

Chắc từ nay, trong thiếu vắng hình bóng của bạn, ta phải ngâm theo câu thơ Côn Luân Tam Thánh của Kim Dung: “Ban ngày sao ngắn vậy, trăm năm sao chóng hết. Trời đất thật bao la, vạn kiếp quá dài như thái cực.  Tiên nhân buông xuôi hai đuôi sam, một nửa đã bạc như sương tuyết.  Ông trời gặp ngọc nữ cười vang nghìn bức phen.  Ta muốn ôm sát con rồng, quay xe đi Phù Tang, mua rượu ngon nơi Bắc Đẩu, nâng mời rồng uống vài chung…  Ôm trường kiếm, trợn ngược lông mày mà hỏi, tại sao nước xanh và đá trắng mà rời rạc nhau như thế”  Ôi trên đời nếu không có bạn tri âm, dù sống lâu ngàn tuổi cũng vô ích.”

***

Chủ Nhật nầy, gia đình, thân hữu, sẽ cùng làm lễ hỏa táng cho Liêm.  Ta sẽ thầm cùng với Vô Sắc thiền sư mà niệm kinh Phật theo ngọn lửa hồng đưa bạn về cát bụi: “Chư phương vô vân ế.  Tứ diện giai thanh minh.  Vi phong thôi hương khí.  Chúng sơn tỉnh vô thanh.  Kim nhật đại hoan hỉ.  Xả vô nguy thuý thân.  Vô điều dựt vô ưu.  Ninh đang bất thân khánh.”  (Bốn phía không có màn mây.  Bốn mặt đều trong sáng.  Gió nhẹ thổi mùi thơm.  Tất cả các núi đều yên lặng.  Ngày hôm nay đầy hoan hỉ.  Đã xong đời thân xác mỏng manh.  Không hơn cũng không lo.  Như vậy chả vui mừng lắm ư!)

Trong tiếng gió ngày hè thoang thoảng mùi hương cỏ lá, ta lại nhìn lên dãy núi xa, ở giờ vĩnh biệt bạn thân, với đầy đủ chư Tăng, Ni, gia đình, thân hữu gần xa, đâu đây ta vẫn còn thấy bạn Liêm, hút thuốc lá, nhấp cà phê mỉm cười thanh thản.

Categories: Tổng Quát | Leave a comment

Bình Tàu Cộng Đại Cáo

Bình Tàu Cộng Đại Cáo

Bùi Chí Vinh

6-7-2020

Xưa Nguyễn Trãi viết BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO sau khi đại thắng quân Minh. Nay ta viết BÌNH TÀU CỘNG ĐẠI CÁO để thông báo cho đời sau được biết. Bài cáo này vốn tiền thân là BÀI CÁO HẬU BÌNH NGÔ ra đời khi những cuộc biểu tình chống bành trướng Trung Quốc rục rịch nổi lên khắp 3 miền. Ngoài biên thùy bọn ngoại xâm phương Bắc lăm le xâm chiếm trên bộ lẫn trên biển. Trong nước lũ rước voi giày mả tổ, cõng rắn cắn gà nhà tha hồ đục khoét của công, quậy phá nát như tương.

Bài thơ gây hiệu ứng dây chuyền quốc tế mạnh mẽ đến mức thi sĩ kiêm nhà nghiên cứu văn học người Hàn Quốc tên là Bae Yang Soo cư ngụ ở Busan phải lập tức lưu tâm đến nó. Vốn giỏi Việt ngữ, Bae Yang Soo chuyển ngữ BÌNH TÀU CỘNG ĐẠI CÁO sang tiếng Hàn và đưa vào tuyển tập THE POET SOCIETY OF ASIA (CÁC NHÀ THƠ CHÂU Á) do ông tuyển chọn phát hành khắp toàn quốc…

***

BÙI CHÍ VINH: BÌNH TÀU CỘNG ĐẠI CÁO

“Như nước Việt ta từ trước
Vốn xưng văn hiến đã lâu
Sơn hà cương vực đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
Lần thứ hai, đất nước
Khoác ba lô theo Nguyễn Trãi lên rừng
Bài tuyên ngôn chuẩn bị trước mười năm
Chân trái đạp đầu quân Minh, chân phải bước vào Văn Miếu
Có phải lần trước bên này sông
Lý Thường Kiệt ung dung phát biểu:
”Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư…”

Bài tuyên ngôn đầu tiên khi chưa xác định màu cờ
Dung tích máu không có ngân hàng nào chứa nổi
Ông cha ta đánh giặc, ông cha ta làm thơ
Ngọn giáo chẳng suy tư dù dạ dày có đói
Lương thảo ở Lam Sơn được đo lường bằng xác con ngựa già chia những phần ăn cuối
Thực đơn của nghĩa sĩ Tây Sơn trên võng cáng băng rừng là cơm nắm, rau măng
Những cuộc hành quân không nhờ cậy thánh thần
Được ra đời giống như truyền thuyết
Mà truyền thuyết cũng vô cùng đặc biệt
Những cuộc hành quân nhà chép sử phải đau đầu
Mười vạn chiến sĩ nông dân vượt sông Mã ra sao
Để kịp ăn Tết Thăng Long với anh hùng Nguyễn Huệ?
Hàng trăm thớt voi vượt sông Cả thế nào
Để hoa đào Nhật Tân không nở trể?

Cái giá của tuyên ngôn lạ lùng như thế
Quá khứ có thịt xương nên hiện tại có luân hồi
Tương lai không dành cho bọn sâu bọ làm người
Không thuộc độc quyền lũ rước voi giày mả tổ
Không nằm trong tay đám cõng rắn cắn gà nhà láu cá
Tương lai là của những kẻ đứng mũi chịu sào dám đem hạt gạo xẻ làm đôi
Những kẻ dám mở cuộc hành trình chống suy dinh dưỡng
Từ nạn đói năm 45 đi tới tiếng cười

Chúng ta yêu nhau đúng quy luật con người
Em yêu anh và anh yêu em đấy
Đừng quay đầu và đừng khép đôi môi
Khi tim cùng đập ở lồng ngực trái
Có Hội Thề Lũng Nhai mới có quân sư Nguyễn Trãi
Có bô lão mài gươm mới có Hội Nghị Diên Hồng
Hạt thóc thành cơm nhờ cấy ở trên đồng
Không có hạt thóc nào tái sinh nếu gieo trên sàn lót nệm
Chúng ta yêu nhau chẳng cần ai bảo hiểm
Những đứa con như những chứng từ
Đất nước mình phải cấp chứng minh thư
Cho bất cứ ai làm ra sản phẩm

Nếu chiến tranh sinh ra những bài tuyên ngôn chiến thắng
Thì hòa bình còn lâu mới là bức bình phong mang khẩu hiệu giả hình
Đừng bắt Phật bị cầm tù, đừng bắt Chúa bị đóng đinh
Con mắt láo liên làm sao mà nhìn thẳng
Mười ngón chân ta không mọc đằng sau nên không hối hận
Lúc bước đi gặp dấu của ông bà
Lúc đọc bài thơ gặp bát ngát trường ca

Làm sao nói hết về tình yêu tổ quốc
Cái lai lịch trong một chương, cái cội nguồn trong một mục
Cuộc sắp xếp văn minh trong trật tự mỗi điều
Cũng như làm sao minh họa hết tình yêu
Sự rung động của các tế bào gây cảm xúc
Ta yêu tổ quốc bằng bài thơ giữ nước
Đại Cáo Bình Ngô một thuở lên đường
Ta yêu tổ quốc bằng bài thơ dựng nên cột mốc
Biết giữ gìn từng tấc đất biên cương

Uy lực của một nước có chủ quyền từ hàng loạt tuyên ngôn
Cuộc chiến đấu ngàn năm bằng chữ
Luật Hồng Đức, luật Quang Trung
Hiến pháp của Rồng Tiên đó chứ!
Ta bỗng thơ ấu như bắt đầu tham dự
Chuyện kể ngày xưa về cô chú ông bà
Ta bỗng nồng nàn hiểu máu và hoa
Thấm thía trong từng chương vệ quốc
Ta bỗng bàng hoàng thấy đường trên mặt đất
Có triệu bàn chân Nam tiến phá rừng
Ta bỗng hiên ngang tuyên bố rõ ràng
Bờ biển Việt Nam hình cong như chữ S
Đất nước Việt Nam bắt đầu từ ải Nam Quan bất diệt
Đất nước Việt Nam kết thúc bằng mũi Cà Mau lẫm liệt
Không có lý do gì giặc ngoài thù trong móc ngoặc cách chia

Máu chảy 4000 năm cho cuống rún chưa lìa
Khi trước trận thắng giặc Mãn Thanh, vua Quang Trung hiệu triệu
Khi nghĩa sĩ Tây Sơn cùng đồng thanh phát biểu :
”Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
Ta bất chợt nhìn ra mình thật sự
Máu cha ông đổ ra thì ruột con cháu bắt buộc mềm
Ta hạnh phúc nhập hồn vào kinh sử
Nỗi nhục bị đô hộ 1000 năm không được phép lãng quên!
BCV

Chân dung tác giả Bùi Chí Vinh
Tiểu sử tác giả và bài BÌNH TÀU CỘNG ĐẠI CÁO bằng tiếng Hàn Quốc
Bìa tập thơ CÁC NHÀ THƠ CHÂU Á
Categories: Tổng Quát | Leave a comment

Phật giáo Hòa Hảo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phật giáo Hòa Hảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm

Biểu tượng Phật giáo Hòa Hảo

Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ

Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm Kỷ Mão 1939, lấy pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia (Tại gia cư sĩ). Tôn giáo này lấy nền tảng là Đạo Phật, kết hợp với những bài sấm kệ do chính Huỳnh Phú Sổ biên soạn.

Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập.

Huỳnh Phú Sổ, còn được gọi là “Thầy Tư Hoà Hảo”, “Đức Huỳnh Giáo chủ”, khi đó chưa đầy 18 tuổi, tuyên bố mình là bậc “Sinh nhi tri”, biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và “đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc”. Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa hoặc nước lã, giấy vàng, lá xoài, lá ổi, bông trang, bông thọ, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm thầy tổ, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Đức Tôn Sư, Đức Thầy.

Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, nội dung cốt lõi là giáo lý của Đức Phật Thích Ca, và có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ lúc bấy giờ.

Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo, xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Thời kỳ 1941 – 1944[sửa | sửa mã nguồn]

Sang năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một cách nhanh chóng. Khi Nhật vào Đông DươngPháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo phái Hòa Hảo nên đã câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu ĐốcBạc LiêuCần Thơ. Năm 1942, Nhật vận động được ông về Sài Gòn. Tại đây, ông đã vận động được nhiều nhân vật hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của Nhật. Năm 1944, Phật giáo Hòa Hảo thành lập lực lượng vũ trang dưới tên gọi Đội Bảo An.[2]

Thời kỳ 1945 – 1955[sửa | sửa mã nguồn]

Xung đột với Việt Minh[sửa | sửa mã nguồn]

Tây Nam Bộ là nơi phát tích của giáo phái Hòa Hảo, với đa số tín đồ là những người dân hiền hòa, yêu nước. Nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân, Ủy ban nhân dân Nam Bộ mới thành lập sau Cách mạng tháng Tám đã mời người sáng lập giáo phái là Huỳnh Phú Sổ giữ chức ủy viên đặc biệt của Ủy ban. Tuy nhiên, Việt Minh cho rằng một số lãnh đạo Hòa Hảo có nhiều tham vọng về quyền hành đã lợi dụng danh nghĩa của giáo phái Hòa Hỏa đòi giao những tỉnh có đông tín đồ (như Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc) cho họ quản lý. Khi yêu sách này không được đáp ứng, họ 2 lần tổ chức biểu tình tuần hành, kéo vào thị xã Long Xuyên (cuối tháng 8-1945) và thị xã Châu Đốc (đầu tháng 9-1945) định gây bạo loạn cướp chính quyền. Lực lượng vũ trang cách mạng được huy động đến kịp thời giải tán.[3] Theo Archimedes L.A Patti, Hòa Hảo chống lại chủ trương của Việt Minh muốn đàm phán với Đồng Minh nên tổ chức biểu tình đòi vũ trang quần chúng chống lại việc quân Anh, Pháp đổ bộ vào Nam Kỳ[4].

Ngày 8/9/1945, những người đứng đầu Phật giáo Hòa Hảo lại tổ chức tuần hành ở thị xã Cần Thơ với khẩu hiệu chống thực dân Pháp và chống độc tài. Việt Minh cho rằng Hòa Hảo muốn cướp chính quyền.[5] Chính quyền tỉnh Cần Thơ giải tán cuộc biểu tình này, bắt những người cầm đầu, đưa ra tòa xét xử và kết án tử hình 3 người đứng đầu. Đối với tín đồ, chính quyền giải thích ý đồ của lãnh đạo Hòa Hảo, khuyên họ trở về nhà tiếp tục làm ăn, không để bị lợi dụng.[3] Huỳnh Phú Sổ giải thích với lãnh đạo Việt Minh Trần Văn Giàu đây là cuộc biểu tình của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo để biểu thị quan điểm đấu tranh chống thực dân Pháp và chống độc tài[6]. Ngày 9 tháng 9 năm 1945, Việt Minh cho Quốc gia Tự vệ Cuộc bao vây trụ sở Phật giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier, Sài Gòn để bắt Huỳnh Phú Sổ nhưng ông trốn thoát.[7] Sau cuộc biểu tình tại Cần Thơ, Hòa Hảo bị Việt Minh bắt bớ, đàn áp[5]. Hòa Hảo cho rằng trong năm 1945 khoảng 10.000 tín đồ và cán bộ của họ bị Việt Minh sát hại[8].

Với chủ trương đại đoàn kết toàn dân, ngày 6 tháng 2 năm 1946, tại Chợ Mới (Long Xuyên), Nguyễn Hữu Xuyến, Trung đoàn trưởng Khu 8 của Việt Minh, đã ký với Trần Văn Soái (Năm Lửa), thủ lĩnh một nhóm Hòa Hảo Dân Xã, một thỏa ước nhằm gác bỏ mọi hiềm khích và hiểu lầm cũ, cùng nhau đoàn kết chống thực dân Pháp[3]. Thỏa ước này gồm 3 điều khoản:

  1. Hai bên cam kết không chống lại nhau.
  2. Khi một bên bị Pháp tấn công thì bên kia ứng cứu.
  3. Hai bên phối hợp tổ chức đánh Pháp.

Tháng 6 năm 1946 Hòa Hảo tổ chức lại lực lượng vũ trang lấy tên Nghĩa quân Cách mạng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực[9]. Ngày 21/9/1946, Hòa Hảo thành lập Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng.

Ngày 14/11/1946, Huỳnh Phú Sổ tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ với chức vụ ủy viên đặc biệt. Lực lượng vũ trang Hòa Hảo tham gia vào Vệ quốc đoàn do Nguyễn Bình chỉ huy nhưng không chấp nhận các chính trị viên do cấp trên gửi xuống. Tuy nhận lời tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến, Huỳnh Phú Sổ vẫn ngầm hoạt động chống lại chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 20/4/1946, Hòa Hảo cùng một số tổ chức khác tại miền Nam thành lập Mặt trận Quốc gia liên hiệp để tự tổ chức chống Pháp tại miền Nam Việt Nam. Mặt trận bầu Huỳnh Phú Sổ (dùng bí danh) làm Chủ tịch. Mặt trận này có lập trường chống lại chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[10][11] Mặt trận quyết định ủng hộ chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ để từ đó tiến tới thành lập một chính quyền thống nhất Việt Nam. Nguyễn Hòa Hiệp, Tư lệnh Đệ tam sư đoàn ra thông cáo kêu gọi lực lượng kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ hãy ngưng chiến: “Chính phủ Pháp đã bằng lòng để cho chúng ta có quân đội và chính phủ riêng. Hai dân tộc Pháp và Nam Kỳ sẽ sống bình đẳng. Vậy các chiến sĩ đang chiến đấu, hãy ngừng chiến ngay“.

Ngày 17 tháng 2 năm 1947, đại diện của Huỳnh Phú Sổ là Nguyễn Bảo Toàn cùng với lãnh đạo các đảng quốc gia khác như: Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội), Nguyễn Tường Tam (Việt Nam Quốc dân đảng) thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp với mục đích hậu thuẫn Bảo Đại đàm phán với Pháp thành lập Quốc gia Việt Nam. Theo kế hoạch của các đảng phái quốc gia tại miền Nam Việt Nam, Hòa Hảo cùng các đảng phái, tôn giáo khác sẽ dùng lực lượng vũ trang của mình từ Đông Nam Bộ (khu 7) về Tây Nam Bộ (khu 8, khu 9) lấy Đồng Tháp Mười làm căn cứ địa, nắm lấy các nguồn tiếp liệu lương thực và kiểm soát các đường giao thông giữa chiến khu 7 (nơi Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ đặt căn cứ), và hai chiến khu 8, 9 để cô lập Nguyễn Bình ở chiến khu 7, vô hiệu hóa lực lượng bộ đội Việt Minh trong hai chiến khu 8 và 9, làm bàn đạp tiến tới vị thế chủ lực lãnh đạo ở vùng Nam Bộ. Về mặt chính trị, dưới danh nghĩa của Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp sẽ tạo thế liên kết với các đảng phái quốc gia ở miền Bắc đã lưu vong sang Trung Hoa, tuyên bố không chấp nhận quyền lãnh đạo Việt Nam của Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[12]. Đầu tháng 4/1947, các đơn vị vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, Bình Xuyên di chuyển về Đồng Tháp Mười lập căn cứ. Trên đường hành quân, các đơn vị quân sự này bị chi đội 18 và chi đội 12 Vệ quốc đoàn phục kích ngăn chặn. Họ còn bị phi cơ Pháp bắn phá. Chỉ có một số đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt đến nơi nhờ thông thuộc địa bàn. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên bị kẹt lại khu 7.[12]

Sau một thời gian tạm hòa hoãn với Việt Minh, từ tháng 3-1947, nhóm Trần Văn Soái không tham gia kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo nữa, mà cùng một tiểu đoàn lê dương Pháp mở cuộc càn quét lớn vào 5 làng ở vùng Tân Châu (Châu Đốc). Đại đội 65 Vệ quốc đoàn cùng dân quân du kích địa phương đã đánh trả quyết liệt, buộc lực lượng của Năm Lửa và quân Pháp phải rút lui.[3] Cuối tháng 3 đầu tháng 4-1947 ở Tịnh Biên, Tri Tôn (Châu Đốc), lực lượng vũ trang Hòa Hảo và Cao Đài Tây Ninh liên tục đánh phá vùng Việt Minh kiểm soát, tàn sát thường dân, đốt phá xóm làng, truy lùng cán bộ Việt Minh và quần chúng cốt cán của Việt Minh.[3] Ngược lại, các đơn vị Vệ quốc đoàn do Việt Minh chỉ huy tại miền Tây Nam Bộ đã càn quét các vùng do Hòa Hảo kiểm soát, đốt phá nhà cửa, lương thực, giết hại thường dân theo đạo Hòa Hảo.[13]

Đầu tháng 4/1947, các đơn vị vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, Bình Xuyên di chuyển về Đồng Tháp Mười lập căn cứ. Trên đường hành quân, các đơn vị quân sự này bị chi đội 18 và chi đội 12 Vệ quốc đoàn phục kích ngăn chặn. Họ còn bị phi cơ Pháp bắn phá. Chỉ có một số đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt đến nơi nhờ thông thuộc địa bàn. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên bị kẹt lại khu 7.[12] Theo Việt Minh, những người cầm đầu Dân xã Hòa Hảo phát động một cuộc thanh trừng ở Tây Nam Bộ vào ngày 6/4/1947. Những người dân không ủng hộ Dân xã Hòa Hảo đều bị xem là kẻ thù, bị giết, buộc đá vào cổ, thả trôi sông. Dân chúng vô cùng phẫn uất trước hành động dã man của Dân xã Hòa Hảo.[3] Ngoài việc giết hại dân thường, quân Dân xã Hòa Hảo còn tổ chức các hành động càn quét chống Việt Minh ở các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.[3]

Ngày 16 tháng 4 năm 1947 Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích khi đến Tân Phú, Đồng Tháp Mười để hòa giải xung đột giữa Việt Minh và Phật giáo Hòa Hảo. Ông dự Hội Nghị với Việt Minh do Bửu Vinh mời, họp tại làng Tạ Phú, Đốc Vàng, tỉnh Long Xuyên. Trong phiên họp, đèn tắt và có tiếng súng nổ, cận vệ của ông chạy thoát về báo lại. Ngay đêm đó, có thủ bút của ông viết, gửi cho các Tư lệnh Lực lượng Phật giáo Hòa Hảo:

Ông Trần Văn Soái và Ông Nguyễn Giác Ngộ;

Tôi vừa hội hiệp với ông Bửu Vinh, bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi và ông Vinh xuýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra, trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai về báo cáo rằng tôi bị bắt hay mưu sát thì các ông đừng náo động.

Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân y tại chỗ.

Sáng ngày, tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau.

Phải triệt để tuân lịnh.

Ngày 16-4-1947 : 9 giờ 15 đêm

Ký tên: S

Từ đó người ta không có tin tức về ông. Hòa Hảo tin rằng Việt Minh đã hãm hại ông sau khi đã viết lá thư đêm đó. Khi mất tích ông 27 tuổi. Các tài liệu của phương Tây, Việt Nam Cộng hòa cho rằng Việt Minh thủ tiêu ông[14][15][16]. Tài liệu của công an Việt Nam thừa nhận Huỳnh Phú Sổ đã bị Việt Minh bắt và xử tử ngày 22 tháng 12 năm 1947 tại Long Xuyên[17].

Ủng hộ Quốc gia Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Huỳnh Phú Sổ mất tích, quan hệ Hòa Hảo – Việt Minh hoàn toàn đổ vỡ. Chi đội 2 Lưu động Vệ quốc đoàn do Trần Văn Soái chỉ huy ly khai khỏi Vệ quốc đoàn[18]. Những người chống Việt Minh trong đạo Hòa Hảo hợp tác với Pháp và được Pháp hỗ trợ trang bị và cung cấp tiền bạc[3]. Phật giáo Hòa Hảo lập ra nhiều đơn vị vũ trang mới ngoài những đơn vị vũ trang khác thành lập từ năm 1944, chiếm cứ một số vùng ở Tây Nam Bộ.[3] Lực lượng vũ trang Hòa Hảo chia thành 4 nhóm kiểm soát các khu vực khác nhau tại miền Tây Nam Bộ. Các nhóm này gồm:

  1. Nhóm Trần Văn Soái (Năm Lửa), đóng tại Cái Vồn (Vĩnh Long).
  2. Nhóm Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán), đóng tại Cái Dầu (Châu Đốc).
  3. Nhóm Lê Quang Vinh (Ba Cụt), đóng tại Thốt Nốt (Long Xuyên).
  4. Nhóm Nguyễn Giác Ngộ, đóng tại Chợ Mới (Long Xuyên).[3]

Năm 1947, các lực lượng Việt Minh vừa tổ chức tuyên truyền vũ trang, vừa mở một trận đánh lớn tại Kinh 13. Chỉ huy quân sự của Dân xã Hòa Hảo tuyên truyền: “Súng Việt Minh bắn không nổ!“, xua tín đồ tràn vào trận địa của Việt Minh. Lực lượng vũ trang của Việt Minh một mặt giải thích cho các tín đồ hiểu, mặt khác đánh quân của Dân xã Hòa Hảo, diệt nhiều lính, thu nhiều súng, có 1 Bazoka. Ở khu vực giữa Phú An – Phú Lâm (Tân Châu), Đại đội 65 đánh bật lực lượng của Dân xã ra khỏi vùng này. Việt Minh mở rộng công tác vũ trang tuyên truyền về hướng Thoại Sơn, tiếp tục tiến công ở Ba Thê, đánh lính lê dương đi tàu sắt đổ bộ lên Mốp Văn và Núi Sập, diệt trên 200 lính.[3]

Ngày 18/5/1947, Trần Văn Soái và Đại tá Cluzet, tư lệnh quân đội Pháp tại miền Tây Nam Bộ ký kết Hiệp ước liên quân tại Cần Thơ. Phật giáo Hòa Hảo và lực lượng quân sự của họ được Pháp và Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ công nhận. Pháp cho phép Hòa Hảo kiểm soát một vùng rộng lớn ở Miền Tây (Hậu Giang), đặt Tổng hành dinh tại Cái Vồn, Cần thơ.[19] Hòa Hảo được sử dụng quân đội riêng do sĩ quan Hòa Hảo chỉ huy để bảo vệ tín đồ, được cử đại diện trong các hội đồng hành chính, được phát triển lực lượng võ trang và mang phù hiệu riêng của Phật giáo Hòa Hảo. Quân lực Hòa Hảo hoạt động một mình, nhưng có thể yêu cầu quân đội Pháp yểm trợ khi cần thiết. Ngược lại Phật giáo Hòa Hảo cam kết tôn trọng luật pháp của Pháp, từ chối mọi cộng tác với Việt Minh, và trục xuất mọi cơ quan, nhân sự, hoạt động của Việt Minh ra khỏi các khu vực Hòa Hảo, phối hợp hành quân với quân đội Pháp chống lại Việt Minh, hợp tác với bộ tư lệnh Pháp và Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ. Trần Văn Soái được Bộ tư lệnh Pháp phong thiếu tướng, các sĩ quan Hòa Hảo khác cũng được phong cấp.[18]

Tháng 6/1947, nhằm thu hút tín đồ Hòa Hảo tạo thành khối đoàn kết các lực lượng chống Pháp, Việt Minh thành lập Ban Hòa Hảo vận tại Chợ Mới – Nhà Bàn, tập trung hoạt động vùng Long Xuyên, Châu Đốc, tuyên truyền chính sách đại đoàn kết dân tộc, vận động tín đồ Hòa Hảo cùng toàn dân kháng chiến chống xâm lược Pháp.[3]

Do Phật giáo Hòa Hảo có tín đồ rất đông ở miền Tây, nhất là các tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Cần Thơ… Đạo này có tổ chức chính trị là Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng làm nòng cốt, nên có nhiều diễn biến phức tạp ngay cả trong nội bộ của đạo. Các lực lượng vũ trang Hòa Hảo hợp tác với Pháp chống lại Việt Minh, khủng bố quần chúng ủng hộ Việt Minh, gây ra nhiều tội ác.[3] Dù vậy, một bộ phận tín đồ là nông dân, khi Việt Minh tích cực vận động thì lần lượt họ giác ngộ và tham gia cuộc kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo. Sư thúc Hòa Hảo Huỳnh Văn Trí là người chỉ huy một đơn vị vũ trang trong kháng chiến đã có công lớn trong công cuộc vận động tín đồ Hòa Hảo tham gia kháng chiến. Trong những năm 1949 – 1950, nhiều đồn bót đã án binh bất động, “trung lập hóa”, tránh không đụng độ với lực lượng Việt Minh.[3]

Thời kỳ 1955-1975[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa sau khi thành lập năm 1956 thì đã mở những cuộc hành quân như “Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng” rồi “Chiến dịch Nguyễn Huệ” để bình định các giáo phái hầu thống nhất quân lực. Các lãnh tụ Hòa Hảo như tướng Trần Văn Soái (biệt danh Năm Lửa) rút về cố thủ Đồng Tháp; tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) thì đem quân về chống giữ ở Châu ĐốcLong XuyênRạch Giá. Bị truy nã Trần Văn Soái ra hàng còn Lê Quang Vinh thì bị bắt, sau đem xử tử.[20]

Năm 1964, sau khi Nền Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ, trung tướng Nguyển Giác Ngộ là Ủy viên đặc trách tôn giáo trong Hội Đồng tướng lãnh, từ đó Phật giáo Hòa Hảo có cơ hội phục hồi tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáovăn hóaxã hội. Hệ thống Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở (hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp trung ương, tỉnhhuyện). Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo. Ngày 18-11-1964, Hội Đồng Trị Sự trung ương Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo được thành lập, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu. Theo kiểm kê năm 1965, Phật giáo Hòa Hảo chỉ có một ít chùa, có 390 Độc giảng đường, tín đồ chừng 4 triệu ở khắp các tỉnh Nam Phần, đặc biệt các tỉnh có đông đảo tín đồ là Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Rạch Gía, Cần Thơ, Vĩnh Long.

Năm 1972, Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho đến thống nhất đất nước. Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát triển vào thời Đệ Nhị Cộng hòa trong đó một sự kiện lớn là việc thành lập Viện Đại học Hòa Hảo năm 1972 ở Long Xuyên. Tính đến thời điểm Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, các nhóm Hòa Hảo điều hành tổng cộng sáu trường trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện. Tất cả những cơ sở này sau đó đều bị chính quyền mới trưng dụng quốc hữu hóa.[21]

Thời kỳ 1976-1998[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ 1999-nay[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo Hoà Hảo được hoạt động trở lại. Thành lập Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, xây dựng đường hướng Vì Đạo Pháp – Vì Dân tộc, thông qua hiến chương và chương trình đạo sự, hướng dẫn thống nhất toàn đạo tu đúng giáo lý, giáo luật, tôn chỉ hành đạo thuần tuý chơn truyền của Phật giáo Hòa Hảo.[22]

Từ năm 1999, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo được phép tổ chức Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo (18/5 ÂL) và Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ (25/11 ÂL) hằng năm.[23]

Đến nay, Phật giáo Hòa Hảo phát triển chú yếu trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có 397 Ban Trị sự cơ sở ở 17 tỉnh, thành với số lượng tính đồ trên 7 triệu người.

Theo đài RFA thì mỗi lần có các ngày lễ lớn của Phật giáo Hòa Hảo, chỉ có tín đồ thuộc các chi phái nằm trong giáo hội Phật giáo Hòa hảo chính thức do nhà nước quy định mới được làm lễ tại chùa Quang Minh Tự, các nhóm tín đồ không có giấy phép thì không được vào làm lễ[24][25]

Giáo lý Hòa Hảo[sửa | sửa mã nguồn]

Sấm giảng Thi văn Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo.

Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm 2 phần: Sấm Giảng giáo lý và Thi Văn giáo lý.

Phần thứ nhất: Sấm Giảng Thi văn Giáo lý. Phần này gồm 6 quyển giảng:

1. Quyển thứ nhất: Sấm giảng khuyên người đời tu niệm. Viết theo lối văn lục bát, dài 912 câu.

2. Quyển thứ nhì: Kệ dân của người khùng. Viết theo lối văn thất ngôn trường thiên, dài 476 câu.

3. Quyển thứ ba: Sám Giảng. Viết theo lối văn lục bát, dài 612 câu.

4. Quyển thứ tư: Giác mê tâm kệ. Viết theo thể văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu.

5. Quyển thứ năm: Khuyến thiện. Quyển này dài 776 câu, đoạn đầu và đoạn cuối viết theo thể thơ lục bát, đoạn giữa theo lối thơ thất ngôn trường thiên.

6. Quyển thứ sáu: Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền. Quyển này viết theo lối văn xuôi (tản văn), trình bày toàn bộ tôn chỉ, giới luật của Đạo.

Phần thứ hai: Thi Văn Giáo Lý. Phần này bao gồm hơn 200 bài thi thơ do Huỳnh Phú Sổ viết từ năm Kỷ Mão (1939) đến năm Đinh Hợi (1947).

Có thể coi giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên, gồm phần “Học Phật” và phần “Tu nhân”:

  • Phần “Học Phật”: chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược nhiều và có thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.
  • Phần “Tu nhân”: theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu “tứ ân hiếu nghĩa”- đó là 4 điều Đoàn Minh Huyên, đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dục tu Tiên Đạo, tiên tu Nhơn Đạo. Nhơn Đạo bất tu, Tiên Đạo viễn hỹ (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời).

Nghi lễ và tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Thờ phượng[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo lý Phật giáo Hoà Hảo chủ trương thờ phượng đơn giản, không cầu kỳ phức tạp, trở về với nội tâm hơn là hình tướng bên ngoài, đúng với tinh thần vô vi mà Đức Phật Thích Ca đã đề xướng.

Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:

– Thứ nhất là Ngôi thờ Cửu Huyền Thất Tổ: thờ cúng tổ tiên, theo đạo lý uống nước nhớ nguồn.

– Thứ hai là Ngôi thờ Tam Bảo: thờ Thập phương Phật, Pháp, Tăng. Ngôi thờ này có đặt một tấm vải màu nâu (gọi là Trần Dà) tượng trưng cho sự thoát tục và sự đoàn kết. Chúng ta hãy xem qua lời dạy của Đức Huỳnh Giáo chủ:

“Nhưng riêng về cư-sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn-giản cho lòng tin-tưởng trở lại tâm hồn hơn ở vào các sự hào nhoáng bề ngoài. Từ trước chúng ta thờ trần điều là di tích của Đức Phật Thầy Tây-An để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều tự xưng cùng tông-phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn-chỉ của Đức Phật, nên toàn-thể người trong Đạo đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu dà để biểu-hiện cho sự thoát tục của mình, và màu ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa-hiệp của nhân-loại không phân biệt chủng tộc và cá-nhân. Vì vậy chúng ta dùng nó trong chỗ thờ-phượng để tiêu-biểu cho tinh-thần vô thượng của nhà Phật”.

-Thứ ba là Ngôi Thông Thiên: đặt ngoài trời.

Về cách cúng Phật, chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi. Nước lạnh tiêu-biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu-biểu cho sự tinh khiết, còn nhang, dùng đặng bán mùi uế-trược. Ngoài ra chẳng nên cúng một món gì khác cả. Bàn thờ ông bà cúng món chi cũng đặng“. (lời Đức Huỳnh Giáo chủ).

Như trên thì, ngôi thờ Tam Bảo và ngôi Thông Thiên chỉ đặt lư hương, bình hoa, ly nước sạch, ngoài ra không cúng gì khác nữa. Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thì ngoài ba thứ trên có thể dâng cúng thêm thực phẩm: bánh trái, thức ăn nhưng nên cúng chay.

Hành lễ[sửa | sửa mã nguồn]

Huỳnh Phú Sổ dạy:

Chỉ thờ lạy Đức Phật, Tổ-tiên, ông bà, cha mẹ lúc còn sống và các vị anh-hùng cứu quốc. Với những kẻ khác, nên bỏ hẳn sự lạy lục người sống, cho đến Thầy mình cũng vậy, chỉ xá thôi.

Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo hành lễ mỗi ngày hai thời vào buổi sáng và buổi chiều theo nghi thức đã được chỉ dạy trong quyển thứ sáu.

Các ngày lễ tết[sửa | sửa mã nguồn]

Các ngày Lễ kỷ niệm trong Đạo đều tổ chức vào ngày âm lịch. Trong một năm, theo âm lịch đạo Hòa Hảo có các ngày lễ, Tết chính:

  • Ngày 1 tháng GiêngTết Nguyên Đán
  • Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ Thượng Ngươn
  • Ngày 25 tháng 2: ngày Đức Huỳnh Giáo chủ vắng mặt
  • Ngày 8 tháng 4: Lễ Phật đản
  • Ngày 18 tháng 5: Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo
  • Ngày Rằm tháng 7: Lễ Trung Ngươn, Vu Lan Báo Hiếu
  • Ngày 12 tháng 8: Vía Phật Thầy Tây An
  • Ngày Rằm tháng 10: Lễ Hạ Ngươn
  • Ngày 17 tháng 11: Lễ Phật A-di-đà
  • Ngày 25 tháng 11: Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ.
  • Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo

Ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ [1]
  2. ^ Nguyễn Long Thành Nam,Phật giáo Hòa Hảo trong lòng lịch sử dân tộc, Phần 4: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 9: Phong trào Bảo An chuẩn bị đấu tranh, Phần 3: Đội Bảo An, Tập san Đuốc Từ Bi, năm 1991
  3. a ă â b c d đ e ê g h i k l Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2010
  4. ^ Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 459, 460, 461, 490
  5. a ă Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần IV: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Mục 10: Cuộc Biểu Tình Cần Thơ 8-9-1945 Để Làm Gì, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  6. ^ Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần IV: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Mục 10: Cuộc Biểu Tình Cần Thơ 8-9-1945 Để Làm Gì, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  7. ^ Nguyễn Long Thành Nam,Phật giáo Hòa Hảo trong lòng lịch sử dân tộc, Phần 4: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Phần 5: Cuộc Biểu Tình Cần Thơ 8 – 9 – 1945 Để Làm Gì, Tập san Đuốc Từ Bi, năm 1991
  8. ^ Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần IV: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Mục 9: Phong trào truy lùng và xử án Việt gian, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  9. ^ Savani, A. M. Visage et Images du Sud Viet-Nam, trang 89, Saigon: Impremerie Française d’Outre-mer, 1955
  10. ^ Nguyễn Bình Và Mặt Trận Quốc gia Liên Hiệp, hoahao, 29.11.2005
  11. ^ Hồi ký 1925 – 1964, tập 2, trang 344-345, Nguyễn Kỳ Nam, Nhật báo Dân Chủ Mới, 1964
  12. a ă â Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần IV: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Mục 16: Thế kẹt lịch sử và chiến thuật gỡ kẹt, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  13. ^ Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần V: Sau khi đức Huỳnh giáo chủ ra đi, Chương 11: Giai đoạn quân sự hóa 1947-1955, Mục 4: Thế kẹt không có giải pháp vẹn toàn, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  14. ^ Savani, A. M. Visage et Images du Sud Viet-Nam. Saigon: Impremerie Française d’Outre-mer, trang 90, 1955
  15. ^ Arthur J. Dommen, The Indochinese Experience of the French and the Americans: Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam, page 186, Indiana University Press, 2001
  16. ^ Minh Võ, Hồ Chí Minh, nhân định tổng hợp, trang 282, Falls Church, VA: Tiếng Quê hương, 2003.
  17. ^ Từ điển nghiệp vụ phổ thông, trang 574, Viện nghiên cứu Khoa học Công an, Bộ Nội vụ, 1977, Hà Nội
  18. a ă Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần V: Sau khi đức Huỳnh giáo chủ ra đi, Chương 11: Giai đoạn quân sự hóa 1947-1955, Mục 5: Hiệp định liên quân Pháp-Hòa Hảo ra đời, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  19. ^ Cái Vồn trước năm 1975 là Trung tâm Hành chính của Quận Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Sau năm 1975 là Thị trấn Huyện lỵ Huyện Bình Minh. Nay là Trung tâm Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
  20. ^ Chuyện Năm Lửa và Ba Cụt
  21. ^ Tình Hình Pg Hòa Hảo Sôi Động Báo Việt Báo tường thuật
  22. ^ “Đôi nét về Đức Huỳnh Giáo chủ”.
  23. ^ “Kỷ niệm 78 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo”.
  24. ^ Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo chủ bị ngăn cản, RFA, 15.1.2015
  25. ^ Tín đồ PGHH lại bị ngăn cản tổ chức lễ, RFA, 3.7.2015

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Savani, A. M. Visage et images du Sud Viet-Nam. Saigon: Imprimerie française d’Outre-mer, 1955.
  • Huỳnh Phú Sổ, Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Categories: Tổng Quát | Leave a comment

hinh anh, tin tuc, sinh hoat, khap noi

Categories: Tổng Quát | Leave a comment

Phút cuối của những tử tù trước giờ thi hành án

Bữa ăn cuối cùng của tử tù Nguyễn Hải Dương

Phút cuối của những tử tù trước giờ thi hành án

© Ảnh: CA TP HCM
VIỆT NAM

URL rút ngắn
 0  0  0

Ăn bữa cuối cùng, viết tâm thư sám hối, gửi lại tiền cho bạn tù,… là những việc làm của một số tử tù trước giờ thi hành án.

Sáng 17/11, lực lượng chức năng đưa tử tù Nguyễn Hải Dương (sinh năm 1991) từ trại giam Bình Phước đến nơi tiêm thuốc độc (hơn 70km) để thi hành án. Trước đó đã có nhiều người phải trả giá vì những lỗi lầm gây ra.

Bữa ăn cuối của tử tù thảm sát 6 người

Sau 2 năm bị biệt giam, Dương nói với phóng viên rằng anh ta rất hối hận. Tử tù phạm tội Giết người và Cướp tài sản bảo sẽ không hành động như vậy nếu có cơ hội trở lại quãng thời gian đó.Khi bản án được thi hành, Dương muốn thi thể của mình được hỏa thiêu để gửi tro cốt vào chùa.

Trước giờ trả án, Dương được cảnh sát cho phép thực hiện một số thủ tục. Lúc 4h, anh ta được cấp giấy, bút để viết thư cho người thân lúc trời còn tờ mờ sáng.

Lúc 4h30, tử tù gây ra vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước được dùng bữa ăn cuối cùng. Lúc đó có nhiều cảnh sát đứng xung quanh.

5h cùng ngày, Nguyễn Hải Dương cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra sức khỏe và làm thủ tục pháp lý. Sau đó, Hội đồng thi hành án công bố các quyết định của cơ quan chức năng.

Và hơn 6h, đoàn cảnh sát dẫn giải tử tù vào khu vực tiêm thuốc độc.

Hai tuần trước ngày trả án, luật sư Đỗ Hải Bình, người được chỉ định bào chữa cho Nguyễn Hải Dương tại phiên phúc thẩm chia sẻ tử tù đón nhận chuyện thi hành án trong tâm trạng thoải mái. Nhiều phạm nhân kể anh ta hát bolero rất hay.

Theo quy định, tử tù không được thông báo thời điểm thi hành án tử để tránh ảnh hưởng tâm lý. Dù vậy, vị luật sư cho biết Dương khá ổn định về suy nghĩ, không quá sợ hãi hay hoang mang.

Trong buồng biệt giam, tử tù sinh năm 1991 có nguyện vọng xin được hiến xác cho y học nhưng do thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc nên đề nghị này không được chấp thuận.Tử tù ghi vội vài dòng trước khi thi hành án

Không riêng Dương, nhiều năm trước (tháng 7/2014), Nguyễn Đức Nghĩa (quê Hải Phòng) cũng phải thi hành án tử hình. Tử tù sinh năm 1988 là hung thủ sát hại bạn gái, chặt xác phi tang trong tòa chung cư ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) vào giữa năm 2010.

Theo cán bộ trại giam, suốt từ lúc bị bắt cho đến khi ra tòa, Nghĩa lạnh lùng, vô cảm. Trong phòng biệt giam, Nghĩa có những biểu hiện khó nắm bắt và sống khép kín. Mang án tử nhưng Nghĩa cho rằng mình có học nên tỏ ra trịnh thượng với các phạm nhân khác.

Sau khi đơn xin ân giảm bị bác và biết mình phải chịu tử hình bằng tiêm thuốc độc, Nghĩa càng tỏ ra buồn chán, đêm thường không ngủ, hoặc ngủ rất ít. Có thời điểm khoảng 2- 3h, tử tù này lại thức dậy ngồi trầm tư.

Kể từ lúc đó, anh ta tuyệt thực và có những hành động tự tìm đến cái chết. Nhiều lần được cán bộ trại giam động viên và trấn an tâm lý, Nghĩa mới tĩnh tâm trở lại.

Ít giờ trước khi đến nơi thi hành án, Nghĩa trò chuyện cởi mở với những người xung quanh. Thi thoảng, anh ta khẽ mỉm cười. Tuy nhiên, lúc kiểm tra sức khỏe, lực lượng chức năng thấy tim anh ta đập nhanh hơn.

Được phép viết thư cho người thân, Nghĩa chỉ cầm bút ghi vội vài dòng ngắn ngủi. Bức thư viết: “Mẹ, anh, các chị và các con thân yêu! Vậy là sau hơn 4 năm dài chờ đợi, cuối cùng cũng đến ngày con được trở về bên gia đình. Mọi người hãy mừng cho con nhé! Con yêu mẹ, anh, các chị và các con vô cùng. Con của mẹ — Nguyễn Đức Nghĩa”.Hướng thiện trước ngày trả án

Nghiêm Văn Min (quê Quảng Ninh) là một trong những thủ phạm gây ra vụ nổ súng giết người thuê trên địa bàn huyện An Dương, Hải Phòng với giá 30 triệu đồng hồi đầu năm 2011.

Bản án cuối cùng dành cho sát thủ 41 tuổi là tử hình. Hơn 6 năm ngồi trong buồng biệt giam, Min tỏ ra khá bình tĩnh, khác hẳn nhiều tử tù.

3h một ngày trung tuần tháng 8, cán bộ trại giam đánh thức tử tù Min. Biết ngày trả án, Min ngồi bật dậy, lặng lẽ. Anh ta tắm gội sạch sẽ, ăn hết phần ăn được chuẩn bị sẵn. Sau đó, Min chậm rãi ngồi vào bàn uống nước, nhấp ngụm trà xanh.

Được phép viết thư cho người nhà, Min gửi lời tạ tội với toàn gia tộc vì đã gây ra tội ác, cướp đi sinh mạng của người khác. Bức thư dài, Min viết kín cả 2 mặt giấy.Trong thư, có đoạn tử tù dặn dò người vợ: “Anh còn ít tiền mà em đã gửi cho anh ở lưu ký của trại. Anh muốn để lại cho một người bạn tù vì anh ấy có hoàn cảnh khó khăn, không có người thăm nuôi…”.

Vị quản giáo trực tiếp quản lý Min những ngày chờ thi hành án tử cho hay tử tù quê đất Cảng chấp hành rất tốt các quy định ở trại. Từng lời nói, mỗi hành động của anh ta đều thể hiện sự hối hận.

Ở nơi biệt giam, Min 4 lần viết đơn xin được thi hành án sớm bởi sự dày vò tội lỗi đã gây ra.

Nguồn: Zing

Categories: Tổng Quát | Leave a comment

Màn diễu binh như sóng vỗ đẹp đến khó tin

Màn diễu binh như sóng vỗ đẹp đến khó tin

Cập nhật lúc: 15:02 20/07/2016

Nhìn sơ tưởng chừng là một nhịp sóng vui mắt của một chiếc máy nhưng thật ra đây là buổi diễu binh khá là vui mắt.
Video: Màn diễu binh nghệ thuật tuyệt đẹp:
Categories: Tổng Quát | Leave a comment

Mẹ Tôi Tội nghiệp quá!

 Mẹ Tôi Tội nghiệp quá!

Đây là Hình ảnh Những Bà Mẹ Việt Nam thật…đau lòng, hãy coi và  suy ngẫ̃̃̃̃m

Xúc thương những cụ bà lặn lội gánh hàng rong
Gánh những bó rau từ lúc trời tờ mờ sáng
 
Xúc thương những cụ bà lặn lội gánh hàng rong
Bán hàng tới lúc 1 giờ đêm dưới trời mưa
 
Xúc thương những cụ bà lặn lội gánh hàng rong
Đôi chân trần mải miết bước đi trong mưa gió
 
Xúc thương những cụ bà lặn lội gánh hàng rong
Gánh nặng trên vai những thứ quà lặt vặt và rất rẻ tiền
 
Xúc thương những cụ bà lặn lội gánh hàng rong
“Gia-Tài của Mẹ” : Là 2 chiếc làn nhựa và mấy đôi giày
 
Xúc thương những cụ bà lặn lội gánh hàng rong
Dù cả ngày chỉ kiếm thêm được vài ba đồng vẫn còn hơn không có
 
Xúc thương những cụ bà lặn lội gánh hàng rong
Dù những món hàng đem bán chỉ là mớ rau muống, bó dọc khoai.
Xúc động với clip giúp đỡ cụ già bán nước của chàng trai 9x
Đôi mắt mù lòa vẫn ngồi bán nước ở Hồ Gươm.
 
Xúc thương những cụ bà lặn lội gánh hàng rong
Số tiền lãi chỉ được tính bằng 1-2 nghìn lẻ.
Mẹ Già ơi ! Mẹ đủ tiền mua cơm chưa ?
 
Xúc thương những cụ bà lặn lội gánh hàng rong
Mẹ ơi ! Mẹ cười hay mếu ?
 
Xúc thương những cụ bà lặn lội gánh hàng rong
….Tuổi già đè nặng trên vai nhưng không có ai chia sẻ nên dù tuổi cao, dù lưng mỏi, các cụ vẫn phải lặn lội sớm khuya để kiếm thêm miếng cơm ăn, kiếm manh áo mặc…
 
Xót lòng trước cảnh cụ bà còng lưng đi nhặt rác
Mẹ ơi ! Mẹ đang làm gì thế , lưọm rác hay bới rác ?
Phố đã lên đèn , trời tối rồi , Mẹ ngủ ở đâu ?
Nguyện-cầu trên khắp Quê-Hương đêm nay không mưa-giông gíó-rét
Chúng con cầu-xin cho tất cả các Mẹ có cuộc sống an lành, ấm no trong tuổi già.
Categories: Tổng Quát | Leave a comment

Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản

Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản

VOV.VN – Chiến thuật phi công cảm tử Thần Phong (kamikaze) của người Nhật vào cuối Thế chiến 2 đã khiến quân đội Anh phải căng óc đối phó.

Tháng Giêng năm 2016 đánh dấu ngày kỷ niệm một sự kiện lớn trong lịch sử hải quân Anh mà ít người biết đến.

quan anh kinh hoang truoc cac phi cong cam tu than phong cua nhat ban hinh 0
Phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản trong Thế chiến 2. Ảnh: Getty.

Vào ngày 24 và 29 tháng 1/1945, máy bay Anh đã thực hiện 2 cuộc tấn công táo bạo giữa ban ngày vào các nhà máy lọc dầu của Nhật Bản ở Palembang, Sumatra. Với hơn 100 máy bay xuất kích từ hàng không mẫu hạm và 200 phi hành đoàn, đây là chiến dịch không vận riêng lẻ lớn nhất của hải quân Hoàng gia Anh trong Thế chiến thứ 2.

Anh tổn thất 41 máy bay Anh trong 378 phi vụ. 30 phi công Anh thiệt mạng, trong số này có 10 phi công bị lính Nhật hành quyết.

Vụ tấn công trực diện do quân Đồng minh tiến hành nhằm vào một trong các vị trí chiến lược nhất bên trong lãnh thổ do Nhật Bản kiểm soát khi ấy cho thấy phe Đồng minh điều chỉnh chiến lược theo hướng đẩy nhanh nhịp độ cuộc chiến trong bối cảnh cuộc chiến tranh chống phát xít Nhật Bản đang bước sang một ngã rẽ mới.

Khơi mào đòn cảm tử

Tuy nhiên cuộc tấn công của Anh đã “chọc vào ổ kiến lửa”. Phía Nhật đã đáp trả, bằng loạt tấn công cảm tử bằng máy bay nhằm vào chiến hạm Anh lần đầu tiên.

Một sĩ quan Anh sau đó thừa nhận: “Với tư cách là một vũ khí khủng bố, chiêu kamikaze này thực sự gây ra những trở ngại nhất định… Cho dù bạn ở đâu, nhữngphi công cảm tử này chỉ chăm chăm lao vào bạn.”

Thủ tướng Anh Winston Churchill đã hối thúc các chỉ huy “đào sâu suy nghĩ để tìm ra giải pháp cho mối nguy hiểm lớn này”.

Những người dám liều mình như thế này là ai và tại sao Nhật Bản dùng đến các biện pháp cực đoan như vậy?

Hồi tháng 10/1944 quân Mỹ bắt đầu cuộc chiến giành giật lại Philippines mà Nhật Bản đã chiếm đóng từ 2 năm trước đó.

quan anh kinh hoang truoc cac phi cong cam tu than phong cua nhat ban hinh 1
Tàu sân bay Formidable của Anh bị Kamikaze (Thần Phong) tấn công.

Nhật Bản biết lực lượng không quân của mình không phải là đối thủ của không quân phe Đồng mình. Họ đã nhanh chóng chịu tổn thất về phi công và máy bay. Trước tình cảnh này, Nhật Bản quyết định gắn những quả bom nặng hơn 2 tạ vào máy bay của họ rồi lao thẳng những chiếc phi cơ này vào mục tiêu nhằm gây ra thiệt hại lớn hơn so với các cuộc tấn công thông thường.

Trong một cuộc tấn công liều chết, cơ may đánh trúng một chiến hạm tăng lên thêm 15-20%. Ban lãnh đạo Nhật Bản tính toán rằng, nếu người Mỹ bị đổ máu đến một ngưỡng nào đó thì Tổng thống Mỹ Roosevelt sẽ phải chịu nhượng bộ trước áp lực của công chúng, sẽ không còn bụng dạ nào để mở một cuộc xâm lược tổng lực nhằm vào Nhật Bản. Khi ấy hai bên có thể đi tới đàm phán hòa bình.

Khái niệm “Thần Phong” bắt nguồn từ một trận cuồng phong đã cứu Nhật Bản thoát khỏi họa xâm lược của hạm đội Mông Cổ vào năm 1281.

Đòn Thần Phong giết 100 quân Mỹ

Lúc 7h25 vào ngày 25/10/1944, Yukio Seki – một học viên tốt nghiệp học viện hải quân Nhật, đồng thời là con trai của một người buôn đồ cổ, nâng cốc chúc mừng Nhật hoàng Hirohito, rồi trèo lên máy bay của mình và chuẩn bị “làm nên lịch sử”. Seki lúc đó 23 tuổi, lớn lên ở vùng nông thôn Nhật Bản.

Anh ta đặc biệt ham mê vẽ và đã đem lòng yêu rồi kết hôn với người con gái của một gia đình sống gần trường bay mà anh ta theo học. Nhưng hạnh phúc của đôi uyên ương chẳng tày gang. Seki sau đó xung phong tham gia cuộc tấn côngkamikaze.

quan anh kinh hoang truoc cac phi cong cam tu than phong cua nhat ban hinh 2
Một phi cơ Thần Phong (Kamikaze) bị chắn gần tàu sân bay, vào năm1941. Ảnh: Getty.

Seki nói với cha mẹ mình: “Con sẽ dùng cả chiếc máy bay con lái để lao trực diện vào tàu sân bay của địch, nhằm đáp lại lòng tốt của Thiên hoàng”.

Khoảng 3 tiếng đồng hồ rưỡi sau khi cất cánh từ một sân bay ở Philippines, Seki lao nguyên chiếc phi cơ Mitsubishi Zero vào boong của tàu chiến Mỹ USS St Lo. Quả cầu lửa lớn từ vụ va chạm mạnh này xuyên thủng khu vực boong và nhà chứa máy bay trên hàng không mẫu hạm Mỹ, giết chết hơn 100 quân nhân Mỹ.

Seki đã “làm nên lịch sử” và được người Nhật coi là anh hùng. Người Nhật nhanh chóng hình thành các “đơn vị tấn công đặc biệt” dựa trên một lực lượng tình nguyện viên đông đảo sẵn sàng hy sinh mạng sống của họ. Nhiều người trong số họ muốn chết vì một cái gì đó tốt đẹp hơn, nhưng cũng có nhiều người hành động đơn thuần vì thể diện.

Hàng trăm phi công non trẻ được nhanh chóng đào tạo cho các phi vụ kamikaze. Đa số những người này ở độ tuổi 18-24. Người trẻ nhất mới chỉ 17 tuổi. Vào đêm trước khi thực thi nhiệm vụ, một số phi công nghe nhạc hoặc biên những lá thư cuối cùng gửi cho gia đình.

Các bức ảnh ghi lại khuôn mặt đang mỉm cười của họ dù cho họ sắp đối mặt với cái chết gần như cầm chắc trong tay. Tại sân bay, các nhóm nữ sinh vẫy các bông hoa anh đào tiễn biệt những chiếc phi cơ cất cánh.

Chiến thuật kamikaze rất đa dạng. Một số phi công khéo léo ẩn nấp trong mây để tránh các tiêm kích cơ bảo vệ của phe Đồng minh. Họ cũng sử dụng mồi nhử để đánh lạc hướng các máy bay tiêm kích đối phương trong khi các máy bay Nhật khác chia thành các nhóm nhỏ trước khi bổ nhào tấn công tàu địch.

Một khi một chiếc phi cơ Thần Phong va đập mạnh với boong tàu, các thủy thủ phe Đồng minh sẽ phải đối mặt với cái chết hoặc thương tích kinh hoàng khi mà hàng ngàn tấn nhiên liệu ở nhà chứa máy bay trên tàu bắt lửa. Và chẳng bao lâu sau người Anh được “nếm mùi” đòn hiểm này của người Nhật.

Trận chiến Anh-Nhật

Vào tháng 3/1945, Hạm đội Thái Bình Dương của Anh – hạm đội lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Anh trong Thế chiến thứ 2, đi gần 6.500km đường biển về phía bắc từ căn cứ ở Sydney để hội quân với Hạm đội 5 của Mỹ.

quan anh kinh hoang truoc cac phi cong cam tu than phong cua nhat ban hinh 3
Phi công Yukio Seki thuộc hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến 2. Ảnh: Getty.

Đội hình này được dẫn đầu bởi 4 tàu sân bay, với hơn 250 máy bay và 10.000 thủy thủ và phi công. Người Mỹ chuẩn bị xâm chiếm đảo Okinawa ở Thái Bình Dương, từ đó họ có thể đánh chiếm Nhật Bản, chỉ cách hơn 560km về phía bắc.

Người Nhật nghênh chiến một cách dữ dội. Các phi công của Hạm đội Thái Bình Dương của Anh được trao nhiệm vụ săn các phi cơ Thần Phong.

Vào ngày 1/4, radar của Hạm đội Anh đóng cách 322km về phía đông nam phát hiện một đội hình khoảng 20 máy bay địch đang lao nhanh tới.

Máy bay của hải quân Anh được lệnh lao lên đánh chặn. Các máy bay khác từ các tàu sân bay cũng cất cánh để củng cố thế trận phòng thủ.

Một chiếc phi cơ Zero Nhật Bản đột phá qua lưới lửa cao xạ của hạm đội. Chiếc Zero này bị một chiếc phi cơ Seafire của Anh theo sát. Chiếc Seafire này do viên phi công Dickie Reynolds 22 tuổi quê ở Cambridge (Anh) điều khiển. Dickie Reynolds có kỹ thuật tốt trong việc bắn hạ máy bay đối phương.

Nhưng trước khi Reynolds ra đòn hạ gục đối phương, chiếc Zero đã kịp nghiêng cánh và lao thẳng xuống boong chiếc tàu sân bay Indefatigable, tạo ra một quả cầu lửa khổng lồ khiến 3 sĩ quan chết ngay tại chỗ.

Bất chấp việc chiếc tàu bị tổn hại nặng, gần một tiếng đồng hồ sau đó, các máy bay vẫn cất và hạ cánh trên chiếc tàu này.

Không như các tàu sân bay Mỹ có boong bay bằng gỗ, tàu Anh có các boong bay với lớp thép dày hơn 10cm. Một sĩ quan liên lạc Mỹ đánh giá: “Khi một phi cơ Thần Phong đánh trúng một tàu sân bay Mỹ, thì kiểu gì tàu này cũng mất 6 tháng sửa chữa ở Trân Châu cảng.”

Vào ngày 4/5, các phi cơ kamikaze tiếp tục tấn công, đánh trúng tàu sân bay Formidable của Anh. Một thủy thủ khác, đến từ Portsmouth, từng nếm trải các cuộc không kích của Đức, nhớ lại: “Đó là lần đầu tiên cả một chiếc máy bay lao thẳng vào tôi”.

Từ 1/4 đến 9/5/1945, tất thảy mọi tàu sân bay Anh đi riêng lẻ ngoài mặt trận đều bị các máy bay kamikaze của Nhật “thăm hỏi”, khiến Anh hứng chịu tổn thất là 44 quân nhân bị chết, gần 100 người khác bị thương. Các phi công của Anh bắn hạ hơn 40 máy bay Nhật – đa số là các máy bay tấn công tự sát.

Mặc dù vậy, Đô đốc Mỹ Chester Nimitz vẫn ghi nhận vai trò của Hạm đội Anh đã giúp tàu Mỹ giảm bớt áp lực từ phía kamikaze khi tàu của họ đóng ngoài khơi Okinawa. Theo ông này, vai trò của Anh vừa là bắn hạ phi cơ Thần Phong, vừa là hứng chịu các đòn tấn công cảm tử từ các máy bay này./.

Trung Hiếu/VOV. VNTheo Express UK

Bài liên quan

Categories: Chính-Trị Thời-Sự, Tổng Quát | Leave a comment