Uncategorized

Học giả quốc tế bác ‘quyền lịch sử’ của Trung Quốc ở Biển Đông

Trung Quốc tuyên bố cái gọi là “quyền lịch sử” với Biển Đông, nhưng nhiều chuyên gia, học giả đưa ra các bằng chứng bác bỏ lập luận đó.

Trung Quốc đơn phương vạch ra “đường chín đoạn”, yêu sách chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông dựa trên “quyền lịch sử”, bất chấp phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực.

Tại Hội nghị Khoa học về Biển Đông diễn ra tại Hà Nội ngày 18/11, ông Carl Zha, nhà nghiên cứu độc lập Trung Quốc, đưa ra một số cái gọi là “bằng chứng lịch sử”, cho rằng Trung Quốc đã hiện diện và tuyên bố chủ quyền với các đảo ở Biển Đông từ nhiều thế kỷ trước.

Theo ông Zha, các đảo ở Biển Đông từng được ghi trong tài liệu của nhà Tống vào thế kỷ 13, hay xuất hiện trong ghi chép về các chuyến đi của nhà thám hiểm Trịnh Hòa người Trung Quốc, cũng như được đánh dấu trong bản đồ của nhà Thanh năm 1810.

Zha còn cho rằng chính quyền thực dân Pháp những năm 1910-1920 đã “ít nhiều” công nhận các quần đảo ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc.https://imasdk.googleapis.com/js/core/bridge3.490.0_en.html#goog_707002392about:blankabout:blank

Tuy nhiên, các diễn giả trong phiên thảo luận thứ tư tại hội thảo Biển Đông đã bác bỏ lập luận này của nhà nghiên cứu Trung Quốc.

“Việt Nam là nước đầu tiên tuyên bố chủ quyền và là nước duy nhất liên tục quản lý Hoàng Sa, Trường Sa theo luật pháp quốc tế”, tiến sĩ Vũ Hải Đăng, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Luật Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Singapore, khẳng định.

Chiến sĩ bảo vệ cột mốc chủ quyền trên đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Ảnh: Thành Nguyễn.
Chiến sĩ bảo vệ cột mốc chủ quyền trên đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Ảnh: Thành Nguyễn.

Ông dẫn chứng ngay từ thế kỷ 15, triều Nguyễn đã cử quan lại tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thu thuế tàu thuyền qua hai quần đảo. Ngoài ra, hoạt động của đội tàu Hoàng Sa cũng được ghi lại trong văn bản chính thức của nhà Nguyễn.

Tiến sĩ Bill Hayton, chuyên gia cấp cao tại Chương trình châu Á – Thái Bình Dương thuộc Viện Chatham ở Anh, cho biết không có chính quyền Trung Quốc nào từng tuyên bố chủ quyền hay hình thức quản lý nào ở Hoàng Sa trước năm 1909. Ông nói Trung Quốc thậm chí từng từ chối bồi thường trong một sự cố tàu ở Hoàng Sa vào cuối những năm 1890, khi nói rằng quần đảo không phải là một phần lãnh thổ của nước này.

“Trước đầu thế kỷ 20, không một quan chức nào của Trung Quốc nghĩ đến việc sở hữu hoặc quản lý các bãi đá ngầm hoặc rạn san hô ở Hoàng Sa”, Hayton nói.

Giáo sư Minique Chemillier-Gendreau của Đại học Diderot Paris, Pháp cho biết Hiệp ước San Francisco năm 1951 hay Hòa ước Trung – Nhật năm 1952 đều không đề cập tới việc công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trong khi đó, những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo không bị bác bỏ.

Tiến sĩ Vũ Hải Đăng chia sẻ sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam tiếp tục duy trì và bảo vệ chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hiện nay, nhiều cơ sở hạ tầng hiện đại đã được xây dựng ở Trường Sa để phục vụ cuộc sống của người dân ở đó, như trường học, cơ sở y tế, chùa chiền.

“Rất nhiều trẻ em Việt Nam đã sinh ra tại quần đảo Trường Sa”, tiến sĩ Hải Đăng cho hay, thêm rằng chính phủ Việt Nam tiếp tục tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa, cũng như khẳng định những tranh chấp ở Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế.

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 diễn ra ngày 18-19/11 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, nhằm cung cấp cái nhìn rõ hơn về diễn biến tình hình ở Biển Đông cũng như xu hướng khu vực trong thời gian tới dưới góc nhìn của các học giả, chuyên gia hàng đầu thế giới.

Advertisement
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời Ðại

Categories: Uncategorized | Leave a comment

gười Việt sang Anh: Ra đi bằng mọi ngả, ở lại bằng mọi giá

  • Song Chi
  • Gửi cho BBC từ Leeds, Anh quốc

27 tháng 11 2021, 19:15 +07

Migrants arrive on British coast
Chụp lại hình ảnh,Di dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em, đặt chân lên đất Anh sau khi vượt biển từ Pháp qua eo biển Manche

Thảm kịch 27 người chết đuối ngoài khơi Calais do thuyền bị đắm khi tìm cách vượt biển vào Anh hôm 24/11, trong đó có phụ nữ, bà bầu và trẻ em, một lần nữa, lại làm rúng động lương tâm thế giới về nạn buôn lậu người, nạn nhập cư lậu và bi kịch của những người sẵn sàng liều chết rời bỏ quê hương ra đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn ớ nước khác.

Từ nhiều năm nay, các nước châu Âu đã phải đối phó với tình trạng nhập cư lậu, trong đó vương quốc Anh được nhiều di dân bất chấp hiểm nguy tìm đến. Dùng thuyền nhỏ, thuyền cao su vượt qua eo biển hẹp English Channel (trong tiếng Pháp là La Manche), giữa Anh và Pháp, là một trong những cách mà những kẻ buôn lậu người sử dụng để đưa người nhập cư lậu vào nước Anh.

Còn đối với người Việt, thảm kịch này gợi nhớ lại thảm kịch hai năm trước, với 39 đồng bào người Việt chết trong chiếc container đông lạnh tại một khu công nghiệp ở Grays, hạt Essex, London, vào ngày 23/10/2019, cũng đang trong hành trình tìm cách nhập cư bất hợp pháp vào nước Anh.

Nhiều người Việt vẫn ‘sẵn sàng đánh đổi mạng sống’ để sang AnhQUẢNG CÁOhttps://d8c2c4d84980ad0444de4117b5ae417b.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Hai năm vụ Essex: Vượt biên vào Anh, người Việt gặp gì?

Nhập cư lậu và buôn người – câu chuyện cũ đã hàng chục năm nay

Ngoài con đường “xuất khẩu lao động”, sau này, người lao động Việt lại lũ lượt rủ nhau tìm đường đi lao động “chui”. Các tổ chức buôn lậu người trong đó có cả người Việt tham gia hoặc cầm đầu, ngày càng hoạt động tinh vi, mức độ quy mô, với những đường dây nối dài từ Nga hay Trung Quốc sang các nước châu Âu.

Từ năm bảy năm trước, nước Anh và thế giới đã được biết đến những câu chuyện bi thảm về “người rơm” (người nhập cư lậu), những con người đã phải trải qua những hành trình dài gian khổ, nguy hiểm rồi ăn chực nằm chờ ở trong những khu rừng của thành phố cảng Calais, Pháp trước khi tìm đường vào nước Anh. Chính phủ Pháp đã cố gắng càn quét, dẹp sạch khu vực này vào tháng 10/2016 nhưng cho đến bây giờ, vẫn có những lán trại người Việt và người nước khác tìm cách nhập cư lậu vào Anh ở đây.

Migrants arriving in Dungeness, 20 November 2021
Chụp lại hình ảnh,Di dân các nước tiếp tục tìm đường vượt biển sang Anh, hình chụp ngày 20/11/2021

Sau thảm kịch chết trong container, người Việt vẫn tiếp tục tìm đường nhập cư lậu vào Anh. Tờ Telegraph hồi tháng 8/2021 có bài “Vietnamese migrants fueling record rises in Channel crossing” (“Người Việt di cư góp phần đẩy tỷ lệ người vượt Kênh cao kỷ lục”). Sau vụ 39 người chết, các tuyến đường quen thuộc bị kiểm soát gắt gao hơn, các băng nhóm người Việt có mạng lưới buôn người mở rộng khắp châu Âu được cho là đã chuyển từ xe tải sang các chuyến hành trình bằng ô tô nhằm tránh bị phát hiện, hoặc cho người nhập cư lậu đi bằng thuyền bơm hơi.

Số liệu của Hội đồng di dân Anh cho biết, trong top 10 quốc gia có số người đến Anh bằng thuyền nhỏ từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2021, Việt Nam đứng thứ 5 – sau Iran, Iraq, Sudan, Syria.

Tại sao nhiều người Việt muốn đến Anh?

Tôi không rõ lý do của các sắc dân khác khi họ nhất quyết muốn đến Anh, ngay cả khi được Pháp và các quốc gia EU khác cung cấp một nơi an toàn để xin tị nạn, là gì. Nhưng với người Việt, việc lựa chọn Anh ngoài yếu tố ngôn ngữ-tiếng Anh dù khó, vẫn phần nào quen thuộc và tương đối dễ học với người Việt hơn tiếng Pháp, tiếng Đức, các thứ tiếng Đông Âu, Bắc Âu…, thì là vì tìm việc làm chui (cho đồng bào) dễ hơn.

So với các quốc gia Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển… dân số ít-chỉ có chừng 5-8 triệu, thị trường lao động nhỏ, người nhập cư khó tìm việc làm, một phần vì phải vượt qua rào cản ngôn ngữ, phần khác các ngành kinh doanh, dịch vụ tư nhân nhỏ cũng không phát triển, trong khi đó ở Anh dân số khoảng 66-67 triệu, thị trường kinh doanh buôn bán nhỏ tràn lan như nấm (chưa kể thị trường lao động “chui”), người nhập cư dễ tìm việc hơn nhiều.

Cũng cần phải thấy rằng những quốc gia nào mà cộng đồng người Việt đông đảo, làm ăn nhiều, như Anh, Đức, Ba Lan, Tiệp…thì càng thu hút đồng bào trong nước tìm đến vì họ có thể làm việc cho người Việt, không cần học ngôn ngữ. Không hiếm người sống ở Anh nhiều năm, thậm chí 30 năm, nhưng vẫn không sử dụng được tiếng Anh ở mức độ đơn giản.

EU: Băng đảng VN tại Đức ‘buôn ma túy’ và nhận cha giả mạo

phần lớn người Việt ở miền Bắc nước Anh là những người miền Trung
Chụp lại hình ảnh,Nhiều người Việt ở Anh là những người từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam

Vì sao nhiều người Việt làm nails và kinh doanh nghề nails ở Anh và nhiều nước khác? Với một người không giỏi ngoại ngữ, làm nails là một nghề không nặng nhọc lại dễ học, dễ làm, không cần phải sử dụng ngôn ngữ nhiều, học bằng thực tế, không cần phần lý thuyết. Trong khi đó nếu học nghề cắt uốn tóc, thời gian kéo dài 1-2 năm, học và thi cả lý thuyết lẫn thực hành. Học trang điểm, massage, hay chăm sóc da, cái gì cũng có phần lý thuyết, thi lấy giấy chứng nhận, hoặc có bằng mới làm được. Không có nhiều chủ người Việt kinh doanh mở tiệm tóc hay làm đẹp, vì nhiều người trong số họ cũng không giỏi tiếng Anh, không “điều khiển” thợ bản xứ được, nên tốt nhất là cứ mở tiệm nails, thuê người Việt.

Báo chí trong nước từng có những bài viết về “mặt tối” của thị trường làm móng tay của người Việt ở Anh, rằng thợ Việt bị trả lương rất thấp, vài chục bảng một tuần, sống chen chúc trong những căn nhà chật hẹp, lao động 6 ngày/tuần, mỗi ngày có khi 10 tiếng, như nô lệ.

Những cảnh tượng đó nếu có chắc là hiếm, xin khẳng định là người Việt làm nails ở Anh kiếm sống rất khá.

Một thợ nails người Việt tùy theo tay nghề, kinh nghiệm sẽ được trả từ £1,800-£2,800, thậm chí £3,000/tháng, trước thuế. Mức lương này phải nói là quá cao, nếu so với nhiều người có bằng đại học, đi làm công chức, cũng chỉ chừng £1,800-2000/tháng trước thuế.

Nếu như mặt tốt là vì người Việt nổi tiếng với nghề nails nên các tiệm nails Việt thường là đông khách, nhưng mặt khác, những người kinh doanh cũng biết tìm đủ cách để lách thuế, để có thể có lời. Mà chuyện này thì không chỉ người Việt. Các cộng đồng nhập cư đến từ các quốc gia đang phát triển khác cũng vậy thôi.

Bên cạnh các tiệm nails người Việt làm ăn hoàn toàn đúng luật, một số tiệm nails và thợ Việt đã nằm trong “tầm ngắm” của cảnh sát Anh và các tổ chức nhân quyền vì họ biết người Việt mở tiệm nails thường tìm nhiều cách để lách thuế và sử dụng một số thợ không có giấy phép lao động ở Anh – những việc mà theo luật Anh là bất hợp pháp và bóc lột sức lao động.

Nhưng với người Việt, cho dù có phải ở chật chội, làm nhiều giờ, ngày Chủ nhật còn lại chỉ dành để giặt giũ, dọn dẹp và ngủ, thì mức lương đó vẫn là quá tuyệt vời.

Đó là lý do tại sao nhiều người Việt tìm đến Anh và nhiều quốc gia phát triển có cộng đồng đang ăn nên làm ra khác, bất chấp cái giả phải trả không chỉ là hàng chục ngàn bảng mà có khi còn cả tính mạng! Và cũng không ít trường hợp rơi vào tay bọn buôn người, bị bán vào các trang trại trồng cần sa hoặc buôn bán tình dục ở Anh, điều cũng xảy ra với người Việt nhập cư lậu ở một số quốc gia khác từ Malaysia cho tới Đông Âu.

Tìm mọi cách để ở lại

Tìm mọi cách để ra đi, nhiều người Việt mình cũng tìm mọi cách để ở lại Anh và một số nước châu Âu khác. Nếu không đủ điều kiện để ở lại một cách hợp pháp, có người sẽ “chạy” để có thể ở lại một cách hợp pháp. Ví dụ bỏ tiền ra làm giấy tờ kết hôn giả, bỏ tiền ra “thuê” một ông bố có quốc tịch nước ngoài để làm giấy khai sinh cho đứa con sinh ra ở nước ngoài, khai là nạn nhân buôn người để được tỵ nạn nhân đạo, thậm chí khai là nhà hoạt động dân chủ bị nhà nước cộng sản Việt Nam truy lùng, gây khó khăn nên xin tỵ nạn chính trị v.v…

Ở Anh này chẳng hạn, có nhiều trường hợp các cô gái Việt qua Anh làm việc, chưa có giấy tờ chính thức nhưng vẫn mang bầu, sinh con, được chăm sóc y tế trong điều kiện tốt. Người ta có thể thắc mắc tại sao đang đi làm thuê, đời sống bấp bênh, giấy tờ chưa có mà còn sinh con làm gì cho khổ, sau mới biết nhiều người sinh con xong sẽ tìm cách khai sinh cho con với một người có quốc tịch Anh, để đứa trẻ sinh ra sẽ có quốc tịch Anh. Cứ người này làm trước rồi vẽ đường cho người sau.

Cô nào sinh con cũng có một kịch bản như nhau, là mẹ đơn thân, ông bố của đứa trẻ chỉ đứng tên, khai nhận con trên khai sinh còn mọi việc là người mẹ phải tự lo nên các nhân viên xã hội lại động lòng trắc ẩn. Mới đây, ngày 14/9, ở Đức, cảnh sát Berlin đã phá được một đường dây “nhận cha giả” cho các phụ nữ VN có mang để họ được quyền lưu trú tại Đức.

Một phụ nữ người Việt mang thai được cứu trợ ở Calais, Pháp sau khi chiếc xuồng chở 60 người gặp nạn trên biển khi tìm đường vượt sang Anh, tháng 4/2021.
Chụp lại hình ảnh,Một phụ nữ người Việt mang thai được cứu trợ ở Calais, Pháp sau khi chiếc xuồng chở 60 người gặp nạn trên biển khi tìm đường vượt sang Anh, tháng 4/2021.

Một kịch bản giống nhau nữa là khai mình là nạn nhân của một đường dây buôn người. Nhưng một người Việt sống ở Anh lâu năm từng nói với người viết bài này rằng chỉ có khoảng 1% thực sự là nạn nhân buôn người, còn lại toàn tự nguyện bỏ tiền sang đi làm việc “chui”, nhưng khai như vậy để xin tỵ nạn nhân đạo.

Con gái tôi đi làm phiên dịch part-time cho người Việt ở Leeds cũng nói rằng, trong bao nhiêu trường hợp, chỉ có một, hai trường hợp có vẻ là nạn nhân buôn người thật, có dấu hiệu bị đánh đập và kể cả bị ảnh hưởng về sức khỏe, thần kinh.

Việc khai là nhà hoạt động dân chủ cũng thế, không phải không có một số trường hợp khi ở VN người đó không hề có bất cứ hoạt động gì phản kháng lại nhà cầm quyền, nhưng sau khi đặt chân đến nước khác thì khai là bị nhà nước VN truy cùng giết tận, nếu về là sẽ bị cầm tù, bị giết, đi kèm theo là những bằng chứng ngụy tạo cách này cách khác.

Có những người lên tiếng chỉ trích những người tìm cách nhập cư lậu, cho rằng họ tham tiền nên mới đi, và họ chưa chắc đã nghèo khổ, bởi nếu nghèo đã không có hàng chục ngàn bảng Anh để trả cho bọn buôn lậu người như thế. Nhưng thật ra chỉ trích như thế cũng không hẳn công bằng. Chẳng ai muốn liều mình ra đi, sống và làm việc vất vả, cực nhọc ở xứ người nếu như có thể sống tốt ở VN. Và số tiền đó thường là họ phải vay mượn lãi suất cao hoặc cầm cố sổ đỏ, bán đất … và đi làm quần quật nhiều năm sau mới trả hết.

Bi kịch từ đâu?

Nếu bi kịch 39 người Việt chết ở hạt Essex, nước Anh không xảy ra vào tháng 10/2019 thì sớm muộn cũng xảy ra. Bi kịch đắm thuyền của các “thuyền nhân” trên eo biển English Channel ngày 24/11 cũng vậy.

Đứng về phía nhà nước VN, phải tự hỏi rằng đâu là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng người Việt vẫn tiếp tục bỏ nước ra đi, không ngừng, từ sau ngày VN thống nhất cho đến tận bây giờ, gần nửa thế kỷ sau? Ra đi bằng mọi cách, thuộc mọi tầng lớp khác nhau, thậm chí cả tầng lớp giàu có, đang thành đạt, những người đang làm việc cho bộ máy nhà nước, đảng viên đảng cộng sản cũng tìm đường cho con cháu họ ra đi và cho chính họ, một “bãi đáp” sung sướng, nhàn hạ sau khi đã về hưu.

Như vậy có lý do gì ngoại trừ một thực tế là sự thất bại của đảng và nhà nước cộng sản VN trong việc xây dựng VN trở thành một quê hương đáng sống, một môi trường xã hội bình yên về mọi nghĩa, một thị trường lao động công bằng với mức thu nhập đủ sống cho người dân. Mà đó là những yêu cầu tối thiểu, chưa nói đến tự do, dân chủ, nhân quyền gì cả.

Dòng người ra đi bất chấp mọi rủi ro, đang và sẽ không dừng lại, khi nào VN chưa thay đổi về thể chế chính trị xã hội để có thể phát triển thành một quốc gia đáng sống hơn.

* Bài viết thể thiện văn phong và quan điểm riêng của cựu đạo diễn Song Chi, người hiện sống ở thành phố Leeds, miền Bắc nước Anh.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Covid: WHO tuyên bố biến thể mới Omicron ‘đáng lo ngại’

27 tháng 11 2021

Omicron
Chụp lại hình ảnh,Omicron

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố một biến thể virus corona mới là “đáng lo ngại” và đặt tên cho nó là Omicron.

Omicron có một số lượng lớn các đột biến và bằng chứng ban đầu cho thấy nguy cơ tái nhiễm gia tăng, WHO cho biết.

Biến thể được báo cáo lần đầu tiên cho WHO từ Nam Phi vào ngày 24/11, và cũng đã được xác định ở Botswana, Bỉ, Hong Kong và Israel.

Covid: Biến thể mới ‘đột biến khủng khiếp’ làm dấy lên lo ngạiQUẢNG CÁOhttps://d32cc478068c460d252162a2960ae214.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Covid-19: Các quốc gia đóng cửa biên giới trước biến thể Nam Phi mới

Thanh Hóa: 4 ca tử vong sau tiêm vaccine Vero Cell – Nguyên nhân vì đâu?

Covid: ‘Vượt biên’ về VN qua ngả Campuchia để không bị giá cắt cổ?

Một số quốc gia trên thế giới hiện đã quyết định cấm hoặc hạn chế việc đi lại với miền nam châu Phi.

Những du khách đến từ Nam Phi, Namibia, Zimbabwe, Botswana, Lesotho và Eswatini sẽ không thể nhập cảnh vào Vương quốc Anh trừ khi họ là công dân Vương quốc Anh hoặc Ireland.

Các quan chức Mỹ cho biết các chuyến bay từ Cộng hòa Nam Phi, Botswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, Eswatini, Mozambique và Malawi sẽ bị cấm, theo sau các động thái tương tự trước đó của EU. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào thứ Hai.

Brazil và Australia cũng đưa ra các lệnh hạn chế đi lại.

coronavirus variant

‘Tin xấu – nhưng không phải ngày tận thế’

Hôm thứ Sáu, WHO cho biết số ca nhiễm biến thể này, ban đầu được đặt tên là B.1.1.529, dường như đang gia tăng ở hầu hết các tỉnh của Nam Phi.

“Biến thể này có một số lượng lớn các đột biến, trong đó có một số đột biến đáng lo ngại”, WHO cho biết trong một tuyên bố.

WHO cho biết “sự lây nhiễm B.1.1.529 được xác nhận đầu tiên là từ một mẫu được thu thập vào ngày 9/11”.

WHO cho biết sẽ mất vài tuần để hiểu tác động của biến thể mới, khi các nhà khoa học làm việc để xác định mức độ lây truyền của nó.

Một quan chức y tế hàng đầu của Vương quốc Anh cảnh báo rằng vaccine “gần như chắc chắn” sẽ kém hiệu quả hơn đối với biến thể mới.

Nhưng Giáo sư James Naismith, một nhà sinh vật học cấu trúc từ Đại học Oxford, nói thêm: “Đó là một tin xấu nhưng nó không phải là ngày tận thế.”

Ông cho biết các đột biến trong biến thể cho thấy rằng nó có thể lây lan nhanh hơn – nhưng khả năng lây truyền “không chỉ đơn giản như ‘axit amin này làm điều này'” và được xác định bởi cách các đột biến hoạt động cùng nhau.

Chỉ có khoảng 24% dân số Nam Phi được tiêm phòng đầy đủ, điều này có thể thúc đẩy sự lây lan nhanh chóng của các ca bệnh ở đó, Tiến sĩ Mike Tildesley, thành viên của nhóm Lập mô hình Đại dịch Cúm Khoa học (Spi-M), nói với BBC hôm thứ Sáu.

Trong khi đó, giám đốc bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ, Tiến sĩ Anthony Fauci nói rằng mặc dù các báo cáo về biến thể mới là đáng báo động, có thể vaccine vẫn có tác dụng ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng.

Tiến sĩ Fauci nói với CNN: “Cho đến khi biến thể này được xét nghiệm đầy đủ … chúng ta không biết liệu nó có vượt qua được được các kháng thể bảo vệ bạn chống lại virus hay không”.

WHO đã cảnh báo các quốc gia nhanh chóng áp đặt các hạn chế đi lại, nói rằng họ nên hướng tới một “cách tiếp cận dựa trên rủi ro và khoa học”.

Tuy nhiên, ngoài Anh, Mỹ và EU, một loạt quốc gia khác cũng đã công bố các hạn chế:

Nhật Bản đã thông báo rằng từ thứ Bảy, du khách từ phần lớn miền nam châu Phi sẽ phải cách ly trong 10 ngày và làm tổng cộng bốn xét nghiệm trong thời gian đó

Ấn Độ đã ra lệnh sàng lọc và xét nghiệm nghiêm ngặt hơn đối với những du khách đến từ Nam Phi, Botswana và Hong Kong.

Iran sẽ cấm du khách đến từ sáu quốc gia Nam Phi, bao gồm Nam Phi. Truyền hình nhà nước cho biết những người Iran đến từ khu vực này sẽ được nhận sau khi xét nghiệm âm tính hai lần

Brazil cũng cho biết họ đang hạn chế du lịch đến khu vực từ sáu quốc gia ở châu Phi

Australia thông báo hôm thứ Bảy rằng các chuyến bay từ chín quốc gia Nam Phi sẽ bị tạm dừng trong 14 ngày

Bộ trưởng Y tế Nam Phi Joe Phaahla nói với các phóng viên rằng lệnh cấm bay là “vô lý”.

Ông nói: “Phản ứng của một số quốc gia, trong việc áp đặt lệnh cấm du lịch, và các biện pháp như vậy, là hoàn toàn đi ngược lại các quy chuẩn và tiêu chuẩn đã được hướng dẫn bởi Tổ chức Y tế Thế giới.

Nhắc lại lời nói của mình, Angelique Coetzee, chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi, nói với BBC rằng những hạn chế đi lại ở đất nước của bà là quá sớm.

“Còn bây giờ, nó là một cơn bão trong một tách trà,” cô nói.

Chỉ có khoảng 24% dân số Nam Phi được tiêm phòng đầy đủ, điều này có thể thúc đẩy sự lây lan nhanh chóng các ca bệnh ở đó, Tiến sĩ Mike Tildesley, thành viên của nhóm Lập mô hình Đại dịch Cúm Khoa học (Spi-M), nói với BBC hôm thứ Sáu.

Thị trường chứng khoán trên toàn thế giới cũng giảm mạnh trong ngày thứ Sáu, phản ánh sự lo ngại của các nhà đầu tư về tác động kinh tế tiềm tàng.

Chỉ số FTSE 100 của các cổ phiếu hàng đầu của Anh trong phiên đóng cửa giảm 3,7%, trong khi các thị trường chính ở Đức, Pháp và Mỹ cũng giảm.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Covid: Bỏ đi hay ở lại đều là quyền thiêng liêng của dân VN

  • Trần Tiến Dũng
  • Nhà văn tại Sài Gòn

7 tháng 10 2021

đèo Hải Vân
Chụp lại hình ảnh,Người dân chạy về miền Bắc tạm dừng chân ở đèo Hải Vân tối 06/10

Sống tại Sài Gòn, tôi chia sẻ, đồng cảm với mọi cấp độ cảm xúc của cộng đồng mạng xã hội về hàng trăm ngàn người rời bỏ thành phố bằng mọi phương tiện để về quê sau ngày 1 tháng 10.

Nay tôi mạn phép đưa ra một số nhận định cá nhân về câu chuyện trên như sau:

Một lần nữa hệ thống chống dịch và chính quyền thành phố lại không dự đoán được sự kiện bỏ đi của người lao động.

Đó là bằng chứng cho thấy sự bất tài, bất lực…Nói theo ngôn ngữ của giới cầm quyền là quan liêu, xa rời quần chúng, làm cho có, vô tâm đến nhẫn tâm.QUẢNG CÁOhttps://622577538b915c5ac680857674e4c0d6.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Covid: Người dân chờ vượt đèo Hải Vân trong đêm đen

Thư Sài Gòn: ‘Vaccine tinh thần’ nào thời chống Covid?

Thư Sài Gòn: Thẻ xanh, thẻ vàng, vùng xanh, vùng đỏ

Việt Nam: Huyết mạch của nền kinh tế vỉa hè

TP HCM: Quân đội đề xuất ‘đưa dân về quê’

VN: 13 tỉnh miền Tây đề nghị tạm ngưng đón dân về trong 15 ngày

Vì sao hệ thống tuyên truyền chạy hết công suất với đủ các cảnh lãnh đạo đi thăm, đi trao quà… lại không biết gì về nguyện vọng sinh tồn được thoát ra khỏi vùng dịch.

Với hàng ngàn người, vấn đề không phải chỉ là quà, tiền cứu trợ tạm thời, mà đối với người lao động nhập cư đang cùng khổ thoát khỏi được cửa tử trong các nhà trọ tạm bợ, thiếu thốn, hẻm sâu nhiễm dịch.

Vì sao các quan lại không dự đoán đươc?

Đương nhiên là do họ có mức sống bề trên, cảnh sống an toàn hơn, được phòng dịch tốt hơn… nên không cần phải có nguyện vọng tìm một nơi an toàn như người lao động nhập cư nghèo.

Song May
Chụp lại hình ảnh,Cảnh một phố ở Sài Gòn trong mùa dịch

Nguyện vọng chính đáng của hàng ngàn người bỏ đi còn mở ra, phơi bày khoảng cách giàu và nghèo, khoảng cách an toàn và hiểm họa, khoảng cảnh ổn định và bấp bênh, khoảng cách thừa mứa và đói kém, khoảng cách sung sướng và rầu khổ…mà bấy lâu bị khỏa lấp che dấu trong chiếc mặt nạ đô thị hào nhoáng, phồn vinh.

Điều thứ ba là bây giờ hệ thống cầm quyền lại ngăn cấm nguyện vọng về quê nhà Thiêng Liêng vì sợ lây dịch khắp nước, sợ thành phố thiếu lao động…

Họ có ngăn mãi được điều đó không?

Chắc chắn không, chỉ cần các phương tiện vận tải hành khách công cộng khác phục hồi là các đợt bỏ đi khỏi tp khác sẽ lại diễn ra.

Các địa phương đang ngăn cấm người tỉnh mình quay về dù trưng ra bất cứ lý do gì cũng không dấu được việc chối bỏ, vô ơn, phi nhân là đang ngược đãi công dân, bà con, đồng bào.

Điều có tính người lúc này là hãy đáp ứng nguyện vọng chính đáng tìm về quê nhà, mà theo người dân nhập cư là an toàn để sau thời gian tránh trú và hiểm họa dịch bệnh tạm ổn; họ lại khởi phát nguyện vọng trở lại thành phố làm việc để sinh tồn.

Nguyện vọng bỏ đi và nguyện vọng trở lại đều là quyền con người Thiêng Liêng!

Sài Gòn5/10/2021

Bài đã đăng trên trang Facebook cá nhân của tác giả Trần Tiến Dũng, nhà văn tại TP HCM.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời Ðại

…… …. .. . .Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔvà Phật Giáo Thời ÐạiLê Hiếu Liêm Chương một: Dẫn nhập Việt Nam và Phật Giáo đầu thế kỷ hai mươi. Đầu thế kỷ 20, tư tưởng Nho Giáo, thống trị độc tôn đất nước từ Thời Hồ Quý Ly, nhà Lê và nhà Nguyễn suốt 400 năm, hoàn toàn sụp đổ. Tư tưởng Phật Giáo, ngự trị vinh quang trong thời đại Lý Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ 14, suy đồi tận gốc. Tư tưởng Tây Phương và tôn giáo của nó, Thiên Chúa Giáo La Mã, bị đại đa số trí thức và nhân dân coi như sản phẩm và công cụ của chế độ Thuộc Địa và thực dân Pháp nên vẫn không được chấp nhận. Ý thức hệ Cộng Sản cũng như các tư tưởng mới khác chưa ra đời. Cả một khoảng trống tư tưởng, cũng có nghĩa là một khoảng trống tôn giáo và chính trị, to lớn bao trùm trên một nước Việt Nam bị nô lệ, bóc lột, áp bức, lạc hậu và nghèo đói. Nhưng đây cũng là môi trường lý tưởng cho sự ra đời của những tư tưởng mới, những tôn giáo mới, những chính đảng mới và những phong trào mới: Phong trào Đông Du và Việt Nam Duy Tân Hội của Phan Bội Châu từ năm 1904, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can và các nhà Nho tiến bộ năm 1907, tư tưởng dân quyền và dân chủ của Phan Chu Trinh suốt hai mươi năm (1905-1925), phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội cùng năm, Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912, cuộc khởi nghĩa ở Trung Kỳ và ở Huế năm 1916 của Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, vua Duy Tân…, phong trào Hội Kín ở miền Nam năm 1913-1916 lan rộng khắp Lục Tỉnh và cuộc tấn công Sài Gòn năm 1916. Các hoạt động này đã liên tục diễn ra từ đầu thế kỷ 20 đến cuối đệ nhất thế chiến.Tuy nhiên mãi đến đầu thập njiên 20 Việt Nam mới thật sự thức dậy với sự ra đời Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội và Tân Việt Cách Mạng Đảng năm 1925, Đạo Cao Đài năm 1926, Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1927, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 và phong trào Sô Viết Nghệ Tỉnh 1930-1931. Trong thời gian sôi động này, từ 1925 trở đi, Phật Giáo cũng đã thức dậy. Từ năm 1923, thiền sư Khánh Hòa và thiền sư Thiện Chiếu đã thành lập, tại chùa Long Hòa ở Trà Vinh, Hội Lục Hòa Liên Hiệp với mục đích vận động thành lập một Hội Phật Giáo Việt Nam toàn quốc để chấn hưng Phật Giáo. Thiền sư Thiện Chiếu, khác hẳn tất cả tăng sĩ Phật Giáo đương thời, là một tăng sĩ có tân học. Ông đã đi ra Trung và Bắc vận động thống nhất Phật Giáo năm 1927 nhưng bất thành.Năm 1928 thiền sư Khánh Hòa xây dựng Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại Chùa Linh Sơn, Sài Gòn và năm 1929 Ông cho ấn hành tạp chí Viên Âm, tập san Phật Học đầu tiên bằng quốc ngữ tại Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Xoài Hột, Mỹ Tho. Cùng thời, thiền sư Thiện Chiếu xuất bản một tạp chí Phật Học nhắm vào giới thanh niên trí thức lấy tên là Phật Hòa Tân Thanh Niên, đặt tòa soạn tại chùa Chúc Thọ ở Gia Định. Năm 1931 thiền sư Khánh Hòa cùng nhiều tăng sĩ và cư sĩ thành lập Hội Phật Học đầu tiên tại Việt Nam, lấy tên là Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học và thiền sư Từ Phong được mời làm Chánh Hội Trưởng. Hội ra tờ Từ Bi Âm năm 1932. Thiền sư Khánh Hòa, cùng người cộng sự thân tín là thiền sư Thiện Chiếu đã đóng vai trò tiền phong khai mở phong trào chấn hưng Phật Giáo và hiện đại hóa Phật Giáo, chuyển động sâu rộng lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam trong suốt 65 năm qua.Tại miền Trung, thiền sư Giác Tiên mở Phật Học Đường  tại chùa Trúc Lâm năm 1929 và ủy thác cho đệ tử là bác sĩ Lê Đình Thám thành lập Hội An Nam Phật Học năm 1932. Hội quy tụ đông đảo những danh tăng và cư sĩ trí thức tại miền Trung. Cư sĩ Lê Đình Thám được bầu làm Hội Trưởng và vua Bảo Đại được mời làm Hội Trưởng Danh Dự. Hội ra tạp chí Phật Học Viên Âm năm 1933. Năm 1934, thiền sư Giác Tiên, cư sĩ Lê Đình Thám… đã thành lập Trường An Nam Phật Học, trong đó có mở cấp Đại Học Phật Giáo. Đặc biệt hơn nữa là Hội đã phát động phong trào “Chỉnh Lý Tăng Già” rất quyết liệt để loại trừ ra khỏi tăng già những thành phần phạm giới, bất xứng. Chính nhờ những nổ lực cấp tiến này mà Phật Giáo miền Trung đã đóng được một vai trò quan trọng trong những thập niên sau đó.Năm 1934 các thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo cùng với giới cư sĩ trí thức tên tuổi tại Hà Nội như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Dương Bá Trạc, Trần Văn Giáp, Nguyễn Năng Quốc, Nguyễn Hữu Kha, Bùi Kỷ, Lê Dư… thành lập Bắc Kỳ Phật Giáo Hội, bầu cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng và suy tôn thiền sư Thanh Hanh làm Thiền Gia Pháp Chủ. Đặc biệt là trong buổi lễ suy tôn Pháp Chủ này, cư sĩ Trần Trọng Kim đã thuyết pháp về đề tài; “Thập Nhị Nhân Duyên”. Hội ra tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935 và phát triển mạnh mẽ khắp miền Bắc (Nguyễn Lang, Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, q 3, t 51-173).Đặc tính của cả ba Hội Phật Học tại ba miền là vai trò nổi bật của giới trí thức cư sĩ, là thuần túy Phật học và sinh hoạt Phật sự. Thời điểm 1925-1945 là thời điểm chuẩn bị trong kiên nhẫn và thầm lặng. Các hội Phật Học đã làm đúng chức năng và vai trò lịch của mình, một cách khiêm tốn, từ đống gạch vụn đổ nát của nền Phật học và Phật Giáo Việt nam trong thời Thực Dân Pháp thống trị.Trong thời kỳ này xuất hiện những con người đặc biệt, xuất sắc và những tư tưởng mạnh mẽ, quyết liệt, trong Phật Giáo cũng như ngoài Phật Giáo. Từ đầu thập niên 30, tư tưởng Phật Hộc của Thích Thiện Chiếu đã là những quả bom chấn động. Và năm 1939 Huỳnh Phú Sổ xuất hiện làm một cuộc cách mạng tôn giáo, cải cách toàn bộ và triệt để Phật Giáo chưa từng có trong hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Miền Nam, một vùng đất lạ lùng và kỳ diệu… An Hòa TựPhan Chu Trinh từ Pháp trở về Sài Gòn năm 1925, đất nước bùng lên những làn sóng tư tưởng dân quyền và dân chủ. Ông khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong sự mất đạo đức, mất luân lý, trong bài diễn thuyết Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây, và ông cũng khẳng định chế độ quân chủ chuyên chế là nguyên nhân chính làm mất nước trong bài thuyết giảng Quân Trị Chủ Nghĩa và Dân Trị Chủ Nghĩa tại Sài Gòn năm 1925. Ông mất năm sau đó và đám tang ông cùng với cuộc vận động ân xá nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã khơi bùng phong trào yêu nước và yêu tự do dân chủ trên toàn quốc, đặc biệt là trong giới thanh niên.Nhưng dữ dội, bốc lửa và sấm sét trong tư tưởng yêu nước chống thực dân cũng như tư tưởng tự do dân chủ, trong thời này, chỉ có Nguyễn An Ninh là đi xa nhất, quyết liệt nhất. Là một thanh niên miền Nam, Ông đi du học ở Pháp và trở về nước với bằng cử nhân Luật. Lợi dụng quy chế thuộc địa của Nam Kỳ, nơi mà báo chí bằng tiếng Pháp được tự do, không bị kiểm duyệt, Ông ra tờ La Cloche fèlèe (Tiếng Chuông Rè) từ năm 1923 đến năm 1926. Ông tự xưng tờ báo của Ông là “cơ quan tuyên truyền tư tưởng Pháp”, lấy tư tưởng của kẻ xâm lăng để đập những nhát búa tạ vào chế độ Thực Dân, đồng thời tờ báo cũng tự nhận là “cơ quan chuẩn bị cho tương lai dân tộc”. Thật là độc đáo và tuyệt vời.Ngoài việc phê bình kịch liệt, thẳng tay chính sách và chế độ thực dân, Ông cổ võ cho việc đào tạo một tầng lớp thanh niên Việt Nam tân học, có văn hóa, có lý tưởng, có chí khí, có năng lực và có tổ chức và Ông tuyệt đối tin vào sức mạnh và vào tương lai của nhân dân Việt Nam. Ông chủ trương một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc và trở về lịch sử dân tộc để tìm niềm tin và sức mạnh. Ông hô hào, khi chỉ mới ngoài 20 tuổi, “Chẳng những phải duy trì những giấc mộng vĩ đại, mà còn phải tổ chức thành một nhóm quan trọng để chuẩn bị cho tương lai”. Không những tư tưởng táo bạo, độc đáo, mới lạ, kiến thức của Ông cũng rất uyên bác. Khi Thống Đốc Nam Kỳ tuyên bố: “Xứ này không cần trí thức”. Ông đã viết bài trả lời bốc lửa: “… Những thảm khổ của chúng ta ngày nay, còn gì nữa, đúng là do tổ tiên của chúng ta đã sờ mó vào cây kiến thức. Hạng trí thức đã làm đảo lộn thế giới, làm hư hỏng hạnh phúc của thế giới. Hãy nguyền rủa tên tuổi của Prométhé, kẻ đã lấy trộm chút lửa của Trời. Hãy nguyền rủa con người đã bày ra cái ná cao su cho trẻ con bắn đá vào trán ông khổng lồ… Trí Tuệ, đó là cái tai hại. Trí tuệ, đó là con rắn cuốn quanh thân cây đã làm cho chúng ta vĩnh viễn mất cõi thiên đường… Nói đến vai trò giáo dục, vai trò văn minh của các ông chủ xứ Đông Dương này, thưa các ông, điều ấy làm ta mỉm cười… Người ta đã quỳ lụy bái phục những vị “đem ánh sáng tới”, những vị “làm điều kỳ diệu ở Ấu Châu”… Cái gì kỳ diệu? Thực ra cái kỳ diệu đó là, chỉ trong một thời gian ngắn thôi, người ta đã có thể làm cho trình độ trí thức của người Nam đã thấp đi lại càng rơi vào chỗ cực kỳ dốt nát. Cái kỳ diệu đó là người ta đã có thể, trong một thời gian ngắn như thế, xô đẩy một dân tộc có tư tưởng dân chủ, ngã nhào vào tình trạng nô lệ hoàn toàn“. (Trần Văn Giàu, Sự Phát Triển Của Tư Tưởng ở Việt Nam Từ Thế Kỷ 19 đến Cách Mạng Tháng Tám, q2, t 311).Nguyễn An Ninh cũng là một trong những nhà trí thức tân học đầu tiên nghiên cứu Phật Học và hoàn thành một tác phẩm Phật Học quan trọng, cuốn “Phê Bình Phật Giáo”. Sau thời kỳ hoạt động sôi nổi từ 1923 đến 1926, Nguyễn An Ninh bị ở tù trong thời gian 1926-1927, sau đó Ông về nghiên cứu Phật Giáo. Trên bàn làm việc của Ông, có một cái chuông, một cái mõ, Ông cạo trọc đầu và đi chân không. Ông nghiên cứu Phật Giáo qua tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và các hoạt động Phật Giáo trong nước. Cuốn Phê Bình Phật Giáo xuất bản năm 1937 là kết quả của sự nghiên cứu này. Tựa đề của cuốn sách, 70 năm sau cũng không có ai dám viết một cuốn sách Phật Học có tựa đề thách thức và can đảm như vậy. Mục đích và phương pháp luận còn mới lạ, táo bạo hơn, đó là “so sánh Phật Giáo với thời đại của nó để chỉ chỗ hay, chỗ đúng hơn của nó đối với các thuyết khác và so sánh Phật Giáo với thời đại này để chỉ sai lầm của Phật Giáo“. Tác phẩm này được giới trí thức, giới chính trị cũng như giới Phật Giáo chú ý đặc biệt.Nhưng không gây sóng gió và tranh luận suốt nhiều năm trời như những tác phẩm của Thích Thiện Chiếu. Đối với Tăng, Ni, Phật Tử thập niên 30, những tư tưởng Phật Học của Thích Thiện Chiếu là những tiếng sét ngang tai. Ngày nay đọc lại, chắc chắn quý vị tăng sĩ, cư sĩ và Phật Tử cũng không khỏi giựt mình, chấn động và suy nghĩ. Những tư tưởng này, được viết từ thập niên 30, ngày nay, cuối thập niên 90, vẫn còn mới, còn táo bạo, còn chứa đầy sức nặng của đá tảng và sức nổ của sấm sét. Thích Thiện Chiếu là tinh hoa sáng chói của Phật Giáo trong thập niên 20, 30. Ông đã đi tiền phong trong mọi lãnh vực chấn hưng và hiện đại hóa Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ 20 này.Ta phải đứng trên một đỉnh núi cao, mới hy vọng nhìn thấy những cái gì chưa ai nhìn thấy, những cái gì nằm khuất sau dãy núi cao. đó có thể là những dãy núi cao hơn, hay là một đại dương mênh mông hay là một bình nguyên rực rỡ. Thích Thiện Chiếu là một ngọn núi cao của Phật học và Phật Giáo Việt Nam trước đệ nhị thế chiến. Ta hãy đứng trên đỉnh núi cao ngất, hùng tráng này để nhìn rõ một đỉnh núi cao ngất, hùng vĩ khác, là Cư sĩ, Bồ Tát, Giáo Chủ Huỳnh Phù Sổ.   |Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Ðức Huỳnh Giáo Chủ

Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương KimÐức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)Phần I:HÀNH TRẠNG Thiên thứ nhứtGiai đoạn ra đời mở đạo Chương I: Bối cảnh xã hộiChương II:Thân thếChương III: Ra Tế độChương IV: Đăng SơnChương V: Sứ MạngChương VI: Lưu CưChương VII: Vận Ðộng Ðộc LậpChương VIII: Tổ Chức Hàng NgũChương IX: Chuẩn Bị Ðấu Tranh Thiên thứ haiGiai đoạn hoạt động đấu tranh Chương X: Dấn Thân Thiên thứ baGiai Ðoạn Vắng Mặt Chương XI: Lý Do Thọ NạnChương XII: Còn Hay Mất Phần II:SỰ NGHIỆP Thiên thứ tưSự Nghiệp Về Mặt ÐạoTôn Phái Phật Giáo Hòa Hảo Chương XIII: Học PhậtChương XIV: Tu Nhân Thiên thứ nămSự Nghiệp Về Mặt Ðời:Công nghiệp cách mạng Chương XV: Quân Sự.Bộ Ðội Nguyễn Trung Trực Chương XVI: Chánh TrịViệt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng Cùng một tác giả: Long Hoa xuất bản-         Tận Thế và Hội Long Hoa (1952)-         Đức Phật Thầy Tây An (1953) (hiệp với Đào Hưng)-         Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo (1954) (hiệp với Thanh Sĩ)-         Ðời Hạ Ngươn (1960)-         Đời người dướI ánh sáng Đạo Phật (1960)-         Bửu Sơn Kỳ Hương (1966)-         Hành sử Đạo Nhân (1970)-         Tu Hiền (1972)-         Đời Thượng Ngươn (1973)-         Pháp Môn Tịnh Độ (1973)-         Tại Sao Ta Phải Tu (1974)Dân Xã Tùng Thư-         Chánh trị thường thức (1956)-         Tinh thần cán bộ (1971)-         Lập trường Dân Xã Đảng (1971) MUC LUC CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7 | | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 || CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|  [TV. PGHH]
Categories: Uncategorized | Leave a comment

Trung Quốc thận trọng với tàu chiến Đức đến Biển Đông

Việc Trung Quốc yêu cầu Đức làm rõ ý định khi điều tàu chiến tới Biển Đông cho thấy Bắc Kinh đang rất thận trọng trong ứng xử với Berlin.

Lần đầu tiên trong gần hai thập kỷ, một tàu chiến Đức đang hướng về Biển Đông. Hộ vệ hạm Bayern rời cảng phía tây bắc Đức hôm 2/8 trong hành trình dự kiến kéo dài khoảng 6 tháng hướng tới châu Á.

Theo giới chức Đức, tàu Bayern sẽ tham gia chiến dịch chống cướp biển của Liên minh châu Âu (EU) ở vùng biển phía đông châu Phi và giám sát lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc với Triều Tiên. Tàu chỉ di chuyển trên những tuyến hàng hải thương mại thông thường và không đi qua eo biển Đài Loan.

Tuy nhiên, chiến hạm dự kiến đi qua Biển Đông vào giữa tháng 12 trong hành trình trở về nước, đánh dấu lần đầu một chiến hạm Đức xuất hiện tại khu vực này trong gần 20 năm. Động thái này được thực hiện sau khi Mỹ kêu gọi các đồng minh quan tâm nhiều hơn tới châu Á – Thái Bình Dương và tăng cường đi qua Biển Đông.

Hộ vệ hạm Bayern của hải quân Đức tại cảng Wilhelmshaven. Ảnh: AFP.
Hộ vệ hạm Bayern của hải quân Đức tại cảng Wilhelmshaven. Ảnh: AFP.

Berlin đã đề nghị Bắc Kinh cho phép tàu hộ vệ Bayern cập cảng Thượng Hải, đồng thời mời Trung Quốc tham gia “Tuần lễ Kiel”, sự kiện đua thuyền lớn nhất Đức vào tháng 9. Giới quan sát cho rằng đây là một nỗ lực của Đức nhằm thăm dò mối quan hệ hiện tại với Mỹ và Trung Quốc.

Dù Trung Quốc từng tham dự “Tuần lễ Kiel” năm 2016 và 2018, Bắc Kinh đến nay vẫn chưa đưa ra câu trả lời rõ ràng với đề xuất của Berlin, thay vào đó, họ yêu cầu Đức phải làm rõ lý do muốn thăm cảng ở Thượng Hải. Các nhà quan sát ngoại giao cho rằng hành động này của Trung Quốc đang phát đi tín hiệu rằng họ không hứng thú với bất kỳ sự “mập mờ” nào từ phía Đức.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố việc có cho phép tàu Đức thăm cảng Thượng Hải hay không sẽ không được xem xét tới khi nào Berlin làm rõ ý định của mình.

Cui Hongjian, giám đốc ban nghiên cứu châu Âu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, cho biết sự thận trọng của Bắc Kinh trước hải trình của tàu chiến Đức là điều dễ hiểu, khi nhìn nhận bức tranh tổng quát hơn. Việc họ xử lý yêu cầu của Berlin thế nào có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước sau cuộc bầu cử ở Đức vào tháng tới, khi Thủ tướng Angela Merkel dự kiến kết thúc thời gian nắm quyền của mình.

“Hai bên đang kiểm tra lằn ranh của nhau để quyết định cách ứng xử với nhau”, Cui nói.

Một trong những vấn đề khiến Bắc Kinh quan tâm là việc Berlin năm ngoái thông qua chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới, trong đó yêu cầu Berlin tăng cường hợp tác an ninh và đa dạng hóa quan hệ đối tác kinh tế với các quốc gia trong khu vực nhằm “tránh phụ thuộc đơn phương”.

Chiến lược trên mô tả Trung Quốc là một cường quốc khu vực và cường quốc thế giới mới nổi “hoài nghi các quy tắc của trật tự quốc tế”. Giới chức quốc phòng Đức cũng nói rằng các tuyến đường biển ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương “không còn rộng mở và an toàn nữa”.

Ở phạm vi rộng hơn, đề nghị cập cảng của Đức được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và châu Âu đang gia tăng. Hai bên đã áp đặt các biện pháp trừng phạt “ăn miếng trả miếng” liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, khiến châu Âu đóng băng một thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc sau 7 năm đàm phán.

Dù vậy, Trung Quốc và Đức vẫn nỗ lực để ổn định mối quan hệ. Trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gợi ý rằng ba nước nên tăng cường hợp tác.

Cui cho biết cách tiếp cận của Đức với mong muốn “vẹn cả đôi đường”, vừa bảo vệ lợi ích kinh tế với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này, vừa hợp tác chặt chẽ với các đồng minh “cùng chí hướng” về những vấn đề như nhân quyền, không thực sự bền vững.

“Mục tiêu Đức muốn hướng đến làm làm hài lòng cả đôi bên. Nhưng Trung Quốc rất khó chấp nhận điều đó”, Cui đánh giá. “Họ cần nhận ra rằng ứng phó với Trung Quốc không đơn giản như thế”.

“Giống như những viên thuốc bọc đường, Đức muốn thể hiện một thái độ thân thiện bằng cách đề xuất thăm cảng Thượng Hải, trong khi đi qua Biển Đông với danh nghĩa tự do hàng hải”, ông nói thêm.

Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức cho biết việc nước này điều chiến hạm đi qua Biển Đông không đồng nghĩa với việc họ chống lại bất kỳ bên nào. Đức hướng tới “giải quyết các xung đột tiềm tàng một cách hòa bình và hợp pháp”, người phát ngôn nhấn mạnh, và lập trường này đã được trình bày rõ trong cuộc thảo luận trực tuyến giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước ngày 6/7.

Cui nhận định Trung Quốc chưa thẳng thừng bác đề nghị thăm cảng là tín hiệu cho thấy tàu chiến Đức vẫn có thể ghé thăm Thượng Hải và Bắc Kinh nhận thức được rằng việc họ xử lý yêu cầu từ Berlin ra sao sẽ ảnh hưởng tới quan hệ song phương sau cuộc bầu cử ở Đức vào tháng tới.

“Thời điểm tháng 9 có lẽ là một yếu tố đáng cân nhắc cho cả đôi bên. Trung Quốc hy vọng Đức sẽ có một lập trường rõ ràng sau khi chính phủ mới của họ được thành lập”, Cui cho hay. “Cách Trung Quốc phản ứng lúc này sẽ xác định quan điểm cơ bản của họ về phương hướng ứng xử với chính quyền mới ở Đức”.

Nhưng Thorsten Benner, giám đốc Viện Chính sách Công Toàn cầu ở Berlin, lại cho rằng việc Trung Quốc yêu cầu Đức làm rõ ý định của mình khi cử chiến hạm tới Biển Đông là “kỳ lạ”. Theo ông, Berlin rõ ràng đang cố gắng phát đi tín hiệu họ ủng hộ luật pháp quốc tế trong khi vẫn tránh thể hiện sự đối đầu với Bắc Kinh.

“Trung Quốc cho rằng đề nghị thăm cảng Thượng Hải mà Đức đưa ra dường như chỉ nhằm che đậy cho một sứ mệnh không thân thiện. Đó là cách họ nhìn nhận vấn đề”, Benner nói.

Ông cũng thêm rằng nếu thông điệp Trung Quốc muốn truyền đi là Đức cần phải chọn phe thì điều này chắc chắn sẽ chỉ góp phần củng cố thêm lập trường của những người ủng hộ cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

“Nhiều người ở Đức hiện nay ủng hộ sự mơ hồ và không ngả về phe nào, nhưng có rất ít người cho rằng Berlin nên đứng về phía Bắc Kinh và tuân theo mong muốn của Trung Quốc”, Benner cho hay.

Vũ Hoàng (Theo SCMP)  Trở lại Thế giớiLưuChia sẻhttps://020ca43e9d941f0fa602d0cffe3633cd.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Toan tính của Trung Quốc khi định đưa tàu nghiên cứu đến Hoàng Sa

Giới chuyên gia cảnh báo tàu nghiên cứu đóng vai trò lớn trong việc giúp Trung Quốc mở rộng kiểm soát ở Biển Đông.

Tàu nghiên cứu mới nhất và lớn nhất của Trung Quốc mang tên Đại học Tôn Trung Sơn dự kiến thực hiện chuyến đi đầu tiên tới Biển Đông vào tháng 10, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin hồi đầu tháng này.

Yu Weidong, giáo sư thuộc trường khoa học khí quyển của Đại học Tôn Trung Sơn, nói rằng con tàu sẽ tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 10 để nghiên cứu “hơi ẩm ở vùng ranh giới phía tây Biển Đông cùng các vùng biển lân cận nhằm có thể cung cấp hỗ trợ khoa học trong phòng chống thiên tai”.

Biển Đông là khu vực cung cấp hơi ẩm chính cho các trận mưa ở miền nam Trung Quốc, các trận siêu bão xuất phát từ Biển Đông hàng năm phá hủy nghiêm trọng hệ sinh thái tại nước này. Yu cho biết tàu Đại học Tôn Trung Sơn sẽ nghiên cứu các lĩnh vực gồm khí quyển đại dương, đáy biển, sinh vật biển và khảo cổ học.

Tàu Đại học Tôn Trung Sơn chạy thử ngoài khơi Thượng Hải hồi tháng 6. Ảnh: CGTN.
Tàu Đại học Tôn Trung Sơn chạy thử ngoài khơi Thượng Hải hồi tháng 6. Ảnh: CGTN.

Con tàu được đóng tại Nhà máy Đóng tàu Giang Nam Thượng Hải, nơi chế tạo tàu sân bay thứ hai và thứ ba của Trung Quốc. Tàu nghiên cứu sau đó được bàn giao cho Đại học Tôn Trung Sơn tại Quảng Châu và được đặt theo tên trường này trong một buổi lễ ở Thượng Hải hồi tháng 6.

Truyền thông Trung Quốc gọi tàu nghiên cứu Đại học Tôn Trung Sơn là “phòng thí nghiệm di động cỡ lớn trên biển”. Tàu dài 113 m, rộng 19,4 m với lượng giãn nước 6.880 tấn. 760 m2 mặt sàn trên tàu dành cho các phòng thí nghiệm cố định, hơn 610 m2 dành cho 10 phòng thí nghiệm di động kiểu container.

Các chuyên gia có thể thu thập mẫu trên biển và phân tích trên tàu trước khi chuyển dữ liệu về đất liền. Tàu có một sàn đáp trực thăng để chuyển người và thiết bị, đồng thời cho phép vận hành máy bay không người lái (UAV) để mở rộng phạm vi quan sát khoa học trên không, trên mặt biển và đáy biển. Một radar thời tiết dạng mảng sẽ được lắp trên tàu vào năm 2022.

Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu biển với mục tiêu “phục hưng” đất nước. Bắc Kinh luôn nói rằng các nghiên cứu hàng hải sẽ phục vụ lợi ích cộng đồng, song các nước ven Biển Đông nghi ngờ điều này. Trung Quốc đơn phương vẽ ra cái gọi là “đường 9 đoạn” nhằm nêu yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông. Trung Quốc còn chiếm đóng trái phép nhiều thực thể thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Trao đổi với VnExpress, Phó đô đốc Yoji Koda, cựu tư lệnh Hạm đội Phòng vệ thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, nói rằng không thể tin tưởng vào các tuyên bố của Trung Quốc. “Đây là chiến thuật của Trung Quốc đã đánh lừa nhiều quốc gia trong quá khứ“, ông nói.

“Chính phủ và quân đội Trung Quốc có thể tích hợp tất cả hoạt động do các tổ chức của nước này thực hiện. Các hoạt động hàng hải hay hải dương học cũng không phải là ngoại lệ”, phó đô đốc bình luận. “Trung Quốc sẽ sử dụng tất cả dữ liệu tàu Đại học Tôn Trung Sơn thu thập được cho các mục đích khác, bao gồm cả quân sự và khai thác dưới đáy biển”.

Đầu tháng 7/2019, tàu Địa chất Hải dương 8 cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông. Cuối tháng 10/2019, nhóm tàu này mới rời đi.

Tháng 4/2020, Marine Traffic, trang web theo dõi hoạt động của tàu thuyền trên thế giới, cho biết Bắc Kinh lại điều tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 đi vào EEZ của Việt Nam. Sau đó, nó vào EEZ của Malaysia và bám sát tàu khoan Malaysia. Tháng 6/2020, trang tin Benar News của Philippines dẫn dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho biết tàu Hải dương Địa chất 4 của Trung Quốc đi vào EEZ của Việt Nam, có thời điểm cách bờ biển Việt Nam chỉ 200 hải lý và cách đảo Phú Quý của Việt Nam khoảng 182 hải lý.

Nhìn chung các tàu nghiên cứu của Trung Quốc đóng vai trò lớn trong ý đồ mở rộng kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông, bằng cách ngang nhiên hoạt động trong vùng biển của các nước láng giềng”, Greg Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Mỹ, bình luận.

Tuy nhiên, đánh giá về khả năng tàu Đại học Tôn Trung Sơn tạo ra căng thẳng mới trong khu vực, Poling nói: “Tôi không cho rằng một con tàu đơn lẻ sẽ tạo ra khác biệt lớn”.

Khu vực Biển Đông. Đồ họa: CSIS.
Khu vực Biển Đông. Đồ họa: CSIS.

Sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin về kế hoạch triển khai tàu nghiên cứu Đại học Tôn Trung Sơn đến Hoàng Sa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định đây là hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam. “Mọi hoạt động thăm dò, khảo sát và nghiên cứu khoa học tại quần đảo Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam, bất hợp pháp và vô giá trị”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Bình luận về cách Việt Nam có thể phản ứng khi Trung Quốc thực hiện kế hoạch điều tàu, Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales của Australia, cho rằng sự lên tiếng phản đối của Việt Nam là cần thiết. Việt Nam có thể gửi một bản ghi nhớ, công hàm thường hoặc công hàm ngoại giao cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Nếu vấn đề được coi là rất nghiêm trọng, Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh có thể gửi đơn phản đối chính thức với Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

“Nếu Việt Nam im lặng, sau này Trung Quốc có thể lập luận rằng Việt Nam đã chấp nhận các yêu sách của họ ở Biển Đông, bao gồm cả chủ quyền với Hoàng Sa”, ông nói.

Phương Vũ  Trở lại Thế giớiLưuChia sẻhttps://45784aeed36839eed1012627d1ce7faf.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Categories: Uncategorized | Leave a comment

“Thùng thuốc súng” khổng lồ đang hình thành ở Biển Đông

21:2908 THÁNG TÁM 2021TÌM KIẾMCOVID-19Số lượng ca bệnh: 199,913,080Số lượng người hồi phục: 130,825,676Số lượng người chết: 4,254,253JHU CSSEBiển Đông

“Thùng thuốc súng” khổng lồ đang hình thành ở Biển Đông

QUAN ĐIỂM-Ý KIẾN14:10 08.08.2021URL rút ngắnTheo Hoàng Hoa20Theo dõi Sputnik trên

Động thái tăng cường các hoạt động có tính chất quân sự của Trung Quốc cho thấy họ đã chuyển trạng thái “sẵn sàng chiến đấu” cao hơn. Và cùng với sự xuất hiện của hải quân nhiều nước trên Biển Đông – sự xuất hiện của một “thùng thuốc súng” khổng lồ đang hình thành ở khu vực này.

Cục Hải sự Hải Nam (Trung Quốc) ngày 4/8 thông báo về việc cấm tàu bè đi lại tại khu vực tập trận nằm ở phía bắc Biển Đông và có diện tích lên hơn 100.000km2. Khu vực này cũng bao gồm một nửa quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngay ngày hôm sau, 5/8 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức họp báo liên quan tới sự kiện nóng đó. Cuộc họp báo diễn ra theo hình thức trực tuyến, do Hà Nội đang giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19.

Căng thẳng giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước phương Tây đã leo thang thêm một mức

Bình luận về sự kiện trên, các chuyên gia quan hệ quốc tế nhận định: Việc Trung Quốc cấm biển để tiến hành tập trên trên khu vực Bắc Biển Đông, trong đó có vùng biển quần đảo Hoàng Sa, vi phạm chủ quyền của Việt Nam không phải là việc đột xuất. Từ trước tới nay, Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc tập trận vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này và đều bị phía Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác cực lực phản đối.

Tuy nhiên, trong thời gian từ cuối năm 2020 tới nay, Hải quân Trung Quốc đã tăng dày hơn mật độ các cuộc tập trận tại Biển Đông, đặc biệt là khu vực Bắc Biển Đông, trong đó có vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền mà Việt Nam đã tuyên bố phù hợp với Hiến chương Liên Hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

“Đây có thể coi là phản ứng của Trung Quốc trước việc Mỹ và phương Tây gia tăng các hoạt động quân sự trên Biển Đông như các cuộc tập trận của Hải quân Mỹ phối hợp với Hải quân Philippines, các chuyến tuần tra trên Biển Đông của các tàu sân bay Mỹ và tàu chiến các nước Anh, Pháp, Đức và tới đây có thể có cả tàu chiến của Ấn Độ. Bên cạnh đó, việc một phái đoàn nghị sĩ Mỹ thăm Đài Loan (không chính thức) cũng như việc Đô đốc Hải quân Mỹ John Aquilino, Tư lệnh Bộ Chỉ huy liên vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tuyên bố “Chúng tôi tiếp tục hoạt động để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng trong khu vực, đồng thời đảm bảo giữ nguyên hiện trạng với đảo Đài Loan” cũng làm cho Bắc Kinh rất “khó chịu”, – Chuyên gia Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.

Tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam

© AP PHOTO / TRAN VAN MINHMỹ và phương Tây quyết kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Nguyễn Hoàng cũng có bình luận:

“Căng thẳng giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước phương Tây đã leo thang thêm một mức khi Trung Quốc không còn chỉ sử dụng các tuyên bố ngoại giao để phản đối Mỹ và các nước phương Tây mà còn tiến hành các hành động quân sự trên thực tế. Đó là các cuộc tập trận trên biển và thực hành đổ bộ ngày càng dày đặc hơn đã được Trung Quốc coi như một sự “trả đũa tương xứng” trước các hoạt động gia tăng tuần tra Biển Đông của Hải quân Mỹ và một số nước Châu Âu”.

Những động thái nói trên còn là sự răn đe thực tế của Trung Quốc thông qua tuyên cáo của Tân Hoa xã sau cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman và Ngoại trưởng Vương Nghị tại Thiên Tân vừa qua:

“Trung Quốc yêu cầu phía Mỹ ngay lập tức dừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, dừng gây hại cho lợi ích của Trung Quốc, đừng bước qua vạch đỏ, đừng đùa với lửa, và đừng đạo diễn một cuộc đối đầu tập thể dưới chiêu bài giá trị”.

“Động thái tăng cường các hoạt động có tính chất quân sự như mở các cuộc tập trận của Trung Quốc cho thấy họ đã chuyển trạng thái “sẵn sàng chiến đấu” cao hơn. Và cùng với sự xuất hiện của hải quân nhiều nước trên Biển Đông, đó là sự xuất hiện của một “thùng thuốc súng” khổng lồ đang hình thành ở khu vực này. Nhưng nó có bùng nổ hay không thì còn tùy thuộc vào ý chí lành mạnh của con người”, – Đại tá Nguyễn Minh Tâm – nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế đưa ra bình luận của mình với Sputnik.

Biển Đông

© ẢNH : U.S. NAVY/JOE BISHOPBiển Đông

Ấn Độ tham gia vào cuộc đua giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á và Biển Đông

Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam các phóng viên còn quan tâm tới thông tin về việc Ấn Độ sẽ điều 4 tàu chiến tới Đông Nam Á, tới Biển Đông.  Bình luận về thông tin này, chuyên gia Nguyễn Hoàng nói với Sputnik:

“Không phải ngẫu nhiên mà thế giới coi các quốc gia “ASEAN lục địa” nằm trên bán đảo mang tên ghép là “Indochina”. Trong quá khứ, Ấn Độ và Trung Quốc vốn là hai quốc gia từng có những ảnh hưởng to lớn đến khu vực Đông Nam Á cả về chính trị, kinh tế và văn hóa. Còn khu vực Đông Nam Á thì đã từng là nơi cạnh tranh quyết liệt giữa hai thế lực phong kiến lớn nhất Châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ từ đầu Công nguyên cho đến khi người phương Tây đến Đông Nam Á. Và bây giờ, lịch sử lại dường như lặp lại khi Ấn Độ đã “đủ lông đủ cánh” để tham gia vào cuộc đua giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á và Biển Đông, khôi phục lại hình ảnh của Ấn Độ tại khu vực có tầm quan trọng địa chiến lược nhất nhì toàn cầu này cũng như cạnh tranh trực tiếp với “đối thủ truyền kiếp” là Trung Quốc”, – Сhuyên gia Nguyễn Hoàng phân tích vấn đề với Sputnik.

Tàu Trung Quốc ở Biển Đông.

© AFP 2021 / SATELLITE IMAGE ©2021 MAXAR TECHNOLOGIESViệt Nam lên tiếng trước việc Anh, Ấn Độ, Đức điều tàu chiến đến Biển Đông

“Biển Đông ngày càng quan trọng đối với nhiều quốc gia. Tàu Ấn Độ sẽ có mặt ở Biển Đông không có gì là lạ trong bối cảnh khi Trung Quốc ngày càng mạnh hơn và ngày càng hung hăng hơn. Hôm 2-8, Đức, lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ, đã điều tàu chiến đến biển Đông, cùng các quốc gia phương Tây tăng cường sự hiện diện quân sự tại vùng biển này. Các quốc gia như Anh, Pháp, Nhật Bản, Úc và New Zealand cũng đang mở rộng hoạt động ở Thái Bình Dương để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc”, – Tiến sỹ sử học Hoàng Giang nói với Sputnik.

Có thể hiểu rằng, với việc Ấn Độ điều 4 tàu chiến tới Đông Nam Á, “Bộ tứ Kim cương” (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia) tưởng chừng như bị “quên lãng” đã được khởi động trở lại trên thực tế để làm hạt nhân cho việc hình thành một liên minh kiềm chế Trung Quốc. Liên minh này do “Nhóm công tác về Trung Quốc” của Lầu Năm góc đề xuất.

“Vấn đề đầu tiên là tập hợp lực lượng và New Delhi cùng với London, Paris, Tokyo và Berlin đã đáp ứng điều mà Washington mong muốn. Tôi cho rằng Mỹ hài lòng với động thái trên của Ấn Độ”, – Chuyên gia Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.

Trong tình hình như vậy, Trung Quốc chắc chắn không thể ngồi yên nhìn Mỹ và các nước phương Tây cũng như cả Ấn Độ và Nhật Bản siết chặt “vòng kim cô” xung quanh mình, qua đó, có thể làm phá sản mục tiêu xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển”, một trong hai nhánh của “Kế hoạch Vành đai-Con đường” kết nối Trung Quốc với Tây Nam Á, Đông Phi và khu vực Địa Trung Hải thông qua “cái yết hầu” là Biển Đông.

Việt Nam tuân theo chủ trương “4 không, 1 tùy”

Tại cuộc họp báo hôm 5/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lại một lần nữa nêu rõ lập trường của Việt Nam là:

“Chủ trương nhất quán của Việt Nam là hoạt động trên biển của các quốc gia trong và ngoài khu vực cần tuân thủ đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, đóng góp có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, trật tự, thượng tôn pháp luật, hợp tác trên biển vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế”.

Sau khi tiếp tục khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”; người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vạch rõ: “Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Hiệu phát biểu khai mạc.

© ẢNH : TTXVN – TRỊNH THỊ NGỌC ANHThứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam : ‘UNCLOS 1982 như “Hiến pháp” của đại dương’

Việt Nam tuân theo chủ trương “4 không, 1 tùy” đã được nêu rõ trong “Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019”. 4 không là: Việt Nam không tham gia bất kỳ một liên minh quân sự nào, không cho bất cứ bên nào sử dụng lãnh thổ của mình để gây phương hại cho nước thứ ba, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam và không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Còn 1 tùy có nghĩa là: Vì Việt Nam tăng cường quốc phòng chỉ để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên đất liền, vùng trời và biển đảo nên một khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, Việt Nam sẽ tùy theo tình hình thực tế để áp dụng tổng hợp mọi biện pháp nhằm bảo vệ các không gian chủ quyền của mình.

Cổ nhân Việt Nam có câu: “Hòn bấc quăng đi, hòn chì quăng lại”. Câu này có ý nói về nguy cơ các mâu thuẫn sẽ ngày càng sâu sắc do các bên liên tục “nâng tầm” các “đòn trả đũa” lẫn nhau và làm gia tăng nguy cơ xung đột. Do đó, một mặt, Việt Nam hoan nghênh các nước trên thế giới đóng góp vào việc gìn giữ hòa bình và xây dựng Biển Đông thành một vùng biển hòa bình, an toàn, an ninh hàng hải và hàng không đồng thời tôn trọng quyền chủ quyền của các quốc gia có chủ quyền ở Biển Đông trên cơ sở UNCLOS-1982.

“Việt Nam cũng kiên quyết phản đối mọi hoạt động dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế nói chung và trên Biển Đông nói riêng; đồng thời kêu gọi các quốc gia có liên quan hãy sử dụng các biện pháp đối thoại hòa bình, biện pháp đối thoại ngoại giao và đặc biệt là phải căn cứ vào pháp lý quốc tế để giải quyết các mâu thuẫn và bất đồng, không làm phát sinh thêm những tình huống phức tạp, tránh leo thang các hành động thách thức lẫn nhau có thể dẫn tới những sự đột biến nghiêm trọng không thể khắc phục được”, – Đại tá Nguyễn Minh Tâm – nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế phát biểu với Sputnik.

“Tôi cùng quan điểm về việc đang hình thành một “thùng thuốc súng” khổng lồ ở khu vực Biển Đông. Nhưng nó có bùng nổ hay không? Ý chí và tư duy lành mạnh của các bên sẽ là điều quyết định. Quan điểm và lập trường của Việt Nam là sáng suốt”, – Tiến sỹ sử học Hoàng Giang nói với Sputnik.

Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.

Categories: Uncategorized | Leave a comment

Blog at WordPress.com.